Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân ngoại trú tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh trà vinh năm 2017 và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 103 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

KIÊN SĨC KHA

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRƯ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM
SĨC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2017
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI - NĂM 2017


ii

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

KIÊN SĨC KHA

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRƯ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM
SĨC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2017
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KIM ÁNH

HÀ NỘI - NĂM 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học và quý Thầy, Cô Trường Đại học Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, cung
cấp kiến thức quý báu và hướng dẫn Tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
giáo viên hướng dẫn – TS. Lê Thị Kim Ánh, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ,
giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện nh m giúp tơi hồn
thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn quý Thầy, Cô các bộ môn, các bạn đồng nghiệp,
các bạn học viên Lớp chuyên khoa II – Tổ chức Quản lý Y tế - Khóa 2, Trà Vinh
năm học 2015 - 2017 đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp Tôi trong khi làm
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Trà Vinh và quý đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập số
liệu, cũng như việc cung cấp những thông tin quý báu giúp chúng tơi có được
những thơng tin chính xác, trung thực làm cơ sở hoàn thành nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Kiên Sóc Kha


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp ........................................................ 4
1.1.1. Khái niêm về huyết áp, tăng huyết áp ............................................................... 4
1.1.2.Chẩn đoán tăng huyết áp: ................................................................................... 4
1.1.3. Điều trị tăng huyết áp ........................................................................................ 7
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp ........................................................ 7
1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp .................................................................. 8
1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................................................ 8
1.2.1.Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống:........................................................ 8
1.2.2. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp ..................................................................... 9
1.2.3. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp ...................................................................... 9
1.3. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị trên thế giới và tại Việt
Nam ........................................................................................................................... 13
1.3.1. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị trên thế giới .................. 13
1.3.2. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị tại Việt Nam ................. 14
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 15
1.4.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và phƣơng tiện ...................................... 15
1.4.2. Về tổ chức, bộ máy ......................................................................................... 16
1.4.3. Về chức năng, nhiệm vụ .................................................................................. 16
1.4.4. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ............................................................... 16
1.4.5. Các hoạt động về quản lý và điều trị tăng huyết áp tại Ban bảo vệ chăm sóc
sức khỏe cán bộ tỉnh Trà Vinh .................................................................................. 17

1.4.6 Khám sàng lọc tăng huyết áp, tái khám định kỳ và tƣ vấn .............................. 17


iii

1.5. Khung lý thuyết .................................................................................................. 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 20
2.2. Tiêu chí lựa chọn: ............................................................................................... 20
2.3. Tiêu chí loại trừ: ................................................................................................ 20
2.4. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................................... 20
2.5. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.6. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................................. 21
2.7. Các biến số của nghiên cứu ................................................................................ 23
2.8. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................. 28
2.9. Quản lý và xử lý, phân tích số liệu..................................................................... 28
2.8. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá, sai số và biện pháp khắc phục sai số .......... 29
2.10. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu .................................................................. 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31
3.1. Đặc điểm về đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 31
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp tại Ban bảo vệ chăm sóc sức
khỏe cán bộ................................................................................................................ 33
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............ 39
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 1:THU THẬP THÔNG TIN ................................................................... 73
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ĐẦU VÀO .............................. 76

PHỤ LỤC 3: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP .......................................... 78
PHỤ LỤC 4: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BAN BẢO VỆ,
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ (LĐB) ............................................................. 79
PHỤ LỤC 5: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BÁC SỸ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ
(BSĐT) ...................................................................................................................... 81


iv

PHỤ LỤC 6: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM BỆNH NHÂN ...................... 83
TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BAN BẢO VỆ SỨC KHỎE (TLN) ... 83
PHỤ LỤC 7: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ................................... 84
PHỤ LỤC 8: QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG ............................................... 85


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

THA

Tăng huyết áp

NMCT

Nhồi máu cơ tim

TBMMN

Tai biến mạch máu não


YTNC

Yếu tố nguy cơ

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

CBYT

Cán bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

HA

Huyết áp

BN

Bệnh nhân

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

TTĐT


Tuân thủ điều trị


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Phân loại THA theo WHO/ISH 2003 ........................................................ 4
Bảng 1.2: Phân loại THA theo JNC VII ..................................................................... 5
Bảng 1.3: Phân độ THA theo Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế
(QĐ 3192/QĐ-BYT) năm 2010 .................................................................................. 5
Bảng 1.4: Phân tầng nguy cơ và kết luận theo phác đồ xử trí ..................................... 6
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu................................................ 31
Bảng 3.2. Kết quả tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân THA ...................................... 33
Bảng 3.3. Tỷ lệ tuân thủ chế độ uống rƣợu, bia của bệnh nhân THA ...................... 34
Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ việc bỏ thuốc lá của bệnh nhân THA ................................ 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ tuân thủ luyện tập thể dục của bệnh nhân THA .............................. 35
Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ tái khám đều đặn theo lịch của bệnh nhân THA ............... 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ uống thuốc theo thang điểm Morisky................................ 36
Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ theo 8 nội dung của thang điểm Morisky .......................... 36
Bảng 3.9: Tỷ lệ ngƣời mắc tăng huyết áp tuân thủ việc theo dõi huyết áp hằng ngày
................................................................................................................................... 38
Bảng 3.10. Tỷ lệ tuân thủ điều trị theo phân độ huyết áp ......................................... 38
Bảng 3.11. Bảng kết quả khám và điều trị bệnh THA từ năm từ 2012 – 31/7/2017
................................................................................................................................... 46
Bảng 3.12. Tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA
................................................................................................................................... 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân độ huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 33



vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng và là yếu
tố nguy cơ quan trọng hàng đầu đối với bệnh tim mạch. Ðiều trị THA cần phải liên
tục, kéo dài, và bệnh nhân phải đƣợc theo dõi và tuân thủ điều trị chặt chẽ.. Tuy
nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tn thủ điều trị THA cịn chƣa cao. Do
đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu (1) Mô tả thực trạng tuân thủ
điều trị THAvà (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị THA
của bệnh nhân THA tại Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Trà Vinh năm 2017.
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp
định tính và định lƣợng, thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 1/2017 đến 8/2017.
Số liệu định lƣợng đƣợc thu thập qua phỏng vấn 175 ngƣời bệnh THA bằng bộ câu
hỏi đƣợc thiết kế sẵn. Việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân đƣợc đánh giá thông qua
các nội dung: Tuân thủ chế độ dùng thuốc, tuân thủ chế độ ăn, tuân thủ chế độ luyện
tập, tuân thủ chế độ tái khám, theo dõi HA hằng ngày, tuân thủ không hút thuốc lá,
tuân thủ hạn chế rƣợu bia. Bệnh nhân đƣợc xem là “có tuân thủ điều trị” khi thực
hiện đƣợc cả 6 yếu tố: (1) Tuân thủ chế độ dùng thuốc, (2) Tuân thủ chế độ ăn, (3)
Tuân thủ chế độ luyện tập, (4)Tuân thủ chế độ tái khám, (5) Tuân thủ không hút
thuốc lá, (6) Tuân thủ hạn chế rƣợu bia, và “không tuân thủ điều trị” khi thực hiện
đƣợc ít hơn 6 yếu tố này. Số liệu định tính đƣợc thu thập thơng qua phỏng vấn sâu
1 lãnh đạo Ban Bảo vệ sức khỏe 3 bác sỹ trực tiếp điều trị bệnh nhân THA và bệnh
nhân
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ TTĐT chung
là 48,57%, trong đó: tỷ lệ bệnh nhân có chế độ ăn giảm mặn khi bắt đầu điều trị
THA đạt 72,57%; Bệnh nhân THA có hạn chế rƣợu, bia khi điều trị THA đạt
95,4%; Tỷ lệ bệnh nhân THA bỏ thuốc lá hoặc không hút lá khi điều trị THA đạt
74,3%; Tỷ lệ bệnh nhân THA có chế độ tập luyện mỗi ngày từ 30 đến 60 phút đạt tỷ
lệ 89,71%; Hầu hết bệnh nhân THA đƣợc quản lý và điều trị tại Ban BVCSSKCB

đƣợc tái khám định kỳ hằng tháng và tỷ lệ tái khám đạt 99,10%.; Tỷ lệ bệnh nhân
có tuân thủ dùng thuốc điều trị THA là 94,86%; Tỷ lệ bệnh nhân THA theo dõi HA


viii

tại nhà mỗi ngày đạt 28,00%; Có 52,57% bệnh nhân đƣợc khám, theo dõi và điều
trị THA đạt đƣợc trị số HA mục tiêu.
Xem xét các yếu tố đầu vào gồm sự đáp ứng của nguồn nhân lực trong việc
quản lý và điều trị, sự đáp ứng của thông tin và các loại hình truyền thơng đến bệnh
nhân để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, sự đáp ứng của CSVC, TTB và thuốc
phục vụ cho công tác điều trị THA, kết quả cho thấy một số yếu tố có thể ảnh
hƣởng đến việc tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân THA tại Ban BVCSSKCB
tỉnh Trà Vinh là: (1) Nguồn nhân lực y tế, (2) Công tác truyền thông, (3) Công tác
cung ứng thuốc, (4) Công tác quản lý BN THA, (5) Công tác tƣ vấn cho BN THA
tại Ban BVCSSKCB tỉnh Trà Vinh hiện nay.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới [7].
THA đƣợc ƣớc tính gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật tồn cầu hiện nay và cũng phổ
biến ở các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển[46] .
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc THA là từ 8 – 18% dân số. Ở
các nƣớc Châu Á nhƣ Malaysia tỷ lệ là 10-11%, ở Đài Loan là 28%, ở các nƣớc
Châu Mỹ và Châu Âu nhƣ Pháp là 10-24%, và Hoa Kỳ là 24% [23]. THA ảnh
hƣởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ ngƣời trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim
mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh
thận. Năm 2005, THA là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu ngƣời

trong số 17,5 triệu ngƣời tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu [14].
Tại Việt Nam, tỷ lệ THA ở ngƣời lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm
1960 tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và 2005 là
18,3%. Theo điều tra của Viện Tim mạch Trung ƣơng, tỷ lệ mắc cao huyết áp ở
ngƣời trƣởng thành là 25,1% , nam cao hơn nữ (28,3% và 23,1%).. Trong nhóm
đƣợc phát hiện huyết cao trong điều tra thì chỉ có 48,4% là biết trƣớc THA, 29,6%
đang điều trị và 10,7% đang quản lý huyết áp hiệu quả (huyết áp < 104/90mmHg)
[8].
THA là bệnh mạn tính cần phải theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày,
điều trị lâu dài[6]. Nếu không đƣợc điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến
chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng ảnh hƣởng đến sức
khỏe cho bệnh nhân làm gánh nặng gia đình và xã hội[17]. Nhƣng trên thực tế, việc
tuân thủ điều trị (TTĐT) bệnh THA là thách thức lớn đối với bệnh nhân và cả hệ
thống y tế. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phƣơngvề tuân thủ điều trị THA ở cộng
đồng của bệnh nhân 25 – 60 tuổi tại Hà Nội năm 2011 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều
trị chung là 44,8% [28]. Theo tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh thực hiện nghiên cứu thực
trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại
trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phƣớc năm 2013 cho thấy tỷ lệ TTĐT THA
chung đạt thấp (33,4%), trong đó TTĐT bằng thuốc đạt 56,3%, tuân thủ chế độ ăn
đạt 27,4%, tuân thủ không hút lá, thuốc lào đạt 84,7%, tuân thủ đo huyết áp và tái


2

khám định kỳ đạt 31,3%, tuân thủ chế độ sinh hoạt tập luyện đạt 28,9%, tuân thủ
hạn chế uống bia, rƣợu đạt 82,6%[17].
Để bệnh nhân THA thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị thì cơ sở y tế cần nâng
cao trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp trong truyền thông, quản lý bệnh THA;
tăng cƣờng truyền thông, hoạt động tƣ vấn về bệnh THA; bao gồm hƣớng dẫn rõ
cho ngƣời bệnh về tầm quan trọng của bệnh THA; chế độ điều trị bệnh THA phù

hợp; ngoài ra phải tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tạo điều
kiện thuận tiện cho bệnh nhân TTĐT [23].
Theo số liệu báo cáo của Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Trà Vinh từ năm 2012
đến năm 2016 có 63.464 lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú. Trong đó
có 41.078 lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị là những bệnh nhân có THA, chiếm
tỷ lệ 64,73%. Bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại Ban BVCSSKCB
tỉnh Trà Vinh hầu hết là những ngƣời lớn tuổi, có thẻ BHYT, đƣơng chức hoặc hƣu
trí, có trình độ học vấn, đƣợc quản lý, theo dõi điều trị, cấp thuốc uống hồn tồn
miễn phí kể cả những bệnh nhân có đồng chi trả. Đây là một trong những yếu tố
thuận lợi giúp cho ngƣời bệnh THA thực hiện tốt sự tuân thủ điều trị THA.
Tuy nhiên, số lƣợng bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại Ban
BVCSSKCB rất cao trong tổng số lƣợt khám bệnh chung. Số lƣợt bệnh nhân đến
khám cao có thể dẫn đến việc các bác sỹ khơng có thời gian tƣ vấn, hƣớng dẫn tn
thủ điều trị. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu “Thực trạng
tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân ngoại trú tại Ban Bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố ảnh hƣởng”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1/ Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân điều trị
ngoại trú tại Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Trà Vinh năm 2017.
2/ Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của
bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Trà Vinh năm 2017.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp
1.1.1. Khái niêm về huyết áp, tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực máu lƣu thông tác động lên thành mạch.
Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâmthu hay huyết áp tối đa ≥140mmHg và/
hoặc HA tâm trƣơng hay huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg.
1.1.2.Chẩn đoán tăng huyết áp:
1.1.2.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số HA đo đƣợc sau khi đo huyết áp
đúng. Cách thƣờng sử dụng nhát là đo huyết áp tại phòng khám hoặc tại bệnh viện,
khi ấy nếu HA đo đƣợc có trị số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc trị số huyết
áp tâm trƣơng ≥ 90mmHg thì ngƣời đó đƣợc xếp vào nhóm tăng huyết áp.
1.1.2.2. Phân loại THA[4]
THA đƣợc phân độ theo con số HA: Căn cứ theo phân loại của WHO/ISH
1999, 2005 và JNC VI,VII, Hội Tim mạch Việt Nam năm 2007 đƣa ra khuyến cáo
về phân độ huyết áp.
Bảng 1.1 : Phân loại THA theo WHO/ISH 2003
Phân loại

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trƣơng (mmHg)

HA tối ƣu

< 120

<80

HA bình thƣờng HA bình


<130

<85

thƣờng nhẹ

130 – 139

85 – 89

THA độ1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

THA độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc


≥ 140

< 90

Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HA tâm thu và HA tâm
trƣơng khơng cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại.


5

Bảng 1.2: Phân loại THA theo JNC VII
Phân loại

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trƣơng (mmHg)

< 120

< 80

Tiền THA

120 – 139

80 - 89

THA giai đoạn I

140 – 159


90 – 99

THA giai đoạn II

≥ 160

≥ 100

Bình thƣờng

Việc chọn xem bệnh nhân ở mức độ nào cũng dựa vào mức HA tâm thu hay tâm
trƣơng cao hơn.
Bảng 1.3: Phân độ THA theo Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị THA của Bộ
Y tế (QĐ 3192/QĐ-BYT) năm 2010
Phân độ huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trƣơng (mmHg)

< 120 và

< 80

Huyết áp bình thƣờng

120 – 129 và/ hoặc

80 - 84


Tiền tăng huyết áp

130 – 139 và/ hoặc

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159 và/ hoặc

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2

160 – 179 và/ hoặc

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180 và/ hoặc

≥ 110

Huyết áp tối ƣu

Tăng huyết tâm thu đơn

≥ 140 và


< 90

độc
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng khơng cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng đƣợc phân độ theo các
mức biến động của huyết áp tâm thu.
Chẩn đoán nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kềm và tổn thƣơng
cơ quan đích.
Đa số THA ở ngƣời trƣởng thành là không rõ căn nguyên (THA vơ căn hay
THA ngun phát), chỉ có khoảng 10% các trƣờng hợp THA là có nguyên nhân.


6

Khi đánh giá ban đầu một bệnh nhân THA, cần tìm kiếm các ngun nhân có khả
năng gây THA và đồng thời tìm kiếm các yếu tố nguy cơ chung của bệnh tim mạch.
Nguy cơ đột quỵ cao 10% đến 20% ở nhƣng ngƣời tăng huyết áp có yếu tố nguy cơ
tim mạch kèm theo[45]. Cần chú ý tìm kiếm các nguyên nhân trong các trƣờng hợp
nhƣ THA ở tuổi trẻ (dƣới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính.Tỷ lệ
THA ở ngƣời làm việc trí óc cao hơn ngƣời lao động chân tay. Trong số ngƣời tăng
huyết áp có 3,69% tăng glucose máu, 7,88% có tăng cholesterol máu, 10,86% có
protein niệu, và đặc biệt có 34,07% tăng creatinine máu[11].
THA là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh tim mạch và có nhiều yếu
tố nguy cơ liên quan đến THA. THA có mối quan hệ quan trọng với độ tuổi, BMI,
khơng có hoạt động thể lực, sử dụng thuốc lá, ăn nhiều muối và tiền sử gia đình bị
đột quỵ hoặc bệnh tim mạch[44]. Phân tích đa biến cho thấy tuổi, thừa cân,
béo phì, béo bụng và cholesterol cao có liên quan chặt chẽ với tiền THA ở cả hai
giới[42].
Các nguyên nhân gây THA thứ phát

Phân tầng nguy cơ và kết luận theo phác đồ xử trí THA [14]
Bảng 1.4: Phân tầng nguy cơ và kết luận theo phác đồ xử trí
Bệnh cảnh
HA

tâm thu

Bình thƣờng

Bình thƣờng

Tăng HA

Tăng HA

Tăng HA

cao

độ1

độ 2

độ 3

140-159 Và

160-179 Và

>180

Và hoặc

HA tâm

120-129 và
80-84

130-139 và
85-89

hoặc
90-99

hoặc
100-110

trƣơng

mmHg

mmHg

mmHg

mmHg

Khơng có yếu

1-2


Nguy cơ thấp Nguy cơ thấp

YTNCTM
.> 3YTNC
hoặc đái tháo
đƣờng

Nguy cơ

Nguy cơ rất

trung bình

cao

Nguy cơ

Nguy cơ

Nguy cơ rất

Trung bình

Trung bình

cao

Nguy cơ thấp

tố nguy cơ


Nguy cơ
Trung bình

>110mmHg

Nguy cơ cao Nguy cơ cao Nguy cơ cao

Nguy cơ rất
cao


7

Đã có biến cố
hoăc có bệnh

Nguy cơ rất

Nguy cơ rất

Nguy cơ rất

cao

cao

cao

tim mạch


Nguy cơ rất Nguy cơ rất
cao

cao

1.1.3. Điều trị tăng huyết áp
Mục đích chính của điều trị THA là làm giảm tối đa và lâu dài tổng nguy cơ
bệnh tim mạch của bệnh nhân. Mục đích này địi hỏi ngƣời thầy thuốc phải điều
chỉnh trị số huyết áp và tất cả các yếu tố nguy cơ đi kèm có thể điều chỉnh đƣợc. Trị
số huyết áp nên đƣợc hạ xuống đến mức dƣới 140/90mmHg. Trị số huyết áp ở bệnh
nhân có tiểu đƣờng và những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao thì
nên đƣa trị số huyết áp xuống mức dƣới 130/80mmHg [16].
Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Điều trị THA không dùng thuốc còn gọi là thay đổi lối sống nhằm đạt mục
tiêu: Phòng ngừa bệnh THA, hạ huyết áp và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác
nhƣ bệnh ĐMV. Tất cả những bệnh nhân đang dùng thuốc hạ HA đều cần đƣợc
nhắc nhỡ thay đổi lối sống mỗi khi tái khám[31] . Các biện pháp không dùng thuốc
nhƣ ngƣng hút thuốc lá, giảm cân, giảm natri máu, tăng cƣờng vận động thể lực và
một sô biện pháp khác nhƣ ăn nhiều trái cây, đậu, uống rƣợu vừa phải, ăn nhiều
chất sợi, thƣ giãn ….
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
Khi dùng thuốc điều trị THA cho bệnh nhân, thầy thuốc cần đƣa HA xuống
đến mức mong muốn < 140/90mmHg hoặc < 130/80 mmHg trên bệnh nhân có kèm
ĐTĐ hoặc suy thận mà không bị tác dụng phụ của thuốc hoặc xuất hiện triệu chứng
nhƣ chóng mặt, buồn ngủ, giảm khả năng tự vệ …Rất nhiều bệnh nhân THA khơng
có triệu chứng cơ năng do đó khơng quan tâm hoặc sau một thời gian điều trị có HA
ổn định lâu dài thƣờng tự ý ngƣng thuốc. Do đó có một số yếu tố mà thầy thuốc cần
quan tâm nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và thầy thuốc cần cảnh
giác với vấn đề không tuân thủ điều trị, cần phát hiện sớm các dấu hiệu của vấn đề

này[31].
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp


8

- THA thƣờng chia ra thành 2 loại: THA tiên phát (khoảng 90% trƣờng hợp, không
biết nguyên nhân) và THA thứ phát (Biết nguyên nhân)[9].
- Các nguyên nhân THA thứ phát:
+ Do thận: THA do viêm cầu thận cấp, mạn; viêm đài bể thận do sỏi; thận đa
nang; Hẹp động mạch thận; hội chứng cƣờng aldosteron tiên phát; hội chứng
Cushing; u tủy thƣợng thận.
+ THA do bệnh tim mạch: Hẹp eo động mạch chủ; hở van động mạch chủ;
+ THA do thuốc[9]
1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
- Biến chứng về tim mạch: các biến chứng tim của THA bao gồm:
+ Phì đại thất trái kèm dản hay khơng dản buồng thất
+ Suy tim
+ Bệnh động mạch vành
+ Loại nhịp
+ Đột tử
- Biến chứng thận của THA: THA là một trong các nguyên nhân thƣờng gặp của
suy thận giai đoạn cuối.
- Biến chứng não của THA: khoảng 80 – 85% đột quỵ là nhồi máu não, chỉ 10% là
xuất huyết não, còn lại là xuất huyết dƣới màng nhện [9].
1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Trong nghiên cứu này, tuân thủ điều trị THA là việc thực hiện nghiêm các
khuyến nghị của Bộ Y tế theo Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm 2010 chế
độ ăn, hạn chế rƣợu bia, ngừng hoàn toàn việc hút thuốc, luyên tập, sinh hoạt, uống
thuốc và tái khám và kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ[6].

1.2.1.Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống:
Thực hiện ăn chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt: Cần thực hiện một cách thích
hợp ở tất cả bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm đƣợc số đo huyết áp, giảm
số thuốc cần dùng … nhƣng do việc tuân thủ này thƣờng kém nên cần theo dõi sát
để khuyến khích ngƣời bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần.
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lƣợng:


9

+ Giảm ăn mặn: ( dƣới 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cƣờng rau xanh, hoa quả tƣơi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tƣởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI: body mas index) từ 18,5 – 22,9
- Cố gắng duy trì vịng bụng dƣới 90cm ở nam và dƣới 80 cm ởnữ.
- Hạn chế uống rƣợu, bia: Số lƣợng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày ở nam và it hơn
2 cốc chuẩn/ngày ở nữ và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần ở nam, ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần ở nữ: 1 cốc chuẩn chứa 10 gam ethanol tƣơng đƣơng với 360ml bia hoặc
120ml rƣợu vang, hoặc 30ml rƣợu nặng.
- Ngƣng hoàn toàn hút thuốc lá hoặc thuốc lào là biện pháp mạnh mẽ nhất để
phòng ngừa THA và các bệnh tim mạch khác, bỏ thuốc lá không những đảm bảo
sức khỏe, tăng tuổi thọ và còn giúp đƣợc tiết kiệm tài chính.
- Tăng cƣờng hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ, chạy bộ
hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn 30 – 60 phút hàng ngày trong tuần.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thƣ giãn, nghỉ ngơi
hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột.
1.2.2. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp
Phải tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sỹ

Không tự ý thay đổi thuốc và liều lƣợng
Uống thuốc thƣờng xuyên, lâu dài liên tục cả khi huyết áp bình thƣờng
Khám bệnh và kiểm tra huyết áp
Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt đƣợc huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa đƣợc
biến chứng tim mạch cũng nhƣ tổn thƣơng cơ quan, vì vậy ngoài việc theo dõi
thƣờng xuyên chỉ số cao huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp theo chỉ
dẫn của bác sỹ, tái khám đúng hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả.
1.2.3. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp
Điều trị THA đạt kết tốt và khi đƣợc huyết áp mục tiêu và giảm, ngăn ngừa
đƣợc biến chứng tim mạch và tổn thƣơng các cơ quan khác, nhƣ: thận, não,


10

mắt,..Cho nên việc theo dõi thƣờng xuyên chỉ số huyết áp tái khái định kỳ theo hẹn
đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả. Bệnh nhân cần đƣợc xét nghiệm định
kỳ để phát hiện các tổn thƣơng và đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác[28].
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị Tăng huyết áp
Thói quen hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hố chất. Trong đó có hơn 200 loại hố
chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin đƣợc hấp thụ
qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, ngƣời hút
đƣa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg Nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch
ngoại biên, làm tăng nồng độ Serotonin, Catecholamin ở não, tuyến thƣợng thận
làm THA [31]. Hút một điếu thuốc lá, HA tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg,
HA tâm trƣơng tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 – 30 phút. Hút thuốc nhiều có thể
có cơn THA kịch phát[15]. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà máy thuốc lá,
nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao hơn rõ rệt[21].
Monocit carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc và đƣợc hấp thụ
vào máu, nó gắn với Hemoglobin với lực mạnh hơn 20 lần so với ô xy[5], do đó

làm giảm lƣợng ơ xy chuyển đến các bộ phận trong cơ thể, gây thiếu máu và góp
phần hình thành các mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy, hút thuốc lá là một nguy cơ
tiềm tàng dẫn đến phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Mặc dù không phải là một
nguyên nhân THA song đây cũng là một yếu tố đe doạ quan trọng đến bệnh THA.
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở ngƣời THA có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so
với những ngƣời THA không hút thuốc lá[20].
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho
thấy: ở nhóm ngƣời hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn hẳn
nhóm khơng hút thuốc lá, nhƣng nếu hút thuốc lá dƣới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ THA
giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm khơng hút thuốc là khơng có sự khác biệt rõ
ràng[38].
Năm 1998 - 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự tại Huyện Ðức Hoà - Tỉnh
Long An đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tƣợng nghiện thuốc lá, có 1.450
ngƣời chiếm tỷ lệ 19,03% (nam: 1399 ngƣời chiếm 96,48%; nữ 51 ngƣời chiếm


11

3,51%). Số điếu hút trung bình là 22,14 ± 4,7 điếu/ngày tức khoảng 1 bao (20
điếu)/ngày/ngƣời. Tỷ lệ THA chung ở nhóm những ngƣời nghiện thuốc lá là
15,86% [39].
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần[5]. Khi hít
khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu.
Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác dụng của
các thuốc điều trị THA[20].
Thói quen uống rượu
Theo WHO năm 2001, có khoảng 140 triệu ngƣời trên thế giới nghiện rƣợu,
400 triệu ngƣời sử dụng rƣợu ở mức nguy hại, dẫn đến tai nạn và tử vong. Ở Việt
Nam tỷ lệ lạm dụng rƣợu ƣớc tính 8% dân số và 4% là nghiện rƣợu[5]. Rƣợu đƣợc
hấp thu nhanh qua đƣờng tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt hàm lƣợng

trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số nghiên cứu đƣợc
báo cáo về sự liên quan của uống rƣợu nhiều và THA, nhƣng cơ chế của liên quan
này vẫn còn chƣa rõ ràng. Có những ý kiến chƣa thống nhất nhƣng đa số thừa nhận
uống nhiều rƣợu làm THA. Một số nghiên cứu cho thấy THA ở 20-30% số ngƣời
lạm dụng rƣợu[5]. Hơn nữa rƣợu cịn có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hoà
Lipoprotein và Triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về
mạch máu.
Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lƣợng lớn, Ethanol có tác dụng co
mạch trực tiếp. Giảm tiêu thụ rƣợu xuống tới dƣới 3 lần uống trong ngày (30ml
rƣợu) làm giảm HA ở ngƣời bệnh có điều trị [22].
Uống nhiều rƣợu hay gây THA, càng uống nhiều HA càng cao. Vùng nào tiêu
thụ nhiều rƣợu, nơi đó nhiều ngƣời bị THA [28]. Rƣợu uống nhiều còn làm mất
hiệu quả của những thuốc chữa THA. Qua điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt
Nam trong 4 năm (1989 - 1992) nhận thấy lạm dụng rƣợu ở ngƣời THA cao hơn
những ngƣời bình thƣờng. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học bệnh
THA tại Hà Nội năm 1999 thấy uống rƣợu có mối liên quan chặt chẽ với THA ở cả
2 giới [39]. Khoảng 10% trƣờng hợp THA liên quan đến uống rƣợu. Uống rƣợu
thƣờng xuyên trên 3 cốc/1ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA[5].


12

Thói quen ăn mặn
Muốn sống đƣợc, cơ thể con ngƣời ta cần có muối, nhƣng ăn quá nhiều muối
sẽ làm ứ nƣớc trong cơ thể, tăng khối lƣợng tuần hoàn và HA cũng tăng lên. Một số
nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào
ăn nhiều muối thì có tỷ lệ THA cao hơn. Nhƣ vậy, lƣợng muối ăn hàng ngày quá
cao là một nguyên nhân gây THA trong các quần thể.
Ở Nhật Bản, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ mắc bệnh chảy máu
não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Nghiên cứu của Katz.A., Rosenthal T.,

Maoz C. tại Israel về hiệu quả của chế độ muối khoáng tác động lên HA 24 giờ ở
ngƣời lớn tuổi THA: Chế độ ăn muối hàng ngày đƣợc điều chỉnh cho ít Na và tăng
K, Mg trong 6 tháng. Một máy đo HA tự động đo HA cứ 20 phút một lần vào ban
ngày và 30 phút một lần vào ban đêm. Nghiên cứu đƣợc làm trƣớc và sau 6 tháng
bắt đầu chế độ ăn này. Kết quả giảm ăn Na và tăng ăn cả K và Mg có thể có tác
dụng trong việc khống chế THA[24].
Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA;
trong khi ăn ít muối (dƣới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo WHO (1990)
nên ăn dƣới 6g/ngày [34]. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong
những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà không phải dùng
thuốc là tốt nhất.
Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 km bờ biển, nhân dân ở các vùng
ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn. Vì vậy, tác
động của chế độ ăn gây ra THA ở nƣớc ta có thể là nguyên nhân gần biển.
Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi ngƣời dân hay ăn mặn, mỗi ngày
trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, cịn ngƣời dân ở Hà Nội ăn nhạt
hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA[39]. Một số nghiên cứu cho thấy:
vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và miền núi. Một
điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đôi giữa nhóm THA và nhóm đối
chứng thấy rằng, tỷ lệ số ngƣời ăn mặn THA cao hơn rõ rệt so với nhóm những
ngƣời bình thƣờng[38].


13

Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên cịn có những yếu tố nhƣ
là: stress, uống cà phê, thuốc tránh thai, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình...
1.3. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị trên thế giới và tại Việt
Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị trên thế giới

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim ở các nƣớc phát
triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do tăng tuổi thọ và tăng
tần suất các yếu tố nguy cơ, ƣớc tính THA gây tử vong 7,1 triệu ngƣời trẻ tuổi và
chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu[19].
Tăng huyết áp ở các nƣớc đang phát triển ngày càng phổ biến là một mối
quan tâm lớn. Theo đánh giá mới đây của tổ chức WHO, 2/3 số ngƣời cao huyết áp
sống ở các nƣớc đang phát triển. Châu Phi là nơi có tỷ lệ THA cao nhất (29,6%),
tiếp theo là Đông Địa Trung Hải (26,9%), Đông Nam Á (24,7%), Châu Âu (23,3%),
Tây Thái Bình Dƣơng(18,7) và Mỹ (18,2%).
Tn thủ điều trị tốt chính là vấn đề then chốt trong điều trị THA tuy nhiên
không phải bệnh nhân nào cũng tuân thủ điều trị một cách đúng và đầy đủ nhất.
Theo nghiên cứu của Ezulier và Hussain năm 2000 về tuân thủ thuốc ở bệnh nhân
THA trong Kassala, Đơng Xu-Đăng thì 92% bệnh nhân TTĐT đã kiểm soát đƣợc
huyết áp so với 18% bệnh nhân khơng TTĐT; có 30,1% bệnh nhân tn thủ đã có
biến chứng so với 46,3% bệnh nhân khơng tn thủ; 36,8% bệnh nhân khơng tn
thủ vì họ khơng đủ tiền để mua thuốc hạ huyết áp[41].
Nghiên cứu năm 2011 của Osamor Pauline và Owumi Bernard về các yếu tố
tới liên quan TTĐT THA ở Tây nam Nigeria cho thấy chỉ có 51% đối tƣợng nghiên
cứu đạt TTĐT cao với các yếu tố tuân thủ nhƣ: đi khám thƣờng xuyên, có hỗ trợ xã
hội của các thành viên gia đình hoặc bạn bè trong việc nhắc nhở uống thuốc[43].
Nghiên cứu của tác giả Saman và cộng sự năm 2007 tại Pakitan cho thấy có
77% đối tƣợng nghiên cứu đạt TTĐT dùng thuốc[40].
Các nghiên cứu nƣớc ngoài cho thấy tỷ lệ TTĐT cao đã kiểm soát đƣợc
huyết áp và giảm đƣợc các biến chứng. Một tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị
liên quan đến việc không đủ khả năng về kinh tế để mua thuốc uống.


14

1.3.2. Một số nghiên cứu đã thực hiện về tuân thủ điều trị tại Việt Nam

Nghiên cứu thực nghiệm can thiệp kiểm sốt tăng huyết áp ở cộng đồng
nơng thơn của tác giả Phạm Ngân Giang và cộng sự đƣợc thực hiện ở hai trạm y tế
xã Cộng hòa và thị trấn Sao đỏ của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thực hiện
từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả cho thấy can thiệp về điều
trị và quản lý ngƣời dân bi tăng huyết áp ở nơng thơn có hiệu quả đáng kể đối với
việc giảm chỉ số huyết áp cho ngƣời dân có tăng huyết áp. Can thiệp này đóng góp
cho kiểm sóat huyết áp là 9%[30].
Theo Nguyễn Minh Phƣơng, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng
tuân thủ điều trị THA ở cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25 – 60
tuổi ở 4 xã của Hà Nội năm 2011 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 44,8%
[28]. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp mơ tả cắt ngang có phân tích, thiết kế nghiên
cứu định lƣợng.cỡ mẫu của tác giả là 250 phiếu đủ tiêu chuẩn đƣa vào phân tích.
Theo tác giả Nguyễn Minh Phƣơng, ĐTNC đang uống thuốc điều trị chỉ có
67,2% nhƣng dung thuốc đúng theo đơn bác sỹ có 45,6%, cịn lại 16,8% là dùng
thuốc từng đợt khi có THA, 3,2% chỉ uống thuốc khi cáo HA cao và thậm chí có
2,8% tự mua thuốc về uống. Có 32,8% khơng uống thuốc, 43,6% uống thuốc đầy
đủ, còn 23,6% uống thuốc không đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do bận công việc
nên quên không uống thuốc là 10,8%, hoặc do một số quan niệm sai lầm trong điều
trị nhƣ cho rằng khơng quan trọng là 6,4%, HA bình thƣờng thì khơng cần uống tiếp
là 6,4%. Tuy nhiên có một số nguyên nhân khác nhƣ do tác dụng phụ của thuốc nên
không uống tiếp là 6% và không ai nhắc nhỡ uống là 4%. Và có đến 54,4%, đối
tƣợng nghiên cứu không đi khám định kỳ và đều đặn. Nguyên nhân là do bận công
việc 21,2%, cho rằng không cần thiết là 12,5%, ngại đi và không thuận tiện là 14%,
lich khám không phù hợp là 12,4%.
Theo tác giả Trần Văn Tuấn và cộng sự tiến hành nghiên cứu 189 ngƣời
bệnh THA và CBYT của phòng khám ngoại trú khoa Nội tổng hợp, Bệnh viên Đa
khoa thành phố Bắc Giang. Kết quả cho thấy ngƣời bệnh THA ở tuổi dƣới 61 chiếm
tỷ lệ cao 46,56%, tỷ lệ nam và nữ tƣơng đƣơng nhau; Có 74,07% ngƣời bệnh đến
khám đúng lịch, cịn lại 25,93% đến khám không đúng lịch bao gồm cả bệnh nhân



15

bỏ điều trị; Có 66,66% ngƣời bệnh uống thuốc đều, 27,51% uống thuốc khơng đều,
5,83% ngừng uống thuốc vì HA bình thƣờng. Có 50,46% bệnh nhân biết đủ 4 biến
chứng nguy hiểm của bệnh THA, 32,58% ngƣời bệnh không biết tác hại của thuốc
lá trên bệnh THA và 51,69% ngƣời bệnh khơng biết ít vận động làm ảnh hƣởng đến
THA; Có 50% CBYT đƣợc đào tạo về cơng tác quản lý và điều trị THA, có 90,9%
có nhu cầu đƣợc đào tạo và đào tạo bổ sung; Có 77,2% CBYT hiễu đúng về công
tác quản lý và điều trị ngoại trú THA; Có 50% CBYT khơng trả lời đúng về công
tác tuyên truyền để ngƣời bệnh tự giác tuân thủ điều trị, có 31,82% CBYT khơng trả
lời đúng các biện pháp để ngƣời bệnh tái khám đúng hẹn và 36,36% CBYT không
kể đủ các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác quản lý và điều trị.
Theo tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh năm 2013 tỷ lệ TTĐT THA chung đạt thấp
(33,4%). Trong đó TTĐT bằng thuốc đạt 56,3%, tuân thủ chế độ ăn đạt 27,4%, tuân
thủ không hút lá, thuốc lào đạt 84,7%, tuân thủ đo huyết áp và tái khám định kỳ đạt
31,3%, tuân thủ chế độ sinh hoạt tập luyện đạt 28,9%, tuân thủ hạn chế uống bia,
rƣợu đạt 82,6%. Tác giả cũng cho thấy việc TTĐT liên quan có ý nghĩa thống kê
với yếu tố đƣợc CBYT giải thích về chế độ điều trị THA. Những ngƣời đƣợc CBYT
giải thích rõ có xu hƣớng đạt TTĐT bằng thuốc cao hơn 3,5 lần. Tuân thủ chế độ ăn
liên quan có ý nghĩa với yếu tố thời gian điều trị, kiến thức về bệnh và chế độ điều
trị THA. Các yếu tố nhƣ nhóm tuổi, nghè nghiệp, thời gian điều trị, tiền sử bản thân
có biến chứng, trình độ của cán bộ y tế và hỗ trợ của cơ quan hay đồn thể trong xã
hội có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với TTĐT[17].
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu
Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Trà Vinh là cơ quan trực thuộc
Tỉnh ủy, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thƣờng trực Tỉnh ủy và sự hƣớng dẫn, kiểm
tra về chuyên mơn nghiệp vụ của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung
ƣơng. Có chức năng tham mƣu về cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc
diện quản lý trên địa bàn tỉnh [1].

1.4.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và phƣơng tiện
Trụ sở làm việc của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tỉnh Trà Vinh gồm một
trệt, 03 lầu với tổng diện sử dụng là 1.611,850m2. Gồm 01 phịng đón tiếp, 01


×