Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- DU LỊCH
……

TRẦN THỊ ANH ĐÀO

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÙNG
ĐỒNG THÁP MƯỜI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- DU LỊCH
……

TRẦN THỊ ANH ĐÀO
B1710210

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÙNG
ĐỒNG THÁP MƯỜI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S CAO MỸ KHANH

Cần Thơ, tháng 12/2020


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, tác giả đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ và động viên của Quý thầy cô và bạn bè
trong và ngồi mơi trường đại học, cũng như tác giả đã học tập được nhiều kiến
thức bổ ích mà Q thầy cơ đã truyền đạt, bên cạnh đó cịn có những kinh nghiệm
quý báu, cần thiết nhất về học tập và cuộc sống. Trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn
từ Quý cơ quan ban ngành của các khu du lịch, Quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Tác giả vô cùng biết ơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln đồng hành động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn
Cô, Thạc sĩ Cao Mỹ Khanh. Cô là người trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tác giả từng bước hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Một lần nữa tác giả
xin gửi lời tri ân đến cô.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời chúc và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Quý thầy cô
Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại
học Cần Thơ, Quý cơ quan và tất cả các bạn dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc và cuộc sống. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hồn thành luận văn nhưng
cũng khơng thể tránh được những sai sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp q báu từ phía Q thầy cơ, Quý cô chú, anh chị và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày .... tháng 12 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Anh Đào

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

i

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2015-2019 (Lượt) .......................42
Bảng 2: Khách du lịch đến từng khu vực giai đoạn 2016-2019( Lượt) ....................44
Bảng 3: Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch tại Đồng Tháp theo xếp hạng...................46
Bảng 4: Tổng số lao động du lịch năm 2017, 2018 ước tính 9 tháng .......................48

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

ii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ vùng Đồng Tháp Mười đầu năm 2020 ............................................48
Hình 2: Kênh thông tin giúp khách du lịch biết đến DLST Đồng Tháp ....(Nguồn: Số
liệu từ 100 mẫu phỏng vấn khách du lịch, 11/2020 ) ................................................49
Hình 3: Hình thức du khách đến DLST Đồng Tháp .................................................50
Hình 4: Đánh giá mức độ hài lịng của du khách đến với DLST Đồng Tháp...........51
Hình 5: Vườn quốc gia Tràm Chim ..........................................................................72
Hình 6: Khu di tích Xẻo Qt ....................................................................................72
Hình 7: Khu du lịch Đồng sen...................................................................................73
Hình 8. KDLST Gáo Giồng .....................................................................................73
Hình 9 Khu du lịch Đồng Sen ...................................................................................73
Hình 10: Vườn quốc gia Tràm Chim ........................................................................74
Hình 11: Cá lóc nướng trui .......................................................................................74
Hình 12: Chuột đồng quay lu ....................................................................................75
Hình 13: Canh chua cá linh bông điên điển ..............................................................75

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

iii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DlST: Du lịch sinh thái
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM: Đồng Tháp Mười
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VQG: Vườn quốc gia

KDL: Khu du lịch
KDLST: Khu du lịch sinh thái
SVHTT&DL: Sở văn hóa thể thao và du lịch

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

iv

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
4.1 Tình hình nghiên cứu thế giới ....................................................................... 2
4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 3
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4
5.1 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh ........................................................................ 4
5.2 Quan điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 4
5.3 Quan điểm phát triển bền vững ..................................................................... 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 5
6.1 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 5
6.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp ............................................ 5

6.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................... 5
6.2.2 Xử lý dữ liệu thứ cấp.......................................................................... 5
6.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp .............................................. 5
6.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................... 5
6.3.2 Xử lý dữ liệu sơ cấp ........................................................................... 6
6.4 Phương pháp khảo sát thực địa ..................................................................... 6
6.5 Phương pháp điều tra xã hội học................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI ............. 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm về du lịch .......................................................................... 7
1.1.2 Phân loại du lịch ................................................................................. 8
1.1.3 Chức năng của du lịch ...................................................................... 10

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

v

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
1.1.4 Tài nguyên du lịch............................................................................ 11
1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ............................................................... 19
1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái ......................................................... 19
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái ............................................. 21
1.2.3 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái ................................................ 23
1.3 Tài nguyên DLST ........................................................................................ 24
1.3.1 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ........................................ 24
1.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái .............................................. 25

1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái .............................................. 27
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ............................ 31
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI ..................................... 31
2.1 Tổng quan về Đồng Tháp Mười .................................................................. 31
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 31
2.1.2 Lịch sử hình thành và tên gọi Đồng Tháp Mười .............................. 31
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 32
2.1.4 Đặc điểm kinh tế- xã hội .................................................................. 36
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng Đồng Tháp Mười ............. 37
2.2.1 Tài nguyên du lịch phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp
Mười .......................................................................................................... 37
2.2.2 Những điểm du lịch sinh thái đặc trưng ........................................... 37
2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại vùng Đồng Tháp Mười ............ 42
2.3.1 Thực trạng khách du lịch và doanh thu du lịch ............................... 42
Bảng 1: Khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2015-2019 (Lượt) ....................... 42
2.3.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ..................................... 46
2.3.3 Thực trạng về nguồn nhân lực ......................................................... 47
2.3.4 Thông tin chung về mẫu khảo sát khách du lịch .............................. 48
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại vùng Đồng
Tháp Mười ......................................................................................................... 51
2.4.1 Thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái .............................. 51

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

vi

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI

VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
2.4.2 Khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái .............................. 52
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI ................................................................................... 54
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái ...................................................... 54
3.1.1 Định hướng về hình ảnh chủ đạo ..................................................... 54
3.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ........................... 55
3.1.3 Định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái ................................ 56
3.1.4 Định hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ...................... 56
3.1.5 Định hướng quảng cáo và tiếp thị về du lịch sinh thái ................... 57
3.1.6 Định hướng về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ........................ 57
3.1.7 Định hướng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ..................... 58
3.1.8 Định hướng phát triển thị trường khách du lịch............................... 59
3.2 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái .......................................................... 59
3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ............................... 59
3.2.2 Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.......................... 61
3.2.3 Giải pháp đào tạo, nguồn nhân lực sinh thái có chất lượng ............. 61
3.2.4 Giải pháp phát triển các tuyến, điểm du lịch.................................... 62
3.2.5 Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch ................................................ 63
3.2.6 Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ............................ 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................................................ 65
2.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 67

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

vii

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, tồn cầu cầu hóa ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực,
trong đó có ngành du lịch. Du lịch đã góp phần phát triển kinh tế, làm thỏa mãn các
nhu cầu đời sống xã hội của con người. Du lịch sinh thái mới phát triển từ những
năm cuối thế kỷ 20, nhưng đang được sự quan tâm của du khách, loại hình du lịch
này có trách nhiệm đối với con người, cộng đồng, thiên nhiên và môi trường.
Những năm gần đây, nền công nghiệp phát triển, đơ thị hóa diễn ra nhanh, kéo theo
sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn, dẫn đến sự ơ nhiễm mơi trường, nên con người
có nhu cầu tìm về thiên nhiên trong lành, du lịch sinh thái trở nên có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống con người. Phát triển du lịch sinh thái giúp cho con người tiếp
cận với thiên nhiên, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, tạo cho con người có
cơ hội tìm hiểu giao lưu các nền văn hóa giữa các vùng miền, làm thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng. Cùng với sự phát triển của ngành du
lịch của cả nước nói chung, của vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, du lịch sinh thái
đang phát triển và trở thành mối quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch của
vùng Đồng Tháp Mười. Là một vùng đất ngập nước của ĐBSCL, Đồng Tháp Mười
có diện tích khoảng 697.000 ha, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp. Nơi đây có nhiều tài nguyên du lịch như các hệ sinh thái ngập nước đặc
trưng: đồng cỏ ngập nước theo mùa, đầm lầy, rừng tràm, lúa mùa và lúa nổi… đến
các yếu tố văn hóa độc đáo như di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Ĩc Eo, các di tích
lịch sử, cây trái bốn mùa, các món ăn đặc trưng cùng nhiều lễ hội dân gian truyền
thống của người phương Nam hiền hịa, phóng khoáng.
Với vẻ đẹp và thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười
đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, góp phần

quảng bá hình ảnh du lịch của vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và Việt Nam nói
chung với khách du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh sự đa dạng trong loại hình du
lịch, du lịch Đồng Tháp Mười vẫn không thể nào tránh khỏi sự trùng lặp trong các
sản phẩm du lịch. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu về “ Tiềm năng và định hướng
phát triển du lịch sinh thái tại vùng Đồng Tháp Mười” sẽ tập trung nghiên cứu về
những tiềm năng du lịch sẵn có, từ đó sẽ tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế,
làm cho du lịch vùng Đồng Tháp Mười ngày càng hoàn thiện hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về DLST
đồng thời phân tích về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng
Đồng Tháp Mười trong tương lai.
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan những vấn đề lý luận về DLST nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển DLST của vùng Đồng Tháp Mười.
- Phân tích thực trạng việc phát triển DLST tại vùng Đồng Tháp Mười hiện nay.
- Xây dựng một số định hướng cho việc phát triển DLST ở vùng Đồng Tháp
Mười, để hướng Đồng Tháp Mười đến việc phát triển DLST bền vững hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những điểm du lịch sinh thái của vùng Đồng Tháp
Mười thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở địa bàn Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh
Đồng Tháp bao gồm các huyện, Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười.
Thời gian nghiên cứu, bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12 năm 2020
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đời sống con người
thay đổi, thì nhu cầu du lịch của con người cũng thay đổi. Con người muốn về với
thiên nhiên, hịa mình với thiên nhiên, muốn đến các khu bảo tồn, các làng văn hóa,
các khu di tích lịch sử cũng như những nét văn hóa đặc trưng....Từ đó du lịch sinh
thái ngày càng phổ biến, tạo cơ sở cho các công trình nghiên cứu về du lịch sinh
thái.
4.1 Tình hình nghiên cứu thế giới
Trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu du lịch sinh thái đã trở nên rất phổ biến
trong những năm gần đây. Cơng trình nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái của
Chương trình mơi trường Liên Hợp Quốc (1979), Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ
chức du lịch thế giới (UNWTO 1994). Đặc biệt năm 2002 là năm du lịch sinh thái
quốc tế với Hội nghị thượng đỉnh về du lịch sinh thái được tổ chức tại thành phố
Quebec của Canada. Tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và phát
triển du lịch sinh thái của Wright (1993), Holden (1999). Những đề tài nghiên cứu
về du lịch sinh thái nói trên là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, khai thác, quản lý
và định hướng phát triển du lịch sinh thái.

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI

VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong q trình nghiên cứu đề tài tơi đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan,
trong đó có tiềm hiểu “Du Lịch Sinh Thái” – NXB Giáo dục – 2002 do tác giả Phạm
Trung Lương và các cộng tác biên soạn là tài liệu mà tôi tham khảo và đề cập nhiều
nhất trong đề tài nghiên cứu của mình. Tài liệu này đã cung cấp cho tôi những hiểu
biết cơ bản về DLST trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc phát triển DLST ở Việt Nam, từ khái niệm, phân loại,
tài nguyên du lịch, các hệ sinh thái và cịn nhiều vấn đề khác giúp tơi có cái nhìn rõ
hơn, đầy đủ hơn về DLST của Việt Nam.
Năm 2016, Phan Thị Dang và Đào Ngọc Cảnh nghiên cứu “ Những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển DlST tại một số điểm DLST ở Đồng bằng sông Cửu
Long”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DlST tại 3 điểm: Vườn quốc gia Tràm Chim,
rừng tràm Trà Sư và Gáo Giồng dựa trên kết quả điều tra bằng bảng hỏi du khách
quốc tế ( tổng số mẫu là 115).
Năm 2016, Trần Thái Bình nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát truển DlST tại Phong Điền, thành phố Cần Thơ”. Đề tài tập trung phân tích
thực trạng loại hình DLST, đánh giá nhu cầu của du khách về DLST, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách khi tham quan, đề xuất giải pháp
cụ thể nhằm phát triển DLST tại Phong Điền thông qua phần mềm xử lý số liệu
SPSS.
Năm 2018, Châu Hồng Thắng Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp
tục có “Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng
Tháp”. thông qua phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu, xử lý thông tin,
phương pháp điều tra thực địa khảo sát thực địa tại 7/8 khu DLST Đồng Tháp Mười
vào tháng 8 năm 2017, phương pháp điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia.
Cần khai thác hiệu quả bảo tồn cảnh quan tự nhiên đặc trưng, đa dạng hóa sản
phẩm. Hồn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất nhanh chóng bồi dưỡng,
đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá

DLST Đồng Tháp Mười. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
DLST và môi trường du lịch.
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang rất phát triển trong
những năm gần đây, vì vậy đây là đề tài được nhiều người nghiên cứu và quan tâm
hiện nay. Để có cái nhìn rõ ràng và sâu rộng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của DLST đồng thời qua những yếu tố ảnh hưởng này các nhà nghiên cứu đã
đưa ra những giải pháp phát triển DLST nên các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu
đã có những nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
phát triển DLST Vườn quốc gia Cát Tiên” của tác giả Phan Thị Dang (2015). Bằng
việc sử dụng SPSS và phương pháp thống kê, phân tích dựa trên kết quả điều tra
bảng hỏi du khách nội địa, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của DLST tại VQG Cát Tiên.
Qua đó, cung cấp cơ sở lý luận cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch, các công ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và người
dân địa phương để thực thi những giải pháp cụ thể, hữu ích hơn nhằm giúp DLST
tại VQG Cát Tiên phát triển phù hợp hơn.
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại
Phong Điền, thành phố Cần Thơ” của Trần Thái Bình (2016). Đề tài tập trung phân
tích thực trạng loại hình DLST (1), đánh giá nhu cầu của du khách về DLST; Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi tham quan (2), đề xuất
giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLST tại Phong Điền thông qua phần mềm xử lý

số liệu SPSS (3).
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng tự nhiên hay xã hội đều có nguồn gốc và cơ sở hình
thành, dựa trên quan điểm lịch sử để tác giả có thể đánh giá q trình hình thành và
phát triển, trên cơ sở đó lý giải được nguyên nhân tồn tại và phát triển. Giúp người
nghiên cứu có một tầm nhìn sâu xa hơn để đánh giá tiềm năng về giá trị của du lịch
từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Từ đó đề ra những kế hoạch và phương hướng
khai thác các giá trị đặc sắc về văn hóa kết hợp bảo tồn một cách có hiêu quả trong
phát triển du lịch.
5.2 Quan điểm kinh tế - xã hội
Để ngành du lịch thực sự phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn thì sự phát triển
kinh tế xã hội là yếu tố quan trọng nhất. Cần chú trọng đầu tư về xã hội như trình độ
dân trí, nếp sống văn hóa của dân địa phương, bên cạnh đó là sự phát triển của các
ngành kinh tế liên quan như giao thông vận tải, kinh doanh lưu trú ăn uống,… Do
vậy đẩy mạnh loại hình DLST phát triển là đẩy mạnh sự phát triển hai chiều của du
lịch và kinh tế xã hội ở Đồng Tháp Mười.
5.3 Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bển vững là quan điểm bao trùm trong phát triển kinh tế
- xã hội. Vận dụng quan điểm này để tác giả đề xuất các định hướng, giải pháp chủ
yếu để thúc đẩy sự phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực: phát triển DLST vùng

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI

VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Đồng Tháp Mười phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, nâng
cao chất lượng của người dân trong khu vực.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thống kê: Khi thu thập tài liệu liên quan đến du lịch nói chung,
du lịch sinh thái của vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, nguồn tư liệu đa dạng và
phong phú nên đây là phương pháp mà tác giả lựa chọn, xử lý thiết lập thành hệ
thống để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn thông tin, số liệu được thu thập từ
nhiều nguồn tư liệu: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp, sách báo, tạp
tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho việc thực hiện đề tài.
6.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
6.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu thập, phân tích và xử lí tài liệu một cách
có chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như từ sách, internet, tạp chí chuyên
ngành, các bài báo, dự thảo, các đề án, thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ quan
quản lí các cấp, các cơng trình nghiên cứu trước đó,... đảm bảo được sự đồng bộ và
đáng tin cậy.
6.2.2 Xử lý dữ liệu thứ cấp
Trên cở sở nguồn tài liệu mà tác giả đã thu thập được từ các sách, báo, cơng
trình nghiên cứu,…các nguồn đáng tin cậy về du lịch Đồng Tháp Mười nói chung và
DLST nói riêng. Tác giả dựa vào phương pháp này đề tiến hành phân tích, xử lí và
chọn lọc các nguồn thơng tin cần thiết, đáng tin để có thể đánh giá một cách hoàn
chỉnh về tiềm năng và định hướng phát triển DLST vùng Đồng Tháp Mười.
6.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
6.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu trải qua q trình khảo sát nghiên cứu thực tế
mới có được như dữ liệu khảo sát, phỏng vấn thực tế,... có độ chính xác rất cao.
Giúp nghiên cứu của tác giả có thêm độ chính xác và thuyết phục.
- Dữ liệu được tiến hành thu thập thông qua khảo sát thực tế tại các điểm

DLST ở tỉnh Đồng Tháp thuộc địa bàn Đồng Tháp Mười nhằm đánh giá hiện trạng
phát triển DLST của vùng Đồng Tháp Mười.
- Phỏng vấn bằng phiếu khảo sát khách du lịch nội địa được thực hiện thông
qua 100 quan sát là những khách đã từng tham quan du lịch và hiện đang trực tiếp
tham quan du lịch tại địa điểm nghiên cứu.
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
6.3.2 Xử lý dữ liệu sơ cấp
Sau khi khảo sát thực tế, điều tra bằng bảng câu hỏi khách du lịch đến tham
quan trải nghiệm loại hình DLST ở tỉnh Đồng Tháp thuộc địa bàn Đồng Tháp
Mười. Phương pháp này giúp tác giả xử lí số liệu, phân tích số liệu và đưa ra kết
quả khảo sát thực tế, từ đó đưa ra được kết luận về các vấn đề trong phát triển
DLST vùng Đồng Tháp Mười.
6.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích làm cho kết quả mang tính
chính xác thực. Sau khi có những tư liệu cần thiết, tiến hành đi khảo sát thực địa đển
quan sát, nhận xét tình hình hiện tại đối tượng nghiên cứu một cách chính xác. Bên
cạnh đó để thu thập thêm một số thông tin, những số liệu cụ thể hơn và sưu tập thêm
một số bức ảnh về đối tượng nghiên cứu.
6.5 Phương pháp điều tra xã hội học
Tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi, số lượng là 100 bảng phỏng vấn đối với
100 khách nội địa. Tại các điểm du lịch sinh thái: vườn quốc gia Tràm Chim (H.Tam
Nông), khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (H. Cao Lãnh), khu di tích lịch sử Xẻo Quýt

(H. Cao Lãnh), khu du lịch sinh thái Đồng Sen (H. Tháp Mười) nằm trong vùng
Đồng Tháp Mười, thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, tác giả cịn trao đổi
trực tiếp với cán bộ, nhân viên trong Ban quản lý tại các điểm du lịch để tìm hiểu

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
SINH THÁI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Năm 1811, định nghĩa du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là
sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của
hoạt động du lịch. Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự
chinh phục không gian của những người đến một địa diểm, mà ở đó họ khơng có
chỗ cư trú thường xuyên”. Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền
móng cho lí thuyết cung - cầu du lịch, định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan
hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người
ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng thành cư trú thường xuyên và không
liên quan đến hoạt động kiếm lời”. So với các quan niệm trên, quan niệm của
Hunziker và Krapf đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch.
Tuy nhiên, quan niệm này chưa làm rõ được đặt trưng của các hiện tượng và của

mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ nào và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, ...). Ngồi ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các cơng ty
giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo I.I Pirojnik (năm 1985) “Du lịch
là một dang hoạt động của dân cư trong thời gian rối liên quan với sự duy chuyển
và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi,
chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa
hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch cũng đưa
ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi trường
thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn
khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến
đi này không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến
thăm”. Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã
đưa ra khái niệm về du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động
về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual
environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
hay các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian
liên tục ít hơn một năm”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2017) tại điều
3, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Như vậy, có thể nói thấy
rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian, các quan niệm này
dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được
công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày
19/06/2017.
1.1.2 Phân loại du lịch
Theo PGS.TS Đào Ngọc Cảnh trong giáo trình Tổng Quan Du Lịch thì hoạt
động du lịch được phân theo các tiêu chí sau:
1.1.2.1. Theo mục đích đi du lịch
- Du lịch tham quan là hoạt động du lịch thỏa mãn nhu cầu đi xem và ngắm
nhìn phong cảnh đẹp đồng thời tìm hiểu về đất nước con người, sản vật tại nơi tham
quan.
- Du lịch nghỉ ngơi (giải trí) là hoạt động du lịch nhằm mục đích thay đổi mơi
trường, giải phóng hình thể, đầu óc thảnh thơi. Nghỉ ngơi có thể kèm theo tham
quan nhưng không di chuyển nhiều và kèm theo hoạt động giải trí để thoải mái đầu
óc.
- Du lịch chữa bệnh là hoạt động du lịch nhằm mục đích chữa bệnh gắn với
cơ sở chữa bệnh hoặc có điều kiện phục hồi sức khỏe.
- Du lịch thể thao là hoạt động du lịch gắn liền với các loại hình như săn bắn,
leo núi, bơi thuyền, lướt ván, chơi golf. Người ta chia thành hai loại là du lịch thể
thao chủ động: du lịch để tham gia các hoạt động thể thao (leo núi, câu cá, săn
bắn,...); du lịch thể thao bị động: du lịch để xem trình diễn thể thao (thi đấu bóng
chuyền, thế vận hội,...).
- Du lịch cơng vụ là loại hình có sự kết hợp du lịch với cơng việc như dàm
phán, giao dịch, tìm hiểu thị trường, nghiên cứu cơ hội đầu tư, đối tác, dự hội
nghị,...
- Du lịch tơn giáo là loại hình du lịch lâu đời. Khách du lịch thực hiện
chuyến đi để hành hương hoặc thực hiện các hoạt động tín ngưỡng khác.

- Du lịch thăm hỏi là loại hình du lịch để thăm người thân, bạn bè, dự lễ
cưới, lễ tang,..
- Du lịch trong nước là hoạt động mà khách du lịch thực hiện chuyến đi trong
phạm vi quốc gia mà họ đang cư trú.

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
1.1.2.2 Theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế là hoạt động mà khách du lịch thực hiện chuyến du lịch ra
nước ngoài, tức ngoài phạm vi quốc gia họ đang cư trú.
1.1.2.3 Theo địa bàn du lịch
- Du lịch biển là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng biển. Ngoài tắm biển, du
khách còn tham gia nhiều hoạt động thể thao trên biển như mô tô nước, dù kéo, bơi
thuyền, du thuyền ra đảo, lặn biển, tham quan đáy biển bằng đáy kính,...
- Du lịch núi là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng núi cũng rất đang dạng
như leo núi, khám phá hang động, tham quan thắng cảnh miền núi,...
- Du lịch nông thôn là các hoạt động diễn ra ở vùng nông thôn, gắn với nông
nghiệp với không khí trong lành, yên ả và các sinh hoạt đồng quê giúp du khách thư
giãn, phục hồi sức khỏe,...
- Du lịch đô thị là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng đơ thị thường gắn với
các cơng trình kiến trúc mỹ thuật, bảo tàng, các khu mua sắm.
1.1.2.4 Theo phương tiện du lịch
- Du lịch bằng xe đạp, mô tô.

- Du lịch bằng ô tô.
- Du lịch bằng máy bay.
- Du lịch bằng tàu hỏa.
- Du lịch bằng tàu thủy.
1.1.2.5. Theo thời gian du lịch
- Du lịch ngắn ngày: Thời gian du lịch và lưu trú ngắn, thường là vài ba ngày.
- Du lịch dài ngày: Thời gian du lịch và lưu trú dài.
1.1.2.6. Theo hình thức tổ chức
- Du lịch tự do là loại hình du lịch tự phát do du khách tự thực hiện chuyến đi
theo ý thích riêng của bản thân mình.
- Du lịch có tổ chức là loại hình du lịch do khách đăng ký với các công ty du
lịch để tổ chức theo các chương trình du lịch được sắp xếp từ trước.
1.1.2.7. Theo thị trường
- Thị trường nhận khách là thị trường đón khách đến du lịch.
- Thị trường gửi khách là thị trường đưa khách đi du lịch.
1.1.2.8. Theo tính chất hoạt động du lịch
- Du lịch khám phá mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu điều mới lạ.
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
- Du lịch mạo hiểm với mục đích chính là thỏa mãn sự phiêu lưu, mạo hiểm của
du khách.
- Du lịch chuyên đề là du lịch theo một chủ đề nhất định như tham quan di tích
lịch sử, làng nghề,...

- Du lịch kết hợp là phối hợp các loại hình du lịch với nhau
1.1.2.9. Theo hành vi thực hiện của khách du lịch
- Khách đến lần đầu.
- Khách đến lại (từ lần thứ hai trở đi).
1.1.2.10. Theo đặc tính tinh thần của khách
- Khách đi cá nhân hay tập thể.
- Khách đi theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác.
1.1.2.11. Phân loại tổng hợp về du lịch
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch
sử, văn hóa của một nước, một vùng thơng qua các di tích lịch sử - văn hóa, những
phong tục tập quán hoặc các giá trị nhân văn khác.

1.1.3 Chức năng của du lịch
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành bốn
nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
1.1.3.1 Chức năng xã hội
Thơng qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp
xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng
thêm lịng u nước, hình thành phẩm chất tốt đẹp như tinh thần yêu lao động, tinh
thần đoàn kết quốc tế, tình bạn, tính nhân văn trong cách đối xử với nhau...Điều đó
quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.1.3.2 Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của
người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn
tại của xã hội việc nghỉ ngơi du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ
đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)


10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
như khả năng lao động mặt khác đảm bảo tới sản xuất mở rộng lực lượng lao động
với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là
dịch vụ du lịch một ngành kinh tế độc đáo ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu
lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,
ngoại thương...và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho kinh tế phát triển.
1.1.3.3 Chức năng sinh thái
Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khơi phục và
tối ưu hóa mơi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính mơi trường này có ảnh
hửng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những
vùng nhất định địi hỏi phải tối ưu hóa q trình sử dụng tự nhiên với mục đích du
lịch. Lúc này địi hỏi con người phảm tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm
bảo điều kiện guồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và mơi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại bảo vệ
môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch vào việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ mơi
trường có mối liên hệ gần gũi với nhau.
1.1.3.4 Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trị to lớn của nó như một
nhân tố hịa bình đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các

dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết
và xích lại gần nhau như “ du lịch là giấy thơng hành cuả hịa bình” (1967), “du lịch
khơng chỉ là quyền lợi, mà cịn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)... Kêu gọi
hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia giáo
dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự
hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.4 Tài nguyên du lịch
1.1.4.1 Khái niệm về tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những nghành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành
chun mơn hóa và hiệu quả kinh tế của các hoạt động du lịch. Dĩ nhiên, ảnh hưởng
này chịu sự chi phối của các nhân tố kinh tế - xã hội như các phương thức sản xuất
và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và cơ cấu,
khối lượng nhu cầu du lịch,… Do vai trị đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
lịch được tách ra thành một phân nhánh riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghĩ ngơi
du lịch.
Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn
hóa – lịch sử và nhưng thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thị
lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng
trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm
hiện tại hay tương lai và điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”. Ngơ Tất Hổ (2000)

thì cho rằng “Tất cả giới tự nhiên và xã hội lồi người có sức hấp dân khách du lịch,
có thể sử dụng cho nghành du lịch, có thể sản sinh ra hiêu quả kinh tế - xã hội cho
mơi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. Theo (Ngô Tất Hổ, 2000)
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2017) quy định tại điều 3, chương I thì “
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa
làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa”. Theo (I.I Pirojnik (1985)
Như vậy, có thể hiểu rằng tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc
nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch.
1.1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, vì thế có nhiều cách phân loại tùy
thuộc vào việc sử dụng các chi tiêu khác nhau. Năm 1997, Tổ chức Du lịch Thế giới
đã phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, với 9 nhóm gồm: loại cung cấp tiềm
tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện
tại (3 nhóm: giao thơng, thiết bị, hình tượng tổng thể) và tài nguyên kĩ thuật ( 3
nhóm: khả năng hoạt động, cách thức và tiềm lực khu vực).Theo (Nguyễn Minh
Tuệ và Lê Thông, 2012, trang 33)
Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) tại điều 15, mục I, chương III, tài
nguyên du lịch cũng được chia làm hai nhóm cơ bản đó là: tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người
quan sát qua hình dạng bên ngồi của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngồi ấy của
tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan sát được
bằng mắt thường như hình dạng bề mặt đất, động - thực vật, nguồn nước. Ngồi ra,
đóng vai trị quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các
tiêu chí có liên quan tới trạng thái tâm lí – thể lực của con người – đó là khí hậu
sinh học. Thành phần này con người khơng thể nhìn thấy được, nhưng lại dễ dàng

cảm nhận được.
TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại điều 15, mục 1, Chương III định nghĩa:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch”. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình: Địa hình
là đặc điểm bên ngồi của bề mặt đất, địa hình biểu hiện bằng các yếu tố như độ
cao, độ dóc, trạng thái,.... người ta chia địa hình thành 3 dạng:
- Địa hình miền núi: thường rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du.
Có rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn
bắn, leo núi và thể thao, du lịch mạo hiểm,...Địa hình núi thường có rừng, thác nước
và hang động. Vì thế, miền núi có nhiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên hạn
chế của du lịch miền núi là giao thơng khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
- Địa hình đồng bằng: Thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển
du lịch. Tuy nhiên, đồng bằng thường là nơi dân cư tập trung sinh sống, nhiều di
tích lịch sử văn hóa và các giá trị nhân văn khác nên cũng có khả năng phát triển du
lịch.
- Địa hình biển và ven biển: có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là
du lịch biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch
thể thao. Ngồi ra, biển có nhiều đảo và quần đảo với những đặc điểm khác nhau
nên khả năng khai thác rất đa dạng. Ở nước ta, các đảo có tiềm năng du lịch lớn như
Phú Quốc, Cơn Đảo, Bồ Nâu,... Ngồi các dạng và kiểu địa hình, cịn có các thắng

cảnh thiên nhiên độc đáo (cịn gọi là các di tích thiên nhiên) có sức hấp dẫn du lịch
cao. Nước ta có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: núi Tơ Thị (Lạng Sơn), hịn Trống
Mái (Sầm Sơn), hòn Chồng (Nha Trang), hòn Phụ Tử (Kiên Giang),... Theo (Luật
Du lịch Việt Nam, 2017)
Tài ngun khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trước hết, trạng thái
của cơ thể con người gắn liền với các chỉ số khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm.
Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ví dụ
ở Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt là hai điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng do có khí hậu
mát mẻ, trong lành,... Nhìn chung, nơi có khí hậu điều hịa thường được du khách
ưa thích. Khách thường tránh những nơi có khí hậu cực đoan: q nóng, q lạnh,
q lạnh, q khơ,...Tuy nhiên, đánh giá ảnh hưởng của khí hậu với du lịch rất phức
tạp. Mỗi loại hình du lịch ở thể phù hợp với những đặc điểm khí hậu thời tiết khác
nhau. Ví dụ, các bãi biển địi hỏi các điều kiện như: ít mưa, nhiều nắng, nhiệt độ
nước biển khơng cao lắm (20 - 25°C)..
Khí hậu cịn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa Hè là mùa du
lịch của các vùng bãi biển nhiệt đới (tắm biển). Mùa Đông lại là mùa của các điểm
du lịch thể thao ở các vùng ôn đới (trượt tuyết). Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
gián tiếp hình thành do mùa sinh hoạt của con người. Ví dụ, người Việt Nam có
câu: Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Tháng Giêng nói riêng và cả mùa Xuân nói

chung là mùa ăn chơi, lễ hội nên cũng là mùa du lịch của nước ta. (Đào Ngọc Cảnh,
2011, trang 26).
Tài nguyên nước
Nếu như nước có vai trị quan trọng đối với cuộc sống của con người nói chung,
thì trong hoạt động du lịch vai trò của nuồn nước càng quan trọng. Du lịch đòi hỏi
phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho du khách. Đặc biệt, giá trị của
nguồn nước đối với du lịch thể hiện ở chỗ nước là môi trường cho nhiều loại hình
hoạt động du lịch như tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển.
Vì vậy, các hồ nước , thác nước, sơng suối,...cũng là những yếu tố có giá trị nhiều
mặt đối với du lịch và được coi là tài nguyên du lịch. Đặc biệt, nguồn nước khóa là
tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trên thế giới có nhiều điểm du
lịch nước khống nổi tiếng như:Vicky(Pháp), Boczomi (Grudia), Visbaden (Đức),...
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật cũng có những giá trị rất lớn. Các vườn quốc gia, các khu
bảo tồn thiên nhiên là nơi tồn tại của nhiều loại động - thực vật nguyên sinh rất
thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu. Các tài ngun
sinh vật cịn có thể được tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã, bán
hoang dã hoặc nhân tạo. Ví dụ, các vườn thú, bảo tàng sinh vật, điểm nuôi các động
vật hoang dã. ỞViệt Nam, khách du lịch đến Nha Trang thường không bỏ qua việc
tham quan Viện Hải dương học. Tài ngun sinh vật cịn phục vụ cho loại hình du
lịch săn bắn, câu cá,... Ở nước ta, nhiều mơ hình du lịch câu cá, thẻ mực, tát đìa bắt
cá,...đã hình thành và phát triển được đánh giá cao của du khách trong và ngoài
nước. (Đào Ngọc Cảnh, 2012.)
Các hiện tượng đặc biệt khác
Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc sắc tạo nên sức thu hút khách.
Ví dụ: hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng Bắc cực,...đã trở thành những điều
kiện thu hút nhiều du khách. Năm 1995, hiện tượng Nhật thực ở Phan Thiết đã trở
thành một cú chích của ngành du lịch Bình Thuận phát triển. Những ngày có tuyết
rơi ở Sa Pa (Lào Cai) hoặc Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng là những sự kiện thu hút
nhiều du khách.

Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra hay nói cách khác, nó là đối
tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến
cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại điều 15, mục 1,
chương III thì: “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ
dân gian và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có
thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập
trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Đây là đầu mối giao thông quan
trọng nên rõ ràng việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn. Khi đến
tham quan nguồn tài liệu nhân văn có thể sử dụng cở sở hạ tầng đã được xây dựng
trong các điểm quần cư mà không cần xây dựng. Ưu thế đặc biệt của tài nguyên du
lịch nhân văn là đại bộ phận nguồn tài liệu ngun này khơng có tính mùa, khơng bị
phụ thuộc vào khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế, khai thác tài nguyên
du lịch nhân văn góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào tính mùa của dòng khách du
lịch. Trong mùa du lịch cũng có những ngày khơng thích hợp cho việc tham quan
tài nguyên du lịch tự nhiên vì thời tiết xấu. Trong những trường hợp như thế, tham
quan tài nguyên du lịch nhân văn là một giải pháp lí tưởng. Theo Luật Du lịch Việt
Nam (2017)

Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là các yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch
(trong sản phẩm du lịch tài nguyên chiếm 80 – 90%). Để hấp dẫn và đáp ứng nhu
cầu của du khách, các sản phẩm du lịch cũng cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc
và mới mẻ. Chính sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp
dẫn của sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả
hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Nói
cách khác sự ra đời của các loại hình du lịch đều phải dựa trên cơ sở tài nguyên.
Loại hình du lịch sinh thái chắc chắn được tổ chức ở những nơi có hệ sinh thái đặc
biệt như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhên; còn du lịch văn hóa phải diễn ra ở
nhưng nơi tập trung nhiều di tích văn hóa- lịch sử, lễ hội và các dân tộc, làng nghề
thủ công truyền thông,…
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong nghiên cứu du lịch, bởi gì khơng thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động
này nếu khơng xem xét khía cạnh khơng gia (lãnh thổ) của nó. Hệ thống lãnh thổ du
lịch được tạo thành bởi nhiều thành tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, trong
đó phân hệ tài nguyên du lịch có vai trị đặc biệt quan trọng.
Du lịch là nghành có định hướng tài nguyên. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ cấu và chuyên mô hóa của nghành du lịch. Quy mơ hoạt động du lịch
của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài ngun và nó quyết định
tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. sức hấp dẫn của vùng phụ thuộc
vào tài nguyên du lịch.

TRẦN THỊ ANH ĐÀO ( B1710210)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



×