Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.78 KB, 17 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần
Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội là một công
ty có bề dày truyền thống trong lĩnh vực chế tạo máy biến áp và các thiết bị
điện. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có một đội
ngũ cán bộ, công nhân viên với trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm
cao trong công việc, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển của Công
ty. Là một doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức sở hữu, khi bước vào nền
kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa đầy tính cạnh tranh, để tồn tại và phát
triển như ngày nay, Công ty đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn. Trong sự
đi lên của Công ty có sự góp phần không nhỏ của toàn thể cán bộ, công nhân
viên, thêm vào đó là sự hoàn thiện không ngừng của bộ máy quản lý nói
chung và bộ máy kế toán nói riêng.
Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tinh giảm trong đó chức
năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán được phân công rõ ràng, cụ thể đã
trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực cho Ban quản lý, cung cấp các thông
tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ
và kịp thời nhất nhằm phục vụ tốt hơn cho việc ra các quyết định quản lý của
Ban giám đốc. Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung,
toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng Tài vụ của Công
ty. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra chéo giữa
các phần hành kế toán, giữa kế toán trưởng và kế toán viên, đảm bảo được sự
lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với chuyên môn hóa lao động kế toán, nhất
là đối với một công ty có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường
xuyên, liên tục với tính chất phức tạp như Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
1
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
và Vật liệu Điện Hà Nội. đã tạo điều kiện phát huy đầy đủ quyền chỉ đạo, điều
hành của cấp trên cũng như khả năng tham gia xây dựng tổ chức của các cấp
dưới, giúp Công ty phát triển một cách mạnh mẽ, ổn định và bền vững.
3.1.2. Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán
nguyên, vật liệu.
Sau khi cổ phần hóa, năm 2006, khi Bộ tài chính ban hành quyết định
mới quy định về chế độ kế toán trong các doanh nghiệp, Quyết định số
15/2006/QĐ/BTC, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà
Nội đã nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng chế độ kế toán mới vào tổ chức hạch
toán kế toán trong Công ty.
Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, hầu hết các chứng
từ thuộc nhóm chỉ tiêu về nguyên, vật liệu được sử dụng theo mẫu của Bộ Tài
chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Ngoài ra, các chứng từ
đặc thù của Công ty được xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh nhưng vẫn tuân theo cơ sở là các biểu mẫu ban hành và đều được sự
chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Các chứng từ sử dụng
đều đảm bảo thể hiện đầy đủ các yếu tố cơ bản và các thông tin cần thiết cho
việc quản lý và ghi sổ. Quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách
khoa học và hợp lý để đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản
ánh trung thực trên các chứng từ và được ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác trên sổ sách kế toán theo hình thức ghi sổ phù hợp.
Các chứng từ được đánh số thứ tự liên tục, đầy đủ và được kiểm tra kỹ
lưỡng trước khi ghi sổ, đảm bảo các yếu tố cần thiết cũng như hiệu lực của
chứng từ. Sau khi ghi sổ kế toán, các chứng từ được đưa vào lưu trữ và bảo
quản cẩn thận.
Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất sản phẩm phải sử dụng một khối
lượng lớn nguyên, vật liệu, có những loại xuất dùng cho sản xuất nhưng
không dùng hết. Một số nguyên, vật liệu thừa được nhập lại kho, còn một số
nguyên, vật liệu sang tháng sau vẫn được sử dụng tiếp thì sẽ không làm thủ

2
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
tục nhập kho mà được để lại bộ phận sử dụng. Tuy nhiên, Công ty lại không
sử dụng Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ đối với những vật liệu này. Điều này
có thể dẫn tới thất thoát, lãng phí vật tư.
Về tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, tại Công ty, các tài khoản sử
dụng trong kế toán nguyên, vật liệu chủ yếu là tài khoản tổng hợp. Ngoài ra,
Công ty cũng mở thêm một số tài khoản cấp hai để thiết lập một hệ thống tài
khoản kế toán đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo ghi chép được toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, tránh xảy ra tình trạng nhầm lẫn, không rõ ràng về nội
dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tuy nhiên, Công ty không sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho”. Trong thực tế, việc trích lập dự phòng là rất quan trọng, nó
giúp đơn vị đánh giá được giá trị thực của tài sản hiện có, đặc biệt là đối với
dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu. Trong tình hình thị trường nguyên, vật
liệu đầu vào của Công ty đang biến động hết sức phức tạp, không tránh khỏi
hiện tượng giảm giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của
nguyên, vật liệu, việc lập dự phòng sẽ bù đắp được các khoản thiệt hại thực tế
xảy ra cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
Công ty cũng không sử dụng tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi
đường”, điều này cũng là một mặt hạn chế vì khi nhập mua nguyên, vật liệu
có thể xảy ra tình trạng hóa đơn nguyên, vật liệu đã về nhưng nguyên, vật liệu
vẫn chưa về nhập kho. Trong trường hợp này, lượng vật tư đó phải được hạch
toán vào tài khoản 151 theo đúng quy định.
Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán, việc tổ chức sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ thích hợp với các doanh nghiệp có
quy mô lớn, trình độ nghiệp vụ kế toán cao và dễ chuyên môn hóa lao động
kế toán. Theo hình thức này, việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết
được kết hợp trên cùng một sổ và trong cùng một quá trình ghi chép, giúp

nhanh chóng lập báo cáo tài chính lúc cuối kỳ. Tuy nhiên, hình thức này lại
bộc lộ những nhược điểm là mẫu sổ phức tạp, mặt khác, nó không thuận tiện
3
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
cho kế toán trên máy vi tính, nhất là khi hiện nay, Công ty đang từng bước
thực hiện tự động hóa trong công tác kế toán.
Đối với phần hành kế toán nguyên, vật liệu, Công ty sử dụng đầy đủ
các loại sổ theo quy định của Bộ Tài chính, đáp ứng được yêu cầu quản lý
nguyên, vật liệu từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. Cách trình bày dễ hiểu, rõ ràng
và hợp lý, quy trình ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu được thực hiện theo đúng
chế độ kế toán, đảm bảo thuận tiện trong việc đối chiếu và kiểm tra số liệu.
Tuy nhiên, hiện nay, nguyên vật liệu được sử dụng trong Công ty rất đa
dạng, phong phú cả về số lượng và chủng loại, các loại nguyên, vật liệu mới
chỉ được ký hiệu bằng các mã số mà chưa có một quy định rõ ràng về cách
xây dựng mã số và Công ty cũng không sử dụng Sổ danh điểm nguyên, vật
liệu để quản lý nguyên, vật liệu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, kế
toán của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc đảm bảo tính kịp thời,
thống nhất, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp Ban lãnh đạo của Công ty
nắm bắt quy trình và các số liệu về tài chính của các bộ phận một cách nhanh
chóng và đầy đủ nhất. Nắm bắt được điều này, Công ty đã trang bị cho mỗi
nhân viên phòng Tài vụ một máy tính riêng và đưa phần mềm kế toán VASJ
vào sử dụng từ năm 2005. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm
chuyên dụng trong công tác kế toán giúp cho khối lượng công việc được giảm
bớt, sai sót trong quá trình kế toán cũng được giảm thiểu.
3.1.3. Về tổ chức quản lý và kế toán nguyên, vật liệu.
3.1.3.1. Về yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu.
Nhằm đáp ứng điều kiện bảo quản rất nghiêm ngặt của nguyên, vật liệu,
Công ty đã xây dựng được chế độ quản lý nguyên, vật liệu một cách khoa học,

hợp lý, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
phòng ban ở tất cả các khâu chu chuyển của nguyên, vật liệu từ thu mua cho
đến khi chuyển hóa vào thành phẩm. Điều này không những đảm bảo cung cấp
4
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
nguyên, vật liệu kịp thời và chất lượng cho sản xuất sản phẩm mà còn tránh
được hao hụt mất mát, tiết kiệm và bảo toàn vốn cho Công ty.
Công ty đã có hệ thống kho bãi tương đối tốt, vật tư đã được xếp gọn
gàng phù hợp với đặc điểm, tính chất lý, hoá của từng loại cho nên việc quản
lý vật tư ở đây rất khoa học và hiệu quả.
3.1.3.2. Về đánh giá nguyên, vật liệu.
Với đặc thù của sản phẩm chính là máy biến áp, các yếu tố đầu vào của
sản xuất thường có giá trị lớn và phải mua từ nhập khẩu, do đó, kế toán
nguyên, vật liệu là công việc quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao nhưng lại
rất phức tạp do chủng loại vật tư, hàng hóa đa dạng và số lượng luôn luôn
biến động. Vì vậy, phương pháp kê khai thường xuyên được Công ty áp dụng
trong kế toán nguyên, vật liệu là rất hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh và yêu cầu quản lý, giúp Ban giám đốc nắm bắt được tình hình
biến động nguyên, vật liệu một cách nhanh chóng. Phương pháp này có độ
chính xác cao, thông tin về nguyên, vật liệu kịp thời, cập nhật, có thể xác định
được lượng nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên, vật liệu. Tuy nhiên, do
Công ty có nhiều chủng loại nguyên, vật liệu, các nghiệp vụ nhập, xuất vật tư
diễn ra thường xuyên nên áp dụng phương pháp này cũng tốn nhiều công sức,
thời gian.
Đối với việc đánh giá nguyên, vật liệu nhập kho, Công ty áp dụng
phương pháp giá thực tế để tính giá nguyên, vật liệu nhập kho. Giá thực tế của
nguyên, vật liệu có tác dụng lớn trong công tác quản lý và kế toán nguyên, vật
liệu. Nó được dùng để hạch toán tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn kho
nguyên, vật liệu, tính toán phân bổ chính xác về nguyên, vật liệu đã tiêu hao

trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh chính xác giá trị thực
tế hiện có của doanh nghiệp.
Đối với việc đánh giá nguyên, vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng
phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ là rất hợp lý. Phương pháp bình quân cả
5
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
kỳ dự trữ có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, đặc biệt là đối với tình hình các
nghiệp vụ xuất kho diến ra với mật độ lớn thì kế toán sẽ không cần phải theo
dõi giá trị vật liệu xuất kho đối vơi từng lấn xuất. Chỉ đến cuối tháng, khi tính
ra giá bình quân cho từng danh điểm vật tư thì mới cập nhật giá trị nguyên,
vật liệu xuất kho cho mỗi lần xuất trong tháng. Tuy nhiên, phương pháp này
cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Do sử dụng giá bình quân cho toàn bộ
lượng nguyên, vật liệu cùng loại xuất dùng trong tháng nên mức độ chính xác
không cao. Hơn nữa, công việc tính toán tập trung vào cuối tháng, gây ảnh
hưởng đến công tác quyết toán.
3.1.3.3. Về kế toán chi tiết nguyên, vật liệu.
Để phù hợp với đặc điểm nguyên, vật liệu, Công ty áp dụng phương
pháp thẻ song song trong kế toán chi tiết nguyên, vật liệu. Kế toán chi tiết
nguyên, vật liệu được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán của Công
ty nhằm đảm bảo đúng khớp số liệu sổ sách và hiện vật theo từng loại, từng
nhóm nguyên, vật liệu trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Phương pháp
này có ưu điểm là rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát
hiện sai sót, đồng thời phản ánh kịp thời chính xác về tình hình nhập - xuất -
tồn của từng loại nguyên, vật liệu cả về số lượng và giá trị.
Tuy nhiên, việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán cũng trùng lặp về
chỉ tiêu số lượng làm tăng khối lượng công việc của kế toán. Ngoài ra, việc
kiểm tra đối chiếu số lượng chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, với số lượng
các nghiệp vụ tăng, giảm nguyên, vật liệu phát sinh trong tháng nhiều thì việc
đối chiếu sẽ tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót.

3.1.3.4. Về kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu.
Hiện nay, Công ty đang vận dụng hình thức kế toán Nhật ký – Chứng
từ trong kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu. Đây là hình thức kế toán được xây
dựng trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết, bảo đảm các mặt kế toán này được tiến hành song song và việc sử dụng
6
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

×