TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ
VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI.
1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có
ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu.
1.1.1. Lịch
sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội tiền thân
là Nhà máy Chế tạo biến thế - thuộc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam,
được thành lập vào ngày 26/03/1963. Hiện nay, trụ sở chính của Công ty
được đặt tại số 11 đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Nhà máy Chế tạo biến thế là Nhà máy lớn đầu tiên của Việt Nam được
thành lập với nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo máy biến áp điện lực để phục vụ
cho nền kinh tế quốc dân. Nhà máy đã có bề dày truyền thống và có uy tín cao
trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện khác với 16 huy
chương vàng cho sản phẩm máy biến áp có chất lượng cao và hơn 30.000
máy biến áp do nhà máy chế tạo đang vận hành an toàn trên lưới điện toàn
quốc.
Khi mới thành lập, Nhà máy đóng tại số 27 Lý Thái Tổ, số 8 và số 10
Trần Nguyên Hãn, Hà Nội. Ban đầu chỉ với 1.450.000 đồng vốn cùng với một
vài máy móc, thiết bị thô sơ và bốn cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật, nhà
máy đã đánh dấu sự ra đời của công nghệ sản xuất máy biến thế đầu tiên trên
đất nước ta. Nhiệm vụ chính của nhà máy lúc này là sửa chữa kịp thời các
thiết bị điện gồm: máy phát điện, máy biến thế, cầu dao, đồng hồ đo điện...để
đảm bảo cho việc vận hành lưới điện an toàn. Với sự cố gắng và quyết tâm
cao độ, nhà máy đã vượt qua khó khăn trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh
và trực tiếp tham gia vào các công trình của Bộ Quốc phòng nên đã được Nhà
nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.
Trong quá trình phát triển đi lên cũng như để đáp ứng nhu cầu chuyên
môn hóa ngày càng cao của xã hội và yêu cầu thực tế của một số ngành công
nghiệp, Bộ chủ quản đã quyết định tách một số bộ phận của Nhà máy Chế tạo
biến thế để thành lập các nhà máy khác.
Năm 1983, Phân xưởng Vật liệu cách điện của Nhà máy Chế tạo
biến thế được tách ra để thành lập Nhà máy Vật liệu cách điện.
Đến năm 2003, Nhà máy Vật liệu cách điện được cổ phần hóa và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội.
Năm 1994, Nhà máy Chế tạo biến thế liên doanh với tập đoàn ABB
(Bộ phận ở Châu Á Thái Bình Dương - tập đoàn lớn nhất thế giới
trong lĩnh vực thiết bị điện) thành lập Công ty liên doanh Chế tạo
biến thế - ABB theo giấy phép đầu tư số 901 cấp ngày 01/07/1994.
Sau khi thành lập Công ty liên doanh Chế tạo biến thế - ABB, thực hiện
theo chủ trương của Nhà nước về việc cho phép các công ty nước ngoài được
đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, với sự cho phép của Bộ Công nghiệp và Tổng
công ty Thiết bị kỹ thuật điện, tháng 1 năm 1999, Nhà máy Chế tạo biến thế
đã tách ra khỏi công ty liên doanh và hoạt động độc lập trở lại. Tuy nhiên, đến
tháng 5 năm 2002, Nhà máy Chế tạo biến thế mới rút hết và hoàn tất xong các
thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho phía đối tác liên doanh
là công ty TNHH ABB. Công ty TNHH ABB trở thành công ty có 100% vốn
nước ngoài. Sau khi tách ra khỏi liên doanh, với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn
có được tích lũy, Nhà máy Chế tạo biến thế tiếp tục đi lên và không ngừng phát
triển với tốc độ phát triển bình quân là 22%/năm.
Đến tháng 3 năm 2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Nhà máy
Chế tạo biến thế đã thực hiện cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ phần Chế
tạo biến thế Hà Nội.
Tháng 9 năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu
Điện Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Cổ phần Thiết bị
điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội theo quyết định số
105/QĐ-HĐQT ngày 25/4/2005 của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện và
Hợp đồng hợp nhất công ty số 01/ HNCT. Công ty hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0103009203 ngày 28/9/2005 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với cơ cấu vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần là 30.000.000.000 đồng.
Trong đó: Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 45%
Tỷ lệ cổ phần sở hữu khác: 55%
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, cùng với đà phát triển của cả nước,
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã không ngừng
phát triển và trở thành một doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, các sản phẩm
mang nhãn hiệu của Công ty đã và đang được cung cấp cho tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân và đời sống sinh hoạt. Công ty đã đạt được kết quả
kinh doanh khả quan với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15%. Dưới đây là
một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong ba năm vừa qua:
Bảng 1.1
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu thuần 52.409 62.340 99.316
Lãi sau thuế 3.289 3.877 5.008
Vốn chủ sở hữu 26.830 38.382 36.210
Tổng giá trị Tài sản 51.771 50.619 62.265
Lãi sau thuế/ Doanh thu thuần 0,06 0,06 0,05
Doanh thu thuần/ Tài sản 1,01 1,09 1,60
Tổng Tài sản/ Vốn chủ sở hữu 1,93 1,49 1,72
ROE 0,12 0,10 0,14
ROA 0,06 0,07 0,08
EPS (đồng/cổ phiếu) 1.096 1.292 1.669
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật
liệu Điện Hà Nội năm 2006, 2007 và 2008.
Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây là khả quan, doanh thu tăng nhanh trong năm 2007 (tăng gần
20% tương ứng với 10.193 triệu đồng so với năm 2006). Đặc biệt, doanh thu
năm 2008 đã đạt tốc độ tăng vượt bậc trong ba năm trở lại đây, cụ thể là tăng
59% so với năm 2007 và tăng 90% so với năm 2006. Mặc dù tại thời điểm
đầu năm 2008, nền kinh tế đã có những biến động lớn nhưng Công ty vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định để đạt được lợi nhuận lớn nhất. Đồng
thời, Công ty cũng đạt được hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản
ở mức tương đối cao.
Như vậy, trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp điện lực, Công ty Cổ phần Chế
tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đóng góp
vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trong giai đoạn chống Mỹ
cũng như trong thời kỳ đổi mới.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh.
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế tạo
Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội được tổ chức theo phương thức trực tuyến,
mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng.
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của toàn Công ty, từ khâu kỹ thuật, khâu kinh doanh đến khâu
tổ chức lao động. Nhiệm kỳ làm việc của Giám đốc là 03 năm.
Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc.
Phó giám đốc bán hàng điều hành phòng Sản xuất kinh doanh, có
nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong tháng; duy trì mối quan hệ
với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới để mở rộng thị
trường.
Phó giám đốc sản xuất điều hành phòng Vật tư, có nhiệm vụ lập kế
hoạch về vật tư, quản lý, thống kê tình hình sử dụng, thanh quyết toán vật tư
và thiết bị.
Phó giám đốc kỹ thuật điều hành phòng Thiết kế kỹ thuật, có nhiệm
vụ thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ sản
xuất.
Bên cạnh đó, hệ thống Quản lý chất lượng chung (QMR) giúp cho
Công ty tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp,
duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ công tác kế toán của Công ty, có
nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty và Pháp luật về công tác tài chính kế toán của đơn vị.
Phòng Tổng hợp chịu sự quản lý của Giám đốc, thực hiện các chức
năng về công tác tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng và thực
hiện các chế độ chính sách đối với người lao động; thực hiện chức năng hành
chính, đời sống, y tế.
Phòng Sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý của Phó giám đốc bán
hàng, có nhiệm vụ lập và theo dõi kế hoạch sản xuất trong tháng, điều động
sản xuất bảo đảm kịp thời tiến độ các đơn đặt hàng; tìm kiếm khách hàng và
mở rộng thị trường.
Phòng Vật tư chịu sự quản lý của Phó giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ
lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng vật tư, đảm bảo cung cấp vật tư
đầy đủ cho sản xuất; mua sắm thiết bị.
Phòng Thiết kế kỹ thuật chịu sự giám sát của Phó giám đốc kỹ thuật,
chịu trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế sản phẩm; quản lý
kỹ thuật, an toàn lao động, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất.
Phòng Tài vụ chịu sự quản lý của Kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổ chức
công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các nghiệp vụ phát
sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh trong định kỳ; lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiền
mặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ; xây