Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.53 KB, 15 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
1.1.Lịch sử hình thành phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
Nhà xuất bản Thống kê là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, trực thuộc Tổng cục thống kê, có trụ sở chính tại 98 Thụy Khê – Tây Hồ - Hà Nội.
Đơn vị được thành lập ngày 20 tháng 1 năm 1981, theo các văn bản pháp lý:
- Thông báo số 346/THXB ngày 20 tháng 10 năm 1980 của Ban tuyên huấn Trung
ương (nay là Ban Tư tưởng văn hoá Trung Ương)
- Quyết định số 165/VHTT ngày 20 tháng 12 năm 1980 của Bộ Văn hoá thông tin (nay
là Bộ Văn hoá và Truyền thông)
- Quyết định số 51/TCTK ngày 20 tháng 1 năm 1981 của Tổng cục thống kê.
Là một nhà xuất bản chuyên ngành, hoạt động NXB đã và đang tiếp tục có đóng
góp quan trọng trong cả hai lĩnh vực: Thống kê và xuất bản.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển
 Từ 1981 đến 1986
Thời gian này, các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực đều
hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Sản xuất và lưu thông không xuất
phát từ nhu cầu của thị trường mà theo định mức, kế hoạch. Đối với các đơn vị sản
xuất kinh doanh xuất bản phẩm cũng vậy, việc sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm
như thế nào và bao nhiêu do nhà nước quyết định, quy trình sản xuất như thế nào (về
lao động, nguyên liệu, công nghệ in ấn, vốn) do nhà nước quy định, vấn đề phân
phối xuất bản phẩm theo phương thức bình quân cũng theo lệnh.
Công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê cũng thực
hiện theo chỉ đạo của Trung ương. Nhà nước cấp chỉ tiêu giấy theo bao cấp, định số
lượng đầu sách, số lượng bản, định giá bán, việc tiêu thụ sách đã có ngành phát hành
sách bao tiêu.
 Từ 1986 đến 1993
Đại hội Đảng toàn quốc VI là một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử kinh tế
nước ta: định hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước. Từ đây xoá bỏ cơ chế
kinh tế tập trung, bao cấp, chuyển sang xây dựng nền kinh thế thị trường nhiều thành
phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.


Khi cơ chế quản lý kinh tế có sự thay đổi, ngành xuất bản ở trong tình trạng khó
khăn chung trên nhiều mặt: tài chính-vốn, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý
và kinh doanh, thị trường,…Những đợt “loạn sách” được biết đến với các hiện
tượng: xuất bản ồ ạt không chọn lọc, xuất bản chồng chéo- một tác phẩm được nhiều
nhà xuất bản cùng sản xuất, và đã được nhận định “công tác xuất bản ở nước ta
những năm 1986-1990 có lúc thuần tuý đi vào thương mại hoá”
1986-1990 là thời kỳ Nhà xuất bản Thống kê học tập, tìm tòi, mở lối đi. Từ năm
1986, Nhà xuất bản được các cơ quan quản lý xuất bản cho phép mở rộng các đề tài
về kinh tế (từ vi mô đền vĩ mô), các lĩnh vực kinh tế tổng hợp như kế hoạch, tài
chính, ngân hàng, thương mại, giá cả... Nhưng nhà xuất bản chưa thể nắm bắt thị hiếu
bạn đọc ngay lập tức, lại phải kiên định, bám sát mục đích, chức năng và nhiệm vụ,
và vượt qua xu hướng thương mại hoá trên thị trường sách, nên nhà xuất bản rơi vào
tình trạng lúng túng với đề tài mới. Về kinh tế tài chính, nhà xuất bản không còn
được bao giá, không được bao tín dụng, phải tự vay ngân hàng hoặc huy động vốn để
kinh doanh, không còn xuất bản theo chỉ tiêu nhà nước giao, nguồn cung cấp giấy bị
cắt và phải tự tìm đầu ra cho xuất bản phẩm nên lợi ích kinh tế được đặt lên hàng
đầu. Vừa tìm đường trong chuyên môn, vừa thử nghiệm trong kinh tế, những năm
1986-1990 nhà xuất bản không có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt đẹp: thua lỗ,
nợ nần.
Từ năm 1990, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản và chính sách giúp
ngành xuất bản ổn định trong sản xuất và thị trường, như ban hành Nghị định 388-
HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp
Nhà nước. Được giúp đỡ về kinh tế, đầu năm 1992, nhà xuất bản được Nhà nước cấp
vốn lần đầu là 117 trđ, kết hợp với thành quả của quá trình thử nghiệm trước đó, nhà
xuất bản đã bắt đầu quá trình đa dạng hoá ấn phẩm và thực hiện liên doanh, liên kết
trong tiêu thụ, chủ động mở rộng xuất bản sang hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt
đến với sách quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của nước ngoài. Việc
Tổng cục thống kế ra Quyết định số 27/TCTK-TCCB ngày 01 tháng 7 năm 1993,
theo Nghị đinh 388/HĐBT, quyết định thành lập lại Nhà xuất bản của Thống kê và
Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp Giấy chứng nhận kinh doanh số 108/797 ngày 18 tháng

7 năm 1993, là một mốc quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà
xuất bản
 Từ 1994 đến nay
Nhà xuất bản Thống kê trong giai đoạn này hoạt động trong môi trường có
nhiều thuận lợi, từ lĩnh vực thống kê tới lĩnh vực xuất bản, vừa được sự quan tâm của
đơn vị chủ quản vừa có các cơ quan quản lý cấp trên khác tạo điều kiện giúp đỡ.
Cùng với quá trình đổi mới công tác thống kê, giai đoạn trước năm 2000, công
tác xuất bản có nhiều tiến bộ rõ rệt: số lượng đầu sách xuất bản ngày một tăng, cùng
với việc xuất bản niên giám, các đơn vị thuộc Tổng cục và nhiều cục Thống kê còn
xuất bản các tập số liệu chuyên ngành, sổ tay điều tra viên, sách phân tích chuyên đề,
phân tích kết quả điều tra với nội dung thiết thực và hình thức phong phú.
Thời gian mà cả nước hồi hộp theo dõi kết quả đàm phán vào WTO cũng là lúc
cả nền kinh tế nhộn nhịp tiến hành chuẩn bị hội nhập sâu hơn với thế giới. Hoà mình
vào không khí hội nhập quốc tế diễn ra ở khắp nơi, Nhà xuât bản không chỉ phấn đấu
nâng cao trình độ với sự giúp đỡ của Cục Xuất bản (tham gia các lớp tập huấn, truyền
đạt và hướng dẫn cho cán bộ các nhà xuất bản về Luật xuất bản mới) mà còn hào
hứng với những hội chợ triển lãm: Triển lãm - Hội chợ sách 2002 tại Thủ đô Hà Nội;
Triển lãm - Hội chợ Sách quốc tế - Việt Nam 2005. Gần đây, nhà xuất bản góp mặt
với gian hàng ấn tượng trong Hội chợ Sách quốc tế 2007 (55 năm ngành Xuất bản -
In và Phát hành sách Việt Nam); Hội chợ triển lãm sách lớn nhất Việt Nam (tại thành
phố Hồ Chí Minh 2008); theo đoàn tham gia tham gia hầu hết các hội chợ triển lãm
sách quốc tế lớn tại Cu-ba, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Đức. Nhà xuất bản cũng xây
dựng trang web, là một trong những phương thức thích ứng với môi trường kinh
doanh yêu cầu trách nhiệm. Tại điều 25 Luật xuất bản mới sửa đổi quy định rõ: chỉ có
các NXB mới được công bố xuất bản phẩm lần đầu trên mạng với mục đích giới
thiệu và kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bản quyền.
Bên cạnh đó, NXB cũng đau đầu với các vấn đề: vi phạm bản quyền tác giả,
sách bị in lậu, xuât bản lịch blốc theo cơ chế mới, xuất bản trên mạng. Ngoài sách lậu
nổi cộm, vần đề hiện nay mà mỗi đơn vị ngành xuất bản cũng đồng thời phải đối mặt
không chỉ là là số lượng sách nhập lớn (2007: gấp 5 lân số lượng tên sách xuất bản

trong nước) mà cả doanh nghiệp nước ngoài, họ được nhập khẩu xuất bản phẩm vào
Việt Nam. Các vấn đề trước mắt cũng khiến đơn vị căng thẳng: xu hướng chạy theo
thị trường lo miếng cơm manh áo; giá giấy in tăng và lạm phát ảnh hưởng trực tiếp
tới giá thành xuất bản, doanh thu, vốn; hiện tượng NXB chỉ là cái mũ để tư nhân làm
xuất bản hoặc phụ thuộc vào đối tác liên kết – đối tượng luôn coi yếu tố lợi nhuận là
mối quan tâm đầu tiên.
Vượt qua cuộc kiểm tra, rà soát về 4 điểm chính (cơ sở vật chất, trang thiết bị
hoạt động; biên chế tổ chức; cơ chế chính sách và chế tài xử phạt) trong hoạt động
của các nhà xuất bản do Cục Xuất bản thực hiện trên phạm vi cả nước cuối năm
2008, nhà xuất bản đã khẳng định năng lực tài chính; năng lực tổ chức bản thảo và
xây dựng kế hoạch đề tài, xuất bản; năng lực thực thi pháp luật và thực hiện các quy
định về xuất bản; chất lượng nguồn lực khả năng ứng dụng công nghệ của mình. Để
hội nhập quốc tế, NXB xác định phương hướng phát triển là phải nâng cao tính
chuyên nghiệp bằng cách xây dựng thương hiệu thông qua những tựa sách có tính
chuyên môn hoá cao.
1.1.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong
thời gian gần đây
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008
1 Nguồn vốn kinh doanh Tr.đ 2139,360 2139,360 2139,360 2139,360
2 Lao động Người 48 54 54 54
3 Doanh thu Tr.đ 22 902,719 23480,740 25833,113 27659,864
4 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 251,735 277,693 297,020 278,033
5 Số đầu sách xuất bản Cuốn 258 243 220 230
Bản Ng.bản 516 510 550 552
Trang Tr.trang 204,047 237,541 548,415 467,145
Biểu số 1.: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh
Với tình hình khó khăn chung, số đầu sách xuất bản của đơn vị cũng bị giảm đi:
từ 258 (2005) xuống 243 (2006), giảm 15 đầu sách; từ 243 (2006) xuống 220 (2007),
giảm 23 đầu sách. Nhưng số bản và số trang có xu hướng tăng lên: từ 516.000(2005)
xuống 510.000(2006), giảm 6000 bản, từ 510.000(2006) lên 550.000(2007), tăng

40000 bản; từ 204,047 tr.trang (2005) lên 237,541 tr.trang (2006), tăng 33,494
tr.trang, từ 237,541 tr.trang (2006) lên 548,415 tr.trang (2007), tăng 310,874 tr.trang.
Đồng thời doanh thu có hướng tăng lên qua từng năm: từ 22902,719 tr.đ (2005) lên
23480,740 tr.đ (2006), tăng 578,021 tr.đ; từ 23480,740 tr.đ (2006) lên 25833,113 tr.đ
(2007), tăng 2352,373 tr.đ.
Như vậy, tuy số đầu sách bị giảm nhưng nhà xuất bản đã có những biện pháp
linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trường và vẫn đảm
bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của một đơn vị doanh nghiệp nhà nước, một đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin.
1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh
1.2.1. Lĩnh vực xuất bản
Nhà xuất bản Thống kê là một doanh nghiệp nhà nước độc lập, hoạt động kinh
doanh có tính chất đặc thù (nhà xuất bản không xuất bản sách giáo khoa, sách báo
chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc). Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là
-Tổ chức biên soạn, biên tập và xuất bản các loại sách số liệu về thông tin kinh
tế-xã hội, sách hướng dẫn công tác và nghiên cứu khoa học về thống kê, kế toán, tài
chính, giáo trình đại học và trung học khối kinh tế tổng hợp.
-Xuất bản các loại chứng từ hạch toán, các biểu mẫu báo cáo thống kê, kế toán,
giấy tờ quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
-Xuất bản các loại lịch.
Ngoài ra, nhà xuất bản Thống kê có nhiệm vụ:
-Giúp đỡ các đơn vị trong ngành làm các thủ tục xuất bản.
-Tổng hợp số lượng xuất bản phẩm của Tổng cục và các Cục thống kê có đăng
ký với nhà xuất bản Thống kê
-Lập kế hoạch xuất bản các xuất bản phẩm thống kê hàng năm.
-Phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra tính thống nhất, tính logic của
nội dung xuất bản phẩm, giữa xuất bản phẩm này với các tài liệu khác đã xuất bản và
trao đổi với đơn vị có bản thảo nếu có vấn đề sai sót, để sửa đổi cho chính xác và
thống nhất trước khi in, phát hành.
1.2.2. Đặc điểm hàng hoá, sản phẩm

Nhà xuất bản Thống kê là nhà xuất bản chuyên ngành vì vậy tập trung vào
Sách số liệu thống kê kinh tế- xã hội, sách hướng dẫn công tác và nghiên cứu khoa
học về thống kê, kế toán, tài chính…giáo trình đại học và trung học khối kinh tế tổng
hợp.
Sách thuộc lĩnh vực thống kê là những sản phẩm chủ yếu của đơn vị, có thể kể
tới các loại sách quen thuộc như: niên giám thống kê; số liệu và phân tích thống kê;
chê độ, nghiệp vụ, nghiên cứu thống kê; niên giám các tỉnh; niên giám danh mục.
Ngoài ra, nhà xuất bản cũng có nhiều đóng góp trong công tác xuất bản sách kinh tế
(từ vi mô đến vĩ mô), đặc biệt là những xuất bản phẩm có liên quan tới thống kê: kinh
tế dự báo, thị trường chứng khoán, kinh tế đầu tư, quản lý kinh tế, tài chính ngân
hàng, nghiệp vụ kế toán thuế. Đồng thời, sách tin học từ kiến thức nhập môn đến
chuyên sâu, tin học ứng dụng trong kinh tế cũng là một mảng sách đáp ứng được nhu
cầu bạn đọc hiện nay.
Sách là hàng hoá có tính chất đặc biệt: là vật mang tin, được mua bán, trao đổi
nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần. Sách số liệu thống kê kinh tế-xã hội là sản phẩm ghi
lại những tổng kết thông tin biểu hiện bằng số, có ý nghĩa thiết thực. Đó là sản phẩm
không chỉ phục vụ thời điểm, đòi hỏi chuẩn xác, mà còn là tài liệu sử dụng trong
nghiên cứu, dự báo, tìm hiểu, khám phá quy luật. Nó đòi hỏi công tác chuẩn bị và
biên tập phải chuyên và sâu trong nghiệp vụ. Trong khi đó, với vị trí là hàng hoá
được buôn bán trên thị trường, sản phẩm sách có nội dung lành mạnh, mang tính
khoa học và thực tiễn, phục vụ cho ngành, cho xã hội, vẫn cần có điểm nhấn về hình
thức, gây ấn tượng ngay từ hình dạng, mẫu mã để đảm bảo khả năng tiêu thụ, không
bị tồn đọng.
Biểu mẫu, chứng từ, giấy tờ quản lý không nhiều, chủ yếu do Bộ tài chính phát
hành.
1.2.3. Quá trình sản xuất
1.2.3.1. Chuẩn bị xuất bản

×