Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 143 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>



<b>--------LÊ THỊ PHONG LAN </b>



<b>NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN </b>


<b>CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH </b>



(DỰA TRÊN TƯ LIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH


GIAO LƯU, GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH)



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ </b>





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>




<b>--------LÊ THỊ PHONG LAN </b>



<b>NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN </b>



<b>CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH</b>

<b> </b>



(DỰA TRÊN TƯ LIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH


GIAO LƯU, GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH)



<b>CHUN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC </b>
<b> MÃ SỐ: 60.3201 </b>


<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ </b>




<b>Người hướng dẫn khoa học: </b>


<b>PGS.TS VŨ QUANG HÀO </b>





</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN </b>



- MC Master of Ceremonies Người dẫn chương trình


- SP Speaker Người nói


- STV Speaker on Television Người nói trên truyền hình


- NV Nhân vật giao lưu


- KM Khách mời giao lưu


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



<i><b>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu </b></i>
<i><b>của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung </b></i>
<i><b>thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình </b></i>
<i><b>nào khác. </b></i>


<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ời đầu tiên, em xin gửi đến Thầy – PGS.TS Vũ Quang
Hào, lòng biết ơn chân thành nhất! Cảm ơn Thầy, người


đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.


Em xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Báo chí, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện
cho em được tiếp cận với nhiều chuyên đề quan trọng, giúp em
có thêm kiến thức nền tảng để viết luận văn này.


Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các
đồng nghiệp ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM và
các đồng nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam, những người
đã hết lòng giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm liên
quan đến đề tài.


Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các bạn
sinh viên, cán bộ hưu trí và các anh chị ở một số cơ quan đoàn
thể…, đã giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và thực hiện điều tra
bảng hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cho tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng biết ơn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trang
Trang phụ bìa


Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng biểu


MỞ ĐẦU 01


<i><b>Chương 1: GIAO LƢU-GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH VÀ </b></i>


<b> VAI TRỊ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH 09 </b>


<b>1.1 </b> <b>Những vấn đề chung về truyền hình </b> <b>09 </b>


1.1.1 Đặc trưng truyền hình 09


1.1.2 Vấn đề thể loại và chương trình 10


1.1.2.1 Chương trình truyền hình 11


1.1.2.2 Vài nét về thể loại truyền hình 13


<b>1.2 </b> <b>Về nhóm giao lƣu -gặp gỡ truyền hình </b> <b>17 </b>


1.2.1 Giao lưu gặp gỡ là gì? 17


1.2.2 Các chương trình giao lưu -gặp gỡ trên đài Truyền hình Việt Nam 19


<b>1.3 </b> <b>Vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình </b> <b>23 </b>


1.3.1 Về khái niệm người dẫn chương trình 24


1.3.2 Vai trị của người dẫn chương trình giao lưu-gặp gỡ truyền hình 26



<i><b>Chương 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA </b></i>


<b> NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH </b> <b>32 </b>
<b>2.1 </b> <b> Lý luận chung về ngôn ngữ trong giao tiếp </b> <b>32 </b>


2.1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ học 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

2.1.2.3 Ngữ pháp 37


2.1.3 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại 37


<b>2.2 </b> <b> Vấn đề sử dụng ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình </b>


<b> giao lƣu-gặp gỡ truyền hình </b> <b>39 </b>


2.2.1 Lời dẫn kết nối tác phẩm 40


2.2.1.1 Dẫn nhập 40


2.2.1.2 Dẫn vào phóng sự 43


2.2.1.3 Lời dẫn kết 45


2.2.2 Xây dựng câu hỏi giao lưu 47


2.2.2.1 Cấu tạo câu hỏi tối thiểu 47


2.2.2.2 Các dạng câu hỏi phỏng vấn 49


2.2.2.3 Sử dụng câu hỏi hiệu quả 51



2.2.3 Đặc trưng phong cách nói 59


2.2.3.1 Phương tiện ngữ âm 60


2.2.3.2 Sử dụng từ ngữ đặc trưng 62


2.2.3.3 Bàn về xưng hô 65


<b>2.3 </b> <b>Lịch sự trong cách hành ngôn </b> <b>69 </b>


2.3.1 Người dẫn đặt câu hỏi “sốc” 70


2.3.2 Người dẫn bình luận, đánh giá phần trả lời của khách mời 72


2.3.3 Người dẫn cướp lời nhân vật 74


2.3.4 Một số động từ gây nên lỗi cho người dẫn 76


<b>2.4 </b> <b> Ngôn ngữ không lời </b> <b>80 </b>


<b>2.5 </b> <b> Tiểu kết </b> <b>85 </b>


<i><b>Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ </b></i>
<b> CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 88 </b>


<b>3.1 </b> <b> Khởi đầu câu chuyện </b> <b>88 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

3.3.2 Yếu tố hài hước 96



3.3.3 Biết lắng nghe và để ý đến người nghe 98


3.3.4 Nghệ thuật làm vừa lòng 99


3.3.5 Một số vấn đề khác 101


<b>3.4 </b> <b> Kinh nghiệm của một số ngƣời dẫn chƣơng trình </b> <b>102 </b>


3.4.1 Tạ Bích Loan 102


3.4.2 Kim Ngân 104


3.4.3 Larry King 106


<b>3.5 </b> <b> Tiểu kết </b> <b>109 </b>


<b>KẾT LUẬN </b> <b>111 </b>


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>PHỤ LỤC: </b>


- Mẫu phiếu điều tra
- Kết quả điều tra


- Các bài phỏng vấn sâu
- Các tài liệu nội bộ VTV
- Các kịch bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>MỞ ĐẦU </b>




<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Ngày nay, truyền hình đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối
với bất kỳ xã hội nào. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, cơng nghệ
thơng tin, khán giả có thể xem truyền hình ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Bằng
giao thức Internet trên đƣờng truyền băng rộng, truyền hình băng rộng đã làm
thay đổi cách thức xem truyền hình của con ngƣời.


Là một công nghệ truyền hình tiên tiến nhất hiện nay, truyền hình băng
rộng phát triển theo xu hƣớng công nghệ mới gọi là Triple Play (ba trong một:
điện thoại, truyền hình, dữ liệu). Khơng cần ti vi, chỉ cần bật máy vi tính hoặc
điện thoại cầm tay, cho phép khán giả kết nối với hàng chục kênh truyền hình
trên thế giới. Với sự hỗ trợ của công nghệ này, ngƣời xem có thể tƣơng tác với
đài truyền hình, với nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tác. Thời đại của truyền hình
hai chiều đã chính thức gõ cửa truyền hình Việt Nam khi truyền hình băng rộng
có mặt ở nƣớc ta vào tháng 3/2006.


Cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật cơng nghệ, truyền hình hai chiều, hay cịn
gọi là truyền hình tƣơng tác, khán giả là ngƣời chủ động phát sóng các chƣơng
trình. Có nghĩa là khán giả có quyền u cầu chƣơng trình chứ nhất thiết phải
chờ đợi xem chƣơng trình theo lịch phát sóng của nhà Đài. Ngƣời xem cũng có
thể phản ứng trực tiếp đối với chƣơng trình đang phát và Đài truyền hình sẽ
nhận đƣợc ngay ý kiến khán giả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

truyền hình cáp Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể xem 34 kênh truyền hình
khác nhau của Việt Nam và các kênh nổi tiếng của thế giới.


Nói những vấn đề trên để thấy rằng, khơng cịn thời đại của truyền hình
Việt Nam “cho gì xem nấy”. Nhà Đài bắt buộc phải thay đổi tƣ duy, thay đổi
cách làm truyền hình và phải hồn thiện mình ở tất cả các mặt. Nếu một chƣơng


trình, một chuyên mục, một kênh truyền hình nào đó khơng đáp ứng nhu cầu của
khán giả sẽ mất khán giả ngay. Và ngƣợc lại, nếu là một chƣơng trình tốt thì
hiệu ứng của nó là vơ cùng khi con ngƣời càng ngày càng dễ dàng tiếp cận với
truyền hình.


Trên thực tế, nhiều chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam và một số
đài địa phƣơng đã tiếp cận đƣợc cách làm truyền hình hiện đại. Những ê-kip làm
chƣơng trình đã chuyên nghiệp hơn, năng động hơn. Nhiều chƣơng trình trị
chơi, giao lƣu-gặp gỡ đã sử dụng cách làm truyền hình hiện đại để chuyển tải
thơng tin. Chƣơng trình truyền hình mang tính tƣơng tác đã đƣợc khai thác ngày
càng nhiều với sự dẫn dắt của ngƣời dẫn chƣơng trình, thay thế dần cho cách
làm truyền hình theo phƣơng pháp “điện ảnh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tuy nhiên, nhìn ở bình diện chung, những ngƣời dẫn chƣơng trình nói
chung và chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ nói riêng hiện nay trên sóng truyền hình
VIệt Nam và các đài địa phƣơng còn khá nhiều khập khiễng trong hành ngôn,
ứng xử. Ngƣời dẫn không đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự phát, thiếu tính chuyên
nghiệp là vấn đề bức xúc đặt ra cho những ngƣời làm truyền hình.


<b>MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>


Trong khi hiện nay, chƣơng trình trị chơi dƣờng nhƣ bão hịa trƣớc làn
sóng “trị chơi truyền hình”, khơng ít khán giả đã và đang tìm đến với những
cuộc trị chuyện mang tính sự kiện, mang tính xã hội.


Trong hệ thống các nhóm tác phẩm truyền hình trên truyền hình Việt Nam
hiện nay thì giao lƣu gặp gỡ là nhóm mang tính tƣơng tác cao với cách làm
truyền hình hiện đại. Tuy nhiên, để có thể tạo nên một chƣơng trình hấp dẫn
không phải là vấn đề đơn giản, trong đó, vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình
đƣợc coi là yếu tố tiên quyết. Đó là ngƣời điều khiển buổi nói chuyện, tìm kiếm


thơng tin và chia sẻ thơng tin với khán giả. Chính ngơn ngữ của ngƣời dẫn góp
phần rất lớn trong việc khai thác câu chuyện của nhân vật, khách mời.


Truyền hình ở nƣớc ta so với thế giới cịn khá mới mẻ về lịch sử hình thành
và phát triển, do đó, những cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến truyền
hình cịn ít, nhất là về phạm trù ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Với luận
văn này, mục đích trƣớc tiên là góp phần xây dựng hệ thống lý luận ngôn ngữ
của ngƣời nói, ngƣời dẫn chƣơng trình trên truyền hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

truyền hình, qua kết quả điều tra xã hội học và kinh nghiệm của một số ngƣời
dẫn chƣơng trình hàng đầu ở nƣớc ta, luận văn sẽ đƣa ra những qui luật, cách
thức tổ chức và sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Mong muốn lớn nhất của chúng tôi với luận văn này là góp phần giúp cho ngƣời
dẫn chƣơng trình, khơng chỉ với ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ mà
cịn ở các chƣơng trình khác trên truyền hình, biết cách sử dụng ngôn ngữ hiệu
quả nhất.


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>


Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu về
ngơn ngữ, cách thức nói, dạng thức nói trên truyền hình. Có thể kể đến Khóa
luận tốt nghiệp “Bƣớc đầu tìm hiểu nghệ thuật nói trƣớc cơng chúng truyền
hình” năm 2005 của Trƣơng Thị Diệu Thúy, luận án tiến sĩ ngữ văn “Dạng thức
nói trên truyền hình” năm 2005 của Nguyễn Bá Kỷ. Với Trƣơng Thị Diệu Thúy,
đó là cơng trình nghiên cứu chủ yếu nói về các phát thanh viên (Speaker) trên
các bản tin thời sự của đài Truyền hình Việt Nam. Với Nguyễn Bá Kỷ, tác giả đi
rộng hơn là Dạng thức nói trên truyền hình, với khái niệm Speaker on
Television. Khái niệm này bao gồm cả ngƣời nói – phát thanh viên (Speaker -
SP) và ngƣời dẫn chƣơng trình (Master of Ceremonies – MC) trên truyền hình.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu một cách chung về dạng thức nói, chứ khơng đi


sâu vào tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ cụ thể của phát thanh viên hay của
ngƣời dẫn chƣơng trình ở nhóm chƣơng trình, thể loại nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


Ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp là phạm vi rộng. Trong luận
văn này, chúng tôi dựa vào nền tảng các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học
để nói về vấn đề ngƣời dẫn chƣơng trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao
tiếp trên truyền hình.


Ở đây, chúng tơi khơng đi vào tìm hiểu ngơn ngữ truyền hình mà là ngơn
ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Dựa trên các phƣơng tiện ngơn ngữ nhƣ ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngƣời dẫn đã thể hiện cách ăn nói của mình nhƣ thế nào
trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình. Luận văn khơng chỉ tìm
hiểu ngơn ngữ của ngƣời dẫn ở dạng thức nói, mà cịn lĩnh vực ngơn ngữ khơng
lời, ở khía cạnh ngơn ngữ của báo chí. Vì thực chất, trong q trình tạo nên tác
phẩm, đó là những nhà báo thực thụ với cách dụng ngôn phù hợp để tìm kiếm
thơng tin, chia sẻ thơng điệp với khán giả.


Các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ ở đây cũng giới hạn trên đài Truyền hình
Việt Nam, và một vài chuyên mục ở đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Sở
dĩ có điều này bởi nhóm giao lƣu-gặp gỡ sử dụng khơng nhiều trong các chuyên
mục trên các đài. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu ngƣời dẫn đủ khả năng
làm cho chƣơng trình hay.


Bao giờ cũng vậy, nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ luôn là một lĩnh vực
không đơn giản, nhất là khi chọn đề tài về ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình, một lĩnh vực nghiên cứu cịn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Để có kết quả
tốt, chúng tơi đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu cùng lúc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

chƣơng trình của nƣớc ngồi. Từ cách tiếp cận này, chúng tơi có cái nhìn cụ thể
cho đề tài.


Thứ ba, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học với 504 phiếu chia ra cả ba
miền: miền Bắc (209 phiếu), miền Trung – Tây Nguyên (128 phiếu), miền Nam
(167 phiếu), nhằm thu thập thông tin từ khán giả về các vấn đề liên quan đến
ngƣời dẫn chƣơng trình nhƣ tiêu chuẩn, cách sử dụng ngơn ngữ, đề tài… Sau đó,
chúng tơi sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS (Statistic Package for Social Science)
– một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp nhất
hiện nay để phân tích xử lý các dữ liệu thu thập đƣợc. Trên cơ sở thông tin điều
tra đƣợc, chúng tơi tiến hành phân tích và đánh giá để đƣa ra những nhận định,
kết luận. Cách tiếp cận này sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn tổng quát và là những
minh chứng cho các lập luận.


Thứ tƣ, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số ngƣời dẫn chƣơng trình
trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình đƣợc nhiều khán giả yêu
mến hiện nay để chính những ngƣời trong cuộc có cái nhìn về nghề của mình.
Ngƣời dẫn cũng chia sẻ những kinh nghiệm, những suy nghĩ về nghề dẫn
chƣơng trình mà các cách tiếp cận khác của chúng tôi chƣa làm sáng tỏ.


Bên cạnh đó, chúng tơi dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp và qua
quan sát các đồng nghiệp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá.


Các phƣơng pháp làm việc nêu trên không tiến hành riêng lẻ mà có sự phối
hợp, hỗ trợ cho nhau trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu.., để chúng tôi tiến hành làm luận văn này.


<b>3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

sở để đƣa ra những lý thuyết chung về cách sử dụng ngơn ngữ có lời và phi lời.


Luận văn cũng nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về nghiệp vụ báo chí ở khía
cạnh ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.


Là một cơng trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi luôn mong muốn luận
văn có giá trị thực tiễn cao. Chúng tơi đã sử dụng nhiều thông tin, tƣ liệu từ thực
tiễn, qua trò chuyện, qua những cuộc phỏng vấn sâu với ngƣời dẫn chƣơng trình
để từ đó có những kết luận đúc kết từ thực tế sống động nhất. Chọn những
chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ, một nhóm chƣơng trình ln địi hỏi
ngƣời dẫn ở mức độ cao về mọi mặt, chúng tơi hi vọng đó nhƣ là một cách để
đƣa ra những “chuẩn mực” cần thiết. Từ đó, giúp cho ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình tránh đƣợc những khuyết điểm cũng nhƣ phát huy ƣu điểm trong sử
dụng ngơn ngữ. Hơn nữa, những ai u thích nghề dẫn chƣơng trình đều có thể
xem luận văn nhƣ một tài liệu tham khảo hữu ích để rèn luyện khả năng làm
nghề dẫn chƣơng trình hoặc đơn giản là để nói chuyện trƣớc cơng chúng đạt
hiệu quả cao hơn.


<b>CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN </b>


Luận văn gồm các phần:
1. Mục lục


2. Danh mục chữ viết tắt
3. Danh mục bảng biểu


4. Phần mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, ý
nghĩa lý thuyết và thực tiễn…


5. Phần nội dung chính, gồm 3 chƣơng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Chƣơng 2: Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình giao


lƣu gặp gỡ truyền hình


- Chƣơng 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng
trình truyền hình.


6. Phần kết luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>GIAO LƯU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA </b>


<b>NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH </b>



<b>1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH </b>
<b>1.1.1 Đặc trƣng truyền hình </b>


So với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác nhƣ báo in, phát
thanh, thì truyền hình có lịch sử hình thành muộn nhất. Tuy nhiên, ngay khi ra
đời, nhiều giả thuyết cho rằng thời đại của báo in, phát thanh đã chấm hết,
nhƣờng chỗ cho truyền hình. Sở dĩ có giả thuyết nhƣ vậy là bởi truyền hình đã
sử dụng đƣợc gần nhƣ toàn bộ thế mạnh của điện ảnh, phát thanh và cả báo viết
làm công cụ truyền tải thông tin. Nếu ở báo in, đó là ngơn ngữ viết và những
hình ảnh tĩnh. Phát thanh là ngơn ngữ của âm thanh (bao gồm cả tiếng động và
âm nhạc, lời nói). Điện ảnh là những thƣớc phim với hình ảnh động. Truyền
hình có khả năng chuyển tải thơng tin khơng những bằng phƣơng tiện hình ảnh
động (cả hình ảnh tĩnh nếu cần), sử dụng âm thanh và cả chữ viết. Tính đa kênh
(kênh lời, kênh hình ảnh, kênh chữ) đã tạo cho truyền hình một thế đứng vững
vàn trong các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác.


Bên cạnh tính đa kênh, truyền hình cịn sở hữu tính “giao tiếp” giữa Nhà
Đài và khán giả. Ngƣời nói trên truyền hình là đang nói chuyện với cơng chúng


<i>của mình : “Kính thưa q vị và các bạn, mời quí vị và các bạn theo dõi những </i>


<i>phần tin tức sau đây….”, “Mời bà con nông dân và quí vị cùng đến thăm trang </i>
<i>trại của anh…”. Ngay sau lời chào, lời mời là những hình ảnh động, tạo cảm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

nhà Đài và công chúng càng rõ hơn, khi truyền hình có khả năng thông báo
thông tin bằng cả hình thức thức nghe và nhìn. Khán giả nghe đƣợc tiếng nói và
thấy đƣợc hình ảnh chính bản thân sự kiện đang diễn ra và khán giả nhƣ đƣợc
tham gia vào câu chuyện với ngƣời đại diện, ngƣời dẫn dắt là các STV. Giao
tiếp với công chúng đã tạo nên đặc điểm riêng trong các chƣơng trình truyền
hình.


Ngơn ngữ truyền hình đã tạo một khả năng tiếp nhận thông tin của khán giả
khác hẳn so với các loại hình truyền thơng khác. Truyền hình có thể đạt tới độ
tuyệt đối về phạm vi công chúng tiếp nhận khi trong cùng một lúc có thể đƣa
thơng tin đến cho hàng tỉ ngƣời trên thế giới. Đối tƣợng công chúng truyền hình
khơng phân biệt ngơn ngữ, quốc gia, trình độ, tuổi tác và cả ngƣời khuyết tật.
Nếu một ngƣời khơng bị khiếm thị lẫn mất thính giác, đều có thể là khán giả của
truyền hình. Trong khi đó, báo in ln chọn lựa khán giả nhƣ phải biết chữ, phải
có trình độ nhất định. Hay ở phát thanh, bắt buộc ngƣời nghe phải khơng có vấn
đề về thính giác… Khả năng tiếp nhận thơng tin đã tạo nên sức mạnh đặc thù
cho truyền hình mà khơng phƣơng tiện truyền thơng đại chúng nào có thể mang
lại hiệu quả hơn.


Đặc trƣng nữa của truyền hình là tính trực tiếp. Nhƣ đã nói, ngay trong
cùng một thời điểm, hàng tỉ ngƣời ở khắp các châu lục trên thế giới có thể theo
dõi một sự kiện diễn ra. Với khả năng có thể làm ảnh hƣởng đến suy nghĩ, nhận
thức của con ngƣời trên phạm vi toàn thế giới ngay cùng một thời điểm phát
hình, truyền hình là một trong những phƣơng tiện hàng đầu trong tạo lập dƣ
luận, định hƣớng dƣ luận.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>Ở truyền hình thƣờng có sự gặp nhau giữa chương trình và thể loại trong </i>
một tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, xét về tính chất, hai khái niệm này hồn tồn
khác nhau.


Trong nhiều lần liên hoan truyền hình tồn quốc, tại các cuộc hội thảo
chuyên đề, những vấn đề về thể loại truyền hình cũng chƣa đƣợc hiểu đầy đủ.
Phổ biến là sự khơng rõ ràng giữa khái niệm chƣơng trình truyền hình và thể
loại truyền hình. Trong thông báo số 906/TB-THVN ngày 1/9/2003 do Tổng
giám đốc Vũ Văn Hiến ký, mục II, đề cập đến các thể loại tham dự liên hoan
truyền hình, khái niệm “chƣơng trình truyền hình tƣơng tác” đƣợc hiểu nhƣ một
thể loại, và các chƣơng trình thuộc nhóm giao gặp gỡ đƣợc xếp vào loại này.


Để hiểu rõ hơn vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trong các
chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, chúng tơi xin dành một phần luận văn để bàn về
vấn đề còn khá mới mẻ ở nƣớc ta hiện nay. Thực tế lý luận truyền hình hiện nay
cịn q ít, nếu có thì mỗi tác giả một quan điểm nên các khái niệm còn chƣa
thống nhất. Khi bắt tay vào làm luận văn này, chúng tôi không khỏi lúng túng
trƣớc các khái niệm từ sự không thống nhất này. Hiểu khái niệm thể loại báo chí
truyền hình với chƣơng trình truyền hình để tránh những ngộ nhận và góp phần
tăng hiệu quả tác nghiệp cho các chƣơng trình truyền hình là điều cần thiết.


<i><b>1.1.2.1. Chương trình truyền hình </b></i>


Cùng với sự xuất hiện của báo chí phát thanh, sau đó là truyền hình thì
cũng xuất hiện thuật ngữ chƣơng trình (programme, program). Thuật ngữ này
thể hiện rõ bản chất của chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

“kết dính” với nhau, đƣợc sắp đặt theo một trình tự nào đó của Nhà đài để tạo
nên chƣơng trình. Theo đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa, chƣơng trình truyền


<i>hình là “hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội </i>


<i>để truyền tải thông tin đến công chúng”. </i>


<i>Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, tác giả Trần Bảo Khánh </i>
<i>cho rằng, chƣơng trình là “kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với cơng </i>


<i>chúng”. Nhƣ vậy, ở một góc độ nào đó, chƣơng trình cũng có thể hiểu là cách </i>


gọi cho một tác phẩm hồn chỉnh.


Bất kì một chƣơng trình truyền hình nào cũng có một cái tên. Cái tên đó
chính là chủ đề cơ bản, là mục đích chính của chƣơng trình. Ví dụ chƣơng trình
thời sự, chƣơng trình thể thao, chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời, chƣơng trình
Ngƣời xây tổ ấm, chƣơng trình Vì an ninh Tổ quốc… Một chƣơng trình truyền
hình ln có tính ổn định cao, tính thống nhất và tính định kỳ.


Ở đây cũng cần nói thêm về chun mục trên đài truyền hình. Có thể hiểu
nôm na chuyên mục là mục thƣờng kỳ dành riêng cho một vấn đề nào đó. Nhƣ
<i>vậy, ở mức độ nào đó, cách gọi chuyên mục và chương trình tƣơng đƣơng nhau. </i>
Trong các giấy tờ áp khung để tính nhuận bút của đài truyền hình Việt Nam, ghi
rõ: Chuyên mục: ngƣời xây tổ ấm, thể loại áp dụng: giao lƣu gặp gỡ truyền hình.
(xem thêm phụ lục). Tuy nhiên, ở một tác phẩm cụ thể thì khơng thể gọi là
<i>chuyên mục đƣợc. Cách gọi chuyên mục hay chương trình tùy thuộc vào từng </i>
trƣờng hợp.


Mỗi chƣơng trình phục vụ cho những đối tƣợng chuyên biệt hay phục vụ
cho đơng đảo quần chúng thì cũng cần trả lời các câu hỏi:


- Cái gì? (chủ đề chƣơng trình).



- Nhƣ thế nào? (Thể loại, hình thức thể hiện).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Khi nào? (Thời gian phù hợp hay bắt buộc).


- Hiệu quả? (Chƣơng trình mang lại điều gì cho đối tƣợng hƣớng tới).
<i>Nhƣ vậy, khi dùng từ chương trình, nó bao hàm nhiều vấn đề: nội dung, </i>
hình thức thể hiện, đối tƣợng hƣớng tới, kết quả đạt đƣợc…Có lẽ do điều này
<i>mà cách gọi chương trình đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong lĩnh vực truyền </i>
hình hiện nay, thay thế cho nhiều cách gọi khác.


<i><b>1.1.2.2 Vài nét về thể loại truyền hình </b></i>


Vấn đề thể loại luôn là vấn đề gây sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Ở
nƣớc ta, truyền hình là loại hình báo chí xuất hiện trễ hơn so với báo in và phát
thanh. Lý luận báo chí truyền hình ở nƣớc ta chƣa nhiều, chƣa đầy đủ. Do đó,
cách phân loại hiện nay cũng chƣa thống nhất và chƣa khái quát hết thực tiễn
của truyền hình.


Theo tác giả Trần Bảo Khánh, ở một số nƣớc phát triển, ngƣời ta thƣờng
chia truyền hình làm 5 loại tác phẩm cơ bản:


-Loại thuyết trình (Lecture): Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên
tập viên để trình bày một vấn đề. Ƣu điểm của nó là dễ sản xuất, đƣợc bấm máy
ngay tại trƣờng quay hoặc dàn cảnh đơn giản.


-Loại phỏng vấn (interview): Sử dụng các dạng câu hỏi để phỏng vấn tìm
kiếm thơng tin.


-Loại thảo luận (Panel Discusion): Là loại tác phẩm sử dụng phƣơng thức


thảo luận giữa nhà báo và các chuyên gia. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đƣa ra
các thông tin về quan điểm, tƣ tƣởng, ý kiến về một vấn đề, nhƣng lại đặt trọng
tâm vào việc cọ sát các quan điểm, ý kiến đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

-Loại sản xuất trực tiếp: Là loại tác phẩm truyền hình đƣa khán giả chứng
kiến trực tiếp các sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời với thời gian phát hình.
Cách chia trên cho thấy khơng có sự thống nhất về tiêu chí, bởi thực tiễn
hoạt động truyền hình, nhiều tác phẩm truyền hình là sự kết hợp của 5 loại “tác
phẩm” trên.


Hay một cách chia khác của TS Trần Đăng Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Đài
truyền hình Việt Nam, trong một phát biểu tại Hội thảo “Sản xuất chƣơng trình
chuyên đề” tại liên hoan truyền hình tồn quốc năm 2003, dựa trên tiêu chí
phƣơng thức sản xuất, có thể chia thành hai nhóm chính:


-Loại sản xuất theo phƣơng thức trƣờng quay (ghi hình trong studio là chủ
yếu): bao gồm các tác phẩm phỏng vấn, đàm luận, phát biểu…


-Loại sản xuất theo phƣơng thức điện ảnh (ghi hình ngồi trời là chủ yếu):
Bao gồm các thể loại nhƣ tin tức, phóng sự, tài liệu.


Cách chia nhóm chƣơng trình theo qui trình sản xuất có nhiều điểm hợp lý.
Tuy nhiên, xét về bản chất và cấu trúc một tác phẩm thì cách chia này vẫn chƣa
hỗ trợ đƣợc ngƣời làm truyền hình tác nghiệp một cách hiệu quả.


Rõ ràng, nếu xét trên những tiêu chí khác nhau, có thể có nhiều cách phân
chia báo chí truyền hình khác nhau. Dựa trên lý thuyết về tính trội, về tần suất
xuất hiện cao của các yếu tố hình thức, tổng hợp từ nhiều cách phân loại khác
nhau, trên cơ sở những đặc trƣng truyền hình và tình hình thực tế của báo chí
truyền hình ở nƣớc ta, có thể chia thành các nhóm:



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

gỡ cũng dùng hình thức thơng tin bằng phƣơng pháp tạo hình để có thể làm rõ
hơn, hoặc gợi mở cho câu chuyện của nhân vật qua các phóng sự ngắn. Nhóm
giao lƣu gặp gỡ bao gồm nhiều thể loại nhƣ: phỏng vấn, bình luận, đàm luận, tọa
<i>đàm, phát biểu trên truyền hình. Cách gọi tên giao lưu-gặp gỡ cho nhóm này </i>
cũng đƣợc Đài truyền hình Việt Nam sử dụng trong cách sắp xếp, bố cục
chƣơng trình, gọi tên trong các nguồn giấy tờ.


Một trong những đặc điểm nổi bật của nhóm giao lƣu-gặp gỡ là tính tƣơng
tác cao. Trong phóng sự, phim tài liệu, khán giả khơng thể cùng tham gia vào
chƣơng trình nhƣng đối với các chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ,
ngƣời xem có thể giao lƣu, “tƣơng tác” với ngƣời dẫn, với các chuyên gia thông
qua trực tiếp tại trƣờng quay, điện thoại, hoặc e-mai v.v…


<i><b>- Nhóm tạo hình (cịn gọi là nhóm Điện ảnh): Bao gồm các thể loại: tin, </b></i>
phóng sự, phim tài liệu, tƣờng thuật, ghi nhanh…Thông tin đƣợc chuyển tải chủ
<i>yếu bằng hình ảnh ghi tại hiện trƣờng. Đây là tác phẩm mà tính tin tức đƣợc thể </i>
hiện hết sức rõ rệt.


<i><b>- Nhóm tạp kỹ và trị chơi truyền hình (live show, games show): Đây là </b></i>
các tác phẩm truyền hình mà nội dung giải trí đƣợc coi là mục tiêu hàng đầu,
yếu tố tranh đua, yếu tố hợp tác, yếu tố bất ngờ luôn đƣợc chú trọng để tạo nên
sự kích thích theo dõi trong các chƣơng trình này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Ở đây chúng tôi không sử dụng danh từ thể loại để chỉ một nhóm, vì xét về </i>
bản chất, cách gọi này là không phù hợp. Trên từ điển điện tử Wikipedia, khi
định nghĩa về talk show, ngƣời ta không sử dụng từ “genre” - thể loại, mà dùng
từ “program” – chƣơng trình.


<i>Từ những trình bày trên có thể thấy rằng cách gọi thể loại hay chương </i>



<i>trình phụ thuộc vào góc nhìn của vấn đề và đặt nó trong mối tƣơng quan giữa </i>


hình thức thể hiện và bản chất của một chƣơng trình trên truyền hình. Nếu ta bàn
về cách thể hiện, hình thức tạo lập nên tác phẩm, thì có thể hiểu đang nhìn ở góc
độ của một thể loại. Nhƣng nếu nhìn ở một chỉnh thể thì nó đƣợc xem nhƣ là
chƣơng trình của truyền hình. Ví dụ, gọi là chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời chứ
không thể gọi là thể loại Ngƣời đƣơng thời. Nhƣng chƣơng trình này thuộc
nhóm giao lƣu gặp gỡ với cách thể hiện gồm nhiều thể loại khác nhau.


<i>Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng từ các chương trình giao lưu gặp </i>


<i>gỡ, hiểu nhƣ các chỉnh thể, các chƣơng trình hồn chỉnh, các tác phẩm truyền </i>


<i>hình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ truyền hình. Cách gọi các chương trình giao </i>


<i>lưu gặp gỡ thƣờng sử dụng để gọi chung cho những chƣơng trình thuộc nhóm </i>


<i>giao lƣu-gặp gỡ, bao gồm chƣơng trình Người đương thời, Người xây tổ ấm, </i>


<i>Những ước mơ xanh… </i>


Về bản chất của thể loại và chƣơng trình cần phân biệt rõ. Có thể có một
chƣơng trình truyền hình sử dụng một thể loại nhƣng đây là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Điều này có thể so sánh nhƣ báo in có trang báo, mỗi trang báo
có thể có một chủ đề, một lĩnh vực phản ánh nhất định (nhƣ trang chính trị,
trang kinh tế, trang văn hóa – nghệ thuật v.v…), nhƣng trang báo không phải là
thể loại, cho dù có trang báo chỉ có một tác phẩm báo chí duy nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

các từ dùng trong luận văn. Trên cơ sở đó để phân tích vấn đề ngơn ngữ của


ngƣời dẫn, khảo sát qua các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ.


<b>1.2 VỀ NHÓM GIAO LƢU-GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH </b>
<i><b>1.2.1 Giao lưu – gặp gỡ là gì? </b></i>


<i>a. Theo từ điển điện tử bách khoa Wikipedia thì: “Talk show (Mỹ) hay chat </i>


<i>show (Anh) là một chương trình truyền hình hoặc phát thanh mà một nhóm </i>
<i>người ngồi lại với nhau để thảo luận một số chủ đề mà người dẫn chương trình </i>
<i>đưa ra. Thơng thường, các talk show có một ban khách mời hiểu biết rõ hoặc có </i>
<i>nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang được thảo luận trong chương </i>
<i>trình đó. Ngồi ra cịn có bộ phận biên tập để nhận điện thoại trực tiếp của </i>
<i>người tham gia từ nhà, trong xe hơi, v.v…”</i>1.


Talk show xuất hiện từ những ngày đầu của truyền hình. Các talk show
buổi đêm có lẽ là những chƣơng trình đầu tiên và cũng “cao niên” nhất, nhƣ The
Late Late Show của RTÉ. Nhân vật tiên phong về tin tức truyền hình là Edward
R.Murrow dẫn một talk show có tên gọi Small World vào cuối thập niên 1950,
và kể từ đó, các talk show chính trị chi phối sóng ở Mỹ vào các buổi sáng chủ
nhật.


Trên thế giới, talk show có nhiều “cấp”, từ những chƣơng trình do các nhân
vật tiếng tăm dẫn và đoạt giải Emmy nhƣ Oprah Winfrey show, Ellen show hay
Larry King show cho đến những chƣơng trình bị coi là “vớ vẩn” nhƣ The Jerry
Springer Show.




1<b><sub> A talk show (U.S) or chat show (Brit.) is a television or radio program where a group of people come </sub></b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Ở nƣớc ta, dạng talk show có tên chuyên mục đầu tiên là chƣơng trình


<i>Người đương thời, ra đời năm 2001. Tiếp theo đó là các chƣơng trình Những </i>
<i>ước mơ xanh, Người xây tổ ấm, Sự kiện và bình luận, Giờ cao điểm v.v…Tuy </i>


nhiên, cách thể hiện một tác phẩm thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ ở nƣớc ta cũng
khác nhiều. Nó tùy thuộc rất nhiều vào đối tƣợng, chủ đề, thể loại của từng
chuyên mục. Đối với tính tƣơng tác với khán giả cũng có nhiều cách thể hiện.
Có dạng khán giả trong trƣờng quay giao lƣu với nhân vật, có dạng khán giả
giao lƣu với ngƣời dẫn chƣơng trình, có dạng khán giả ở ngồi studio điện thoại
vào, viết thƣ gửi đến chƣơng trình, gửi E-mail v.v…Bên cạnh đó, các chƣơng
trình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ thƣờng đƣợc xây dựng với nhiều thể loại báo
chí truyền hình đan xen nhau nhƣ phỏng vấn, tọa đàm, phóng sự, tin tức…


<i>b. Cũng xin đƣợc nói rõ thêm khái niệm truyền hình tương tác dùng cho </i>
nhóm giao lƣu-gặp gỡ truyền hình ở nƣớc ta. Thuật ngữ tƣơng tác (interactive)
đƣợc du nhập từ nƣớc ngòai vào Việt Nam trƣớc hết xuất phát từ công nghệ
thông tin. Ý nghĩa nguyên gốc của khái niệm tƣơng tác là ảnh hƣởng lẫn nhau,
tác động với nhau (reciprocally active; acting upon or influencing eachother –
<i>Tự điển Oxford), là sự tác động qua lại giữa con người với nhau, giữa con </i>


<i>người với máy tính thơng qua một mơi trường cụ thể nào đó. </i>


Truyền hình tƣơng tác (Interactive television) ở nƣớc ngoài đƣợc xem nhƣ
một thuật ngữ kỹ thuật, nhằm phân biệt với các hình thức truyền hình khơng trả
tiền và ngƣời xem không đƣợc phép chọn lựa nội dung cần xem. Truyền hình
tƣơng tác là phƣơng thức xem truyền hình mà ngƣời xem phải trả tiền và đƣợc
quyền chọn lựa chƣơng trình để xem nhờ công nghệ kỹ thuật số. Khán giả
truyền hình đƣợc xem nhƣ một khách hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

truyền hình có giao lƣu, có khán giả đặt câu hỏi trực tiếp là những chƣơng trình
có tính tƣơng tác mà thơi. Thuật ngữ tƣơng tác ở đây đƣợc xem nhƣ một phƣơng
thức mới, tính chất mới trong sản xuất các chƣơng trình truyền hình, đó là tính
giao tiếp truyền hình theo cách làm mới, dân chủ hơn, không bị sa vào một
chiều thông tin nhƣ trƣớc đây.


Vấn đề ở đây không chỉ là tên gọi. Cách sử dụng khái niệm này để diễn đạt
cho một mô hình chƣơng trình truyền hình có tính chất giao lƣu và hiểu nhƣ một
thể loại báo chí hiện đại, một lần nữa chứng tỏ ranh giới giữa khái niệm chƣơng
trình và thể loại dễ bị đánh đồng.


<i>c. Từ những khái quát trên, có thể hiểu: Giao lưu- gặp gỡ trên truyền hình </i>


<i>là dạng chương trình mà người dẫn - đại diện cho đài truyền hình trò chuyện, </i>
<i>phỏng vấn các khách mời nhằm tạo ra một sản phẩm thơng tin có tính bức thiết, </i>
<i>hoặc để khắc họa chân dung nhân vật và thông qua nhân vật, chương trình </i>
<i>chuyển tải thơng điệp nào đó đến cơng chúng. Trong nhóm giao lưu gặp gỡ, vai </i>
<i>trị của người dẫn chương trình rất quan trọng, được xem như người chủ của </i>
<i>buổi trị chuyện. Tính tương tác ln là một yếu tố nổi bật trong nhóm giao </i>
<i>lưu-gặp gỡ, ln được sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật công nghệ trong quá trình giao </i>
<i>lưu. </i>


<i><b>1.2.2 Các chương trình giao lưu gặp gỡ trên Đài Truyền hình Việt Nam </b></i>


a. Tính đến tháng 9/2006, các chuyên mục đƣợc sắp xếp vào nhóm giao lƣu
gặp gỡ để thanh tốn chi phí, nhuận bút của đài Truyền hình Việt Nam (VTV1,
<i>VTV2, VTV3) là: Văn hóa Sự Kiện Nhân Vật, Người Đương thời, Người xây tổ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

So với hệ thống chun mục hiện có trên đài Truyền hình Việt Nam, các
chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ xây dựng thành chuyên mục hiện nay


trên truyền hình Việt Nam khơng nhiều, 16 chuyên mục/158 chuyên mục
(VTV1: 59 chuyên mục, VTV2: 54 chuyên mục, VTV3: 45 chuyên mục), chiếm
khoảng 10% trong tổng số các chuyên mục. Ở các đài địa phƣơng cũng rất ít
chuyên mục thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ. Cách phân loại cho các chƣơng trình
cũng khơng phù hợp, nhiều chƣơng trình tuy xếp vào nhóm giao lƣu-gặp gỡ
nhƣng cách thể hiện khơng phải nhƣ vậy. Ví dụ chƣơng trình Doanh nhân Việt
Nam phát trên VTV1. Cách thể hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp “điện ảnh”, tính
giao lƣu, tƣơng tác hầu nhƣ khơng có. Nhân vật trả lời không cần câu hỏi của
ngƣời dẫn trƣớc ống kính. Ngƣời dẫn ở đây thỉnh thoảng xuất hiện với tƣ cách
nhƣ một phóng viên đang tác nghiệp. Hay một số chƣơng trình khác nhƣ Me
xanh, Dành cho ngƣời hâm mộ, Sân khấu thƣờng thức, Cùng nơng dân bàn cách
làm giàu, phần mang tính giao lƣu khơng nhiều. Một số chƣơng trình Hội nhập,
có khi ngƣời dẫn chỉ đóng vai trị nhƣ ngƣời kết dính các tin, phóng sự cùng một
chủ đề. Hay nhƣ chƣơng trình Văn hóa-Sự kiện-Nhân vật, đƣợc xây dựng dƣới
hình thức của một tạp chí truyền hình, có thơng tin sự kiện, có giao lƣu, có biểu
diễn…Nếu ghi nhận cách làm nhƣ một talk show đúng nghĩa thì đài truyền hình
Việt Nam chỉ có các chƣơng trình Ngƣời Đƣơng thời, Ngƣời xây tổ ấm, Những
ƣớc mơ xanh (Tháng 10/2006 là Ƣớc mơ Việt Nam).


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i><b>Nhóm khắc họa chân dung: Gồm Người đương thời, Những ước mơ xanh, </b></i>


<i>Người xây tổ ấm: Đây là những chƣơng trình mà nhân vật, khách mời giao lƣu </i>


đƣợc xem là những điển hình trong xã hội. Một chƣơng trình thƣờng có một đến
ba nhân vật, khách mời giao lƣu trực tiếp. Bên cạnh đó là các khách mời nhằm
cung cấp thêm thông tin về nhân vật chính. Đây là những cuộc gặp gỡ nhằm
khắc họa chân dung và thông qua nhân vật, chƣơng trình gửi gắm thơng điệp
đến cho cơng chúng. Thời lƣợng phát sóng cho mỗi chƣơng trình thƣờng là
45-55 phút. MC trong các chƣơng trình này ln địi hỏi phải có nhiều tiêu chuẩn
cao hơn ngƣời dẫn ở các nhóm khác. Xét về cách thức sử dụng ngơn ngữ và vai


trị của ngƣời dẫn chƣơng trình thuộc nhóm khắc họa chân dung, có thể xem là
“đỉnh cao” trong nhóm giao lƣu-gặp gỡ đang có ở nƣớc ta hiện nay. Bởi những
chƣơng trình này, ngƣời dẫn chƣơng trình thật sự là ngƣời chủ của buổi trò
chuyện. Là ngƣời vừa phải khai thác, tìm kiếm thơng tin để có thể cận cảnh
nhân vật qua cuộc trò chuyện; vừa phải sáng tạo, bố cục để xây dựng tác phẩm.
Đây là nhóm chƣơng trình áp dụng cách làm của truyền hình hiện đại thơng qua
các cuộc đối thoại có tính tƣơng tác cao, tính ngẫu phát của câu chuyện và sự
xen kẽ phóng sự trong kết cấu. Tính ngẫu phát là một đặc trƣng đòi hỏi cách xử
lý đúng mực của ngƣời tham gia đối thoại.


<i><b>Nhóm thời sự: Gồm các chuyên mục Hội nhập, Giờ cao điểm, Sự kiện và </b></i>


<i>bình luận, Diễn đàn văn học nghệ thuật. Nhân vật, khách mời thƣờng là các </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

khách mời. Với nhóm chƣơng trình này, thƣờng có một đến ba khách mời đến
giao lƣu.


<i><b>Nhóm thông tin – giáo dục: Giao lưu khoa giáo, Cùng nông dân bàn cách </b></i>


<i>làm giàu, Sân khấu thường thức, Cánh cửa mở rộng, 8H tối thứ 6: Chủ yếu là </i>


các khách mời có kiến thức về những lĩnh vực nào đó trong xã hội đƣợc mời đến
để giao lƣu, trao đổi nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà nhóm đối tƣợng
khán giả nào đó quan tâm. Ngƣời dẫn chủ yếu gợi mở, định hƣớng cho khách
mời để các khách mời có thể trao đổi thơng tin. Thƣờng có từ ba đến năm khách
mời trong cùng một chƣơng trình.


<i><b>Nhóm thơng tin – giải trí: Gồm các chuyên mục Me xanh, Dành cho người </b></i>


<i>hâm mộ, Văn hóa-sự kiện-nhân vật. Đây là nhóm chƣơng trình mà cách thể hiện </i>



đƣợc xây dựng bởi nhiều hình thức thơng tin, giải trí. Giao lƣu chỉ là một phần
trong tồn bộ nội dung chƣơng trình. Một số chƣơng trình đƣợc xây dựng theo
hình thức nhƣ một tạp chí, với phần tin tức, phóng sự, giao lƣu, ca nhạc, văn
nghệ v.v…Nét nổi bật về vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình là ngƣời kết nối
các sự kiện, các vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng trình.


b. Khán giả tìm đến truyền hình, ngồi nhu cầu tìm kiếm thơng tin, tìm
hiểu kiến thức, giải trí cịn một nhu cầu lớn lao hơn là mong muốn xích lại gần
nhau, tìm đến nhau. Truyền hình là cầu nối để con ngƣời với con ngƣời, dù ở
nơi nào trên thế giới cũng có thể chia sẻ, để sự yêu thƣơng đƣợc nhân rộng. Khi
những hình ảnh tan thƣơng do cơn sóng thần ở Ấn Độ Dƣơng (tháng 12/2004
làm trên 250.000 ngƣời thiệt mạng) phát trên sóng truyền hình, cả thế giới cùng
chung tay chia sẻ nỗi đau này. Hay gần hơn, ở nƣớc ta, nhiều chƣơng trình
truyền hình đã làm thay đổi một số phận, một con ngƣời và thay đổi cả quan
điểm, tƣ duy. Ví dụ, chƣơng trình cầu truyền hình Ngƣời đƣơng thời mang tên


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

trên 1,7 tỷ đồng. Hay chàng trai ngồi xe lăn Bạch Đình Vinh, một nhân vật của
Ngƣời đƣơng thời, sau khi chƣơng trình về anh phát sóng, Vinh đã nhận đƣợc
hơn 500 bức thƣ điện tử. Số thƣ nhận đƣợc, bố anh đã in ra và đóng đƣợc 6 cuốn
dày. Anh cũng đƣợc công ty tin học ESC cho học phí 5000 USD để học thêm về
lập trình viên tin học và công ty sẵn sàng nhận anh vào làm việc sau khi đã tốt
nghiệp. Hay nhƣ chƣơng trình Nhật ký Đặng Thùy Trâm, ý nghĩa xã hội của nó
là vơ cùng lớn lao. Chƣơng trình đã góp phần tạo lập dƣ luận xã hội tích cực,
thúc đẩy sự vƣơn lên trong mỗi con ngƣời, nhất là giới trẻ. Qua chƣơng trình họ
có dịp chiêm nghiệm về bản thân mình, về lý tƣởng của mình trong thời đại
ngày nay.


Hay chƣơng trình Những ƣớc mơ xanh, sau 5 năm phát sóng, đã giúp đỡ
cho hàng trăm nhân vật, ngƣời khơng có nhà thì có nhà ở, khơng đƣợc đi học thì


đƣợc hỗ trợ học bổng, ngƣời dân đƣợc chữa bệnh, có việc làm v.v… Tổng số
tiền thu đƣợc giúp nhân vật qua các năm phát sóng chƣơng trình là trên 11 tỷ
đồng.


Và khơng chỉ vậy, những cuộc trị chuyện “tay đơi” giữa ngƣời dẫn – nhà
báo với các quan chức là một cuộc “điều trần” với dƣ luận về một vấn đề nào
đó. Nhiều chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ mang tính chiến đấu cao,
bên cạnh việc nhân rộng các điển hình.


Những chƣơng trình mang lại những hiệu quả tích cực kể trên đều tập trung
vào nhóm giao lƣu gặp gỡ, một nhóm chƣơng trình cịn khá mới ở nƣớc ta. Với
tính chất là nguồn tin “sống”, có khả năng tƣơng tác cao và nhất là có sự “điều
khiển” cuộc trị chuyện của ngƣời dẫn, đã góp phần làm cho tác phẩm trở nên
sinh động và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Từ trƣớc đến nay, chúng ta vẫn quen gọi những ngƣời nói và ngƣời dẫn
trong các chƣơng trình trên truyền hình là những ngƣời dẫn chƣơng trình. Về
thực chất, vai trị, cơng việc một MC và một SP trên truyền hình là khác nhau.


<b>1.3.1 Về khái niệm ngƣời dẫn chƣơng trình </b>


Ngƣời dẫn chƣơng trình, hay chúng ta vẫn quen gọi là MC, là thuật ngữ
viết tắt của chữ Master of Ceremonies.


Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Kỷ, ngƣời nói trên truyền hình (Speaker on
Television ) bao gồm hai đối tƣợng cụ thể, đó là ngƣời dẫn chƣơng trình (Master
of Ceremonies) và ngƣời nói (Speaker). Nói trên truyền hình có thể là các phóng
viên, biên tập viên, phát thanh viên, bình luận viên, ngƣời dẫn chƣơng trình. Có
nghĩa là ngƣời nói trên truyền hình bao gồm tất cả những ngƣời đại diện nhà Đài
nói trƣớc công chúng.



SP và MC có vai trị, cách thức hoạt động tƣơng đối giống nhau. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn về khuôn mặt, dáng ngƣời, chất giọng, tài nói năng, đối
đáp, khả năng tổ chức và điều hành buổi trò chuyện, xử lý các tình huống đột
xuất… ở MC ln đƣợc yêu cầu ở mức cao hơn SP. Đôi khi SP cịn đảm nhận
vai trị của MC. Ví dụ SP Quang Minh, ngƣời nói trong các bản tin thời sự của
đài truyền hình, nhƣng khi anh dẫn các chƣơng trình Hội nhập, Sự kiện và Bình
luận trên sóng VTV1, anh là một MC. Rất ít trƣờng hợp MC làm SP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ thứ 20, thì thuật ngữ MC gắn liền với dòng
nhạc hip-hop. Cách gọi truyền thống này dành cho ngƣời mà ngày nay đƣợc coi
là ngƣời điều chỉnh nhịp điệu bài nhạc. Trong dòng nhạc này, thuật ngữ MC cịn
có nghĩa là ngƣời kiểm sốt mic, ngƣời cầm mic để nói chuyện, có thể hiểu nhƣ
ngƣời điều phối cho bản nhạc đó.


Qua thời gian, thuật ngữ MC hiếm dùng trong dòng nhạc hip-hop ngày nay.
Nhóm nhạc hip-hop có tên A Tribe Called Quest đã viết trên một đĩa của mình
<i>năm 1993 Midnight Marauders là: Thuật ngữ MC có nghĩa là “người tổ chức </i>


<i>các sự kiện”, và cũng lƣu ý rằng thuật ngữ này vừa là danh từ vừa là động từ. </i>


<i>Một số tài liệu nƣớc ngoài định nghĩa MC là: “Người dẫn tổ chức một sự </i>


<i>kiện hoặc một buổi họp nào đó. Trách nhiệm chủ yếu của MC là người dẫn, là </i>
<i>người chủ của buổi họp, hội nghị. MC lý tưởng là người biết cách cổ vũ, truyền </i>
<i>tải và làm cho khán giả quan tâm đến cuộc hộp, hội nghị đó”</i>2. [57]


Cũng theo những tài liệu này, MC là ngƣời chịu trách nhiệm để bảo đảm
chắc chắn sự kiện, chƣơng trình đó sẽ xảy ra sng sẻ, đúng giờ và tất cả những
ngƣời tham gia trong cuộc họp đều đƣợc giới thiệu. Là một MC thành cơng thì


u cầu phải có sự chuẩn bị, phải có tính cách thân thiện, có khả năng điều
chỉnh ngôn ngữ và điệu bộ cần thiết để bảo đảm cho một sự kiện thành công.


<i>MC đóng một vai trị rất quan trọng. MC là người cần có khiếu </i>
<i>hài hước, biết điều chỉnh giọng nói và điều khiển khán giả. MC ln </i>
<i>địi hỏi phải là người có khả năng suy nghĩ, có tầm nhìn xa để có thể </i>
<i>xử lý trong một tình huống cấp thời, khẩn cấp. </i>


<i>MC là một người quan trọng nhất trong quá trình hội nghị diễn </i>
<i>ra. MC thường là người tổ chức mọi diễn biến trong hội nghị đó cũng </i>




2<sub> Nguyên văn: The Master of Ceremonies is the “coductor”of an event or meeting. The primary </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>như nói chuyện với khán giả. Thông thường là người giữ quyết định </i>
<i>trong quá trình hội nghị diễn ra. </i>


<i><b>Letitia Baldrige’s Complete Guide to Executive Manners, Rawson </b></i>


<i>Associates-(Dẫn theo tài liệu nƣớc ngoài). </i>


Ngày nay, trong lĩnh vực truyền hình ở nhiều nƣớc, thuật ngữ MC cũng
đƣợc dùng để nói về ngƣời điều khiển một chƣơng trình trên đài truyền hình.
Đây là cách gọi phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Cách gọi này đƣợc hiểu là cách
gọi chung, gần nhƣ không phân biệt ngƣời dẫn ở từng thể loại, chƣơng trình.


Ở một số nƣớc có truyền hình phát triển nhƣ Mỹ, Anh, cách gọi STV rất cụ
thể: ngƣời dẫn chƣơng trình trong các talk show đƣợc gọi là Host, khách đƣợc
gọi là Guest, có nghĩa là có sự nhìn nhận của Chủ - Khách. Hay ở các dạng


chƣơng trình khác nhƣ thời sự, ngƣời dẫn gọi là Anchor, Announcer. Đối với
các chƣơng trình chuyên đề, tạp chí gọi là Presenter. Ở các games show, ngƣời
dẫn đƣợc coi là những hoạt náo viên.


<b>1.3.2 Vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ truyền hình </b>


Từ cách hiểu các thuật ngữ nêu trên, có thể thấy rằng vai trò của ngƣời dẫn
- MC trên truyền hình rất quan trọng. Nhất là đối với ngƣời dẫn các chƣơng
trình giao lƣu lƣu-gặp gỡ, họ là những ngƣời điều khiển buổi trò chuyện, là
ngƣời chủ - host của chƣơng trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Ở đây, chúng tôi xin đƣợc so sánh một vài nét về ngƣời dẫn chƣơng trình
giao lƣu-gặp gỡ và ngƣời dẫn các chƣơng trình trị chơi để thấy đƣợc tầm quan
trọng trong xử lý tình huống, sử dụng ngôn ngữ trong khi giao lƣu của từng
nhóm chƣơng trình.


Tính ngẫu hứng là đặc trƣng chung của nhóm trị chơi và giao lƣu-gặp gỡ
mà ngƣời dẫn chƣơng trình ln phải chủ động. Tuy nhiên, sự khác nhau ở đây
là diễn biến trong các chƣơng trình trị chơi truyền hình ln theo trình tự kịch
bản nhất định. Hết câu hỏi một là đến câu hai, câu ba… hoặc phần thi một, phần
thi hai, phần thi ba… Với các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ thì khác, dù có kịch
bản, nhƣng ngƣời dẫn chỉ bám kịch bản để tìm ý khai thác câu chuyện. Đối với
<i>các chƣơng trình Khắc họa chân dung thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ, ngƣời dẫn </i>
gần nhƣ là ngƣời phải sáng tác, xây dựng cấu trúc câu chuyện ngay trong quá
trình giao lƣu vì chƣơng trình phụ thuộc nhiều ở khách mời. Có những chƣơng
trình, trình tự sắp xếp đảo lộn giữa kịch bản và thành phẩm. Ví dụ chƣơng trình
Ngƣời đƣơng thời “Sông nhỏ ra biển lớn”, giao lƣu với bà Nguyễn Thị Hồng
Minh, thứ trƣởng Bộ thủy sản, phát sóng ngày 30/10/2005, VTV1. Theo kịch
bản, sẽ có 5 chủ đề nhỏ đƣợc trao đổi, đó là :



-Chủ đề 1: Câu chuyện của ngƣời nuôi cá.
-Chủ đề 2: Những chuyện không chờ đợi.
-Chủ đề 3: Chuyện “hàng tôm hàng cá”.
-Chủ đề 4: Những sự lựa chọn.


-Chủ đề 5: Hƣớng đi của thủy sản Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

nội dung đƣa ra trong trong chủ đề cũng có sự thay đổi. Có những nội dung ở
chủ đề 1 đổi sang chủ đề 2 và ngƣợc lại.


Cụ thể hơn, trong từng chủ đề, các câu hỏi trong kịch bản đều không chi
tiết mà chỉ vài gạch đầu dịng. Có thể so sánh một chủ đề để thấy rằng vai trò
của ngƣời dẫn quan trọng nhƣ thế nào đối với cuộc giao lƣu:


<i><b>Chủ đề 4: Những sự lựa chọn </b></i>


Trong kịch bản, những gạch đầu dòng gợi ý cho chủ đề này để giao lƣu
gồm:


<i>-Phó Giám đốc sở </i>


<i>-Tỉnh ủy viên, bí thư đồn thanh niên. </i>
<i>-Kiên trì với nghề thủy sản. </i>


<i>-Phỏng vấn con gái Lý Nguyễn Thảo Linh (VTR) </i>


<i>-Chị đã vượt qua những khó khăn như thế nào để có thể hồn thành công </i>
<i>việc? Đảm nhận những chức trách quan trọng. </i>


<i>-Lựa chọn khó khăn nhất: gia đình/cơng việc. Điều gì cho chị nghị lực. </i>


<i>-Những lúc khó khăn chị dựa vào ai? (dựa vào sức mình là chính? Dựa vào </i>
<i>người thân? Dựa vào tập thể?). Cơ sở định hướng khi gặp khó khăn là gì? Thái </i>
<i>độ lúc gặp khó khăn? – Sẵn sàng cho mọi sự thay đổi vượt qua khó khăn như thế </i>
<i>nào? </i>


Tạ Bích Loan đã dùng 19 câu hỏi để trò chuyện cho chủ đề này:


<i>1. Theo chúng tơi được biết thì lúc đó chị đã trở thành đại biểu quốc hội </i>
<i>được hai năm rồi? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>3. Có ba lần chị đi họp phụ huynh cho con thôi, chị có cảm thấy áy náy </i>
<i>khơng? </i>


<i>4. Chị có cảm thấy là dường như là con của mình cũng có thua thiệt so với </i>
<i>các bạn cùng lứa? </i>


<i>5. Ví dụ? </i>


<i>6. Khi nào thì chị phải có một khó khăn nhất trong lựa chọn cuộc sống của </i>
<i>mình? </i>


<i>7. Nó như thế nào? </i>


<i>8. Nếu ra Hà Nội thì chị có thể mất gì ạ? </i>


<i>9. Và chị cũng đã chấp nhận đầu hàng việc thuyết phục anh ấy đi ra cùng </i>
<i>chị? </i>


<i>10. Chị có cho rằng đó là một cái giá quá lớn không? </i>



<i>11. Nhưng mà đôi khi chúng ta hi sinh thì cũng đặt câu hỏi chúng ta hi sinh </i>
<i>vì cái gì? </i>


<i>12. Nếu như mà trở lại thời điểm trước khi ra Hà Nội và nhận chức thứ </i>
<i>trưởng Bộ Thủy sản, liệu chị có cịn một phương án nào khác? </i>


<i>13. Sở Thủy Sản? </i>


<i>14. Chị có cho rằng nam giới q ích kỷ khi mà không muốn cho phụ nữ </i>
<i>hoạt động xã hội nhiều hơn nữa và lúc nào cũng muốn lui về với gia đình </i>
<i>nhiều hơn khơng? </i>


<i>15. Tơi hình dung là có lúc chị có một mình thơi và có lúc chị rất là buồn? </i>
<i>16. Thường thì những lúc khó khăn nhất chị dựa vào ai? </i>


<i>17. Khơng phải dựa vào chính mình ạ? </i>
<i>18. Tự vẫn ạ? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Với ví dụ trên cho thấy, ngƣời dẫn gần nhƣ chủ động hồn tồn trong q
<i>trình giao lƣu. Đối với các chƣơng trình Khắc họa chân dung, sự đảo lộn hay </i>
thay đổi kết cấu một chƣơng trình là chuyện bình thƣờng. Có nhiều nguyên
nhân, nhƣng điều quan trọng nhất là không thể bắt khách mời nói theo trình tự
kịch bản đã lên. Do đó, trong lúc trò chuyện, để câu chuyện đƣợc mạch lạc,
ngƣời dẫn gần nhƣ phải thoát ra kịch bản ở mức độ cho phép để trò chuyện.


MC của các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ thƣờng là những ngƣời tham gia
hình thành đƣờng dây kịch bản, xác định những thông tin cần khai thác từ nhân
vật. Khi ghi hình, MC có thể đƣợc phép sử dụng ngơn ngữ, tài ăn nói của mình
để điều khiển chƣơng trình, nhất là những lúc nhân vật, khách mời nói chuyện
lạc chủ đề.



Với MC của các chƣơng trình trị chơi ln ở thế chủ động hơn MC của
nhóm giao lƣu gặp gỡ. Thế chủ động ở đây là anh biết trƣớc trình tự khơng thể
khác của chƣơng trình. Các chƣơng trình khác nhƣ trị chơi là sự kết hợp giữa
ngôn ngữ đƣợc chuẩn bị trƣớc (câu hỏi, đáp án) và ngôn ngữ không đƣợc chuẩn
bị trƣớc (ứng khẩu). Ngôn ngữ ngƣời dẫn ở các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ
thƣờng phải ứng khẩu rất nhiều, rất ít khi đƣợc chuẩn bị trƣớc và đọc nhƣ một
phát thanh viên.


Có khơng ít lần ngƣời dẫn đã nấu hỏng bữa ăn thông tin dù đầy đủ gia vị.
Nhƣng cũng nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình cứng cõi, đã trở thành ngƣời đầu bếp
giỏi khi biết cách làm một món khác với những gia vị đã cho thay vì làm món đã
định nhƣng khơng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

các chƣơng trình trị chơi, ngƣời dẫn khơng hẳn và có khi khơng cần là nhà báo.
Ví dụ, chƣơng trình Ai là ai, do diễn viên điện ảnh Kim Khánh dẫn, sau này là
diễn viên Quyền Linh. Một số chƣơng trình trò chơi của các đài khác nhƣ HTV,
nhƣ Chung Sức, do diễn viên Chi Bảo dẫn, Vui để học do Thanh Bạch dẫn, Hát
với ngôi sao do ca sĩ Nguyên Vũ dẫn. Vai trò của họ nhƣ là những hoạt náo
viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGƠN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CÁC </b>


<b>CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH </b>



<b>2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP </b>
<b>2.1.1 Một số vấn đề về ngơn ngữ học </b>


“Khởi thủy có Ngơn ngữ” là câu của thánh Jean mở đầu Kinh Thánh. Khởi


thủy đã có lời nói, là lời nói của riêng con ngƣời. “Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong
lao động và cùng nảy sinh với lao động”, chính ngơn ngữ đã giải phóng cho con
ngƣời trong q trình tiến hóa của mình.


Xét về bản chất, ngơn ngữ trƣớc hết là một “hiện tƣợng xã hội”, nhƣng là
một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Ngơn ngữ hình thành và phát triển trong xã hội
loài ngƣời là do ý muốn và nhu cầu giao tiếp giữa con ngƣời với nhau trong quá
trình sống, tồn tại và phát triển. Trong q trình trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, trí
tuệ, sự hiểu biết lẫn nhau, con ngƣời đã sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện
giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, và đây cũng là chức năng quan trọng
hàng đầu của ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, con ngƣời xích lại gần nhau hơn, bảo
đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>trình hình thành và phát triển tƣ duy của con ngƣời. “Nếu ngôn ngữ không có tư </i>


<i>tưởng thì khơng thể tồn tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất tự </i>
<i>nhiên của ngôn ngữ”. </i>


Trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài ngƣời, phần lớn nhất và trọng
yếu nhất của thông tin đƣợc tàng trữ và lƣu hành dƣới dạng ngôn ngữ. Đây là cả
một quá trình con ngƣời sử dụng vốn tri thức, sự hiểu biết nhất định về thế giới
quanh mình để tiến hành các hoạt động tƣ duy, trí tuệ. Nhờ ngơn ngữ, bất chấp
thời gian, không gian, từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác, từ nơi này đến nơi khác đều có thể đón nhận những tri thức, sự hiểu biết.


<i>Có thể hiểu “Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện </i>


<i>giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng </i>
<i>người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt </i>
<i>truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác”.[12, tr.5] </i>



Trong giao tiếp, lời nói (kể cả dạng nói lẫn dạng viết) là hình thức thể hiện
của ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng chứng tỏ khả năng của mình trong các lời nói ra.


Ở đây cũng cần phân biệt ngôn ngữ với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp và
phát triển tƣ duy của con ngƣời với những hiện tƣợng khác cũng đƣợc gọi là
ngơn ngữ. Chẳng hạn chúng ta vẫn thƣờng nói “ngơn ngữ âm nhạc”, “ngôn ngữ
điện ảnh”, “ngôn ngữ truyền hình”, “ngơn ngữ hội họa”,v.v… Với những trƣờng
hợp này, ngôn ngữ đƣợc hiểu nhƣ là phƣơng tiện để diễn tả, truyền đạt. Ví dụ,
đối với “ngơn ngữ âm nhạc”, đó là những âm thanh với những giai điệu, tiết tấu
khác nhau; đối với “ngơn ngữ truyền hình”, đó là hình ảnh, âm thanh (lời bình,
tiếng động, âm nhạc), v.v….


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>2.1.2 Bộ phận cấu thành ngôn ngữ </b>


<i>Ngôn ngữ đƣợc cấu thành bởi ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. </i>
Trong kết cấu ngôn ngữ, từ vựng là đơn vị cho biết về nghĩa vì nó trực tiếp gọi
tên các sự vật, hiện tƣợng; còn ngữ âm đƣợc xem là chất liệu biểu hiện ngơn ngữ
vì nó trực tiếp đƣợc lĩnh hội bởi giác quan của con ngƣời. Ngữ pháp đƣợc xem
là yếu tố gián tiếp, nó liên hệ với thực tế thông qua từ vựng và chỉ lĩnh hội đƣợc
thơng qua ngữ âm. Vì vậy, ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm trong kết cấu ngôn
ngữ.


<i><b>2.1.2.1 Ngữ âm </b></i>


Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, tức là có hai mặt: mặt biểu hiện là âm
thanh và mặt đƣợc biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung nhất định nào đó.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã
tồn tại dƣới hình thức âm thanh. Con ngƣời giao tiếp với nhau chính là nhờ ở
hình thức này. Do đó, nói đến ngơn ngữ là nói đến ngơn ngữ bằng âm thanh, hay


<i>cịn gọi là ngữ âm, đó là “cái vỏ vật chất của ngơn ngữ, là hình thức tồn tại của </i>


<i>ngôn ngữ”. </i>


Ngữ âm đƣợc bao gồm bởi hệ thống âm tiết, hay còn gọi là tiếng. Trong
dạng nói tiếng Việt, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng đƣợc thể hiện khá đầy đủ, rõ
ràng, đƣợc tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt. Chính nhờ yếu tố
này mà âm tiết tiếng Việt thƣờng khơng bị nhƣợc hóa hay mất đi trong khi nói.


Mỗi âm tiết trong tiếng Việt, đƣợc cấu tạo bởi những âm tố - đơn vị ngữ
âm nhỏ nhất và âm vị. Chính ở đặc điểm này cho phép ngơn ngữ có những ngữ
điệu, trọng âm và thanh điệu.


<i>Ngữ điệu là “sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng </i>


<i>cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu”. Đây là phƣơng tiện phân loại lời nói. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

vấn hay mệnh lệnh… Ngữ điệu có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả
những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Qua ngữ điệu, ngƣời nghe có thể
biết đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nói nhƣ phẫn nộ, yêu thƣơng, chế giễu,
vui vẻ, buồn phiền… Trong Tiếng Việt, ngữ điệu thƣờng đƣợc sử dụng đồng
thời với những từ tình thái nhƣ à, ƣ, nhỉ, nhé… Đây là cách nâng cao hiệu quả
giao tiếp nếu sử dụng tốt các phƣơng tiện này.


Trọng âm: Là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng những
phƣơng tiện ngữ điệu nhất định. Sự nêu bật đƣợc tiến hành bằng cách nhấn
mạnh âm tiết.


Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác
dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.



Ta có thể hiểu ngữ điệu là đặc trƣng của câu, trọng âm là đặc trƣng của từ
và thanh điệu là đặc trƣng của âm tiết.


<i><b>2.1.2.2 Từ vựng </b></i>


<i>“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn </i>


<i>chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói </i>
<i>để tạo câu” [4, tr.137]. Từ đƣợc xem là đơn vị cơ bản của từ vựng. </i>


Căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ, có thể chia ra hai nhóm từ vựng: từ
vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ (từ địa phƣơng,
tiếng lóng, tiếng lóng, từ nghề nghiệp và thuật ngữ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

chƣa đƣợc chọn lọc kĩ và trau dồi cẩn thận (ví dụ nhƣ trong nói năng thân mật
thơng thƣờng hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thơng tục trong
đó). Theo đó, loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngơn ngữ thuộc phong cách
viết hơn, còn loại thứ hai, từ bản chất của nó, đƣợc gọi đích danh là khẩu ngữ.


<i><b>a. lớp từ khẩu ngữ: </b></i>


Về mặt cấu trúc hình thức, các từ thuộc lớp từ khẩu ngữ khi đi vào hoạt
động giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” trong điều kiện cho phép. Có
nghĩa là chúng có nhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình. Tính cảm
xúc là một đặc trƣng nổi bật của từ vựng khẩu ngữ. Đặc biệt, sắc thái khẩu ngữ
và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự hiện diện và hoạt động của
<i>những từ thƣa gửi nhƣ: vâng, dạ, thưa…; các từ ngữ cảm thán nhƣ: ôi, trời ơi…; </i>
<i>các ngữ khí từ nhƣ: à, ư, nhỉ, nhé.. </i>



<i><b>b. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết </b></i>


Đây là lớp từ thƣờng đƣợc hiểu rằng nó đƣợc chọn lọc, đƣợc trau dồi, sử
dụng theo những chuẩn tắt nghiêm ngặt. Lớp từ này bao gồm những từ ngữ
thƣờng xuyên đƣợc dùng gắn liền với nội dung của một số phong cách chức
<i>năng cụ thể, đó là: phong cách văn chương, phong cách chính luận, phong cách </i>


<i>khoa học, phong cách hành chính. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>2.1.2.3 Ngữ pháp </b></i>


Ngữ pháp là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nghiên cứu sự hoạt động,
sự hành chức theo những cách sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành các
đơn vị giao tiếp. Trong ngữ pháp thƣờng có hai bộ phận là từ (từ loại, tổ hợp từ)
và câu. Nắm vững ngữ pháp là nắm vững những qui tắc kết hợp từ để tạo thành
câu có nghĩa.


Trong hoạt động giao tiếp, câu là phát ngơn chính. Một phát ngơn có thể
<i>chỉ gồm một câu, cũng có thể bao gồm nhiều câu. “Câu là đơn vị của ngơn ngữ </i>


<i>có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, </i>
<i>mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ </i>
<i>biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư </i>
<i>tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”. [4, tr.285] </i>


Có nhiều cách phân loại câu. Nếu căn cứ vào mối liên hệ với hiện thực, có
<i>hai cách chia là câu khẳng định và câu phủ định. Nếu phân loại câu theo cấu tạo </i>
<i>thì có có hai kiểu câu là câu đơn và câu ghép. Căn cứ vào mục đích giao tiếp thì </i>
<i>có 4 kiểu là: câu tường thuật (câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh </i>



<i>(câu cầu khiến), câu cảm thán (câu cảm). </i>


<b>2.1.3 Giao tiếp và giao tiếp hội thoại </b>


a. Giao tiếp có thể hiểu là sự trao đổi, tiếp xúc với nhau bằng phƣơng tiện
ngôn ngữ. Họat động giao tiếp địi hỏi phải có những nhân tố gồm: ngƣời phát
(ngƣời nói, ngƣời viết) và ngƣời nhận, bối cảnh giao tiếp, nội dung thông tin,
kênh truyền tin và sự phản hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

ngƣời nói chuyện có duyên nhất là điều hết sức cần thiết trong giao tiếp. Nhất là
những ngƣời thƣờng xuyên sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và ngôn ngữ đƣợc
xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghề nghiệp của mình.


b. Giao tiếp hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất
của con ngƣời. Đó là sự giao tiếp hai chiều, có sự tƣơng tác qua lại giữa ngƣời
nói và ngƣời nghe với sự luân phiên lƣợt lời. Trong hội thoại thƣờng có song
thoại hoặc đa thoại. Những ngƣời tham gia hội thoại đều cố gắng kiểm định
quyền nói. Khi kiểm định đƣợc quyền nói thì sẽ có một lƣợt lời:


<i>MC: Hiện nay thì cháu học trong trường có vất vả khơng? </i>
<i>NV: Thưa cơ, khơng ạ. </i>


<i>MC: Con thích nhất là mơn gì? </i>
<i>NV: Mơn tiếng Anh ạ. </i>


(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, 25/7/2005)
Trong lƣợt nói dài, có nhiều cách để ngƣời nghe thể hiện mình đang quan
tâm lắng nghe. Đây là yếu tố tạo hiệu quả trong giao tiếp hội thoại. Khơng chỉ
ngƣời trị chuyện thể hiện đƣợc mối quan tâm đến câu chuyện mà còn tạo cho
<i>ngƣời trị chuyện có thêm hứng thú. Có nhiều cách nhƣ: gật đầu, cười nhẹ, hoặc </i>



<i>các âm ừ, dạ, vâng… báo cho ngƣời đang nói biết thơng điệp đang đƣợc tiếp </i>


<i>nhận. Những tín hiệu đƣợc dùng cho mục đích này đƣợc gọi là tín hiệu phản </i>


<i>hồi. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Trong giao tiếp hội thoại, phƣơng tiện chuyển tải thông tin không chỉ là
yếu tố ngôn ngữ có lời, mà cịn là những phƣơng tiện khác. Đó là ngơn ngữ phi
lời, gồm các cử chỉ, điệu bộ. Điệu bộ, cử chỉ có khi tồn tại nhƣ một tín hiệu độc
lập.


Nhìn chung, trong hội thoại, chúng ta giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể chúng
ta, bằng tất cả các giác quan mà ta có. Những yếu tố phi lời xuất hiện song song
với các tín hiệu bằng lời, cùng với các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ
thống giao tiếp trọn vẹn.


<b>2.2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI DẪN </b>
<b> CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH </b>


Nhƣ trên đã trình bày, có thể hiểu những cuộc trò chuyện giữa ngƣời dẫn
và nhân vật, khách mời đƣợc xem là một cuộc giao tiếp hội thoại bằng yếu tố
ngơn ngữ có lời và khơng lời. Ở phạm vi của luận văn này, chúng tôi không đi
vào phân tích hoạt động giao tiếp, các lƣợt lời giữa ngƣời dẫn và nhân vật,
khách mời mà chúng tôi đi sâu vào cách sử dụng ngôn ngữ. Giao tiếp ở đây
không đơn thuần là giao tiếp mà là cuộc trị chuyện để tìm kiếm thơng tin, xây
dựng tác phẩm báo chí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Có thể chia ngơn ngữ có lời của ngƣời dẫn thành hai loại câu chính là các
câu tƣờng thuật và các câu hỏi. Chúng tôi sẽ lần lƣợt khảo sát trong những phần


tiếp theo của luận văn.


<b>2.2.1 Lời dẫn kết nối tác phẩm </b>


Trong bất kỳ một tác phẩm báo chí truyền hình nào cũng địi hỏi một kết
cấu gồm có mở đầu, nội dung và kết. Bên cạnh phần giao lƣu giữa MC và khách
mời, những chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ thƣờng đƣợc kết cấu bởi
nhiều mảng thông tin khác nhau với những cách thể hiện khác nhau, nhƣ phóng
sự, trích thƣ, biểu diễn…,nhằm bổ sung thơng tin, làm rõ hơn chủ đề mà buổi trò
chuyện đề cập. Do đó, để xây dựng một kết cấu hồn chỉnh ln đòi hỏi ở ngƣời
dẫn cách sử dụng ngôn ngữ khéo léo trong những phần này. Những phần kết
nối, chủ yếu ngƣời dẫn sử dụng các câu trần thuật.


Sau đây là một số trƣờng hợp sử dụng ngôn ngữ để kết nối tác phẩm trong
các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ.


<i><b>2.2.1.1 Dẫn nhập </b></i>


Trong một tác phẩm báo chí, bao giờ lời dẫn nhập cũng hết sức quan trọng.
Lời dẫn mở đầu cho một chƣơng trình truyền hình đƣợc ví nhƣ cái chapeau trên
báo in. Nếu dẫn đề hấp dẫn, tạo đƣợc sự chú ý có thể giữ mắt ngƣời xem ở lại
với chƣơng trình ngay ở phút đầu tiên. Có nhiều cách chào và dẫn mở đầu trong
các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ. Có thể lời mở đầu đơn giản và trực tiếp, giới
thiệu vài nét chung về ngƣời khách sẽ trị chuyện trong chƣơng trình.


<i>“Xin kính chào quí vị và các bạn. Thưa quí vị, thưa các bạn, xã hội chúng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>giúp đỡ rất nhiệt tình của chính những người cơng an. Chúng tôi xin được giới </i>
<i>thiệu chị Bùi Thị Thành, ở Ninh Bình. Xin chào chị Thành, cảm ơn chị đã đến </i>
<i>với chương trình của chúng tơi”. </i>



(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, 22/8/2005)
<i>“Xin được kính chào quí vị khán giả đang đến với chương trình Trị chuyện </i>


<i>cuối tuần, ban chuyên đề đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Ngày hôm </i>
<i>nay, chúng ta sẽ cùng nhau gặp gỡ với một nhân vật đặc biệt. Đó là một nghệ sĩ </i>
<i>nhiếp ảnh mà bạn bè và đồng nghiệp vẫn thường triều mến gọi anh cái tên là </i>
<i>Nhiệm phong cảnh hay là vua phong cảnh. Anh chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh </i>
<i>Hoàng Thế Nhiệm, người từ lâu được công chúng biết đến và mến, bởi vì anh </i>
<i>đặc biệt thành cơng với thể loại ảnh phong cảnh tại Việt Nam. Anh cũng chính </i>
<i>là khách mời đặc biệt của chương trình Trị chuyện cuối tuần lần này. Xin được </i>
<i>mời nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồng Thế Nhiệm”. </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, 8/10/2006)
Hoặc những lời mở đầu cũng giới thiệu khách mời nhƣng gợi sự tò mò cho
khán giả, đƣa khán giả tham gia vào ngay câu chuyện. Cách dẫn này mang tính
thơng tin báo chí cao, ln tạo đƣợc sự hấp dẫn cho ngƣời xem:


<i>“Xin kính chào quí vị, xin chào tất cả các bạn. Máy quay của Đài Truyền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

(Ngƣời đƣơng thời: Gặp gỡ chiến sĩ đảo Nam Yết, VTV1, ngày 17/4/2005)
Có khi lời dẫn đầu sử dụng nhƣ một cách “hồi âm” đến khán giả. Với cách
dẫn này có thể tạo ra một ấn tƣợng tốt cho khán giả về hiệu quả chƣơng trình:


<i>“Kính chào q vị và các bạn. Thưa quí vị và các bạn, ngay sau chương </i>


<i>trình Giờ cao điểm phát sóng vào thứ 4 tuần trước với đề tài dạy thêm, học </i>
<i>thêm, thì chúng tơi nhận được rất nhiều ý kiến của khán giả gửi về cho chương </i>
<i>trình. Và để khán giả cũng như các bậc phụ huynh trên địa bàn Hà Nội có thể </i>
<i>thơng báo những thông tin về việc dạy thêm, học thêm, chúng tơi xin cung cấp </i>


<i>số điện thoại đường dây nóng của Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội […]. Hi vọng </i>
<i>trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực về vấn đề dạy thêm học </i>
<i>thêm. Và thưa quí vị và các bạn, trong thứ 4 tuần này, chúng ta lại gặp nhau </i>
<i>trong chương trình Giờ cao điểm để cùng bàn về vấn đề minh bạch tài sản và </i>
<i>hiệu qua của phòng chống tham nhũng[…] Xin giới thiệu hai vị khách mời của </i>
<i>chương trình ngày hơm nay. […]” </i>


(Giờ cao điểm, VTV1, ngày 11/10/2006)
Hiện nay, có khá nhiều chƣơng trình mở đầu bằng cách giới thiệu một
phóng sự. Sau phóng sự sẽ là những lời chào hỏi, giới thiệu. Tuy nhiên, với cách
này đòi hỏi phóng sự phải hấp dẫn thật sự mới lôi cuốn ngƣời xem. Một số
chƣơng trình khác, thay phóng sự bằng tiểu phẩm hoặc một trích đoạn sân khấu,
bài hát nhƣ là một cách đặt vấn đề gián tiếp.


<i>“Kính chào quí vị và các bạn. Chương trình Cánh cửa mở rộng ngày hơm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>một tiếng nói chung, một thái độ và cả một cái nhìn đúng đắn về trường hợp </i>
<i>như gia đình chị và rất nhiều gia đình khác […]. Trước khi đến với trường hợp </i>
<i>chia sẻ của chị thì chúng ta hãy cùng gặp gỡ hai vị khách mời ngày hơm nay và </i>
<i>cùng họ trị chuyện quanh chủ đề này”. </i>


(Cánh cửa mở rộng: Đàn ông, rƣợu và những hậu quả, VTV2, 13/10/2006)
Một điều đáng nói ở đây là nhiều ngƣời dẫn hiện nay nói quá nhiều. Với lời
chào trong ví dụ chƣơng trình Giờ Cao điểm ở trên, dẫn chƣơng trình Diệp Anh
đã nói liên tục trong 2’2”, trong khi chƣơng trình chỉ 30’. Hay nhƣ chƣơng trình
Sự kiện và bình luận phát trên sóng VTV1 ngày 16/10/2006, dẫn chƣơng trình
Thanh Lâm đã nói liên tục trong 3’ cho phần mở đầu, trƣớc khi đặt câu hỏi đầu
tiên. Khán giả không thể nhớ đƣợc hết những thông tin với cách nói theo kiểu
phát thanh nhƣ vậy trong một thời gian dài với chất giọng đều đều. Hơn nữa, với
lời mở đầu quá dài, sẽ làm cho khán giả cảm thấy ngán.



<i>Bên cạnh đó, nhiều ngƣời dẫn hiện nay thích cách mở “chúng ta lại gặp </i>


<i>nhau…”. Từ “lại” ở đây làm ngƣời xem có cảm giác nhƣ “bị” gặp chứ không </i>


phải “đƣợc” gặp.


Lời dẫn của các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ hiện nay chƣa thật hấp dẫn
và chƣa có tính sáng tạo. Chủ yếu vẫn là vài dòng giới thiệu chủ đề nhân ngày lễ
nào đó và sau đó là giới thiệu nhân vật sẽ giao lƣu.


<i><b>2.2.1.2 Dẫn vào phóng sự: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

đƣa khán giả đến với những khúc quanh, những thắt nút, mở nút của câu
chuyện, góp phần lớn trong việc tăng cƣờng sự hứng thú cho ngƣời xem.


Lời dẫn vào phóng sự có khi là cách đẩy câu chuyện lên cao trào:


<i>-(Dẫn vào phóng sự) “Ở giờ phút này, chúng ta đã rất tò mò muốn biết </i>


<i>rằng Trung tâm Nhân đạo Quê hương như thế nào phải không ạ? Chúng tôi xin </i>
<i>được mời qúi vị và các bạn cùng theo chân chúng tôi, cùng đến thăm Trung tâm </i>
<i>Nhân đạo Quê Hương qua một phóng sự ngắn sau đây. </i>


<i>-(Dẫn ra phóng sự) Nhân dịp đến thăm Trung tâm Nhân đạo Quê Hương </i>


<i>trong đoạn băng phóng sự vừa rồi thì chắc có lẽ nhiều khán giả cũng đã nảy </i>
<i>sinh ra một câu hỏi giống Quỳnh Hương đó là […]”. </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 24/9/2006)


Cũng có khi phóng sự là một cách gợi chuyện, hoặc đƣa ra vấn đề để cùng
bàn luận. Nếu dẫn khơng khéo thì những lời dẫn này không mấy ấn tƣợng cho
ngƣời xem:


<i>“Thưa quí vị, thưa các bạn, như thường lệ, để bắt đầu bất cứ một vấn đề </i>


<i>bàn thảo nào, chúng ta cũng cần dành một chút thời gian để nhìn lại xem thực </i>
<i>trạng những người trẻ tuổi hiện nay suy nghĩ như thế nào về dạy và học mơn </i>
<i>lịch sử. Xin kính mời q vị theo dõi phóng sự của chúng tơi”. </i>


(8H tối thứ 6, VTV2, ngày 6/10/2006)
Lời dẫn vào những hình ảnh ngồi buổi trị chuyện, vào phóng sự hay lời
dẫn sau phóng sự ln là những lời kích thích ngƣời xem, giữ ngƣời xem ở lại
với chƣơng trình. Một trong những cách dẫn mà nhiều dẫn chƣơng trình nƣớc
ngồi sử dụng là thƣờng xuyên nhắc lại tên chuyên mục và chủ đề của chƣơng
trình:


<i>“Q vị và các bạn đang theo dõi chương trình Cánh cửa mở rộng của Ban </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>Kỹ năng sống. Vừa rồi, chúng ta đã theo dõi một phóng sự và đã thấy hậu quả </i>
<i>của nó […]. </i>


(Cánh cửa mở rộng, VTV2, 27/10/2006)
Hiện nay, do nhiều chƣơng trình có những phóng sự khơng kịp thực hiện
trƣớc lúc ghi hình nên ngƣời dẫn bỏ qua những lời dẫn này, ít nhiều làm giảm đi
sức hấp dẫn của câu chuyện.


<i><b>2.2.1.3 Lời dẫn kết: </b></i>


Chào kết luôn là những thông điệp, thông tin đọng lại cho khán giả khi


chƣơng trình kết thúc. Đây là lúc ngƣời dẫn có thể bình luận, đánh giá, nhận xét,
kết luận đƣa ra quan điểm của mình.


<i>“Thưa quí vị và các bạn, việc sách giáo khoa trong những năm gần đây </i>


<i>phải thay đổi liên tục không chỉ là vấn đề lãng phí trong khâu biên soạn, in ấn </i>
<i>và tốn kém cho các gia đình có con em đi học, việc chưa có được một bộ sách </i>
<i>giáo khoa chuẩn sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đến kiến thức của bao nhiêu thế hệ. </i>
<i>25 năm qua, chúng ta vẫn chưa có sách giáo khoa chuẩn, nghĩa là đã nhiều thế </i>
<i>hệ phải học một bộ sách giáo khoa thay đổi liên tục. Ai sẽ là người phải chịu </i>
<i>trách nhiệm cho sự chậm trễ này? Sự chậm trễ này liệu xuất phát từ một cá </i>
<i>nhân hay cả một cơ chế làm việc theo kiểu vừa chạy vừa xếp hàng. Việc xác </i>
<i>định ai chịu trách nhiệm thì rất khó, nhưng việc chúng ta nhìn thấy rất dễ dàng </i>
<i>và rõ ràng, đó là hàng triệu người dân Việt Nam phải gánh chịu hậu quả của </i>
<i>nó. Phần bình luận của chúng tơi xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn […]” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>“Chương trình ngày hơm nay chúng tơi đến với q vị và các bạn qua chủ </i>


<i>đề Kỹ năng sống, với mong muốn chia sẻ với các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ </i>
<i>đang đối mặt với cuộc sống hiện đại vớ biết bao những thách thức, biết bao </i>
<i>những căng thẳng và áp lực của cuộc sống. Và vài người nào đó trong số các </i>
<i>bạn, nếu như đã hoặc đang có ý định tự tử, tự sát hoặc tìm cho mình một giải </i>
<i>pháp tiêu cực để giải thoát cho những vấn đề của mình trong cuộc sống thì hãy </i>
<i>một lần nữa nhìn nhận vấn đề và tìm cho mình một hướng đi tốt hơn, ý nghĩa </i>
<i>hơn. […]. Chương trình sắp tới của chúng tơi sẽ đến với q vị và các bạn qua </i>
<i>chủ đề Hàng xóm xưa và nay. Xin q vị hãy gửi thư cho chúng tơi để chia sẻ về </i>
<i>vấn đề này. Địa chỉ là […]. </i>


(Cánh cửa mở rộng, VTV2, ngày 27/10/2006)
Với những lời dẫn kết có phần giới thiệu cho chƣơng trình lần sau là cơ hội


để tranh thủ sự tham gia của khán giả vào việc xây dựng cho chƣơng trình. Để
làm đƣợc điều này, những ngƣời làm cơng tác biên tập phải có sự chuẩn bị dài
hơi.


Lời kết cũng có thể là lời chia sẻ cùng khán giả, gợi mở suy nghĩ của khán
giả:


<i>“Chúng ta thấy có biết bao điều ước đã được khơi nguồn từ cuốn nhật ký </i>


<i>của Đặng Thùy Trâm. Có cả những người đồng nghiệp, có cả những người thầy </i>
<i>giáo, có cả những người cùng đi chiến trường đều nhớ lại những năm tháng </i>
<i>gian khổ ác liệt. Thế còn tuổi trẻ ngày hơm nay họ nghĩ gì? Có thể làm được </i>
<i>những việc anh hùng như thế hệ trước hay không. Câu hỏi này đang chờ đợi câu </i>
<i>trả lời của tất cả chúng ta […]”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>“Chương trình Văn hóa Sự kiện Nhân vật của chúng tơi hơm nay xin được </i>


<i>kết thúc tại đây. Chúc quí vị khán giả có một ngày chủ nhật cuối tuần nhiều </i>
<i>niềm vui và nếu có cơ hội thì hãy cố gắng dành cho mình thời gian để thưởng </i>
<i>thức những tác phẩm nghệ thuật vì ít nhất thì nó làm cho q vị có một ngày thú </i>
<i>vị và sẽ giúp cho quí vị làm giàu sự hiểu biết về văn hóa nói chung”. </i>


(Văn hóa Sự Kiện Nhân vật, VTV3, ngày 29/10/2006)
Nhìn chung, lời kết bao giờ cũng là lời cần đƣợc gọt dũa kỹ càng. Lời kết
không đƣợc quá dài. Nhiều chƣơng trình, lời kết dài dằn dặt với những đánh giá,
bình luận, tóm lại, làm khán giả mệt mỏi. Một lời kết hiệu quả nhất vẫn nên là
một lời kết mang thơng điệp nào đó đƣợc rút ra từ chƣơng trình, và dĩ nhiên là
càng ngắn gọn, xúc tích càng hiệu quả.


<b>2.2.2 Xây dựng câu hỏi giao lƣu </b>



Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hành vi hỏi là hành vi thƣờng xuyên cần
tiến hành, nhất là trong giao tiếp hội thoại. Tìm hiểu cách sử dụng ngơn ngữ của
ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, cụ thể là trong các chƣơng trình giao
lƣu-gặp gỡ, câu hỏi là một trong những dạng câu quan trọng nhất. Câu hỏi ở đây
không chỉ là câu hỏi -đáp thông thƣờng trong giao tiếp mà là câu hỏi phỏng vấn
của nhà báo. Do đó, ln có những ngun tắc nhất định trong cách đặt câu, sử
dụng câu để mang lại hiệu quả.


<i><b>2.2.2.1 Cấu tạo câu hỏi tối thiểu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i>-Nhóm 1: Có thể tự mình tạo nên câu hỏi tối thiểu, khơng cần có thêm từ </i>
<i>nào khác, đó là các từ nghi vấn độc lập: ai, bao giờ, bao lâu, bao nhiêu, đâu, gì, </i>


<i>hả, hử, mấy, nào, như thế nào, thế nào, sao? </i>


<i>-Nhóm 2: Các từ cũng có chức năng hỏi nhƣng khơng một mình tạo nên </i>
câu hỏi tối thiểu đƣợc mà phải đi kèm với các từ khác (danh từ, động từ, tính từ,
<i>số từ, đại từ). Chúng là các từ nghi vấn không độc lập: à, ư, chứ, chăng v.v… </i>


Thỉnh thoảng cũng có sự kết hợp giữa từ nghi vấn với một số tình thái từ để
tạo câu hỏi. Đây là hình thức tạo câu bắt gặp khá nhiều trong ngôn ngữ ngƣời
dẫn:


<i>“Chị nghĩ như thế nào khi nhận giải thưởng này ạ?” </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, 24/9/2006)


<i>“Có cháu nào đi học không ạ?” </i>



(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, 22/8/2005)
Tuy nhiên, phần lớn các từ thuộc từ loại tình thái từ khơng thể dùng một
mình để hỏi và khơng phải lúc nào cũng có sự hòa hợp với yếu tố nghi vấn để
thực hiện hành vi hỏi.


Ngoài các từ chuyên dùng để hỏi, trong tiếng Việt cịn số lƣợng lớn các từ
khơng chuyên dùng để hỏi nhƣng chúng có thể thực hiện hành vi hỏi nhờ vào
khả năng tiếp nhận các yếu tố nghi vấn hỗ trợ. Điều quan trọng là cần kết hợp
đúng để tạo nên câu hỏi đúng:


<i>- Danh từ: có thể tạo nên câu hỏi với từ nghi vấn nào đi sau danh từ. Các từ </i>
loại khác khó sử dụng từ nghi vấn này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Nhƣng động từ khác với tính từ ở chỗ, động từ có thể kết hợp với các nghi
<i>vấn khác mà tính từ thì khơng có khả năng, ví dụ từ bao giờ, bao lâu. </i>


<i>- Số từ chỉ số lượng: có thể cấu tạo câu với từ gì, nào đặt sau. </i>


<i>- Đại từ xưng hơ: có thể cấu tạo câu nghi vấn bởi từ sao, tại sao, làm sao... </i>
Nắm đƣợc cách tạo câu tối thiểu để đặt câu hỏi đúng trong quá trình giao
lƣu, phỏng vấn là điều ngƣời dẫn cần quan tâm.


<i><b>2.2.2.2 Các dạng câu hỏi phỏng vấn </b></i>


Nhƣ chúng tơi đã nói ở phần đầu, trong nhóm giao lƣu-gặp gỡ, ngƣời dẫn
sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn là chủ yếu để tìm kiếm thơng tin, xây dựng nội
dung chƣơng trình. Những câu hỏi này thƣờng là điểm tiếp giáp giữa thơng tin
báo chí và chính luận nghệ thuật. Thƣờng trong các chƣơng trình giao lƣu, mục
đích chính cần đạt tới là khắc họa đƣợc một cá tính, một chân dung thơng qua
câu hỏi và câu trả lời. Do đó, bên cạnh những câu hỏi lớn, có thể đặt ra nhiều


câu hỏi nhỏ để gợi ý, dẫn dắt câu chuyện.


Các câu hỏi đƣợc chia thành hai phạm trù lớn, đó là câu hỏi mở và đóng.
Với câu hỏi mở, có thể dùng các đại từ đƣợc viết tắt bằng công thức
5W+1H (Who? What? Where? When? Why? How?). Có nghĩa là các câu hỏi
<i>đƣợc cấu tạo bởi các từ Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Tại sao? Như thế nào? </i>
Hiện nay, các câu hỏi mở không chỉ dừng lại ở những đại từ trên mà còn mở
rộng ra.


Theo kinh nghiệm của các nhà báo lớn, những câu hỏi nên bắt đầu và kết
<i>thúc bằng những từ nhƣ: tại sao, như thế nào, cái gì, ở đâu, anh (chị) hãy miêu </i>


<i>tả…sẽ nhận đƣợc nhiều dữ kiện hay. Larry King –ngƣời dẫn chƣơng trình hàng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>Một trong những trường hợp phỏng vấn khó nhất mà Larry King </i>
<i>kể lại là tiến hành phỏng vấn diễn viên R.Metream, vì ơng khách này </i>
<i>tồn dùng những từ đơn giản để trả lời câu hỏi người dẫn: Phải, </i>
<i>không phải, không phải, phải”. Larry King đã dùng nhóm từ “tại </i>
<i>sao”, Metream đã trố mắt nhìn và đáp lại “Bởi vì…”. </i>


Ƣu điểm của các câu hỏi mở là tạo cho khách mời sự thoải mái, tự nguyện
khi trả lời. Thông tin thƣờng nhiều hơn. Khách mời dễ tham gia vào kiến tạo tác
phẩm hơn. Những câu hỏi mở ln kích thích sự phát triển của cuộc trao đổi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt khơng tốt là đơi khi gây khó xử cho
ngƣời đối thoại vì những câu hỏi chung chung hoặc trả lời dài dòng. Ngƣời đặt
câu hỏi cũng dễ rơi vào tình trạng cho ra những câu hỏi dài dịng khó hiểu. Các
<i>dạng câu hỏi mở là: câu hỏi phát triển, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi vạch trần, câu </i>


<i>hỏi số lượng, câu hỏi giả định, câu hỏi dự định, câu hỏi chuyển tiếp. </i>



Những câu hỏi giả định, luôn là những câu hỏi có thể khai thác một cách
hiệu quả về tâm lý, lập trƣờng, quan điểm của nhân vật.


<i>“Nếu như mà trở lại thời điểm trước khi ra Hà Nội và nhận chức thứ </i>
<i>trưởng Bộ Thủy sản thì liệu chị cịn có phương án nào khác khơng?” </i>


(Ngƣời đƣơng thời, VTV1, ngày 30/10/2005)
<i>“Ơng thử hình dung rằng, giả sử nếu ngày đó ơng khơng tìm được cuốn </i>


<i>nhật ký. Nói chung là ông không biết đến cuốn nhật ký như vậy ở Việt Nam thì </i>
<i>cuộc đời của ơng đã có gì khác?” </i>


(Ngƣời đƣơng thời: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, VTV1, ngày 21/8/2005)
<i>Với câu hỏi đóng, đó là những câu hỏi mà ta chỉ thu về những từ nhƣ có, </i>


<i>khơng, có thể…Ví dụ nhƣ những câu hỏi bắt đầu bằng từ: có hay khơng, đã chứ, </i>
<i>sẽ chứ… Ngồi mục đích cho phép nhà báo làm rõ vấn đề hoặc kiểm tra mức độ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

hỏi đóng cần tránh trong q trình giao lƣu. Tuy nhiên, có những câu hỏi đóng
cũng tạo kết quả bất ngờ khi khách mời trả lời nhiều hơn dự định do đôi lúc
khách mời khơng muốn “làm khó” ngƣời dẫn.


Để có thể tránh đƣợc những hiệu quả không tốt từ câu hỏi đóng, các nhà
báo Nga đã chọn giải pháp sử dụng cả câu hỏi mở và đóng:


<i>“Ban giám đốc đã tạo điều kiện cho chị đi làm phải khơng, và chị đã nhận </i>


<i>cơng việc gì?” </i>


(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, ngày 25/7/2005)


Trong quá trình giao lƣu, để sử dụng các câu hỏi một cách hài hòa, hiệu
quả khơng phải dễ. Nhiều ngƣời dẫn cịn lúng túng ở cách đặt câu hỏi dẫn đến
không thể lấy đƣợc thông tin từ khách mời. Sau đây là một số vấn đề về sử dụng
câu hỏi cho hiệu quả và những lỗi tối thiểu cần tránh.


<i><b>2.2.2.3 Sử dụng câu hỏi hiệu quả </b></i>


<i>Vônte đã từng nói: “Hãy đánh giá một con người khơng phải qua câu trả </i>


<i>lời mà qua câu hỏi của anh ta”. Khơng thể có những câu hỏi khơng suy nghĩ, </i>


nhất là với những nhà báo-ngƣời dẫn chƣơng trình. Trên thực tế, nhiều chƣơng
trình giao lƣu gặp gỡ có những câu hỏi rất tệ.


Theo tác giả Neil Everton, trong cuốn Làm tin, phóng sự truyền hình thì
<i>phần lớn các câu hỏi phải là Tại sao, cái gì, như thế nào. Đặt câu hỏi lúc trò </i>
chuyện, phỏng vấn thƣờng có những thói xấu sau mà ngƣời dẫn cần tránh:


<i><b>a. Đặt câu hỏi đóng. Với câu hỏi này, nó gợi câu trả lời là có hoặc khơng. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

sự mà ngƣời dẫn phỏng vấn các bạn học cùng trƣờng với nhân vật giao lƣu. Dẫn
chƣơng trình Mộng Hồi đã đặt ra 6 câu hỏi, trong đó có 4 câu là câu hỏi đóng:


<i>MC: Vì anh Tùng lớn tuổi nhất cho nên con gọi bằng anh đúng không? </i>
<i>- Dạ </i>


<i>MC: Thế các bạn trong lớp thì giúp được gì hả? </i>
<i>- Cất tập vào cặp dùm anh Tùng, sách cặp dùm… </i>


<i>MC: Mấy con có thấy anh Tùng là tấm gương để chúng ta học tập khơng? </i>


<i>- Dạ có. </i>


<i>MC: Con đã học được những gì ở anh Tùng? </i>
<i>- Đi học đều, đi họcchăm chú nghe cơ giảng… </i>


<i>MC: Và khơng ngại khó, ngại khổ nữa, đúng không? </i>
<i>-Dạ. </i>


<i>MC: Hàng ngày các con có chứng kiến cảnh anh Tùng có một người bạn </i>
<i>chở anh Tùng đi học khơng? </i>


<i>- Dạ có. Anh Sang ạ. </i>


(Tình ngƣời vùng đất đỏ, VTV1, ngày 6/12/2005)
Quan sát ở đoạn phỏng vấn trên, chúng ta thấy rõ kết quả của việc sử dụng
câu hỏi đóng. Câu chuyện rất tẻ nhạt vì chỉ có lời ngƣời dẫn đặt câu hỏi và tự trả
lời. Có nhiều tình huống, sử dụng câu hỏi đóng khơng hợp lý, cả nhân vật và
MC làm cho câu chuyện trở nên cụt đƣờng:


<i>MC: “Em xin mẹ Tùng cho Tùng đi học, nhưng mà khi em nói như vậy thì </i>
<i>có biết rằng là bạn Tùng đi học lại là em sẽ vất vả, tiếp tục vất vả và tiếp tục sẽ </i>
<i>đưa đón bạn khơng? </i>


<i>NV: Khơng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i>NV: (im lặng) </i>


(Những ƣớc mơ xanh, VTV1, ngày 6/12/2005)
Những câu hỏi đóng nhƣ vậy thể hiện sự yếu kém của ngƣời dẫn trong sử
dụng ngôn ngữ.



<i><b>b. Khơng phải câu hỏi: Nếu là lời bình luận làm tăng hiệu quả của thơng </b></i>


tin thì cần thiết. Tuy nhiên, nếu đó là câu hỏi mang tính khoe khoang sự hiểu
biết, dùng kiến thức của mình để tạo ấn tƣợng cho khách mời thì thật tệ hại.


<i>“Vâng, tơi thấy khi xem phóng sự, các vị khách mời của chúng ta có những </i>


<i>tâm trạng rất băn khoăn. Và tất nhiên, cũng chính vì thế mà chúng ta có </i>
<i>chương trình ngày hơm nay, đặt ra vấn đề dạy vào học lịch sử hiện nay như thế </i>
<i>nào. Chúng ta vừa theo dõi ý kiến của một số bạn học sinh, sinh viên về vấn đề </i>
<i>học sử. Chính vì thế mà có lẽ là trước khi chúng ta cùng bàn về vấn đề dạy và </i>
<i>học môn sử thì chúng ta cũng cần bàn một chút về đối tượng học lịch sử hiện </i>
<i>nay ở các bạn trẻ. Chắc chắn cũng có những mục đích và u cầu về những mức </i>
<i>độ khác nhau. Vậy thì nhìn tổng quan, chúng ta có thể có một chút phân loại sơ </i>
<i>qua về đối tượng đang theo học và quan tâm đến môn lịch sử hiện nay. Chúng </i>
<i>tôi xin được mời P.GS-TSKH Nguyễn Hải Kế được không ạ?” </i>


(8H tối thứ 6, VTV2, ngày 6/10/2006)
Với câu dài 181 chữ nhƣ trên. Ngƣời dẫn nói liên tục, khơng biết đâu là ý
ngƣời dẫn định bình luận, đâu là ý định hỏi. Khách mời P.GS-TSKH Nguyễn
Hải Kế đã lúng túng khi nghe ngƣời dẫn mời mình phát biểu.


<i><b>c. Những câu hỏi “hai trong một”: Thƣờng dùng các liên từ “và”, “hoặc” </b></i>


để hỏi một lúc hai hoặc ba câu hỏi. Khách mời thƣờng chỉ trả lời một câu hỏi.
<i>“Thưa tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, quan niệm của ông như thế nào về vấn đề </i>


<i>minh bạch tài sản và theo ơng vì sao phải làm điều này ạ?” </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>“Chị có thể nói rõ hơn là rong biển chúng ta phân ra làm mấy loại và cái </i>
<i>phẩm cấp nó như thế nào thì đạt loại 1 loại 2, thì đạt giá bán như thế nào […]? </i>


(Cùng nông dân bàn cách làm giàu, VTV2, ngày 27/4/2006)


<i><b>d. Những câu hỏi kích động: Là những câu hỏi tạo cho khách tâm lý </b></i>


không thoải mái, dẫn đến đối kháng, có phản ứng với câu trả lời. Đó có thể là vì
ngƣời dẫn sử dụng những từ ngữ kích động hay ngơn ngữ cƣờng điệu hoặc hung
hăng.


<i>MC: “Thưa nhà lý luận phê bình Thái Phiên, trong đoạn băng phóng sự </i>
<i>vừa nói trên ơng đã được nghe ý kiến của nhà biên đạo trẻ Trần Ly Ly, tác giả </i>
<i>của vở kịch múa Một ngày. Chúng tôi được biết rằng sau khi vở múa hạ màn thì </i>
<i>phóng viên có đến và hỏi ý kiến của ông, nhận xét, đánh giá. Chính ơng là </i>
<i>người nói rằng “với vở kịch múa này ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu. Và </i>
<i>người ấy chính là tơi”. Thưa nhà lý luận phê bình Thái Phiên, phải chăng là </i>
<i><b>ơng đã có sẵn định kiến cá nhân đối với những cái mà chúng ta gọi là múa </b></i>
<i>đương đại? </i>


<i>KM: (tỏ vẻ khơng hài lịng) Xin lỗi, tơi khơng bao giờ định kiến với cái múa </i>
<i>đương đại ấy […]. </i>


(Diễn đàn văn học nghệ thuật, VTV1, ngày 13/10/2006)
Để tránh những câu hỏi này, tốt nhất là nên dùng câu hỏi trực diện. Câu hỏi
càng cao giọng, máy móc, hình thức thì câu trả lời càng chừng mực, buồn tẻ.


<i><b>e. Những câu hỏi vô tận: Đó là những câu hỏi dài ngoằn, lan man, làm </b></i>


khách mời bối rối và cuối cùng đổ vỡ dƣới sức nặng của từ ngữ. Hiện nay, có


nhiều ngƣời dẫn hỏi dài dòng quá, làm rối cả mạch câu chuyện. Khơng biết là
câu hỏi hay câu bình luận, rất mơ hồ, tối nghĩa.


<i>“Thưa ông Đặng Thanh Tùng, cái minh bạch tài sản và thu nhập là chúng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i>bạch. Và chúng ta không thể không tuân thủ các qui luật ấy nếu như không </i>
<i>muốn nhận những hậu quả xấu. Thế nhưng mà trên thực tế thì rõ ràng là, như </i>
<i>tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nói, đó là vấn đề không phải dễ thực hiện, và thể hiện </i>
<i>ngay các khâu lập các văn bản, hướng dẫn thực hiện như lập nghị định. Theo </i>
<i>ơng thì các bước xây dựng và lấy ý kiến dự thảo nghị định minh bạch tài sản thì </i>
<i>ơng thấy điều gì là khó khăn nhất để thực hiện được những điều này?” </i>


(Giờ cao điểm, VTV1, ngày 11/10/2006)


<i><b>f. Sử dụng từ nghi vấn khơng đúng. Đây là một trong những tình huống </b></i>


gặp khá nhiều trong các câu hỏi của ngƣời dẫn:


<i>“Theo quan điểm của bác thì làm thế nào để có thể xác định mức độ trung </i>


<i>thực của công chức hay không việc kê khai tài sản ạ? Vâng, xin mời bác ạ”. </i>


(Giờ cao điểm, trên VTV1, ngày 11/10/2006)


<i><b>g. Câu hỏi gợi ý: Một vài cuộc phỏng vấn thƣờng rơi vào tình trạng trong </b></i>


câu hỏi đã có sẵn câu trả lời. Dài dịng và khơng chủ đích. Có những câu hỏi,
trong nó đã có sẵn câu trả lời. Những câu hỏi theo kiểu “gợi ý” nhƣ vậy không
phải là những câu hỏi khán giả chờ đợi.



<i>“Khi đi xuống Sài Gịn thì những cái cảm giác rất là bở ngỡ, rất là lạ lẫm. </i>


<i>Lúc đó như thế nào hả Sâm?” </i>


(Những ƣớc mơ xanh, VTV1, ngày 20/2/2006)


<i><b>h. Câu hỏi “đề dẫn”: Có trƣờng hợp ngƣời dẫn không chịu, đôi khi là </b></i>


khơng có khả năng sáng tạo, ứng đối tại chỗ, nên hỏi một câu hỏi nhƣ một lời đề
dẫn, trả lời hàng giờ không hết đƣợc. Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình Giao lƣu –
<i>Đối thoại “Tư vấn du học Vân Nam – Trung Quốc”, ngƣời dẫn Quỳnh Nga đã </i>
đặt câu hỏi cho một vị khách mời là hiệu trƣởng một trƣờng đại học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Hậu quả là ơng ta nói rất dài. Thay vì hỏi một câu hỏi “khái quát” nhƣ vậy,
ngƣời dẫn nên chẻ nhỏ ra những câu hỏi cụ thể hơn, vừa có thể làm cho buổi trị
chuyện khơng bị khách mời “chiếm diễn đàn” nhƣ vẫn thƣờng thấy nhiều trên
các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ hiện nay. Đây là những dạng câu hỏi đặt ra chỉ
để chiều lòng ngƣời trả lời. Những câu hỏi dễ nhất và ngƣời trả lời thƣờng muốn
thế, nhƣng khán giả thì không chờ đợi những câu hỏi đơn giản nhƣ vậy. Họ
muốn những câu hỏi có góc cạnh, có độ sâu nhất định.


Trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, một số chƣơng trình kịch bản câu
hỏi lên khá kỹ, nhƣ các chƣơng trình thuộc nhóm Thời sự. Ở các chƣơng trình
này, câu hỏi thƣờng đặt ra ít. Tính ngẫu phát trong câu chuyện xuất hiện không
nhiều. Do đó, cần đặt những câu hỏi đơn giản và cụ thể. Tránh những câu hỏi
mơ hồ sẽ nhận lại những câu trả lời mơ hồ.


Khá nhiều chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ của ta, ngƣời dẫn còn chạy theo
kịch bản đƣợc sắp xếp sẵn, cứ đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác đã viết sẵn
trên giấy. Dựa trên văn bản đó để thực hiện hành vi ngơn ngữ nói. Chƣa “tiêu


hóa” đƣợc nội dung câu chuyện, thì chắc chắn khó làm chủ đƣợc cuộc thoại. Có
rất nhiều trƣờng hợp, khi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi, những lúc nhân vật, khách
mời đã trả lời đủ ý, nhƣng vì kịch bản cịn câu hỏi nên cứ phải hỏi cho chắc ăn,
nhân vật, khách mời phải trả lời lại. Điều này làm cho khách mời cảm thấy khó
chịu. Theo nhà báo Mai Thúc Long, dẫn chƣơng trình khơng chỉ ngồi để đặt ra
các câu hỏi mà phải biết hƣớng cho ngƣời đối thoại phát biểu hết ý mình nhƣng
<i>vẫn khơng vƣợt ra ngồi chủ đề cuộc đối thoại: “Rất nên tránh lối đặt câu hỏi </i>


<i>gạch đầu dòng ở nhà rồi ra thoại, cứ moi hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, </i>
<i>chưa hết, chưa cho khách về”. Nhà báo lão thành Nguyễn Kim Trạch cho rằng </i>


<i>“các chương trình giao lưu-gặp gỡ mà cịn lệ thuộc nhiều vào các câu hỏi đặt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Đối với ngƣời dẫn, kịch bản là một cái sƣờn để họ theo đó mà đặt lần lƣợt
các câu hỏi. Hầu nhƣ nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình vững vàn hiện nay đều ít khi
viết rõ những câu hỏi chi tiết trong kịch bản.


Khi đƣa ra câu hỏi, ngƣời dẫn cần xem xét đến trình độ học vấn của ngƣời
đối thọai với mình, những từ ngữ mà ngƣời dẫn hiểu rằng khách mời quen dùng
do nghề nghiệp hoặc do lứa tuổi. Một câu hỏi hay là một câu hỏi đƣợc đƣa ra hết
sức phù hợp với ngôn ngữ của ngƣời đối thoại và câu hỏi phải thật cụ thể.


<i>Một câu chuyện cổ của Nga kể về một người khách lãng du giữ </i>
<i>chân một vị thông thái đang lững thửng thả bộ, để hỏi xem đường đến </i>
<i>thành phố còn xa nữa không. Vị thông thái trả lời cụt lủn: “Hãy cứ </i>
<i>đi”. Người khách lãng du đăm chiêu vừa tiếp tục đi, vừa suy nghĩ về </i>
<i>thái độ thô lỗ của cư dân địa phương. Nhưng người khách lãng du ấy </i>
<i>mới đi chưa được năm mươi bước thì nghe thấy hô: “Dừng lại!”. Vị </i>
<i>thông thái đứng lại trên đường đi: “Anh phải đi một giờ nữa mới tới </i>
<i>thành phố”. “Tại sao ơng khơng nói ngay điều đó?”, - người khách </i>


<i>lãng du kêu lên. “Ta phải nhìn xem bước đi của anh như thế nào”, - </i>
<i>nhà thơng thái giải thích. </i>


<i>“Hãy đặt thật nhiều câu hỏi”, đây là một trong những lời khuyên cơ bản </i>
trong phỏng vấn trên truyền hình của Victoria Mc Cullough Carroll, nữ phóng
viên truyền hình Mỹ và cũng là giảng viên bộ mơn truyền hình tại một số trƣờng
đại học ở Mỹ.


Trong các chƣơng trình giao lƣu hiện nay, câu hỏi đƣợc sử dụng rất ít. Qua
khảo sát cho thấy, Tạ Bích Loan là ngƣời sử dụng nhiều câu hỏi nhất. Ví dụ
<i>trong chƣơng trình Gặp gỡ cán bộ chiến sĩ đảo Nam Yết (phát sóng ngày </i>
<i>17/4/2005), chị sử dụng đến 73 câu hỏi. Một số chƣơng trình khác nhƣ Những </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phát sóng ngày 21/8/2005), chị sử dụng 52 câu hỏi. </i>


Trung bình, trong một chƣơng trình 45’, chị sử dụng 50 – 60 câu hỏi. Những
chƣơng trình của chị ln tạo đƣợc sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi cách đặt câu hỏi liên
tục, các vấn đề đƣợc khai thác bằng nhiều câu hỏi ngắn. Khách mời vì thế cũng
tham thoại rất hiệu quả.


<i>Ở các chƣơng trình khác nhƣ Ngƣời xây tổ ấm Những gia đình Liệt sĩ cơng </i>


<i>an (phát sóng ngày 25/7/2005), Kim Ngân sử dụng 36 câu hỏi. Chƣơng trình Tơi </i>
<i>đã có một thời lầm lỗi (phát sóng ngày 22/8/2006), chị sử dụng 61 câu hỏi. </i>


<i>Chƣơng trình Những ƣớc mơ xanh Tôi ơi đừng tuyệt vọng (phát sóng ngày </i>
15/1/2006) sử dụng 35 câu hỏi.


Các chƣơng trình trên, thời lƣợng phát sóng thƣờng 45 phút, câu hỏi đặt ra
từ 35 – 50 câu hỏi/1 chƣơng trình là tƣơng đối cũng hợp lý. Tuy nhiên, nhiều


chƣơng trình 45 phút sử dụng 10-15 câu hỏi là quá ít. Ví dụ, chƣơng trình Giao
lƣu-đối thọai phát trên sóng VTV2 ngày 6/10/2006, chỉ sử dụng 15 câu hỏi.
Chƣơng trình 8H tối thứ 6 phát trên sóng VTV2 ngày 6/10/2006, chỉ sử dụng 12
câu hỏi. Hầu nhƣ các chƣơng trình thuộc nhóm chƣơng trình Thơng tin-Giáo
dục đều sử dụng rất ít câu hỏi.


Vì sử dụng ít câu hỏi nên khách mời thƣờng là những ngƣời chiếm diễn
đàn. MC ngồi nghe và khán giả cứ nghe, khơng có tranh luận, ít giao lƣu.
Chƣơng trình trở nên tẻ nhạt.


Cũng cần tránh việc tung ra những câu hỏi nhƣ vũ bão. Nếu không sẽ làm
cho nhân vật khớp, im lặng. Phải có cách để dẫn dắt cho họ trả lời.


Trong quá trình đặt câu hỏi, tính rõ ràng và sự ngắn gọn bao giờ cũng mang
lại hiệu quả cho ngƣời nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i>chỉ nhớ được 12 từ…”. Tác giả nhấn mạnh rằng “mỗi đơn vị thông tin </i>
<i>độc lập đủ để tạo ra một hình ảnh khơng dài q 17 từ”. Đối với phát </i>
<i>thanh, theo nhà nghiên cứu X.I. Bơn xten, tác giả cuốn ngôn ngữ </i>
<i>Radio, đối với văn bản phát thanh tiếng Nga cho người Nga thì câu </i>
<i>khơng nên vượt q 14 từ, tối đa là 27 từ. Đối với văn bản phát thanh </i>
<i>tiếng Việt dành cho người Việt thì số lượng câu sử dụng nhiều nhất </i>
<i>trong văn bản phát thanh là loại câu có độ dài từ 21-40 tiếng. </i>


[12, tr.214-217, dẫn theo]
Ngƣời dẫn luôn cần phải biết mình muốn hỏi cái gì. Điều quan trọng là
<i>phải tìm cách đặt câu hỏi khéo. Một câu hỏi khéo là không bao giờ ép buộc </i>
<i>ngƣời đƣợc hỏi. Nó cầu xin một thiện chí. </i>


<b>2.2.3 Đặc trƣng phong cách nói </b>



<i>Nhƣ chúng tơi đã trình bày ở phần Một số vấn đề về ngôn ngữ học, ngay </i>
trong phong cách nói, cũng có sự phân biệt giữa lời nói đƣợc chọn lọc, trau dồi
và lời nói chƣa đƣợc chọn lọc kĩ và trau dồi cẩn thận. Trong các chƣơng trình
giao lƣu gặp gỡ, ngƣời dẫn ln kết hợp các lớp từ ngữ của hai dạng này. Có
nghĩa là, bên cạnh những lời dẫn, những câu hỏi đƣợc chuẩn bị trong kịch bản,
ngƣời dẫn còn tùy vào tính ngẫu hứng của chƣơng trình để dụng ngơn. Lớp từ
ngẫu phát này hầu nhƣ không đƣợc chuẩn bị trƣớc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i><b>2.2.3.1 Phương tiện ngữ âm </b></i>


Ngữ âm là một phƣơng tiện của ngôn ngữ, đƣợc thể hiện qua giọng nói.
Giọng nói rất quan trọng vì nó thể hiện một phần nào đó con ngƣời. Qua
ngữ điệu, trọng âm, tốc độ lời nói… của giọng nói, có thể phân biệt ngƣời này
với ngƣời khác. Ngƣời có giọng nói truyền cảm ln tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho
ngƣời nghe. Trong phiếu điều tra của chúng tơi, giọng nói truyền cảm, lƣu lóat
là yếu tố quan trọng thứ 4 sau ứng xử thông minh, biết khơi gợi, dẫn dắt câu
chuyện và biết quan tâm đến ngƣời trò chuyện.


Với những ngƣời dẫn chƣơng trình, sở hữu một giọng nói tốt là sở hữu một
vũ khí quan trọng. Và, vũ khí này cũng cần phải biết cách sử dụng.


<i><b>a. Ngữ điệu: Nhƣ chúng ta biết, tiếng Việt là ngôn ngữ giàu tính nhạc nên </b></i>


<i>hỗ trợ rất nhiều cho việc trình bày văn bản giàu nhịp điệu. Nhờ vào tính nhạc </i>
mà sắc thái tình cảm trong mỗi câu nói đƣợc ngƣời nghe cảm nhận khác nhau.
Nội dung ngữ nghĩa cũng có thể thay đổi hồn tồn nếu nhịp điệu ngôn ngữ thay
đổi. Từ tốc độ nói, sẽ tạo ra nhịp điệu, lúc nhanh , lúc chậm, lúc trầm, lúc bổng,
tác động đến sự cảm thụ của thính giả dể chịu hơn.



<i>“Bây giờ trở lại với vấn đề buôn bán với nước ngồi. Chị Huỳnh Tiểu </i>
<i>Hương đã khơng ngần ngại mà nói rằng là (xuống giọng, chậm rãi) chị khơng </i>
<i>được đi học nhiều. Thế thì (lên giọng, nhịp nhanh hơn) khi buôn bán ở Việt Nam </i>
<i>cũng đã khó rồi, chị một thân một mình đi qua nước ngồi rồi bn bán làm ăn </i>
<i>với người ta. Tính tốn bằng giấy tờ thì cũng khơng rành rọt. Chữ của người ta, </i>
<i>tiếng của người ta mình cũng khơng biết rồi làm sao chị sống sót ạ?”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>b.Tốc độ nói: Trong nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ nói, thì tốc độ lời nói qui </b></i>


định nhiều đến sự thành cơng của buổi trị chuyện. Với tốc độ nói đều đều thì
hiệu quả không cao, gây sự đơn điệu. Nói nhanh quá, ngƣời nghe sẽ tiếp thu
không kịp, thông tin sẽ bị rơi vãi.


Theo khảo sát của chúng tôi về tốc độ nói của những ngƣời dẫn chƣơng
trình giao lƣu gặp gỡ có ấn tƣợng hiện nay trên VTV, 52% ý kiến cho rằng Tạ
Bích Loan có tốc độ nói nhanh, 46.6% cho rằng nói vừa phải. Với Kim Ngân,
84,2% khán giả cho rằng có tốc độ nói vừa phải. Con số này với Mộng Hoài là
80.2%, Thanh Hạnh là 82.3%.


Qua khảo sát của chúng tơi trong các chƣơng trình, ở các lời dẫn mở đầu
của ngƣời dẫn chƣơng trình, trong thời gian 26”, có một số kết quả nhƣ sau:


- Tạ Bích Loan (Ngƣời đƣơng thời): 143 từ/26”. Bình qn, mỗi giây chị
nói 5,5 từ.


- Kim Ngân (Ngƣời xây tổ ấm): 103 từ/26”. Bình quân 3,9 từ/1”.


- Mộng Hoài (Những ƣớc mơ xanh): , 108 từ/ 26”. Bình quân 4,1 từ/1”.
- Minh Nguyệt (Hội Nhập): 127 từ/26”, bình quân một giây nói 4,8 từ.
- Thanh Lâm (Sự kiện và Bình Luận): 120 từ/26”, bình quân một giây nói



4,6 từ.


- Thanh Thúy (Cánh cửa mở rộng): 96 từ/26”. Bình qn một giây nói 3,7
từ.


- Hòai Nam (Diễn đàn văn học nghệ thuật): 110từ/26”. Bình qn một
giây nói 4,2 từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Biết sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ nhƣ ngữ âm để giao tiếp sẽ mang
lại hiệu quả cao trong q trình trị chuyện. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ gây
ra lỗi cho ngƣời dẫn. Nếu ngƣời dẫn khơng kiểm sóat, điều chỉnh đƣợc giọng
nói của mình khi gặp những tình huống ngẫu phát, thì dễ dẫn đến bộc lộ những
cảm xúc chủ quan. Có những tình huống khơng cho phép ngƣời dẫn thể hiện sự
chủ quan đó.


<i><b>2.2.3.2 Sử dụng từ ngữ đặc trưng </b></i>


Giao tiếp hội thoại là môi trƣờng tồn tại của đơn vị từ vựng khẩu ngữ. Đặc
điểm đầu tiên, nổi bật trong từ vựng khẩu ngữ là có giá trị biểu cảm cao. Chính
ở đặc điểm giàu tính cảm xúc, mà tính cảm xúc thƣờng gắn với cá nhân nên có
tính chất chủ quan và cƣờng điệu. Ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng xuyên phải
khởi xƣớng và tham gia vào các cuộc đối thoại. Nếu khai thác tốt lớp từ này, sẽ
góp phần tạo nên phong cách cho ngƣời dẫn. Khi tồn tại dƣới dạng đối thoại,
ngơn ngữ nói có những đặc nét đặc trƣng thƣờng thấy sau đây:


<i><b>a. Sử dụng nhiều tình thái từ với nhiều chức năng khác nhau: </b></i>


<i>-Để thể hiện mục đích phát ngơn, chủ yếu trong các câu hỏi: à, chứ, chăng, </i>



<i>nhỉ, nhé, như thế nào? </i>


<i>-Thể hiện các dấu hiệu hòa hợp: biết không, thấy không, hiểu không, hiểu ý </i>


<i>tớ chứ… </i>


<i>-Hay các dấu hiệu thỉnh đồng: nhỉ, chứ nhỉ, đúng khơng nào… </i>


-Một trong những chiến lƣợc trị chuyện là sử dụng các yếu tố khích lệ tối
thiểu đối với ngƣời nói. Các yếu tố này có thể là một từ, một ngữ, hay thậm chí
một câu đƣợc dùng trong giao tiếp để biểu thị sự chăm chú, quan tâm, thích thú,
chia sẻ, đồng cảm, ngạc nhiên (có thể thật lịng, có thể đãi bơi) với những điều
<i>khách mời, nhân vật đang trình bày. Ví dụ các từ: vậy à, thế cơ à, thật thế à, lại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i>ghê thật!…Đây đƣợc xem là những tín hiệu phản hồi với ngƣời đối thoại thơng </i>


tin đã đƣợc tiếp nhận.


<i><b>b. Có nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược: thể hiện rõ nét nhất phong cách của </b></i>


ngơn ngữ nói. Nhất là khi lời nói của ngƣời dẫn mang tính ngẫu phát thì hiện
tƣợng lặp từ, thừa từ lại khá phổ biến.


<i>“Anh nói là phải có điều kiện nghiên cứu trước về địa hình nè, rồi anh phải </i>
<i>có sức khỏe nè, rồi còn một cái yếu tố nữa?” </i>


(Trò chuyện cuối tuần, HTV 7, ngày 8/10/2006)
Cũng phải nói rằng, những yếu tố dƣ nên ở mức độ vừa phải, nếu khơng sẽ
thể hiện sự nói lắp. Nó làm tối nghĩa câu hỏi của ngƣời dẫn chƣơng trình, hoặc
làm chậm lại nhịp của câu chuyện.



Ngồi ra, trong ngơn ngữ đối thoại, xuất phát từ nguyên tắc kiệm lời, chúng
ta vẫn thƣờng gặp những thủ pháp lƣợc bớt một số yếu tố đƣợc xem là đã xác
định và việc nhắc chúng lại là không cần thiết.


<i>NV: […] Thậm chí có người nói, chị khơng cho tôi vào, tôi tự vẫn tôi chết. </i>
<i>MC: Tự vẫn ạ? </i>


<i>NV: Vâng, có những người nói như thế. </i>


(Ngƣời đƣơng thời, VTV1, ngày 30/10/2005)
Việc lƣợt bớt nhƣ vậy không hề làm cản trở sự tiếp nhận của ngƣời nghe,
mà ngƣợc lại, còn làm nổi rõ trọng tâm thơng tin, đồng thời giúp cho cuộc đối
thoại có tiết tấu nhanh hơn, sơi nổi hơn.


<i><b>c. Có chỗ bị ngắt quãng, không liền mạch </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

chấp nhận chuyện đó, thậm chí có ngƣời cho rằng nó làm cho ngơn ngữ sẽ trở
nên tự nhiên hơn, mang dấu ấn cá nhân rõ nét hơn. Biết thu hút khán giả bằng
những khoảng ngừng, nghỉ hợp lý cũng là cách mang lại hiệu quả cho cuộc trị
chuyện.


<i>Walter Graebne viết trong cuốn sách của ơng, “My Dear Mister </i>
<i>Churchill”, rằng: Một quan niệm rất là sai lầm phổ biến khi cho rằng </i>
<i>Winston Churchill (thủ tướng của nước Anh trong đệ nhị thế chiến –</i>
<i>tác giả), là một người biết nói chuyện và mọi người vẫn nghĩ rằng nói </i>
<i>chuyện là một điều rất dễ với ơng. Nhưng khơng hẳn vậy. Ơng ln </i>
<i>phải tốn thời gian để có thể chuẩn bị và đánh bóng ngơn ngữ của </i>
<i>mình. Một ngày kia, sau khi phát biểu xong một bài phát biểu rất tốt ở </i>
<i>một buổi họp trong nghị viên. Malcolm Gray hỏi rằng: “Làm sao </i>


<i>trong suốt bài phát biểu của ông, sau những khoảng ngưng ngắn như </i>
<i>vậy lại giúp cho bài phát biểu của ông khơng va vấp gì cả và ơng có </i>
<i>thể chọn những từ chính xác và bóng bẩy như vậy?”. Ơng trả lời: </i>


<i>Nói cho anh nghe bí mật này nhưng hãy giữ nó bí mật dùm. </i>
<i>Những khoảng ngưng là một phần trong thủ thuật nói chuyện của tôi. </i>
<i>Tôi luôn luôn dùng từ à, ừa trong hầu hết thời gian để chuẩn bị điều </i>
<i>mà tôi nói tiếp. Tơi khẳng định rằng, với những khoảng ngưng đó, thì </i>
<i>một từ hoặc một thuật ngữ sẽ xuất hiện trong đầu tôi và hiệu quả sẽ </i>
<i>được nâng cao. [48, tr.124] </i>


d. Khi sử dụng ngôn ngữ khẩu ngữ để giao tiếp, việc sử dụng các dấu hiệu
nhận diện đồng nhóm cũng góp phần tạo nên nét riêng trong phong cách trò
chuyện của ngƣời dẫn. Đó có thể là những phƣơng ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i>như vầy thì chắc là anh đã không phá sản rồi. Nhưng mà Quỳnh Hương cũng </i>
<i>hơng dám nói là anh giàu đâu, Quỳnh Hương hơng dám nói như thế [...]. </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, 8/10/2006)


Hay khai thác, nhấn mạnh các biệt ngữ, thành ngữ, hay tiếng lóng một cách
hợp lý:


<i>“Từ bé đến lớn tất cả đồ biển đều không ăn được. Vậy mà anh quyết định </i>


<i>chọn cái nghề đó (nghề thủy thủ). Quỳnh Hương thấy anh gan cùng mình ln </i>
<i>ạ”. </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, 8/10/2006)
Một ví dụ khác trong chƣơng trình Những ƣớc mơ xanh, ngƣời dẫn trị


chuyện với một cơ gái đã từng làm nghề bán thân để sống, giờ đã hoàn lƣơng và
tham gia hoạt động trong nhóm đồng đẳng tại cơ sở:


<i>NV: […] Khi đi tuyên truyền, mọi người cịn bỡ ngỡ dữ nữa. Họ nói “lúc </i>
<i>này nó đã trở thành anten” rồi.. </i>


<i>MC: (cướp lời) Tại sao họ lại gọi chị là anten? </i>


<i>NV: Vì sợ mình là người quan sát, rồi báo với địa phương. </i>


(Những ƣớc mơ xanh, VTV1, ngày 15/01/2006)
Ngƣời dẫn nếu nhanh nhạy bắt đƣợc ý để nhấn mạnh thêm, sẽ giúp khắc
họa đƣợc chân dung nhân vật một cách đời thƣờng và chân thật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i><b>2.2.3.3 Bàn về xưng hơ </b></i>


Trong suốt buổi trị chuyện, xƣng hô luôn là yếu tố xuyên suốt mà ngƣời
dẫn phải quan tâm. Chính trong việc lựa chọn hình thức xƣng hô cần thiết đã ẩn
chứa “những tảng đá ngầm”, nhất là đối với ngƣời Việt Nam, ngôi thứ rộng,
quan hệ vai phức tạp. Cách xƣng hô thể hiện đƣợc ngƣời dẫn cảm nhận nhƣ thế
nào về khách mời. Xƣng hô không cần trịnh trọng quá nhƣng cũng không đƣợc
phép thân mật quá. Vấn đề xƣng hô của ngƣời dẫn chƣơng trình hiện nay cũng
gây nhiều tranh cãi.


Có thể hiểu xƣng là cách ngƣời nói của Đài tự gọi tên mình, vai mình với
ngƣời đối thoại. Hơ là cách gọi ngƣời khác bằng đại từ nhân xƣng hay danh từ
đã trở thành đại từ hoặc lâm thời giữ chức năng đại từ, tính từ danh hóa. Có thể
<i>phân biệt bốn cách xƣng hơ chính: cách xưng hô trịnh trọng, cách xưng hô thân </i>


<i>mật, cách xưng hô lễ phép và cách xưng hô kém lịch sự. </i>



Nhiều ý kiến cho rằng trong cách xƣng hô giữa ngƣời dẫn với các đối
tƣợng, cần có một nhất qn. Khơng nên xƣng hơ với các lãnh đạo cao cấp theo
lối thân mật. Khá nhiều chƣơng trình ngƣời dẫn sử dụng nhiều cách xƣng hô đối
với một nhân vật trong cùng một chƣơng trình. Ví dụ, trong chƣơng trình Ngƣời
đƣơng thời giao lƣu với Thứ trƣởng Bộ thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, Tạ
Bích Loan đã xƣng hơ theo nhiều cách: Tôi, chúng tôi - chị, chúng ta, chúng tôi
- Thứ trƣởng. Hay chƣơng trình giao lƣu với các chiến sĩ đảo Nam yết, chị xƣng
hô: Tôi – Đồng chí, anh với ngƣời lớn tuổi, tơi- bạn với ngƣời trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>“Với nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh và nhà lý luận phê bình Ngơ Thái </i>


<i>Phiên thì các vị nghĩ như thế nào đối với cái mà chúng ta gọi là kịch múa đương </i>
<i>đại Việt Nam?” </i>


(Diễn đàn văn học nghệ thuật, VTV1, ngày 13/10/2006)
<i>“Xin các vị, với tư cách là những người trong nghề, các vị cho biết về cái </i>


<i>mà chúng ta đang nói là thiết kế sân khấu hiện đại của ta hiện nay nó đang </i>
<i>đứng ở vị trí nào […]?” </i>


(Diễn đàn văn học nghệ thuật, VTV1, ngày 27/10/2006)
Trong phiếu điều tra xã hội học, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả của
khán giả nhìn nhận về cách xƣng hô là rất tƣơng đối.


68.3%
78.2%
94.9%
35.3%
31.7%


21.8%
5.1%
64.7%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
100.0%


Xung ho theo vai
ve, quan he xa


hoi


Xung ho theo
muc do tuoi tac


Tuy theo hoan
canh ma chon
cach xung ho


Duy nhat mot
cach xung ho



Nen Khong nen
<b>Bảng 2.1: CÁCH XƢNG HÔ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

lối xƣng hơ trịnh trọng. Nếu gị nhân vật theo lối xƣng hô chuẩn, sẽ làm nhân
vật không tập trung, gƣợng gạo và thiếu tự tin ngay. Hoặc khi nhân vật không
đáp lại lối xƣng hô thân mật mà ngƣời dẫn cứ sa đà vào lối xƣng hô này, sẽ làm
cho ngƣời giao lƣu cảm thấy khó chịu. Tùy hồn cảnh mà chọn cách xƣng hơ
cũng có nghĩa là tùy theo từng đối tƣợng.


Cách xƣng hô theo từng đối tƣợng cụ thể mà kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ
sau:


-Với đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo cao cấp, cách xƣng hô mà khán giả đồng
tình nhất là tơi – ơng (bà). Bên cạnh đó, cũng có thể hơ theo chức vụ, chức danh,
đồng chí. Ít khán giả đồng tình với cách xƣng hơ theo mức độ tuổi tác với nhóm
đối tƣợng này.


-Với đối tƣợng là tầng lớp trí thức, cách xƣng hơ đƣợc đồng tình nhất là
Tơi – anh (chị), ơng (bà). Hoặc có thể chấp nhận ở mức thấp hơn là xƣng hô
theo học hàm học vị. Ƣu tiên cuối cùng là xƣng hô theo mức độ tuổi tác.


-Với đối tƣợng là ngƣời lao động thì cách xƣng hơ theo mức độ tuổi tác là
lựa chọn đầu tiên. Khán giả đồng tình lựa chọn tiếp theo là xƣng hô Tôi – anh
(chị), ông (bà).


- Với đối tƣợng là học sinh-sinh viên: Cách xƣng hô Tôi - bạn là ƣu tiên
đầu. Lựa chọn thứ hai là Tôi, anh (chị) - Em. Cách xƣng hô cũng đƣợc nhiều
ngƣời gợi ý là gọi tên khách mời trong lúc giao lƣu.


-Với các đối tƣợng khác thì ƣu tiên hàng đầu là “tùy hoàn cảnh” để chọn


cách xƣng hơ phù hợp. Trong đó, theo mức độ tuổi tác cũng là ƣu tiên đƣợc
chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i>nêu lên”. Đây là một trong 10 điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp </i>


với khách mời mà Malcolm Gray chia sẻ khi trị chuyện trƣớc cơng chúng.


Hiện nay, nhiều ngƣời dẫn xƣng tên của mình với nhân vật. Với nhiều đối
tƣợng nhân vật, đây cũng là cách xƣng thú vị:


<i>“Xin phép cho Quỳnh Hương được hỏi chị Thủy là, mình là phụ nữ thì </i>
<i>chắc chắn mình phải thực tế hơn ơng chồng của mình một chút rồi. Anh chuyển </i>
<i>sang cơng việc mới, chị đón nhận cái tin đó với độ sốc như thế nào?” </i>


(Trò chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006)
Bên cạnh đó, một trong những chiến lƣợc quan trọng để có thể thành cơng
<i>trong cách xưng của ngƣời dẫn là sử dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm: </i>


<i>- “Thưa bà, anh Thực nhà ta là con thứ mấy của bà?” </i>


<i>- “[…] Công an thị xã Sông Công của chúng ta đã tạo điều kiện gì để </i>


<i>giúp đỡ gia đình anh Thực ạ?” </i>


(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, ngày 25/7/2005)
Xƣng hơ là một nghi thức văn hóa trong giao tiếp xã hội. Trong xƣng hơ
ngƣời dẫn cần biết mình đang là ngƣời ở quan hệ vai đại điện cho nhà Đài. Do
đó, mỗi tình huống, mỗi thời điểm, mỗi đối tƣợng cần chọn cách xƣng hô phù
hợp. Không quá cứng nhắc cũng không quá dễ dãi.



<b>2.3 LỊCH SỰ TRONG CÁCH HÀNH NGÔN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Ở khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đi vào khảo sát những tình huống
ngƣời dẫn thƣờng xuyên gặp phải trong lúc giao lƣu. Những tình huống này có
thể gây nên sự khơng lịch sự trong q trình giao tiếp.


Điều đáng nói, những tình huống đƣợc khảo sát sau đây rất đƣợc khán giả
quan tâm. Hầu nhƣ các phiếu điều tra, phần câu hỏi mở cho các tình huống này
đều đƣợc trả lời. Một ghi nhận nữa là tỉ lệ những ngƣời trẻ đồng tình, chấp nhận
tình huống nhiều hơn lứa tuổi trung niên và lớn tuổi.


<b>2.3.1 Ngƣời dẫn đặt câu hỏi “sốc” </b>


19.5



36.6



25.8



18.1



0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0



Hoan toan chap
nhan duoc


Cung co the chap
nhan duoc


Khong chap nhan
duoc


Hoan toan khong
the chap nhan


duoc
<b>Bảng 2.2: NGƢỜI DẪN ĐẶT CÂU HỎI “SỐC” </b>


<i>Với tình huống “Khi người dẫn đặt câu hỏi “sốc” buộc nhân vật trả lời </i>


<i>những vấn đề nhạy cảm”, những ý kiến chấp nhận cách đặt câu hỏi sốc đều trả </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

đề cần phải đặt câu hỏi sốc nhƣ vậy để buộc nhân vật trả lời những vấn đề mà
nhân vật che dấu, trong khi vấn đề này cần phải đƣợc hỏi để rõ. Những câu hỏi
này có thể cung cấp thêm cho khán giả nhiều thơng tin. Nhu cầu tìm hiểu thơng
tin của cơng chúng thì nhiều, họ muốn biết nhiều về nhân vật nên chấp nhận
những câu hỏi “sốc”. Chỉ những câu hỏi “sốc” mới có thể biết thực chất đƣợc
vấn đề, có thể khai thác đƣợc tối đa thơng tin. Chính điều này cũng làm cho câu
<i>chuyện hấp dẫn thêm, tạo đƣợc ấn tƣợng. Có những ý kiến cho rằng “đó mới là </i>


<i>phần hấp dẫn của buổi giao lưu”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng “chấp nhận, </i>
<i>nhưng cần phải đặt câu hỏi đúng lúc”. </i>



Trong chƣơng trình Sự kiện và bình luận với khách mời ơng Lê Đức Thúy,
khi nói về đồng tiền polymer, nhằm đào sâu vấn đề khá nhạy cảm nhƣng dƣ luận
rất quan tâm là sự “đánh nhau giữa các trƣờng phái coton và polymer” ngay
trong ngân hàng, Thanh Lâm đã đặt các câu hỏi:


<i>- MC: “Trở lại vấn đề tiền Polymer, bây giờ không chỉ là vấn đề tiền nữa </i>
<i>mà trở thành vấn đề nhạy cảm cà bản thân rất nhiều thông tin được nêu ra ở </i>
<i>nhiều nguồn dư luận trong xã hội, có rất nhiều nguồn khác nhau. Chúng tơi có </i>
<i>nguồn thơng tin này và cũng phải hỏi ý kiến thống đốc. Dường như bản thân </i>
<i>trong nội bộ ngân hàng cũng có những luồng quan điểm khác nhau. Cũng có </i>
<i>trường phái tiền coton và hình như là có trường phái tiền polymer […]. Thế </i>
<i>nhưng, có hay không những người ủng hộ tiền coton nói lên ý kiến của mình </i>
<i>cảm thấy bị trù dập hoặc bị xử lý cách này hay cách khác trong cơ quan ngân </i>
<i>hàng nhà nước?” </i>


<i>- NV: (trả lời) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>mà nói những sự thật (về những trục trặc của bộ phận máy móc ảnh hưởng đến </i>
<i>in tiền polymer-tác giả). Những người làm kỹ thuật thì thường rất chi tiết và nói </i>
<i>lên những vấn đề chi tiết đó. Bản thân những cán bộ đó giờ ra sao ạ? </i>


(Sự kiện và bình luận, VTV1, ngày 16/10/2006)
Với những câu hỏi trên, đã giúp thỏa mãn đƣợc những vấn đề ngƣời xem
quan tâm, đó là thông tin về việc “đánh nhau” giữa các trƣờng phái, nhiều cán
bộ bị trù dập, bị xử lý mà dƣ luận thời gian qua đã nêu lên.


Sử dụng các câu hỏi nhạy cảm luôn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, ngƣời
dẫn cần biết cách sử dụng khéo léo, với những lập luận vững chắc, chứng cứ rõ
ràng. Nếu không sẽ là mất lịch sự đối với khách mời.



Những ý kiến không đồng tình với cách đặt câu hỏi sốc của ngƣời dẫn
chƣơng trình thì cho rằng đây là chuyện riêng tƣ, chuyện nhân vật muốn giữ bí
mật khơng muốn tiết lộ thì đừng nên hỏi. Khơng đƣợc khai thác làm ảnh hƣởng
đến đời sống cá nhân của họ. Có một số vấn đề cần tránh, khơng nên hỏi, gây
sức ép cho ngƣời giao lƣu. Khách mời rơi vào tình thế khó xử thì khơng nên.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là hành động khơng tơn trọng khách mời của mình,
hành động thiếu tế nhị và không lịch sự. Trên thực tế, nhiều ngƣời dẫn đã sử
dụng các câu hỏi nhƣ vậy gây khó chịu cho khách mời.


Theo chúng tơi, đây là những vấn đề thuộc vào bản lĩnh và khả năng của
ngƣời làm báo. Nếu biết cách khai thác, thì sẽ có những thơng tin mà khán giả
ln chờ đợi.


<b>2.3.2 Ngƣời dẫn bình luận, đánh giá phần trả lời của khách mời </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

18.7


49.1


22.9


9.3


0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0


60.0


Hoan toan chap
nhan duoc


Cung co the chap
nhan duoc


Khong chap nhan
duoc


Hoan toan khong
the chap nhan


duoc


<b>Bảng 2.3: NGƢỜI DẪN BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ PHẦN TRẢ LỜI </b>


Với yếu tố này thì vấn đề khán giả chấp nhận có vẻ dễ dàng hơn. Nhƣng
<i>địi hỏi ngƣời dẫn phải bình luận với sự hiểu biết của mình chứ khơng phải “nói </i>


<i>nhăng nói cuội để chứng tỏ”. Theo khán giả, bình luận là một trong những cơ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

khích lệ cho khách mời tự tin hơn. Bình luận cũng là cách để ngƣời dẫn có thể
kết nối sự kiện.


Với những ý kiến chấp nhận cho ngƣời dẫn bình luận thì thƣờng kèm theo
yêu cầu là cần phải bình luận ngắn, hay và chân thật. Phải tôn trọng khách mời.


<i>Tuy nhiên, có khán giả cho rằng “người dẫn hãy khai thác thơng tin, cịn </i>



<i>bình luận, hãy để cơng việc này cho người xem chương trình”. Ngƣời dẫn khơng </i>


nên bình luận, nên có tiếng nói khách quan. Ngƣời dẫn phải có thái độ trung hịa
vì bình luận luôn thể hiện ý chủ quan của nhà báo. Nhiều ý kiến cho rằng đây là
hành vi thiếu tôn trọng khách mời và thiếu lịch sự.


Với chúng tơi, ngƣời dẫn là nhà báo, thì những vấn đề cần bình luận phải
bình luận. Bình luận thêm sau ý kiến phát biểu của khách mời sẽ rất tốt để cho
câu chuyện trở nên hay hơn. Bình luận ở đây đòi hỏi bản lĩnh, sự hiểu biết của
nhà báo về lĩnh vực đang giao lƣu. Nếu cảm thấy mình hiểu biết về điều này thì
cần bình luận thêm. Nếu khơng thì bỏ qua. Thực tế cho thấy, một ngƣời dẫn non
kinh nghiệm thì vấn đề bình luận hầu nhƣ rất hạn chế. Cũng có những ngƣời dẫn
bình luận rất vơ dun và chẳng ăn nhập vào đâu. Vì sợ mình ngồi nhƣ phỗng
mà thỉnh thoảng thêm vào những câu khơng đáng thì rất buồn cƣời. Ngồi ra,
cũng tùy vào từng nhóm chƣơng trình mà có những bình luận thích hợp.


<i><b>2.3.3 Ngƣời dẫn cƣớp lời nhân vật </b></i>


Tình huống chúng tơi đƣa ra trong phiếu điều tra là khi ngƣời dẫn cƣớp lời
nhân vật để hƣớng câu chuyện trở về đúng kịch bản, đúng chủ đề, phản ứng của
khán giả nhƣ thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

trình, nếu khơng chủ động tìm biện pháp thì chƣơng trình bị đổ là chuyện không
tránh khỏi.


Hoan toan chap


nhan duoc Cung co the



chap nhan duoc Khong chap


nhan duoc Hoan toan
khong the chap


nhan duoc


17.7



38.5



22.2



21.6



0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0


<b>Bảng 2.4: NGƢỜI DẪN CƢỚP LỜI KHÁCH MỜI GIAO LƢU </b>


Những ý kiến chấp nhận cho rằng đây là điều cần làm để hƣớng nhân vật
trở về với chủ đề chính. Đây cũng là cách để khỏi lạc đề và mất thời gian nếu
khách mời đi quá xa chủ đề câu chuyện. Tuy nhiên, cần phải tế nhị, khéo léo, ở


mức độ vừa phải và đúng lúc và tùy trƣờng hợp. Phải bắt nhịp đƣợc nội dung.
<i>Có ý kiến cho rằng “tìm cách hướng cho khách mời đi đúng chủ đề là đúng, </i>


<i>nhưng cướp lời không phải là cách hay”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

kiến lên án mạnh rằng đây là phép lịch sự tối thiểu. Điều này sẽ gây ra sự ứng
xử thiếu thiện cảm của ngƣời dẫn. Rất nhiều ý kiến cho rằng đây là hành động
không tôn trọng khán giả và thiếu tế nhị trong giao tiếp.


Lời khuyên của một số nhà báo lớn để xử lý tình huống này nhằm giữ đƣợc
<i>phép lịch sự là “hãy đợi lúc anh ta thở thì cắt lời, đừng cắt lời giữa chừng”. Và </i>
phải nhanh chóng dựa vào đó để chuyển lời. Nếu cƣớp lời hợp lý thì đơi khi tạo
nên hiệu quả hơn trong một buổi đối thọai.


Ở nƣớc ta, một đất nứơc văn hóa “trọng tình”, ƣa nể nang nhau, do đó,
những vấn đề nêu trên tỉ lệ thƣờng vẫn đƣợc chia gần nhƣ đồng đều cho các ý
kiến. Những ý kiến chấp nhận không nhiều, không vƣợt trội. Do đó, khi trị
chuyện, ngƣời dẫn nên lƣu ý những vấn đề có thể sẽ gây phản cảm từ khách mời
lẫn khán giả.


Cũng cần tránh những khi ngắt lời ngƣời đối thoại với mình một cách vội
vã mà không phải do nhân vật đi chệch hƣớng câu chuyện. Đôi khi làm ngƣời
xem hiểu lầm là ngƣời dẫn muốn “tỏ ra” là mình am hiểu vấn đề hơn ngƣời đối
thoại.


<b>2.3.4 Một số động từ gây nên lỗi cho ngƣời dẫn </b>


<i>Nhà văn Mark Twain từng viết rằng: “Sự khác nhau giữa từ gần đúng và từ </i>


<i>đúng thật sự là một khoảng cách lớn. Giống như ánh sáng một con đom đóm </i>


<i>khác với một tia chớp vậy”. Từ đúng thực chất là từ đơn giản, và từ đơn giản thì </i>


bao giờ cũng dễ hiểu. Đơn giản và chính xác ln mang lại kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i>“Thưa q vị và các bạn, chương trình Những ước mơ xanh ngày hơm nay </i>


<i>mời q vị và các bạn đến với một vùng đất đỏ miền Đông, vùng núi rừng chứa </i>
<i>đựng những câu chuyện ấm áp tình người. Từ bao năm nay, những người dân </i>
<i>sống trên mảnh đất này đã biết yêu thương nhau, cùng giúp đỡ nhau để cùng </i>
<i>xây dựng cuộc sống mới. Đó là truyền thống bao đời của con người Việt Nam. </i>
<i>Câu chuyện về một tình bạn của hai em học sinh ở huyện miền núi tỉnh Bình </i>
<i>Phước, câu chuyện cảm động của đôi bạn quá giang (tối nghĩa-tác giả) này </i>
<i>giúp ta hiểu thêm về giá trị nhân văn trong cuộc sống, thương người như thể </i>
<i>thương thân”. </i>


<i>“Qua phóng sự vừa rồi thì chúng ta chứng kiến cái cảnh hàng ngày bạn </i>


<i>Sang chở bạn Tùng đi học rồi các bạn cùng đi học với nhau qua những cái </i>
<i>đường dốc rất là gập ghềnh của vùng đất đỏ quê của các em. […] </i>


(Những ƣớc mơ xanh-Tình ngƣời vùng đất đỏ, VTV1, ngày 6/12/2005)
Những từ không cần thiết cũng nên cẩn thận khi sử dụng khi mở đầu câu
<i>nói trong q trình giao lƣu, ví dụ: cơ bản là, nói chung là, dù sao, hi vọng là, </i>


<i>thật ra thì, bạn biết khơng…Những từ này đôi khi làm câu chuyện trở nên lạc </i>


lõng, cứng nhắc và khách sáo.


Hiện nay, có một số từ, ngữ đơn giản nhƣng lại gây nên lỗi mà ngƣời dẫn
chƣơng trình mắc phải rất nhiều. Sau đây là một vài “hội chứng”:



<i><b>-Hội chứng ngôn từ: Tôi “muốn” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

ví dụ nhƣ theo R.Lakoff, nhà ngơn ngữ học xã hội Mỹ nêu lên một số qui tắc
<i>lịch sự nhƣ: không áp đặt, không dồn ép người đối thoại; mở ngỏ lời đối thoại; </i>


<i>tạo ra sự thoải mái, dễ chịu cho người đối thoại. </i>


Từ các lý thuyết giao tiếp cho thấy hiện nay, nhiều ngƣời dẫn đã sử dụng từ
<i>ngữ không đúng nguyên tắc phép lịch sự, trong đó nổi bật là “tơi muốn”, ơng </i>
<i>“có thể”. </i>


<i>Trong bối cảnh phỏng vấn và giao lƣu, nghĩa của từ muốn toát ra cái tơi </i>
chủ quan đậm nét của ngƣời nói, gần nhƣ áp đặt yêu cầu, điều khiển ngƣời đối
thoại, khiến khách mời cảm thấy không thoải mái, phải làm theo chủ ý của
ngƣời dẫn, khơng có quyền chọn lựa. Bên cạnh đó, nó cịn tiềm ẩn thái độ không
khiêm nhƣờng, nhất là với những ngƣời có vai vế trong xã hội hoặc những
khách mời lớn tuổi. Ví dụ dẫn chƣơng trình Kim Ngân, cịn rất trẻ, hỏi một thầy
giáo trong chƣơng trình 8H tối thứ 6:


<i>“Tơi muốn lắng nghe thêm ý kiến của ơng Nguyễn Đình Huy, là trực tiếp </i>


<i>hiện nay đang giảng dạy môn lịch sử cho các em học sinh […]. </i>


(8H tối thứ 6, ngày 6/10/2006)
<i>Có thể thay thế từ muốn bằng các từ khác nhƣ xin, xin phép, xin được, </i>


<i>mong muốn được, cho phép chúng tôi được…Điều này sẽ làm giảm nhẹ tính áp </i>


đặt, lực điều khiển và gia tăng mức lễ độ, lịch sự, đồng thời tranh thủ sự hƣởng


ứng, đồng tình từ phía khách mời.


Cách để bày tỏ ý muốn “đề nghị, thỉnh cầu, cầu khiến” còn có nhiều nghi
thức ứng xử ngơn ngữ phù hợp, nhƣ khách quan hóa hành vi cầu khiến qua việc
<i>sử dụng ngơi, ví dụ: đơng đảo người xem truyền hình muốn biết, khán giả rất </i>


<i>nóng lịng chờ đợi v.v.. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>Trong khi trò chuyện, hỏi đáp, động từ có thể có tần số xuất hiện cịn cao </i>
<i>hơn động từ muốn. Rất nhiều ngƣời dẫn hiện nay đã sử dụng nó nhƣ một thói </i>
<i>quen khơng thể bỏ đƣợc. Trong tiếng Việt, động từ có thể thƣờng đƣợc dùng </i>
<i>trong câu tƣờng thuật. Ngữ nghĩa của nó là có khả năng hoặc có điều kiện. Tuy </i>
nhiên, trong lúc dẫn thì ngƣời dẫn thƣờng hay sử dụng từ này để biểu thị ý cầu
khiến. Do đó, ý nghĩa của từ này bị nhiễm sắc thái nghĩa áp đặt, quyết định, điều
<i>khiển. Chúng ta có thể thay bằng các từ có sắc thái khiêm nhƣờng nhƣ: xin vui </i>


<i>lòng, vui lòng… </i>


<i>Hoặc vẫn dùng động từ có thể nhƣng biến phát ngơn khẳng định sang phát </i>
ngôn khẳng định mang đuôi nghi vấn mang hàm ý cầu khiến. Đây là cách mà
<i>nhiều ngƣời dẫn sử dụng, nhƣ: không ạ, ạ, được không ạ, chứ ạ… </i>


<i>“Anh có thể bật mí một chút về chặng đường đến với nhiếp ảnh của anh </i>


<i>khơng ạ?” </i>


(Trị chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006)


<i> Với ngữ điệu giáng chấm dứt bằng tiểu từ ạ, ln thể hiện đƣợc sự mềm </i>



mại, dịu dàng, tình cảm, dễ tạo đƣợc thiện cảm cho ngƣời nghe.


<i><b>-Hội chứng “Dạ, vâng”: </b></i>


Trong khi giao tiếp với khách mời, để tạo khơng khí thân mật cũng nhƣ là
kết nối câu chuyện giữa khách mời này với khách mời khác, MC thƣờng có
<i>những câu giao đãi nhƣ: vâng; dạ; vâng, cảm ơn; vâng, xin mời; dạ vâng… </i>
Điều đáng nói ở đây là hiện tƣợng dùng từ “vâng”, “dạ vâng” liên tục của ngƣời
dẫn đã gây khó chịu cho ngƣời xem.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>chƣơng trình đã vâng để mở đầu câu chuyện. Hoặc sau câu nói của khách mời, </i>
<i>khơng có ý kiến gì để đồng tình, nhƣng ngƣời dẫn vẫn sử dụng từ vâng. </i>


Trong chƣơng trình Giờ cao điểm, VTV1, ngày 11/10/2006, đoạn ngƣời
dẫn Diệp Anh cảm ơn khách mời đã phát biểu và mời khán giả phát biểu:


<i>“Dạ vâng, xin cảm ơn ông. Chúng tôi muốn được biết ý kiến của khán giả </i>
<i>có mặt trong trường quay ạ? (MC nhìn xuống khán giả) </i>


<i>Dạ vâng, xin mời khán giả. (Một khán giả cầm mic). </i>


<i>Theo quan điểm của bác thì làm thế nào để có thể xác định mức độ trung </i>
<i>thực của công chức hay không việc kê khai tài sản ạ? Vâng, xin mời bác ạ”. </i>


Cũng trong chƣơng trình này, chúng tơi thống kê có hơn 30 từ “vâng”, “dạ
vâng” mà MC đã dùng để bắt đầu cho lời cảm ơn hoặc xin mời.


Ngôn ngữ ngƣời dẫn là ngơn ngữ nói. Do đó, với phong cách này ở mức độ
nào đó, khơng địi hỏi lời nói phải văn hoa bóng bẩy. Để giữ khán giả ngồi lại
xem kênh truyền hình của mình, đừng dùng những lập luận hay cấu trúc phức


tạp, “đại kỵ” lối văn phong “đại ngôn”, “đao to búa lớn”, rập khn, sáo mịn.
Ngơn ngữ đi vào đời thƣờng càng dung dị, đơn giản, dễ hiểu càng tốt.


<b>2.4 NGƠN NGỮ KHƠNG LỜI </b>


Nói đến giao tiếp, trƣớc đây, hầu nhƣ chỉ nói đến hoạt động ngơn ngữ ở sự
“hiện thực hóa âm thanh học”. Âm thanh gần nhƣ chiếm vị trí độc tơn trong giao
tiếp. Tuy nhiên, khi quan niệm giao tiếp đa kênh hình thành thì chúng ta đã nhìn
nhận vai trị khơng thể thiếu của ngôn ngữ không lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Trong giao tiếp không lời, cử chỉ, điệu bộ và điệu mặt có vai trị quan trọng
hơn cả. Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong hành vi giao tiếp của con
ngƣời. Thật khó tƣởng tƣợng đƣợc rằng con ngƣời có thể giao tiếp mà không cử
động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt. Đối với lịch sử giao tiếp của loài
ngƣời, cử chỉ, điệu bộ là ngôn ngữ cổ xƣa nhất, trƣớc khi “ngơn ngữ thính giác”
bắt đầu đƣợc hình thành (khoảng 5000 hay 4000 trƣớc công nguyên). Cử chỉ
điệu bộ đƣợc coi là phƣơng tiện giao tiếp thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất và có
hiệu quả nhất sau ngơn ngữ âm thanh. Tác động qua lại giữa cử chỉ, điệu bộ và
ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể. Nói
<i>cách khác, cử chỉ, điệu bộ là “hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu hụt </i>


<i>của ngơn ngữ lời nói”. </i>


Theo Marc Lequenne, tác giả của cuốn Nghệ thuật nói trƣớc công chúng,
một trong những nguyên tắc để tự tin khi nói chuyện trƣớc công chúng là cử
động chân tay. Khi khơng tìm đƣợc ngơn ngữ, bị khóa về tinh thần, tức là anh ta
khơng cố gắng thốt ra về mặt thể xác. Có ý kiến cho rằng, khoa chân múa tay là
lố lăng. Tuy nhiên, sự điều độ về cử chỉ sẽ giúp ta thoát khỏi sự ràng buộc về
tinh thần.



Cử chỉ đƣợc xem là dụng cụ của ngƣời nói trƣớc công chúng và là phƣơng
tiện đầu tiên để trị chuyện với khách mời. Cử chỉ tạo ra ngơn ngữ khơng lời.


Có thể hiểu trên quan điểm giao tiếp, trong mối quan hệ với ngôn ngữ âm
thanh, cử chỉ điệu bộ vừa có chức năng thay lời, vừa có chức năng kèm lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

thay thế cho lời nói. Thay thế vì khơng tiện nói, khơng muốn nói, hoặc để truyền
đạt tốt hơn, có hiệu quả hơn là khi sử dụng lời nói để chuyển tải nội dung ấy.
Nhƣ trong buổi giao lƣu với nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm, trong chƣơng
trình Trị chuyện cuối tuần, phát trên sóng HTV7 ngày 08/10/2006, sau khi nghe
nhân vật giải thích về bức tranh hoa mận của anh Nhiệm chỉ to bằng móng tay,
dẫn chƣơng trình Quỳnh Hƣơng đã đƣa ngón tay trỏ ra “kiểm tra”. Nhân vật liền
dừng câu chuyện và nói ngay thơng tin: “móng tay cái”. Cả khán phịng đều bất
ngờ trƣớc tình huống trên và cƣời ồ.


Chức năng đƣợc thể hiện một cách thƣờng xuyên và thông dụng hơn cả với
cử chỉ, điệu bộ là chức năng “kèm lời”. Đây là cách để bổ sung cho lời, tác động
qua lại với lời, nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Nó có vai trị đặc
biệt quan trọng vì nó gánh tải lƣợng tình thái và cảm xúc.


Sau đây là một số cử chỉ, điệu bộ mang lại hiệu quả cao:


<i><b>Nụ cười: </b></i>


Một trong những vũ khí vơ cùng quan trọng của ngƣời MC là thái độ trong
giao tiếp. Thái độ này có thể bao gồm luôn cả sự trung thực, sự quan tâm lo lắng
cũng nhƣ là tạo vẻ thích thú và hợp tác với khán giả. Sự cổ vũ và sự hƣởng ứng
rất quan trọng để câu chuyện đƣợc diễn ra tự nhiên và hứng khởi. Malcolm Gray
<i>khuyên rằng “Khi người ta quan tâm tới điều mình nói thì hãy nở nụ cười”. Một </i>
trong mƣời điều để xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi trò chuyện của


<i>Malcolm Gray là : Hãy cười. Ngƣời ta có 72 cơ để biểu lộ cảm xúc. Và chỉ có </i>
14 cơ cho nụ cƣời để biểu lộ cảm xúc đó. Nụ cƣời khơng bao giờ giảm giá trị
của nó.


<i>Triết gia bậc thầy Alain nói: “Với ta, một nụ cười coi như chẳng đáng gì và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>chúng ta hồn tịan. Nhà sinh lý học biết rõ lý do, bởi nụ cười cũng giống như </i>
<i>cái ngáp đi xuống thật sâu, càng xuống nó càng “mở trói” cho cổ họng, buồng </i>
<i>phổi và trái tim” [45, tr.30]. </i>


<i><b>Ánh mắt: </b></i>


Khi trò chuyện, các nhà báo lâu năm trên thế giới và cả những nhà tâm lý,
đều khuyên rằng, cần phải luôn giữ tiếp xúc bằng mắt và thể hiện cảm xúc của
mình qua đơi mắt. Hãy lắng nghe ngƣời trị chuyện khơng chỉ bằng tai mà bằng
<i>đơi mắt của mình. “Hãy lắng nghe bằng đôi mắt và bằng cả con người”. Tuy </i>
nhiên, khơng thể cứ nhìn chằm chằm mãi ngƣời trị chuyện. Thỉnh thoảng, nếu
khơng giữ tiếp xúc với mắt thì ngƣời dẫn đừng nhìn lơ đãng ở đâu đó mà hãy
nhìn vào kịch bản hoặc khán giả.


Ánh mắt không chỉ tỏ thái độ mà những lúc cần, có thể sử dụng để khuyến
khích hay dừng ngƣời trả lời.


Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta vẫn nói với nhau “đơi mắt là cửa sổ
tâm hồn”. Một ánh nhìn đơi khi cũng có thể chạm tới trái tim! Hãy tập cho đôi
mắt biết nói nếu ngƣời dẫn muốn tăng hiệu quả buổi trị chuyện.


<i><b>Sự im lặng: </b></i>


Chúng ta vẫn nói với nhau “im lặng là vàng”. Nếu biết im lặng đúng chỗ


trong lúc trị chuyện, thì đó thật sự là vàng. Ví dụ khi trị chuyện với thứ trƣởng
bộ thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh trong chƣơng trình Ngƣời Đƣơng thời.


<i>MC: Thường thì trong những lúc khó khăn nhất chị dựa vào ai a? </i>
<i>NV: Vào gia đình, vào các cháu, vào bạn bè. </i>


<i>MC: Không phải dựa vào chính mình ạ? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i>NV: Mình phải dựa vào chính mình là chính chứ. Thực ra ba tơi cũng dạy </i>
<i>tơi là trước hết mình phải đứng trên chân mình. Thực ra cũng có lúc đóng cửa </i>
<i>khóc một mình đấy ạ. (Cười buồn). </i>


<i>MC: (Im lặng) </i>


<i>NV: (thổ lộ tiếp). Thực ra khó khăn trong cơng việc thì nhiều, bằng sức lực </i>
<i>của mình, mình có thể làm được. Nhưng có những khó khăn trong quan hệ xử lý </i>
<i>rất là khó, ví dụ như […]. </i>


(Ngƣời đƣơng thời: Sông nhỏ ra biển lớn, VTV1, ngày 30/10/2005)
Lúc bà im lặng, đó nhƣ là lƣợt lời nhƣờng lại cho ngƣời dẫn. Nhƣng hình
nhƣ biết đƣợc tâm trạng ngƣời đang trò chuyện. Ngƣời dẫn cũng im lặng và
nhân vật đã nói tiếp với sự xúc động, và hiệu quả câu chuyện cũng tăng lên.


Trong cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, ngƣời dẫn chƣơng trình
thƣờng tỏ ý tán đồng bằng hình thức gật đầu, gật gật, cƣời… Sự tán đồng hay
không tán đồng qua cử chỉ đƣợc xem nhƣ một trạng thái tình cảm có thang bậc
để truyền cảm xúc cho ngƣời trò chuyện, từ lãnh đạm, thờ ơ đến tâm đắc, cuồng
nhiệt. Dƣờng nhƣ mức độ tán đồng càng cao thì các cử chỉ, điệu bộ biểu thị
đƣợc sử dụng càng nhiều, càng mạnh và ngƣợc lại. Cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ
ngƣời dẫn có nắm đƣợc kịch bản khơng, có tự tin không trƣớc nhân vật khách


mời. Trên thực tế, khi chƣa nhập cuộc, chƣa đủ tự tin, ngƣời dẫn khó mà tỏ đƣợc
thái độ, cử chỉ của mình để thay lời và kèm lời một cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

dẫn phải tự chế ngự và tìm cách hồn chỉnh mình để có thể sử dụng ngôn ngữ
không lời một cách hiệu quả nhất.


<b>2.5 TIỂU KẾT </b>


Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình là vấn đề lớn. Khơng
chỉ ở các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà cịn ở hành động của nó
trong một cuộc giao tiếp, trò chuyện đặc biệt - phỏng vấn để hình thành tác
phẩm truyền hình.


Trong các chƣơng trình, phát thanh viên với trang phục và điệu bộ trịnh
trọng, đọc các văn bản với giọng nói khơ khan, ít biểu cảm ngày càng kém thu
hút ngƣời xem. Đối với các chƣơng trình có câu hỏi đặt ra với khách mời, ngƣời
dẫn chăm chú đọc rồi quay mặt hỏi khách mời là kiểu giao lƣu nhàm chán nhất.
Không ít chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ hiện nay đang có cách này. Điều này cho
thấy cách thể hiện ngôn ngữ luôn là yếu tố mà ngƣời dẫn cần phải quan tâm.


Malcolm Gray cho rằng, thông thƣờng đối với một cuộc trị chuyện trƣớc
cơng chúng, nội dung truyền đạt chiếm 25% giá trị của bài nói. 25% tiếp theo là
cách truyền đạt và hiệu quả truyền đạt. 40% tiếp theo là biết cách hòa hợp với
khán giả. Và 10% còn lại là khả năng nhớ đƣợc thông tin đã qua (những câu
chuyện kể thêm, câu chuyện hài ….)


Cách thể hiện ngôn ngữ của ngƣời dẫn không chỉ là nói và đặt câu hỏi mà
cịn nói bằng cả cơ thể của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

sẽ khơng hiệu quả. Hoặc nếu khơng đặt mình vào vai trị của khán giả, mức độ


thành cơng của chƣơng trình sẽ khơng cao. Vì đơi khi, mình là ngƣời trong cuộc,
mình có thể hiểu mọi vấn đề, nhƣng có những vấn đề đơn giản nhất, mà ngƣời
ngồi cuộc trị chuyện khơng nắm đƣợc.


Khơng chỉ đƣa ra đƣợc những câu hỏi, ngƣời dẫn phải có hiểu biết cụ thể,
có khả năng tổng hợp, phân tích, biết làm bật ra những vấn đề trong quá trình
đối thoại và cần phải nắm bắt ngay những tình huống có thể tìm đƣợc thơng tin
cần thiết. Hiểu biết, nắm bắt đƣợc mọi góc cạnh, khả năng của đối tƣợng sẽ giúp
mình làm chủ đƣợc tình hình.


Trong một cuộc trò chuyện với báo Nghề báo, nhà báo Trần Bình Minh,
một ngƣời nổi tiếng với sở trƣờng phỏng vấn, khi hỏi về một cuộc phỏng vấn
thành cơng phụ thuộc vào “tài ăn nói” của phóng viên hay không? Nhà báo trả
<i>lời rằng “Suy cho cùng thì thành cơng phụ thuộc vào kiến thức của phóng viên </i>


<i>về vấn đề, lĩnh vực, đối tượng mà mình tiến hành phỏng vấn. Đó chính là bài </i>
<i>học vỡ lòng cho bất kỳ nhà báo nào”. [39, tr.232] </i>


Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng cần quan tâm tới những đặc trƣng của phong
cách ngơn ngữ nói. Cách tạo ngữ điệu cho lời nói có sức hấp dẫn và có tốc độ
nói vừa phải. Ngƣời dẫn cần biết cách điều chỉnh giọng nói của mình.


Torng phong cách khẩu ngữ, ngƣời dẫn cũng cần quan tâm đến cách xử
dụng lớp từ ngữ của nhóm này. Tuy nhiên, sử dụng phong cách ngơn ngữ nói để
xây dựng một tác phẩm báo chí truyền hình, ngƣời dẫn phải thể hiện ngôn ngữ ở
một chuẩn mực, tức là nó phải có tính chất đứng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh,
đáp ứng đƣợc các chuẩn mực xã hội về giao tiếp, ứng xử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

tin trong quá trình giao lƣu. Ngƣời dẫn cần nắm rõ vấn đề này để có thể sử dụng
tốt nhất ngôn ngữ không lời.



</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA </b>


<b>NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH </b>


<b>3.1 KHỞI ĐẦU CÂU CHUYỆN </b>


Các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định rằng trong cuộc gặp gỡ giữa những
ngƣời chƣa hề quen biết nhau, bốn phút nói chuyện đầu tiên sẽ quyết định toàn
bộ cuộc trao đổi tiếp theo. Do đó, nhiệm vụ của ngƣời dẫn ở giai đoạn này là cố
gắng giải tỏa sự căng thẳng và lo lắng thƣờng xảy ra trong mỗi cuộc gặp. Trong
bài phỏng vấn sâu với dẫn chƣơng trình Mộng Hồi, điều chị quan tâm nhất
trƣớc khi giao lƣu là tạo sự bình tĩnh, thoải mái cho khách mời của mình. Trƣớc
khi ghi hình và bắt đầu ghi hình, chị cũng ln dành khoảng thời gian cho khách
mời làm quen với MC và quen với khung cảnh nơi họ sẽ có mặt để trò chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i>Larry King, người được coi là có biệt tài trong việc khai thác </i>
<i>thông tin từ người đối thoại và dẫn dắt vấn đề. Phong cách của ông </i>
<i>lịch thiệp, vô tư nhưng lại đưa ra được những câu hỏi bất ngờ, hấp </i>
<i>dẫn nhất trong cuộc nói chuyện. Như tình huống ông kể khi trò chuyện </i>
<i>với diễn viên R.Metream: </i>


<i>-Larry King: Hợp tác với đạo diễn nổi tiếng như John Houston, </i>
<i>ông cảm giác như thế nào? </i>


<i>-Metream: Như những người khác! </i>


<i>-Larry King: Ơng có xem những bộ phim mà mình đóng khơng? </i>
<i>-Metream: Khơng xem! </i>



<i>-Larry King: Ơng đánh giá nghệ thuật biểu diễn của Anne </i>
<i>Basineaux như thế nào? </i>


<i>-Metream: Tôi chưa hề gặp anh ta! </i>


<i>Đến lúc này, Larry King khơng biết tính sao. Những câu hỏi nhà </i>
<i>Đài quan tâm đã xong rồi, nhưng câu chuyện vẫn chưa nhiều. Larry </i>
<i>King đã phải hỏi một câu hỏi tưởng chừng như chẳng ăn nhập vào </i>
<i>đâu nhưng đã giúp người trị chuyện thốt khỏi tình huống này: </i>
<i>“Thưa ơng Metream, bữa tối ơng thường ăn những món gì?” Thế là </i>
<i>phịng tuyến của Metream bắt đầu sụp đổ và nhiều chuyện đã bắt đầu </i>
<i>ló dạng trước ống kính. </i>


Câu chuyện của Larry King là một tình huống thƣờng gặp trong các
chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ. Để có thể gỡ đƣợc tình huống này chỉ cịn nhờ
vào khả năng, bản lĩnh của ngƣời dẫn. Lúc này, không thể có kịch bản nào ứng
cứu ngồi ngƣời dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

tin của họ. Câu chuyện mở đầu không chỉ giúp khách mời vƣợt qua sự e dè ban
<i>đầu mà còn tạo đƣợc sự hứng khởi ngay từ những giây phút trò chuyện đầu tiên: </i>


<i>“MC: Cháu chào chú. </i>
<i>NV: Chào! </i>


<i>MC: Rất cảm ơn chú đã tham gia vào chương trình Văn hóa-Sự kiện-Nhân </i>
<i>vật của chúng cháu. Cháu phải nói lời chúc mừng chú chứ ạ. Cho cái quyển tiểu </i>
<i>thuyết ra mắt công chúng gần đây và được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội. </i>
<i>Chú thấy vui không khi liên tục từ Hồ Q Ly đến Mẫu thượng ngàn ln ln </i>
<i>được ghi nhận bởi Hội Nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn Hà Nội? </i>



<i>NV: (trả lời) </i>


<i>MC: Còn thêm niềm vui nữa, chú biết không, hôm qua cháu đi qua rất </i>
<i>nhiều nhà sách để xem quyển này có được nhiều người mua khơng và người ta </i>
<i>mua rất nhiều. Phải qua ba nhà sách cháu mới mua được […]”. </i>


(Văn hóa Sự kiện Nhân vật, VTV3, ngày 29/10/2006)
Một bí quyết mà cả truyền hình Mỹ và Pháp đều khun: Ngƣời dẫn khơng
nên tiếp xúc nhân vật trƣớc, mà nên để cho các biên tập viên, phóng viên đi gặp,
sau đó nghiên cứu, về làm file nhân vật, rồi họp bàn và quyết định sẽ khai thác
khía cạnh, chi tiết nào. Ngƣời dẫn chỉ gặp nhân vật 15’ trƣớc khi ghi hình. Điều
này giúp nhân vật lẫn ngƣời dẫn khơng bị trơ lì cảm xúc. Ngƣời dẫn vẫn biết
nhân vật của mình nhƣ thế nào qua con mắt của trợ lý và qua tự tìm hiểu, nhƣng
khơng “phải” nghe một câu chuyện 2 lần. Không nên để cho nhân vật biết trƣớc
sự chuẩn bị của mình để có thể đón trƣớc những bất ngờ. Ngƣời khách cũng
vậy, không phải “nhƣ tôi đã nói”…


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>3.2 TÌNH HUỐNG NGẪU PHÁT </b>


Tính ngẫu phát là một trong những đặc trƣng của các chƣơng trình giao
lƣu-gặp gỡ. Ngƣời dẫn chƣơng trình phải ln ở thế chủ động của tình huống bị
động này.


Tình huống ngẫu phát ở đây có hai dạng, phát sinh ngay khi chƣa ghi hình
và ngay trong lúc ghi hình. Để xử lý các tình huống phát sinh, cần phản ứng thật
nhanh và khéo. Có những tình huống, nếu là chƣơng trình ghi hình dựng lại thì
đơn giản hơn.


<i>Trong chương trình “Yêu vợ” (đoạt giải vàng Liên hoan THTQ </i>
<i>2004), lúc giao lưu, người khách mà dẫn chương trình Kim Ngân và </i>


<i>nhóm biên tập định đưa lên phần đầu, hứng chí đã trót uống rượu và </i>
<i>say mèm. Kim Ngân đã phải nhanh tay đảo kịch bản, đưa anh ta </i>
<i>xuống cuối cùng. Trong lúc Kim Ngân trò chuyện với 2 nhân vật khác </i>
<i>thì các trợ lý chương trình lo đi... giải rượu cho anh ta! </i>


Tuy nhiên, có những tình huống mà ngƣời dẫn phải xử lý ngay. Ví dụ trong
chƣơng trình Giờ cao điểm phát sóng ngày 26/10/2006 trên VTV1, sau khi
ngƣời dẫn Diệp Anh hỏi ý kiến khán giả về các vấn đề mà khách mời đã trao
đổi. Một khán giả trong trƣờng quay đã đặt câu hỏi cho khách mời, một câu hỏi
rộng, nếu trả lời thì tốn rất nhiều thời gian và cũng không hợp chủ đề đang giao
lƣu. Diệp Anh đã nhanh chóng xử lý, vì chƣơng trình đang trực tiếp, không thể
để khách mời trả lời:


<i>“Một câu hỏi tôi nghĩ rằng rất lớn để mà có thể giải quyết trong một </i>


<i>chương trình như thế này. Hi vọng là sẽ được hẹn bạn trong một chương trình </i>
<i>khác của Giờ cao điểm về vấn đề này […]. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Bên cạnh các tình huống ngẫu phát địi sự ứng phó của ngơn ngữ, thì tình
huống đặt câu hỏi trong nhiều tình huống ngẫu phát để chớp lấy thơng tin là rất
quan trọng.


Mặc dù đã có sự chuẩn bị những thông tin về nhân vật, khách mời có liên
quan qua các biên tập viên, phóng viên, nhƣng trong q trình giao lƣu, nhiều
thơng tin khách mời nói ra cả ngƣời dẫn lẫn ngƣời khai thác thơng tin trƣớc đó
đều chƣa nắm đƣợc. Ngƣời dẫn lúc này cần đủ bản lĩnh để đặt ngay những câu
hỏi ngoài dự kiến.


Cần làm rõ rằng, câu hỏi ngẫu phát ở đây là những câu hỏi không nằm
trong dự định kịch bản. Khi tình huống câu chuyện đẩy đến mức độ nào đó,


ngƣời dẫn, khi nắm bắt câu chuyện sẽ đặt ra ngay câu hỏi để tìm kiếm thơng tin.
Những câu hỏi này đƣợc xem nhƣ phép khích biện. Đây là nghệ thuật “đẻ” ra trí
tuệ bằng cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên phải dựa trên sự khiêm tốn và tôn trọng
ngƣời khác.


Những câu hỏi mang tính ngẫu phát khơng phải là cái gì tùy hứng, khơng
ăn nhập và khơng thể kiểm sốt đƣợc. Bất cứ câu hỏi gì cũng cần đƣợc chủ động
của ngƣời dẫn. Ở đây còn thể hiện ngƣời dẫn phải biết chớp thời cơ khai thác
<i>các yếu tố phát sinh tích cực trong chƣơng trình. “Hãy nghiên cứu những thơng </i>


<i>tin hiện có để đặt ra những câu hỏi sâu sắc và trí tuệ, sao cho trong câu trả lời </i>
<i>của họ, bạn có thể nhận thêm nhiều thơng tin q giá”. Nhiều khi xem xong một </i>


chƣơng trình, nhờ những câu hỏi ngẫu phát trong các tình huống ngẫu phát đã có
những thơng tin đọng lại trong lịng khán giả qua các tình huống này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

tắt nó. Nhất là với nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình trẻ, non kinh nghiệm thì rất ít
dám lấn sâu vào các tình huống ngẫu phát.


Trƣớc một chi tiết hay có thể triển khai, điều này nếu khơng có sự chuẩn bị
từ trƣớc (tức là tự chuẩn bị cho mình những kiến thức, thơng tin liên quan nhƣng
ngồi kịch bản) thì có thể sẽ “đi lạc”, phá vỡ bố cục, làm thay đối thơng điệp
muốn nói, nghĩa là chƣơng trình thất bại (ngƣời xem không nhận đƣợc thông
điệp nào).


Một trong những kinh nghiệm xử lý tình huống ngẫu phát mà Biên tập
viên-dẫn chƣơng trình Thu Uyên (chƣơng trình Tại sao khơng?) chia sẻ là, trong
tình huống trực tiếp, nếu thấy đủ khả năng dẫn dắt, thì hãy mở rộng câu chuyện
ra chút ít và hẹn sau này sẽ khai thác thêm (vì nếu gặp chi tiết hay mà lờ đi,
khán giả sẽ rất hẫng hụt!). Nếu chƣơng trình ghi hình bình thƣờng, thì đề nghị


nghỉ vài phút để sắp xếp trong đầu xem nên khai thác chi tiết này thế nào để cịn
có thể quay về kịch bản.


Tính ngẫu phát của câu chuyện và những câu hỏi cho các tình huống này
ln có một sức hấp dẫn, tạo nên ấn tƣợng riêng trong từng tác phẩm. Ngƣời
dẫn đòi hỏi phải có cách xử lí đúng mực để đạt kết quả tốt.


<b>3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>


<i>Nhƣ chúng tơi đã nói, “người dẫn chương trình là người nói bằng cả cơ thể </i>


<i>của mình”. Bên cạnh việc sử dụng ngơn ngữ có lời - một cơng cụ giao tiếp hữu </i>


hiệu nhất, ngƣời dẫn chƣơng trình cịn đƣợc hỗ trợ bởi nhiều yếu tố khác.
Những yếu tố đi kèm với ngơn ngữ nói ln tƣơng tác, hỗ trợ nhau để cuộc trị
chuyện mang lại hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

giá cao nhất nhì (xem bảng 3.1) Nhƣ vậy cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử
dụng ngơn ngữ, chính bản thân ngƣời dẫn chƣơng trình phải là những ngƣời chủ
động nâng cao sự hiểu biết, khả năng kết hợp từ ngữ để tạo câu. Ngƣời dẫn bắt
buộc phải có vốn từ phong phú để có thể đối phó với nhiều tình huống. Để làm
đƣợc điều này bắt buộc ngƣời dẫn phải có những học hỏi, hiểu biết nhất định về
mọi lĩnh vực. Ngƣời dẫn chƣơng trình tốt trƣớc tiên phải chuẩn bị cho mình một
khả năng ăn nói của một nhà hùng biện và sự nhạy bén, sắc sảo của một nhà
báo.


<b>CÁC YẾU TỐ </b> <b>SỐ PHIẾU </b>


<b>TRUNG </b>
<b>BÌNH </b>



<b>MỨC ĐỘ </b>
<b>QUAN </b>
<b>TRỌNG </b>


Ứng xử thông minh


375 3.23 1


Biết cách khơi gợi, dẫn dắt câu chuyện của


nhân vật 371 3.82 2


Biết quan tâm đến ngƣời trị chuyện


374 4.9 3


Giọng nói truyền cảm, lƣu lốt


371 5.05 4


Dí dỏm, hài hƣớc


372 5.19 5


Biết lắng nghe


372 5.49 6


Sự cởi mở



373 6.17 7


Gƣơng mặt khả ái


368 6.45 8


Có những cử chỉ, điệu bộ duyên dáng trong


khi giao lƣu 369 6.58 9


Trang phục đẹp, lịch sự


371 6.83 10


<b>Bảng 3.1: CÁC YẾU TỐ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>3.3.1 Biết quan tâm đến khách mời </b>


Biết quan tâm đến ngƣời trị chuyện ln đƣợc khán giả đánh giá cao. Trên
thực tế, đây cũng là yếu tố mà nhiều ngƣời dẫn coi là yếu tố thành cơng của
<i>mình. Sự quan tâm ở đây là cách tạo ra những tín hiệu phản hồi trong q trình </i>
<b>tiếp nhận thơng tin, trong sử dụng ngôn ngữ không lời để thể hiện. </b>


Biết quan tâm đến khách mời không chỉ dừng lại ở đối tƣợng khách mời trò
chuyện trên sân khấu mà còn là những khán giả tham gia vào trƣờng quay.


<i>Theo Quỳnh Hƣơng, ngƣời dẫn chƣơng trình Trị chuyện cuối tuần của đài </i>
Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, điều làm chị quan tâm nhất đó là khán giả.
Làm sao phải chuẩn bị tƣ tƣởng cho khán giả thật tốt để họ có thể hịa nhập vào


khơng khí của cuộc giao lƣu. Đây cũng là bƣớc hỗ trợ rất tốt, giúp cho nhân vật
vƣợt qua sự e dè ban đầu để có thể cởi mở bƣớc vào cuộc chuyện trị. Đã có
khơng ít cuộc giao lƣu trở nên tẻ nhạt vì chỉ có hai ngƣời trên sân khấu là “có
liên quan”, còn khán giả thụ động và quá tĩnh lặng, lại truyền cái thờ ơ ấy trở lại
cho nhân vật. Với những chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, tính tƣơng tác với khán
giả là thƣờng xuyên. Nếu ngƣời dẫn không lôi cuốn đƣợc khán giả vào câu
chuyện thì coi nhƣ thất bại.


Ngồi việc mời khán giả tham gia vào câu chuyện bằng cách phát biểu,
ngƣời dẫn cũng có thể gợi ý cho khán giả tham gia câu chuyện bằng cách khác:


<i>“Q vị thử nhìn xem bức tranh này như thế nào? Có xứng đáng một tràn </i>


<i>vỗ tay khơng ạ?”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Để khán giả cũng nhƣ khách mời biết và chấp nhận mình, ngƣời dẫn cần
phải biết khán giả đang cảm nhận điều gì qua những lời nói của mình. Một sai
lầm rất lớn là ngƣời dẫn cứ tập trung vào câu chuyện của nhân vật, khơng biết
khán giả đang muốn cái gì. Nếu chúng ta không chia sẻ với khán giả, không thể
hiện sự đồng cảm với khán giả, quay lƣng lại với khán giả thì khán giả dễ cảm
thấy bị bỏ rơi, khơng cảm nhận đƣợc cuộc nói chuyện đó.


Tất cả thông tin đi vào trong đầu chúng ta thƣờng có 3 kênh, thứ nhất là
mắt, thứ hai là tai và thứ ba là qua những xúc giác khác. Nếu trao đổi với một
lƣợng khán giả lớn, chúng ta cần có sự trao đổi cả 3 kênh truyền này. Khi dùng
<i>mắt thì chúng ta dùng các từ: thấy, cảm nhận được, nhìn thấy được, tơi nhìn </i>


<i>thấy anh như thế nào đó… Khi dùng thính giác thì dùng các từ nhƣ: nghe, tơi </i>
<i>nghe như là, hình như là… Cơ quan xúc giác thì: cảm nhận, cảm thấy, chạm, tôi </i>
<i>cảm thấy … </i>



Biết quan tâm đến khách mời là một trong những cách giúp cho ngƣời dẫn
khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.


<i><b>3.3.2 Yếu tố hài hƣớc </b></i>


Là yếu tố thuộc phong cách ngơn ngữ giao tiếp hội thoại. Những câu nói dí
dỏm, hài hƣớc mà khơng vƣợt qua ngƣỡng của chuẩn mực về giao tiếp xã hội sẽ
mang lại hiệu quả cao trong q trình giao lƣu. Tính hài hƣớc ln đƣợc hoan
nghênh trong các cuộc trị chuyện. Đôi khi sự hài hƣớc lại cực kỳ cần thiết.
<i>Lời khuyên của Malcolm Gray là “Đừng cố gắng gây cười mà hãy tạo ra tiếng </i>


<i>cười”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

phần trên, khi chị Thủy, vợ của anh Nhiệm kể về việc anh xin vợ đi Sapa chụp
<i>ảnh cho đúng mùa: “Bây giờ Sapa mây đang đẹp, hoa đang nở, Cao Bằng thì </i>


<i>đang mùa gặt, em hãy cho anh đi. Anh nói thế nên phải cho anh đi… Giờ tôi </i>
<i>thuộc các chuyến đi trong năm của anh rồi”. Dẫn chƣơng trình Quỳnh Hƣơng </i>


đã tiếp lời ngay:


<i>“Có nghĩa là bây giờ chị đã thuộc nằm lòng thời gian nào mây Sapa đang </i>


<i>đẹp, nắng đang tươi và đang mùa gặt phải không ạ?” (Cả khán phòng cười). </i>


(Trò chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006)
Sự hài hƣớc, chiến lƣợc nói đùa địi hỏi ngƣời nói phải có độ nhạy cảm cao
và câu đùa phải phù hợp. Khi sử dụng sự hài hƣớc, nói đùa trong câu chuyện
cũng cần để ý đến điểm rơi. Chỉ cần một bên không chọn đúng điểm rơi, tiếng


cƣời chỉ gây hại mà thôi. Sự phù hợp mang tính động rất cao và phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố mà nếu ngƣời nói khơng có đủ độ nhạy cảm cần thiết, anh ta sẽ
dễ dàng bỏ qua và đƣa ra các câu đùa không phù hợp.


Câu đùa ở đây có thể là những câu hỏi tƣởng nhƣ gây “sốc”, tạo bất ngờ
cho nhân vật và khán giả, nhƣng hiệu quả của nó là sự hài hƣớc, dí dỏm, thể
hiện sự thơng minh của ngƣời dẫn:


<i>MC: Có một qui định của đảo Nam Yết là, trước khi hái dừa phải báo cáo </i>
<i>và được sự nhất trí của chỉ huy đảo (cười). Anh có cho rằng một chỉ huy đảo mà </i>
<i>ai hái dừa phải xin phép chỉ huy đảo, vậy có chi li q khơng và vì sao vậy? </i>


<i>NV: (Trả lời) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<i>vật nghe tới đây cƣời to, khán giả cũng cƣời). Không hiểu tại sao ở đảo này lại </i>


<i>có qui định đặc biệt dành cho lợn như vậy ạ?”. </i>


(Ngƣời đƣơng thời, VTV1, 17/4/2005)
Nói chuyện hài hƣớc thuộc về phong cách riêng của ngƣời dẫn. Từ ngữ,
điệu bộ, cách nói…tất cả đều do ngƣời dẫn sáng tạo. Hài hƣớc phải đi đơi với sự
thơng minh sắc sảo thì mới tạo đƣợc một ấn tƣợng tốt. Trong phiếu điều tra, yếu
tố hài hƣớc đƣợc khán giả đánh giá cao hơn cả những yếu tố nhƣ biết lắng nghe,
gƣơng mặt khả ái, trang phục đẹp…


<b>3.3.3 Biết lắng nghe và để ý đến ngƣời nghe </b>


Hành vi phi lời là một phép thành công cho các cuộc trò chuyện. Ngƣời
dẫn chƣơng trình giỏi bao giờ cũng là ngƣời biết lắng nghe. Lắng nghe cũng là
điều cần phải học vì đó là cả một nghệ thuật. Lắng nghe để “đọc” ngƣời đối


thoại, từ đó mới có thể khai thác thơng tin hiệu quả.


Các chuyên gia tâm lý học khẳng định, ấn tƣợng ban đầu về ngƣời đối
thoại hình thành muộn nhất là hai giây sau khi tiếp xúc bằng thị giác. Khi tham
gia vào quá trình giao tiếp trên truyền hình, thì ngƣời dẫn chƣơng trình - nhà
báo, dù muốn hay không muốn, phải trở thành một nhà tâm lý học.


<i>“Khi mới vào nghề, người phỏng vấn bị cuốn hút vào những việc </i>
<i>của bản thân đến mức cảm thấy hết sức nhẹ nhõm, hài lịng khi thấy </i>
<i>người đối thoại có giải đáp đôi lời. Chỉ khi có kinh nghiệm, anh ta </i>
<i>mới bắt đầu để ý đến người đối thoại. Khi bản thân đã có được sự </i>
<i>bình tĩnh thì anh ta cũng truyền được sự bình tĩnh ấy cho người đối </i>
<i>thoại”. Nhà báo truyền hình của Étxtônia Mati Tanvich đã chia sẻ </i>
<i>những suy nghĩ của mình như vậy. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

bị cho câu hỏi tiếp theo, có thể ngƣời dẫn sẽ bỏ đi những phần bổ sung quan
trọng khi khách mời có những ý đáng quan tâm.


Không chỉ biết lắng nghe, ngƣời dẫn còn phải biết để ý đến ngƣời nghe.
Ngƣời nghe ở đây có thể là khán giả trong trƣờng quay, có thể là cơng chúng
truyền hình. Nếu chỉ nói để hết ý ta mà khơng quan tâm tới ngƣời nghe có cảm
nhận hết ý ngƣời nói hay khơng, đó là điều cần tránh.


<i>“Phải thực sự quan tâm đến con người - cảm xúc phải hoàn toàn chân thật: </i>


<i>ngạc nhiên thật, bức xúc thật, tị mị thật, tế nhị thật. Khán giả chỉ có thể ngồi </i>
<i>xem cuộc trò chuyện giữa người dẫn và khách mời nếu nó khơng q riêng tư, </i>
<i>nhưng vẫn gần gũi và “giống họ” ở điểm nào đó. Tóm lại, người dẫn phải là </i>
<i>thay mặt khán giả, biét lắng nghe, hỏi chỗ nào khán giả muốn hỏi, ngạc nhiên </i>
<i>hay bực tức chỗ nào khán giả có phản ứng ấy. Như vậy hoàn toàn khơng có </i>


<i>nghĩa là bị động. theo đi khán giả, vì người dẫn trong kịch bản đã phải “lập </i>
<i>trình” trước cho những cảm xúc này”. Đây là một trong những bí quyết thành </i>


cơng của dẫn chƣơng trình Thu Uyên.


Biết lắng nghe và để ý đến ngƣời nghe cịn thể hiện sự tơn trọng khách mời
<i>và khán giả của mình. </i>


<b>3.3.4 Nghệ thuật làm vừa lịng </b>


Thơng minh thuần túy khơng đủ làm vừa lịng cơng chúng. Nó cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.


<i>Có dun: Khơng cơng thức thần bí nào giúp ta có duyên cả. Nó là một </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<i>Cười. Mỉm cười và ánh mắt quyến rũ </i>


Trong chƣơng hai, chúng tôi đã bàn về nụ cƣời trong giao tiếp, đó là thứ
ngôn ngữ không lời hết sức cần thiết. Và ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh là
ngôn ngữ khơng lời này ở dạng làm hài lịng ngƣời trị chuyện, đƣợc xem nhƣ bí
quyết, nghệ thuật chinh phục ngƣời trò chuyện.


<i>“Mỉm cười, là tiếng cười đã được nhuộm màu, là sắc màu vừa phải, là </i>


<i>nắng ấm của cách ứng xử”. Nụ cƣời là biểu lộ của vẻ thƣ thái, biểu lộ của sự </i>


ngạc nhiên dễ chịu, sự hài lòng nội tâm. Đặc tính của nụ cƣời quyến rũ là thành
<i>thật và tự nhiên. “Tiếng cười là đặc tính của con người”. Điều này xin đƣợc </i>
nhấn mạnh vì trong phiếu điều tra của chúng tơi, những ấn tƣợng riêng của Tạ
Bích Loan là nụ cƣời chân thật, đã tạo nên nét duyên, tạo nên phong cách riêng


của chị.


<i>Ánh mắt: Có thể nói rằng tất cả những mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời </i>


đều dựa trên cơ sở trao đổi những ánh mắt, đó là những thơng điệp của sự hiểu
biết, thông cảm, chia sẻ, yêu thƣơng, đồng ý, giận hờn…Một nguyên tắc duy
nhất là không có cái nhìn lẩn trốn cũng khơng nhìn q chịng chọc, đó phải là
cái nhìn ấm áp, tạo sự tin tƣởng cho khách mời làm vừa lòng ngƣời trò chuyện
với mình.


Marc Lequenne, đã tóm lại ngun tắc chính và ngun tắc thứ nhất khi trị
<i>chuyện với ngƣời khác là “làm vừa lòng và làm cảm động. Tất cả mọi nguyên </i>


<i>tắc khác được đặt ra chỉ để tạo điều kiện đi đến nguyên tắc thứ nhất này”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

là một câu chuyện hấp dẫn. Để cho mình cuốn vào câu chuyện, khơng thờ ơ,
ngồi cuộc thì làm sao ngƣời dẫn có thời gian để nghĩ đến chuyện diễn xuất cảm
xúc của mình.


<b>3.3.5 Một số vấn đề khác </b>


<i>a.Ứng xử đối với những người đối thọai khó khăn: </i>


Những ngƣời đối thoại khó khăn thƣờng rơi vào hai cực: ít nói và nói q
nhiều. Với cả hai loại đối tƣợng cần có cách tiếp cận riêng. Chẳng hạn, có thể
thay đổi đột ngột, tạm thời chuyển đề tài cuộc trao đổi khiến ngƣời đối thoại bị
bất ngờ.


<i>b. Dùng ngôn ngữ phù hợp </i>



Đối với ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, việc tiếp xúc với rất
nhiều ngƣời thuộc nhiều đối tƣợng khác nhau, do đó, dùng ngơn ngữ phù hợp để
trò chuyện là rất quan trọng.


<i>c. Tránh sa đà vào câu chuyện </i>


Sa đà vào câu chuyện là một trong những điều mà khá nhiều dẫn chƣơng
trình mắc phải. Nhất là trong những chƣơng trình truyền hình trực tiếp, với thời
lƣợng phát sóng bị khống chế, càng không cho phép ngƣời dẫn sa đà, và tìm
cách thốt ra để trở về với kịch bản, điều này ln địi hỏi bản lĩnh ngƣời dẫn
chuyện. Nếu bình tĩnh, tự tin, chín chắn để có những câu hỏi đúng lúc đúng chỗ,
đó là điều hết sức cần thiết.


<b>3.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH </b>
<i><b>3.2.1 Tạ Bích Loan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Trong bốn ngƣời dẫn đƣợc hỏi trong bảng hỏi thì 75.8% khán giả cho rằng
Tạ Bích Loan có cách đặt câu hỏi hay. Với con số này thì Kim Ngân là 40.7%,
Mộng Hồi 33.1%, Thanh Hạnh là 37.6%. Con số này minh chứng rõ ràng, việc
sử dụng nhiều câu hỏi trong quá trình giao lƣu ln mang lại hiệu quả cao. Nhƣ
đã nói, qua khảo sát các chƣơng trình thì Tạ Bích Loan là ngƣời sử dụng câu hỏi
nhiều nhất.


Tạ Bích Loan thƣờng tổ chức các câu hỏi có móc nối, có mục đích rõ ràng,
cụ thể, trực tiếp. Có thể chạm vào nỗi đau, nhƣng chị đã thể hiện đƣợc một thái
<i>độ chia sẻ, thông cảm. “Chọn cách nói đơn giản nhất, thấm thía nhất, đừng cầu </i>


<i>kỳ văn hoa vì điều đó sẽ biến mình thành người khác”! Chị nói là chị thích </i>


những cách đến đích bằng con đƣờng “zic-zắc”. Một vấn đề thƣờng đƣợc chị


chặt nhỏ ra thành nhiều câu hỏi chứ không sử dụng một “câu hỏi vĩ đại” để nhân
vật có thể chiếm diễn đàn. (Xem thêm phụ lục)


Trong xử lý tình huống khi trị chuyện, Tạ Bích Loan cũng là ngƣời đƣợc
đánh giá cao nhất, với 95.4%. Kim Ngân là 87.4%, Mộng Hoài 84,2%, Thanh
Hạnh 88.2%.


Ở Tạ Bích Loan, trong phong cách giao tiếp, cũng đƣợc đánh giá cao nhất,
với 97% khán giả cho rằng chị có phong cách tự nhiên, có thiện cảm. Con số
này ở Kim Ngân là 90%, Mộng Hoài là 87%, Thanh Hạnh là 90.3%. Xem các
chƣơng trình của chị, điều này thể hiện rất rõ ở hành vi ngôn ngữ không lời. Ánh
mắt, nụ cƣời gần gũi và tỏ vẻ quan tâm nhiều đến nhân vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

dẫn. Điều đáng nói là rất ít ngƣời dẫn thể hiện sự nhập tâm nhƣ vậy. Nhiều
ngƣời dẫn luôn luôn ngồi nghiêm túc trên ghế, tay để trên đùi. Rất ít khi họat
động. Khi hỏi chân tay không động đậy, thỉnh thoảng cầm kịch bản lên xem và
sau đó cứ ngồi im. Đến khi khách mời nói hết thì đặt một câu hỏi khác, xong lại
ngồi im. Cơ thể cứng đơ. Ngơn ngữ cơ thể vì thế khơng thể bộc lộ hết sức mạnh
của nó. Đây là phong cách không thể hiện đƣợc sự tự nhiên của ngƣời dẫn trong
q trình giao lƣu. Sự khơng tự nhiên này còn phụ thuộc vào sự tự tin của từng
ngƣời.


Tạ Bích Loan cũng là ngƣời nhận đƣợc nhiều ý kiến trả lời ấn tƣợng riêng
về chị (104 phiếu, Kim Ngân 59, Mộng Hoài 48, Thanh Hạnh 35 phiếu). Ấn
tƣợng về chị là kiến thức rộng, thơng minh, dí dỏm hài hƣớc, gần gũi, cởi mở,
<i>biết khơi gợi dẫn dắt câu chuyện. “Một MC rất thành công, một phụ nữ thông </i>


<i>minh và thiện cảm”, “chững chạc, khiêm tốn”. Đặc biệt, nhiều ngƣời ấn tƣợng </i>


<i>về vầng trán và nụ cƣời của chị. “Nụ cười của chị đi vào lòng người, thể hiện sự </i>



<i>thân thiện”. Nhiều ngƣời góp ý rằng chị nói nhanh, nhƣng có khán giả lại cho </i>


<i>rằng “Nói nhanh là đặc điểm đáng yêu của chị, nhanh nhạy, sắc sảo”. </i>


Nói về sự chân thật, phải kể đến ngƣời dẫn chƣơng trình Tạ Bích Loan, sự
chân thật ở chị toát lên trên nét mặt, sự gần gũi trong khi gặp, trò chuyện với
<i>nhân vật. Nhƣ trong chƣơng trình Gặp gỡ những chiến sĩ đảo Nam Yết, phát </i>
sóng ngày 17/4/2005. Khi nói về những tiếng gà gáy, những tiếng gà con chiêm
chiếp trên đảo làm chị ngạc nhiên và xúc động nhƣ đang ở trong đất liền. Chị đã
<i>thể hiện một gƣơng mặt rất thật và chân tình. Hay nhƣ trong chƣơng trình Nhật </i>


<i>ký Đặng Thùy Trầm, phát sóng ngày 21/8/2006, chị đã khóc suốt buổi giao lƣu. </i>


Mặc dù nhƣợc điểm là nói nhanh, khơng làm chủ đƣợc giọng nói của mình
<i>lắm, nhƣng khán giả chấp nhận đƣợc “chính ở tình cảm thật trong giọng nói </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chị chú ý nhiều hơn đến trang phục.
<i>Khi làm chƣơng trình, điều quan tâm nhất của Tạ Bích Loan là “khai thác </i>


<i>tối đa những chất liệu sẵn có. Câu hỏi hàng đầu là lấy cái gì để chinh phục, để </i>
<i>thu hút khán giả vào màn hình? Chúng ta chuẩn bị đề tài thật kỹ chưa? Có thật </i>
<i>sống với nhân vật chưa? Có say mê với đề tài khơng? Có đầu tư đúng tầm của </i>
<i>đề tài khơng? Có đủ thời gian khơng?…Nếu tất cả được trả lời là “có” thì tơi </i>
<i>nghĩ khơng lý do gì khơng thành cơng cả”. </i>


Với Tạ Bích Loan yếu tố tự tin ln là chìa khóa giúp cho ngƣời dẫn thành
<i>công. “Phải thật tự tin, có như vậy khán giả mới tin những gì mình nói”. </i>


<b>3.4.2 Kim Ngân </b>



Trong phiếu điều tra, Kim Ngân ln đứng sau Tạ Bích Loan về các yếu tố
tạo ấn tƣợng. Trong đó, nổi bật nhất là ấn tƣợng của khán giả về giọng nói của
<i>chị: “Có giọng nói dễ nghe, lưu lốt”. Chị cũng là ngƣời đƣợc xem là có “Phong </i>


<i>cách gần gũi, mộc mạc”. Cũng nhƣ Tạ Bích Loan, khán giả góp ý về trang phục </i>


và kiểu tóc.


Trong một chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, theo Kim Ngân, ngƣời dẫn nên
nói ít và cố gắng khơi gợi, giúp nhân vật đi đúng hƣớng câu chuyện mà chƣơng
trình muốn đem tới cho khán giả. Làm sao giúp cho nhân vật đƣợc tự do bộc lộ
cảm xúc, đƣợc khích lệ nói cụ thể, kỹ lƣỡng về câu chuyện, về vấn đề mà
chƣơng trình nêu. Có lẽ từ quan điểm này mà những câu hỏi của chị luôn ngắn
gọn, lời mở đầu hay các lời dẫn nối khác đều ngắn. Thƣờng không bao giờ quá
một phút cho lời mở đầu. Trung bình khoảng 30”-40” cho lời mở đầu và kết
thúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

nhƣng rất dễ bị sa vào một khn cứng nhắc, nhân vật bị gị vào kịch bản của
ngƣời dẫn, mất tự nhiên và ít khi sinh động. Tuy nhiên, đƣờng dây kịch bản là
rất quan trọng vì nó giúp MC hệ thống hóa đƣợc vấn đề, không bị sa vào lan
man, ra ngịai lề câu chuyện mà mình định nói. Kịch bản chi tiết đến từng phần
định nói của chƣơng trình thì đƣợc, chị ví dụ:


- Phần 1: Lý do họ đến với nhau
- Phần 2: Tai họa xẩy đến


- Phần 3: Vƣợt qua tai họa
- Phần 4: Hạnh phúc nở hoa



Chị cho rằng, nếu chỉ có 4 phần sơ lƣợc nhƣ vậy, yếu tố ngẫu hứng sẽ nhiều
hơn. Có thể bỏ sót vài chi tiết hay của nhân vật, nhƣng bù lại, mạch câu chuyện
sẽ rất tự nhiên.


<i>Điều này khác hẵn với dẫn chƣơng trình Mộng Hoài, chị cho rằng “kịch </i>


<i>bản càng chi tiết càng tốt. Chi tiết từ câu hỏi đến ý trả lời của người đối thoại”. </i>


Điều quan tâm nhất trƣớc buổi giao lƣu đối với Kim Ngân đó là, bằng mọi
giá phải làm cho nhân vật thật sự yên tâm khi ngồi cùng với mình trên sân khấu,
làm sao cho họ cảm thấy mình thực sự chia sẻ, thực sự là ngƣời thân thiết của họ
rồi.


Theo chị, một ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ cần:


- Nhạy cảm trong phát hiện đề tài: Phải chắc rằng đề tài ấy là của chƣơng
trình và chắc chắn mình sẽ làm tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

- Bí mật cất riêng cho mình một số vũ khí: chộp lấy một chi tiết lạ, dù nhỏ,
trong khi trò chuyện trƣớc giao lƣu với nhân vật, để làm điểm nhấn, khai thác
đột ngột, sâu trong giao lƣu để lấy cảm xúc thật của nhân vật.


Kim Ngân chia sẻ bí quyết để chị dẫn tốt là:
- Tâm huyết với đề tài


- Hiểu nhân vật


- Tìm đƣợc một số tình tiết hay, lạ, đột xuất trong câu chuyện
- Thoát ly khỏi kịch bản, giấy tờ



- Mặc những bộ trang phục đã quen thuộc


Với Kim Ngân, khán giả nhìn thấy chị với phong cách nhẹ nhàng, biết lắng
nghe. Tuy nhiên, ít khi sử dụng cử chỉ, hành động, điệu bộ nên trơng chị có vẻ
chƣa thật sự gần gũi với nhân vật.


<b>3.4.3 Larry King </b>


Là một trong những ngƣời dẫn chƣơng trình hàng đầu thế giới và là ngƣời
góp phần làm nên thƣơng hiệu CNN, trong suốt gần 50 năm phỏng vấn, Larry
King đã thực hiện trên 40.000 cuộc phỏng vấn, đƣợc gặp gỡ và đối thoại với
nhiều nhân vật tên tuổi và nhận đƣợc hàng trăm giải thƣởng khác nhau cho sự
nghiệp của ông.


Với Larry King Live, có một một ê-kíp nghiên cứu, họ phụ trách hẹn ngƣời
định phỏng vấn và thời gian phỏng vấn và trao đổi lại với ông để ông nắm đƣợc
nhân vật và bối cảnh phát thảo là tốt. Ông cho rằng hiểu biết nhiều về nhân vật
là cần, nhƣng rất khó tiến hành thuận lợi vì hết đi yếu tố bất ngờ, làm giảm đi sự
hứng thú trong lúc trò chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

quan điểm, ý kiến riêng của bạn, đặt câu hỏi về vấn đề đó. Vấn đề quan trọng
hơn, nếu mình khơng biết lắng nghe ngƣời khác thì khơng ai nghe mình. Ơng
thừa nhận ơng thành cơng trƣớc hết là nhờ biết lắng nghe.


<i>Jim Bishop, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, vốn là người New York </i>
<i>nhưng từng định cư rất lâu tại Miami. Một lần nọ Jim tâm sự với tôi </i>
<i>rằng anh rất bực mình khi một số người gặp ai cũng hỏi “Khỏe </i>
<i>khơng?” cho có lệ rồi chẳng thèm chú ý nghe câu trả lời. Jim kể anh </i>
<i>đã từng thử nghiệm với một anh chàng đi đâu cũng “khỏe không?” </i>
<i>kiểu này. </i>



<i>Một buổi sáng, như thường lệ, vừa nhác thấy bóng Jim là chàng </i>
<i>ta hồ hởi: “Jim, khỏe không?” </i>


<i>-“Tôi mắc bệnh ung thư” –Jim nói. </i>
<i>-“Tuyệt! Á, Jim này…” </i>


<i>- !!! </i>


(Larry King)


<i>Bàn về bí quyết thành cơng thành cơng của mình, Larry King nói: “Tơi suốt </i>


<i>đời tị mị, đương nhiên khơng phải là sự hiếu kỳ về chuyện ai ngủ với ai, mà là </i>
<i>tại sao người ta lại cảm thấy tò mò khi chuyện ấy xảy ra. Tại sao một người tài </i>
<i>xế lái xe công cộng lại muốn làm mãi cái nghề lái xe có vẻ nhàm chán đó. Liệu </i>
<i>anh ta có lạc thú gì khơng? Tơi cảm thấy hứng thú với những chuyện đại loại </i>
<i>như vậy”. [29, tr.54-55] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<i> - Từ nào đứng đầu tiên trong từ “Syriana”? </i>


<i> - Và bạn đã tăng ký trong suốt thời kỳ đó? </i>


<i>- Bạn đã làm điều đó như thế nào? </i>


<i>- Đó là khi bạn uống mạch nha, sữa lắc? </i>
<i>- Tại sao bạn đã quá mập như vậy? </i>


<i>- Phải khơng đó? Điều gì làm bạn thích thú khi bạn giảm ký rồi? </i>



<i>- Bạn lại uống bia à? </i>


<i>- Bạn bị thương như thế nào? </i>
<i>- … </i>


(CNN Larry King Live, interview With George Clooney, ngày 16/2/2006)
Hầu hết các câu hỏi mà Larry King đƣa ra đều gắn với ý ngƣời dẫn trả lời.
Móc nối từ ý ngƣời trả lời để đƣa ra những câu hỏi mình cần. Chính vì vậy mà
thơng tin đƣa ra liên tục, nhiều cao trào. Rất ít khi chƣơng trình bị ngƣời dẫn
chiếm diễn đàn nhiều. Trong chƣơng trình của ơng, với thời lƣợng 50-60’/1
chƣơng trình, ông thƣờng sử dụng 80-120 câu hỏi. Ông cũng là ngƣời rất ít bình
luận. Các phần mở đầu và lời kết thƣờng đơn giản, ngắn gọn, xúc tích.


Sự nhạy cảm linh hoạt khi đặt câu hỏi là bí quyết thứ hai của ông. Nêu ra
một câu hỏi hay chƣa đủ, phải hỏi nhƣ thế nào đó để ngƣời nghe sẵn sàng bộc
bạch câu trả lời chân thật nhất. Để ngƣời trả lời chân thật không chỉ đơn giản là
là hỏi mà là cả một quá trình tạo niềm tin cho khách mời trong lúc trị chuyện.


Một trong những nguyên tắc cơ bản mà Larry King khun khi trị chuyện
là:


<i>-Sự chân thật </i>


<i>-Có thái độ và quan điểm đúng đắn. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i>-Sự cởi mở. </i>


Đối với ông, sự chân thật là yếu tố ƣu tiên hàng đầu, nhất là trong lúc nói.
Chúng ta chỉ có thể tự tin ở chính mình và tạo đƣợc lịng tin nơi ngƣời khác khi
bạn chân thật. Nhƣng những lời chân thật ở đây là những lời chân thật cởi mở.


Nó chỉ xuất phát khi chúng ta thật sự quan tâm đến ngƣời trị chuyện. Lary King
nói, ai từng nói chuyện với ông chỉ trong vài phút đều biết ít nhất hai điều về
ơng, đó là ơng đến từ Brooklyn và ông là ngƣời Do Thái. Có nghĩa là trong cuộc
trị chuyện, phải “có qua có lại”. Ngƣời dẫn lấy thơng tin từ khách mời thì cũng
nên chia sẻ với khách mời những thơng tin về mình ở một giới hạn nào đó. Cách
chia sẻ này sẽ giúp tạo lòng tin cho ngƣời đƣợc giao lƣu.


Theo dõi những chƣơng trình của Larry King, các cử chỉ, điệu bộ của ơng
rất thoải mái. Tì tay lên bàn và chống tay lên cằm trở thành “phong cách” của
ông. Khi không chống tay lên cằm thì ơng vịng tay trƣớc ngực hoặc đan các
ngón tay lại. Khoảng cách ngồi giữa ông và khách mời rất thoải mái và gần gũi.
Điều này chúng tơi muốn nhấn mạnh, vì nhiều dẫn chƣơng trình ở nƣớc ta, cử
chỉ, điệu bộ bị khóa cứng, ngồi quá nghiêm túc và xa cách với khách mời. Và
nhƣ đã nói, chắc chắn ngơn ngữ sẽ khó thốt ra khỏi một cơ thể bị khóa cứng
nhƣ thế.


Trong cách trị chuyện, Larry King cũng luôn nhắc đến sự tự tin. Với Larry
<i>King, “tự tin khi nói, có nghĩa là bạn đang tự tin trong cuộc sống” </i>


<b>3.3 TIỂU KẾT </b>


Chúng tơi xin đƣợc kết chƣơng này bằng 10 bí quyết nhhằm xây dựng mối
quan hệ tốt trong buổi trò chuyện của Malcolm Gray.


- Biết cách trò chuyện với mọi ngƣời. Khơng có gì quan trọng hơn và thú
vị hơn là dùng những từ gây cƣời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Hãy biết gọi ngƣời ta bằng tên.


- Phải biết thân thiện và giúp đỡ mọi ngƣời và tƣởng tƣợng bạn nhƣ bạn


của ngƣời ta và tỏ ra thân thiện.


- Phải biết thật sự quan tâm đến ngƣời khác. Những điều bạn nói và hành
động cần thể hiện điều này.


- Hãy đặt tình huống mình là khán giả, nhƣ thế mới thực sự quan tâm đến
mọi ngƣời.


- Hãy biết cổ vũ và hòa đồng với mọi ngƣời.


- Phải biết cảm xúc của ngƣời khác. Điều đó rất là quan trọng.


- Phải biết suy nghĩ, ý kiến của ngƣời khác là gì. Có ba mặt bạn có thể
theo. Đó là cảm xúc của ngƣời dẫn, cảm xúc của nhân vật, cảm xúc của
khán giả.


- Phải biết rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là điều
ta làm là thực hiện cho ngƣời khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>KẾT LUẬN </b>



a. Trong cuộc thi ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình của đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006, có gần một ngàn bạn trẻ chính thức
nộp hồ sơ tham dự cuộc thi. Điều này cho thấy công việc dẫn chƣơng trình đang
là tầm ngắm của nhiều ngƣời. Vai trò của ngƣời dẫn khi đứng trên sân khấu,
trong trƣờng quay, trƣớc ống kính camera là khơng cần nói thêm, tuy nhiên,
cũng chính ngƣời dẫn có tầm quan trọng nhƣ vậy mà việc đầu tƣ cho họ là rất
cần thiết. Và dĩ nhiên, để làm nên một phong cách không thể thiếu đƣợc cách sử
dụng ngôn ngữ.



Ai cũng biết tác phẩm truyền hình là sản phẩm của tập thể. Nhƣng khi lên
sóng, chỉ cịn lại một ngƣời đó là ngƣời dẫn chƣơng trình. Ấn tƣợng của chƣơng
trình phụ thuộc rất nhiều và dung mạo, trang phục, giọng nói, sự hiểu biết cho
đến phong cách thể hiện, khả năng diễn đạt…. Do đó, dẫn chƣơng trình ln là
đề tài của những câu chuyện có liên quan đến truyền hình, nó đƣợc ví nhƣ nghề
làm dâu trăm họ.


Công việc của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, nhƣ đã nói ở phần trên,
có nhiều dạng. Nhƣng với một ngƣời dẫn “bay ra, bay vào”, cầm kịch bản
chƣơng trình đọc ngấu nghiến trong thống chốc rồi bƣớc ra sân khấu nói những
điều cịn “chƣa nắm chắc”, chỉ dựa vào “thần khẩu” đã trở nên lỗi thời và cực kỳ
nguy hiểm. Nhất là trong các chƣơng trình truyền hình trực tiếp, khi thời lƣợng
bị khống chế và áp lực của khách mời khi nói dài, nói lạc đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

dẫn chƣơng trình giàu trí tuệ, un bác, tạo nên đƣợc khơng khí sang trọng, sâu
sắc ở những chƣơng trình cần hiệu quả này.


Điều đáng tiếc hiện nay là nhu cầu thì nhiều, vấn đề yếu kém của ngƣời dẫn
bị khán giả phàn nàn khơng ít, nhƣng cũng cần nhìn vào sự thật là nghề dẫn
chƣơng trình vẫn chƣa có trƣờng lớp đào tạo bài bản. Ở TP.HCM, chỉ có các
khóa học ngắn hạn với dàn “giảng viên” là một số ngƣời dẫn đã thành danh trên
đài Truyền hình.


Dẫn chƣơng trình ln đòi hỏi năng khiếu. Tuy nhiên, nghề nào cũng bắt
buộc phải học mới có thể làm tốt đƣợc. Anh không thể đặt một câu hỏi hay khi
<i>anh không biết rằng động từ “muốn” là khơng nên dùng vì nguyên tắc lịch sự </i>
trong giao tiếp là không cho phép. Hoặc, những cử chỉ, hành động của anh, nếu
không biết cách sử dụng, sẽ thể hiện thái độ thiếu tơn trọng. Nhất là những cử
chỉ mang tính văn hóa, nét riêng của mỗi dân tộc, khi phải giao lƣu với khách là
ngƣời nƣớc ngịai, thì càng hiểu nguyên tắc lịch sự. Ví dụ, cái gật đầu, đối với


ngƣời Việt Nam là thể hiện sự đồng ý, nhƣng với ngƣời Bungari, họ chỉ gật đầu
khi tỏ vẻ khơng đồng ý. Cịn nhiều nữa những điều, những nguyên tắc chỉ có thể
đƣợc đào tạo mới có đƣợc chứ khơng thể ở năng khiếu bẩm sinh mà có đƣợc.
Đào tạo ở đây, có thể là ở trƣờng lớp, cũng có thể là tự ngƣời dẫn phải tìm tịi,
học hỏi từ các kênh thơng tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

công chúng. Ứng xử ở đây chủ yếu là cách đặt câu hỏi. Khơng ít ngƣời dẫn đặt
những câu hỏi ngây ngô, thiếu tế nhị khiến ngƣời giao lƣu khó trả lời, thậm chí
khó chịu.


Ngơn ngữ của ngƣời dẫn là nói. Nói ở đây là nói trƣớc cơng chúng. Để nói
ra đƣợc, suy nghĩ phải nối kết, tập hợp đƣợc ý; lý lẽ phải tính tốn, cân nhắc ý.
Kết hợp giữa suy nghĩ và lý lẽ mới nói đƣợc kết quả. Cách ăn nói ln là mối
quan tâm có từ xa xƣa, khi thuật hùng biện địi hỏi. Nó là cách diễn tả những ý
kiến ta đã tìm thấy và sắp xếp ngăn nắp trong trí não.


Về vấn đề ngƣời dẫn, có những điều chúng tơi cần chia sẻ:


Thứ nhất, cần có trƣờng lớp đào tạo. Nhìn chung ngƣời dẫn chƣơng trình
hiện nay chƣa có tính chun nghiệp. Nghề dẫn chƣơng trình ở nƣớc ta vừa tự
phát vừa dựa vào năng khiếu mỗi ngƣời, chƣa đƣợc rèn luyện. Điều này đặt ra
giải pháp đào tạo. Từ đó, đặt ra những tiêu chí cần phải thỏa mãn trƣớc khi trở
thành ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.


Thứ hai, những ngƣời dẫn có kinh nghiệm nên tham gia dẫn nhiều hơn
trong các chƣơng trình truyền hình. Hiện nay, có một vấn đề là một số nhà báo,
những ngƣời dẫn chƣơng trình hay, lão luyện thƣờng “lui vào hậu trƣờng”. Có
nhiều lý do, nhƣng một trong những lý do là “nhƣờng chỗ cho lớp trẻ”. Đây là
quan niệm sai lầm. Theo dõi các kênh truyền hình nƣớc ngồi, những ngƣời dẫn
nổi tiếng đều là những ngƣời lớn tuổi. Trên thực tế, nhiều chƣơng trình đứng


đƣợc là nhờ vào tài năng của những ngƣời dẫn chƣơng trình nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ
Larry King của CNN, với gần 50 năm trong nghề MC với logo và thƣơng hiệu
tên riêng của ông. Kinh nghiệm và những trải nghiệm, những kiến thức có đƣợc
là tài sản lớn nhất giúp cho ngƣời dẫn thành cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

tới, lại vừa có khả năng biểu cảm, hóm hỉnh để tung hứng cho bầu khơng khí sơi
động, hấp dẫn.


Đối với nhóm chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, nhờ thế mạnh ở tính chân
thực, sống động, nhanh nhạy và theo sát đời sống, nhóm giao lƣu-gặp gỡ truyền
hình đang thể hiện đƣợc sức hấp dẫn của mình khi thông tin đến khán giả với
cách làm truyền hình hiện đại. Thành công và sức hấp dẫn của chƣơng trình
phần lớn đƣợc đánh giá qua tính trí tuệ trong sử dụng ngơn ngữ để trò chuyện,
đặt câu hỏi. Phong cách của ngƣời làm báo ln thể hiện đƣợc vai trị của mình
ở năng lực vận dụng ngôn ngữ. Năng lực này qui định rất lớn việc nâng cao chất
lƣợng chƣơng trình. Do đó, một ngƣời dẫn giàu kinh nghiệm, có kiến thức là
một lựa chọn thích hợp cho chƣơng trình.


Tuy nhiên, phần lớn những chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ hiện nay chƣa
thật sự hấp dẫn và chƣa đƣợc đầu tƣ để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>



23.1


62.3


13.2


1.4


0


10
20
30
40
50
60
70


Thuong
xuyen


Thinh
thoang


Rat it Khong xem


Series1


Bảng 3.2: MỨC ĐỘ XEM CÁC CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU-GẶP GỠ


Theo phiếu điều tra thì các chƣơng trình hiện nay chỉ tƣơng đối hấp dẫn. So
với các chƣơng trình khác thì nhìn về mặt bằng chung, khán giả xem không
nhiều. Chủ yếu coi một số chƣơng trình nổi trội nhƣ Ngƣời đƣơng thời.


8%


61%
28%



3%


Rat hap dan
kha hap dan
Binh thuong
Chua hap dan


<b> Bảng 3.3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC </b>


<b> CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU-GẶP GỠ HIỆN NAY </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

một ngƣời dẫn non kinh nghiệm có thể dẫn thành cơng là điều chắc chắn. Phong
cách của ngƣời dẫn chƣơng trình đƣợc làm nên bởi tất cả các yếu tố: ngơn ngữ
có lời, cử chỉ, hành động, thái độ. Và quan trọng nhất là sự ăn khớp của MC đối
với chƣơng trình. Có những MC sinh ra chỉ làm đƣợc chƣơng trình này chứ
khơng thể làm chƣơng trình kia.


“Khởi thủy là lời nói”. “Lời nói khơng mất tiền mua”, nói sao cho nghe
đƣợc, cho vừa lòng nhau trong cuộc sống khơng phải là chuyện dễ. Ngƣời dẫn
chƣơng trình, ngƣời đại diện cho nhà Đài, khơng chỉ nói để khai thác thơng tin
mà nói để vừa lịng khách mời và cơng chúng, những ngƣời khó tính nhất. Điều
này không chỉ phụ thuộc vào năng lực từng ngƣời mà cịn ở sự chịu khó học hỏi
của mỗi ngƣời trên bƣớc đƣờng tác nghiệp của mình.


Xin đƣợc kết thúc luận văn này bằng bí quyết thứ 10 của Malcolm Gray
<i><b>trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ngƣời trị chuyện, đó là: “Phải biết </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>TIẾNG VIỆT </b>



1. Hoàng Anh (2004), “ Ngơn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi trên
<i><b>truyền hình”, Ngơn ngữ và đời sống, số 11(19), tr. 9- 11. </b></i>


2. Đình Cao (2002), “ Ứng xử lịch sự trong phỏng vấn và dẫn chương trình”,


<i><b>Người làm báo, số tháng 5- 2002, tr. 29-32. </b></i>


<i>3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học( tập hai- Ngữ dụng học), </i>
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.


<i>4. Mai Ngọc Chừ (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, </i>
Hà Nội.


5. Đức Dũng (2004), “ Thử nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở nước ta”


<i>Người làm báo, số tháng 4- 2004, tr. 17-19. </i>


<i>6. Đỗ Thị Bạch Dương (2003), Chương trình trị chơi truyền hình với khán </i>


<i>giả Việt Nam ( Khảo sát một số chương rình trị chơi trên VTV3- Đài </i>
<i>truyền hình Việt Nam từ năm 2000 đến nay)- Luận Văn thạc sĩ, Đại học </i>


Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.


<i>7. Đài truyền hình Việt Nam (2005), 35 năm Đài tuyền hình Việt Nam, Hà </i>
Nội.


<i>8. Đài truyền hình Việt Nam, Một số tài liệu lưu hành nội bộ. </i>


<i>9. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học, Nxb Khoa </i>


học và kỹ thuật, Hà Nội.


10. Đặc san kỷ niệm 10 năm ngày phát sóng truyền hình Đồng Nai (2005)
<i>11. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà </i>


Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<i>15. Đinh Hường (2004), “ Luận bàn về thể loại báo chí”, Người làm báo, số </i>
tháng 2- 2004, tr. 13- 14.


<i>16. Vũ Thanh Hường (2003), Tổ chức sản xuất các chương trình trị chơi </i>


<i>truyền hình (khảo sát qua các chương trình của VTV3- Đài truyền hình </i>
<i>Việt Nam từ năm 1996- 2003) – Luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã </i>


hội và Nhân văn Hà Nội.


17. Nguyễn Thế Kỷ (1999), “ Vài nhận xét về dạng thức nói trên đài truyền
<i>hình (từ vai giao tiếp với cơng chúng)”, Ngôn ngữ, số 4, tr 76- 81. </i>


<i><b>18. Nguyễn Bá Kỷ, (2005), Dạng thức nói trên truyền hình - Luận án tiến sĩ, </b></i>
Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.


19. Nguyễn Thế Kỷ, Phạm Văn Tình (2002), “Tính ngẫu phát của các chương
<i>trình truyền hình” Ngơn ngữ, số 16, tr.8- 14. </i>


<i>20. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa </i>
– Thông tin, Hà Nội.


<b>21. Thúc Khánh (1990), “ Bước đầu tìm hiểu giá trị thơng báo của cử chỉ, điệu </b>


<i>bộ ở người Việt trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 3, tr.9- 13. </i>


<i>22. Bạch Mai (2004), “ Dẫn chương trình một nghề mới trong làng báo”, Nghề </i>


<i>Báo, số 16, tr. 18-19. </i>


<i>23. Khắc Nam (2005), “ Những phóng viên làm nên thương hiệu CNN”, Nhà </i>


<i>báo và công luận, số từ 13 đến 19-1- 2006, tr. 11. </i>


24. Nguyễn Thị Thanh Nga (2003), “ Đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ và cách
<i>xử lí chúng trong từ điển tiếng Việt cỡ lớn” Ngôn ngữ, số 11, tr. 48- 56. </i>
<i>25. Nhiều tác giả (2005), Thể Loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

27. Nguyễn Quang (2002), “ Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao
<i>tiếp”, Ngơn ngữ, số 12, tr. 28- 41. </i>


<i>28. Trần Quang (2004), “ Xung quanh vấn đề thể loại báo chí”, Người làm báo, </i>
số tháng 5- 2004, tr. 25-27.


29. Vũ Phong Tạo (2002), “ Larry King: Người dẫn chương trình và phỏng vấn
<i>nổi danh nhất của CNN”, Nghề Báo, số Xuân Giáp Ngọ, tr.54- 55. </i>


<i>30. Từ Lê Tâm (2004), Chương trình “Người đương thời” trên VTV- khóa </i>


<i>luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí </i>


Minh.


<i>31. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thơng đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà </i>


Nội.


<i>32. Trương Thị Diệu Thúy (2005), Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật nói trước </i>


<i>cơng chúng truyền hình (khảo sát qua chương trình thời sự 12h và 19h </i>
<i>hàng ngày của VTV1, Đài truyền hình Việt Nam 2003- 2005)- khóa luận tốt </i>
<i>nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. </i>


33. Bùi Minh Toán (1996), “ Từ loại tiếng Việt: Khả năng thực hiện hành vi
<i>hỏi”, Ngôn Ngữ, số 2, tr. 63- 67. </i>


34. Nguyễn Kim Trạch (2003), “ Dẫn chương trình truyền hình- qua cách nhìn
<i><b>của một nhà báo lão thành”, Người làm báo, số tháng 7- 2003, tr. 14-15. </b></i>
<i>35. Lê Khả Sĩ (2005), “Lạm bàn về ngôn ngữ phát thanh, truyền hình”, Người </i>


<i>làm báo, số tháng 3- 2005, tr. 52. </i>


<i>36. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2003), Giáo trình cơ </i>


<i>sở lý luận báo chí truyền thơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

38. Nguyễn Như Ý (chủ biên – 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.


<i>39. Nghề báo (2005), Trị chuyện với năm mươi nhà báo, Nxb Thành phố Hồ </i>
Chí Minh.


<b>TÀI LIỆU ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT </b>


<i>40. Samy Cohen (2003), Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, Nxb Thông </i>


Tấn, Hà Nội.


41. Victoria Mc Cullpugh Carroll (2001), “ Phỏng vấn và phóng sự truyền
<i>hình”, Nghề Báo, số tháng 12- 2001, tr. 56-58. </i>


42. Victoria Mc Cullpugh Carroll (2001), “ Phỏng vấn và phóng sự truyền
<i>hình”, Nghề Báo, số tháng 1- 2002, tr. 58-61. </i>


<i>43. Neil Everton (1999), Sổ tay phóng viên: Tin- Phóng sự truyền hình, quĩ </i>
Reuters, Hà Nội.


<i>44. Larry King (2003), Larry King, những bí quyết giao tiếp tốt, Nxb Trẻ, </i>
TP.HCM.


<i>45. Marc Lequenne (1996), Nghệ thuật nói trước cơng chúng, Nxb Trẻ, Thành </i>
phố Hồ Chí Minh.


<i>46. Maria Lukina (2004), Công nghệ phỏng vấn, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. </i>
<i>47. Makxim Kuznhesop Irop Sưkunop (2003), Cách điều khiển phỏng vấn, </i>


Nxb Thông tấn, Hà Nội.


<i>48. X. A. Muratốp (2004), Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<i>50. Speaker. </i>


<i>51. speakers’-corner-(televition-series), Speakers’ </i>


<i>Corner (TV series). </i>



52. <i>Booth </i>
<i>Locations. </i>


<i>53. Master of Ceremonies. </i>


<i>54. Iowa State University College of </i>


<i>Agricuture. </i>


<i>55. Master of ceremonies. </i>
<i>56. Talk show. </i>


<i>57. Being a master of Ceremonnies. </i>
<i>58. Larry King. </i>
59.


<i>60. en.wikipedia.org/wiki/Interactive_television </i>
<b> BĂNG HÌNH: </b>


61. Các chương trình giao lưu-gặp gỡ trên VTV1,VTV2, VTV3 từ năm
2005-2006.


62. Một số chương trình Trị chuyện cuối tuần trên đài truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>



Frequenc


y Percent



Valid


Percent Cumulative Percent


Valid Mien Bac 209 41.5 41.5 41.5


Mien Trung _


Tay Nguyen 128 25.4 25.4 66.9


Mien Nam 167 33.1 33.1 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>GIỚI TÍNH: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Nam 196 38.9 38.9 38.9


Nu 308 61.1 61.1 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>NĂM SINH </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Truoc 1945 74 14.7 14.7 14.7



1946 - 1955 75 14.9 14.9 29.6


1956 - 1965 55 10.9 10.9 40.5


1966 - 1975 78 15.5 15.5 56.0


1976 - 1980 59 11.7 11.7 67.7


1981 - 1991 163 32.3 32.3 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>NGHỀ NGHIỆP: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Bo doi- cong an 26 5.2 5.2 5.2


Nong dan 14 2.8 2.8 7.9


Cong nhan 22 4.4 4.4 12.3


Hoc sinh- sinh


vien 116 23.0 23.0 35.3


Cong chuc 112 22.2 22.2 57.5


Tieu thuong 29 5.8 5.8 63.3



Doanh nhan 26 5.2 5.2 68.5


Huu tri 138 27.4 27.4 95.8


Noi tro 7 1.4 1.4 97.2


nghe khac 14 2.8 2.8 100.0


Total 504 100.0 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

Thinh thoang 307 60.9 62.3 85.4


Rat it 65 12.9 13.2 98.6


Khong xem 7 1.4 1.4 100.0


Total 493 97.8 100.0


Missing System 11 2.2


Total 504 100.0


<i><b>Câu 2: Cô (bác), anh (chị) thường xem chương trình vào lúc nào trong ngày? </b></i>


Cơ (bác), anh
(chị) thường xem
chương trình vào


lúc nào?



Cơ (bác), anh (chị)
thường xem chương


trình vào lúc nào?


Cơ (bác), anh
(chị) thường xem
chương trình vào


lúc nào?


Cơ (bác), anh
(chị) thường xem
chương trình vào


lúc nào?
Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều Buổi tối
Co 71 14.1% 65 12.9% 33 6.5% 410 81.3%
Khong 433 85.9% 439 87.1% 471 93.5% 94 18.7%
Total 504 100% 504 100% 504 100% 504 100%


<i><b>Câu 3: Vui lòng nêu tên một vài chương trình giao lưu, gặp gỡ mà cơ (bác), anh (chị) </b></i>


<b>thích nhất: </b>


<b>Người đương thời: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent



Valid Co 272 54.0 100.0 100.0


Missing System 232 46.0


Total 504 100.0


<b>Người xây tổ ấm: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Co 152 30.2 100.0 100.0


Missing System 352 69.8


Total 504 100.0


<i><b>Câu 4: Cô (bác), anh (chị) vui lịng cho điểm đối với từng chương trình giao lưu – gặp </b></i>


<i><b>gỡ theo thang điểm sau đây: (Số 10 dành cho chương trình hấp dẫn nhất, số 1 dành cho </b></i>


<i>chương trình kém hấp dẫn nhất. Chỉ chấm điểm cho những chương trình cơ (bác), anh (chị) </i>
<i>đã được xem.) </i>


Tên chương trình Số phiếu Điểm trung bình
Người đương thời (VTV 1) <sub>485 </sub> <sub>96.2% </sub> <sub>8.20 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Dành cho người hâm mộ (VTV 3) <sub>464 </sub> <sub>92.1% </sub> <sub>7.27 </sub>
Làm giàu khơng khó (VTV 1) <sub>445 </sub> <sub>88.3% </sub> <sub>6.80 </sub>
Cùng nông dân bàn cách làm giàu



(VTV 2) 428 84.9% 6.75


8h tối thứ 6 (VTV2) <sub>421 </sub> <sub>83.5% </sub> <sub>6.49 </sub>


<i><b>Câu 5: Vui lịng kể tên một vài người dẫn chương trình giao lưu gặp gỡ trên VTV mà </b></i>


<b>cô (bác), anh (chị) yêu thích nhất? </b>
<b>Tạ Bích Loan: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Co 330 65.5 100.0 100.0


Missing System 174 34.5


Total 504 100.0


<b>Kim Ngân: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Co 122 24.2 100.0 100.0


Missing System 382 75.8


Total 504 100.0


<i><b>Câu 6: Theo cô (bác), anh (chị), yếu tố quan trọng nhất của người dẫn chương trình </b></i>


<i><b>giao lưu gặp gỡ là gì? (Số 1 dành cho yếu tố quan trọng nhất, xếp thứ tự đến yếu tố cuối </b></i>



<i>cùng) </i>


<b>Các yếu tố </b> <b>Số phiếu </b> <b>Trung bình </b>


<b>Mức độ </b>
<b>quan trọng </b>


Ứng xử thơng minh 375 3.23 1


Biết cách khơi gợi, dẫn dắt câu


chuyện của nhân vật 371 3.82 2


Biết quan tâm đến người trò


chuyện 374 4.90


3
Giọng nói truyền cảm, lưu lốt <sub>371 </sub> <sub>5.05 </sub> 4


Dí dỏm, hài hước 372 5.19 5


Biết lắng nghe 372 5.49 6


Sự cởi mở 373 6.17 7


Gương mặt khả ái 368 6.45 8


Có những cử chỉ, điệu bộ duyên



dáng trong khi giao lưu 369 6.58


9


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Hay 375 74.4 75.8 75.8


Binh thuong 116 23.0 23.4 99.2


Khong hay 4 .8 .8 100.0


Total 495 98.2 100.0


Missing System 9 1.8


Total 504 100.0


<b>Tạ Bích Loan – Giọng nói: </b>


Frequency Percent Percent Valid Cumulative Percent


Valid Nhanh 262 52.0 52.8 52.8


Vua 231 45.8 46.6 99.4


Cham 3 .6 .6 100.0


Total 496 98.4 100.0



Missing System 8 1.6


Total 504 100.0


<b>Tạ Bích Loan – Phong cách giao tiếp </b>


Frequency Percent


Valid
Percent


Cumulative
Percent
Valid Tu nhien, co thien


cam 480 95.2 97.0 97.0


Thieu tu nhien, xa


cach voi nhan vat 15 3.0 3.0 100.0


Total 495 98.2 100.0


Missing System 9 1.8


Total 504 100.0


<b>Tạ Bích Loan – Xử lý tình huống: </b>



Frequency Percent


Valid
Percent


Cumulative
Percent
Valid Thong minh, nhay


ben 472 93.7 95.4 95.4


Thieu nhay ben 23 4.6 4.6 100.0


Total 495 98.2 100.0


Missing System 9 1.8


Total 504 100.0


<b>Tạ Bích Loan – Trang phục: </b>


Frequency Percent Percent Valid Cumulative Percent


Valid Phu hop 443 87.9 89.7 89.7


Chua phu hop 51 10.1 10.3 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>Kim Ngân – Cách đặt câu hỏi: </b>


Frequency Percent Valid Percent



Cumulative
Percent


Valid Hay 195 38.7 40.7 40.7


Binh thuong 277 55.0 57.8 98.5


Khong hay 7 1.4 1.5 100.0


Total 479 95.0 100.0


Missing System 25 5.0


Total 504 100.0


<b>Kim Ngân – Giọng nói: </b>


Frequency Percent Valid Percent


Cumulative
Percent


Valid Nhanh 52 10.3 10.9 10.9


Vua 401 79.6 84.2 95.2


Cham 23 4.6 4.8 100.0


Total 476 94.4 100.0



Missing System 28 5.6


Total 504 100.0


<b>Kim Ngân – Phong cách giao tiếp: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tu nhien, co thien


cam 431 85.5 90.4 90.4


Thieu tu nhien, xa


cach voi nhan vat 46 9.1 9.6 100.0


Total 477 94.6 100.0


Missing System 27 5.4


Total 504 100.0


<b>Kim Ngân – Xử lý tình huống: </b>




Frequenc


y Percent Valid Percent



Cumulative
Percent
Valid Thong minh, nhay


ben 411 81.5 87.4 87.4


Thieu nhay ben 59 11.7 12.6 100.0


Total 470 93.3 100.0


Missing System 34 6.7


Total 504 100.0


<b>Kim Ngân – Trang phục: </b>


Frequency Percent Valid Percent


Cumulative
Percent


Valid Phu hop 428 84.9 90.1 90.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<b>Mộng Hoài – Cách đặt câu hỏi: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Hay 147 29.2 33.1 33.1


Binh thuong 274 54.4 61.7 94.8



Khong hay 23 4.6 5.2 100.0


Total 444 88.1 100.0


Missing System 60 11.9


Total 504 100.0


<b>Mộng Hoài – Giọng nói: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Nhanh 49 9.7 11.0 11.0


Vua 357 70.8 80.2 91.2


Cham 39 7.7 8.8 100.0


Total 445 88.3 100.0


Missing System 59 11.7


Total 504 100.0


<b>Mộng Hoài – Phong cách giao tiếp: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tu nhien, co thien



cam 387 76.8 87.2 87.2


Thieu tu nhien, xa


cach voi nhan vat 57 11.3 12.8 100.0


Total 444 88.1 100.0


Missing System 60 11.9


Total 504 100.0


<b>Mộng Hồi –Xử lý tình huống: </b>




Frequenc


y Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Thong minh, nhay


ben 367 72.8 84.2 84.2


Thieu nhay ben 69 13.7 15.8 100.0


Total 436 86.5 100.0


Missing System 68 13.5


Total 504 100.0



<b>Mộng Hoài – Trang phục: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

Total 504 100.0


<b>Thanh Hạnh – Cách đặt câu hỏi: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Hay 168 33.3 37.6 37.6


Binh thuong 259 51.4 57.9 95.5


Khong hay 20 4.0 4.5 100.0


Total 447 88.7 100.0


Missing System 57 11.3


Total 504 100.0


<b>Thanh Hạnh – Giọng nói: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Nhanh 60 11.9 13.5 13.5


vua 367 72.8 82.3 95.7



Cham 19 3.8 4.3 100.0


Total 446 88.5 100.0


Missing System 58 11.5


Total 504 100.0


<b>Thanh Hạnh – Phong cách giao tiếp: </b>




Frequenc


y Percent Valid Percent


Cumulative
Percent
Valid Tu nhien, co thien


cam 400 79.4 90.3 90.3


Thieu tu nhien, xa


cach voi nhan vat 43 8.5 9.7 100.0


Total 443 87.9 100.0


Missing System 61 12.1



Total 504 100.0


<b>Thanh Hạnh – Xử lý tình huống: </b>


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Thong minh, nhay


ben 389 77.2 88.2 88.2


Thieu nhay ben 52 10.3 11.8 100.0


Total 441 87.5 100.0


Missing System 63 12.5


Total 504 100.0


<b>Thanh Hạnh – Trang phục: </b>




Frequenc


y Percent Valid Percent


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

Missing System 60 11.9


Total 504 100.0



<i><b>Câu 8: Hãy cho biết thái độ của cô (bác), anh (chị) đối với một số cách ứng xử của </b></i>


<b>người dẫn chương trình được liệt kê dưới đây. </b>


Người dẫn đặt câu
hỏi “sốc” buộc nhân


vật trả lời những
vấn đề nhạy cảm


Người dẫn bình
luận, đánh giá về


phần trả lời của
khách mời


Người dẫn cướp lời
nhân vật để hướng câu


chuyện trở về đúng
kịch bản, đúng chủ đề


Count % Count % Count %


Hoàn toàn chấp nhận


được 96 19.5% 92 18.7% 87 17.7%


Cũng có thể chấp



nhận được 180 36.6% 242 49.1% 189 38.5%
Không chấp nhận


được 127 25.8% 113 22.9% 109 22.2%


Hồn tồn khơng thể


chấp nhận được 89 18.1% 46 9.3% 106 21.6%
Total 492 100.0% 493 100.0% 491 100.0%


<i><b>Câu 9: Theo cô (bác), anh (chị), cách xưng hô của người dẫn với khách mời hiện nay </b></i>


<b>như thế nào? </b>




Frequenc


y Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Phu hop 428 84.9 86.5 86.5


Chua phu hop 67 13.3 13.5 100.0


Total 495 98.2 100.0


Missing System 9 1.8


Total 504 100.0



<i><b>Câu 10: Theo cơ (bác), anh (chị), người dẫn chương trình nên xưng hô như thế nào cho </b></i>


<i><b>phù hợp? </b></i>


Nen Khong nen Total
Xung ho theo vai ve, quan he xa


hoi 84 68.3% 39 31.7% 123 100%


Xung ho theo muc do tuoi tac <sub>136 </sub> 78.2


% 38 21.8% 174 100%
Tuy theo hoan canh ma chon


cach xung ho 332


94.9


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

 Câu 11: Theo cô (bác), anh (chị), đối với các đối tượng nhân vật khác nhau, người dẫn


<b>chương trình nên xưng hô như thế nào cho phù hợp với bối cảnh truyền hình? </b>
<b>Đối tượng là cán bộ lãnh đạo cao cấp: </b>




Frequenc


y Percent


Valid


Percent


Cumulative
Percent


Valid 169 33.5 33.5 33.5


Chuc vu, ong, ba 1 .2 .2 33.7


Dong chi, bac, co, chu 1 .2 .2 33.9


Goi ten, ong ba 1 .2 .2 34.1


Goi theo tuoc, vi, ham
truoc ten goi cua khach
moi


1 .2 .2 34.3


Ong, ba, chuc danh 1 .2 .2 34.5


Theo cap bac 3 .6 .6 35.1


Theo chuc vu 35 6.9 6.9 42.1


Theo chuc vu, hoc ham 1 .2 .2 42.3


Theo chuc vu, tuoi tac 1 .2 .2 42.5


Theo muc do tuoi tac 3 .6 .6 43.1



Theo vai ve, quan he xa


hoi 32 6.3 6.3 49.4


Toi- dong chi, bac 1 .2 .2 49.6


Toi- dong chi, chuc danh 1 .2 .2 49.8


Toi- ong, ba, chuc vu 1 .2 .2 50.0


Toi - dong chi 62 12.3 12.3 62.3


Toi - ngai 7 1.4 1.4 63.7


Toi - Ngai, ong, ba 1 .2 .2 63.9


Toi - ong (ba) 147 29.2 29.2 93.1


Toi - ong, ba, chuc danh 1 .2 .2 93.3
Toi, chau - anh, chi, chu,


bac 31 6.2 6.2 99.4


Toi, chau - anh, chi, chu,


bac, chuc vu 1 .2 .2 99.6


Tuy hoan canh va do tuoi 1 .2 .2 99.8
Voi nguoi nuoc ngoai:



Ngai- toi, VN: toi- ong ba 1 .2 .2 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>Đối tượng là tầng lớp trí thức: </b>




Frequenc


y Percent


Valid
Percent


Cumulative
Percent


Valid 183 36.3 36.3 36.3


Goi ten khach moi 2 .4 .4 36.7


Ong ba hoac chuc vu 1 .2 .2 36.9


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

Theo vai ve, quan he xa


hoi 20 4.0 4.0 56.9


Toi - anh (chi) 127 25.2 25.2 82.1



Toi - dong chi 12 2.4 2.4 84.5


Toi - ngai 1 .2 .2 84.7


Toi - ong (ba) 63 12.5 12.5 97.2


Tuy hoan canh 12 2.4 2.4 99.6


Tuy truong hop 2 .4 .4 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>Đối tượng là người dân lao động: </b>




Frequenc


y Percent


Valid
Percent


Cumulative
Percent


Valid 172 34.1 34.1 34.1


Binh dan than mat 1 .2 .2 34.3



Goi ten khach moi 5 1.0 1.0 35.3


Theo hoan canh 6 1.2 1.2 36.5


Theo muc do tuoi tac 194 38.5 38.5 75.0
Theo vai ve, quan he xa


hoi 3 .6 .6 75.6


Toi - anh (chi) 104 20.6 20.6 96.2


Toi - ban 5 1.0 1.0 97.2


Toi - ong (ba) 11 2.2 2.2 99.4


Tuy hoan canh 3 .6 .6 100.0


Total 504 100.0 100.0


<b>Đối tượng là học sinh - sinh viên: </b>




Frequenc


y Percent


Valid
Percent



Cumulative
Percent


Valid 175 34.7 34.7 34.7


anh, chi, ban, em 1 .2 .2 34.9


Goi ten khach moi 4 .8 .8 35.7


Minh - ban 1 .2 .2 35.9


Than mat 1 .2 .2 36.1


Theo quan he giao tiep 1 .2 .2 36.3


Theo quan he xa hoi 3 .6 .6 36.9


Theo tuoi tac 47 9.3 9.3 46.2


Toi- goi ten khach moi 1 .2 .2 46.4


Toi - anh (chi) 24 4.8 4.8 51.2


Toi - ban 180 35.7 35.7 86.9


Toi - em 47 9.3 9.3 96.2


Tuy hoan canh 15 3.0 3.0 99.2



Tuy hoan canh va do tuoi 1 .2 .2 99.4


Tuy theo tuoi 1 .2 .2 99.6


Xung ten cua minh - ban 2 .4 .4 100.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

Valid 269 53.4 53.4 53.4


Dong chi, chuc vu 1 .2 .2 53.6


Goi ten khach moi 3 .6 .6 54.2


Ong (ba), dong chi 1 .2 .2 54.4


Theo tuoi tac 62 12.3 12.3 66.7


Theo vai ve, quan he xa


hoi 5 1.0 1.0 67.7


Theo vi the cua khach


moi 1 .2 .2 67.9


Toi- anh (chi) 15 3.0 3.0 70.8


Toi- ban 20 4.0 4.0 74.8


Toi - anh (chi) 2 .4 .4 75.2



Toi - ban 3 .6 .6 75.8


Toi - ong (ba) 2 .4 .4 76.2


Tuy hoan canh 92 18.3 18.3 94.4


Tuy tinh huong 1 .2 .2 94.6


Tuy truong hop 26 5.2 5.2 99.8


Tuy tuoi tac 1 .2 .2 100.0


Total 504 100.0 100.0


<i><b>Câu 12: Theo cô (bác), anh (chị), các chủ đề được chọn trong những chương trính giao </b></i>


<b>lưu gặp gỡ hiện nay như thế nào? </b>


Frequency Percent


Valid
Percent


Cumulative
Percent


Valid Rat hap dan 38 7.5 7.8 7.8


kha hap dan 297 58.9 60.7 68.5



Binh thuong 139 27.6 28.4 96.9


Chua hap dan 15 3.0 3.1 100.0


Total 489 97.0 100.0


Missing System 15 3.0


Total 504 100.0


<i><b>Câu 13: Cơ (bác), anh (chị) có góp ý gì cho người dẫn chương trình giao lưu gặp gỡ </b></i>


<b>trên VTV hiện nay? </b>
<b>188/504 ý kiến (tóm lược): </b>


An mac cho phu hop, xung ho phu hop, nen noi cham va suc tich.
<i><b>Biet lang nghe nguoi tro chuyen va them phan di dom hai huoc. </b></i>
Bo xung them kien thuc xa hoi dan dat sang tao hon, phong cach moi


Bot kieu cach, gian di hon trong cach an mac. loi noi phai tao an tuong de gan
<i><b>Bot nhi nhanh trong an mac. </b></i>


Cach an mat, cach dat van de, cach dat cau hoi.


an an mac lich su, noi nang hoa nha, khong noi qua nhieu, xung ho dung truong hop.
Can biet cach khoi goi va dan dat cau chuyen hon.


Can co nhieu cau hoi thong minh giup khan gia hieu hon ve nhan vat.
Can co nhieu chuong trinh gianh cho HSSV.



</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

Can dat cau hoi sat y, vua voi kha nang nguoi tra loi, xung ho hop li, noi luu loat, vui ve, can
dua ra cau hoi ngan phu hop hon


Can giup khach moi ung xu tot hon


Can hoc hoi phong cach cua dong nghiep bo sung them kien thuc ve linh vuc khac
Can linh hoat trong cac tinh huong bat ngo


Can nang dong hon, can nhay ben tao phong cach


Can noi cham, du nghe ro rang, mach lac, an tranh nhung tu kho hieu


Can quan tam den doi tuong ma minh dang giao luu, coi mo hon voi nhan vat, khong nen dat
ra nhung cau hoi qua soc dieu do se lam cho nhan vat kho xu vi nhung van de te nhi


Can the hien phong cach tu nhien va than thien


Can ton trong, lang nghe y kien khach moi, ung xu kheo leo dem lai cam giac gan gui
Can tre hoa doi ngu MC


<i><b>Can tu nhien hon, neu co hai nguoi cung dan thi nen co su doi thoai voi nhau, khong nen </b></i>
<i><b>phan cong phan ai nay lo </b></i>


<i><b>Can ung xu linh hoat va nhay ben hon </b></i>


Chu y ve trang phuc, cach trang diem, bo sung kien thuc van hoa, tranh noi theo
Chu yeu la cai thien ve hinh thuc


Chuan bi can than hon, tranh noi vap noi sai



Chuong trinh giao luu hien nay kha hap dan, phu hop de nghi duy tri va phat trien hon nua
de chuong trinh thanh cong thi nguoi dan khong chi la nguoi neu noi dung ma con phai gay dc
su chu y va cuon hut nguoi xem vao noi dung do


Dieu chinh toc do noi, tao moi lien he giua khach moi va khan gia


<i><b>Doi khi noi dai dong,, can kiem loi nhung sat voi van de cho nguoi nghe de hieu va de nam </b></i>
<i><b>bat hon </b></i>


Dung co khoe nhung gi minh da biet hoac dac diem ve khach moi
Giao luu nhieu hon voi khach moi


Giong noi can luu loat truyen cam va de nghe


Hien nay co nhung chuong trinh rat hay nhu chuong trinh nguoi duong thoi, ben canh do con
mot so chuong trinh chua duoc tot


<i><b>Hien nay nguoi dan chuong trinh dung tu vang du nhan vat chua noi gi, khan gia chua </b></i>
<i><b>phan ung </b></i>


Hinh thuc dep thi cang tot nhung phai co kien thuc , thong minh va duyen dang
<i><b>Khi dan chuong trinh khong nen noi xin loi </b></i>


Khong duoc noi qua nhanh, khong nen hoi qua sau vao doi tu cua nhan vat, dac biet khong
duoc cuop loi cua nhan vat


Khong nen go bo, khong nen sua giong va dieu bo
MC can gan gui voi khan gia hon


Mong muon mang lai chuong trinh tot nhat cho khan gia, can co cach ung xu tu nhien va thoai


mai hon nua va tiep tuc phat huy nang luc cua minh


Mong ngay cang co nhung chuong trinh hap dan hon nua
Mot so nguoi dan chua that su coi mo than thien


<i><b>Mot so nguoi dan con noi qua nhanh, chua co su truyen cam, chua tao dc an tuong cho </b></i>
<i><b>khan gia </b></i>


Mot so nguoi moi vao nghe con chua quen voi cong viec, ho can co gang hoc hoi nhieu hon,
co su hieu biet hon ve chuong trinh cua minh va mot so chuong trinh khac de dan sau sac hon,
soi dong hon


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<i><b>Nen tang chat luong cua cau hoi </b></i>


Nen thuc hien nhung canh quay thuc te cuoc song cua nhan vat
Nen tim hieu sau ve van de minh dan, can co su coi mo hon nua


Ngoai mot vai nguoi noi dat, phan lon con lai rat guong gao, thieu tu nhien, nham chan
<i><b>Cac nu dan chuong trinh tre tuoi hien nay thuong qua dieu, dong tac thieu chuyen nghiep, </b></i>
<i><b>lam cho chuong trinh nham chan </b></i>


<i><b>Nguoi dan chuong trinh can hai huoc hon </b></i>


Nguoi dan chuong trinh nen xung ho co thai do than thien de cuoc noi chuyen them phan hap
dan va de tao cho nguoi xem co cam giac nhu dang tham gia truc tiep vao chuong trinh nay
<i><b>Nguoi dan chuong trinh phai hop voi noi dung chuong trinh do, co su doi moi khong duoc </b></i>
<i><b>lam dung qua vai tro cua minh </b></i>


<i><b>Nguoi dan con chua chuyen nghiep </b></i>



Nguoi dan hien nay kha hay, khong co gi e gop y. Tuy nhien, cach noi vua nghe la duoc
Nguoi dan hien nay kha tot tuy nhien 1 so can sap xep thoi gian dat cau hoi cho hop li tranh
tinh trang nguoi xem dang hao hung cua nhan vat thi ngat tra loi va ket thuc


Nguoi dan hoi gia


Nguoi dan khong nen tham qua, khong nen noi nhieu tao khong khi thoai mai cho nguoi cung
giao tiep


Nguoi dan nen to thai do dung dan, an mac lich su. doi voi nu nen mac ao dai. Ngoai ra nguoi
dan nen bieu hien cam xuc cua minh qua tung cuoc giao luu


<i><b>Nguoi dan phai kheo leo, ngat chuyen dung thoi diem hop li. </b></i>


<i><b>Nhieu nguoi dan chuong trinh nu co phong cach cu chi tuong tu nhau, giong nhau ve dieu </b></i>
<i><b>bo gay nen su nham chan </b></i>


Noi chung cac chuong trinh deu kha hap dan song can co nhung thay doi ve cach dan dat vao
cau chuyen, dinh ki may so thi sang tao mot cai gi moi me de chuong trinh hap dan hon
Noi chung nguoi dan da gay duoc thien cam voi nguoi xem, tao cam giac thoai mai voi khach
moi


Noi chung tat ca nhung nguoi dan hien nay deu hay, tuy nhien mot so phai thay doi cach noi,
Khong nen noi nhanh qua de nguoi nghe co the nghe va hieu duoc. trang phuc khong nhat thiet
phai la ao dai.


Noi dung can hay hon va thuc te hon


Phai hieu nguoi ma ho phai giao luu tu do co cau hoi dung voi tam li va hoan canh



<i><b>Phai tao su gan gui than mat hon nua trong cac cuoc giao luu. Biet dan dat van de nhung </b></i>
<i><b>phai dung di, tranh sao rong. </b></i>


Phat huy them nhung chuong trinh hay hon dac sac hon
<i><b>Phong cach cua nhieu nguoi dan giong nhau </b></i>


So chuong trinh con it, pham vi chu de con hep, nguoi dan co uy tin con it
Tang noi dung ve chat va luong cua buoi phong van


Tang noi dung, chat luong cac buoi giao luu


Tao them nhieu chuong trinh giao luu gap go cho nhieu doi tuong


<i><b>Toi chi xem chuong trinh Nguoi duong thoi nen thay cach giao tiep cua nguoi dan rat </b></i>
<i><b>thong minh linh hoat tu nhien khien toi bat ngo. </b></i>


<i><b>Trang phuc can hop voi lua tuoi va chu de giao luu </b></i>


</div>

<!--links-->
Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử
  • 145
  • 1
  • 3
  • ×