Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTRONICS ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.14 KB, 21 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTRONICS ĐỐNG
ĐA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viettronics Đống
Đa
1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa được thành đã được thành lập theo
Quyết định số 3861 QĐ/BCN của Bộ Công nghiệp ngày 24/11/2005. Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số: 0103013134 ngày 13 tháng 07
năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, và thay đổi lần
thứ ba vào ngày 25/9/2007.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
Tên giao dịch: VIETTRONICS DONG DA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIETTRONICS DONG DA
Địa chỉ trụ sở chính: 56 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: +844-3834 4300 Fax : +844 – 38359201
Email :
Webside: www.viettronics.com.vn
Ngày 29/10/1970, Phòng nghiên cứu điện tử ra đời trực thuộc Bộ cơ khí và
Luyện kim, với nhiệm vụ là nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dùng và
sản xuất một số linh kiện điện tử. Số lượng lao động lúc đó có 7 người, sản xuất
mang tính đơn chiếc và thử nghiệm.
Ngày 30/4/1082, Bộ ra quyết định số 94/CL-TCQL của Bộ trưởng Bộ Cơ khí và
Luyện kim chính thức chuyển phòng nghiên cứu điện tử thành Xí nghiệp điện tử
thuộc Liên hiệp điện tử Việt Nam, chuyên lắp ráp đồ điện tử dân dụng, lấy tên là
Xí nghiệp sủa chữa và chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp (gọi tắt là xí nghiệp
Viettronics Đống Đa). Về cơ bản, Xí nghiệp là doanh nghiệp quốc doanh hoạt động
dưới sự bao cấp của Nhà Nước.
Sau Nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng quy định về việc đánh giá
lại doanh nghiệp, thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà Nước. Ngày 13/12/1992
Bộ công nghiệp đã ra quyết định 61 QĐ/CNNG đổi tên Xí nghiệp Viettronics Đống


Đa thành Công ty Điện tử Đống Đa. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho công ty
phát triển sản xuất, sản lượng và doanh thu tăng. Với thành tựu đạt được, ngày
30/04/1995 Công ty đã vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 do Nhà
Nước phong tặng.
Ngày 14/11/1995: Sáp nhập Xí nghiệp sửa chữa và bảo hành Điện tử dân dụng
(SBI) vào Công ty Điện tử Đống Đa
Ngày 01/11/2003: Sáp nhập Công ty Điện tử công trình (VNC) với Công ty Điện
tử Đống Đa.
Theo chủ trương Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước, công ty Cổ phần
Viettronics Đống Đa đã được thành lập theo Quyết định số 3861 QĐ/BCN của Bộ
công nghiệp ngày 24/11/2005. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số:
0103013134 ngày 13 tháng 07 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp, và thay đổi lần thứ ba vào ngày 25/9/2007.
1.1.2 Quá trình tăng trưởng và phát triển
Trải qua chặng đường 39 năm cùng với nhiều biến động của nền kinh tế Việt
Nam. Từ những năm 1970 khi còn là phòng nghiên cứu điện tử trực thuộc Bộ Cơ
khí và Luyện kim, cho đến thời điểm hôm nay, công ty Cổ phần Viettronics Đống
Đa đã đạt được những thành tựu sau
Viettronics Đống Đa ngày nay:
- Nằm trên con đường đẹp nhất Việt Nam, đường Nguyễn Chí Thanh
- Chiếm diện tích đất 13.500 m2
- Có khoảng 10.000 m2 nhà văn phòng và xưởng
- Có mạng lưới bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng trên phạm vi toàn
quốc, bao gồm 19 trung tâm, cửa hàng và đại lý
- Có 2 Công ty thành viên
+ Công ty THNH một thành viên công trình Viettronics
+ Công ty TNHH một thành viên Viettronics MEDDA
Các thành tựu đạt được qua các thời kỳ
Từ năm 1993-2003: Hợp tác với Công ty Điện tử Daewoo- Hàn quốc, thành lập
Công ty liên doanh TNHH nhựa Daewoo- Viettronics (gọi tắt là DVC), giấy phép

kinh doanh số 523/GP ngày 29/1/1993 do Ủy ban hợp tác và Đầu tư Nhà Nước
cấp. Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm nhựa phục vụ cho các sản phẩm
điện, điện tử cũng như các sản phẩm nhựa khác.
Năm 2003: Được phê duyệt các dự án:
- Chế tạo các Module, chương trình điều khiển thông minh phục vụ sản xuất máy
điện tim, máy siêu âm chẩn đoán dùng trong y tế với tổng số vốn đầu tư 71 tỷ,
được Bộ Công nghiệp phê duyệt ngày 5/11/2003
- Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất thiết bị điện tử cho nghành y tế
với tổng số vốn đầu tư 35 tỷ, được tổng Công ty điện tử và tin học Việt Nam phê
duyệt ngày 4/11/2003
Năm 2000 Công ty Điện tử Đống Đa được làm đại diện độc quyền của các hãng
lớn có uy tín trên thị trường thế giới như tập đoàn Respironics- Mỹ(sản phẩm máy
thở nhân tạo), hãng Pasamont CO.ltd Nhật Bản (sản phẩm giường cấp cứu cao
cấp). Công ty cũng mở rộng sản xuất thêm nhiều chủng loại hàng như nồi hấp tiệt
trùng 50L, 20L, tủ sấy 160L
• Công ty hợp tác liên doanh thương mại với các hãng cung cấp sản phẩm điện
lạnh có uy tín lớn ngoài nước như: Toshiba, Mitsubishi, Sanyo
Biểu 1.1 Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2008
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn vị:VNĐ
Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. Tài sản
I. Tài sản ngắn hạn 105.413.352.589 112.630.923.660
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 8.771.689.088 15.623.397.213
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 62.386.059.754 49.542.443.490
4. Hàng tồn kho 140 30.900.470.150 45.406.225.062
5. Tài sản ngắn hạn khác 150 3.355.133.597 2.058.857.895
II. Tài sản dài hạn 200 18.349.157.164 31.151.392.387

1. Các khoản phải thu dài hạn 210 1.533.541.310 1.491.178.546
2. Tài sản cố định 220 13.894.752.109 25.117.525.099
Trong đó- Tài sản cố địn hữu hình 221 10.579.208.063 9.857.569.565
- Tài sản cố định vô hìn 227 12.332.192
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 3.303.211.854 15.259.955.534
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 2.178.595.536 4.156.678.809
4. Tài sản dài hạn khác 260 742.268.209 386.009.933
Tổng cộng tài sản 123.762.509.753 143.782.316.047
B. NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả 300 97.914.233.160 113.792.669.043
1. Nợ ngắn hạn 310 97.207.493.160 113.136.629.043
2. Nợ dài hạn 330 706.740.000 656.040.000
II Vốn chủ sở hữu 400 25.848.276.593 29.989.647.004
1. Vốn chủ sở hữu 410 23.025.214.742 15.507.009.635
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 18.894.523.167 22.000.000.000
- Quỹ đầu tư phát triển 417 83.677.787 1.077.284.915
- Quỹ dự phòng tài chính 418 48.973.693 98.131.463
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 3.998.040.095 (7.668.406.743)
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 2.823.061.851 14.482.637.369
- Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 (232.325.149) (320.249.631)
- Nguồn kinh phí 432 3.055.387.000 14.802.887.000
Tổng cộng nguồn vốn 123.762.509.753 143.782.316.047
Nguồn: phòng TC-KT Từ bảng cân đối kế toán năm 2008 ta có một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:
Biểu 1.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu Đvị Số cuối năm Số đầu năm
1. Cơ cấu tài sản
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 21,67% 14,83%
- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 78,33% 85,17%
2. Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 79,14% 79,11%

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 20,86% 20,89%
3. Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,1 0,1
- Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,0 1,1
4. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % -9,07% 4,13%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) % -5,73% 2,9887%
Tỷsuất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) % -27,4667% 14,32%
Qua một số chỉ tiêu tiêu biểu trên Bảng Cân đối kế toán, có nhận xét về tình
hình tài chính của Công ty hiện nay như sau:
- Tình hình tài chính của Công ty hiện nay rất khó khăn. Lợi nhuận sau thuế bị
âm kéo theo các tỷ suất lợi nhuận đều bị âm. Nguyên nhân chung là do sự khó
khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưg nguyên nhân cụ thể tại Công ty là sự lưu thông
hàng hóa không được tốt, hàng hóa ứ đọng với một lượng lớn, lượng hàng tồn kho
quá lớn (chiếm 31.57% tổng Tài sản) ảnh hưởng lớn đến doanh thu của năm 2008
- Năm 2008 cơ cấu tài sản của Công ty có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng tài sản
dài hạn/Tổng tài sản tăng lên, nguyên nhân của sự tăng này không phải do Công ty
đầu tư vào TSCĐ mà là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng, các dự án trong
năm 2008 chủ yếu được kết chuyển từ năm 2007 vẫn chưa hoàn thành, chi phí bỏ
ra nhiều nhưng chưa thu được doanh thu.
- Cơ cấu nguồn vốn giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu không biến động
nhiều, nhưng đây không phải là biểu hiện tích cực bởi nợ phải trả năm 2008 so với
năm 2007 tăng lên từ 97,207 tỷ lên đến 113,792 tỷ (chiếm 16,22%) ,hầu hết nợ
phải trả là do Công ty đi vay để tiếp tục thực hiện các dự án. Nợ phải trả quá cao
có thể dẫn đến mất tự chủ về tài chính và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài
chính để trả cả gốc là lãi vay khi đến hạn. Vốn chủ sở hữu tăng lên do đầu tư của
chủ sở hữu tăng từ 18.894 tỷ lên đến 22.000 tỷ nhưng mà lợi nhuận chưa phân phối
giảm mạnh từ 3,899 tỷ xuống âm 7,668 tỷ cũng nhờ có nguồn kinh phí được bổ
sung nhiều cho nên mới cân bằng được cơ cấu nguồn vốn giữa nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh thấp, điều này có thể dẫn đến nguy cơ
không đủ khả năng thanh toán bằng tiền mặt khi khách hàng yêu cầu. Nhưng toàn
bộ tài sản ngắn hạn vẫn có thể chi trả được cho nợ phải trả, cho nên khả năng thanh
toán của Công ty vẫn chưa đến mức đáng lo ngại. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài
sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty.
Tóm lại, nhìn chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Viettronics Đống
Đa trong năm 2008 là cực kì khó khăn, khó khăn về mọi mặt. Công ty cần phải
vạch ra chiến lược kinh doanh mới nhằm ổn định lại tình hình tài chính, giảm tối
đa lượng hàng tồn kho,thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án, giảm các khoản
chi phí không cần thiết, tăng cường tiết kiệm….
Sau đây là trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Viettronics Đống Đa qua các năm:
Biểu 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
1.Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 87.842.948.544 82.636.165.279 79.599.920.779
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 312.981.053
3. Doanh thu thuần 87.842.948.544 82.636.165.279 79.286.939.726
4. Giá vốn hàng bán 86.376.714.817 75.030.428.038 69.934.506.837
5. Lợi nhuận gộp 1.466.233.727 7.605.737.241 9.352.432.889
6. Doanh thu hoạt động tài chính 729.598.325 1.659.276.677 1.770.658.194
7. Chi phí hoạt động tài chính 4.018.567.136 1.439.336.564 224.773.304
8. Chi phí bán hàng 59.275.002 (125.730.172) 2.440.883.142
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.348.691.714 4.563.722.584 7.872.618.051
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (8.230.701.800) 3.387.684.942 584.816.586
11. Thu nhập khác 463.437.454 146.343.658 123.567.780
12. Chi phí khác 198.598.878 121.411.049 98.700.560
13. Lợi nhuận khác 264.838.576 24.932.609 24.866.220
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (7.965.863.224) 3.412.617.551 609.682.806
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - -

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (7.965.863.224) 3.412.617.551 609.682.806
Nguồn: Phòng TC -KT
1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ
phần Viettronics Đống Đa
1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý
Xuất phát từ tình hình và đặc điểm kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty
được phân theo mô hình quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới, từ Công ty mẹ đến
các Công ty thành viên. Có thể khẳng định được rằng mô hình bộ máy quản lý của
Công ty hết sức khoa học, chặt chẽ từ trên xuống dưới, phân chia rõ ràng, cụ thể
nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phòng ban.
Trung tâm giải pháp công nghệ Vettronics
Công ty TNHH một thành viên Viettronics Medda
Xưởng thiết bị điện tử
Phòng
KH - XNK
Phòng
TC - KT
Văn phòng
Công ty
Giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng
Quản trị
Ban kiểm tra
Công ty TNHH một thành viên chương trình Viettronics
Xí nghiệp
Cơ - Điện tử
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa


×