Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và một số yếu tố liên quan tại xã lạc vệ, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TÂM

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ LẠC VỆ,
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TÂM

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ LẠC VỆ,
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI, 2018




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo, thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cám ơn tới Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô giáo
trường Đại học Y tế Công cộng đã trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, học viên xin bày tỏ lịng kính trọng tới TS Nguyễn
Thanh Bình và TS Dương Minh Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học và truyền đạt
cho tơi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn. Tơi cũng xin cám ơn ThS Nguyễn Thị Nga, người bạn và cũng
là giáo viên của Nhà trường đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tơi hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh,
Trung tâm y tế huyện Tiên Du, Trạm y tế xã Lạc Vệ đã tạo mọi điều kiện và giúp
đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu tại địa
phương.
Cuối cùng tôi luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên, hết lòng giúp đỡ của gia
đình, bạn bè cho tơi thêm nghị lực để hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................4
1.2. Thực trạng trầm cảm sau sinh ............................................................................9
1.4. Các thang đo đánh giá trầm cảm sau sinh ........................................................18
1.5. Khung lý thuyết................................................................................................ 21
1.6.

Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................24

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................26
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................................26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................27
2.6. Các biến số/chủ đề nghiên cứu: .......................................................................30
2.7. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ........................30
2.8. Quản lý và phân tích số liệu .............................................................................31
2.9. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................33


iii

3.2. Thực trạng trầm cảm sau sinh của các bà mẹ ..................................................34
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh của các bà mẹ ........41

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 52
4.1. Thực trạng PNSS có dấu hiệu trầm cảm của mẫu nghiên cứu ........................52
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng TCSS .................................................53
4.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân, sức khỏe của mẹ và TCSS ....................54
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
Phụ Lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ..................................................... 69
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 70
Phụ lục 3: PHIẾU TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ..................................................... 83
Phụ lục 4: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU .......................... 86
HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU PHỤ NỮ SAU SINH ................................... 88
Phụ lục 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG.......................................... 91


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

EPDS


Endinburgh Postnatal Depression Scale
(Thang đo trầm cảm phụ nữ sau sinh Edinburgh)

PDSS

The Postpartum Depression Screening Scale
(Thang đo trầm cảm phụ nữ sau sinh của Beck)

PNSS

Phụ nữ sau sinh

PV

Phỏng vấn

RLTC

Rối loạn trầm cảm

TC

Trầm cảm

TCSS

Trầm cảm sau sinh

WHO


World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................33
Bảng 3.2: Mô tả chi tiết điểm các câu trả lời theo thang đo EPDS ...........................34
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và đặc điểm nhân khẩu học của mẹ
...................................................................................................................................41
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và tình trạng hộ gia đình .............41
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh tật
của người mẹ .............................................................................................................42
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và yếu tố thuộc nhóm sức khỏe của
trẻ ...............................................................................................................................45
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và yếu tố chăm sóc giai đoạn sau
sinh ............................................................................................................................46
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và các yếu tố thuộc sự hỗ trợ của
gia đình và xã hội ......................................................................................................47
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và yếu tố sự hỗ trợ bà mẹ nhận
được ...........................................................................................................................49


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ TCSS theo tháng tuổi của trẻ ......................................................39
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ TCSS theo số con của bà mẹ .......................................................40

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ PNSS có dấu hiệu trầm cảm trong mẫu nghiên cứu....................40


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu
gây ra tàn tật trên toàn thế giới, khoảng 45-70% những người tự sát có rối loạn trầm
cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trầm
cảm sau sinh (TCSS) có nhiều hậu quả tiêu cực đối với không chỉ người mẹ mà cịn
cho trẻ sơ sinh và gia đình. Gần đây tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về chủ
đề này, tuy nhiên nghiên cứu về TCSS ở vùng nông thơn cịn rất hạn chế. Vì vậy,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm: 1/ Mô tả thực trạng phụ nữ sau sinh có dấu
hiệu trầm cảm và 2/ Xác định một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh tại xã Lạc
Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2018.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, chọn mẫu tồn bộ 202 bà mẹ có con
trong giai đoạn 1-6 tháng tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng
3/2018 có hộ khẩu thường trú tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du tham gia vào nghiên
cứu. Các thông tin được thu thập thông qua bộ câu hỏi định lượng và phỏng vấn
sâu. Tình trạng TCSS được đánh giá qua thang đo Endinburgh Postnatal Depression
Scale (EPDS). Số liệu được nhập bằng Epidata và phân tích bằng phần mềm SPSS.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ sau sinh có dấu hiệu trầm cảm
trong cộng đồng là 10,2%, chỉ số EPDS trung bình là 8,9 ± 5,9 điểm. Các yếu tố
được tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới tình trạng TCSS gồm: tính
chất nghề nghiệp khơng ổn định của mẹ (OR=5, p<0,05), bé hay ốm đau (OR=4,6,
p<0,05), bé quấy khóc (OR=6,5, p<0,05), khó khăn khi cho bé ăn, ngủ (OR=2,7,
p<0,05), mẹ mất ngủ sau sinh (OR=3,7, p<0,05), mâu thuẫn, bất đồng quan điểm
trong gia đình (OR=3, p<0,05), quan hệ vợ chồng khơng tốt (OR=3,3, p<0,05),
quan hệ với bố mẹ chồng không tốt (OR=2,9, p<0,05), sự hỗ trợ, chia sẻ của chồng
(OR=3,2, p<0,05), hỗ trợ chia sẻ cảm xúc (OR=2,7, p<0,05).

Từ đó, nghiên cứu khuyến nghị: cần có những chương trình, hoạt động cải
thiện thực trạng TCSS trên địa bàn, tập trung vào những nhóm phụ nữ có các đặc
điểm: tính chất nghề nghiệp không ổn định, kinh tế phụ thuộc vào gia đình, bị áp
lực giới tính, em bé hay ốm, khơng nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, chồng.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG) trầm cảm (TC) là nguyên
nhân hàng đầu gây ra tàn tật trên tồn thế giới, có đến 3-5% dân số thế giới có rối
loạn trầm cảm rõ rệt [18]. Khoảng 45-70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm
và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát. Mỗi năm căn bệnh này cướp đi
850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ 2 trong số
những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh nhưng chỉ có 25%
số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp [6].
Trầm cảm xảy ra và ảnh hưởng mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Các
yếu tố có thể dẫn tới tỷ lệ trầm cảm tăng cao như mất người thân, mất việc, bị lạm
dụng. Theo báo cáo của TCYTTG năm 2008, trong khi trầm cảm xảy ra ở cả nam
và nữ, thì gánh nặng trầm cảm ở nữ giới cao gấp hai lần so với nam giới (WHO,
2008), đặc biệt là nữ giới trong giai đoạn mang thai và sinh con. Việc làm mẹ gây ra
nhiều thay đổi đột xuất và được coi là một biến cố gây stress phổ biến trong cuộc
đời người phụ nữ. Trong những năm gần đây, stress ở giai đoạn sau sinh hay còn
gọi là bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có xu hướng tăng nhanh. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh khá cao, từ 10-30% [7, 31, 45]. Ngoài ra,
trầm cảm sau sinh (TCSS) có nhiều hậu quả tiêu cực đối với khơng chỉ người mẹ
mà cịn cho trẻ sơ sinh và gia đình. Một trong những hậu quả trầm trọng và đáng lo
ngại nhất của trầm cảm là tự tử. Người mẹ có thể xuất hiện những ý nghĩ, hành vi tự
sát, hủy hoại bản thân mình và nguy hiểm hơn nữa là hủy hoại chính đứa con mình
đã sinh ra [10, 30].

Trầm cảm sau sinh đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, đặc biệt ở các nước
phương Tây. Tại Việt Nam, dù đã được quan tâm, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên
cứu về TCSS. Một nghiên cứu ở bệnh viện Hùng Vương cho thấy TCSS chiếm tỷ lệ
40%. Các nghiên cứu về TCSS còn nhiều hạn chế về quy mô và đối tượng do
thường chỉ tập trung vào một nhóm nhất định như sản phụ trong bệnh viện, có con
gửi dưỡng nhi, thai kỳ có nguy cơ cao, người hay đến khám...[10, 11, 15]. Ngoài
các nghiên cứu trong bệnh viện thì thời gian gần đây hai nghiên cứu tại khu vực đô


2
thị cho tỷ lệ TCSS là 28,3% tại Hà Đông, Hà Nội năm 2013 [14] và 30,2% tại Đống
Đa, Hà Nội năm 2016 [7]. Điều này cho thấy tỷ lệ TCSS khá cao ở các phụ nữ tại
khu vực đô thị. Các nghiên cứu trầm cảm sau sinh tại khu vực nông thôn chưa được
quan tâm. Câu hỏi đặt ra: tỷ lệ trầm cảm sau sinh của phụ nữ vùng nông thôn là bao
nhiêu? Các yếu tố liên quan đến trầm cảm của phụ nữ sau sinh tại vùng nông thơn là
gì? Từ đó có sự quan tâm đúng mức trong các gia đình, cộng đồng và xã hội.
Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 108 km2 và dân số 124.396 nghìn
dân (2015) là một huyện với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng. Lạc Vệ
là một xã có diện tích lớn nhất huyện Tiên Du, với 2 khu cơng nghiệp vừa và nhỏ
đóng trên địa bàn xã, đã thu hút một lượng lớn người nhập cư tại xã. Hàng năm, gần
500 đứa trẻ được sinh ra và được Trạm y tế quản lý. Các chương trình chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại địa phương chủ yếu là cung cấp biện pháp tránh thai và quản lý
thai nghén trên sổ sách, chưa quan tâm tới tư vấn, phát hiện và điều trị các vấn đề
sức khỏe tâm thần nói chung và tình trạng TCSS nói riêng [17]. Với mong muốn
góp phần nâng cao hiểu biết về rối loạn trầm cảm sau sinh, phát hiện sớm và điều trị
kịp thời cho người bệnh, giảm rủi ro cho gia đình và gánh nặng cho ngành y tế, bên
cạnh đó cịn nhằm nâng cao sức khỏe cho cộng đồng chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu: Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và một số yếu tố liên quan tại xã
Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại xã Lạc
Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.

.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện ở khí sắc trầm tức là có
trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán trường, u uất, kéo dài ít nhất hai tuần lễ hay lâu
hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
Người bị trầm cảm cảm thấy mất hứng thú đối với những cơng việc đã từng mang
lại niềm vui thích cho bản thân, cảm thấy tuyệt vọng, có tội lỗi, cảm thấy bi quan,
vơ tích sự, thiếu tự chủ và đặc biệt là làm cho con người cảm thấy cuộc sống như
khơng đáng sống,... Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, ở mỗi
đối tượng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau [8, 51].
1.1.2. Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về
tinh thần lẫn thể chất, xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản. Triệu
chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh, có thể xảy ra sau
bất cứ lần sinh nào, khơng chỉ có ở đứa con đầu, có thể tự giảm dần trong một

khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài.
Trầm cảm sau sinh xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu sau sinh, có thế kéo dài
đến tháng thứ 12 sau sinh nếu khơng được chẩn đốn và điều trị. TCSS biểu hiện
bằng tính khí bất ổn, thường xấu đi vào buổi chiều, đặc trưng bởi sự chán nản, cảm
giác bất lực và lo âu về khả năng chăm sóc con của mình, các bà mẹ thường lo
lắng, kích thích và hay than phiền đau đầu, đau bụng, khó tiêu, ớn lạnh… tự
trách bản thân mình và đơi khi muốn tự tử. TCSS có thể gặp ở mọi phụ nữ (70%
người bị TCSS khơng có tiền sử bệnh lý tâm thần nào) [41].
Trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ hoặc ở mức độ nguy hiểm như có
ý tưởng muốn tự sát hoặc những hành động làm chết chính con mình. Trầm cảm
sau sinh dễ làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an tồn, và nếu khơng
điều trị, các triệu chứng có thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả năm [5].


5
1.1.3. Các triệu chứng, các mức độ trầm cảm và trầm cảm sau sinh
1.1.3.1. Triệu chứng và mức độ trầm cảm
Quan điểm mới nhất về trầm cảm theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10
(ICD 10) về các rối loạn tâm thần và hành vi, trầm cảm là một hội chứng bệnh
lý của cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi [2]:
Các triệu chứng chính
Khí sắc trầm: Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh
mắt chậm chạp, lơ đãng
Giảm hoặc mất mọi quan tâm thích thú.
Người mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một
cố gắng nhỏ.
Các triệu chứng phổ biến khác
- Giảm sút sự tập trung và chú ý.
- Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin.
- Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

- Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm và bi quan.
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Ăn ít ngon miệng.
Các triệu chứng sinh học của trầm cảm như: sút cân (5% trọng lượng cơ thể
trong vòng 4 tuần), giảm dục năng, ít ngủ, thức dậy sớm, sững sờ.
Dựa vào các triệu chứng trên TC có thể chia thành 3 mức độ [2]:
Mức độ nhẹ (F32-ICD 10): phải có ít nhất 2/3 triệu chứng chính cộng thêm
2/7 triệu chứng phổ biển khác. Chưa có nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã
hội và nghề nghiệp.
Mức độ trung bình (F32.1 – ICD10): phải có ít nhất 2/3 triệu chứng chính
cộng thêm 3/7 triệu chứng phổ biến khác. Có nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia
đình, xã hội và nghề nghiệp.


6
Mức độ nặng (F32.2 – ICD10): phải có 3/3 triệu chứng chính cộng thếm
4/7 triệu chứng phổ biến khác. Ít có khả năng tiếp tục cơng việc gia đình, xã hội và
nghề nghiệp. Có triệu chứng sinh học của trầm cảm.
Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần
liên tục. Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất
trong việc chẩn đoán. Những biểu hiện của TC cũng thay đổi hình thái và mức độ
theo sự phát triển của từng đối tượng nhất định và phản ứng riêng biệt của từng
người. Ở phụ nữ sau sinh triệu chứng thường có những điểm riêng biệt nổi bật là
các biểu hiện khí sắc trầm, ln cảm thấy buồn chán, có ý nghĩ hủy hoại và các
hành vi kích động. Ngồi ra biểu hiện trầm cảm cịn mang sắc thái của văn hóa xã
hội, truyền thống gia đình họ tộc, lối sống của mọi người trong gia đình.
1.1.3.2. Triệu chứng và phân loại trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có các triệu chứng điển hình sau:
Cảm giác buồn bã: sau khi sinh, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi và tâm

trạng thường xuyên buồn bã, trải qua giai đoạn cơn buồn thoáng qua. Cùng với cảm
giác buồn bã, khóc và mau nước mắt cũng là những dấu hiệu khác của chứng trầm
cảm sau sinh. Sản phụ sẽ dễ có những cảm giác khơng vui vẻ, muốn khóc nhưng
khơng thể khóc trong hầu hết thời gian. Hoặc có khi bùng nổ cảm xúc vì những
chuyện nhỏ nhặt. Nếu cảm giác buồn bã này kéo dài và không biến mất sau một
hoặc hai tuần sau sinh thì có khả năng là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh [21,
50].
Mệt mỏi, mất ngủ và các triệu chứng khó ngủ khác: Trẻ sơ sinh có khả
năng phá vỡ đồng hồ sinh học bình thường và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt
sức. Mệt mỏi quá mức là dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc những vấn đề về thể
chất, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của chứng TC. Mất ngủ, khó ngủ và cảm giác
buồn ngủ kéo dài cũng là những triệu chứng của TCSS [3].
Biếng ăn/tăng cân: Chán ăn có thể là một triệu chứng TCSS. Một số phụ nữ
có xu hướng ăn nhiều khi gặp TC. Nếu người mẹ tăng hoặc giảm cân thì đó có thể
là dấu hiệu của chứng TCSS (ngoại trừ việc giảm cân bình thường sau sinh) [3].


7
Giảm ham muốn tình dục: Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng giảm ham
muốn sau sinh. Đây khơng phải là điều đáng lo ngại, nhưng nếu kết hợp cùng với
các triệu chứng khác thì có thể là chỉ báo của chứng TCSS [3].
Tự làm tổn thương bản thân và con: Xu hướng tự làm tổn thương bản thân
và con là triệu chứng nguy hiểm nhất của hội chứng TCSS. Người bị trầm cảm sau
sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử, một số người ln có cảm giác bị hại nên tìm cách
trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách
trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân
khác trong gia đình cũng vậy, bà mẹ có thể mang dao đâm người thân chỉ vì hoang
tưởng bị hại [3, 16].
1.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của trầm cảm sau sinh
1.1.4.1. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh:

Trầm cảm sau sinh gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trên những phụ nữ có
các đặc điểm và hồn cảnh cũng khác nhau. TCSS có các nguyên nhân sau:
Các nguyên nhân sinh học-di truyền: Việc thay đổi các hooc-môn sinh dục
(estrogen và progesterol) sau khi sinh tác động vào cơ chế điều hòa cảm xúc làm
tăng cảm giác mệt mỏi, buồn chán. Việc sụt giảm trọng lượng kèm với việc
chảy máu khi sinh làm ảnh hưởng tới hệ tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, việc
căng thẳng và đau đớn khi sinh làm tăng adrenalin- một chất hóa học trong máu
làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài ra, gia đình hoặc bản thân
người mẹ bị mắc trầm cảm hoặc những rối loạn cảm xúc hay bản thân người mẹ
mắc trầm cảm trong q trình mang thai nhưng khơng được tư vấn và điều trị
kịp thời cũng là nguyên nhân gây TCSS [10, 13].
Các nguyên nhân do tâm lý- xã hội: Mâu thuẫn trong các mối quan hệ
gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng, việc quá lo lắng trong việc chăm sóc
con cái (đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, mang thai quá sớm), sinh
khó/con mắc bệnh, thiếu sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con cái, chăm sóc khi con
ốm, tự mình chăm sóc con ban đêm (đặc biệt với trẻ hay khóc đêm) là những
nguyên nhân gây TCSS [10, 13].


8
Ngồi các ngun nhân trên, giới tính trẻ hay mâu thuẫn gia đình cũng là
yếu tố nguy cơ của căn bệnh TCSS. Cụ thể, các mâu thuẫn gia đình khơng được
giải quyết triệt để, phụ nữ không được sự cảm thơng của chồng và gia đình dễ dẫn
đến TCSS. Vấn đề giới tính của trẻ cũng là một nguyên nhân khiến phụ nữ mắc
TCSS. Do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi
nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính khơng mong muốn, người phụ nữ dễ
có tâm lý chán nản, buồn bã… Hay nhiều trường hợp khác các bà mẹ mẹ sinh ra
đứa con do khơng có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc
con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người
phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm. Một số trường hợp khác, nhiều bà mẹ cảm thấy

căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng
thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân [10, 13].
1.1.4.2. Hậu quả của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm góp phần khơng nhỏ vào gánh nặng bệnh tật tồn cầu và ảnh
hưởng đến mọi người khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, người ta ước tính có
khoảng 350 triệu người mắc phải những triệu chứng TC và ước chừng 1 triệu
người tự tử mỗi năm do chứng bệnh này [4, 50]. Bảng khảo sát sức khỏe tâm thần
thế giới thực hiện ở 17 quốc gia cho thấy rằng trung bình cứ 20 người thì có 01
người đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm vừa rồi. Các rối loạn TC
thường bắt đầu ở giai đoạn tuổi trẻ, chúng làm suy giảm các hoạt động chức năng
của chúng ta và thường xuất hiện lặp đi, lặp lại. Vì những lý do đó trầm cảm là
nguyên nhân hàng đấu thế giới làm mất khả năng hoạt động của con người. Theo
WHO dự báo, đến năm 2020 TC sẽ đứng thứ 2 về gánh nặng bệnh lý của nhân loại
sau bệnh tim mạch [13]. Và điều đáng lo ngại nhất của bệnh này là tự tử, có
khoảng 15-20% bệnh nhân TC có ý định tự tử và cứ một người tự tử do TC thì có
hơn 20 người khác đang cố gắng kết thúc cuộc sống của mình [16].
Tại Việt Nam, những năm gần đây TC được biết đến như một căn bệnh tồn
cầu, nó được nhắc đến là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây gánh
nặng bệnh tật và tử vong trong nhóm các bệnh khơng lây nhiễm thông qua báo cáo
tổng quan chung của ngành y tế Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm


9
2030, TC sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở nước ta. Tỷ
lệ mắc TC ở một giai đoạn nào đó trong năm là 5,8% nam và 9,5% ở nữ giới.
Trầm cảm được đặc biệt chú ý ở giai đoạn phụ nữ sau sinh, trong 10 bà mẹ sau
sinh thì có khoảng 1 đến 2 người bị trầm cảm [1].
Tương tự như trầm cảm, trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến
bản thân mà còn ảnh hưởng đến con cái, người thân trong gia đình.
Ảnh hưởng đến mẹ: Tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người

mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, với các biểu hiện như ln cho
rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo, buồn rầu và hay khóc vơ cớ, mất định
hướng về không gian và thời gian, không làm chủ được bản thân, có những lời
nói hay hành vi thơ bạo, xúc phạm tới người xung quanh. Thậm chí, nhiều người
mẹ cịn khơng quan tâm tới con của mình, bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại
con hoặc tự sát. Bên cạnh đó, việc trầm cảm kéo dài làm rối loạn hệ thống nội tiết
cho cơ thể, có thể khiến cho người mẹ mất sữa, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ cao
về các chứng bệnh tim mạch và tiêu hóa [3, 5].
Ảnh hưởng đến con: Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng TC sẽ chịu nhiều tác động
không tốt cho sự phát triển tinh thần và trí tuệ như: Trẻ có xu hướng có những cảm
xúc và hành vi bất thường như dễ bị kích động, khó kiểm sốt cảm xúc, dễ nổi
cáu, tăng động, trẻ chậm trong việc phát triển nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn
những trẻ khác, khó khăn trong học tập, hạn chế kỹ năng về toán học, chỉ số IQ
thấp hơn, có nguy cơ bị cịi cọc, thiếu cân hơn gấp 1,5 lần những đứa trẻ khác.
Đáng lo ngại hơn nữa những bà mẹ đó cịn xuất hiện cảm giác căm ghét đứa con
mình sinh ra từ đó nảy sinh ý định hủy hoại chúng [25].
1.2. Thực trạng trầm cảm sau sinh
1.2.1. Trên thế giới
Trầm cảm nói chung và TCSS nói riêng đang là vấn đề cần giải quyết trên
tồn thế giới. Tỷ lệ PNSS có các rối loạn tâm thần chiếm khoảng 20% tại các nước
phát triển, và ở các nước tại Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, tỷ lệ này lại chiếm 2045%.


10
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên đối tượng là PNSS. Cụ thể,một
nghiên cứu ở PNSS tại Jordan (2007), tỷ lệ TCSS ở PNSS tại thời điểm 6-8 tuần là
22,1%, tại thời điểm 6 tháng sau sinh tỷ lệ này là 21,2%. Nnghiên cứu cho thấy
trầm cảm trước sinh, mang thai ngồi ý muốn, mối quan hệ khơng tốt với mẹ
chồng, khơng hài lịng với việc chăm sóc bản thân và em bé, căng thẳng, thiếu hỗ
trợ xã hội, phương thức sinh con, và khơng có kiến thức ni con có liên quan đến

trầm cảm sau khi sinh [46].
Năm 2012, một nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại Thổ Nhĩ trên 318 phụ nữ
sau sinh 6 tuần đã cho tỷ lệ TCSS là 31,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu
tố liên quan tới trầm cảm sau sinh gồm: vấn đề sức khỏe khi mang thai, người mẹ
có nghề nghiệp là nội trợ, thai kỳ khơng được mong đợi, giới tính của đứa trẻ sau
sinh, phương thức sinh [29]. Tại Iran, nghiên cứu cho kết quả TCSS là 25,3% [39].
Tại Ấn Độ, khi nghiên cứu TCSS ở phụ nữ nơng thơn miền Nam Ấn Độ, có con
đang nằm viện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 10 sau sinh cũng cho tỷ lệ TCSS là
31,4% [35].
Tỷ lệ TCSS ở Argentina, trong nghiên cứu cắt ngang của Mathisen S.E. và
cộng sự (2013) là 18,6% [44]. Một nghiên cứu tại Nhật Bản (2014), tỷ lệ TCSS là
10%, tuy nhiên nghiên cứu cũng giải thích sự chênh lệch về tỷ lệ là do đối tượng
nghiên cứu lại là những bà mẹ có trẻ sinh ra khỏe mạnh, bình thường, khơng có biến
chứng mang thai và sinh non [35].
Tương tự, nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 346 phụ nữ cho con đến
tiêm chủng, có con từ 6 đến 10 tuần tuổi tại Nepal (2015) bị TCSS là 30%: 346 bà
mẹ mang con đến phòng tiêm chủng đã tham gia vào nghiên cứu, các vấn đề sức
khỏe trong quá trình mang thai, lo lắng/căng thẳng khác liên quan đến TCSS [28].
Một nghiên cứu cắt ngang tại Đài Loan (2017) cho tỷ lệ TCSS là 34,4% trong
6 tháng sau sinh: có 180 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu, các yếu tố bảo vệ người
mẹ khỏi TCSS là cho trẻ bú mẹ, hỗ trợ xã hội và giới tính em bé phù hợp với kỳ
vọng, tuy nhiên các yếu tố điều trị vô sinh, tuổi mẹ cao (trên 35 tuổi), mang thai
nhờ thụ tinh nhân tạo là những yếu tố nguy cơ gây TCSS cao [43].


11
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra thực trang TCSS khá cao
giữa các khu vực (dao động trong khoảng 30%), đối tượng PNSS của các nghiên
cứu này cũng được lựa chọn tại nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng từ 4
tuần đến 6 tháng.

1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu về TCSS trong vài năm gần đây.
Những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây chỉ ra trầm cảm là hiện tượng
thường gặp sau sinh đẻ. Nó thường bắt đầu trong vòng 4-6 tuần sau sinh và là một
vấn đề của sức khỏe cộng đồng đáng kể, ảnh hưởng đến phụ nữ và gia đình của
họ.
Đã có một số nghiên cứu về TCSS tại các bệnh viện, tỷ lệ TCSS dao động từ
12,5% đến 70,8% trong nhóm phụ nữ có con sinh non, gửi dưỡng nhi, con bị
ốm...Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Lâm Xuân Điền tại bệnh viện Từ Dũ đã chỉ ra
tỷ lệ này chiếm 12,5% [10], và một vài các nghiên cứu khác cũng được tiến hành
trong bệnh viện trên đối tượng phụ nữ sau sinh phải kể đến như nghiên cứu của
tác giả Lương Bạch Lan (2008) tại bệnh viện Hùng Vương là 11,6% [15] và tác giả
Phạm Ngọc Thanh (2010) tại bệnh viện Nhi Đồng I cho kết quả 70,8% [12]. Kết
quả của nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh cho tỷ lệ cao do ĐTNC là các bà mẹ có
con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh, chứng tỏ sức khỏe của em bé sau
sinh ảnh hưởng đến TCSS. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thanh Hiệp
và cộng sự (2008) tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ TCSS chiếm 21,6% trên
nhóm đối tượng phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện [11].Tuy
nhiên, thực trạng này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu trong bệnh viện và
đối tượng có nguy cơ vì vậy tỷ lệ này chưa đại diện cho bức tranh của cộng đồng
và cần có nhiều nghiên cứu hơn để có cái nhìn tồn cảnh về thực trạng căn bệnh
trầm cảm.
Mặt khác, đã có một vài nghiên cứu phản ánh thực trạng TCSS tại cộng
đồng. Chẳng hạn như nghiên cứu cắt ngang của tác giả Võ Văn Thắng và cộng sự
tại thành phố Đà Nẵng (2014), tỷ lệ TCSS là 19,3% [38]. Cho tỷ lệ TCSS lớn hơn,


12
30,2% là nghiên cứu của tác giả Bàng Thị Hoài (2015) tại phường Ô Chợ Dừa [7].
Điều này cho thấy TCSS tại cộng đồng cũng có một tỷ lệ khơng nhỏ.

Tất cả các nghiên cứu trong nước trên đã phần nào đó tốt lên được cái nhìn
bao qt về thực trạng TCSS. Với điểm cắt 12/13 của thang đo EPDS được khuyến
nghị sử dụng của tác giả J.Cox để sàng lọc các trường hợp trầm cảm rõ rệt đã
được vận dụng linh hoạt và hiệu quả với những nghiên cứu trên, mặt khác thang đo
này đã được kiểm định tính giá trị và độ tin cậy trong nghiên cứu của tác giả Lê
Tống Giang tại Thừa Thiên Huế-Việt Nam [6]. Tuy nhiên, ĐTNC tại các nghiên
cứu trước chủ yếu tập trung vào các bà mẹ có con nằm viện, thai kỳ nguy cơ cao,
có con sinh non, hay có nghiên cứu tại cộng đồng nhưng ở thành phố… dẫn đến
các con số trên chưa thể đại diện cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng tại nông
thôn. Thực tế, vấn đề TCSS chưa được đánh giá toàn diện và cần có các nghiên
cứu thêm về vấn đề này.
1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, người mẹ có những thay đổi mạnh mẽ về sinh lý, thể chất,
tinh thần. Đây là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ sơ sinh cần được
quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là các quan tâm dành cho biến đổi về mặt tâm lý.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tơi đã tìm hiểu được các yếu tố liên quan
để xác định RLTC ở đối tượng PNSS trong cộng đồng nông thôn là các yếu tố có
liên quan đến đặc điểm của đối tượng cụ thể là: nhóm yếu tố cá nhân, nhóm yếu tố
sức khỏe mẹ và bé, nhóm yếu tố về chăm sóc giai đoạn sau sinh và nhóm yếu tố
hỗ trợ của gia đình và xã hội.
1.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân và sức khỏe của mẹ
Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, nghề nghiệp, học vấn, nghề nghiệp là các
yếu tố nhân khẩu học được đề cập trong các nghiên cứu về TCSS.
Như nghiên cứu của Chuan- Chen Li (nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng
5/2015) đã chỉ ra tuổi mẹ cao (>35 tuổi) là yếu tố nguy cơ của TCSS (OR=8,313)
[43]. Bên cạnh đó các yếu tố về nghề nghiệp cũng được đề cập có mối liên quan
đến TCSS trong nghiên cứu trên 1379 sản phụ ở Quarta dó A. Bener và cộng sự,
thực hiện năm 2001. Ngồi ra, trình độ học vấn của người mẹ cũng được coi là



13
một yếu tố liên quan đến TCSS, trong một nghiên cứu trên 1.659 đối tượng phụ
nữ giai đoạn sau sinh cho thấy bà mẹ trẻ có học vấn cao hơn (từ trung học trở lên)
thì tỷ lệ mắc TCSS cao hơn chiếm 67,5% trong khi trình độ thấp hơn chiếm 35,7%
[42].
Tỷ lệ các bà mẹ có việc làm khơng ổn định có tỷ lệ TCSS cao hơn những
người có việc làm ổn định (26,7% và 16,9%), bên cạnh đó, những phụ nữ phụ
thuộc về tài chính vào chồng hoặc gia đình họ có tỷ lệ cao hơn. Về sắp xếp cuộc
sống gia đình, bà mẹ sống ở nhà thuê hoặc những người đang sống chung với cha
mẹ có tỷ lệ TCSS (22,0%) cao hơn so với các bà mẹ sống trong nhà riêng của họ
(13,8%) [36].
Tình trạng hộ gia đình
Nghiên cứu C.T.Beck (2001) đã chỉ ra có mối quan hệ giữa tình trạng hơn
nhân và TCSS, những phụ nữ mà chưa kết hơn/đã ly thân, ly dị có nguy cơ TCSS
cao hơn phụ nữ đã kết hôn/sống chung với chồng.
Những khó khăn về kinh tế, đặc biệt là giai đoạn gần sinh hoặc sau sinh
cũng là một yếu tố nguy cơ của TCSS. Theo A.Bener (2011), những phụ nữ sau
sinh ở những gia đình có thu nhập hàng tháng thấp thì tỷ lệ mắc TCSS cao hơn ở
nhừng gia đình có thu nhập cao (p<0,001). Kết quả này cũng giống với nghiên cứu
của Emma Robertson (2004). Theo Laura A. Pratt and Debra Gi. Brody (tháng
8/2008) cho thấy người ở độ tuổi 18-39, 40-59 có thu nhập dưới mức nghèo thì
tỉ lệ trầm cảm cao hơn hẳn ở những người có thu nhập mức trên (tỉ lệ trầm cảm
tương ứng là 11,5%/3,5% và 22,4%/5,9%) [37, 44].
Tiền sử sản khoa
Theo nghiên cứu của Chuan-Chen Li (2007), người mẹ trải qua quá trình điều
trị vô sinh hay mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo là yếu tố nguy cơ cao đối với TCSS.
Điều này có thể do những áp lực mà người mẹ đã phải trải qua trong quá trình cố
gắng mang thai để lại, những tâm lý đó ảnh hưởng đến cả quá trình sau sinh [47].
Những vấn đề khi sinh như sinh sớm, sinh khó, cũng như các tai biến sản
khoa như sản giật, tiền sản giật, chảy máu nhiều khi sinh, nhiễm trùng hậu



14
sản…còn làm tăng tỷ lệ các rối loạn tâm thần sau sinh. Theo Siv Elin Mathisen
(2013), biến chứng mang thai có nguy cơ mắc TCSS cao gấp 3,4 lần (p<0,05) [44].
Nghiên cứu của Lâm Xuân Điền và Lê Quốc Nam trên nhóm đối tượng
PNSS 4 tuần lại chỉ ra: có 18,2% sản phụ sinh khó (chuyển dạ kéo dài, cần sự can
thiêp…) bị trầm cảm so với 4,7% ở nhóm sản phụ sinh mổ và 2,4% ở nhóm sinh
thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [10].
Tiền sử bệnh tật của mẹ: Theo Khitam Ibrahen Mohammad (2007) chỉ
ra tiền sử bản thân và gia đình có vấn đề về tâm thần là yếu tố liên quan đến TCSS,
kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của S.D. Stone (2008): TCSS tăng lên
nếu gia đình có người mắc bệnh lý về tâm thần [46].
Trầm cảm thai kỳ cũng là yếu tố nguy cơ của TCSS. Theo nghiên cứu
của tác Glasser (Israel), Da Costa D (Canada) và Machado Ramirez F (Tây Ban
Nha) cho rằng triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ là một trong những yếu tố dự
báo tốt nhất về sự xuất hiện TCSS. Vào năm 1996, M.W.O’Hara và A.M.Swan đã
tiến hành phân tích tổng hợp (meta analytic) 13 nghiên cứu bao gồm 1000 đối
tượng, C.T. Beck cũng thu thập số liệu từ 21 nghiên cứu trên 2300 đối tượng
năm 2001 [23, 49]. Phân tích tổng hợp 4 nghiên cứu gồm 428 đối tượng của C.T.
Beck cho kết quả lo âu là yếu tố liên quan có hiệu lực trung bình với TCSS. Hiệu
lực mạnh hơn của mối liên quan này được báo cáo trong phân tích tổng hợp của
M.W.O’Hara trên 600 đối tượng.
Đặc điểm tâm lý của bà mẹ
Trong một nghiên cứu tại Quatar trên 1.659 phụ nữ ở giai đoạn sau sinh cho
thấy mang thai ngồi ý muốn có mối liên quan có ý nghĩa với TCSS (OR =1,9,
p<0,001). Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Huỳnh Thị Duy Hương và cộng
sự (2005) cho kết quả: Những bà mẹ có thai kỳ ngồi ý muốn có tỷ lệ TCSS cao
gấp 5,08 lần các bà mẹ khác [11, 52]. Nghiên cứu tại Đà Nẵng của Võ Văn Thắng
và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng những bà mẹ có thai bất ngờ có nhiều khả năng

bị TCSS hơn những người đã có dự định mang thai (27,0% và 17,8%) [38].
Kỳ vọng về giới tính của trẻ cũng là yếu tố nguy cơ của TCSS. Nhìn
chung, các bà mẹ mong đợi giới tính của con (thường là bé trai) mà sinh bé gái


15
có tỷ lệ trầm cảm sơ sinh cao (27,8%) [38]. Theo nghiên cứu tổng quan về các yếu
tố nguy cơ liên quan đến TCSS ở Châu Á, đã chỉ ra rằng sinh con gái hay việc
khơng hải lịng với giới tính của trẻ có liên quan đến TCSS. Hay nghiên cứu của
Khitam Ibrahen tại Jordan (2007) cũng cho thấy sinh bé gái làm phát triển TCSS
[46].
Những sự kiện gây căng thẳng, stress cũng là yếu tố nguy cơ cả TCSS. Đó
là những sự kiện như mất mát người thân, ly dị, thất nghiệp, di cư...Theo
Roberson (2004): các sự kiện gây căng thẳng trên có thể làm tăng nguy cơ mắc
TCSS [34].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thắng và cộng sự (2014) cho kết
quả những người phụ nữ lo lắng các vấn đề khác ngoài việc sinh con có tỷ lệ
TCSS (34,2%) cao hơn những người khơng lo lắng (12,0%) [38].
Đặc điểm cho con bú sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ là một yếu tố bảo vệ đối
với TCSS, đó là kết quả nghiên cứu của Chuan-Chen Li (2007) [43]. Những lợi ích
của việc cho con bú dược cơng nhận trên tồn thế giới, bao gồm cả lợi ích cho con
và người mẹ.
1.3.2. Nhóm yếu tố sức khỏe của trẻ
Giới tính trẻ: Giới tính của trẻ là yếu tố nguy cơ của TCSS. Theo nghiên
cứu tổng quan về các yếu tố nguy cơ liên quan đến TCSS ở Châu Á, đã chỉ ra rằng
sinh con gái hay việc khơng hải lịng với giới tính của trẻ có liên quan đến TCSS.
Hay nghiên cứu của Khitam Ibrahen tại Jordan (2007) cũng cho thấy sinh bé
gái làm phát triển TCSS [46].
Con dạ/con so: Gần đây, hai nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy đây cũng
là một trong yếu tố ảnh hưởng đến TCSS. Những bà mẹ sinh con đầu (con so) có

nguy cơ bị trầm cảm gấp 2 lần bà mẹ sinh con dạ [9, 11].
Tình trạng sức khỏe con ngay sau sinh: Những em bé từ khi sinh ra cho
thường xuyên ốm đau, phải đi thăm khám bác sĩ thì các bà mẹ của em bé đó có
nguy cơ TCSS cao gấp 4 lần các bà mẹ khác [9].


16
Dị tật bẩm sinh của trẻ: 8% sản phụ có con sinh ra có vấn đề về sức khoẻ
như dị tật bẩm sinh bị TCSS so với 3,6% trong nhóm sản phụ có con bình thường. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [43].
Tính khí trẻ: Tính khí của em bé được đánh giá ngoan hay khơng
ngoan cũng là một yếu tố có mối liên quan ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm
cảm của PNSS, nếu một em bé có tính khí khơng ngoan, hay hờn dỗi, khó ni thì
khả năng TCSS của các bà mẹ có em bé như vậy cao hơn các bà mẹ khác 3,4
lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Những đứa trẻ sinh ra mà bú
sữa khó, hay quấy khóc, khó ngủ…là một trong những nguyên nhân gây căng
thẳng cho bà mẹ: 10,5% sản phụ phải tự chăm sóc bé về đêm bị TCSS so với 3,7%
trong nhóm sản phụ có chồng hay người khác giúp. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Có 17% sản phụ gặp khó khăn khi cho con bú bị TCSS so với
3,3% trong nhóm sản phụ cho con bú bình thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p< 0,01) [10].
Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Duy Hương là Nguyễn
Thanh Hiệp cho kết quả những đứa trẻ hay quấy khóc và khó ngủ về đếm càng làm
cho bà mẹ có nguy cơ cao bị TCSS [9]. Theo kết quả của C.T.Beck trên 789 đối tượng
bà mẹ sau sinh đã cho thấy con hay quấy khóc, khó dỗ dành là nguyên nhân gây
căng thẳng cho bà mẹ và là một trong những yếu tố liên quan cao với tình trạng TCSS
[22].
Khó khăn trong việc chăm sóc trẻ: Bên cạnh đó, một loạt những khó khăn
khi chăm sóc bé như khó khăn trong việc cho bé ăn, cho bé ngủ hay quấy khóc
ban đêm đều có mối liên quan với TCSS. Các bà mẹ càng gặp nhiều vấn đề trong

chăm sóc trẻ càng có nguy cơ TCSS cao, cụ thể như những bà mẹ gặp khó khăn
khi cho con ăn sẽ có nguy cơ bị TCSS cao gấp 5,6 lần bà mẹ khác với p<0,001,
hay một số bà mẹ khác vướng phải khó khăn khi cho bé ngủ thì tỷ lệ TCSS cao
gấp 2,9 các bà mẹ khơng gặp khó khăn trên, thêm vào đó tính khí bé quấy khóc
thường xun về đêm thì khả năng TCSS cao gấp khoảng 2,2 lần những bà mẹ khác
[8, 16].


×