Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh chăm sóc cấp i và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ OANH

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHĂM SÓC CẤP I
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ OANH

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHĂM SÓC CẤP I
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THỦY

HÀ NỘI, 2018




i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học chương trình thạc sỹ Quản lý bệnh viện tại Trường đại học Y
tế công cộng, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi
trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy, Ths. Dương Kim Tuấn, thầy cô đã rất nhiệt
tình hướng dẫn, hỗ trợ cho tơi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương,
chia sẻ thơng tin và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng, các điều dưỡng của Bệnh viện
đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn
và tham gia vào nghiên cứu này.
Gia đình, người thân, bạn bè ln giúp đỡ động viên khuyến khích tôi trên
con đường học tập và tất cả bạn đồng mơn trong lớp cao học Quản lý bệnh viện
khóa 9 đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm qua.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp trên mọi miền đất nước.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!


ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1 Tổng quan về chăm sóc điều dưỡng......................................................................4

1.2 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ......................................................9
1.3 Một số thông tin khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn: .....................16
Chương 2 ...................................................................................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................19
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................19
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................19
2.3 Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................19
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................................20
2.5 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................21
2.6 Các biến số trong nghiên cứu: .............................................................................24
2.7 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.......................................................28
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................................30
2.9 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................32
2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .....................................................................32
2.11 Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...............................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................34
Chương 4: BÀN LUẬN……………………… ........................................................64


iii
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh ...........................................................77
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát ghi chép phiếu chăm sóc NB cấp 1...................... ...81
Phụ lục 3: Bảng kiểm quan sát ĐD thực hiện Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch............... ....83
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu .......................................................................85
Phụ lục 5: Hướng dẫn thảo luận nhóm ......................................................................87
Phụ lục 6: Thơng tin chung của điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu................ .....89
Phụ lục 7: Tóm tắt các đối tượng và phương pháp nghiên cứu.............................. ..90



iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BS

Bác sĩ

CS

Chăm sóc

CSNB

Chăm sóc người bệnh


ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐD

Điều dưỡng

ĐD/HS/KTV

Điều dưỡng/Hộ sinh/Kỹ thuật viên

ĐTV

Điều tra viên

KH

Kế hoạch

NB

Người bệnh

NL

Nhân lực

PHCN


Phục hồi chức năng

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


v

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp thu thập số liệu ................................................21
Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu:...................................................................25
Bảng 2.3 Cách tính điểm cho từng nội dung chăm sóc.............................................31
Bảng 3.1: Thơng tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=130) .............34
Bảng 3.2 Thông tin chung của điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu ......................35
Bảng 3.3: Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ ăn uống..................36
Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ chăm sóc vệ sinh .....38
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ tâm lý, tinh thần ......39
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá công tác theo dõi, đánh giá người bệnh ......................40
Bảng 3.7: Tỷ lệ người bệnh được ĐD hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh .41
Bảng 3.8 Tỷ lệ NB được điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe ............43
Bảng 3.9: Tỷ lệ NB được ĐD tập PHCN sớm..........................................................45
Bảng 3.10 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi thủ tục hành chính, ngày
giờ trong phiếu chăm sóc NB cấp I ...........................................................................46
Bảng 3.11 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi diễn biến bệnh trong phiếu
chăm sóc NB cấp 1. ...................................................................................................47
Bảng 3. 12 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc ghi y lệnh trong phiếu chăm
sóc NB cấp I ..............................................................................................................48
Bảng 3.13 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị quy trình tiêm tĩnh
mạch ..........................................................................................................................49

Bảng 3. 14 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ nội dung trong các bước tiến hành
tiêm tĩnh mạch. ..........................................................................................................50
Bảng 3. 15. Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đủ nội dung thu dọn sau quá trình tiêm
tĩnh mạch ...................................................................................................................51
Bảng 3.16 Khối lượng công việc 1 ĐD thực hiện tại 2 thời điểm giờ hành chính và
giờ trực, ngày nghỉ tháng 4/2018 của 6 khoa tham gia nghiên cứu tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Lạng Sơn. ..................................................................................................52


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ người bệnh được thực hiện các nội dung chăm sóc .....................45
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ người bệnh được ĐD ghi đầy đủ trong phiếu kế hoạch chăm sóc
bệnh nhân cấp 1 ........................................................................................................49
Biểu đồ 3. 2 Tỷ lệ NB được ĐD thực hiện đầy đủ quy trình tiêm tĩnh mạch ............51


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Người bệnh (NB) điều trị nội trú trong Bệnh viện được phân thành 3 cấp độ
chăm sóc, trong đó NB chăm sóc cấp I là NB nặng u cầu có sự theo dõi, chăm sóc
tồn diện và liên tục của điều dưỡng/hộ sinh viên. Đề tài: “Thực trạng cơng tác
chăm sóc NB cấp I và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
năm 2018” được thực hiện với hai Mục tiêu: Mơ tả cơng tác chăm sóc NB chăm
sóc cấp I của điều dưỡng viên và mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm
sóc NB chăm sóc cấp I tại BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2018. Phương pháp
NC: Thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, thời gian từ tháng 3

đến tháng 9 năm 2018. Chọn mẫu thuận tiện được 130 NB cần chăm sóc cấp 1 đủ
tiêu chuẩn lựa chọn tham gia vào nghiên cứu. Mời cán bộ lãnh đạo quản lý bệnh
viện, khoa, phòng và điều dưỡng viên tham gia để tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng. Kết
quả: tỷ lệ NB được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ tâm lý, tinh thần đạt 85,38%; Theo
dõi, đánh giá NB đạt 76,92%; Thực hiện hỗ trợ ăn uống đạt 63.08%; Tư vấn, hướng
dẫn giáo dục sức khỏe đạt 54,62%; Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh
44,62%; Hỗ trợ tập phục hồi chức năng sớm 48,46%; Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh chỉ
đạt 29,23%. Nghiên cứu định tính được tìm hiểu về: khối lượng cơng việc ngồi
giờ, ngày nghỉ; quy chế khen thưởng, xử phạt; công tác kiểm tra giám sát; đào tạo
điều dưỡng; sự phối hợp với các đồng nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc NB cấp 1 của điều dưỡng. Kết luận: Cơng tác điều dưỡng thực hiện hỗ trợ tâm
lý, tinh thần đạt tốt nhất là 85,38%; công tác hỗ trợ chăm sóc vệ sinh đạt thấp là
29,23%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: khối lượng cơng việc ngồi giờ, ngày nghỉ;
quy chế khen thưởng, xử phạt; công tác kiểm tra giám sát; đào tạo điều dưỡng; sự
phối hợp với các đồng nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh
cấp 1 của điều dưỡng. Khuyến nghị: Bổ sung thêm nhân lực ĐD, bố trí cho ĐD
làm ca đối với khoa Hồi sức cấp cứu, chú trọng công tác vệ sinh, dinh dưỡng, phục
hồi chức năng. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của ĐD trưởng khoa,
đảm bảo cơng tác chăm sóc đúng qui định, hiệu quả, chất lượng. Tổ chức đào tạo
cho ĐD bằng nhiều hình thức để nâng cao chất lượng chăm sóc NB.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bệnh viện (BV), nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (NB) nội trú của điều
dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên gọi chung là điều dưỡng (ĐD) là nhiệm vụ quan
trọng. Kết quả chăm sóc tốt sẽ đạt được hiệu quả điều trị tốt. Đứng trước nhu cầu
ngày càng cao của người dân, sự diễn biến phức tạp của bệnh tật thì nhu cầu chăm
sóc NB tồn diện ngày càng được quan tâm, đặc biệt đối với BN nặng, nguy kịch
cần chế độ chăm sóc cấp I.

Theo thơng tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn
công tác ĐD về chăm sóc NB trong bệnh viện quy định NB cần chăm sóc cấp I là
NB nặng, nguy kịch, hơn mê, suy hơ hấp, suy tuần hồn, phải nằm bất động và yêu
cầu có sự theo dõi, chăm sóc tồn diện và liên tục của ĐD [13]. Chính vì vậy, việc
chăm sóc NB cấp I ln cần được sự ưu tiên của BV về nhân lực và trình độ cán bộ
y tế. Đối với NB chăm sóc cấp I, do có tính chất bệnh lý nặng, nguy kịch [13] nên
hoạt động chăm sóc ĐD là vơ cùng cần thiết. Nếu NB được theo dõi sát, chăm sóc
tốt sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngược lại nếu việc theo dõi NB khơng liên
tục, chăm sóc tồn diện khơng tốt thì có thể xẩy ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm
đến tính mạng. Trên thực tế ở các BV tại Việt Nam hiện nay, một số chỉ số nhân lực
ĐD và tỷ lệ ĐD có trình độ đại học, cao đẳng còn thấp so với qui định [19]. Hoạt
động chăm sóc NB tồn diện, liên tục đối với NB chăm sóc cấp 1 cịn chưa được
thực hiện đầy đủ, phần lớn các cơng việc chăm sóc cơ bản như vệ sinh cá nhân, hỗ
trợ ăn uống và vận động đi lại… là do người nhà NB đảm nhiệm [19].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng chăm sóc NB
tồn diện chung cho các đối tượng BN được điều trị nội trú trong bệnh viện. Các tác
giả nhận định, cơng tác chăm sóc NB cịn hạn chế, NB chưa thực sự được hưởng
chất lượng dịch vụ chăm sóc tốt. Một phần do cơ cấu nguồn nhân lực ĐD thiếu, một
phần do cơ sở hạ tầng còn thấp kém chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh chóng
của người dân. Bên cạnh đó trình độ nguồn nhân lực ĐD hạn chế cũng là yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng dịch vụ chăm sóc NB nói chung [11]. Tuy nhiên các nghiên
cứu về chăm sóc nhóm NB nặng, cụ thể là nhóm NB cần chăm sóc cấp 1 rất ít được
nghiên cứu. Đây là nhóm NB nặng, cần được quan tâm săn sóc tốt nhất bởi NB


2
hồn tồn phải phụ thuộc, trơng chờ sự giúp đỡ tận tâm của đội ngũ nhân viên y tế
nói chung và ĐD nói riêng.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, qua cơng tác kiểm tra, giám sát của
phịng ĐD cho thấy vẫn có tình trạng ĐD để người nhà NB thực hiện các kỹ thuật

chăm sóc. Theo thống kê của phòng quản lý chất lượng bệnh viện, năm 2017 có 8
trường hợp sự cố y khoa liên quan đến cơng tác chăm sóc NB, một số NB có biến
chứng hoặc những di chứng do cơng tác chăm sóc NB nặng chưa đầy đủ [1]. Với
tính chất bệnh lý nặng cần theo dõi và chăm sóc tồn diện liên tục, NB chăm sóc
cấp I được BV đặc biệt quan tâm và mong muốn cấp thiết cải thiện hoạt động chăm
sóc với nhóm đối tượng này. Tại BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nơi học viên làm việc
và học tập hiện nay chưa có nghiên cứu nào về cơng tác chăm sóc NB nói chung,
đặc biệt là NB cần chăm sóc cấp I;
Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng công tác chăm sóc ĐD người bệnh cấp I của
ĐDV tại BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn hiện nay đang ở mức nào? Có những yếu tố
nào ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc NB cấp I tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn?
Với mong muốn tha thiết tìm ra được giải pháp cải thiện chất lượng chăm
sóc NB cấp 1, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng cơng tác chăm sóc NB
cấp I và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2018”
nhằm mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I và tìm hiểu một
số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc NB cấp I tại BV, từ đó đề xuất các giải
pháp cải thiện chất lượng chăm sóc NB của ĐD, đáp ứng nhu cầu chăm sóc tồn
diện và an tồn của NB tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn.


3
MỤC TIÊU
1. Mơ tả cơng tác chăm sóc người bệnh chăm sóc cấp I của điều dưỡng viên tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc người bệnh chăm sóc
cấp I tại BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2018.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về chăm sóc điều dưỡng
1.1.1 Các khái niệm, vai trò chức năng điều dưỡng
Khái niệm điều dưỡng: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của
ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật ĐD cơ bản và kỹ thuật ĐD chuyên
khoa tại các cơ sở y tế [7].
Khái niệm chăm sóc điều dưỡng: Trong chương 2, tài liệu hướng dẫn đánh giá
chất lượng chăm sóc NB trong các BV của Hội Điều dưỡng Việt Nam đưa ra khái niệm
chăm sóc ĐD là những chăm sóc chun mơn của ĐD đối với NB trong quá trình nằm
điều trị nội trú. Nội dung chính gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế
hoạch chăm sóc, thực hiện thuốc, tập vận động, giáo dục sức khỏe cho NB. Chăm sóc
ĐD bắt đầu từ lúc NB đến khám, vào viện và cho đến khi NB ra viện hoặc tử vong”
[19]
Định nghĩa chăm sóc cấp 1: Là sự theo dõi chăm sóc tồn diện và liên tục của
điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
Vai trò, chức năng của người điều dưỡng: Điều dưỡng viên có thể bao gồm
nhiều vai trị trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NB. Cơng việc của họ thường thực
hiện một cách đồng bộ chứ không tách biệt. Hội Điều dưỡng Mỹ, Hội Điều dưỡng các
nước Singapore, Thái lan, Philipin đã phân định rõ vai trò, chức năng của người ĐD
vừa là người chăm sóc, người truyền đạt thông tin, người giáo viên, người tư vấn và là
người biện hộ cho NB [19], ba chức năng của ĐD trong chăm sóc NB tồn diện tại Việt
Nam là:
- Chức năng độc lập: điều dưỡng cần có sự độc lập trong việc chăm sóc, theo
dõi, làm thủ tục, hướng dẫn NB từ lúc nhập viện cho đến khi xuất viện. Trong khoảng
thời gian này ĐD phải lập kế hoạch cụ thể để chăm sóc bệnh nhân.
- Chức năng phối hợp: Ngồi làm việc độc lập thì ĐD cịn có chức năng phối
hợp với những bộ phận khác trong quá trình điều trị của NB như: Phối hợp với một số
kỹ thuật viên khác như: Xquang, xét nghiệm, phục hồi chức năng, ECG…để thực hiện
một số kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho NB; Phản ánh các diễn biến của NB cho thầy
thuốc để phối hợp xử trí kịp thời khi NB chuyển bệnh nặng (thở oxy, hô hấp nhân tạo,

ép tim, cầm máu, băng bó…).


5
- Chức năng phụ thuộc: tuy ĐD cần phải độc lập nhưng trong quá trình điều trị
NB, điều dưỡng cần phải phụ thuộc vào bác sĩ trong việc: Cho NB dùng thuốc (uống,
tiêm truyền…), đặt sonde, thụt tháo…[11]
1.1.2 Một số nguyên tắc chăm sóc NB trong bệnh viện
Theo quy định của Bộ Y tế được thể hiện gồm trong nguyên tắc cơ bản sau [13]:
- Lấy NB là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được chăm sóc tồn diện,
liên tục, đảm bảo hài lịng và an tồn cho NB.
- Chăm sóc, theo dõi NB là nhiệm vụ của BV, các hoạt động chăm sóc ĐD, theo
dõi do ĐD viên thực hiện.
- Các can thiệp ĐD phải dựa trên đánh giá nhu cầu mỗi NB về chuyên môn.
- Đối với ĐD hạng II: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Nhận định tình trạng sức khỏe NB và ra chỉ
định chăm sóc, theo dõi phù hợp với NB; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn
biến hằng ngày của NB; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những
diễn biến bất thường của NB; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá cơng tác chăm
sóc giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà NB;
- Đối với ĐD hạng III: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về
chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của NB cho bác sĩ điều trị;
Thực hiện và kiểm tra, đánh giá cơng tác chăm sóc giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối và
hỗ trợ tâm lý cho người nhà NB; Thực hiện kỹ thuật ĐD cơ bản, kỹ thuật ĐD chuyên
sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với NB; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng,
thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho NB.
- Đối với ĐD hạng IV: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả chăm sóc NB; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của
NB; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của NB; Tham gia chăm

sóc giảm nhẹ cho NB giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà NB; Thực hiện kỹ
thuật ĐD cơ bản cho NB theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh
dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho NB; Ghi chép hồ sơ
điều dưỡng theo quy định.


6
Dựa vào những nguyên tắc đã quy định trên, các BV tiến hành lập kế hoạch, tổ
chức công tác chăm sóc NB tại đơn vị mình. Đồng thời làm căn cứ để tiến hành xây
đựng các tiêu chuẩn để đánh giá cơng tác chăm sóc NB tại bệnh viện.
1.1.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến chăm sóc NB toàn diện trong bệnh viện.
Các văn bản pháp lý liên quan đến cơng tác chăm sóc NB trong BV gắn liền với
lịch sử phát triển nghề ĐD Việt Nam và phát triển tổ chức Hội điều dưỡng Việt Nam.
Trước năm 1990, người ĐD có tên gọi Y tá với chức năng phụ thuộc, thực hiện
y lệnh của thầy thuốc là chính. Để khắc phục tình trạng này, năm 1993, Bộ trưởng Bộ
Y tế đã ra Quyết định 526/QĐ-BYT ban hành chế độ trách nhiệm của y tá trong việc
chăm sóc NB tại BV [8] và công văn số 3722/BYT-ĐTr hướng dẫn triển khai quyết
định trên [7], Hai văn bản này đã đề cập đến khái niệm “Chăm sóc NB tồn diện” và
quy định trách nhiệm của y tá là chăm sóc NB cả về tinh thần và thể chất chứ không chỉ
tập trung vào việc thực hiện y lệnh điều trị.
Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu mọi cán
bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện chăm sóc NB tồn diện [10].
Việc thể chế hóa các hoạt động chăm sóc NB trong Thông tư 07/2011/TT-BYT
đã giúp cho các BV triển khai đánh giá các hoạt động chăm sóc ĐD một cách nhất quán
và toàn diện hơn.
Năm 2014, Quyết định 123/QĐ- K2ĐT của Cục quản lý khám chữa bệnh quyết
định ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục “Chăm sóc người bệnh toàn
diện”, thuộc Dự án “Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh”.
Quy định 12 nội dung chăm sóc NB tồn diện (theo Thơng tư 07/2011/TT-BYT).
1.1.4 Các qui định và nội dung cơng tác chăm sóc người bệnh cấp I theo Thông tư

07/2011/TT-BYT.
Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn cơng tác chăm sóc NB trong bệnh viện
bao gồm 12 nội dung, tuy nhiên do tính chất đặc thù từng khoa phòng, Học viên lựa
chọn 9/12 nội dung chung nhất cho 6 khoa lựa chọn để đánh giá công tác chăm sóc NB
cần chăm sóc cấp I như sau [13] [15]:
Phân cấp chăm sóc người bệnh: Người bệnh cần chăm sóc cấp I là NB nặng,
nguy kịch, hơn mê, suy hơ hấp, suy tuần hồn, phải nằm bất động và u cầu có sự theo
dõi, chăm sóc tồn diện và liên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên [13].


7
Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe: Bệnh viện có quy định, tổ chức các hình
thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp. NB nằm viện được ĐD tư vấn,
GDSK, trong lúc nằm viện và sau khi ra viện.
Cơng tác chăm sóc về tâm lý, tinh thần: NB được ĐD và nhân viên y tế chăm
sóc tận tình và thơng cảm; Động viên NB n tâm điều trị và phối hợp nhân viên y tế
trong quá trình điều trị và chăm sóc, được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc,
đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của NB.
Công tác hăm sóc vệ sinh cá nhân: NB được vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân
thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đồ vải. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho
NB chăm sóc cấp 1 là do ĐD và hộ lý trực tiếp thực hiện.
Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng: NB được đánh giá dinh dưỡng, được chỉ định
chế độ ăn phù hợp với bệnh lý. NB có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý
tại khoa điều trị và theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn vào phiếu chăm sóc. Đối
với NB có chỉ định ăn qua ống thông phải do ĐD viên trực tiếp thực hiện.
Cơng tác chăm sóc phục hồi chức năng: ĐD hướng dẫn, hỗ trợ NB luyện tập
phục hồi chức năng sớm để phòng các biến chứng và phục hồi chức năng cơ thể sớm;
Khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng phối hợp với khoa lâm sàng và để đánh giá tư
vấn, hướng dẫn NB luyện tập, phục hồi chức năng sớm.
Công tác dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB: NB được dùng thuốc

theo y lệnh của bác sĩ. ĐD chuẩn bị đủ các phương tiện cho NB dùng thuốc; Thực hiện
5 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ/hàm lượng, đúng liều dùng, đúng thời gian, đúng
khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và bảo đảm NB uống thuốc ngay trước sự chứng
kiến của ĐD.
Công tác thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng: Bệnh viện có các quy định, quy
trin
̀ h kỹ thuâ ̣t ĐD phù hợp, được ban hành dựa trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của
Bô ̣ Y tế .
Năm 2017, bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã ban hành thực hiện 52 quy trình
kỹ thuật điều dưỡng, tuy nhiên thời gian và nguồn lực có hạn Học viên chỉ đánh giá
được kỹ thuật tiêm tĩnh mạch:
- Tiêm tĩnh mạch: Là đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch bằng đường tiêm, khi tiêm
chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại không di động, da vùng tiêm không bị tổn thương.


8
- Tiêm an toàn: Là mũi tiêm an toàn cho người được tiêm không gây lây nhiễm
cho người tiêm, an toàn cho cộng đồng.
- Vệ sinh tay: bằng hai cách là rửa tay thường quy bằng xà phòng và vệ sinh tay
bằng dung dịch chứa cồn.
- Kỹ thuật vô khuẩn: Là phải đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn trong khi
thực hiện các kỹ thuật xâm nhập trên NB. Phải tuân thủ vệ sinh tay, vệ sinh vùng da
tiêm, các dụng cụ phải vô khuẩn.v.v, ĐD phải tuân thủ kỹ thuật vô khuẩn khi thực hiện
quy trin
̀ h kỹ thuâ ̣t chuyên môn. Dụng cụ y tế dùng trong thủ thuật xâm lấn phải bảo
đảm vô khuẩn và được xử lý đúng quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định
của bộ y tế.
Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh: ĐD phối hợp với bác sĩ điều trị đánh
giá, phân cấp chăm sóc cho từng NB và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp. NB cần
chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, NB được theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện

dấu hiệu bất thường trên NB, ĐD phải xử trí ban đầu phù hợp trong phạm vi hoạt động
chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Cơng tác ghi chép hồ sơ bệnh án:
Mục đích sử dụng Phiếu chăm sóc: Để ghi lại diễn biến của NB mà người ĐD
nhận biết được và xử trí, chăm sóc của người ĐD trên NB; Để thông tin giữa cán bộ y
tế với nhau; Để làm tài liệu nghiên cứu, học tập; Để làm tài liệu pháp lý khi cần.
Nguyên tắc ghi chép: Ghi kịp thời ngay sau khi chăm sóc theo dõi hoặc xử trí;
Ghi đầy đủ nhưng ngắn gọn; Ghi trung thực và chính xác; Kiểm tra ngay các thông số
khác biệt với nhận xét của bác sĩ [9].
Hồ sơ bệnh án phải đươ ̣c lưu trữ theo quy đinh
̣ tại Khoản 3 Điều 59 của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.5 Các qui định cơng tác chăm sóc người bệnh cần chăm sóc cấp I tại BVĐK
tỉnh Lạng Sơn.
Việc chăm sóc NB cần chăm sóc cấp I tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn được thực hiện
theo qui định tại: Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ y tế; Tiêu chuẩn nghiệp vụ các
Ngạch viên chức y tế [7]. Các bước CSNB cần chăm sóc cấp I được thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sĩ điều trị thăm khám NB và phân cấp chế độ chăm sóc (cấp I, cấp II,
cấp III) tùy tình trạng NB [4]. Bác sĩ ghi chế độ chăm sóc và y lệnh điều trị vào bệnh án.


9
Bước 2: Điều dưỡng trưởng khoa hoặc điều dưỡng trưởng nhóm nắm tình hình
người bệnh qua giao ban, đi buồng với bác sĩ và phân cơng ĐD chăm sóc trên từng NB.
Điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng trưởng nhóm lập kế hoạch chăm sóc NB cần chăm
sóc cấp I hoặc phân cơng ĐD có đủ trình độ lập kế hoạch cho ĐDV thực hiện.
Nội dung của kế hoạch chăm sóc bao gồm:
+ Thời gian lập kế hoạch.
+ Chẩn đoán chăm sóc
+ Kế hoạch chăm sóc

+ Các nội dung chăm sóc, theo dõi NB.
+ Thời gian thực hiện kế hoạch chăm sóc.
+ Đánh giá kết quả đạt được sau khi chăm sóc.
Bước 3: ĐDV được phân cơng thực hiện theo dõi chăm sóc NB cần chăm sóc
cấp I theo kế hoạch chăm sóc bao gồm các nhóm cơng việc như sau:
+ Chăm sóc cơ bản: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc hỗ trợ tâm
lý, tinh thần; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc phục hồi
chức năng; Theo dõi và đánh giá người bệnh; Thực hiện các kỹ thuật ĐD.
+ Thực hiện quy trình kỹ thuật theo y lệnh của bác sĩ.
+ Ghi chép thực hiện chăm sóc theo dõi diễn biến và đánh giá NB vào phiếu
chăm sóc và hồ sơ điều dưỡng [13].
Bước 4: Điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng trưởng nhóm kiểm tra giám sát
cơng tác chăm sóc, có đánh giá có ghi vào phiếu chăm sóc hay khơng.
Bước 5: Điều dưỡng viên báo cáo tình trạng bệnh với bác sĩ, nếu diễn biến tốt
NB được bác sĩ chuyển sang cấp chăm sóc nhẹ hơn (cấp II, cấp III) [13].
Các qui định trên đây là cơ sở để xây dựng các công cụ thu thập thông tin về
công tác chăm sóc NB của ĐDV và xây dựng khung lý thuyết trong nghiên cứu này.
1.2 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới
Nghiên cứu hoạt động chăm sóc ĐD nhằm đánh giá năng lực của ĐD, đảm bảo
duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc NB. Hiện nay trên Thế giới, hoạt động nghiên
cứu đánh giá chất lượng chăm sóc được tiến hành thường xuyên.
1.2.1.1 Thực trạng chăm sóc điều dưỡng:


10
Từ những năm 1996, Avanduk và LF. Small cho rằng giáo dục sức khỏe răng
miệng đặc biệt liên quan đến các phương pháp vệ sinh răng miệng để phòng ngừa các
vết bẩn, là điều quan trọng nhất trong chăm sóc ĐD. Tác giả đã nghiên cứu về tình
trạng vệ sinh răng miệng cho NB điều trị nội trú của bệnh viện Teaching tại Namibia,

Hà Lan. Khảo sát trên 181 NB điều trị tại 9 khoa lâm sàng và được chia làm 3 nhóm
mức độ bệnh, nhóm độc lập (tự chăm sóc); nhóm hỗ trợ (cần sự hỗ trợ của ĐD); nhóm
phụ thuộc (hồn tồn do ĐD chăm sóc). Điểm đánh giá trung bình trên ba nhóm bệnh
cho kết quả: 77% chăm sóc ĐD tốt, 14% bệnh nhân được chăm sóc rất kém. Tác giả
đồng thời khảo sát trên hồ sơ, 50% bản kế hoạch là chăm sóc ĐD ghi khơng đầy đủ,
khơng có dấu hiệu nào trong hồ sơ của NB có thể tìm thấy liên quan đến hướng dẫn lập
kế hoạch thích hợp cho chăm sóc răng miệng. Đánh giá là một khía cạnh cực kỳ quan
trọng của quá trình ĐD, bởi vì các can thiệp ĐD có thể được thay đổi liên quan đến tình
trạng của miệng đã được thực hiện. Avanduk và LF. Small nhận thấy rằng các ĐD phải
được đào tạo để thực hiện các quan sát NB, lập kế hoạch chăm sóc, đánh giá trong hồ
sơ bệnh án của NB [29].
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính của Coker và cộng
sự (2013), thực hiện trên 88 Điều dưỡng trong sáu đơn vị chăm sóc đặc biệt nghiên cứu
về kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng trong chăm sóc tích cực. Kết quả
nghiên cứu từ các y tá chăm sóc chuyên sâu nhận thấy rằng một phần quan trọng của
chăm sóc điều dưỡng là chăm sóc răng miệng, đặc biệt là chăm sóc NB đặt nội khí
quản. Họ nhận thấy rằng các nhân viên điều dưỡng có năng lực trong các kỹ năng chăm
sóc răng miệng và đã tiếp cận với các loại thiết bị và vật tư khác nhau để cung cấp dịch
vụ chăm sóc răng miệng cho NB hàng ngày, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn,
rút ngắn thời gian lưu trú của người bệnh [37].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Li-ming You và cộng sự thực hiện trên 9.688
điều dưỡng và 5.786 NB tại 181 bệnh viện của Trung Quốc năm 2012. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 38% điều dưỡng Trung Quốc đã làm việc q sức và 45% khơng hài lịng
với nghề nghiệp của mình. Tỷ số bệnh nhân trên điều dưỡng cao liên quan đến kết quả
chăm sóc mức độ thấp, mỗi NB tăng thêm trên một ĐD làm tăng lên cả mức độ làm
việc quá sức và mức độ không hài lòng nghề nghiệp của ĐD với hệ số là 1,04 và tăng
lên những báo cáo chất lượng chăm sóc mức độ thấp, trung bình (OR = 1,05). Tỷ lệ


11

phần trăm cao của đội ngũ ĐD trình độ cử nhân liên quan rõ ràng tới kết quả điều trị tốt
hơn, với mỗi 10% sự gia tăng cử nhân ĐD có sự tăng mức độ hài lịng của NB [33].
1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu tương tác, mô tả, tương quan sử dụng các công cụ tự báo cáo của tác
giả Schmitt MH, Baggs JG và cộng sự, thực hiện trên 150 bác sĩ và 162 điều dưỡng tại
bệnh viện đại học ICU, ngoại ô New York năm 1999. Kết quả cho thấy sự hợp tác của
các nhân viên y tế ICU có liên quan tích cực với kết quả điều trị của bệnh nhân. Nếu Sự
phối hợp giữa BS và điều dưỡng chun nghiệp thì sẽ kiểm sốt tốt mức độ nghiêm
trọng của bệnh [36].
Nghiên cứu về sự hài lịng với cơng việc của ĐD, tác giả Linda H. Aiken đã tiến
hành nghiên cứu tại 303 BV ở Mỹ, Canada, Anh và Scotland. 10.319 điều dưỡng tham
gia đo lường, kết quả thu được: Tỷ lệ ĐD có điểm trung bình về sự mệt mỏi với cơng
việc trên mức bình thường thay đổi từ 34% ở Scotland đến 54% ở Mỹ. Kết quả chỉ ra
rằng ĐD được sắp xếp ca kíp hợp lý có chất lượng chăm sóc ĐD cho kết quả tốt hơn
gấp 3 lần so với không được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp hợp lý. Tác giả kết luận: Bố trí, hỗ
trợ cơng việc hợp lý tốt cho công tác ĐD liên quan chặt chẽ đến cải thiện chất lượng
chăm sóc NB, làm giảm sự khơng hài lịng và mệt mỏi với cơng việc của ĐD [30].
Nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng ĐD có liên
quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều ĐD có trình độ cao
và số lượng đơng thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh viện khác. Chất lượng
chăm sóc ĐD bao gồm việc phịng ngừa trượt ngã ĐD, phòng chống loét tỳ đè, viêm
phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter và đặt ống thông đường tiết niệu
[35].
Tác giả Chunping Ni và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 2.727 điều dưỡng tại
10 bệnh viện ở Trung Quốc cho thấy, đa số các ĐD (97,3%) đã tham dự các chương
trình đào tạo liên tục trong 12 tháng gần đây, trên 92,2% điều dưỡng đã biết về ý nghĩa
của đào tạo liên tục. Các yếu tố chính thúc đẩy ĐD tham gia đào tạo liên tục là mong
muốn đạt được và cập nhật kiến thức mới nhất, nâng cao kỹ năng thực hành cũng như
duy trì chuyên môn nghiệp vụ [31].
Một nghiên cứu cắt ngang của nhóm tác giả Chenjuan Ma, Danielle M. Olds,

Nancy E. Dunton, điều tra 7.677 điều dưỡng từ 577 bệnh viện ở 49 tiểu bang trên toàn
Hoa Kỳ (2012). Cuộc điều tra thu thập dữ liệu về chất lượng chăm sóc, mơi trường làm


12
việc của ĐD và các thông tin khác liên quan đến công việc của ĐD. Các hồi quy đa
biến được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa môi trường làm việc của ĐD với chất
lượng chăm sóc và theo các loại đơn vị. Kết quả trung bình có 58% ĐD có chất lượng
chăm sóc xuất sắc và 40% ĐD có chất lượng chăm sóc được nâng lên sau một năm cải
thiện môi trường làm việc. Chất lượng chăm sóc từ 43% ĐD ở các đơn vị y tế tăng lên
73% số ĐD trong các đơn vị sau can thiệp được đánh giá chất lượng chăm sóc tổng thể
tốt hơn. Ước tính hồi quy cho thấy mơi trường làm việc các đơn vị tốt hơn có liên quan
đến chất lượng chăm sóc cao hơn khi kiểm sốt các bệnh viện. Nhóm tác giả kết luận:
Các phát hiện từ nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy việc cải thiện mơi trường làm
việc của ĐD có thể là một chiến lược hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc [30].
1.2.2 Các nghiên cứu về cơng tác chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam
Ngành điều dưỡng Việt Nam được hình thành và phát triển tương đối muộn so
với thế giới, vì vậy trước những năm 2000 cơng tác nghiên cứu khoa học của ĐD còn
rất mới mẻ, các nghiên cứu về chăm sóc NB có nhiều hạn chế. Từ năm 2002 đến nay,
cùng sự phát triển không ngừng của ngành ĐD, lĩnh vực nghiên cứu khoa học về ĐD
của Hội ĐD Việt Nam được đẩy mạnh. Nhiều cơ sở y tế, hội ĐD các cấp đã tham gia
nghiên cứu cơ bản góp phần quan trọng xây dựng và phát triển ngành ĐD.
1.2.2.1 Thực trạng chăm sóc điều dưỡng chung:
Năm 2015 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Phương Hoa và
cộng sự, thực hiện trên 208 NB tại bệnh viện Quân Y 110, nghiên cứu đánh giá thực
trạng giao tiếp của ĐD đối với NB trong quá trình điều trị. Kết quả thu được với
94,23% bệnh nhân đánh giá là chu đáo niềm nở; 99,04% bệnh nhân trả lời ĐD có giải
thích về bệnh tật, cách sinh hoạt và chế độ ăn uống cho thấy mức độ ân cần, chăm sóc
chu đáo của ĐD với người bệnh; 97,6% người bệnh hài lòng về thái độ, ứng xử của
ĐD; 100% người bệnh được hỏi cho biết được ĐD thông báo thuốc và hướng dẫn cách

sử dụng thuốc một cách công khai, tỉ mỷ, cặn kẽ, bảo đảm tốt cho cơng tác chăm sóc và
điều trị NB; 98,7% bệnh nhân thấy khơng phiền hà gì khi nằm điều trị tại bệnh viện.
Kết quả trên cho thấy sự hài lòng của NB tại BV Quân Y 110 là rất cao, có thể do tác
giả khảo sát riêng đối tượng là NB, trong khi họ đang nằm điều trị tại viện nên kết quả
đạt được chưa thật sự khách quan [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng về đánh giá hoạt động chăm sóc NB của
ĐD viên qua NB, người nhà NB tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, ng Bí năm


13
2011 cho thấy hiện nay NB được ĐDV hỗ trợ thay đồ vải là 43,9%, hỗ trợ thay đổi tư
thế là 13,6%, NB ít nhận được sự hỗ trợ chăm sóc khác như vệ sinh răng miệng chỉ đạt
1,5%. Vệ sinh thân thể là 3% và không nhận được sự hỗ trợ đại tiểu tiện. Người nhà
NB hỗ trợ tất cả các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB, nhưng chủ yếu là cho
NB ăn uống 65,2% và thay đồ vải 33,4%. Có thể do tác giả lấy mẫu toàn thể nên chưa
đại diện được cho các NB nặng được chăm sóc tồn diện, liên tục và trực tiếp bởi ĐD,
do tính chất NB ở chế độ chăm sóc cấp II và cấp III hiện nay chỉ dừng lại ở mức hướng
dẫn và hỗ trợ chứ chưa được ĐD trực tiếp chăm sóc [24].
Một nghiên cứu tiến cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2013 đánh giá
kết quả chăm sóc phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần trên 45
NB cao tuổi tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, BV Trung ương quân đội 108 cho thấy:
1 NB có biến chứng trật khớp, 4 NB có biến chứng chảy máu nhiều sau mổ được phát
hiện kịp thời; 100% NB được hướng dẫn luyện tập sau mổ, 92,8% kết quả phục hồi
chức năng đạt loại tốt và rất tốt; Việc theo dõi NB chặt chẽ, hướng dẫn NB luyện tập
đúng qui trình, mối quan hệ hiệp đồng giữa ĐD và bác sĩ đóng vai trò quan trọng đối
với kết quả điều trị [18].
Tác giả Chu Anh Văn và cộng sự (2013), sử dụng phương pháp nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 199 ĐD viên tại Bệnh viện Nhi trung ương về kiến thức thực hành
chăm sóc dinh dưỡng của ĐD viên. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y tế cơng cộng,
tháng 01 năm 2014. Kết quả cho thấy: 25,6% ĐD hiểu đầy đủ về 14 nhu cầu cơ bản của

NB; 33,7% ĐDV không biết đến quy định chăm sóc ĐD theo thơng tư 07/2011/BYT;
60,3% NB được hướng dẫn, nhắc nhở thực hiện chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị
và 85,9% NB được tư vấn giáo dục sức khỏe đầy đủ. Nghiên cứu này đánh giá khá đầy
đủ về nhận thức và hành vi của ĐD về chăm sóc dinh dưỡng cho NB, đặc biệt NB nội
trú [26].
Tác giả Bùi Anh Tú (2015) với nghiên cứu thực trạng cơng tác chăm sóc NB nội
trú của ĐD của viện Y học cổ truyền quân đội. Kết quả chăm sóc dinh dưỡng cho NB
chỉ dừng ở mức độ hướng dẫn; 51,5% người bệnh không được ĐD giải thích về những
loại thực phẩm/thức ăn cần kiêng khem cho NB. Vệ sinh cá nhân của NB chủ yếu do
NB tự làm, khi có yêu cầu hỗ trợ thì do thân nhân NB thực hiện, ĐD chỉ hướng dẫn vệ
sinh cho NB. Sự chủ động của ĐD trong hướng dẫn, giải thích khi sử dụng thuốc cho


14
NB và việc thực hiện quy định cho NB uống thuốc trước sự chứng kiến của ĐD là chưa
tốt [27].
Các nghiên cứu trên chủ yếu đánh giá các hoạt động chăm sóc của đội ngũ ĐD
mà chưa đánh giá sâu về ghi chép hồ sơ ĐD. Một nghiên cứu đánh giá thực trạng ghi
chép hồ sơ ĐD đã được Phan Cảnh Chương và cộng sự tiến hành năm 2012 tại Bệnh
viện Trung ương Huế bằng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu trên 84 nhân viên
y tế và 60 hồ sơ bệnh án. Nghiên cứu cho thấy ĐD ghi chép phiếu chăm sóc diễn biến
chưa kịp thời và chưa đầy đủ chiếm 22%, chưa liên tục chiếm 12%, lượng giá hoạt
động chăm sóc chưa phù hợp chiếm 30% [17].
1.2.2.2 Thực trạng chăm sóc điều dưỡng NB cần CS cấp I
Hiện nay, các nghiên cứu về đối tượng NB cần chăm sóc cấp I rất hạn chế. Một
nghiên cứu trên đối tượng là NB nặng trong khoa Hồi sức cấp cứu gần nhất với đối
tượng NB cần chăm sóc cấp I của Chu Thị Hải Yến đã được thực hiện trên 281 NB, 30
ĐD tại Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp năm 2013. Tác giả thực hiện nghiên
cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính, kết quả nghiên cứu cho
thấy ĐD đã thực hiện tương đối tốt các công tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc NB

được NB đánh giá đều đạt trên 90%. Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục
sức khỏe được ĐDV đánh giá mức thấp nhất chỉ đạt là 83,3%. Kết quả quan sát ĐD cho
thấy: ĐDV thực hiện các công tác chăm sóc cơ bản đạt u cầu 96,6%, cơng tác chăm
sóc hỗ trợ phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt yêu cầu 88%. Nghiên cứu này ngoài
ý kiến từ phía NB cịn có sự tự đánh giá cơng tác chăm sóc từ chính đội ngũ ĐD [28].
Nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp đính tính của tác giả Đào Đức Hạnh
(2015). Khảo sát trên 134 NB cần chăm sóc cấp I tại BV Chấn thương chỉnh hình và
BV Trung ương Quân đội 108 cho kết quả: Công tác tiếp đón NB và cơng tác theo dõi
đánh giá NB đạt kết quả rất cao 94,8%, tiếp theo là công tác phối hợp thực hiện y lệnh
của bác sỹ đạt 94% và hoạt động chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần đạt yêu cầu
93,3%. Kết quả thực hiện một số cơng tác chăm sóc cơ bản đạt kết quả chưa cao như:
Chăm sóc vệ sinh cho NB đạt yêu cầu 75,4%; Chăm sóc dinh dưỡng cho NB đạt yêu
cầu 85,1%; Chăm sóc phục hồi chức năng đạt yêu cầu 85,8%. Với đối tượng nghiên
cứu là NB cần chăm sóc cấp I, việc chăm sóc tồn diện và liên tục được thực hiện bởi
ĐD nên cho kết quả đánh giá khá cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả chọn thời
điểm phỏng vấn lúc NB còn đang nằm điều trị tại khoa nên sẽ tác động không nhỏ tới


15
tâm lý NB khi trả lời phỏng vấn do có thể e ngại khơng nói hết những suy nghĩ và
những nhận xét về ĐD. Do vậy các kết quả đạt được trong nghiên cứu chưa thật sự
khách quan [23].
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu năm 2012 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định
lượng kết hợp định tính của Dương Thị Bình Minh (2012) trên 216 NB, 84 ĐDV và 19
cán bộ y tế tại BV Hữu Nghị cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các công tác với
4 trong 5 nội dung chăm sóc NB được đánh giá đều đạt trên 90%. Tuy nhiên, công tác
tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe chỉ đạt 66,2%, vẫn cịn 8,1% người chăm sóc NB
thực hiện cho NB ăn qua sonde, cịn có tới 46,2% người chăm sóc NB thực hiện việc vệ
sinh cá nhân cho NB. Trong nghiên cứu này đã đã đưa ra yếu tố: thiếu ĐDV, quá tải

công việc của ĐD ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc NB.
Sự phối hợp giữa bác sỹ và ĐD, giữa ĐD với nhau, giữa khoa với một số phịng chức
năng cũng như cơng tác kiểm tra, giám sát cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc chăm sóc
NB của ĐD [21].
Nghiên cứu gần đây (năm 2013) của Phùng Thị Phương tại BV Quân y 354 trên
216 NB và 69 ĐDV trực tiếp chăm sóc NB cho kết quả 97,2% NB đánh giá được ĐDV
đón tiếp tốt, theo dõi và đảnh giá NB tốt đạt 96,3%. Tuy nhiên công tác chăm sóc hồ
trợ tâm lý, tinh thần tỷ lệ đạt yêu cầu chưa cao (86,6%), NB được tư vấn giáo dục sức
khỏe đạt còn thấp 48,15%. Nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt giữa kết quả nội
dung thực hiện cơng việc của ĐD trong và ngồi giờ hành chính, trình độ chun mơn
ĐD ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động chăm sóc của ĐDV, đặc biệt là trong theo dõi,
đánh giá tiên lượng bệnh và tư vấn sức khỏe cho NB [25]
Qua các nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc của ĐD cho thấy việc đánh
giá hoạt động chăm sóc của ĐD là rất quan trọng. Hiện nay công tác này đã được triển
khai thực hiện đồng bộ tại nhiều BV trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc. Tuy nhiên một số hoạt động chăm sóc NB của ĐD như tư vấn giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn NB tự chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần, chăm sóc ăn uống và vệ sinh,
ghi chép hồ sơ ĐD còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố
liên quan đến sự hài lịng về cơng việc của ĐD như trình độ chun mơn, thiếu nhân
lực, cơ hội học tập, áp lực tâm lý, khối lượng công việc và các mối quan hệ với đồng
nghiệp [19]. Hiện nay tại một số BV việc chăm sóc ĐD vẫn cịn những hạn chế nhất


16
định, một số nội dung chăm sóc của ĐD vẫn để người nhà thực hiện đặc biệt là với
những NB nặng. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng cơng tác chăm sóc NB cần chăm sóc
cấp I và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tại sáu khoa lâm sàng theo tiêu chuẩn của TT
07/2011/BYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhằm tìm hiểu thực trạng là rất cần
thiết. Chúng tôi kỳ vọng sau nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp tồn diện, đầy đủ
hơn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc NB tại bệnh viện.

1.3 Một số thông tin khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn:
1.3.1 Giới thiệu Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, với tổng số
giường bệnh 700 giường kế hoạch (thực kê 798); với tổng số 33 khoa phòng.
Cán bộ viên chức bệnh viện: 23 bác sĩ chuyên khoa 2; 48 bác sĩ chuyên khoa 1;
10 thạc sỹ; 450 ĐD (trong đó 110 người có trình độ đại học, cao đẳng) [6].
1.3.2 Tình hình người bệnh điều trị nội trú trong 3 năm vừa qua
Bảng 1.1: Thống kê số lượng NB nội trú và NB cần CS cấp I trong 6 tháng, từ
tháng 3 đến tháng 9 các năm 2015, 2016, 2017.
Đối tượng bệnh nhân

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Điều trị nội trú

20.250

21.018

21.380

Chăm sóc cấp 1

253

305


345

Với lưu lượng NB nội trú và NB cần chăm sóc cấp 1 theo thống kê trên đảm bảo
lấy đủ cỡ mẫu.
Theo thống kê về sự cố y khoa của phòng Quản lý chất lượng bệnh viện đa khoa
tỉnh Lạng Sơn, năm 2017 đã sảy ra 8 sự cố liên quan đến chăm sóc ảnh hưởng đến sức
khỏe NB, kéo dài thời gian điều trị và tăng chi phí điều trị. Các sự cố trên chủ yếu liên
quan đến việc ĐD chưa thật sự quan tâm đến NB, việc chăm sóc NB nặng cịn để người
nhà làm [5].
1.4 Khung lý thuyết
Dựa trên tổng quan các tài liệu, căn cứ vào thông tư 07/TT-BYT hướng dẫn
cơng tác chăm sóc NB, học viên xây dựng khung lý thuyết và có tham khảo khung lý
thuyết trong luận văn của Đào Đức Hạnh [23]. Khung lý thuyết này phù hợp với nghiên
cứu được thực hiện đối với NB cần chăm sóc cấp I tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng
Sơn; học viên sắp xếp theo mục đích nghiên cứu cụ thể: bổ sung thêm các câu hỏi về tư
vấn giáo dục sức khỏe cho NB: phần hướng dẫn tư vấn cho NB biết các biến chứng để


×