Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn y tế và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN HIỆP hòa, bắc GIANG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.04 KB, 98 trang )

TRẦN THỊ HUÊ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HIỆP HÒA, BẮC GIANG
NĂM 2018

Đề cương luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện
Mã số: 8720802

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ HUÊ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HIỆP HÒA, BẮC GIANG
NĂM 2018

Đề cương luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện
Mã số: 8720802
Người hướng dẫn khoa học

Giáo viên hỗ trợ

PGS.TS: Lã Ngọc Quang

PGS.TS: Ngô Văn Toàn

HÀ NỘI, 2018




MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................4
1.1.Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế........................................................4
1.1.1.Các khái niệm....................................................................................................4
1.1.2.Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường...............................5
1.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế....................................................................6
1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT..........................................................20
1.4.Quản lý chất thải rắn Y tế...................................................................................21
1.4.1.Quy trình quản lý chất thải rắn y tế [8]............................................................21
1.4.2.Quản lý CTRYT theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT...................22
1.5.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu........................................................................29
1.5.1.Quản lý chất thải y tế tại bệnh viện..................................................................30
1.6.Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................................32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................33
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................33
2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................33


2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................................34
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................36
2.6. Các biến số nghiên cứu......................................................................................39
2.7.Phương pháp phân tích số liệu............................................................................46

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.........................................................................46
Chương III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ...............................................................................47
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
.................................................................................................................................. 47
3.1.1 Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo QLCTYT...................................47
3.1.2. Thực trạng phân loại CTRYT.....................................................................48
Tần số...................................................................................................................48
Tỷ lệ (%)..............................................................................................................48
3.1.3. Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT......................................................49
Kết quả đạt...........................................................................................................50
Tần suất (n)..........................................................................................................50
Tỷ lệ (%)..............................................................................................................50
3.1.4. Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT.......................................................50
3.1.5. Thực trạng vận chuyển và xử lý CTRYT....................................................52
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
đa khoa huyện Hiệp Hòa..........................................................................................53
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN.................................................................................................55
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................56


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................57
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. 57
Bảng trống đánh giá công tác báo cáo, quản lý CTRYT...............................................57
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................. 58
Bảng kiểm đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phân loại CTRYT.................................58
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................. 59
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. 61
Bảng kiểm đánh giá hoạt động thu gom CTRYT..........................................................61
PHỤ LỤC 5.................................................................................................................. 63

Bảng kiểm đánh giá thực trạng lưu giữ CTRYT...........................................................63
PHỤ LỤC 6.................................................................................................................. 65
Bảng kiểm đánh giá hoạt động vận chuyển CTRYT.....................................................65
Phụ lục 7:...................................................................................................................... 67
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU..............................................................................67
Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa về quản lý chất thải rắn y tế..................67
Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................69
Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn về quản lý chất thải rắn y tế...............................69
Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................71
Điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế...........................................................71
Phụ lục 10: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU...........................................................73
Điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế...............................................................73
Phụ lục 11: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU............................................................74
Hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế.................................................................................74


Phụ lục 12..................................................................................................................... 76
Hướng dẫn thảo luận nhóm bác sỹ về quản lý chất thải rắn y tế...................................76
Phụ lục 13..................................................................................................................... 77
Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế...............77
Phụ lục 14..................................................................................................................... 79
Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế....................79
Phụ lục 15..................................................................................................................... 81
Hướng dẫn thảo luận nhóm hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế.....................................81
Phụ lục 16: BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT
THẢI Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)......................................................................................................................... 82
Phụ lục 17:DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.....................................................83
Phụ lục 18:DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU........................................................86



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Phần viết tắt
BVMT
CSYT
CTNH
CTR
CTRYT
CTYT
NVYT
QLCTRYT
DBFO
EPA
HBV
HCV
HIV

Phần viết đầy đủ
Bảo vệ môi trường
Cơ sở y tế
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn y tế
Chất thải y tế
Nhân viên y tế
Quản lý chất thả rắn y tế
Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận
hành (Design - Build - Operate - Transfer)
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

(Environmental Protection Agency)
Virus viêm gan B (Hepatitis B virus)
Virus viêm gan C (Hepatitis C virus)
Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human

PPP

Immunodeficiency Virus)
Hợp tác công - tư (Public - Private Partner)
Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNICEF

(United Nations International Children's

WHO

Emergency Fund)
Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization)

DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC...................................................................................................................... i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................4

1.1.Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế........................................................4
1.1.1.Các khái niệm....................................................................................................4
1.1.2.Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường...............................5
1.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế....................................................................6
1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT..........................................................20
1.4.Quản lý chất thải rắn Y tế...................................................................................21
1.4.1.Quy trình quản lý chất thải rắn y tế [8]............................................................21
1.4.2.Quản lý CTRYT theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT...................22
1.5.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu........................................................................29
1.5.1.Quản lý chất thải y tế tại bệnh viện..................................................................30
1.6.Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................................32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................33
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................33
2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................33
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.........................................................................34
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................36
2.6. Các biến số nghiên cứu......................................................................................39


2.7.Phương pháp phân tích số liệu............................................................................46
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.........................................................................46
Chương III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ...............................................................................47
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
.................................................................................................................................. 47
3.1.1 Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo QLCTYT...................................47
3.1.2. Thực trạng phân loại CTRYT.....................................................................48
Tần số...................................................................................................................48
Tỷ lệ (%)..............................................................................................................48
3.1.3. Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT......................................................49

Kết quả đạt...........................................................................................................50
Tần suất (n)..........................................................................................................50
Tỷ lệ (%)..............................................................................................................50
3.1.4. Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT.......................................................50
3.1.5. Thực trạng vận chuyển và xử lý CTRYT....................................................52
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
đa khoa huyện Hiệp Hòa..........................................................................................53
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN.................................................................................................55
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................57
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. 57
Bảng trống đánh giá công tác báo cáo, quản lý CTRYT...............................................57


PHỤ LỤC 2.................................................................................................................. 58
Bảng kiểm đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phân loại CTRYT.................................58
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................. 59
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. 61
Bảng kiểm đánh giá hoạt động thu gom CTRYT..........................................................61
PHỤ LỤC 5.................................................................................................................. 63
Bảng kiểm đánh giá thực trạng lưu giữ CTRYT...........................................................63
PHỤ LỤC 6.................................................................................................................. 65
Bảng kiểm đánh giá hoạt động vận chuyển CTRYT.....................................................65
Phụ lục 7:...................................................................................................................... 67
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU..............................................................................67
Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa về quản lý chất thải rắn y tế..................67
Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................69
Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn về quản lý chất thải rắn y tế...............................69
Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................71

Điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế...........................................................71
Phụ lục 10: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU...........................................................73
Điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế...............................................................73
Phụ lục 11: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU............................................................74
Hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế.................................................................................74
Phụ lục 12..................................................................................................................... 76
Hướng dẫn thảo luận nhóm bác sỹ về quản lý chất thải rắn y tế...................................76
Phụ lục 13..................................................................................................................... 77


Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế...............77
Phụ lục 14..................................................................................................................... 79
Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế....................79
Phụ lục 15..................................................................................................................... 81
Hướng dẫn thảo luận nhóm hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế.....................................81
Phụ lục 16: BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT
THẢI Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)......................................................................................................................... 82
Phụ lục 17:DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.....................................................83
Phụ lục 18:DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU........................................................86


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các hoạt động y tế, có tính nguy
hại, phức tạp, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đang
là mối quan tâm của toàn thế giới[8]. Chất thải y tế đang trở thành vấn đề môi
trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm
cho môi trường dân cư xung quanh, gây dư luận trong cộng đồng. Theo nghiên cứu

của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị
và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng chất thải rắn y tế trong
toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là chất thải rắn y tế
nguy hại. Lượng chất thải rắn trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó chất thải
rắn y tế nguy hại tính trung bình là 0,14-0,2 kg/giường/ngày. Theo báo cáo hiện
trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Bộ Tài nguyên-Môi trường,
mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2018, lượng chất thải
rắn y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày [5]. Hầu hết các
chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các
loại chất thải rắn khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận
trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể
[5].
Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng II theo
quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Giang với công suất sử dụng giường bệnh là 114% với 185.083 lượt khám.
Cũng như nhiều bệnh viện huyện khác, tại đây vẫn chưa có hệ thống xử lý tiêu hủy
rác thải y tế nên khối lượng rác thải rắn được thải ra gây không ít khó khăn trong
vấn đề quản lý, xử lý chất thải rắn [1].
Để trả lời cho câu hỏi thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay của Bệnh
viện đa khoa huyện Hiệp Hòa đang diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn ở bệnh viện hiện nay? Chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh


2
hưởng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang năm 2018” nhằm đưa
ra các thông tin về quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, từ
đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại bệnh viện.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Huyện Hiệp
Hòa, Bắc Giang năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn y tế
tại bệnh viện đa khoa Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang năm 2018.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế

1.1.1. Các khái niệm
Trong nghiên cứu này, các khái niệm được tham khảo và trích dẫn chủ yếu từ
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y
tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải y tế và các
văn bản, quy định khác của Nhà nước .
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở
y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực
hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế.
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng
gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở
xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản
phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.


5
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
1.1.2. Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường
1.1.2.1.

Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe

Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTRYT nguy hại, bao gồm những người làm
việc trong cơ sở y tế, những người ngoài cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển
CTRYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với CTRYT nguy hại do sai
sót trong khâu quản lý CTRYT đều là những người có nguy cơ cao bị ảnh hưởng
sức khỏe bởi CTRYT nguy hại.

Trong đó, chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ
gây tổn thương kép tới sức khỏe con người, nghĩa là vừa gây chấn thương do vết
cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất
thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), virus HIV,…..[12].
Một nghiên cứu của Jacques Pépin và cộng sự đã chỉ ra trên thế giới, trong năm
2010, có từ 16.939 – 33.877 trường hợp nhiễm HIV; 157.592 – 315.120 ca nhiễm
HCV và 1.679.745 ca nhiễm HBV là do tiêm chích không an toàn. [34]
1.1.2.2.

Ảnh hưởng của CTRYT tới môi trường

Đối với môi trường đất
Quản lý CTRYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTRYT tại các bãi chôn lấp
không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hoá
chất độc hại,….gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó
khăn.
Đối với môi trường không khí
Chất thải rắn y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác
động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, phát sinh
trong các khâu phân loại – thu gom – vận chuyển CTYT có thể phát tán trong không
khí. Trong khâu xử lý, đặc biệt là các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị
xử lý khí thải có thể gây ra các chất khí độc hại như: bụi, các khí axit, Dioxin và
Furan (khi đốt cháy chất thải có thành phần halogen ở nhiệt độ thấp), kim loại nặng.
Ngoài ra một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất gây


6
ô nhiễm không khí như: CH4, H2S,…. [9]
Đối với môi trường nước
Chất thải rắn y tế nếu không được chôn lấp, hoặc được chôn lấp nhưng

không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh, hoặc chôn lấp chất thải y tế chung
với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Mặc khác, hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước ngầm, đặc biệt là ở
vùng nông thôn còn cao. Chính vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh khi người dân sử dụng
nguồn nước này là rất lớn.
1.2.

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế

1.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Chất thải y tế là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động chăm sóc sức
khỏe. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, ước tính có 80% chất thải ở bệnh viện
giống chất thải phát sinh từ hộ gia đình hoặc các loại chất thải đô thị và chúng
không gây nguy hiểm. Còn lại 20% được xem là các loại chất thải truyền nhiễm,
độc hại và có thể là chất phóng xạ… Mỗi năm ước tính có khoảng 16.000 triệu bơm
kim tiêm được quản lý trên toàn thế giới, nhưng không phải bơm kim tiêm nào cũng
được xử lý đúng cách [35].
Lượng chất thải y tế phát sinh thì phụ thuộc vào mức thu nhập của quốc gia
và loại trang thiết bị sử dụng. Nhìn chung, các nước thu nhập trung bình và thấp có
lượng chất thải y tế phát sinh thấp hơn nhiều so với các nước thu nhập cao[37].
Theo thống kê, một giường bệnh phát sinh 10kg chất thải mỗi ngày ở một bệnh viện
tại nước có thu nhập cao[34]. Ước tính của WHO, trung bình mỗi ngày mỗi giường
bệnh phát sinh 0,5 kg chất thải nguy hại, ở các nước thu nhập thấp thì con số thống
kê thấp hơn nhiều, trung bình khoảng 0,2kg/giường/ngày[35]. Lượng chất thải y tế
phát sinh một giường bệnh mỗi ngày tại Bắc Mỹ từ 7-10kg, Tây Âu là 3-6kg, Trung
Đông từ 1,3-3kg, Mỹ Latin từ 3kg, Ấn Độ là 1-2kg, Đông Âu là 1,4-2kg, Đông Á
2,5-4kg ở nước thu nhập cao và 1,8-2,2kg ở nước thu nhập trung bình[32],[33].
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về khối lượng chất thải rắn phát
sinh hàng năm trên thế giới. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải
bao gồm: quy mô hoạt động của bệnh viện; loại bệnh viện; quy định chính sách về



7
phân loại chất thải; mức độ phát triển của đất nước; thời gian; địa điểm;…[28]

Bảng 1. 1: Lượng chất thải bệnh viện phát sinh tại một số vùng trên thế giới [28]
Vùng địa lý

Chất thải phát sinh hàng ngày (kg/giường)

Bắc Mỹ
7 – 10
Tây Âu
3–6
Châu Mỹ Latin
3
Đông Á
Các nước có thu nhập cao
2,5 – 4
Các nước có thu nhập trung bình
1,8 – 2,2
Đông Âu
1,4 – 2
Đông Địa Trung Hải
1,3 – 3
Ở các nước có thu nhập cao, trình độ của các y bác sỹ cao, kỹ thuật y khoa
phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cao nên khối lượng chất thải
phát sinh cũng nhiều hơn so với những nước có thu nhập trung bình và thấp.
Bảng 1. 2: Chất thải y tế phát sinh theo mức thu nhập quốc gia [28]
Mức thu nhập quốc gia

Các nước có thu nhập cao:
Tổng lượng chât thải y tế
Chất thải y tế nguy hại
Các nước có thu nhập trung bình:
Tổng lượng chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại
Các nước có thu nhập thấp:
Tổng lượng chất thải y tế

Mức thải hàng năm (kg/người dân)
1,1 – 12
0,4 – 5,5
0,8 – 6
0,3 – 0,4
0,5 – 3

Tại các nước Đông Nam Á, các quốc gia thuộc khu vực này cũng đang đối
mặt với các thách thức đáng kể tồn tại liên quan đến việc quản lý thích hợp và xử lý
tốt chất thải y tế. Lượng chất thải y tế ngày càng tăng liên tục. Trước đây, chất thải y
tế đa số được xử lý theo hình thức đốt, hiện nay hệ thống quản lý phát triển toàn
diện hơn vì có hệ thống xử lý chất thải y tế. Dự án phát triển trong lĩnh vực chất thải
y tế được tập trung tại 3 nước là Lào, Indonesia và Việt Nam[29].


8
Trên thế giới, việc thiêu đốt CTRYT từng là biện pháp xử lý phổ biến nhất.
Tại Đức từng có trên 550 lò đốt CTRYT vào năm 1984. Tại Mỹ, vào năm 1988, Cục
BVMT ước tính có khoảng 80% chất thải bệnh viện được thiêu đốt. Để hạn chế phát
thải POPs như dioxin và furan, các nước phát triển kiểm soát chặt chẽ các lò đốt
bằng những tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và loại bỏ những lò đốt quy mô nhỏ

trong CSYT . Ở Mỹ, số lượng lò đốt CTRYT đã giảm mạnh từ 2.373 vào năm 1995
xuống còn 54 lò trong năm 2010 và còn 33 lò trong năm 2013. Đến năm 2002, Đức
đã cho đóng tất cả các lò đốt quy mô nhỏ trong các bệnh viện, mặc dù hiện vẫn còn
vận hành một số lò đốt quy mô lớn. Ailen và Bồ Đào Nha đã loại bỏ hoàn toàn tất
cả các lò đốt CTRYT.
Để hạn chế việc thiêu đốt, các nước phát triển đã áp dụng công nghệ không
đốt như khử khuẩn bằng hơi nước (lò hấp), khử khuẩn bằng vi sóng, khử khuẩn
bằng hóa chất, công nghệ tan chảy hay plasma… Lò hấp được các bệnh viện trên
thế giới sử dụng để khử khuẩn vật liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ chất thải lây
nhiễm cao) trong khoa xét nghiệm từ những năm 1970. Trong năm 1997, một khảo
sát của Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Mỹ thống kê hơn 1.500 công nghệ không
đốt được lắp đặt để xử lý CTRYT trên nước Mỹ. Khử khuẩn bằng hơi nước kết hợp
với nghiền cắt đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, đạt tỷ lệ 46,4% trong số các phương
pháp để xử lý CTRYT vào năm 2002 . Ở Nhật Bản, đến năm 2006, 6% công ty xử
lý CTRYT sử dụng công nghệ tan chảy.
Nhiều nước đang phát triển trên thế giới đã và đang đi theo xu hướng loại bỏ
các lò đốt CTRYT quy mô nhỏ trong các bệnh viện, chuyển sang mô hình xử lý tập
trung và áp dụng công nghệ không đốt nhằm hạn chế phát thải dioxin và furan ra
môi trường không khí (theo Công ước Stốckhôm). Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hầu
hết CTRYT hiện đang được xử lý bởi các nhà máy xử lý tập trung. Năm 2006, Nhật
Bản có khoảng 296 công ty xử lý chất thải lây nhiễm, ký hợp đồng cung ứng dịch
vụ với 98% bệnh viện, trong khi đó, có ít hơn 0,8% số bệnh viện tự xử lý [ ]. Ở
Hàn Quốc, 90% lượng CTRYT được xử lý tập trung [ ]. Ở Ấn Độ, lò đốt chỉ được
phép vận hành trong cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trung, trong khi việc lắp đặt các


9
lò đốt đơn lẻ trong CSYT không được khuyến khích. Ấn Độ giới thiệu các công
nghệ không đốt vào hệ thống văn bản pháp quy từ năm 1996, nhờ đó, các công nghệ
không đốt được áp dụng rộng rãi với 2.710 lò hấp, 179 lò vi sóng và 4.250 máy

nghiền cắt vào năm 2012. Hiện có hơn 205 cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trung
cung cấp dịch vụ xử lý CTYT cho hơn 70% CSYT trong toàn quốc [ ]. Từ năm
2004, Trung Quốc đã phê duyệt và triển khai Kế hoạch quốc gia xây dựng các cơ sở
xử lý CTNH và CTYT tập trung, trong đó có 331 cơ sở xử lý CTRYT tập trung.
Đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã xây dựng 272 cơ sở xử lý CTRYT tập trung ở
các tỉnh, thành phố. Trong số đó, có 137 cơ sở lựa chọn công nghệ thiêu đốt và 135
cơ sở lựa chọn công nghệ không đốt. Tỷ lệ số cơ sở xử lý CTRYT áp dụng công
nghệ không đốt ở Trung Quốc đã hơn 50%, cho thấy công nghệ không đốt đã trở
thành lựa chọn chủ yếu ở nước này [ ].
Tùy theo điều kiện kinh tế,sự phát triển về khoa học kỹ thuật, mỗi quốc gia
có cách quản lý, cách xử lý chất thải rắn khác nhau.. như sử dụng phương pháp đốt
( Singapore); hoặc tại Pháp 80% sử dụng phương pháp vi sinh (pháp) hoặc sử dụng
phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là chủ yếu (Phần Lan, Thái Lan, Anh) [29]. Tuy
nhiên, không phải tất cả các quốc gian đều có hệ thống xử lý chất thải đủ tiêu chuẩn
và thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của WHO và UNICEF năm 2015 cho
thấy, chỉ có 58% cơ sở y tế được chọn từ 24 quốc gia có hệ thống xử lý chất thải y
tế đạt tiêu chuẩn[38].
Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với các thách thưc trong
quản lý, xử lý chất thải y tế. Trước đây, đa số chất thải y tế được xử lý theo hình
thức đốt, tuy nhiên trong thời gian gần đây đã áp dũng nhiều kỹ thuật mới phù hợp
với tình hình xử lý chất thải trên thế giới, dự án xử lý chất thải y tế đã được triển
khai và bước đầu hoạt động có hiệu quả tại 3 nước Lào, Indonesia và Việt Nam[29].
Nghiên cứu đánh giá quản lý chất thải y tế tại bảy bệnh viện tại Lagos,
Nigeria năm 2016 cho thấy lượng chất thải của một bệnh nhân là
0,181kg/ngày/giường; Các phương tiện vận chuyển chất thải chưa được đầu tư đúng
quy định. Việc xử lý chất thải tại các bệnh viện còn kém, chưa đầy đủ tại các bệnh
viện. Nghiên cứu chỉ mới đánh giá thực trạng, chứ chưa đánh giá được các yếu tố


10

ảnh hưởng đến quản lý chất thải tại địa bàn nghiên cứu. [33]
Kết quả nghiên cứu của Kizito Kuchibanda and Aloyce W. Mayo tại 3 bệnh
viện thuộc thành phố Shinyanga, Tazania đã chỉ ra sự yếu kém trong quản lý chất
thải tại 3 bệnh viện này, các loại chất thải y tế không được phân loại riêng mà được
để chung, trong khi đó trang bị bảo hộ cho nhân viên xử lý không đầy đủ gây nguy
cơ nhiễm bệnh rất cao cho nhóm đối tượng này. Các khu vực lưu giữ tạm thời
không có hàng rào, hay được che chắn. Một trong số các bệnh viện được nghiên cứu
vận chuyên chất thải y tế đến bãi rác thành phố, không có thùng đựng riêng biệt
được đậy kín, trong quá trình vận chuyển, rất có thể rác thải sẽ bị rơi vãi, gây nguy
hiểm đến sức khỏe nghiêm trọng cho người lao động. [32]
Theo kết quả điều tra của một nghiên cứu về chất thải rắn y tế tại 44 bệnh
viện công và 15 bệnh viện chuyên khoa tại Iran cho thấy, khối lượng chất thải rắn
phát sinh trên một giường bệnh một ngày là 3,16kg/giường/ngày tại bệnh viện công
và 3,7kg/giường/ngày tại bệnh viện chuyên khoa. Tỷ lệ các loại chất thải rắn tại
bệnh viện công là 56% chất thải chung, 42% chất thải y tế, 25% chất thải sắc nhọn;
ở bệnh viện chuyên khoa là 63% chất thải chung, 36% chất thải y tế. Nghiên cứu
cũng chỉ ra các vấn đề về quản lý chất thải tại đây là tình trạng phân loại chất thải
rất kém, các loại chất thải nguy hại được phân loại và xử lý với nhất thải thông
thường. [33].
Một nghiên cứu về quản lý CTYT tại bệnh viện Đại học Norfolk và
Norwich Anh (2011) của tác giả Kevin Paul Pudussery, cho khoảng 10% nhân
viên y tế rất thường xuyên và 50% nhân viên y tế thường xuyên đưa chất thải vào
sai thùng; và 30% nhân viên y tế hiếm khi đưa chất thải vào sai thùng và 10%
tuyên bố rằng họ không bao giờ đưa chất thải vào sai thùng rác [32].
1.2.2. Thực trạng về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên năm 2012 của tác giả
Nguyễn Thị Bích Trang. Tác giả đánh giá quản lý chất thải rắn y tế theo quy trình
bao gồm 4 hoạt động: phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: hầu hết các khoa phòng trong bệnh viện đã được trang bị đầy đủ cho việc
thu gom, phân loại CTRYT với tần suất thu gom là 1-2 lần/ngày. Bệnh viện chưa có



11
túi màu trắng đựng chất thải tái chế; Việc vận chuyển CTRYT chưa đạt yêu cầu do
không có phương tiện vận chuyên riêng CTRYT nguy hại và chất thải thông
thường, số xe chuyên dụng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu sử dụng nhưng không
đảm bảo đúng yêu cầu; Về xử lý CTRYT bệnh viện thực hiện khá tốt, sử dụng công
nghệ hấp tiệt trùng với công suất sử dụng tối đa, không để tồn đọng rác quá 48 giờ;
Trong nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến quản lý
CTRYT như: Quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế; Sự ủng hộ của ban
lãnh đạo bệnh viện; Các quy định do bệnh viện xây dựng; Tập huấn cho NVYT; Sự
giám sát và kiểm tra của phòng Điều dưỡng và khoa KSNK; Trang bị về xử lý
CTRYT hiện đại, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số khó
khăn như: trang bị phục vụ việc thu gom, vận chuyển của bệnh viện chưa đáp ứng
được nhu cầu; hạn chế về nhân lực do nhân viên quản lý chất thải hiện nay đang
kiêm nhiệm; kinh phí để mua mới các xe vận chuyển chất thải còn thiếu. [22]
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác ngoài việc đánh giá chung về cơ sở vật chất
phục vụ quản lý CTRYT, đều đánh giá về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế
để đánh giá việc thực hiện quản lý CTRYT, cụ thể như: đối với phân loại, các
nghiên cứu đánh giá trên đối tượng là điều dưỡng; đối với thu gom, vận chuyển, các
nghiên cứu đánh giá trên đối tượng là hộ lý hoặc nhân viên vệ sinh, chưa đánh giá
chung về quy trình quản lý chất thải rắn y tế. Điều này là một hạn chế trong nghiên
cứu khi ở từng khâu của quy trình quản lý có những đối tượng nghiên cứu khác
nhau, nhất là trong khâu phân loại có nhiều đối tượng cùng tham gia phân loại
CTRYT chứ không riêng điều dưỡng. Một số nghiên cứu có thể chỉ ra là:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huynh tại bệnh viện E năm 2016 đánh giá việc
quản lý CTRYT theo thông tư 43/2007/QĐ-BYT qua việc đánh giá cơ sở vật chất,
kiến thức, thực hành của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về cơ sở vật
chất phục vụ quản lý CTRYT của bệnh viện còn thiếu, nhân viên thực hiện sai quy
định. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về các khâu phân loại, thu gom vận

chuyển và lưu giữ các chất thải chưa cao, một số khâu tỷ lệ trả lời đúng còn thấp, ví
dụ như: tỷ lệ NVYT đạt kiến thức chung về quản lý chất thải là 76,3%, kiến thức về
thu gom đạt 66,2%, tỷ lệ thực hành phân loại chất thải là 78,9%. Về các yếu tố ảnh


12
hưởng, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố: kinh phí, sự quan tâm của lãnh đạo, tập
huấn, kiếm tra giám sát ảnh hưởng đến hoạt động QLCTRYT. [24]
Nghiên cứu của Lê Phú Gia tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Nam năm
2016. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phân loại (36,5%), thu gom (71,4%),
vận chuyển đúng CTRYT của nhân viên y tế khá thấp. Các loại trang bị về vận
chuyển chất thải còn thiếu, 100% các khoa chưa có xe vận chuyển chuyên dụng,
nên việc vận chuyển CTRYT chưa được thực hiện đúng quy định. Mặt khác, việc
lưu giữ chất thải của bệnh viện đạt kết quả tốt với 100% thực hiện đúng quy định.
Trong nghiên cứu này chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quản lý
CTRYT của nhân viên y tế như: cơ sở vật chất không đảm bảo về số lượng, quy
cách; Công tác kiểm tra giám sát và hoạt động giám sát chưa hiệu quả, còn mang
tính hình thức; Nhân lực thu gom, vận chuyển có thiếu, trong một số thời điểm quá
tải công việc có thể dẫn đến sai sót; Kinh phí cho hoạt động quản lý CTRYT không
đủ và phân bổ chưa hợp lý. [20]
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy và Phan Mạnh Tường về thực trạng
quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2011 cho
thấy tại các vị trí quan sát ở các khoa lâm sàng có 12,5% túi đựng chất thải đủ màu
sắc, 12,5% có phương tiện đựng chất thải theo quy định. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy hoạt động phân loại chất thải rắn ngay tại nơi phát sinh, phân loại bơm kim
tiêm, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải sinh hoạt đều đạt 100,0%, tuy
nhiên phân loại các loại chất thải sắc nhọn khác chỉ đạt 19,6%, phân loại chất thải
tái chế đạt 7,1%. Về việc thu gom chất thải rắn y tế, tất cả các khoa đều có thùng
thu gom tương ứng nhưng việc thực hiện thu gom riêng chỉ đạt 66,1% và thu gom
đúng lượng chất thải đầy ¾ túi chỉ đạt 70,1%. Hầu hết chất thải tại các khoa lâm

sàng đều được vận chuyển ≥ 1 lần/ngày nhưng buộc kín miệng túi khi thu gom chỉ
đạt 53,6%, không làm rơi vãi chất thải chỉ đạt 94,6%, không có xe vận chuyển và
đường quy định riêng. Về việc lưu trữ chất thải rắn y tế, 100,0% chất thải được lưu
trữ trong phòng riêng biệt tại kho lưu trữ tập trung của bệnh viện, thời gian lưu trữ
đúng quy định đạt 71,4%. Kết quả quan sát khu vực tập trung lưu trữ chất thải của
bệnh viện cho thấy khu lưu trữ gần khu vực nhà xe, lối đi của nhân viên, các loài


13
con trùng, gặm nhấm vẫn có thể xâm nhập vào kho lưu trữ, chưa có phương tiện rửa
tay cho nhân viên, chưa có nhà bảo quản lạnh[17].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung về thực trạng công tác quản lý chất thải
y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2011 cho thấy về công
tác phân loại tại 03 bệnh viện tuyến huyện chỉ đạt tỷ lệ rất thấp từ 35%-40% so với
quy định đề ra. So sánh với các bệnh viên tuyến tỉnh thì công tác này ít được quan
tâm và kết quả thực hiện kém hơn nhiều (Bệnh viện C mức độ chấp hành tính trung
bình lên đến hơn 70%, …). Về công tác vận chuyển chất thải chỉ có bệnh viện C là
có mức độ tuân thủ tương đối tốt, còn bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép và 3
bệnh viện tuyến huyện thì rất kém. Về công tác xử lý chất thải rắn kết quả cho thấy
bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép có tình trạng giống nhau, tức là sau khi
chuyển chất thải cho đơn vị ký hợp đồng, họ phó mặc hết tất cả cho đơn vị này và
không còn tiếp tục kiểm soát nữa. Còn đối với các bệnh viện tuyến huyện việc xử lý
thủ công ngay trong khuân viên bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Đánh giá về công tác lƣu giữ chất thải có thể thấy rằng các đơn vị tại địa phương
thường có diện tích mặt bẳng lớn nên việc dành 1 phần diện tích cho việc lưu giữ
chất thải không phải là khó khăn. Việc tuân thủ theo quy định này cũng rất tốt đối
với 3 bệnh viện tuyến tỉnh. Còn đối với 3 bệnh viện tuyến huyện là rất kém [19].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên về thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh
viện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2009 cho thấy bệnh viện đã thực hiện
việc thu gom, phân loại chất thải theo quy định nhưng chất lượng thực hiện thu gom

còn hạn chế, phân loại sai mã màu, thường xuyên chứa đầy rác trong các thùng, còn
để lẫn chất thải thông thường với chất thải y tế nguy hại, tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm
quy chuẩn đạt mức khá (64,3%). Chất thải y tế được vận chuyển, lưu giữ hàng ngày
theo quy định nhưng chưa tốt, còn có một số hạn chế như còn để rơi vãi rác và để rò
rỉ nước rác ra đường khi vận chuyển và bốc mùi hôi, tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy
chuẩn đạt mức trung bình (51,9%). Công tác xử lý chất thải y tế của bệnh viện thực
hiện tốt, chất thải y tế đã được vận chuyển đi xử lý hợp vệ sinh, tỷ lệ điểm đạt/tổng
điểm quy chuẩn đạt mức 95,7% [16].
Năm 2013, Đinh Tấn Hùng thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh


14
Hòa cũng cho kết quả tương tự, khi 100% các khoa trong bệnh viện đã thực hiện
việc phân loại CTRYT tại thời điểm phát sinh và phân loại CTRYT nguy hại riêng
biệt với CTRYT thông thường theo quy định của Bộ Y tê. 100% các khoa có thùng
thu gom CTRYT tại nơi làm thủ thuật và có bảng hướng dẫn quy định nơi đặt thùng
thu gom và tiến hành thu gom đúng quy định. 70% các khoa phòng có xe vận
chuyển CTRYT [14].
Năm 2013, Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Điệp tại bệnh viện Đa
khoa thành phố Vinh cho thấy toàn bộ phòng khoa đã thực hiện phân loại ngay tại
nơi phát sinh nhưng chưa đúng mã màu vì dụng cụ chưa đáp ứng. Túi đựng chất
thải đủ về số lượng và chất lượng nhưng thiếu túi màu trắng, thùng đựng chất thải
chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, số lượng và màu sắc. Xe vận chuyển chất
thải có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế [18].
.
1.2.3. Về ban hành sử dụng văn bản quản lý chất thải y tế:
Về thực trạng văn bản quản lý chất thải y tế được ban hành rất nhiều từ các
cơ quan quản lý cấp nhà nước, tuy nhiên, có nhiều văn bản hết hiệu lực, nhiều văn
bản chồng chéo hoặc chưa phù hợp với thực tiễn tại các bệnh viện. Thực trạng triển
khai áp dụng văn bản quản lý môi trường y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh, cơ

sở y tế dự phòng cho thấy còn nhiều vướng mắc trong triển khai như: chưa nắm
được các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, hoặc
chưa đăng ký chủ thải, chủ vận chuyển chất thải rắn với ngành Tài nguyên môi
trường. [25]
1.2.3.1.

Thực trạng phát sinh CTRYT

Hiện nay, số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế đang có xu hướng gia tăng,
kéo theo đó là sự phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động y tế tăng theo. Theo
nghiên cứu điều tra của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế và Viện kiến trúc, Quy
hoạch đô thị và Nông thôn – Bộ xây dựng năm 2009 – 2010, tổng lượng CTRYT
trong toàn quốc khoảng 100 tấn – 140 tấn/ngày, trong đó có 16 – 30 tấn/ngày là
CTRYT nguy hại. Lượng CTRYT trung bình là 0,86 kg/giường.ngày, trong đó có
CTRYT nguy hại tính trung bình là 0,14 – 0,2 kg/giường/ngày [5]. Với mức tăng


×