B GIO DC V O TO
TRNG I HC THNG LONG
PHM THANH HNG
KIếN THứC, THựC HàNH CHĂM SóC CủA NGƯờI
BệNH
ĐáI THáO ĐƯờNG TýP 2 Và MộT Số YếU Tố ảNH
HƯởNG TạI KHOA KHáM BệNH BệNH VIệN
BạCH MAI
Chuyờn ngnh : iu dng
Mó s
: 8 72 03 01
LUN VN THC S IU DNG
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Hong Vn Ngon
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Bộ môn Điều Dưỡng Trường Đại học Thăng Long Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ
Hoàng Văn Ngoạn – người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn. .
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong bộ môn
Điều Dưỡng - trường Đại Học Thăng Long Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và truyền đạt kiến thức cho tôi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong cuộc
sống và sự nghiệp
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2019
Phạm Thanh Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thanh Hương, học viên lớp cao học khóa 6, chuyên ngành
Điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. BS Hoàng Văn Ngoạn.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2019
Người viết cam đoan
Phạm Thanh Hương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA:
American diabetes Association
B/M:
BHYT
BMI:
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
Chỉ số bụng mông
Bảo hiểm y tế
Body Mass Index
ĐTĐ:
HDL-C:
Chỉ số khối cơ thể
Đái tháo đường
High Density Lipoprotein
IDF:
Cholesterol tỷ trọng cao
International Diabetes Federation
JNC:
Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế
United States Joint National Committee
LDL- C:
Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ
Low Density Lipoprotein
TC:
TG:
THA:
UKPDS:
Cholesterol - Cholesterol tỷ trọng thấp
Total Cholesterol - Cholesterol toàn phần
Triglycerid
Tăng huyết áp
United Kingdom Prospective Diabetes Study
WHO:
Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường.................................3
1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường.............................................3
1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường.............................................3
1.2. Phân loại đái tháo đường........................................................................4
1.2.1. Đái tháo đường týp 1.....................................................................4
1.2.2. Đái tháo đường týp 2.....................................................................5
1.2.3. ĐTĐ thai kỳ...................................................................................6
1.2.4. Các loại ĐTĐ khác........................................................................6
1.3. Chẩn đoán và điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường......6
1.3.1. Chẩn đoán......................................................................................6
1.3.2. Điều trị và chăm sóc cho người ĐTĐ...........................................8
1.3.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường................................................12
1.4. Chăm sóc, điều trị và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2
15
1.4.1. Quản lý điều trị đái tháo đường...................................................15
1.4.2. Chăm sóc, điều trị và một số yếu tố liên quan đến ĐTĐ týp 2...17
1.5. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam.......................21
1.5.1. Trên thế giới................................................................................21
1.5.2. Tại Việt nam................................................................................22
Chương 2........................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................24
2.1.1. Đối tượng, tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ................24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................24
2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................25
2.2.2. Cỡ mẫu........................................................................................25
2.3. Thu thập thông tin................................................................................25
2.3.1. Quy trình thu thập số liệu............................................................25
2.3.2. Các số liệu cần thu thập..............................................................26
2.4. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu....................................................27
2.5. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................29
2.6. Sai số và cách khống chế sai số............................................................29
2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................29
2.6.2. Các sai số có thể gặp phải...........................................................30
2.6.3. Cách khống chế sai số.................................................................30
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................30
Chương 3........................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................31
3.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh.........................................36
3.2.1. Kiến thức của người bệnh.................................................................37
3.2.2. Thực hành chăm sóc người bệnh.................................................40
Về khám định kỳ, chỉ có 1 người khám định kỳ không đảm bảo được theo
lịch hẹn vì không có người hỗ trợ mình đi khám bệnh...............................43
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh ĐTĐ........................43
Chương 4........................................................................................................50
BÀN LUẬN....................................................................................................50
4.1. Bàn luận về đặc điểm đối tượng nghiên cứu........................................50
4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................50
4.1.2. Đặc điểm bệnh của người bệnh...................................................52
4.2. Bàn luận về kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh ĐTĐ.............56
4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh ĐTĐ....60
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
DANH MỤC BẢNG
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết (TCYTTG
- 1999) [1]..........................................................................................................7
Chẩn đoán đái tháo đường:............................................................................7
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:................................................................7
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,1 mmol/l.......................................................7
Đo ở mao mạch toàn phần: > 6,1 mmol/l......................................................7
Đo ở huyết tương tĩnh mạch: > 7 mmol/l......................................................7
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:..................7
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 10 mmol/l........................................................7
Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: > 11,1 mmol/l...........................................7
Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: > 11,1 mmol/l........................................7
Chẩn đoán rối loạn dung nạp Glucose (IGT):..............................................7
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:................................................................7
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l..........................................7
Đo ở mao mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.........................................7
Đo ở huyết tương tĩnh mạch: 6,1 đến < 7 mmol/l.........................................7
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:..................7
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,7 đến < 11,1 mmol/l.....................................7
Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: 7,8 đến < 11,1 mmol/l..............................7
Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: 7,8 đến < 11,1 mmol/l...........................7
Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG):..............................................................7
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:................................................................7
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l..........................................7
Đo ở mao mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.........................................7
Đo ở huyết tương tĩnh mạch: 5,6 đến > 6,1 mmol/l......................................8
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:..................8
Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,7 mmol/l.......................................................8
Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: <7,8 mmol/l..............................................8
Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: <7,8 mmol/l...........................................8
Bảng 2.1. Biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............27
Bảng 2.2. Các biến số thuôc mục tiêu 1.......................................................27
Bảng 2.3. Các biến số thuộc mục tiêu 2.......................................................28
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn (n = 493)................32
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp (n = 493).......................32
Bảng 3.4. Đặc điểm nơi sống của người bệnh (n = 493).............................33
Bảng 3.5. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ theo giới. .34
(n = 493).........................................................................................................34
Bảng 3.6. Bệnh mắc kèm của người bệnh (n = 493)...................................35
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm mỡ máu và creatinin theo giới tính...........35
(n = 493).........................................................................................................35
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm đường huyết theo giới tính (n= 493).........36
Bảng 3.9. Hiểu biết về bệnh ĐTĐ của 493 người bệnh ĐTĐ týp 2...........37
Bảng 3.10. Kiến thức về các biến chứng có thể có của bệnh ĐTĐ............38
(n= 493)..........................................................................................................38
Bảng 3.12. Kiến thức về dùng thuốc (n= 493).............................................39
- 100% người bệnh cho là cách dùng thuốc uống đúng là dùng liên tục và
điều chỉnh theo chỉ định của bác sỹ khi khám định kỳ. Với thuốc tiêm, chỉ
có 43,2% người bệnh cho là cách dùng thuốc đúng là dùng liên tục và
điều chỉnh theo chỉ định của bác sỹ khi khám định kỳ, có đến 56,4% số
người bệnh không trả lời..............................................................................40
Tỷ lệ người dùng thuốc uống là 56,6, không có người nào chỉ dùng thuốc
tiêm, tỷ lệ người dùng cả thuốc uống và thuốc tiêm là 43,4%...................40
Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ các chế độ điều trị.........41
(n= 493)...........................................................................................................41
Bảng 3.15. Tỷ lệ lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị........42
(n = 493)..........................................................................................................42
Bảng 3.16. Hoạt động thể lực của người bệnh ĐTĐ...................................43
TT....................................................................................................................43
Hình thức hoạt động......................................................................................43
n.......................................................................................................................43
Tỷ lệ (%).........................................................................................................43
Số ngày tập trung bình trong tuần...............................................................43
Thời gian trung bình trong ngày..................................................................43
1.......................................................................................................................43
Đi bộ................................................................................................................43
357...................................................................................................................43
72,4..................................................................................................................43
6,3....................................................................................................................43
1,0....................................................................................................................43
2.......................................................................................................................43
Chạy................................................................................................................43
2.......................................................................................................................43
0,4....................................................................................................................43
6,5....................................................................................................................43
1,0....................................................................................................................43
3.......................................................................................................................43
Đi xe đạp.........................................................................................................43
56.....................................................................................................................43
11,4..................................................................................................................43
6,7....................................................................................................................43
1,1....................................................................................................................43
Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tượng nhận được hướng dẫn về chăm sóc cho người
ĐTĐ (n = 493)................................................................................................43
Bảng 3.18. Sự hỗ trợ của gia đình với việc tìm kiếm, tham khảo thông tin
về điều trị ĐTĐ..............................................................................................45
Bảng 3.19. Người quyết định việc ăn uống cho người ĐTĐ......................46
Bảng 3.20. Sự ủng hộ của gia đình với việc luyện tập................................46
của người bệnh ĐTĐ....................................................................................46
Bảng 3.21. Sự hỗ trợ của gia đình với việc thử đường huyết của người
bệnh ĐTĐ.......................................................................................................46
Bảng 3.22. Sự hỗ trợ của gia đình với việc đi khám định kỳ của người
bệnh ĐTĐ.......................................................................................................47
Bảng 3.23. Sự hỗ trợ của gia đình với việc nhắc nhở và hỗ trợ người bệnh
ĐTĐ dùng thuốc............................................................................................47
Bảng 3.24. Sự hỗ trợ về tài chính cho việc mua thuốc điều trị..................48
Bảng 3.25. Sự hỗ trợ về tài chính cho việc khám bệnh..............................48
Nghiên cứu về thực trạng hỗ trợ chăm sóc người bệnh ĐTĐ của gia đình,
xã hội chúng tôi thấy:....................................................................................63
Tăng huyết áp................................................................................................10
Rối loạn lipid máu.........................................................................................10
Tai biến mạch não..........................................................................................10
Bệnh thận.......................................................................................................10
Bệnh về mắt....................................................................................................10
Tăng huyết áp................................................................................................10
Rối loạn lipid máu.........................................................................................10
Tai biến mạch não..........................................................................................10
Bệnh thận.......................................................................................................10
Bệnh về mắt....................................................................................................10
Biến chứng ở bàn chân..................................................................................10
Khác: ghi rõ………………………………....................................................10
Dùng hết đơn thuốc thì thôi..........................................................................11
Khi có triệu chứng mới dùng........................................................................11
Dùng liên tục và điều chỉnh theo chỉ định của bác sỹ khi khám định kỳ. 11
Dùng hết đơn thuốc thì thôi..........................................................................11
Khi có triệu chứng mới dùng........................................................................11
Dùng liên tục và điều chỉnh theo chỉ định của bác sỹ khi khám định kỳ. 11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi, giới tính (n = 493)..........31
.........................................................................................................................33
Biểu đồ 3.1. Tiền sử bệnh thận, tim mạch, mắt và thần kinh (n = 493)....33
.........................................................................................................................35
Biểu đồ 3.2. Biểu hiện lâm sàng chính của người bệnh..............................35
Bảng 3.11. Vai trò của các biện pháp chăm sóc khi đã dùng thuốc đầy đủ
(n = 493)..........................................................................................................39
Bảng 3.13. Tình hình dùng thuốc của người bệnh ĐTĐ trong 4 tuần qua
(n= 493)...........................................................................................................40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, sự biểu hiện
bệnh có vai trò của di truyền và cả tác động của yếu tố môi trường bên ngoài
[45], [47]. Ngày nay, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt với việc sử dụng nhiều đồ
ăn nhanh và lượng lipid cao đã và đang góp phần làm cho tỷ lệ người bị đái
tháo đường, đặc biệt đái tháo đường týp 2 trên toàn thế giới có xu hướng
tăng [59]. Hiện số người mắc đái tháo đường trên thế giới là 157,3 triệu và
dự báo sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2025. Đái tháo đường đặc biệt là các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng nhanh [20]. Đái tháo đường
gây ra rất nhiều biến chứng mạn tính trên tim mạch, gây tổn thương thận,
võng mạc, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, loét chân, nhiễm trùng
[9], [14], [25], [26], [27], [44], [51].
Do là bệnh mạn tính, việc điều trị kéo dài và cần có nhiều biện pháp
phối hợp nên người bệnh hay có hiện tượng không tuân thủ nghiêm ngặt
phác đồ điều trị và biện pháp chăm sóc, hậu quả là biến chứng ảnh hưởng
đến các cơ quan khác cũng dễ xuất hiện [28], [33], [34], [40], [41].
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc cho người đái tháo
đường, cần có đánh giá thực trạng đái tháo đường, thực trạng việc chăm sóc
cho người đái tháo đường và các yếu tố ảnh hưởng, qua đó có biện pháp
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc các bệnh mạn tính nói chung,
cho người đái tháo đường nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
“Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 và
một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai ”
nhằm hai mục tiêu sau đây:
2
1.
Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái
tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám
2.
bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2019.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của
người bệnh đái tháo đường týp 2.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường
1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường (ĐTĐ) là hội chứng có
sự tăng đường máu do mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự
suy yếu trong bài tiết insulin” [1]. Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) 2010,
“ĐTĐ là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và
rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin
hoặc cả hai” [37], [46]. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa “ĐTĐ týp 2 là
bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng
insulin và thiếu đáp ứng insulin” [30], [41], [48], [52].
Khái niệm “Tiền ĐTĐ (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa
glucose bao gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp
glucose” [10]. Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nêu khái niệm
giảm dung nạp glucose thay cho thuật ngữ “ĐTĐ giới hạn”. Giảm dung nạp
glucose được TCYTTG và Hội ĐTĐ Mỹ xem là giai đoạn tự nhiên của rối
loạn chuyển hóa carbohydrate. Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật
ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ [30], [38], [42], [44]. Năm
2008, tình trạng trên được Hội ĐTĐ Mỹ có sự đồng thuận của TCYTTG đặt
tên chính thức là TĐTĐ (Pre-diabetes) [32].
1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về
những người mắc bệnh đái nhiều. Đến năm 1775, Dobson lần đầu tiên hiểu
được vị ngọt của nước tiểu ở những người bệnh ĐTĐ là do sự có mặt
glucose. Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào
4
bài tiết ra insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889,
Minkowski và Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ
sở cho học thuyết ĐTĐ do tụy [1].
Ngày nay, Y học hiện đại xếp loại ĐTĐ vào trong nhóm các bệnh lý
chuyển hoá thường gặp nhất. ĐTĐ nhận được sự quan tâm đặc biệt của
nhiều tổ chức chuyên môn y học nên cũng dẫn đến có nhiều định nghĩa và
khái niệm khác nhau, tuy nhiên đều trong xu hướng hòa nhập.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng
ĐTĐ (1993) và nghiên cứu UKPDS (1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới
cho quản lý bệnh ĐTĐ đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y
học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển
bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% người bệnh khi
phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng [2]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm
quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ [1].
1.2. Phân loại đái tháo đường
1.2.1. Đái tháo đường týp 1
ĐTĐ týp 1 chiếm 5-10% tổng số người ĐTĐ. Loại ĐTĐ này phụ thuộc
nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Cơ chế do tế
bào β bị phá huỷ dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn. Theo nguyên nhân có 2 loại
đái tháo được týp 1:
- Đái tháo đường týp 1 do bệnh tự miễn dịch: Là loại ĐTĐ do các tế
bào β tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá huỷ này có
thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá huỷ nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng
cũng có thể gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm hay gặp ở người lớn, gọi
là ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn.
Về tự miễn dịch, có thể phát hiện được tự kháng thể kháng đảo tuỵ, tự
kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD ở 85 - 90% người ĐTĐ
5
týp 1. ĐTĐ týp 1 còn liên quan đến kháng nguyên HLA-DR3/ HLA-DR4 và
HLA-DQ. Những người bệnh này còn có thể mắc các bệnh tự miễn dịch
khác như Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto... [37].
- ĐTĐ týp 1 vô căn, không thấy căn nguyên tự miễn dịch: những người
bệnh này có thiếu hụt insulin liên tục và có khuynh hướng nhiễm toan ceton.
1.2.2. Đái tháo đường týp 2
Trên thế giới, ĐTĐ týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ, thường gặp ở
người trưởng thành trên 40 tuổi, trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc
insulin. Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt
insulin tương đối. Trong phần lớn thời gian bị bệnh, những người bệnh ĐTĐ
týp 2 không cần insulin cho điều trị. Căn nguyên của ĐTĐ týp 2 còn chưa
biết rõ nhưng không thấy sự phá huỷ tế bào β do tự miễn dịch như trong
ĐTĐ týp 1 và cũng không thấy các nguyên nhân khác.
Người ĐTĐ týp 2 thường có thừa cân hoặc béo phì, vì vậy biểu hiện
béo phì luôn được chú ý phát hiện ở người ĐTĐ [25]. Béo phì trong ĐTĐ
thường là béo bụng, chính là 1 nguyên nhân gây kháng insulin, ở những
người bệnh không có béo phì thì có thể có tăng mỡ ở bụng, nội tạng. Nguy
cơ mắc ĐTĐ týp 2 tăng ở người tuổi cao, béo phì, ít hoạt động thể lực, ở
người tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc ở những phụ nữ có tiền sử
ĐTĐ thai nghén. Bệnh ĐTĐ týp 2 có tiền căn di truyền hơn ĐTĐ týp 1.
Người bệnh ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đoán muộn (8-10 năm) vì
giai đoạn đầu đường máu tăng âm thầm, không có triệu chứng. Mức insulin
máu bình thường hoặc tăng nhưng không đủ bù cho tình trạng kháng insulin.
Đặc điểm lớn nhất trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường quy định bệnh. Người mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 có thể điều trị bằng thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát
6
glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì người bệnh
cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
1.2.3. ĐTĐ thai kỳ
Là những phụ nữ được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên khi có thai. Sau đẻ
họ có thể trở thành ĐTĐ thực sự sau vài năm, có thể trở thành giảm dung
nạp glucose hoặc có thể trở về bình thường nhưng có thể lại bị ĐTĐ trong
những lần có thai tiếp theo. ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng gì
nên phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose mới phát hiện ra.
1.2.4. Các loại ĐTĐ khác
- Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào β: ĐTĐ thể MODY.
- Bệnh tuyến tuỵ ngoại tiết: Viêm tuỵ mạn, xơ sỏi tuỵ, cắt tuỵ toàn bộ...
- ĐTĐ thứ phát sau các bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi, hội chứng
Cushing, cường giáp, u tuỷ thượng thận, u tế bào tiết Glucagon...
- ĐTĐ do thuốc hoặc hoá chất, một số thuốc có thể là nguyên nhân gây
ĐTĐ như: glucocorticoid, hormon tuyến giáp.
- Nhiễm virus: một số trường hợp nhiễm virus là nguyên nhân gây
ĐTĐ như: nhiễm virus sởi, quai bị, cytomegalovirus.
- Một số hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ hay gặp là: hội
chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner.
1.3. Chẩn đoán và điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường
1.3.1. Chẩn đoán
Theo ADA (1997) và Tổ chức Y tế Thế giới (1998), ĐTĐ được chẩn
đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc
người bệnh đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
7
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết (TCYTTG 1999) [1].
Chẩn đoán đái tháo đường:
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,1 mmol/l.
• Đo ở mao mạch toàn phần: > 6,1 mmol/l.
• Đo ở huyết tương tĩnh mạch: > 7 mmol/l.
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 10 mmol/l.
• Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: > 11,1 mmol/l.
• Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: > 11,1 mmol/l.
Chẩn đoán rối loạn dung nạp Glucose (IGT):
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.
• Đo ở mao mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.
• Đo ở huyết tương tĩnh mạch: 6,1 đến < 7 mmol/l.
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,7 đến < 11,1 mmol/l.
• Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: 7,8 đến < 11,1 mmol/l.
• Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: 7,8 đến < 11,1 mmol/l.
Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG):
- Nồng độ Glucose máu đo lúc đói:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.
• Đo ở mao mạch toàn phần: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.
8
• Đo ở huyết tương tĩnh mạch: 5,6 đến > 6,1 mmol/l.
- Hoặc nồng độ Glucose máu 2 giờ sau test dung nạp Glucose:
• Đo ở tĩnh mạch toàn phần: > 6,7 mmol/l.
• Hoặc đo ở mao mạch toàn phần: <7,8 mmol/l.
• Hoặc đo ở huyết tương tĩnh mạch: <7,8 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau
đó. Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ khi có triệu chứng
của tăng Glucose máu rõ và có Glucose máu bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên.
Nếu 2 xét nghiệm khác nhau đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì được
chẩn đoán xác định. Nếu 2 xét nghiệm khác nhau nên lặp lại cùng xét
nghiệm có kết quả đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và chẩn đoán dựa vào kết
quả lần sau. Những người này được xem là mắc bệnh ĐTĐ [1].
Năm 2007, Trung tâm kiểm soát bệnh Mỹ (CDC) sử dụng nồng độ
Glucose huyết tương lúc đói để ước tính TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn
đoán. Năm 2011, CDC sử dụng cả nồng độ Glucose huyết tương lúc đói và
HbA1c để sàng lọc TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Những xét nghiệm
này được chọn vì được thường xuyên sử dụng trong lâm sàng [26].
1.3.2. Điều trị và chăm sóc cho người ĐTĐ
Mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết và hướng tới:
- HbA1c < 7% cho cả ĐTĐ týp 1 và týp 2.
- Glucose máu (GM) lúc đói duy trì ở 3,9-7,2mmol/l (70-130mg/dl).
- Glucose máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl).
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid
máu [23], [34].
1.3.2.1. Chế độ ăn
Chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: glucid 50- 60%, protid 1520%, lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày, chọn thực phẩm có chỉ số tăng
đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa), kiêng đồ ngọt.
9
ĐTĐ týp 2 ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Người bệnh đang tiêm insulin có
thể ăn 4-5 bữa phòng hạ đường huyết. Đặc biệt trong ĐTĐ týp 2 việc tránh
sinh ra đỉnh (peak) đường huyết cao là rất quan trọng. Để tránh việc tạo ra peak
đường huyết cao dẫn đến thận không tái hấp thu được hết đường gây đường
niệu thì người ta dùng chế độ ăn với các thức ăn chậm tiêu, việc ăn uống chia
ra thành nhiều bữa, ăn nhiều chất sơ để việc hấp thu chậm lại [26], [38].
ĐTĐ cả hai thể chế độ ăn cần giảm glucid giảm lipid (đặc biệt hạn chế
thức ăn có acid béo bão hoà). Chế độ ăn là hết sức quan trọng, là nền tảng cơ
bản của chế độ điều trị bệnh ĐTĐ, nó cần phù hợp với từng người bệnh và
phải thoả mãn đầy đủ, đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi nghề nghiệp, cân
nặng lý tưởng, với nam đảm bảo 35 kcalo /kg, với nữ 30 kcalo/kg.
1.3.2.2. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có tác dụng giảm béo, đặc biệt với các bài tập rèn
sức bền có hiệu quả giảm béo cao. Trong loại hình vận động này thì đi bộ
nhanh là phương pháp giảm béo rất tốt. Đi bộ nhanh kết hợp chế độ ăn uống
hạn chế thức ăn có chứa nhiều calo có tác dụng giảm cân nhanh [28]. Nên đi
bộ nhanh 5-7 buổi/ tuần, mỗi buổi 40-60 phút trong 4-6 tháng, rồi sau đó
chuyển sang tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ để tăng
cường chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp [6], [28], [30], [43].
Để giảm nguy cơ bệnh tim, giảm cholesterol, người ĐTĐ cần 30 phút
hoạt động vừa phải trong hầu hết và tốt nhất là tất cả các ngày trong tuần
bằng đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi... Mức hoạt động này cũng làm giảm
nguy cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, THA, ĐTĐ… Cường độ càng về sau
càng tăng, ở 50-85% nhịp tim tối đa.
+ Đi bộ: Trong số các loại hình thể dục thể thao củng cố và nâng cao
sức khoẻ thì đi bộ nhanh có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao, đặc
biệt là đối với những người cao tuổi. Đi booj không cần kỹ thuật, ai cũng dễ
10
dàng tham gi, ở thành phố hay nông thôn đều có thể dễ dàng thực hiện việc
rèn luyện này. Đi bộ có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là đối với
tim mạch, hô hấp, giảm cân, chữa bệnh cường độ vận động phụ thuộc vào số
bước đi/phút và lượng calo tiêu thụ [45]:
+ Chạy: chạy là loại rèn luyện phổ biến, có nhiều người tham gia, ở
mọi lứa tuổi. Trừ một số ngoại lệ, tất cả mọi người đều có thể chạy, không
phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trình độ luyện tập [28]. Môn chạy rất đơn giản
không đòi hỏi huấn luyện kỹ thuật, nhưng nó rất tốt đối với cơ thể.
+ Bơi: Ngay từ phút đầu khi người bơi xuống nước, chưa thực hiện
các động tác vận động, tiêu hao năng lượng của cơ thể đã tăng thêm 50% so
với bình thường để giữ tư thế trong nước, tiêu hao năng lượng đã tăng 23 lần, vì tính dẫn nhiệt của nước cao hơn không khí 25 lần. Do lực cản
và tính dẫn nhiệt của nước lớn nên việc tiêu hao năng lượng khi bơi cao
hơn 4 lần so với đi bộ cùng tốc độ (3 kcal/kg/km; 0,7 kcal/kg/km tương
đương). Như vậy, bơi là phương pháp tuyệt vời cho việc giảm cân. Để
đạt được hiệu quả rèn luyện sức khoẻ của khi bơi, cần phải phát triển tốc
độ bơi đủ lớn để mạch đập đạt trên 130 lần/phút, bơi 3 buổi/tuần, mỗi
buổi khoảng 30 phút [6], [7].
+ Thể dục nhịp điệu: Cần tập tối thiểu tuần 2 lần, mỗi lần 30 phút với
cường độ cao, với yêu cầu có hơn 2/3 số cơ của cơ thể tham gia vận động.
Hiệu quả tập luyện chỉ đạt được khi cường độ vận động tương đương 6585% của F max, nhịp tim đạt 136-156 nhịp/phút. Với người trên 40 tuổi,
người mới tập hoặc sau khi nghỉ tập một thời gian dài cần phải tập với
cường độ 65% của F max (hay 130-140 nhịp/phút). Nếu đối tượng đang tham
gia tập luyện thường xuyên và có trình độ rèn luyện tốt thì có thể tập ở vùng
cường độ gần 85 % Fmax (hay mạch đạt 156 nhịp/phút) [7], [10], [64].
11
Lựa chọn hoạt động để thực hiện thành công một chương trình rèn
luyện cần lựa chọn một hoạt động hoặc những hoạt động phù hợp cho bản
thân, thuận lợi về thời gian và những lợi ích gì sẽ thu được từ hoạt động. Có
lựa chọn được hình thức hoạt động phù họp thì người bệnh mới duy trì được
hoạt động thường xuyên.
1.3.2.3. Điều trị bằng thuốc uống
Có các nhóm thuốc sau:
* Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea):
- Chỉ định: ĐTĐ týp 2 thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối hợp với
metformin, thiazolidinedion (TZD), acarbose, insulin.
- Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1, suy thận, suy gan nặng, ĐTĐ nhiễm toan
ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea.
* Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin:
- Chỉ định: ĐTĐ týp 2, nhất là người bệnh có thừa cân hoặc béo phì.
- Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức
ngoại biên, suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, chế độ ăn ít calo (để
giảm cân), ngay trước và sau phẫu thuật hoặc người bệnh > 70 tuổi.
* Thiazolidinedion:
- Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với các thành phần của thuốc, có thai, cho
con bú, bệnh gan (ALT > 2,5 lần giới hạn cao của bình thường), suy tim.
* Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose:
- Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp
với chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác.
* Nhóm Glinid:
Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn, uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn,
thường là bữa chính.
12
* Các thuốc đồng phân GLP-1 (glucagon - like peptide 1):
Chỉ định: ĐTĐ týp 2, tăng đường huyết sau ăn.
* Thuốc ức chế DPP IV:
Chỉ định: ĐTĐ týp 2, tăng đường huyết sau ăn.
1.3.2.4. Điều trị bằng insulin
Dùng insulin bắt buộc với ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ thai kì. Với ĐTĐ týp 2
khi có mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết, tăng
ceton máu cấp nặng.
1.3.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Người
bệnh có thể tử vong do các biến chứng này.
1.3.3.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng,
hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai
biến chứng nguy hiểm [15].
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Tỷ lệ tử vong cao 5 - 10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là rối loạn chuyển hóa glucose nặng,
đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở
người bệnh ĐTĐ týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong đến 30 - 50% [42], [61].
Nhiều người bệnh hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng
glucose máu, chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được tốt.