1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ
NỘI
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
MAY HÀ NỘI.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có quy mô lớn, với
đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh và nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau. Với
mỗi một mặt hàng sản phẩm khác nhau thì có những đặc trưng riêng về quy trình
công nghệ, về chi phí sản xuất tiêu hao, về cách tính giá thành sản phẩm. Do thời
gian có hạn, em xin minh hoạ quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại một đơn vị trong Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội đó là Nhà máy sợi
Hà Nội. Nhà máy sợi Hà Nội với một phân xưởng lớn gồm các tổ sản xuất chia làm 3
ca sản xuất trong ngày. Sản phẩm của nhà máy là sản phẩm sợi đơn, và sản phẩm sợi
xe, trong đó mỗi nhóm sản phẩm lại có nhiều loại sản phẩm sợi khác nhau.
2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy sợi Hà
Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp
phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chi
phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công
dụng, vai trò, vị trí….Với những ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau lại cần
những chi phí khác nhau về nguyên vật liệu, nhân công, và các chi phí cần thiết khác.
Vì vậy để thuận lợi trong công tác kế toán và quản lý, cần phải tiến hành phân loại
chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất.
Với mỗi một doanh nghiệp khác nhau lại có những đặc trưng khác nhau, để
thuận lợi trong công tác quản lý và hạch toán, Tổng công ty đã phân loại chi phí sản
xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Với mỗi nhà máy, mỗi phân
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
xưởng khác nhau thì lại có nguyên vật liệu khác nhau trong các khoản mục chi phí,
trong chuyên đề này chỉ đề cập đến nhà máy sợi Hà Nội.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân làm 3 loại:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí phản ánh về nguyên, vật liệu
chính, phụ…tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm có nguyên vật liệu chính
và nguyên vật liệu phụ. Trong trong giai đoạn sản xuất ra sợi đơn, nguyên vật liệu
chính gồm bông, xơ được nhập khẩu từ mỹ, nguyên vật liệu phụ gồm ống giấy, túi
PE. Còn trong giai đoạn sản xuất sợi xe, nguyên vật liệu chính là sợi đơn chuyển từ
giai đoạn sản xuất sợi đơn sang.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất, ngoài chi
phí vật liệu và nhân công trực tiếp gồm xăng dầu, phụ tùng, hoá chất, nhiên liệu, tiền
ăn ca, bồi dưỡng độc hại, lương trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua
ngoài như điện, nước…
Việc phân loại chi phí sản xuất là phù hợp đặc điểm quản lý doanh nghiệp, và đáp
ứng nhu cầu tính giá thành sản phẩm một cách thuận tiện.
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng hạch toán là rất quan trọng và quyết định trong việc
hạch toán cũng như trong việc tính giá thành sản phẩm. Nó giúp hạch toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, kịp thời, và đầy đủ. Với đặc
điểm sản xuất của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn nên đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng nhóm sản phẩm sợi. Sản xuất sợi bao
gồm sản xuất hai nhóm sản phẩm sợi là nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm
sợi xe, trong đó, sợi đơn là nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi xe. Vì vậy, đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi
xe. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập
hợp riêng cho từng nhóm sản phẩm; chi phí sản xuất chung được tập hợp cho cả nhà
máy sợi, sau đó được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp của từng nhóm sản
phẩm.
Dựa vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, ta có phương pháp hạch toán chi
phí sản xuất là phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm sợi đơn, nhóm
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
sản phẩm sợi xe và theo cả nhà máy. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ
thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong
phạm vi nhà máy sợi Hà Nội.
2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm của Nhà máy sợi Hà Nội
thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có nhiều ngành nghề và
lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với nhiều chủng loại sản phẩm được sản xuất ở các
nhà máy, các phân xưởng.
Đối với nhà máy sợi Hà Nội, sau khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng nhóm sản
phẩm sợi đơn và sợi xe, kế toán chi phí giá thành sẽ phân bổ chi phí và tính giá thành
cho từng chi số sợi của nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Đối tượng
tính giá thành sản phẩm là từng chi số sợi của từng nhóm sản phẩm, kỳ tính giá thành
sản phẩm là theo một quý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đơn vị tính giá
thành là Kg sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất nhiều loại
sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nên để giảm bớt khối lượng hạch toán,
kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp gồm
phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này dựa trên
căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế
toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm các loại.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế
Đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế x so với chi phí KH hoặc ĐM
từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại SP
Trong đó, giá thành kế hoạch được lấy từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch được
lập từ đầu năm cho từng loại sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm sợi đơn hoặc sợi xe.
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÀ NỘI.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
Tổng công ty cổ phần Dệt may Việt Nam
2.2.1.1. Đặc điểm của kế toán chi phí nguyên, vật liệu.
Các loại nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tham ra trực
tiếp vào sản xuất sản phẩm, hay dịch vụ, nó có vai trò quan trọng và quyết định đến
đầu vào của quá trình sản xuất.
Trong sản xuất sợi, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: bông, xơ các loại được nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó,
bông gồm có bông cấp 1, cấp 2, cấp 3.
- Vật liệu phụ: ống giấy, túi PE và các bao bì đóng gói như các loại túi nilon,
giấy lót, kẹp nhựa, hộp carton…
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK 621H1”Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp ở nhà máy sợi Hà Nội”, trong đó chi tiết ra tài khoản thành
2 tiểu khoản con:
- TK 621H11: Chi phí NVLTT của sợi Đơn
- TK 621H12: Chi phí NVLTT của sợi Xe
Và các tài khoản sử dụng có liên quan đến việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là tài khoản 152, 154.
TK 152 được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK 1521H1: Bông, xơ xuất
- TK 1521G: Ống giấy
- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
- TK 1522H11: Hoá chất
- TK 1522H21: Vật tư bao gói
- TK 1522H51: Phụ liệu
- TK 1522H61: Vật liệu xây dựng
- TK 1523: Nhiên liệu
- TK 1523H1: Xăng dầu
- TK 1524: Phụ tùng thay thế
- TK 1524H1: Phụ tùng
- TK 1527: Phế liệu
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
- TK 1528: Vật liệu khác
Tài khoản 154 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản:
- TK 154H1: Chi phí sản xuất dở dang ở nhà máy sợi Hà Nội
- TK 154H11: Chi phí sản xuất dở dang của sợi đơn
- TK 154H12: Chi phí sản xuất dở dang của sợi xe
Đối tượng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Trong Tổng công ty cổ phẩn Dệt may Hà Nội, đối tượng hạch toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là các nhà máy, các phân xưởng. Đối với Nhà máy sợi Hà
Nội, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp và hạch toán cho từng nhóm
sản phẩm gồm nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Với mỗi nhóm sản
phẩm, CPNVLTT lại được phân bổ cho từng loại sản phẩm là các chi số sợi.
Biểu số 2.1: Sản lượng sản phẩm sợi quý 3 năm 2008
Các loại sản phẩm sợi ở nhà máy sợi Hà Nội trong quý 3 năm 2008
Sợi đơn Sợi xe
Loại sản phẩm Sản lượng (kg) Loại sản phẩm Sản lượng (kg)
Ne 60(65/35) CK 22.330,08 Ne 60/2(65/35) CK 12.950,70
Ne 45(65/35) CK 153.666,20 Ne 45/2(65/35) CK 47.066,30
Ne 28(65/35) CK 63.773,10 Ne 46/2 PE 22.916,20
Ne 30 PE 895.580,56 Ne 42/2 PE 12.096
Ne 40 cotton CK 112.888,30 Ne 40/2 cotton CT 135,50
Ne 42cotton CT 37.124,40 Ne 42/2cotton CK 1.926
Ne 8 slub cotton CT 38.254,10 Ne 28/2 cotton CK 6.109,40
………… …………… ………………… ……………
Tổng 2.812.966,08 Tổng 254.178,50
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
2.2.1.2. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quy trình luân chuyển chứng từ
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, các nhà máy, các phân xưởng sản xuất
phải làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ
vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập phiếu xuất kho.
Mỗi phiếu xuất kho có 3 liên: một liên lưu tại phòng kinh doanh, một liên giao cho bộ
phận lĩnh vật tư, một liên giao cho thủ kho.
Khi nhận được phiếu xuất vật tư, thủ kho sẽ xuất vật tư cho bộ phận lĩnh vật
tư, đồng thời ghi vào thẻ kho và tập hợp các phiếu xuất kho để chuyển lên phòng kế
toán. Ở đây, kế toán nguyên vật liệu phải có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý của chứng
từ và thường xuyên phải đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho.
Sau đó, kế toán nguyên vật liệu sẽ định khoản, và nhập số liệu vào máy. Mẫu phiếu
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
xuất kho:
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 7 năm 2008
Số PX6
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Huyền . Địa chỉ: Bộ phận lĩnh vật tư
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất quý 3 năm 2008....................................................
Xuất tại kho: Bông xơ...................................................................................................
Xuất cho nhà máy sợi Hà Nội.......................................................................................
STT Tên hàng ĐVT
Số lượng
Giá giá Thành tiền
Yêu cầu Thực tế
1 Bông cấp1 Kg 550.000 550.000 30.080 16.544.000.000
2 Bông cấp 2 Kg 432.516 432.516 28.576 12.359.591.211
Cộng 982.516 982.516 28.903.591.211
Tổng số tiền: Hai mươi tám, tỷ chín trăm linh ba triệu, năm trăm chín một
nghìn, hai trăm mười một đồng.
Ngày 31 tháng 7 năm 2008
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Tổng giám đốc
(Ký, họ tên)
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xuất bông xơ, vật tư bao gói sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm sợi đơn tại
nhà máy sợi Hà Nội ( Phiếu xuất kho 6, 86 vào ngày 31/7/2008).
Nợ TK 621H1: 29.424.414.211
Có TK 152H1: 28.903.591.211
Có TK 152H21: 520.823.000
Từ các phiếu xuất kho nhận được từ thủ kho, kế toán nguyên vật liệu sẽ nhập số
liệu vào máy bằng việc sử dụng phần mềm Fast Accounting. Từ màn hình giao diện
của Fast, trong cửa sổ các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán hàng tồn kho, tiếp theo
chọn nhập giữ liệu, rồi chọn phiếu xuất kho. Màn hình cập nhập số liệu phiếu nhập
kho sẽ tự động hiện ra, nhấn nút “Mới” để bắt đầu cập nhật số liệu trên phiếu xuất
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
kho vào máy bao gồm các thông tin về mã vật tư, tên vật tư, tài khoản Có, tài khoản
Nợ, số lượng, đơn giá, thành tiền…Trong đó, Tài khoản Nợ là TK 621H1, Tài khoản
Có là TK 152H1. Kế toán chỉ phải nhập số lượng xuất kho, còn đơn giá nguyên vật
liệu sẽ được máy tự động tính.
Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho của Tổng công ty là phương pháp giá hạch
toán theo công thức:
Gtt NVL xuất kho = Hệ số giá NVL x Ght NVL xuất kho
Trong đó:
=
Hệ số giá Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập kho trong kỳ
NVL Ght NVL tồn kho đầu kỳ + Ght NVL nhập kho trong kỳ
=
Ght NVL Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập kho trong kỳ
Xuất kho Khối lượng NVL tồn ĐK + Khối lượng NVL nhập trong kỳ
Gtt NVL: Giá thực tế nguyên vật liệu
Ght NVL: Giá hạch toán nguyên vật liệu
Sau khi xác định được giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá
hạch toán, máy sẽ tự động phân bổ và chuyển số liệu đến bảng kê số 3, bảng phân bổ
NVL, công cụ dụng cụ, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 152,153,621…
Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ được tính theo phương pháp giá hạch toán như
sau:
Biểu số 2.3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính, phụ của Tổng công ty
Dệt may Hà Nội Quý 3 năm 2008
Ghi có TK
TK DU
TK 1521H1 TK 1522H11 TK 1522H21
Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán
TK 621H1 80.908.904.5
34
78.935.516.6
19
1.481.418.9
64
1.476.988.000
TK 627H12 2.521.577 2.491.677
TK 627H13
TK 627H15 1.387.541.0 11.383.390.87
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
43 0
……….. …………….. …………… …………
…
………….
..
…………… ………….
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Sau khi đã phân bổ nguyên vật liệu, ta sẽ biết được chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp được tập hợp cho từng nhà máy. Đối với nhà máy sợi Hà Nội, chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp quý III năm 2008 là 82.390.323.498 đồng, trong đó chi phí nguyên vật
liệu chính là 80.908.904.534 đồng, chi phí nguyên vật liệu phụ là 1.481.418.964
đồng.
Định khoản: Nợ TK 621H1: 82.390.323.498
Có TK 1521H1: 80.908.904.534
Có TK 1522H21:1.481.418.964
TK 621 đối ứng với tài khoản 152, do đó khi cập nhật số liệu từ phiếu xuất kho
vào máy, thì số liệu đã tự động chuyển sang sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản
621. Cuối cùng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển TK 621 sang TK 154 thông
qua bút toán kết chuyển tự động trong phần mềm kế toán Fast Accounting
Định khoản: Nợ TK 154H1: 82.390.323.498
Có TK 621H1: 82.390.323.498
Biểu số 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 621
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621H1-CPNVL trực tiếp Nhà máy sợi Hà Nội
Từ ngày 01/07/208/08 đến ngày 30/09/2008
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Khách
hàng
Diễn giải TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
31/07 PX6 NM Sợi Xuất bông 1521H1 28.903.591.211
31/07 PX86 NM Sợi Xuất VTBG 1522H21 520.823.000
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
30/08 PX7 NM Sợi Xuất bông 1521H1 24.203.546.131
30/08 PX97 NM Sợi Xuất VTBG 1522H21 512.095.500
05/09 PX8 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 4.486.110.025
12/09 PX9 NM Sợi Xuất bông 1521H1 6.390.219.060
19/09 PX10 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 6.249.171.024
26/09 PX11 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 6.351.475.560
…. NM Sợi ……. …………
30/09 PKT NM Sợi Kết chuyển 154H11 82.390.323.498
Tổng phát sinh Nợ: 82.390.323.498
Tổng phát sinh Có: 82.390.323.498
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày…30....tháng…9…năm2008
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Và số liệu cũng tự động nhập vào sổ tổng hợp tài khoản 621, để tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp:
Biểu số 2.5: Sổ tổng hợp tài khoản 621
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621H1 – CPNVL trực tiếp Nhà máy sợi Hà Nội
Từ ngày: 01/07/2008 đến ngày: 30/09/2008
Số dư đầu kỳ: 0
TK
đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ Có
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
152
1521
1521H
1521H1
1521H2
1522
1522H
1522H2
1522H21
1522H22
154
154H
154H1
154H11
Nguyên liệu, vật liệu
Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính Hà Nội
Nguyên liệu chính HN-Giá mua
Nguyên liệu chính HN-CP mua
Vật liệu
Vật liệu Hà Nội
VL HN: Vật tư bao gói
VL HN: Vật tư bao gói-Giá mua
VL HN: Vật tư bao gói-CP mua
Chi phí SXKD dở dang
Chi phí SXKD dở dang Hà Nội
Chi phí SXKD dở dang HN sợi
Chi phí SXKD dở dang sợi đơn
82.390.323.498
80.908.904.534
80.908.904.534
78.935.516.619
1.973.387.915
1.481.418.964
1.481.418.964
1.481.418.964
1.476.988.000
4.430.964
82.390.323.498
82.390.323.498
82.390.323.498
82.390.323.498
Tổng phát sinh nợ: 82.390.323.498
Tổng phát sinh có: 82.390.323.498
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Trong đó: Tài khoản tổng hợp được tổng hợp từ các tài khoản chi tiết như chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết cho từng nhà máy ở từng khu vực gồm
chi phí sản xuất dở dang ở khu vực Hà Nội, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở
nhà máy sợi Hà Nội, Chi phí sản xuất sản phẩm kinh doanh dở dang của sợi đơn ở
Nhà máy sợi Hà Nội.
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng
công ty cổ phần Dệt may Việt Nam
2.2.2.1. Đặc điểm kế toán chi phí nhân công nhân trực tiếp
Các loại chi phí nhân công trực tiếp và đối tượng tập hợp chi phí nhân công
trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.Tại Tổng công ty cổ
phần Dệt may Hà Nội, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản thưởng, phụ cấp cho
công nhân sản xuất trực tiếp. Đối với Nhà máy Sợi Hà Nội, chi phí nhân công trực
tiếp bao gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất ở Nhà máy Sợi.
Đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong Nhà máy sợi Hà Nội là từng
nhóm sản phẩm gồm chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm sợi đơn và sản
phẩm sợi xe. Sau khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sợi đơn và sợi
xe, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công cho từng chi số sợi theo công thức
sau:
=
X
CPNCTT phân bổ CPNCTT theo kế hoạch Tỷ lệ
Cho từng loại sản phẩm của sản phẩm i phân bổ
Trong đó:
=
Tỷ lệ Tổng CPNCTT thực tế phát sinh
Phân bổ Tổng CPNCTT theo kế hoạch
Các tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp gồm:
TK 334: Phải trả cho người lao động
TK 334H: Lương phải trả cho nhân công ở Nhà máy sợi Hà Nội
TK 338: Các khoản trích theo lương phải trả
TK 338H: Các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp ở Nhà
máy Sợi Hà Nội.
TK 3382H : Kinh phí công đoàn
TK 3383H: Bảo hiểm xã hội
TK 3384H: Bảo hiểm y tế
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622H1: Chi phí nhân công trực tiếp ở Nhà máy Sợi Hà Nội
TK 622H11: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sợi đơn
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
TK 622H12: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sợi xe
TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
TK 154H1: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ở Nhà máy Sợi Hà Nội
TK 154H11: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang sản xuất sợi đơn
TK 154H12: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang sản xuất sợi xe
Cách tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất:
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất ở mỗi nhà máy, mỗi phân xưởng của Tổng
công ty cổ phần Dệt may Hà Nội thì việc tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp
tham gia sản xuất được tính theo sản phẩm.
Lương Tổng Đơn giá Hế số thu Hệ số
sản phẩm = sản phẩm x theo chất x nhập bình x điều chỉnh
ngày ngày lượng sp quân
Lương sp đêm = lương sp ngày + Phụ cấp đêm
Lương sản phẩm là lương sản phẩm ngày và lương sản phẩm đêm.
Trong đó, đơn giá tiền lương được xác định dựa trên định mức lao động kết hợp
với ngày công cấp bậc công nhân trực tiếp được lập riêng cho từng loại sản phẩm.
Hệ số thu nhập bình quân là hệ số phân phối thu nhập cho các cấp bậc công nhân
lao động và chức danh của nhân viên.
Hệ số điều chỉnh là phần chênh lệch giữa mức lương cấp bậc công việc thực tế
được hưởng và mức lương cấp bậc công việc tính đơn giá.
Ngoài ra, công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp, thưởng và các khoản
trích theo lương.
Ngoài lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, Tổng công ty
công phải trả những khoản trích theo lương như đóng BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ
lệ quy định. Đồng thời, để khuyến khích người lao động, thì Tổng công ty cũng có
những khoản thưởng cho những công nhân tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng
cao.
Khi đó:
=
+
Tiền lương thực tế Lương Phụ cấp & các khoản trích
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
của CNSXTT sản phẩm theo lương
Dựa vào bảng chấm công, bảng tổng hợp sản phẩm, đơn giá tiền lương, phụ
cấp và các khoản trích theo lương mà tính ra chi phí tiền lương phải trả trực tiếp
cho công nhân viên, lập bảng tổng hợp tiền lương cho từng nhóm sản phẩm, sau
đó phân bổ tiền lương và BHXH cho các loại sản phẩm trong mỗi nhóm sản phẩm
đó.
2.2.2.2.Trình tự hạch toán và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, bảng tổng hợp sản phẩm từ các phân
xưởng, các nhà máy gửi lên, kết hợp với bảng đơn giá tiền lương, kế toán tiền lương
sẽ tính lương, thưởng phải trả cho người lao động. Sau đó, kế toán lập bảng thanh
toán tiền lương và ghi chép vào sổ sách kế toán, phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương.
Biểu số 2.6: Bảng đơn giá tiền lương
Cấp
bậc
Phụ
cấp
ngày
Hệ số
TN
Loại sản phẩm
Sản phẩm loại 1 Sản phẩm loại 2 Sản phẩm loại 3
Công Lương Công Lương Công
Lươn
g
1 10000 1 300 >100% 250 60-80% 100 0
2 10000 1.4 300 >100% 250 60-80% 100 0
3 10000 1.8 300 >100% 250 60-80% 100 0
4 10000 2.2 300 >100% 250 60-80% 100 0
5 10000 2.6 300 >100% 250 60-80% 100 0
6 10000 3 300 >100% 250 60-80% 100 0
7 10000 3.4 300 >100% 250 60-80% 100 0
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ
hưởng bảo hiểm xã hội.. mà Nhà máy sợi Hà Nội dùng để làm căn cứ tính trả lương,
bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Bảng chấm công do các tổ trưởng sản xuất
chấm công cho từng người trong từng ngày, cuối tháng bảng chấm công được chuyển
cho nhân viên tính lương của nhà máy để tính lương cho từng nhân viên. Sau đó, tập
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
hợp lương của từng nhóm sản phẩm chuyển lên cho phòng kế toán để tập hợp chi phí
tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 2.7: Bảng chấm công
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: 01-LĐTL
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 7 năm 2008
Số
TT
Họ và tên
Bậc
lương
Ngày trong
tháng
Quy ra công
1 … 31
Số công
hưởng
lương
Sp
Số công
hưởng
lương
TG
Số công
nghỉ, ngừng
việc hưởng
100% lương
Số công
nghỉ, ngừng
hưởng
..% lương
Số công
hưởng
BHXH
1 Trần Minh 5 SP P.. SP 28 ngày 0 2 1 31ngày
2 Lê thị Hồng 7 SP … SP 30 ngày 0 1 0 31 ngày
… … … … … …. … … … … …
Cộng … … … … … … … … …
Ngày 31 tháng 7 năm 2008
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người duyệt
(Ký, họ tên)
Kết hợp với bảng đơn giá tiền lương, bảng chấm công, còn phải có bảng tổng
hợp sản phẩm của từng công nhân trong tháng
Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp sản phẩm cá nhân
BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM CÁ NHÂN
Tháng 7 năm 2008
Họ và tên: Lê thị Hồng
Ngày Sản phẩm loại 1 (Kg) Sản phẩm loại 2 (Kg) Sản phẩm loại 3 (Kg)
1 30 8 2
2 35 5 1
… … … …
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
14
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
31 24 3 3
Cộng 850 215 30
(Nguồn cung cấp từ Nhà máy sợi Hà Nội)
Sau khi nhân viên viên tính lương của nhà máy tính lương cho từng cá nhân,
bảng tính lương sẽ được chuyển lên cho phòng kế toán để kế toán tiền lương của
Tổng công ty tập hợp và phân bổ cho từng nhà máy, từng phân xưởng, từng bộ
phận.
Các khoản trích theo lương của công nhân bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội, kinh phí công đoàn. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội áp dụng theo đúng
chế độ hiện hành, trích bảo hiểm y tế bằng 3% tổng quỹ lương cơ bản , trong đó tính
vào chi phí nhân công trực tiếp là 2% trên tổng quỹ lương mà Tổng công ty phải trả,
còn 1% người lao động phải trực tiếp nộp. Bảo hiểm xã hội được tính bằng 20 % tổng
quỹ lương cơ bản phải trả cho công nhân trực tiếp, trong đó, 15% tổng quỹ lương do
Tổng công ty phải nộp và tính vào chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, 5% trên tổng
quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp. Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ
cho hoạt động công đoàn ở Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, được trích 2% trên
tổng quỹ lương cơ bản và Tổng công ty phải chịu toàn bộ chi phí này, tính vào chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất.
Việc tính lương và phân bổ vẫn được tính thủ công trên Excel, Tổng công ty
chưa áp dụng phần mềm kế toán vào tính lương. Sau khi tính và tổng hợp tiền lương
theo từng phân xưởng sản xuất, từng nhà máy, từng giai đoạn công nghệ. Kế toán tiến
hành nhập dữ liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 622H: Chi phí nhân công trực tiếp cho Nhà máy sợi
Có TK 334H: Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp
Có TK 3382H: Kinh phí công đoàn trích cho Nhà máy sợi
Có TK 3383H: Bảo hiểm xã hội trích cho Nhà máy sợi
Có TK 3384H: Bảo hiểm y tế trích chon Nhà máy sợi
Trong quý 3 năm 2008, Nhà máy sợi có chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền
lương và các khoản trích theo lương. Trong đó, tiền lương công nhân trực tiếp của cả
nhà máy sợi là 4.709.284.522 đồng gồm tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sợi
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
đơn là 4.358.624.869 đồng, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sợi xe là
323.659.653 đồng; tiền bảo hiểm là 682.011.389 đồng gồm có tiền bảo hiểm cho sản
xuất sợi đơn là 629.469.215 đồng, cho sản xuất sợi xe là 55.542.174 đồng.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sợi đơn ở Nhà máy sợi Hà
Nội tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội:
Nợ TK 622H11: 5.015.094.084
Có TK 334H11: 4.358.624.869
Có TK 338H11: 629.469.215
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sợi xe ở Nhà máy sợi Hà Nội
tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội:
Nợ TK 622H12: 376.201.827
Có TK 334H12: 323.659.653
Có TK 338H12: 52.542.174
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
16
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương Anh Dũng
Biểu số 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: 01-LĐTL
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quý 3 năm 2008
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334- phải trả người lao động TK 338-Phải trả, phải nộp khác
TK 335
chi phí
phải trả
Tổng cộng
Lương
Các
khoản
khác
Cộng có
TK 334
KPCĐ BHXH BHYT
Cộng có
TK 338
1 TK622-CPNCTT
- Sợi đơn
- Sợi xe
4.709.284.522
4.385.624.869
323.659.653
4.709.284..522
4.385.624.869
323.659.653
47.092.846
43.856.249
3.236.597
560.434.849
516.999.146
43.435.703
74.483.694
68.613.820
5.869.874
682.011.389
629.469.215
52.542.174
5.391.295.911
5.015.094.084
376.201.827
2 TK627- CPSXC
- sợi đơn
- sợi xe
2.129.223.526
1.982.886.276
146.337.250
2.129.223.526
1.982.886.276
146.337.250
21.282.235
19.813.761
1.468.475
267.779.144
249.302.383
18.476.761
35.831.972
33.359.566
2.472.406
324.903.351
302.573.397
22.329.954
2.454.126.877
2.285.459.673
168.667.204
… … .... .... .... .... .... .... .... ....
Cộng …. …. …. …. …. …. …. …
Ngày 30 tháng 9 năm 2008
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Chang Lớp: Kế toán 47C
17