Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý chất thải rắn vùng ven đô thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.79 KB, 4 trang )

DIỄN ĐÀN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG VEN ĐÔ

Th˘c trπng & gi∂i ph∏p
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến
Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng

SOLID WASTE MANAGEMENT FOR SUBURBANS AREAS -SITUATION AND SOLUTIONS

Solid waste is an enemy of urbanization and causes soil and water pollution. During the recent time, the solid
waste management in urban areas has seen many positive changes. However, in many rural areas, despite
being paid attention by the authorities and mass organizations, the solid waste management is still inadequate,
the collection rate is only 40-50%, rural solid waste collection and transportation model is not effective. Rural
domestic solid waste management, especially in suburban areas of big cities, is currently a hot issue. The
article deals with CTR Management; Current situation of solid waste management in urban and suburban
areas; From there give some solutions to improve the effectiveness of urban solid waste management from the
perspective and goals, to the solutions on classification, collection and treatment; Solutions on mechanisms and
policies; technological solutions to organizational, management, propaganda and awareness raising solutions.
Through the article, it can be seen that successful solid waste management in suburban areas requires a
comprehensive solution from mechanisms and policies, mobilizing many social resources to participate, the roles
and responsibilities of Ministries, branches and specialties of local governments and an indispensable role are
the participation of the community.
1. Quản lý chất thải rắn (CTR) là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong thời gian vừa qua, quản lý CTR tại các đô thị có nhiều chuyển
biến tích cực, nhiều đô thị lớn tỷ lệ thu gom vận chuyển CTR đưa tới nơi xử lý đạt rất cao từ 95-100%. Tuy nhiên
tại nhiều vùng nông thôn, mặc dù đã được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm đầu tư xây dựng nhưng
công tác quản lý CTR còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu gom cũng chỉ đạt 40-50%, mô hình thu gom, vận chuyển
CTR nông thôn hoạt động chưa hiệu quả. Vấn đề quản lý CTR sinh hoạt nông thôn đặc biệt tại các vùng ven
đô các thành phố lớn đang là vấn đề nóng hiện nay.
Vùng ven đô các thành phố lớn có thể hiểu: Về mặt địa lý đó là khu vực cận kề với thành phố nhưng nó không


tồn tại độc lập mà nằm trong miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị . Vùng ven đô là không gian giao diện
nằm giữa đô thị và nông thôn, nên vừa mang tính chất đô thị vừa mang tính chất nông thôn. Vùng ven đô theo

52

SË 103+104 . 2020


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

quan niệm truyền thống là khu vực hẹp nằm xung quanh đô thị lõi
trung tâm, nhưng theo quan niệm mới là vùng rộng lớn bao trùm
nhiều địa bàn nằm xung quanh đô thị lõi trung tâm đô thị lớn. Đô
thị hóa vùng ven đô là quá trình tất yếu mở rộng đô thị lõi trung tâm
đến khu vực nông thôn.
Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ, việc
mở rộng các đô thị lớn đã và đang thôn tính các vùng liền kề đô
thị đồng thời làm thay đổi bộ mặt các làng ven đô, phá vỡ cấu trúc
làng xóm cũ, biến nhiều làng, xóm ven đô trở thành khu ở đô thị, tổ
chức không gian nửa đô thị, nửa nông thôn, chiều rộng và kết cấu
mặt đường của đường làng, ngõ, xóm có nhiều thay đổi, kiến trúc,
kiểu dáng nhà ở mang dáng dấp đô thị nhiều hơn. Ao, hồ và nhiều
không gian trống được san lấp để xây dựng công trình, cơn sốt đất
đai liên tục diễn ra.
2. Chất thải rắn là kẻ thù của đô thị hóa, là nguyên nhân gây ô
nhiễm đất và nước. CTR đô thị ngày càng diễn biến phức tạp,
công tác quản lý chưa hiệu quả. CTR phát sinh từ các nguồn: Sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y tế,
thương mại, dịch vụ và sinh hoạt đô thị đang ngày càng tăng nhanh
về chủng loại, số lượng và tính độc hại. Cơn lốc đô thị hóa khiến

các vùng ven đô mật độ dân cư tăng nhanh, tốc độ xây dựng lớn
làm cho hệ thống hạ tầng như đường giao thông, cấp, thoát nước…
quá tải, nguồn nước bị ô nhiễm, ùn tắc giao thông, nguồn sống bị
đe dọa. Nhiều khu vực, vùng ven đô khi nhập vào nội thành vẫn
còn trắng về hạ tầng kỹ thuật.
3. Hầu hết các làng xóm của Việt Nam nói chung, đặc biệt các
làng ven đô trước đây không có bãi rác mà chỉ có nghóa trang, có
nghóa là phần lớn rác thải được tái sinh và tái sử dụng ngay trong
từng hộ gia đình. Trong quá trình mở rộng và đô thị hóa, rác thải đủ
thành phần đang tăng dần, từ nội đô đưa ra, từ ngay chính bản thân
khu vực này, mặc dù trên thực tế nhiều làng ven đô đã hình thành
các dịch vụ mang tính đô thị như thu gom rác thải, vận chuyển đổ
vào nơi quy định, nhưng khối lượng quá lớn, tỷ lệ thu gom thấp,
tồn đọng nhiều. Ngoài ra người dân vẫn còn tập quán xả rác bừa
bãi mà ở đây không chỉ là thói quen tùy tiện, ý thức cố hữu, chưa
chuyển đổi kịp thời sang lối sống đô thị… mà còn là những bất hợp
lý trong việc thu gom rác thải và quản lý lỏng lẻo của các cấp chính

quyền địa phương. Mặc dù, trong những năm gần đây, chương trình
xây dựng nông thôn mới đã có kết quả nhất định, nhiều làng xóm
nông thôn có nhiều thay đổi, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật được
xây dựng, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống của
người dân được nâng cao. Tuy nhiên khách quan nhìn nhận công
tác quản lý CTR sinh hoạt vẫn còn là một vấn đề nan giải.
4. Thực trạng quản lý CTR đô thị và vùng ven đô:
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5
triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/
ngày và CTR sinh hoạt nông thôn khoảng 32.000 tấn/ngày.
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị đã tăng từ 78% năm 2008 lên
86-86,5% năm 2019. Dịch vụ thu gom đã được mở rộng tới các

đô thị loại V. Một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I như TP.HCM, Đà
Nẵng, Hải Phòng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100%. Tỷ
lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 4055%. Tỷ lệ thu gom tại các vùng ven đô đạt tỷ lệ cao hơn, khoảng
60-80%.
Tỷ lệ tái chế CTR sinh hoạt hiện vẫn còn thấp, khoảng 8-12% CTR
sinh hoạt đô thị và 3,24% đối với CTR sinh hoạt vùng nông thôn.
Một số công nghệ tái chế chất thải như chế biến phân vi sinh, viên
nhiên liệu hay đốt thu hồi năng lượng, đốt phát điện cũng đã được
triển khai. Việc chế biến, thu hồi năng lượng, phát điện từ chất thải
mới chỉ bước đầu được triển khai mặc dù tiềm năng rất lớn.
Xử lý và công nghệ xử lý: Hiện nay, phương pháp chính trong xử lý
CTR vẫn là chôn lấp. Ước tính 70-75% CTR sinh hoạt đang được
xử lý theo phương pháp này. Bên cạnh đó, xử lý CTR bằng hình
thức đốt cũng được thực hiện ở nhiều nơi với hai dạng chủ yếu là
lò đốt rác hóa lỏng và công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng.
Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTR tối ưu vẫn đang là bài toán
thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi
hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTR sinh hoạt hoàn thiện
đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
Các công nghệ xử lý CTR của Việt Nam chưa thực sự hiện đại và
hầu hết có quy mô nhỏ. Hầu hết công nghệ xử lý CTR nhập khẩu
hầu như không phù hợp với thực tế tại Việt Nam do chất thải chưa
được phân loại tại nguồn, nhiệt trị của CTR sinh hoạt thấp, độ ẩm

Hình 1: Rác thải được tập kết bừa bãi

SË 103+104 . 2020

53



≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

gom do xã, thôn tổ chức được sự quan tâm của chính quyền địa
phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã
quy hoạch được điểm tập kết, bãi chôn lấp rác. (3) Mô hình hợp
tác xã (HTX) dịch vụ VSMT: Đây là mô hình được coi là hoạt động
khá hiệu quả ở nông thôn. (4) Mô hình Công ty Môi trường đô thị
(MTĐT): một số vùng ven đô, các Công ty MTĐT đã mở rộng dịch
vụ thu gom rác thải cho các xã lân cận. Công ty có thể làm dịch
vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoặc chỉ vận
chuyển và xử lý. Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí
của dân và ngân sách của thành phố. Hiện chỉ có một số rất ít
các xã ven đô các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang thực
hiện theo mô hình này.

Hình 2: Chôn lấp

Hình 3: Lò đốt rác quy mô nhỏ

5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR
vùng ven đô

5.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý CTR vùng ven đô tuân thủ
theo quan điểm quản lý đã được quy định tại Quyết định số 491/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025
tầm nhìn đến 2050, đó là:
Về quan điểm quản lý: (1) Quản lý tổng hợp CTR là quản lý
toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối

cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái
sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng nhằm mục đích bảo vệ sức
khỏe con người, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thích
ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững
của đất nước; (2) CTR phát sinh phải được quản lý theo hướng
coi là tài nguyên, được phân loại, thu gom phù hợp với công
nghệ xử lý được lựa chọn; khuyến khích xử lý chất thải thành
nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm thân thiện môi trường,
xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, tiết kiệm đất đai
và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa
phương, vùng và đất nước;
Về mục tiêu quản lý đến 2025: Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
nói chung và ven đô nói riêng cần đạt: (1) 80% lượng CTR sinh
hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo
vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng,
tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành
phân compost để sử dụng tại chỗ; (2) 95% các bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo,
xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự
phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo
vệ môi trường.

Hình 4: Xử lý rác

không khí cao… Còn các công nghệ xử lý CTR chế tạo trong nước
lại chưa đồng bộ và hoàn thiện nên chưa thể phổ biến và nhân
rộng.
Mô hình tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vùng ven đô:
(1) Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức

phổ biến ở các vùng nông thôn, do người dân tự thỏa thuận và
cử người thu gom cho 1 xóm hoặc 1 cụm dân cư. (2) Mô hình thu

54

SË 103+104 . 2020

5.2. Giải pháp về phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt:
a) Phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt (CTRSH):
n CTRSH phát sinh từ hộ gia đình do các hộ tự phân loại và mang
đến các điểm gom rác của khu dân cư theo quy định.
n CTRSH phát sinh từ nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,

cơ quan, trường học… được phân loại thu gom và vận chuyển đến
trạm trung chuyển theo quy định…

b) Xử lý CTR sinh hoạt: Do sự đa dạng của CTR tại các khu dân


cư ven đô cả về số lượng, chủng loại cũng
như thành phần CTR với tỷ lệ CTR hữu
cơ khá cao nên các giải pháp xử lý CTR
hướng tới giảm thiểu, tái chế và tái sử
dụng CTR theo từng điều kiện cụ thể của
địa phương. Các giải pháp có thể là: (1)
Xử lý ngay tại hộ gia đình; (2) Xử lý tại
điểm tập kết CTR sinh hoạt tại các thôn,
xã hoặc tại các trạm trung chuyển; (3)
Xử lý tập trung tại các khu xử lý theo quy
hoạch và (4) Xử lý phân tán.

5.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
n Nghiên cứu xây dựng và ban hành các
cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho công
tác thu gom, vận chuyển, đầu tư xây dựng
và quản lý, vận hành các cơ sở xử lý chất
thải phù hợp với điều kiện phát triển của
vùng ven đô có liên kết với đô thị và các
khu dân cư nông thôn liền kề.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử
lý CTR; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh;
rà soát sửa đổi bổ sung và ban hành định
mức, đơn giá thu gom, vận chuyển và xử
lý CTR.

n

5.4. Giải pháp về công nghệ:
n Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý
CTR theo hướng giảm thiểu lượng CTR
chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử

dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.
n Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi
trường để xử lý, tái chế CTR.

động bảo vệ môi trường là thiết thực bảo
vệ chính môi trường sống của mình và của
cộng đồng.


n Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm

Quản lý CTR ven đô đang là vấn đề cấp
thiết và cấp bách trong công tác quản lý
xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.
Quản lý CTR vùng ven đô muốn có được
thành công thì cần phải có một giải pháp
đồng bộ từ cơ chế chính sách, huy động
nhiều nguồn lực của xã hội tham gia, vai trò
và trách nhiệm của các Bộ, Ngành đặc biệt
của chính quyền các địa phương và vai trò
quan trọng không thể thiếu đó là sự tham
gia của cộng đồng dân cư.

về xử lý, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng
lượng từ CTR nhằm lựa chọn các mô hình
phù hợp với vùng ven đô để nhân rộng.

5.5. Giải pháp về tổ chức, quản lý, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng:
n Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý CTR
sinh hoạt đô thị trong đó có quản lý CTR
vùng ven đô thống nhất từ Trung ương đến
địa phương theo hướng giao cho cơ quan
quản lý xây dựng và phát triển đô thị quản lý.
Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện,
cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên
môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; trách

nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư
trong công tác quản lý chất thải.

n

n Xây

dựng một chương trình truyền thông
nhằm tuyên truyền giáo dục người dân
có lối sống văn minh đô thị, nâng cao ý
thức giữ gìn môi trường, tự giác giữ gìn vệ
sinh đô thị, tham gia tích cực vào các hoạt

Kết luận:

Ngày nhận bài: 23/3/2020
Ngày gửi phản biện: 24/3/2020
Ngày duyệt đăng: 10/4/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật Bảo vệ môi trường 2014
2. Chính phủ, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu.
3. Thủ tướng Chính phủ (2018), QĐ số 491/QĐ-TTg
ngày 7/5/2018: Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược
quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025 tầm nhìn đến 2050.
4. Lê Cường (2015), Mô hình và Giải pháp quản lý
chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội đến năm 2030, Luận án Tiến só.

5. Nguyễn Hồng Tiến (2015), Quy hoạch& Hạ tầng
kỹ thuật **, Nhà xuất bản Hồng Đức – ISBN 978 604
86 6147 2.

SË 103+104 . 2020

55



×