Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ nạo phá thai tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố cần thơ và một số yếu tố liên quan năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
----------

XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ KIM ÁNH


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của Q Thầy, Cơ giáo Trường Đại
học Y tế cơng cộng, đồng nghiệp cơ quan, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tơi xin
trân trọng cảm ơn:

• Ban giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Cần Thơ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài và hồn thành chương trình học.

• Q Thầy, Cô ở Trường Đại học Y tế công cộng đã truyền tải, cung cấp các
kiến thức khoa học liên quan đến chương trình học tập.

• Các cán bộ, nhân viên phịng khám, phịng xét nghiệm tại Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe sinh sản, đã quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thu
thập số liệu.

• Các bạn học cùng lớp Cao học y tế công cộng Khóa 20 tại Đồng Tháp và
bạn bè thân hữu, đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế, khích lệ, động viên, giúp đỡ tơi trong
suốt thời gian qua.

• Cha Mẹ, Chồng và hai con, Anh (Chị), Em và người thân đã động viên chia
sẻ cùng tơi trong q trình học tập và hồn thiện luận văn.

• Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ TS. Lê Thị Kim Ánh đã
tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực cố gắng bằng cả tâm huyết, nhưng vẫn khó tránh

khỏi những thiếu sót trong bài luận văn này. Rất mong nhận được sự góp ý q báu
của q thầy, cơ, bạn bè cùng lớp và quí đồng nghiệp.
Trân trọng Cám ơn ./.
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hà


i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu. ........................................................ 4
1.2. Thực trạng nhiễm HIV và vai trò của XN HIV tự nguyện ............................... 6
1.2.1. Thực trạng nhiễm HIV. ............................................................................... 6
1.2.2. Vai trò của XN và XN HIV tự nguyện. ..................................................... 10
1.3.

Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành XN HIV tự nguyện trên

thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................... 15
1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................. 15
1.3.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 16
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hoạt động xét nghiệm HIV tự
nguyện ở phụ nữ NPT ................................................................................... 19

1.4.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 19
1.4.2. Thực trạng nhiễm HIV và hoạt động xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ
NPT tại TP cần Thơ.......................................................................... 19
1.5. Qui trình TV XN HIV ở PN NPT ................................................................. 22
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu: ......................................................................... 24
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 25
2.1.1. Phụ nữ đến nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ ......... 25
2.1.2. Cán bộ y tế: ............................................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 26


ii
2.4. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 26
2.4.1. Cỡ mẫu cấu phần định lượng ..................................................................... 26
2.4.2. Cỡ mẫu cấu phần định tính ........................................................................ 27
2.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 27
2.5.1. Cấu phần định lượng.................................................................................. 27
2.5.2. Cấu phần định tính..................................................................................... 28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 28
2.7. Các biến số nghiên cứu ................................................................................. 31
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................................... 32
2.9. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 34
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ..................................................................... 34
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................... 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 37
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 37
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT ............... 39
3.2.1. Kiến thức .................................................................................................. 39

3.2.2. Thái độ về XN HIV/AIDS ....................................................................... 45
3.2.3. Thực hành XN tự nguyện HIV của ĐTNC ................................................ 48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến XN HIV tự nguyện của ĐTNC.......................... 53
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với XN HIV tự nguyện ................... 53
3.3.2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với XN tự nguyện HIV/AIDS ......... 56
3.3.3. Một số ảnh hưởng từ cơ sở y tế đến XN tự nguyện HIV............................ 63
Chương 4 BÀN LUẬN........................................................................................ 67
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 67
4.2 Xét nghiệm tự nguyện HIV ở phụ nữ nạo phá thai. ....................................... 68
4.2.1. Tỉ lệ chấp nhận xét nghiệm tự nguyện ở phụ nữ nạo phá thai. ................... 68
4.2.2. Kiến thức về HIV và XN HIV tự nguyện của phụ nữ NPT ........................ 70
4.2.3. Thái độ về XN HIV ở phụ nữ NPT ........................................................... 73
4.3 Các yếu tố liên quan đến XN tự nguyện HIV/AIDS ...................................... 74
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với XN HIV tự nguyện .................... 74


iii
4.3.2. Mối liên quan đến kiến thức về HIV và XN HIV ....................................... 75
4.3.3. Mối liên quan đến thái độ về XN HIV của phụ nữ NPT ............................ 76
4.3.4. Một số yếu tố liên quan khác từ cơ sở y tế ................................................ 78
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 81
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83
Phụ lục 1: biến số nghiên cứu ................................................................................ 89
Phụ lục 2 . Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ....................................................... 95
Phụ lục 3. Phiếu sàng lọc đối tượng nghiên cứu .................................................... 96
Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn định lượng phụ nữ nạo phá thai .................................. 97
Phụ lục 5. Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ y tế........................................................ 106
Phụ lục 6. Phỏng vấn sâu phụ nữ đồng ý XN HIV ............................................... 108
Phụ lục 7. Phỏng vấn sâu phụ nữ không đồng ý XN HIV.................................. 110

Phụ lục 8. Phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV ............................................. 112
Phụ lục 9. Hướng dẫn cách tính điểm kiến thức, thái độ về XN HIV .................. 113


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

BCH

: Bảng câu hỏi

BCS

: Bao cao su

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

GMD

: Gái mãi dâm

HIV

: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người


NPT

: Nạo phá thai

NC

: Nghiên cứu

PN

: Phụ nữ

PNMT

: Phụ nữ mang thai

PLTMC

: Phòng lây truyền mẹ con

PVS

: Phỏng vấn sâu

QHTD

: Quan hệ tình dục

QĐTD


: Qua đường tình dục

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

TV

: Tư vấn

XN

: Xét nghiệm

UNAIDS

: Chương trình phối hợp của liên hiệp quốc về phòng chống

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hoạt động của chương trình PLTMC tại TP Cần Thơ ..................... 20
Bảng 3.1. Một số đặc tính chung của ĐTNC .................................................... 37
Bảng 3.2. Nghề nghiệp, tiền sử sản phụ khoa của ĐTNC ................................. 38

Bảng 3.3. Biết HIV/AIDS và Đánh giá nguy cơ của ĐTNC ............................. 39
Bảng 3.4. Khả năng điều trị HIV/AIDS .......................................................... 41
Bảng 3.5. Kiến thức về XN HIV của ĐTNC .................................................... 42
Bảng 3.6. Cách phát hiện và thời gian XN HIV ................................................ 43
Bảng 3.7. Tổng hợp kiến thức về HIV và XN HIV đạt theo chí cho điểm ......... 44
Bảng 3.8. Thái độ đối với người nhiễm HIV và XN HIV ................................. 45
Bảng 3.9. Tính bí mật, lo ngại về HIV và XN HIV ......................................... 46
Bảng 3.10. Thái độ về XN HIV đạt theo chí cho điểm ...................................... 48
Bảng 3.11. Lý do chấp nhận XN HIV tự nguyện .............................................. 49
Bảng 3.12. Lý do không đồng ý XN tự nguyện HIV ....................................... 50
Bảng 3.13. Một số nhận xét về dich vụ tại cơ sở y tế của ĐTNC ........................ 51
Bảng 3.14. Yếu tố tiền sử về tư vấn và XN HIV trước đây của ĐTNC .............. 52
Bảng 3.15. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với xét nghiệm
HIV tự nguyện.................................................................................. 53
Bảng 3.16. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa thu nhập, tiền sử bệnh của
ĐTNC với XN HIV tự nguyện ......................................................... 54
Bảng 3.17. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa tôn giáo và nghề nghiệp của
chồng ĐTNC với XN HIV tự nguyện ............................................... 55
Bảng 3.18. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về HIV với XN tự
nguyện HIV/AIDS............................................................................ 56
Bảng 3.19. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về XN HIV với XN
tự nguyện HIV/AIDS ....................................................................... 57
Bảng 3. 20. Tổng hợp phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về HIV
và XN HIV với XN tự nguyện HIV .................................................. 59


vi
Bảng 3.21. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa thái độ về XN HIV với XN tự
nguyện HIV/AIDS............................................................................ 60
Bảng 3.22. Tổng hợp phân tích đơn biến về thái độ với XN tự nguyện HIV ........ 61

Bảng 3.23. Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa tiền sử đã từng được tư vấn
XN HIV với XN tự nguyện HIV/AIDS ............................................ 62
Bảng 3.24. Phân tích đa biến về các mối liên quan với XN tự nguyện HIV/AIDS 62


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin về HIV/AIDS mà ĐTNC nhận được (n = 288) ...... 40
Biểu đồ 3.2. Đường lây truyền HIV/AIDS (n = 288) ........................................... 40
Biểu đồ 3.3. Tổng hợp kiến thức về HIV của ĐTNC (n = 288) ............................ 41
Biểu đồ 3.4. Tổng hợp kiến thức về XN HIV (n = 288) ....................................... 44
Biểu đồ 3.5. Quan tâm đến XN HIV (n = 288) .................................................... 45
Biểu đồ 3.6. Tổng hợp thái độ tích cực về XN HIV của ĐTNC (n = 288) ............ 47
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ chấp nhận xét nghiệm tự nguyện HIV của ĐTNC ................. 48
Biểu đồ 3.8. Mong muốn của ĐTNC đồng ý XN HIV về dịch vụ XN (193) ....... 51


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Dịch HIV/AIDS đã chuyển hướng từ đàn ông sang phụ nữ (PN) và trẻ em,
đường lây truyền chủ yếu từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục khơng an tồn.
Tình dục khơng an tồn - HIV, nạo phá thai (NPT) đang có xu hướng gia tăng. Xét
nghiệm (XN) tự nguyện HIV ở PN NPT là loại hình can thiệp có hiệu quả cao trong
dự phịng lây nhiễm HIV. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định
tính, trên 288 phụ nữ (PN) chưa xác định được tình trạng nhiễm HIV của bản thân
đến nhận dịch vụ nạo phá thai (NPT) tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS) TP Cần Thơ từ tháng 3/2018 đến tháng 06/2018, với 2 mục tiêu: (1). Kiến
thức, thái độ và thực hành xét nghiêm (XN) tự nguyện HIV ở phụ nữ NPT; (2). Xác

định các yếu tố liên quan đến XN tự nguyện HIV. Phương pháp: chọn mẫu liên tiếp
đáp ứng các tiêu chí cho đến khi đủ cỡ mẫu. Sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc về
kiến thức, thái độ và thực hành XN tự nguyện HIV để phỏng vấn PN đi NPT. Số liệu
được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, các kỹ thuật thống kê mô tả và hồi qui
logistic đơn và đa biến được sử dụng. Kết quả: PN nạo phá thai có kiến thức về XN
HIV đạt 82,6%; thái độ tích cực về XN là 29,5% và tỷ lệ XN tự nguyện HIV của PN
nạo phá thai là 67%; Những phụ nữ nhận thức được sự cần thiết và quan tâm đến XN
HIV có khả năng làm XN gấp hơn 2 lần so với nhóm phụ nữ khác (OR: 2,2 và 2,6);
dịch vụ lấy máu XN phù hợp có thể làm tăng tần suất chấp nhận XN gấp 4,4 lần.
Khuyến nghị: Đẩy mạnh công tác TV cho phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT tại phòng
khám; tạo điều kiện về thời gian để phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT có thể thực hiện
XN HIV dễ dàng và thuận lợi hơn; tuân thủ các nguyên tắc riêng tư, kín đáo và bảo
mật thông tin cho PN đến thực hiện XN tự nguyện bao gồm cả vấn đề NPT.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS hiện nay vẫn là một thách thức tại Việt Nam, từ trường hợp nhiễm
HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm
1990, tính đến nay 100% các tỉnh, thành phố đã có người nhiễm HIV/AIDS. Cả nước
hiện có khoảng 209.754 người nhiễm HIV, số người nhiễm HIV mới phát hiện trong
6 tháng đầu năm 2017 là 4.541 ca với 2.231 người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn
AIDS và 799 ca tử vong [3]. Tình hình dịch HIV cũng đang có sự thay đổi, nhiễm
HIV gia tăng trên nhóm nam quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới, xu hướng nhiễm
HIV qua đường tình dục (QĐTD) đang tăng dần và chiếm ưu thế (58%) [3]. Theo
giám sát trọng điểm tỷ lệ nhiễm HIV được phát hiện trên người nhiễm là phụ nữ tăng
nhanh từ 19% (năm 2005) lên 25% (năm 2013), tiếp tục tăng lên 32,4% (2017) và
vẫn đang có xu hướng tăng [42], [13], [39].
TP Cần thơ, mỗi năm vẫn có khoảng 200 người nhiễm HIV phát hiện mới, lây

truyền HIV qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền dịch HIV chính tại TP
Cần Thơ [42]. Số người nhiễm HIV mới khơng cịn tập trung trong nhóm có hành vi
nguy cơ cao như trước, mà sự lây nhiễm HIV đã và đang xảy ra nhiều trong nhóm
những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV, vợ/bạn tình
của người tiêm chích ma túy. Theo báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS - Bộ
Y tế, nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính
trong lây truyền HIV, 70% số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 20 - 39 tuổi [3]. Đây
chính là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ và tình trạng NPT cũng tập trung ở độ tuổi này.
Tình trạng NPT hiện nay cũng đang ở mức báo động. Theo thống kê của Tổng
cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm, cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo
phá thai trong độ tuổi từ 15 đến 19. Tình trạng NPT cũng đang tăng trong giới trẻ
chưa lập gia đình, chiếm gần 30% tổng số ca phá thai. Chưa kể con số thống kê tại
các cơ sở y tế tư nhân, khiến Việt Nam trở thành nước có số ca phá thai nhiều nhất
châu Á. Phụ nữ NPT là hậu quả của tình trạng QHTD khơng an tồn hay khơng được
bảo vệ dẫn đến có thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm QĐTD như: Lậu, giang
mai, sùi mào gà – HIV/AIDS... Khoảng một nửa số người nhiễm khơng có triệu


2
chứng, hoặc có triệu chứng khơng rõ ràng, có thể tự “biến mất” (nhưng khơng có
nghĩa là khỏi bệnh). Do vậy việc XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT là loại hình can
thiệp có hiệu quả cao trong dự phịng lây nhiễm HIV nói chung, làm giảm đáng kể
nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Việc xét nghiệm HIV là cách duy nhất, chỉ có xét nghiệm máu mới biết chắc
chắn tình trạng nhiễm HIV. Xét nghiệm HIV khơng chỉ cần thiết, cho những người
có nguy cơ lây nhiễm HIV (QHTD với nhiều người, người làm nghề mại dâm, quan
hệ đồng tính, sử dụng chung bơm kim tiêm, bị phơi nhiễm...) mà ngay cả những người
bình thường cũng nên xét nghiệm HIV để phát hiện và điều trị sớm khi bị nhiễm
HIV/AIDS. Phụ nữ NPT là hậu quả của tình trạng QHTD khơng an tồn hay khơng
được bảo vệ dẫn đến có thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm QĐTD –

HIV/AIDS. Do vậy việc XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT là loại hình can thiệp có
hiệu quả cao trong dự phịng lây nhiễm HIV nói chung, làm giảm đáng kể nguy cơ
lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho PN là một trong 4 thành tố của chiến lược
can thiệp tồn diện về dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con, muốn dự phịng có
hiệu quả, cần tư vấn XN HIV tự nguyện cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong các dịch
vụ SKSS [18]. Trước thực trạng NPT đang gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là:
Phụ nữ NPT có phải là nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm HIV hay không? Tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm phụ nữ nạo phá thai như thế nào? kiến thức, thái độ và thực hành
xét nghiệm HIV tự nguyện của nhóm phụ nữ NPT hiện nay ra sao? Yếu tố nào có
liên quan đến việc XN HIV tự nguyện ở nhóm đối tượng này? Điều gì thúc đẩy họ
tham gia thực hành xét nghiệm HIV tự nguyện? Xuất phát từ những lý do trên, đồng
thời giúp Trung Tâm chăm sóc SKSS có căn cứ để xây dựng kế hoạch và lồng ghép
các hoạt động vào hệ thống chăm sóc SKSS. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản TP Cần Thơ và một số yếu tố liên quan năm 2018”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ
NPT tại phịng khám Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Cần Thơ, 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ
nạo phá thai tại phòng khám Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Cần
Thơ, 2018


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.
Theo Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS), số 64/2006 của Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam có giải thích từ:
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [36].
- AIDS (Aquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải do HIV gây ra – là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Hội chứng là
một tập hợp các triệu chứng [36].
- Kiến thức, phòng tránh lây nhiễm
Theo tài liệu đào tạo về thông tin giáo dục và truyền thơng thay đổi hành vi
Phịng, chống HIV/AIDS, nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội:
+ Kiến thức là sự hiểu biết về một vấn đề, chủ đề hay mơt lĩnh vực nào đó nào
đó. Kiến thức là một điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng, đối tượng không thể
thay đổi hành vi nếu họ khơng có đủ kiến thức để hiểu được hành vi của họ có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ và lợi ích có được nếu thay đổi hành vi [16].
+ Phịng tránh lây nhiễm HIV là tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây
bệnh của người khác như dịch sinh dục, máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất
dịch tiết ra từ vết thương hở, đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn
người đó có bị nhiễm HIV hay khơng [16].
- Thái độ về HIV/AIDS: Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo
một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình, trong một hồn cảnh bằng những
biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm
đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó [34], [35].
Theo thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống
HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS.
Thái độ đối với cơng tác phịng, chống HIV/AIDS: Là những suy nghĩ, biểu cảm,
quan điểm của một cá nhân đối với chế độ, chính sách, các hoạt động đang diễn ra



5
hoặc đang áp dụng tại nơi họ sinh sống [16].
- Kỳ thị, phân biệt đối xử
Theo Điều 2, Luật Phòng, chống HIV/AIDS:
+ Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tơn trọng người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi
với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [36] .
+ Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt,
ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc
nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm
HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [36].
- Tư vấn HIV/AIDS (sau đây gọi chung là tư vấn): là quá trình giao tiếp hai chiều
giữa nhân viên y tế và phụ nữ theo yêu cầu của họ, nhằm cung cấp các kiến thức,
thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và phụ nữ được tư
vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến
dự phịng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV [8], [38].
- Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện:
Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện: là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét
nghiệm HIV, trong đó phụ nữ hồn tồn tự nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn
dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi
tên, và tự quyết định có làm xét nghiệm phát hiện HIV hay không [8], [38].
+ Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện vơ danh là hình thức tư vấn, xét nghiệm
HIV tự nguyện, trong đó phụ nữ được tư vấn không cần cung cấp tên, địa chỉ để tham
gia vào quá trình tư vấn, xét nghiệm HIV [8], [38].
+ Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên là hình thức tư vấn, xét nghiệm
HIV tự nguyện, trong đó phụ nữ được tư vấn tự nguyện cung cấp tên, tuổi, địa chỉ để
tham gia vào quá trình tư vấn và xét nghiệm HIV [8], [38].
- Xét nghiệm HIV: XN HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác
định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, dịch sinh học của cơ thể người [8], [38].
- XN HIV tự nguyện: chỉ thực hiện xét nghiệm HIV khi đối tượng tư vấn đã được

tư vấn trước xét nghiệm và được sự đồng ý của đối tượng tư vấn. Nghĩa là việc xét


6
nghiệm HIV phải được thông báo rõ ràng cho đối tượng tư vấn và do đối tượng tư
vấn tự nguyện quyết định đồng ý làm xét nghiệm [17].
Xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh tìm kháng thể kháng HIV trong máu. Kết
quả xét nghiệm sàng lọc HIV có dạng:
+ Kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính: Trả lời kết quả âm tính ngay cho phụ nữ,
lưu ý tư vấn về thời kỳ cửa sổ. Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao cần được tư
vấn về các biện pháp dự phòng nhiễm HIV và hẹn xét nghiệm lại sau 6 tháng [11].
+ Kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, cần làm xét nghiệm khẳng định để
chẩn đốn nhiễm HIV. Chỉ phòng xét nghiệm khẳng định được Bộ Y tế cấp phép mới
được thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV [11].
+ Thời kỳ cửa sổ: khoảng thời gian mà cơ thể người đã nhiễm virus HIV, nhưng
chưa sinh ra đủ kháng thể để có thể phát hiện được bằng các XN thông thường [11].
+ Kết quả xét nghiệm HIV không xác định: việc chưa xác định được sự có mặt
của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở
giai đoạn cửa sổ.
+ Kết quả xét nghiệm HIV khẳng định dương tính: giới thiệu phụ nữ được tư
vấn đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phịng lây nhiễm HIV phù hợp với tình
trạng thực tế của người được tư vấn:
- Nạo phá thai: Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm
dứt thai kỳ và loại bỏ phôi thai ra khỏi tử cung người mẹ [14].
1.2. Thực trạng nhiễm HIV và vai trò của XN HIV tự nguyện
1.2.1. Thực trạng nhiễm HIV.
1.2.1.1. Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có
khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV, trong đó có 18,2 triệu người
là phụ nữ, 16,8 triệu người là nam giới, 1,8 triệu là trẻ em. Số ca nhiễm mới trong

năm 2017 là 1,8 triệu, có 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã
được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ART) suốt đời [57]. HIV/AIDS hiện vẫn là
một vấn đề y tế cơng cộng lớn của tồn cầu, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của
35,4 triệu người trên thế giới, chỉ riêng năm 2017 đã có 940.000 người thiệt mạng


7
trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV. Châu Phi là khu vực bị ảnh
hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu người sống với HIV, châu Phi cũng chiếm hơn 2/3
tổng số nhiễm HIV mới trên toàn cầu [57]. Số người đang sống chung với HIV ngày
càng gia tăng, tăng từ 32,4 triệu người (năm 2010) lên 35,6 triệu người (2015) và tiếp
tục tăng lên 36,9 (2017), trong đó số người đang sống với HIV là phụ nữ cao hơn so
với nam giới là 1,4 triệu người (nam 16,8 triệu, nữ 18,2 triệu người). Sự gia tăng này
là hậu quả của việc tiếp tục lây nhiễm mới, những người sống lâu hơn với HIV và
tăng trưởng dân số nói chung [56].
Gánh nặng của dịch HIV/AIDS đã chuyển hướng từ đàn ông sang phụ nữ và trẻ
em. Trong số các trường hợp nhiễm HIV trên toàn cầu năm 2017 thì con số 18,2 triệu
phụ nữ đang sống chung với HIV đã tăng thêm 2,8 triệu so với năm 2007 (15,4 triệu)
[56]. Tại vùng Cận Sahara Châu Phi gần 61% người lớn đang sống cùng HIV là phụ
nữ, châu Á tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV năm 2017 là 49,3%, Thái Lan là nước từng chịu
sự tàn phá nặng nề của dịch HIV/AIDS nhưng đến nay căn bệnh này đã được khống
chế. Có rất nhiều phụ nữ ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm
miễn phí khi mang thai [56].
1.2.1.2. Thực trạng nhiễm HIV ở việt Nam
Theo UNAIDS, Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia
Pakistan, các quốc gia này là nơi xảy ra 95% những ca lây nhiễm HIV mới trong khu
vực năm 2016 [55]. Cả nước hiện có khoảng 209.754 người nhiễm HIV, số người
nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2017 là 4.541 ca với 2.231 người
nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và 799 ca tử vong [3]. Theo báo cáo cơng

tác phịng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, mỗi năm
vẫn có 10.000 người nhiễm mới HIV và 2.000 – 3.000 trường hợp tử vong do
HIV/AIDS. Hình thái dịch đã có sự thay đổi, theo hướng dịch chuyển từ nam sang
nữ, con đường lây truyền chủ yếu chuyển từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục
khơng an tồn. Nếu như 10 năm trước đây, tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV mới ở mức 26%
(năm 2007) thì nay tăng lên 32,4% [57]. Nữ giới nhiễm HIV qua con đường tình dục
chiếm tới 58% tổng số ca mắc, có tới 58% tổng số ca mắc, có đến gần 50% phụ nữ


8
bán dâm không dùng bao cao su thường xuyên, tỷ lệ này ở nam quan hệ tình dục đồng
giới cũng khoảng 63% [44].
Tại TP Cần Thơ, dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.
Lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền chính. Theo báo của
trung tâm phịng chống HIV/AIDS năm 2017, mỗi năm vẫn có khoảng 200 người
nhiễm HIV phát hiện mới, tổng số người nhiễm HIV lũy tích qua XN phát hiện được
là 5.946 người, trong đó tử vong 2.347 người, số người nhiễm HIV còn sống là 3.599
người (quản lý được 3.037 người, 541 người cịn lại có làm XN HIV kết quả dương
tính nhưng khi kiểm tra thực tế thì địa chỉ hoặc tên khơng đúng với khai báo ban đầu)
[42]. Theo báo cáo kết quả việc thực hiện việc phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2011 – 2016 của TP Cần Thơ, ghi nhận 100% phường, xã, thị trấn có người nhiễm
HIV/AIDS cịn sống, trong số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện được có xu hướng
tăng ở nhóm trẻ tuổi, năm 2016 phát hiện 24,3% người nhiễm HIV trong nhóm từ 16
đến 25 tuổi, cao hơn 2,3% so với năm 2015. Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện
lây truyền qua đường tình dục chiếm đa số các trường hợp được phát hiện (87,5%)
tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015 [43]. Do số người nhiễm HIV còn sống vẫn tiếp
tục tăng cao, bên cạnh đó, mức độ bao phủ về điều trị ARV tại Cần Thơ vẫn còn hạn
chế. Những người nhiễm HIV mới trong giai đoạn hiện nay khơng cịn tập trung trong
nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây nữa, mà sự lây nhiễm HIV đã và đang
xảy ra nhiều trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người

nhiễm HIV, vợ/bạn tình của người tiêm chích ma túy. Vì vậy dịch HIV/AIDS vẫn
diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta khơng
có những biện pháp ứng phó tồn diện và quyết liệt hơn [42].
1.2.1.3. Thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ, phụ nữ NPT
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, hơn một
nửa số các ca nhiễm mới HIV lây truyền qua đường tình dục và chủ yếu là phụ nữ
[3]. Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do lây nhiễm
từ chồng hoặc bạn tình thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao.
Người ta đã phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt,
nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Do đó, có 3 đường lây truyền HIV đó là: đường máu;


9
đường tình dục (đường lây truyền chính (chiếm 58%) của HIV) [2]; đường truyền từ
mẹ sang con [8], [16]. Theo khoa học và thực tế, phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua
quan hệ tình dục hơn là nam giới, có thể giải thích bằng những lý do sau đây:
- Lý do sinh học
Do diện tích bề mặt niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích niêm mạc
của cơ quan sinh dục nam, nên diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong quan hệ tình dục
là lớn hơn. Tinh dịch của nam giới chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo của phụ nữ, làm
cho phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao hơn so với nam giới [8].
- Lý do dịch tễ học
Phụ nữ Việt Nam có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, nên người chồng có thể
đã có nhiều bạn tình trước đó và cũng có thể đã bị nhiễm HIV. Ngồi ra, người phụ
nữ có thể hay phải truyền máu do ốm đau, sinh đẻ do bị mất máu nhiều, điều này
cũng làm tăng khả năng lây nhiễm HIV [8].
- Lý do xã hội học
Phụ nữ có nhiều yếu tố làm cho dễ tiếp cận với các nguy cơ lây nhiễm HIV, như
phụ nữ thường là người “bị động” trong quan hệ tình dục, là “khách hàng” bị ép dâm,
cưỡng dâm, hiếp dâm, vì dễ bị xây xước ở cơ quan sinh dục [8].

Khi đã bị nhiễm HIV, phụ nữ có thể truyền virus này cho những người đàn ơng
có quan hệ tình dục khơng an tồn với họ. HIV có trong dịch xuất tiết ở âm đạo và
trong máu nên có thể lây truyền qua những vết sây sát nhỏ trên da của dương vật khi
quan hệ tình dục quá mạnh mẽ hoặc lây truyền trực tiếp vào lỗ niệu đạo nam giới
(miệng sáo). Các bệnh hoa liễu như mụn rộp sinh dục, giang mai, nhiễm chlamydia...
cũng làm cho sự lây nhiễm HIV trở nên dễ dàng hơn.
Trước thực trạng ngày càng nhiều phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV,
nhiều ý kiến cho rằng, trong kế hoạch của cơng tác phịng, chống HIV/AIDS cần đưa
thêm nhiều giải pháp cụ thể hơn, thiết thực hơn cho cơng tác phịng, chống HIV cho
nhóm đối tượng là phụ nữ, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong đó phụ nữ NPT là
nhóm đối tượng có quan hệ tình dục khơng an tồn, dẫn đến có thai ngồi ý muốn.
Đối với các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (nhóm mại dâm, nghiện, chích ma túy) thì
sẽ bắt buộc nhóm này xét nghiệm, tư vấn thường xuyên nhằm xác định tình trạng


10
nhiễm HIV của họ. Trong dự phòng, lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, sẽ tư vấn xét
nghiệm cho cả các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để họ ý thức xét nghiệm tự
nguyện, góp phần phát hiện sớm nếu nhiễm HIV. Ngoài các trường hợp đang mang
thai, cần khuyến khích đi xét nghiệm, tư vấn phịng, chống HIV cả những trường hợp
phụ nữ còn trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là phụ nữ NPT.
1.2.2. Vai trò của XN và XN HIV tự nguyện.
1.2.2.1. XN HIV
Tư vấn, xét nghiệm HIV đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Theo
báo cáo của WHO năm 2014, hơn một nửa số người nhiễm HIV ở các nước đã từng
xét nghiệm HIV và nhận kết quả. Ở những nước có tỉ lệ nhiễm HIV cao, tỷ lệ phụ nữ
tham gia XN HIV thấp hơn so với nam giới, việc tư vấn xét nghiệm HIV đặc biệt thấp
ở thanh thiếu niên và một số quần thể then chốt.
Tại Châu Á, từ năm 1990 Thái Lan đã bắt đầu triển khai hoạt động tư vấn XN
HIV tại các bệnh viện lớn, năm 1998 bắt đầu triển khai chương trình trên tồn quốc

[15]. Tính đến năm 2009 có 98% phụ nữ mang thai (PNMT) ở Thái Lan và 99,5%
PNMT ở Malaysia được XN sàng lọc HIV sớm. Những trường hợp có kết quả HIV
dương tính đã được can thiệp kịp thời, làm giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con
tại hai nước xuống dưới 5%. Kết quả trên đã đưa Malaysia và Thái Lan trở thành
những nước triển khai chương trình phịng lây truyền mẹ con (PLTMC) thành cơng
trong khu vực. Để đạt được thành công, việc xây dựng một chính sách triển khai đồng
bộ, rộng rãi, đẩy mạnh cơng tác truyền thơng, can thiệp điều trị dự phịng cho PNMT
nhiễm HIV thì chiến lược tư vấn và xét nghiệm HIV đóng một vai trị quyết định [20].
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức như: cơng tác
chăm sóc thai sản cịn hạn chế, hệ thống y tế chưa đáp ứng được nhu cầu về PLTMC,
sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản làm hạn chế phụ nữ tiếp cận các dịch vụ tư
vấn, chăm sóc và điều trị.
Dịch vụ tư vấn XN HIV được thực hiện thí điểm lần đầu tiên tại Việt Nam vào
năm 2002, dựa trên mơ hình tư vấn về phòng, chống và làm giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao.
Tư vấn xét nghiệm HIV là một trong các biện pháp can thiệp dự phòng cơ bản


11
và cũng là điểm khởi đầu cho các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS tồn diện.
Với mục đích cung cấp cơ hội cho khách hàng tìm hiểu nguy cơ nhiễm HIV của bản
thân và biết được kết quả xét nghiệm HIV, từ đó khuyến khích khách hàng thay đổi
hành vi, thực hành các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.
Việt Nam hiện có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV,
có 136 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính
tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 34 phịng xét nghiệm được khẳng định HIV dương
tính tuyến huyện, riêng năm 2017 cấp mới 26 phịng xét nghiệm HIV được phép
khẳng định tuyến huyện và 1 phịng tư nhân, tồn quốc hiện có 1.250 phịng xét
nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả 100% số huyện trên tồn quốc. Mở rộng phịng xét
nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện cho các tỉnh trọng điểm bao gồm: TP. Hồ Chí

Minh, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, n Bái, Lào Cai, Quảng Ninh [2].
Trong chiến lược Quốc gia phịng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu chung là duy trì tỷ lệ
nhiễm HIV ở Việt Nam dưới 0,3% vào năm 2010 [9]. Trong đó chương trình dự
phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong 9 chương trình ưu
tiên tại 63 tỉnh thành trong cả nước, để đạt mục tiêu: phải lồng ghép tư vấn, XN HIV
tự nguyện, PLTMC vào hệ thống chăm sóc SKSS, tăng cường và mở rộng mạng lưới
PLTMC. Đào tạo cán bộ y tế về PLTMC, TVXN tự nguyện, chăm sóc SKSS, đào tạo
cơng tác quản lý, NC khoa học; Tổ chức các hoạt động chăm sóc bà mẹ nhiễm HIV
và con của họ tại cộng đồng. Huy động xã hội, các hoạt động thông tin, giáo dục,
truyền thông; cung cấp trang thiết bị/thuốc, sinh phẩm, tài liệu phục vụ TVXN tự
nguyện và PLTMC [7]
1.2.2.2. XN HIV tự nguyện
 Tư vấn, xét nghiêm HIV tự nguyện
- Xét nghiệm và tư vấn HIV đã được triển khai dưới dạng "tư vấn và xét nghiệm
tự nguyện (VCT)" theo định hướng y tế công cộng trong những năm đầu của đại dịch
HIV. Hình thức này được đưa vào triển khai từ khi chưa có biện pháp điều trị HIV
hiệu quả và tiên đoán rằng kiến thức của từng cá nhân về tình trạng HIV sẽ giúp cho
việc dự phịng không để lây truyền thêm HIV. Nội dung quan trọng của hình thức xét


12
nghiệm tự nguyện này là phải đảm bảo bí mật, luôn luôn đi kèm với tư vấn và chỉ
được xét nghiệm khi khách hành đã đồng ý làm xét nghiệm, có nghĩa là cả hai phía
đều được thơng báo và tự nguyện (tư vấn, XN HIV tự nguyện ghi tên, và tư vấn, XN
HIV tự nguyện vô danh).
- Tư vấn XN tự nguyện HIV khơng áp dụng cho các hình thức bắt buộc xét
nghiệm được qui định tại Điều 28 luật phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) [36].
- Người tư vấn có thể là cán bộ làm cơng tác phịng, chống HIV/AIDS các tuyến;

cán bộ làm cơng tác chăm sóc SKSS các tuyến; Hội Phụ nữ, hội Nơng dân, Đồn
Thanh niên, sau khi được tập huấn v.v... Tuy nhiên, dù chỉ làm tư vấn dự phịng về
lây truyền HIV, thì người làm cơng tác tư vấn cũng cần phải có những điều kiện nhất
định [8].
- Nhân viên tư vấn là người đã được đào tạo về HIV/AIDS tại các cơ sở đào tạo y
khoa hoặc đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở đào tạo liên
tục theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT [12].
- Đối tượng tư vấn XN HIV: tất cả phụ nữ có thai đến khám và theo dõi quản lý
thai tại phòng khám, phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT (cơ sở sản khoa/phòng khám sản)
- Xét nghiệm: Nếu người được tư vấn đồng ý thực hiện xét nghiệm HIV thì hướng
dẫn người được tư vấn ký đồng ý làm xét nghiệm HIV vào bệnh án được điều trị nội
trú; hoặc điền và ký phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV theo mẫu quy định (Phụ
lục đính kèm). Tư vấn trả kết quả (sau xét nghiệm HIV)
 Các nguyên tắc trong tư vấn XN HIV tự nguyện
- Dù được tư vấn, XN HIV dưới hình thức nào, vẫn phải bảo đảm tính bí mật
thơng tin của người được tư vấn (Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015) [6].
- Bảo đảm TV theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật [5], [17].
- Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo đúng qui đinh của
Bộ Y tế (Thông tư số 01/2010/TT-BYT và Thông tư số 09/2012/TT-BYT) [4].
- Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ
chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.


13
 Mục đích của XN HIV tự nguyện
Xét nghiệm HIV đóng vai trị quan trọng, là phương pháp duy nhất để phát hiện
người nhiễm HIV. Xét nghiệm là cửa ngõ giới thiệu người nhiễm đến các cơ sở chăm
sóc và điều trị. Vì vậy XN HIV tự nguyện nhằm mục đích:
Đối với phụ nữ nhận dịch vụ NPT:
- Giúp phụ nữ biết về HIV, xét nghiệm HIV, chẩn đoán nhiễm HIV

- Xác định tình trạng nhiễm HIV của bản thân.
- Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ đến nạo phá thai tại phịng khám
- Giúp cung cấp thơng tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh
giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép trong hệ thống SKSS.
Đối với phụ nữ mang thai, sinh con: Xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ
NPT cịn có mục đích:
- Tăng cường dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con (nếu phụ nữ NPT là đối
tượng sẽ sanh con trong thời gian tới);
- Phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
- Giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV đưa ra quyết định phá thai hay sanh con và
thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Giúp phụ nữ mang thai thực hiện các hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ lây
truyền HIV cho mình và cho con.
- Hỗ trợ về mặt tình cảm, tâm lý, giúp cho PN mang thai nhiễm HIV vượt qua
được sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng. vượt qua mọi khủng hoảng và tự tin trong
cuộc sống..
 Vai trò của xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ đến nạo phá thai
Xét nghiệm HIV tự nguyện đóng vai trị quan trọng cho phụ nữ đến nhận dịch
vụ NPT, cả đối với chăm sóc và điều trị dự phịng HIV/AIDS
-

Đối với cá nhân:
+ Xét nghiệm âm tính sẽ làm cho phụ nữ yên tâm hơn,
+ Xét nghiệm dương tính sẽ khuyến khích phụ nữ và bạn tình của họ giảm hoặc

ngừng các hành vi nguy cơ, giúp phụ nữ nhiễm HIV hiểu và chấp nhận tình trạng


14
nhiễm HIV của bản thân, giúp họ đưa ra quyết định về các biện pháp để bảo vệ bản

thân, bạn tình và con của họ trong lần sinh tới.
+ Bạn tình hoặc người dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV có
thể biết được thơng tin để đi xét nghiệm và áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị
cần thiết.
- Đối với chồng/bạn tình và gia đình: Hỗ trợ những mối quan hệ an toàn (đề cao

sự chung thuỷ, phòng lây truyền mẹ con). Cho phép các cặp vợ chồng lên kế hoạch
cho tương lai
- Đối với cộng đồng: Tư vấn XN HIV tự nguyện tạo ra sự lạc quan khi phụ nữ

NPT có kết quả XN âm tính. Giảm phân biệt đối xử khi có nhiều người hơn biết về
HIV, giúp cho sự phát triển các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ.
Xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ nói chung là loại hình can thiệp có hiệu
quả cao trong dự phịng lây nhiễm HIV, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV
từ mẹ sang con, giúp phụ mang thai nhiễm HIV có thể sinh con, mà con của họ không
bị nhiễm HIV, hơn nữa xét nghiệm tự nguyện giúp phụ nữ NPT tiếp cận với các dịch
vụ y tế, xã hội phù hợp hơn [1].
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết phụ nữ ở các nước đang phát triển khơng biết về
tình trạng nhiễm HIV của mình, do vậy việc tăng cường các dịch vụ tư vấn và xét
nghiệm HIV sẽ giúp cho họ sớm nhận được các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ
trợ cần thiết, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hố gia đình và sức khoẻ sinh sản, nạo
phá thai… để từ đó họ có thể tự quyết định về đời sống sinh sản của họ trong tương
lai với đầy đủ thông tin là cần thiết.
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm tự nguyện HIV
- Kết quả âm tính sẽ gây chủ quan cho người PN có hành vi nguy cơ cao.
- Kết quả dương tính làm cho người PN phải đối mặt với ý nghĩ rằng mình đã bị
AIDS và sẽ bị chết sớm hơn, sống trong thấp thỏm không biết bao giờ diễn biến thành
AIDS, phát sinh tình trạng khủng hoảng tinh thần.
- Người PN có thể sa vào con đường nghiện ngập hoặc muốn tự tử.
- Người PN có thể bị xa lánh, kỳ thị hoặc phân biệt đối xử. Một NC được thực

hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc. Hơn 6.000 người tại sáu thành phố lớn bao gồm


×