Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở hồng minh, huyện phú xuyên, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH NGUYỆT

TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG MINH, HUYỆN PHÚ XUYÊN,
HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH NGUYỆT

TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG MINH, HUYỆN PHÚ XUYÊN,
HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Đặng Thị Việt Phương
2. TS. Lê Thị Hải Hà


HÀ NỘI, 2018


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4
1.1.Khái niệm trầm cảm...................................................................................................4
1.2.Phân loại.....................................................................................................................4
1.3. Phương pháp tiếp cận để đánh giá và chẩn đoán trầm cảm......................................6
1.4.Thực trạng trầm cảm của học sinh THCS trên thế giới và tại Việt Nam...................8
1.5.Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THCS trên thế giới và Việt Nam....10
1.6.Giới thiệu về địa bàn và đối tượng nghiên cứu........................................................14
1.7.Khung lý thuyết........................................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................18
2.1.Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................18
2.2.Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu............................................................18
2.3.Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................18
2.4.Cỡ mẫu.....................................................................................................................18
2.5.Phương pháp chọn mẫu............................................................................................18
2.6.Phương pháp thu thập...............................................................................................19
2.7.Biến số......................................................................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ..............................................................................................25



ii

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................45
KẾT LUẬN...................................................................................................................53
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN...................................................................65
PHỤ LỤC 2: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.....................................................................76
PHỤ LỤC 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THANG ĐO..........................85


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

SKTT

Sức khỏe tâm thần

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


VTN

Vị thành niên

WHO

Tổ chức y tế Thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các thang đo trầm cảm tại cộng đồng

7

Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu của ĐTNC

25

Bảng 3.2: Đặc điểm học tập của ĐTNC

25

Bảng 3.3: Đặc điểm hoạt động hàng ngày của ĐTNC

26

Bảng 3.4: Sự tự tin của ĐTNC


27

Bảng 3.5: Đặc điểm chung về gia đình của ĐTNC

27

Bảng 3.6: ĐTNC bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực gia đình

29

Bảng 3.7: Mức độ hỗ trợ của gia đình

29

Bảng 3.8: Mối quan hệ với bạn bè của ĐTNC

30

Bảng 3.9:: Mức độ hỗ trợ của giáo viên

30

Bảng 3.10: Tần suất các biểu hiện trầm cảm của ĐTNC

31

Bàng 3.11: Tỉ lệ biểu hiện trầm cảm của ĐTNC

33


Bảng 3.12: Đặc điểm nhân khẩu và mối liên quan với trầm cảm của ĐTNC

35

Bảng 3.13: Đặc điểm học tập và mối liên quan với trầm cảm của ĐTNC

35

Bảng 3.14: Đặc điểm hoạt động hàng ngày và mối liên quan với trầm cảm

36

của ĐTNC
Bảng 3.15: Sự tự tin và mối liên quan với trầm cảm của ĐTNC

37


v

Bảng 3.16: Đặc điểm chung về gia đình và mối liên quan với trầm cảm của

37

ĐTNC
Bảng 3.17: Bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực gia đình và mối liên quan

38


với biểu hiện trầm cảm của ĐTNC
Bảng 3.18: Mức độ hỗ trợ của gia đình và mối liên quan với biểu hiện trầm

39

cảm của ĐTNC
Bảng 3.19: Mối quan hệ với bạn bè và mối liên quan với biểu hiện trầm

39

cảm của ĐTNC
Bảng 3.20: Mức độ hỗ trợ của giáo viên và mối liên quan với biểu hiện

40

trầm cảm của ĐTNC
Bảng 3.21: Mơ hình hồi quy logistic dự đốn những yếu tố ảnh hưởng đến
các biểu hiện trầm cảm của học sinh

42


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của bố và mẹ của ĐTNC

28


Biểu đồ 3.2: Học vấn của bố và mẹ ĐTNC

28

Biểu đồ 3.3: Tần suất biểu hiện trầm cảm theo nhóm biểu hiện

32

Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm theo giới tính

33

Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm theo khối lớp

34


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Vị thành niên (VTN) là lứa tuổi thường gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần
(SKTT) đặc biệt là trầm cảm. Trầm cảm ở VTN nếu không được phát hiện kịp thời sẽ
dẫn tới những hậu quả khó khắc phục mà một trong số đó là họ có ý định và thực hiện
hành vi tự tử. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh Trung học cơ sở (THCS) (từ 11 đến
14 tuổi) cần được quan tâm đặc biệt hơn vì đây là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về tâm
sinh lý tuổi dậy thì, thay đổi môi trường học tập, xây dựng các mối quan hệ. Một số
nghiên cứu đã tiến hành tại Việt Nam cho kết quả về tỉ lệ học sinh THCS có biểu hiện
trầm cảm có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây.
Nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu:xác định tỉ lệ học sinh có biểu hiện
trầm cảm và một số yếu tố liên quan tới biểu hiện trầm cảm của học sinh trường Trung

học cơ sở Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2018. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp mơ tả cắt ngang có phân tích để chọn ra 412 học sinh thỏa mãn các tiêu chí của
nghiên cứu. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền trong đó sử dụng bộ cơng cụ CESD để
đánh giá tình trạng có hoặc khơng có các biểu hiện trầm cảm của học sinh, cùng với các
câu hỏi tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến biểu hiện này được xây dựng sau khi
tham khảo từ nhiều nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu
sử dụng phần mềm Epidata 3.1 nhập liệu; phần mềm SPSS 20 phân tích số liệu, thực
hiện các kiểm định thống kê đơn biến và đa biến phù hợp để đưa ra kết quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 25,7% học sinh có biểu hiện trầm cảm. Các yếu
tố liên quan làm tăng nguy cơ xuất hiện các biểu hiện trầm cảm trong nghiên cứu này
bao gồm học lực và hạnh kiểm học kì 1 trung bình/yếu, mức độ áp lực học tập cao, thời
gian sử dụng Internet trên một giờ mỗi ngày, thiếu sự tự tin, bố mẹ không sống cùng
nhau, không sống cùng bố mẹ, chứng kiến bố/mẹ cãi/đánh nhau hoặc bị bố mẹ
mắng/đánh ở mức độ thường xuyên, bị bạn bè bắt nạt, sự hỗ trợ ở mức độ trung bình/thấp
từ gia đình, bạn bè và thầy cơ. Từ các kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số gợi
ý một số khuyến nghị cụ thể cho các nhóm đối tượng bao gồm học sinh, gia đình, nhà


viii

trường nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe cho học sinh tại địa bàn và gợi ý các hướng
nghiên cứu tiếp theo.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là một phần quan trọng trong sự phát triển tồn diện của con người. Để
có một sức khỏe tốt, mỗi người cần được chăm sóc đồng thời cả về sức khỏe thể chất
và SKTT. SKTT đã được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đưa vào khái niệm “sức khỏe”

- trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình
trạng khơng bệnh tật hay đau yếu [70]. Điều đó có nghĩa rằng SKTT là một phần khơng
thể tách rời của sức khỏe nói chung.
Trên thế giới có khoảng 25% dân số bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời
điểm nào đó trong cuộc đời [70]. Trong đó trầm cảm là phổ biến nhất với khoảng 350
triệu người chịu ảnh hưởng của loại rối loạn tâm thần loại này theo ước tính năm 2012
của WHO [71]. Nhiều nghiên cứu về SKTT chỉ ra rằng trầm cảm là vấn đề phổ biến,
thường gặp ở lứa tuổi VTN[4][29].Trầm cảm ở VTN nếu không được phát hiện kịp thời
sẽ dẫn tới những hệ quả khó khắc phục mà một trong số đó là họ có thể có ý định tự tử
và thực hiện hành vi tự tử [1]. Các vấn đề SKTT nói chung và trầm cảm ở học sinh nói
riêng cũng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia
đình, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như
sự phát triển cá nhân [1].
Các nghiên cứu trước đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm
ở VTN. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm có xu hướng
tăng [23][48]. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm được nhiều nghiên cứu đề cập đến
như đặc điểm gia đình (tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp của bố mẹ,…), mâu thuẫn với
giáo viên và bạn bè ở trường [23][47][50].
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở VTN,
nhưng tập trung tìm hiểu nhóm học sinh Trung học phổ thông (THPT) hơn là học sinh
Trung học cơ sở (THCS). Trong khi đó, một số kết quả trong các nghiên cứu gần đây
cho thấy tỉ lệ đáng chú ý về trầm cảm ở trẻ em trong độ tuổi THCS. Chẳng hạn, nghiên


2

cứu của Đàm Thị Bảo Hoa và cộng sự cho thấy tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm trong nhóm
học sinh THCS thành phốThái Nguyên năm 2009 là 9,5% [9]. Năm 2013, một nghiên
cứu cắt ngang điều tra trên 1161 học sinh trung học tại Cần Thơ cho kết quả là 41,1%
học sinh được đánh giá là có các biểu hiện trầm cảm, trong đó có 3,8% học sinh đã từng

cố gắng tự tử [48]. Tại thành phố Hà Nội, đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm trên đối
tượng là học sinh THPT và một số nghiên cứu về lứa tuổi THCS nhưng chủ yếu tập trung
ở các trường thuộc trung tâm thành phố. Nghiên cứu về chủ đề này tại các trường học
thuộc ngoài thành thành phố Hà Nội còn chưa được chú ý.
Đơn cử như trường THCS Hồng Minh thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội chẳng
hạn, hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề trầm cảm ở học sinh. Theo đánh giá nhanh
của tôi vào tháng 11 năm 2017 với một nhóm học sinh trường THCS Hồng Minh gồm
các em lớp 7 và 9, khái niệm “trầm cảm” khơng cịn xa lạ với học sinh tại đây. Một số
học sinh cũng tự đánh giá bản thân hoặc bạn học từng có một số biểu hiện trầm cảm.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu cụ thể các biểu hiện trầm cảm ở học sinh tại đây, tôi
tiến hành nghiên cứu: “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường
Trung học cơ sở Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội năm 2018” để trả lời cho các câu
hỏi: Tỉ lệ học sinh tại đây có biểu hiện trầm cảm như thế nào? Những yếu tố liên quan
đến các biểu hiện trầm cảm của học sinh là gì? Từ đó xem xét và đề xuất các khuyến
nghị phù hợp nhằm góp phần cải thiện sức khỏe của học sinh


3

MỤC TIÊU

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm tại trường Trung học cơ sở Hồng Minh,
Phú Xuyên, Hà Nội năm 2018
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới biểu hiện trầm cảm của học sinh trường Trung
học cơ sở Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội năm 2018


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Khái niệm trầm cảm
Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm thần và
hành vi, trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc
trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm
hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ. Các triệu chứng này tồn
tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần liên tục. Những biểu hiện này được coi
là các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [17].
1.2.

Phân loại

1.2.1. Phân loại theo mức độ dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán và phân loại trầm cảm hiện nay tuân theo tiêu chuẩn ICD-10 hoặc DSM-IV.
1.2.1.1.

Tiêu chuẩn ICD-10[17]

Việc chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện của ba triệu chứng đặc trưng và bảy triệu
chứng phổ biến khác. Trong đó, ba triệu chứng đặc trưng bao gồm: khí sắc trầm, mất
mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm vận động.
Và bảy triệu chứng phổ biến khác là giảm sút tập trung chú ý, giảm lòng tự trọng và lòng
tự tin, có ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng,vơ dụng, khơng tin tưởng vào tương lai, có
ý tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng hoặc từ
chối ăn, giảm trọng lượng cơ thể (5% trở lên) trong vòng 4 tuần.
Theo như tiêu chuẩn trên, trầm cảm được phân loại thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và
nặng với các triệu chứng phải kéo dài cần thiết ít nhất 2 tuần.
-


Trầm cảm nhẹ: có tối thiểu 2 trong số các triệu chứng chủ yếu và 2 trong số các
triệu chứng phổ biến.

-

Trầm cảm vừa: có tối thiểu 2 trong số các triệu chứng chủ yếu và 3 trong số các
triệu chứng phổ biến.

-

Trầm cảm nặng. khi có 3 triệu chứng chủ yếu và tối thiểu là 4 trong số các triệu
chứng phổ biến.


5

-

Trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần: Đáp ứng với các tiêu chuẩn
trầm cảm nặng nêu trên, có các triệu chứng loạn thần như: hoang tưởng, ảo giác
phù hợp với cảm xúc.

1.2.1.2.

Tiêu chuẩn DSM-IV[27]
Theo tiêu chuẩn này, có ít nhất 5 triệu chứng cùng tồn tại trong thời gian tối thiểu

là 2 tuần và có thay đổi chức năng so với trước đây trong đó phải có ít nhất 2 triệu chứng
là khí sắc trầm cảm và mất quan tâm hứng thú bao gồm:
- Khí sắc trầm cảm biểu hiện cả ngày và kéo dài.

- Giảm hoặc mất quan tâm hứng thú với mọi hoạt động trước đây vốn có.
- Giảm trọng lượng cơ thể trên 5%/1 tháng.
- Mất ngủ vào cuối giấc (ngủ dậy sớm ít nhất là 2 giờ so với bình thường).
- Ức chế tâm thần vận động hoạt kích động trong phạm vị hẹp (kích động trong phạm
vi xung quanh giường ngủ của mình).
- Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng kéo dài.
- Có cảm giác vơ dụng hoặc có cảm giác tự tội q đáng hoặc cảm giác khơng thích
hợp khác.
- Giảm năng lượng suy nghĩ, giảm tập trung chú ý, giảm khả năng đưa ra các quyết
định.
- Có hành vi tự sát.
Trầm cảm điển hình có thể chia ra mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
-

Trầm cảm nhẹ: Đặc trưng bởi 5 hoặc 6 triệu chứng trong đó phải có ít nhất 2 triệu
chứng là khí sắc trầm cảm và mất quan tâm hứng thú.

-

Trầm cảm vừa: Đặc trưng 7 hoặc 8 triệu chứng trầm cảm trong đó phải có ít nhất
2 triệu chứng là khí sắc trầm cảm và mất quan tâm hứng thú.

-

Trầm cảm nặng: Đặc trưng bởi cả 9 triệu chứng trầm cảm [10].

1.2.2. Phân loại theo đặc trưng của bệnh [1][10]
Dựa theo đặc trưng của bệnh, RLTC có thể phân thành các loại: RLTC theo mùa,
RLTC ở VTN, RLTC sau sinh, RLTC người cao tuổi



6

-

Trầm cảm theo mùa.

-

Trầm cảm sau sinh[2].

-

Trầm cảm ở người cao tuổi[5]

-

Trầm cảm ở VTN: Là rối loạn xảy ra những năm thiếu niên, có liên quan đến các
yếu tố cá nhân vị thành niên, gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội. Trâm cảm ở
VTN có một số triệu chứng đặc biệt thường gặp
+ Tâm trạng chán nản, cảm xúc dễ kích động, khả năng kiềm chế thấp
+ Khó tập trung, thành tích học tập kém
+ Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, buồn ngủ ban ngày,...) dẫn đến dễ lạm dụng game,
Internet.
+ Có hành vi khơng đúng mực (đánh nhau, bỏ học, hút thuốc lá, ăn cắp , ăn
trộm...)
+ Hành vi vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường
+ Quan hệ với gia đình, bạn bè khơng tốt
+ Hay có ý định và hành vi tự sát


1.3.

Phương pháp tiếp cận để đánh giá và chẩn đốn trầm cảm

Có hai phương pháp để tiếp cận với trầm cảm: phương pháp khám lâm sàng và
phương pháp sử dụng thang đo tự điền.
1.3.1. Phương pháp khám lâm sàng
Đây là khám và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Đây là phương pháp
lâm sàng hiệu quả nhất để phát hiện trầm cảm dựa trên các tiêu chuẩn ICD-10 hoặc
DSM-IV. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện tại cộng đồng, chủ yếu giúp chẩn
đốn các trường hợp trầm cảm nặng và đưa ra chiến lược điều trị phù hợp [72].
1.3.2. Phương pháp sử dụng thang đo tự điền
Phương pháp này sử dụng các test là thang đo tự điền để phát hiện những đối tượng
có biểu hiện trầm cảm. Điểm cắt trong mỗi thang đo này giúp đánh giá đối tượng có hay
khơng có nguy cơ trầm cảm. Bằng công cụ sàng lọc này sẽ phát hiện những trường hợp
cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Phương pháp này phù hợp tại cộng


7

đồng vì khả năng tiếp cận với đối tượng cao, đơn giản và ít chi phí. Tuy nhiên tỷ lệ trầm
cảm khi sử dụng test là thang đo tự điền cao hơn khám và phỏng vấn trực tiếp [53].
Một số thang đo trầm cảm tự điền đã được sử dụng tại cộng đồng như bảng 1.1:
Bảng 1.1: Các thang đo trầm cảm tại cộng đồng
Thang đo

Số câu hỏi

Thời gian tự điền


Depression Anxiety Stress Scale (DASS)

42

10-20 phút

Reynolds Child Depression Scale (RCDS)

30

10-15 phút

30

10-15 phút

Children’s Depression Inventory (CDI)

27

10-15 phút

Beck Depression Inventory (BDI)

21

5-10 phút

Self – rating Depression Scale (SDS)


20

5-10 phút

20

5-10 phút

Reynolds Adolescent Depression Scale
(RADS)

Center for Epidemiological StudiesDepression Scale for Children (CES-D)

Thang đo DASS là thang đo đánh giá tình trạng lo âu – trầm cảm – stress trong một
tuần qua bao gồm 42 câu hỏi. Thang đo này đánh giá được 5 mức độ của mỗi vấn đề
sức khỏe: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng [44]. Thang đo RCDS là thang đo
đánh giá các biểu hiện trầm cảm với ĐTNC giới hạn là trẻ em 8 đến 13 tuổi bao gồm
30 câu hỏi [58]. Thang đo RADS cũng là thang đo đánh giá các biểu hiện trầm cảm sử
dụng trên đối tượng là thanh thiếu niên (10-20 tuổi) bao gồm 30 câu hỏi [57]. Thang
đo BDI gồm 21 câu hỏi nhằm đánh giá các biểu hiện trầm cảm trong một tuần qua
[25]. Thang đo CDI là thang đo có 27 câu hỏi đánh giá các biểu hiện trầm cảm chỉ ở trẻ
em từ 7 đến 17 tuổi [39]. Thang đo SDS là thang đo đánh giá các biểu hiện trầm cảm
với 20 câu hỏi. Điểm số của thang đo từ 25 đến 100 điểm được chia thành 4 mức độ
biểu hiện trầm cảm [74].
Thang đo CES-D (The centre for Epidemiological Studies-Depression Scale)là thang
đo trầm cảm chỉ gồm 20 câu hỏi, ít hơn so với đa số các thang đo trầm cảm tại cộng


8


đồng đã liệt kê trong bảng 1.1; các câu hỏi khá đơn giản và dễ hiểu. Thang đo này cũng
đã được kiểm định và sử dụng rất nhiều trong các điều tra cộng đồng với đối tượng VTN
ở nhiều quốc gia trên thế giới [38][46][55]. CES-D là thang đo được đánh giá tính giá
trị và độ tin cậy đối với đối tượng VTN ở Việt Nam với α=0,87, đồng thời được sử dụng
trong một số nghiên cứu uy tín ở Việt Nam [12][23][48]. Thang đo được thiết kế gồm
các tiểu mục nhằm xác định trầm cảm với 4 nhóm dấu hiệu trầm cảm của ĐTNC trong
1 tuần qua bao gồm:
-

Nhóm biểu hiệu tích cực: CES-D4,8,12,16

-

Nhóm biểu hiệu về mối quan hệ cá nhân: CES-D15,19

-

Nhóm biểu hiệu chán nản, thất vọng: CES-D1,3,6,9,10,14,17,18

-

Nhóm biểu hiệu về hoạt động của bản thân: CES-D2,5,7,11,13,20 [54].

1.4.

Thực trạng trầm cảm của học sinh THCS trên thế giới và tại Việt Nam

1.4.1. Thực trạng rối loạn trầm cảm ở học sinh THCS trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề SKTT nói chung và vấn đề trầm cảm của VTN được đánh
giá qua rất nhiều nghiên cứu.

Tại Châu Mỹ, qua nghiên cứu tại các nước vùng Caribe năm 2008 bằng việc sử
dụng thang đo BECK cho tỉ lệ VTN có biểu hiện trầm cảm là 24,5% ở St Kitts và Nevis,
25,3% ở Trinidad và 40,6% tại Jamaica [43]. Cũng nghiên cứu về tỉ lệ rối loạn này ở
nhóm học sinh từ 10 đến 17 tuổi tại Brazil, tác giả Saint Clair Bahs đưa ra kết quả 20,3%
học sinh có biểu hiện trầm cảm theo thang đo CDI [24]. Một nghiên cứu tương tự tại khu
vực châu Phi, tác giả Nalugya-Sserunjogi J sử dụng thang đo CDI cho biết có 21% trong
tổng sơ 519 học sinh tham gia nghiên cứu tại 4 trường học ở Mukono, Uganda có biểu
hiện trầm cảm [47]. Thuộc khu vực Châu Âu, tỉ lệ VTN có các biểu hiện trầm cảm theo
CDI ở Hoa Kỳ là 5-8% [36], tại Scandinavia và Ý khoảng 10% [22][51].
Ở khu vực châu Á, tỉ lệ trầm cảm ở học sinh THCS qua các nghiên cứu đã có
những kết quả đáng chú ý. Cụ thể, tỉ lệ học sinh THCS có biểu hiện này tại Malaysia
năm 2008 theo thang đo CES-D là 10,3% [55]. Cũng sử dụng thang đo CES-D, một
nghiên cứu năm 2017 trên 898 học sinh từ 8 trường THCS tại Dhaka, Bangladesh, có


9

25% học sinh được đánh giá là có các triệu chứng trầm cảm [38]. Tỉ lệ này thấp hơn tỉ
lệ trầm cảm ở học sinh THCS Saudi Arabia là 41,5% theo thang đo DASS [19]. Tại tỉnh
An Huy, Trung Quốc, năm 2015 tỉ lệ học sinh trung học có các biểu hiện trầm cảm lên
tới 64,8% (thang đo SDS), tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu ở đối tượng từ
12-18 tuổi tại Jordan là 24,1% cũng theo thang đo CES-D [46][69]. Một nghiên cứu so
sánh về trầm cảm giữa các nước trong khu vực châu Á cho kết quả tỉ lệ học sinh THCS
có biểu hiện trầm cảm tại Trung Quốc cao hơn Hàn Quốc và Nhật Bản [33]. Cụ thể hơn
về mức độ trầm cảm, tại Malaysia với mục đích đánh giá thực trạng trầm cảm và một số
yếu tố liên quan ở học sinh trung học năm 2016, tác giả Abdul latiff L và cộng sự đã sử
dụng thang đo DASS và đưa ra kết quả với hơn 33% đối tượng từ 13 – 17 tuổi có các
triệu chứng trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và nặng khoảng 21% [18]. Một nghiên cứu
khác cho tỉ lệ trầm cảm theo thang SDS có mức độ vừa và nặng là 38,36% ở nam giới
và 46,13% ở nữ giới theo một nghiên cứu tại Trung Quốc [68]. Có thể thấy, tỉ lệ trầm

cảm ở học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng tại khu vực Châu Á có xu hướng
cao hơn các khu vực khác trên thế giới. Điều này sẽ được trình bày cụ thể, bàn luận và
nhấn mạng khi đưa ra tỉ lệ và các biện pháp can thiệp của nghiên cứu.
1.4.2. Thực trạng rối loạn trầm cảm ở học sinh THCS tại Việt Nam
Khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam có nhiều những nghiên cứu về rối loạn trầm
cảm và đã có những phát hiện đáng chú ý về tình trạng trầm cảm ở học sinh THCS. Tác
giả Nguyễn Cao Minh cũng đã tiến hành một nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự báo
cáo của thanh thiếu niên về các biểu hiện của SKTT trên 240 trẻ vị thành niên tuổi từ 1216 ở 4 tỉnh thành phố bao gồm Hà Nội, Thái Ngun, Hải Phịng, Hịa Bình. Kết quả
theo thang đi Youth Self Report cho thấy có 5,5% số trẻ có các biểu hiện trầm cảm [14].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Dung và cộng sự năm 2007 về một số yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường THCS của một số thành phố ở Việt
Nam cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm theo thang đo SDQ25 là 8,4% [7].Đến
năm 2009, trong nghiên cứu về các rối loạn tâm thần-hành vi của học sinh tại thành phố
Thái Nguyên của tác giả Đàm Thị Bảo Hoa, kết quả về tỷ lệ học sinh THCS có dấu hiệu


10

trầm cảm khoảng 9,5% theo thang đo SDQ25. Đây cũng là loại rối loạn tâm thần chiếm
tỉ lệ cao nhất-85,2% trong số 7 rối loạn tâm thần – hành vi được tìm ra trong nghiên cứu
này[8]. Tác giả Lã Thị Bưởi sử dụng thang đo BDI để đo lường và đưa ra tỉ lệ 61,67%
học sinh có biểu hiện trầm cảm và tỉ lệ này theo phương pháp lâm sàng là 23,33% [6].
Một điều tra cắt ngang trên 1161 học sinh trung học tại Cần Thơ năm 2013 cho kết quả
đáng chú ý là 41,1% và 25,9% (điểm cắt thang đo CES-D lần lượt là 16 và 21 điểm) học
sinh được đánh giá là trầm cảm, trong đó có 12,9% học sinh đã từng có kế hoạch tự tử
và 3,8% học sinh đã từng cố gắng tự tử [48]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Thu Ba là
48,6% và 24,7% học sinh có biểu hiện với điểm cắt thang đo CES-D là 16 và 21 điểm
[23]. Có thể thấy tỉ lệ trầm cảm trong các nghiên cứu tại Việt Nam có sự khác biệt lớn
từ 5,5% đến 48,6%. Sự khác biệt này trước hết do cách đo lường khác nhau bao gồm
việc lựa chọn bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá của từng nghiên cứu. Có thể thấy các

kết quả từ bộ công cụ CESD (chỉ đánh giá về trầm cảm, thông qua các chỉ số về biểu
hiện cụ thể) cao hơn đáng kể so với các nghiên cứu khác (đánh giá về các vấn đề SKTT
nói chung trong đó có trầm cảm). Hơn nữa đối tượng được lựa chọn khơng hồn tồn
tương tự nhau, có nghiên cứu tập trung vào đối tượng học sinh THCS và nghiên cứu
khác lựa chọn học sinh theo khoảng độ tuổi rộng hơn. Vì vậy khi sử dụng kết quả để bàn
luận nên chọn lựa những nghiên cứu tương tự về phương pháp và ĐTNC để so sánh.
1.5.

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THCS trong các nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt nam

1.5.1. Yếu tố cá nhân
1.5.1.1.

Tuổi và giới tính

Một số đặc điểm về nhân khẩu được đánh giá là liên quan tới tỉ lệ trầm cảm của
học sinh trong nhiều nghiên cứu. Giới tính được đề cập là có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với loại rối loạn này trong nghiên cứu của tác giả Catherine Rothon và Khan A
[26][38]. Tác giả Lim HJ và Lim CH cũng đưa ra kết quả tương tự, cụ thể là học sinhnữ
có nguy cơ có các biểu hiện trầm cảm cao hơn những học sinh còn lại [41][42]. Yếu tố
tuổi cũng có ảnh hưởng đến tỉ lệ trầm cảm khác nhau [41]. Tại các trường trung học, ti


11

lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi 12 và 13 tuổi (lớp 8 và 9) cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với học sinh 10 và 11 tuổi (lớp 6 và 7). [26].
1.5.1.2.


Kết quả học tập

Bên cạnh đó, kết quả học tập của học sinh cũng góp phần ảnh hưởng đến tình
trạng này. Năm 2016, nghiên cứu của tác giả Abdul latiff L và cộng sự trên đối tượng
học sinh trung học từ 13 – 17 tuổi chỉ ra rằng kết quả học tập có mỗi liên quan đến rối
loạn trầm cảm của ĐTNC [19]. Nghiên cứu tại hai trường THCS ở Việt Nam thuộc Quận
Ba Đình và Huyện Thanh Trì cho kết quả tương tự về mối liên quan nay ở nhóm nữ giới,
trong đó học sinh có mức học trung bình có mức độ trầm cảm cao hơn học sinh có lực
học khá và giỏi [13]. Thời gian học thêm cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới các biểu hiện
trầm cảm của học sinh. Đối với những học sinh dành nhiều thời gian học thêm (từ 3 giờ
trở lên mỗi ngày), có ít thời gian tự học thì nguy cơ có các biểu hiện trầm cảm cao hơn
những học sinh còn lại [23].
1.5.1.3.

Áp lực học tập

Áp lực học tập là một yếu tố nguy cơ với trầm cảm của học sinh. Áp lực học tập
là cảm nhận của học sinh về áp lực thành tích học tập và áp lực việc học. Một nghiên
cứu khác cho biết hơn 50% học sinh đã từng có áp lực học tập, trong đó hơn 60% học
sinh cho biết họ cảm thấy áp lực học tập từ khối lượng bài tập ở trường và áp lực từ phụ
huynh, thầy cơ giáo [32]. Trong đó, có tới 20% học sinh THCS cảm thấy có áp lực học
tập ở mức cao [65]. Nghiên cứu trên 1120 học sinh tại các trường trung học ở Tamil
Nadu cho thấy học sinh có áp lực học tập có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,4 lần học sinh
còn lại [35]. Kết quả này tương đồng với áp lực học tập có liên quan đến 41,1% học sinh
có biểu hiện trầm cảm trong nghiên cứu tại Cần Thơ [48].
1.5.1.4.

Sử dụng Internet

Mức độ sử dụng Internet là một yếu tố liên quan mới trong các nghiên cứu gần

đây. Năm 2017, trong nhóm học sinh từ 12-18 tuổi tại Jordan đã đề cập ở trên, nghiện
Inetrnet được xác định là yếu tố nguy cơ với trầm cảm của đối tượng này [46]. Kết quả
này tương đồng với nghiên cứu tại Trung Quốc và Hàn Quốcvề thời gian sử dụng Internet


12

hàng ngày, tần suất sử dụng Internet hàng tuần với nguy cơ trầm cảm [41][68]. Tại Thái
Lan, các học sinh sử dụng Internet từ 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ gặp các biểu hiện trầm
cảm cao gấp 1,73 lần so với những học sinh còn lại [31]. Tương quan giữa mức độ sử
dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 cũng đã
được tác giả Đặng Hoàng Minh đề cập đến [15]. Cụ thể, với r=0,332 cho thấy mối tương
quan thuận có ý nghĩa giữa mức độ sử dụng Internet của học sinh với các biểu hiện trầm
cảm. Điều đó có nghĩa, học sinh sử dụng Internet ở mức độ càng cao thì tần suất xuất
hiện các biểu hiện trầm cảm càng tăng
1.5.1.5.

Hoạt động thể dục, thể thao

Ngoài ra, cũng đã có những bằng chứng về mối quan hệ giữa các hoạt động thể
chất và trầm cảm. Những trẻ tập thể dục trên 7 giờ mỗi tuần thì nguy cơ trầm cảm giảm
52% so với những trẻ không tập thể dục [26]. Nghiên cứu về trầm cảm trên đối tượng là
vị thành niên ở Mỹ cũng cho kết quả tương tự về mối liên quan này [34].
1.5.1.6.

Sự tự tin

Nghiên cứu trên đối tượng VTN ở Pakistan cho kết quả về mối tương quan nghịch
giữa sự tự tin, tự chủ về khả năng giải quyết vấn đề và mức độ trầm cảm [69]. Cụ thể,
VTN có điểm tự tin càng cao thì khả năng có các biểu hiện trầm cảm càng giảm [59].

Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa sự tự tin và trầm cảm trên thế giới cũng cho
kết quả tương tự. Nghiên cứu cũng đưa ra, việc học sinh có sự tự tin, tự chủ, có khả năng
xử lý tình huống sẽ là yếu tố làm giảm nguy cơ xuất hiện các biểu hiện trầm cảm của
học sinh [28].
1.5.2. Yếu tố gia đình
1.5.2.1.

Cấu trúc gia đình

Các đặc điểm về cấu trúc gia đình cũng là các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện
các biểu hiện trầm cảm của học sinh ở lứa tuổi này. Học sinh có bố mẹ ly thân hoặc ly
hơn; bố/mẹ mất là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến rối loạn này ở học sinh [47].
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng
nam học sinh sống cùng cha và mẹ có nguy cơ trầm cảm thấp hơn nam học sinh không


13

sống với cha, mẹ. Xét theo nghề nhiệp của cha mẹ, nam học sinh có mẹ là cán bộ nhà
nước cũng có điểm trầm cảm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm học sinh nam
có mẹ làm nghề khác. Trong nghiên cứu này, cũng đề cập đén một số đặc điểm khác của
gia đình có liên quan đến trầm cảm ở học sinh THCS. Nam học sinh khơng có anh/chị/em
có điểm trầm cảm cao hơn nhóm có anh/chị/em, tuy nhiên khơng có sự khác biệt về mức
độ trầm cảm giữa hai nhóm này [13].
1.5.2.2.

Sự kiện xảy ra trong gia đình

Bên cạnh sự tác động của các đặc điểm thuộc về gia đình thì các sự kiện/biến cố
từng trải qua cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tâm thần của học sinh. Các

nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy việc chứng kiến cha/mẹ đánh/cãi nhau làm tăng
các biểu hiện trầm cảm ở học sinh [49][61][67]. Theo tìm hiểu yếu tố nguy cơ đối với
trầm cảm tại hai trường THCS thuộc Hà Nội thì nhóm học sinh nam chứng kiến cha mẹ
cãi nhau thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có khả năng gặp các biểu hiện trầm cảm cao
hơn 4 lần so với nhóm cịn lại [13]. Hơn nữa, học sinh gặp mâu thuẫn với người thân
trong gia đình có nguy cơ trầm cảm cao hơn những học sinh khác [34][42].
1.5.2.3.

Sự hỗ trợ của gia đình

Sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình có ảnh hưởng nhất định đến trầm cảm của
học sinh. Nghiên cứu trên 1432 học sinh THCS tại Úc cho thấy sức khỏe tâm thần kém
có liên quan đến sự thiếu chăm sóc của cha và mẹ [56]. Ngược lại, sự quan tâm chăm
sóc của cha mẹ là yếu tố tích cực làm giảm sự trầm cảm của học sinh. Đặc biệt sự quan
tâm của cha có ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của các học sinh nam và sự quan tâm
của mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh nữ [13]. Sự khích lệ của gia
đình cho các hành vi tốt hay sự hỗ trợ về tinh thần của gia đình đều làm giảm nguy cơ
trầm cảm ở học sinh [37].
1.5.3. Yếu tố nhà trường
1.5.3.1.

Mối quan hệ với bạn bè

Mối quan hệ bạn bè của học sinh cũng được nhiều nghiên cứu đánh giá có liên
quan với sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi này đặc biệt là việc học sinh bị bắt nạt và các biểu


14

hiện trầm cảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra học sinh bị bắt nạt có nguy cơ gặp các vấn đề

về SKTT cao hơn học sinh thực hiện hành vi bắt nạt [50]. Cụ thể, trong nghiên cứu với
học sinh THCS và THPT tại Hà Nội và Hải Dương cho kết quả những học sinh có biểu
hiện trầm cảm có điểm trung bình bị bắt nạt cao hơn những học sinh khơng có biểu hiện
này [8]. Học sinh bị bạn bè bắt nạt làm tăng sự xuất hiện các biểu hiện trầm cảm tù 3,5
tới 6 lần [13]. Một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự về mối
liên quan này [30][66][69].
Ngược lại, khi học sinh cảm thấy bạn bè thân thiện, hòa đồng, được chia sẻ sẽ có
sức khỏe tâm thần tốt hơn khi cảm thấy cô đơn ở trường [45]. Sự hỗ trợ từ những người
cùng trang lứa – bạn bè cũng làm giảm nguy cơ có các biểu hiện về trầm cảm [37].
1.5.3.2.

Sự hỗ trợ của giáo viên

Sự hỗ trợ từ giáo viên là yếu tố bảo vệ đối với trầm cảm của học sinh. Thiếu sự
hỗ trợ của nhà trường làm tăng nguy cơ trầm cảm ở học sinh [37]. Ngược lại, những học
sinh nhận được sự hỗ trợ, gắn kết với nhà trường, giáo viên sẽ làm giảm khoảng 5 lần
nguy cơ gặp các biểu hiện trầm cảm [13]. Theo SAVY1 thì có 30% VTN nhận được sự
khích lệ, việc đóng góp ý kiến của giáo viên về các vấn đề liên quan đến học tập [3].
1.6. Giới thiệu về địa bàn và đối tượng nghiên cứu
Lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con
người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trường thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy
vọt về thể chất lẫn tinh thần, có khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ,
giao tiếp, tình cảm, đạo đức. Hơn nữa, lứa tuổi này bắt đầu có sự thay đổi sâu sắc trong
các mối quan hệ xã hội bao gồm các mối quan hệ với bạn bè, nhà trường và các đối tượng
khác trong cộng đồng. Theo điều tra ban đầu, học sinh tại đây biết được một số dấu hiệu
như thế nào là trầm cảm và một số trường hợp tự thấy mình hoặc bạn bè đã từng có các
biểu hiện tương tự.
Trường THCS Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có tổng số 563 học sinh
theo số liệu tháng 10 năm 2017 được chia thành 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 với số



15

lượng học sinh lần lượt là 130, 143, 141 và 149 học sinh. Năm 2008, Phú Xuyên sát nhập
và trở thành một huyện của Hà Nội. Kể từ đó, các hình thức thi cử được áp dụng theo
đúng quy chế của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Sau khi kết thúc năm học cuối cấp
THCS (lớp 9) học sinh cần tham dự kì thi xét tuyển vào cấp 3 kết hợp với kết quả 4 năm
học trước đó. Vì vậy, kết quả, danh hiệu học tập rất quan trọng. Hầu hết các học sinh đều
học thêm tại trường và học thêm bên ngoài trường. Tại trường thường xuyên có hiện
tượng đánh nhau, xích mích giữa các học sinh và hầu hết ở mức độ nhẹ, được xử lý bằng
hình thức phạt lao động vệ sinh trong trường và một vài trường hợp học sinh bị đình chỉ
học và có cam kết của gia đình. Các em học sinh được phỏng vấn đều biết cách truy cập
và sử dụng các phần mềm, trang web điện tử và mạng xã hội phổ biến như Facebook.
Học sinh tại đây hầu hết sinh sống tại địa bàn xã Hồng Minh, các em có xu hướng chơi
với bạn bè theo làng, xóm và có hiện tượng cơ lập bạn bè trong lớp. Cho tới nay, tại
trường chưa có đánh giá cụ thể nào về vấn đề trầm cảm. Nhà trường cũng chưa tổ chức
các hình thức lắng nghe, chia sẻ với học sinh như đường dây nóng tiếp nhận phản hồi
của học sinh, chưa có giáo viên phụ trách giáo dục đặc biệt và cũng chưa có các hoạt
động ngoại khóa về kĩ năng sống. Từ các đặc điểm thực tế này tại địa bàn, cùng với các
yếu tố liên quan được xác định trong kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến
nghị cụ thể cho học sinh, gia đình và nhà trường.


×