Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế và một số yếu tố liên quan của người dân tộc thiểu số tại xã đăk xú, huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
_____________________________

ĐINH THÀNH HẢI

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ ĐĂK XÚ,
HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
_________________________

ĐINH THÀNH HẢI

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ ĐĂK XÚ,
HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRÍ KHẢI

HÀ NỘI - 2018


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………….…………………………………………… i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG …………..…………….………………………………….…. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………..……….………………………………….... vi
DANH MỤC HÌNH …………………………….………………………………... vii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………..………………………..…… viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………….…………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………...…………………….................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………...…………………………… 4
1.1. Các khái niệm, quy định, tiêu chí, phƣơng pháp đánh giá liên quan đến nội
dung nghiên cứu ………………………………………………............................... 4
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế ……………………………………………… 4
1.1.2. Các loại hình bảo hiểm y tế ở Việt Nam …………………………………. 5
1.1.3. Chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam ………………………....................... 6
1.1.4. Kinh tế hộ gia đình ………………………………………………………. 9
1.1.5. Dân tộc thiểu số, một số rào cản và chính sách bảo hiểm y tế đối với dân
tộc thiểu số ở Việt Nam …………………………………………………...……... 10
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài .……. 14
1.2.1. Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam …………………………14
1.2.2. Thực trạng bao phủ bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc thiểu số tại Việt Nam

…………………………………………………………………………………...…14
1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế ……................. 17
1.3. Khung lý thuyết ………………………………………………….…………... 24
1.4. Địa bàn nghiên cứu ……………………………………………..…………… 26
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………… 28
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………….……………. 28
2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng ……………………………………..................... 28
2.1.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………… 29


ii

2.1.3. Thu thập số liệu thứ cấp …………………………………….…………... 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………… 29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………….. …………... 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………..……………… 29
2.4. Cỡ mẫu ……………………………………………………….……………… 29
2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng ……………………………………..................... 29
2.4.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………… 30
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ……………………………………...……................. 30
2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng ……………………………………................... 30
2.5.2. Nghiên cứu định tính ………………………………………………. ….. 31
2.6. Phƣơng pháp, công cụ thu thập số liệu ……………………………………… 31
2.6.1. Nghiên cứu định lƣợng …………………………………….................… 31
2.6.2. Nghiên cứu định tính ….………………………………………………... 32
2.6.3. Cơng cụ thu thập số liệu …………..…………………………………….. 33
2.6.4. Nghiên cứu viên, điều tra viên ………………………………………….. 34
2.7. Biến số nghiên cứu định lƣợng, nội dung nghiên cứu định tính …………….. 35
2.7.1. Biến số nghiên cứu định lƣợng ……………………………..................... 35

2.7.2. Nội dung nghiên cứu định tính ……………………………...................... 35
2.8. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………. 35
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu …………………………………...………….. 36
2.9.1. Phƣơng pháp làm sạch và quản lý số liệu ………………..… …………... 36
2.9.2. Xử lý và phân tích số liệu định lƣợng, thơng tin định tính ……………... 36
2.10. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………….………….. 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………….………….. 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ………………………………….. 37
3.2. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc thiểu số tại xã Đăk Xú 39
3.2.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của đối tƣợng nghiên cứu ………..… 39
3.2.2. Khả năng dự định tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc thiểu số …. 41
3.2.3. Thực trạng về dịch vụ y tế, dịch vụ bảo hiểm y tế ……………………... 42


iii

3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc
thiểu số tại xã Đăk Xú ………………………………………..……….................. 46
3.3.1. Nhóm yếu tố/đặc điểm chung ………………………………………....... 46
3.3.2. Kiến thức về bảo hiểm y tế .…………………………………………...... 47
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………….………................. 53
4.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc thiểu số xã Đăk Xú .… 53
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc
thiểu số xã Đăk Xú …………………………………………...…………………... 56
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………... 59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………. 61
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………..………………. 64
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………… 69
Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu ………………………………………………….… 69

Phụ lục 2. Phiếu sàng lọc đối tƣợng nghiên cứu ……………………………….… 73
Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân về bảo hiểm y tế …….…………………... 74
Phụ lục 4. Bảng chấm điểm kiến thức về bảo hiểm y tế ……………………….... 83
Phụ lục 5. Hƣớng dẫn thảo luận nhóm trƣởng thơn và nhân viên y tế thôn bản .... 88
Phụ lục 6. Hƣớng dẫn thảo luận nhóm dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế, có
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh ……………..……..………….. 90
Phụ lục 7. Hƣớng dẫn thảo luận nhóm dân tộc thiểu số khơng tham gia bảo hiểm y
tế, hoặc có thẻ bảo hiểm y tế nhƣng không sử dụng khi khám chữa bệnh ….......... 91
Phụ lục 8. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu cho cán bộ bán bảo hiểm y tế tại xã Đăk
Xú ...……………………………………………………………..…………..... 92
Phụ lục 9. Phiếu phỏng vấn về bảo hiểm y tế ………………………..…..………. 93


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BP CSSK TD


Bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân

CBYT

Cán bộ y tế

CSMBS

Chƣơng trình bảo hiểm y tế cho cơng chức: Civil Servants
Medical Benefits Scheme

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HĐLĐ


Hợp đồng lao động

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế: International Labour Organization

IPP

Chƣơng trình thanh tốn cá nhân: Individual Pay Programme

KCB

Khám chữa bệnh

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế: Organization for
Economic Co-operation and Development


PVS

Phỏng vấn sâu

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLN

Thảo luận nhóm

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới: World Health Organization


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế thƣơng mại … 6

Bảng 2.1. Khung mẫu số ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số tham gia nghiên cứu …… 30
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu …………………………….. 37
Bảng 3.2. Thơng tin về gia đình của đối tƣợng nghiên cứu ……………………… 38
Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu có thẻ bảo hiểm y tế theo thơn ………... 39
Bảng 3.4. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu dự định tham gia bảo hiểm y tế theo
thôn …………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.5. Nhận xét về địa điểm và thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế ………………. 43
Bảng 3.6. Nhận xét về thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế ……. ……………………. 44
Bảng 3.7. Nhận xét về mức phí bảo hiểm y tế …..…………………………….…. 44
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa việc tham gia bảo hiểm y tế với đặc điểm chung của
đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………………………….. 46
Bảng 3.9. Kiến thức chung về các loại hình bảo hiểm y tế hiện nay …………….. 47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức chung của đối tƣợng nghiên cứu với tham
gia bảo hiểm y tế …………………………………………………………………. 48
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu: thu nhập,
nhóm tuổi, học vấn với dự định tham gia bảo hiểm y tế …………………………. 51
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức bảo hiểm y tế của đối tƣợng nghiên cứu
với dự định tham gia bảo hiểm y tế ……………………………………………… 51


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi ……..…………….. 40
Biểu đồ 3.2. Phân bố hình thức thẻ bảo hiểm y tế của đối tƣợng nghiên cứu ……. 40
Biểu đồ 3.3. Nguồn cung thông tin bảo hiểm y tế cho đối tƣợng nghiên cứu .…... 42
Biểu đồ 3.4. Nhận xét về mức phí đƣợc thanh tốn theo loại hình bảo hiểm y tế khi
khám chữa bệnh ……………………………………………………..…………… 45
Biểu đồ 3.5. Kiến thức về nơi mua bảo hiểm y tế ………...……………………… 48
Biểu đồ 3.6. Kiến thức về mức hƣởng bảo hiểm y tế ………...……………………49

Biểu đồ 3.7. Lý do tham gia bảo hiểm y tế của đối tƣợng nghiên cứu ………..… 50
Biểu đồ 3.8. Lý do không tham gia bảo hiểm y tế của đối tƣợng nghiên cứu ….... 52


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết …………………………………………………….….. 25
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Ngọc Hồi và xã Đăk Xú …………………… 27


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đăk Xú là một xã thuộc vùng biên giới Việt Nam - Lào, với 64,4% ngƣời
dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của ngƣời
DTTS năm 2017 tại đây cịn thấp (19,7%) so với các đối tƣợng khác.
Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế
và một số yếu tố liên quan của ngƣời dân tộc thiểu số tại xã Đăk Xú, huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2018”.
Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng kết hợp định tính, đƣợc thực hiện từ 11/2017 đến tháng
7/2018. Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng là 243 ngƣời DTTS có độ tuổi từ 18 - 60
sinh sống tại xã Đăk Xú và định tính với 18 ngƣời có vai trị quan trọng, liên quan,
hiểu rõ việc tham gia BHYT của ngƣời DTTS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngƣời DTTS có BHYT là 32,1%, trong đó
chủ yếu là tham gia BHYT theo HGĐ (82,1%). Lý do chủ yếu không tham gia
BHYT là do khơng có tiền mua (95,2%). Tỷ lệ dự định tham gia BHYT là 90,5%.
Các yếu tố liên quan đến tham gia BHYT bao gồm: Nhóm có thu nhập hàng tháng
trên 1 triệu đồng tham gia BHYT cao gấp 2 lần so với nhóm từ 1 triệu đồng trở

xuống; trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên tham gia BHYT cao gấp 3,5
lần so với từ trung học cơ sở trở xuống; làm nghề khác tham gia BHYT cao gấp 4,5
lần so với các ĐTNC làm nông. Kết quả định tính cho thấy lý do khơng tham gia
BHYT của ngƣời DTTS chủ yếu là khơng có tiền.
Có một số khuyến nghị đối với Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Hồi: Cần chỉ
đạo quyết liệt nhằm tăng cƣờng tỷ lệ tham gia BHYT của ngƣời DTTS để tiến tới
lộ trình BHYT tồn dân theo chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh
đó Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hồi cần phối hợp với ngành y tế tăng cƣờng
công tác truyền thông, cung cấp thông tin lợi ích về BHYT đến từng hộ gia đình
(HGĐ), chú trọng vào nhóm có thu nhập thấp, làm nơng và trình độ học vấn thấp;
huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ phần nào để mua BHYT cho những HGĐ
còn gặp nhiều khó khăn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm y tế xã hội là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nƣớc tổ chức
thực hiện khơng vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời sử
dụng lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh tốn chi phí khám chữa bệnh (KCB)
cho những ngƣời gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật. Sau 25 năm thực hiện chính sách
pháp luật về BHYT, nhất là sau gần 10 năm thực hiện Luật BHYT, Việt Nam đã đạt
đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đang từng bƣớc tiếp cận mục tiêu BHYT tồn
dân, góp phần thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm ổn
định chính trị - xã hội [2].
Tại Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2016 cả nƣớc có 75,93 triệu ngƣời tham
gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 81,7% dân số, trong đó ngƣời DTTS tham gia
BHYT là 5,07 triệu ngƣời, chiếm tỷ lệ 6,75% tổng số ngƣời tham gia BHYT trên
toàn quốc [21], [28]. Tỷ lệ ngƣời DTTS sử dụng BHYT để khám chữa bệnh không
cao trong khi gần nhƣ chắc chắc tình trạng sức khỏe, bệnh tật của ngƣời DTTS rất

cần đƣợc quan tâm, hỗ trợ bởi các cơ sở y tế, sự hiểu biết về lợi ích cũng nhƣ cách
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong một bộ phận ngƣời DTTS chƣa đầy đủ; điều kiện
kinh tế khó khăn; tâm lý ngại đi xa, trong khi khoảng cách đến các cơ sở y tế rất xa,
đi lại gặp nhiều khó khăn, hạn chế về phƣơng tiện…[41]
Đăk Xú là một xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum,
có đƣờng biên giới với nƣớc bạn Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào dài 47 km, diện
tích tự nhiên là 12.247 ha, 08/14 thơn có đồng bào DTTS sinh sống. Tổng dân số xã
năm 2017 là 7.785 ngƣời, chiếm 13% dân số tồn huyện, trong đó ngƣời DTTS
chiếm tỷ lệ 64,4% dân số toàn xã. Địa bàn cƣ trú của đồng bào DTTS có địa hình
phức tạp, giao thơng khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, điều kiện kinh tế khó
khăn, trên 90% làm nơng nên có thu nhập bấp bênh, cơng việc lao động nặng nhọc
có nhiều nguy cơ cao về bệnh tật, rủi ro, tai nạn lao động,... [17].
Từ khi Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 của Thủ tƣớng Chính
phủ [13] có hiệu lực, thì xã Đăk Xú trƣớc đây thuộc khu vực III nay là khu vực I
nên các đối tƣợng là ngƣời DTTS tại xã Đăk Xú không đƣợc nhà nƣớc cấp thẻ


2

BHYT miễn phí từ ngày 01/8/2017. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều ngƣời
DTTS sinh sống tại xã khơng có BHYT (từ ngày 31/7/2017 trở về trƣớc số thẻ
BHYT của ngƣời DTTS là 5.013 thẻ, đạt 100% tổng số DTTS tồn xã), nhƣng từ
ngày 01/8/2017 giảm xuống cịn 986 thẻ (đạt 35,1% tổng số ngƣời dân có tham gia
BHYT), gây tâm lý lo lắng cho ngƣời dân khơng có điều kiện tham gia BHYT theo
HGĐ. Trong 986 thẻ BHYT ngƣời DTTS tại xã đƣợc phân bố gần đồng đều cho tất
cả 8 thơn, trong đó về phân loại hình thức: có 366 thẻ BHYT hộ gia đình, 404 thẻ
hộ nghèo, 151 thẻ hộ cận nghèo và 65 thẻ gia đình chính sách/có cơng; về phân loại
thẻ BHYT theo thành phần dân tộc: có 576 ngƣời dân tộc Xơ Đăng, 410 ngƣời có
thẻ là ngƣời dân tộc Mƣờng, Tày, Thái,… [17]. Đã có nhiều nghiên cứu về độ bảo
phủ BHYT tại Việt Nam nhƣng chƣa có nghiên cứu nào thực hiện đối với đối tƣợng

là ngƣời DTTS tại tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng tham gia bảo hiểm
y tế và một số yếu tố liên quan của ngƣời dân tộc thiểu số tại xã Đăk Xú, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2018”, để mô tả thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến việc tham gia BHYT của ngƣời DTTS đồng thời cung cấp góc nhìn về
những khía cạnh của chính sách an sinh xã hội quan trọng; góp phần đƣa ra các giải
pháp hợp lý và khả thi giúp khả năng tiếp cận chính sách BHYT, nâng cao tỷ lệ bao
phủ BHYT của ngƣời DTTS tại địa phƣơng, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời dân tộc thiểu số tại xã
Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tham gia bảo hiểm y tế của
ngƣời dân tộc thiểu số tại xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2018.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, quy định, tiêu chí, phƣơng pháp đánh giá liên quan đến nội
dung nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế xã hội là hình thức bảo hiểm bắt buộc đƣợc áp dụng đối với
các đối tƣợng theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT để chăm sóc sức khỏe (CSSK), khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà

nƣớc tổ chức thực hiện [9]. Đây là định nghĩa đƣợc sử dụng trong các tài liệu
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhƣ Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao
động quốc tế [45], [50], [52]. Quỹ BHYT xã hội đƣợc hình thành từ nguồn đóng
góp của ngƣời lao động, chủ sử dụng lao động và Chính phủ. Nguồn tài chính từ
quỹ BHYT xã hội đƣợc coi là nguồn tài chính cơng, có vai trị đặc biệt quan
trọng để đảm bảo cơng bằng trong đóng góp tài chính y tế thơng qua cơ chế chia
sẻ rủi ro [31]. Khái niệm BHYT ở đây đƣợc hiểu là BHYT xã hội.
Bảo hiểm y tế tồn dân là chƣơng trình BHYT xã hội bao phủ đƣợc tồn
bộ dân số. Trong một số trƣờng hợp, có thể cơng bố đạt đƣợc mục tiêu bao phủ
tồn dân khi tỷ lệ bao phủ dƣới 100%, nhƣng với điều kiện những ngƣời chƣa có
BHYT phải đƣợc bảo vệ trƣớc rủi ro bệnh tật bằng những cơ chế tài chính an
toàn khác [30].
BHYT thương mại, BHYT tư nhân là hoạt động kinh doanh BHYT vì lợi
nhuận; mức phí BHYT đƣợc xác định theo xác suất rủi ro mắc bệnh của ngƣời hoặc
nhóm ngƣời tham gia BHYT. Khác với BHYT xã hội, quyền lợi của ngƣời tham gia
BHYT thƣơng mại tùy thuộc vào mức phí BHYT đã đóng. Nhà nƣớc thƣờng khơng
tổ chức kinh doanh loại hình BHYT thƣơng mại mà để cho tƣ nhân kinh doanh, nên
còn gọi là BHYT tƣ nhân. BHYT thƣơng mại là hình thức BHYT tự nguyện, nên ở
một số nƣớc, BHYT thƣơng mại còn đƣợc gọi là BHYT tự nguyện [30].


5

Nguyên tắc bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế có 5 nguyên tắc chính:
- Thứ nhất: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những ngƣời tham gia BHYT.
- Thứ hai: Mức đóng BHYT đƣợc xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền
lƣơng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH (gọi chung
là tiền lƣơng tháng), tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp hoặc mức lƣơng cơ sở.
- Thứ ba: Mức hƣởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tƣợng trong

phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT.
- Thứ tƣ: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và ngƣời
tham gia BHYT cùng chi trả.
- Thứ năm: Quỹ BHYT đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ [9].
1.1.2. Các loại hình bảo hiểm y tế ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình BHYT:
- BHYT xã hội, mang tính xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận và đƣợc nhà
nƣớc tổ chức thực hiện theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày
13/6/2014. Mọi ngƣời dân phải bắt buộc tham gia BHYT theo Luật BHYT [8].
- BHYT thƣơng mại (bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi
nhân thọ) mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận theo Luật Kinh doanh
bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010. Hiện tại
có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi triển khai loại hình BHYT này [7], [33].


6

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế
thƣơng mại
Tiêu chí
Mức phí

Bảo hiểm y tế xã hội

Bảo hiểm y tế thƣơng mại


Theo khả năng đóng góp Theo nguy cơ rủi ro ốm
của cá nhân (theo thu đau của đối tƣợng tham gia
nhập)

Mức hƣởng

bảo hiểm

Theo nhu cầu chi phí Theo số tiền mà cá nhân đã
khám chữa bệnh thực tế. đóng góp khi tham gia bảo
Khơng phụ thuộc mức hiểm (đóng nhiều hƣởng
đóng

Vai trị của nhà nƣớc

nhiều, đóng ít hƣởng ít)

Có sự bảo trợ của nhà Thƣờng khơng có sự hỗ trợ
nƣớc

tài chính từ phía nhà nƣớc

Hình thức tham gia

Bắt buộc

Tự nguyện

Mục tiêu hoạt động


Vì chính sách xã hội. Hầu hết là kinh doanh.
Khơng kinh doanh vì lợi Hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận

nhuận

1.1.3. Chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam
Q trình thực hiện chính sách BHYT từ năm 1992 đến năm 2018 đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với tỷ lệ bao phủ vẫn còn thấp
ở một số vùng và một số đối tƣợng, cản trở đến việc thực hiện lộ trình tiến tới
BHYT tồn dân. Đây là thách thức lớn đòi hỏi phải xây dựng phƣơng án và đƣa ra
giải pháp đồng bộ và cụ thể, thiết thực phù hợp với sự phát triển của xã hội, với sự
tham gia của cả hệ thống chính trị.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT giai đoạn
2012 - 2020 [26], về lĩnh vực BHYT đã đƣợc cụ thể hóa bằng Quyết định số
538/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án lộ
trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 [39], với mục tiêu
chung: “Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về


7

phạm vi dịch vụ y tế đƣợc thụ hƣởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của ngƣời sử
dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT; tiến tới BHYT
tồn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho cơng tác CSSK nhân dân theo
hƣớng công bằng, hiệu quả, chất lƣợng và phát triển bền vững”.
Ngày 13/6/2014, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã đƣợc
Quốc hội khóa XI thơng qua, sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số
105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định một số điều của Luật BHYT [32].

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có nhiều điểm mới mang tính
đột phá tạo hành lang pháp lý giúp thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, cụ thể là:
Thứ nhất, về quy định BHYT là hình thức bắt buộc: Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật BHYT đã sửa đổi quy định các đối tƣợng “có trách nhiệm
tham gia BHYT” thành quy định: “BHYT là hình thức bắt buộc” đƣợc áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân trong nƣớc và tổ chức, cá nhân nƣớc ngồi tại Việt Nam
có liên quan đến BHYT. Tính pháp lý của việc bắt buộc này mang ý nghĩa nhân
văn vì con ngƣời, vì lợi ích sức khỏe của ngƣời dân, chia sẻ trách nhiệm với cộng
đồng. Việc bắt buộc nhằm tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu bao phủ BHYT
toàn dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, về quy định BHYT theo HGĐ: Đây là một quy định mới của Luật
BHYT nhằm thực hiện việc bao phủ, CSSK, khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ
BHYT, tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi khi tham gia BHYT theo HGĐ,
ngƣời tham gia sẽ đƣợc giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi. Ngƣời thứ
hai, thứ ba, thứ tƣ đóng lần lƣợt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của ngƣời thứ nhất
và từ ngƣời thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của ngƣời thứ nhất, đảm bảo
sự chia sẻ ngay trong HGĐ.
Thứ ba, quy định BHYT đối với trẻ em dƣới 6 tuổi: Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật BHYT quy định trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc chi trả điều trị lác,
cận thị và tật khúc xạ của mắt,... Trong trƣờng hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi chƣa đến
kỳ nhập học thì thẻ BHYT sẽ có giá trị đến ngày 30/9 của năm đó, nhằm tạo điều
kiện cho trẻ đƣợc CSSK đến khi thẻ hết hạn. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật BHYT cũng bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã/phƣờng/thị


8

trấn phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT đồng thời với việc cấp giấy khai
sinh cho trẻ em. Đây là những quy định nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc của luật
cũ liên quan đến thực hiện BHYT của trẻ dƣới 6 tuổi và đảm bảo quyền lợi tối đa

cho trẻ em.
Thứ tư, về quy định mở thông tuyến
KCB BHYT: Đây là quy định mới hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho ngƣời tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Cụ thể, từ
ngày 01/01/2016 mở thông tuyến giữa xã, huyện trên cùng địa bàn tỉnh cho ngƣời
tham gia BHYT. Với ngƣời thuộc HGĐ nghèo, ngƣời DTTS sinh sống ở vùng đặc
biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo có cơ chế đƣợc mở thông tuyến KCB từ xã,
huyện, tỉnh lên trung ƣơng trên phạm vi cả nƣớc. Việc mở thông tuyến KCB BHYT
giữa tuyến xã và tuyến huyện, giữa các huyện trên cùng địa bàn tỉnh từ 01/01/2016
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có thẻ BHYT tiếp cận dịch vụ y tế có chất
lƣợng, làm tăng số lƣợt KCB từ 5 - 7% năm 2016 [30]. Từ 01/01/2021, mở thông
tuyến tỉnh trên toàn quốc và nâng mức hƣởng đối với ngƣời tham gia BHYT tự đi
điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ƣơng.
Thứ năm, về tăng quyền lợi BHYT và mức hƣởng BHYT: Đây là quy định
mới trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm giảm gánh nặng
chi phí KCB, tăng khả năng tiếp cập dịch vụ y tế với một số đối tƣợng nhƣ: Ngƣời
có cơng, ngƣời nghèo, ngƣời DTTS, ngƣời thuộc diện bảo trợ xã hội,... nhất là
những ngƣời mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính do khơng có khả năng chi trả cũng nhƣ
tính phức tạp trong việc tổ chức thực hiện. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật BHYT đã quan tâm đến quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT nhƣ: Bỏ quy
định cùng chi trả 5% với ngƣời nghèo, DTTS đang sinh sống ở những vùng có điều
kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bỏ quy định cùng chi trả 20%
đối với thân nhân ngƣời có cơng là cha/mẹ đẻ hoặc vợ/chồng, con của liệt sỹ, ngƣời
có cơng ni dƣỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân
nhân của ngƣời có cơng khác và ngƣời cận nghèo.
Thứ sáu, tăng quyền lợi ngƣời tham gia BHYT 5 năm liên tục. Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật BHYT cũng quy định: Quỹ BHXH thanh toán 100%


9


chi phí KCB khi ngƣời bệnh có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên
và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lƣơng
cơ sở, trừ trƣờng hợp tự đi KCB. Đây cũng là một trong những quy định mới, tiến
bộ để bảo vệ, hỗ trợ ngƣời bệnh trƣớc rủi ro tài chính. Ngồi ra, Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật BHYT còn bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán
trong các trƣờng hợp tự tử, tự gây thƣơng tích, tai nạn giao thơng, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. Kể từ ngày 01/01/2015, trƣờng hợp đi khám bệnh, chữa bệnh tại
bệnh viện tuyến huyện sẽ đƣợc chi trả 70% và đến năm 2016 sẽ đƣợc chi trả 100%
chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong cùng địa bàn tỉnh. Tại bệnh viện tuyến tỉnh, từ
01/01/2015 quỹ BHYT chi trả 60% chi phí điều trị nội trú và đến ngày 01/01/2021
là 100%; tại bệnh viện tuyến trung ƣơng là 40% chi phí điều trị nội trú.
Thứ bảy, kể từ ngày 01/01/2015 mức đóng bảo hiểm hàng tháng của các đối
tƣợng đƣợc quy định bằng 4,5% tiền lƣơng hàng tháng của ngƣời lao động đối với
các đối tƣợng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12 Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT [9], cụ thể: (1) Ngƣời lao động trong thời gian nghỉ thai
sản theo quy định của pháp luật về BHXH bằng 4,5% tiền lƣơng tháng trƣớc khi
nghỉ thai sản. (2) Ngƣời lao động nghỉ hƣởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên
trong tháng thì khơng phải đóng BHYT nhƣng vẫn đƣợc hƣởng quyền lợi BHYT.
(3) Ngƣời lao động bị tạm giam, tạm giữ sẽ đóng BHYT bằng 50% mức đóng
bình thƣờng, nếu sau khi có kết luận là khơng vi phạm pháp luật thì phải truy đóng
BHYT trên số tiền lƣơng đƣợc truy lĩnh.
Thứ tám, kể từ ngày 01/01/2015, trƣờng hợp ngƣời có thẻ BHYT đang
điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhƣng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì
vẫn đƣợc quỹ BHYT thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi
quyền lợi và mức hƣởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt
điều trị ngoại trú [29].
1.1.4. Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình: Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng

cho giai đoạn 2016 - 2020.


10

Hộ nghèo (khu vực nông thôn) là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có
thu nhập bình qn đầu ngƣời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập
bình quân đầu ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3
chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [12].
Hộ cận nghèo (khu vực nông thôn) là hộ có thu nhập bình qn đầu
ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dƣới 3 chỉ số đo
lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản [12].
Hộ có mức sống trung bình (khu vực nơng thơn) là hộ có thu nhập bình quân
đầu ngƣời/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [12].
1.1.5. Dân tộc thiểu số, một số rào cản và chính sách bảo hiểm y tế đối với
dân tộc thiểu số ở Việt Nam
1.1.5.1. Dân tộc thiểu số
Là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [19].
Việt Nam hiện nay có 53 DTTS với số dân 13.386.330 ngƣời, chiếm 14,9%
tổng dân số cả nƣớc. Khuôn khổ pháp lý hiện nay cho thấy Đảng và Chính phủ ln
coi trọng ngƣời DTTS và ln đặt lên ƣu tiên hàng đầu. Ngƣời dân thuộc mọi dân
tộc đều đƣợc hƣởng đầy đủ quyền công dân và đƣợc bảo vệ bình đẳng bởi Hiến
pháp và pháp luật. Nguyên tắc nền tảng của khung pháp lý là “bình đẳng, thống
nhất và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển”, trong đó ƣu tiên “đảm bảo phát triển bền
vững tại các vùng DTTS và miền núi” [1].
1.1.5.2. Một số rào cản đối với người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Sự cách biệt về xã hội, văn hóa và ngơn ngữ
Sự cách biệt về xã hội, văn hóa và ngơn ngữ làm cho ngƣời DTTS khó hịa
nhập vào xã hội trong đó rào cản về ngơn ngữ gây khó khăn cho ngƣời DTTS trong

tiếp cận dịch vụ và tiếp cận thông tin [1]. Tuy nhiên, với những nỗ lực phổ cập giáo
dục tiểu học trong những năm qua hi vọng trong thời gian đến ngơn ngữ sẽ khơng
cịn là rào cản quan trọng nữa. Ngồi ra, cịn có một số rào cản văn hóa đối với phát
triển kinh tế, ví dụ áp lực xã hội đối với việc tích lũy kinh tế và quan điểm về trách
nhiệm xã hội. Quan điểm và cách xử lý đối với ngƣời DTTS cũng tạo ra các rào


11

cản. Kết quả nghiên cứu tại nhiều nƣớc cho thấy cịn tồn tại một số cách phân biệt
đối xử vơ ý thức và tự nhiên trong quan niệm của mọi ngƣời, ví dụ ngƣời ta vẫn ƣu
tiên nhóm DTTS này hơn nhóm DTTS khác. Vì vậy, ngay cả ngƣời Kinh, khi họ tự
coi mình khơng có ý thiên vị, cũng đối xử không công bằng một cách vô thức đối
với các nhóm DTTS [1].
Sự cách biệt về địa bàn
Sự cách biệt về địa bàn, xa cách thị trƣờng, không kết nối với các trung
tâm kinh tế: Điều này đặc biệt đúng với các nhóm DTTS vùng miền núi phía Bắc.
Một nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố địa bàn chiếm 21% sự khác nhau về mức
tiêu dùng giữa nhóm thiểu số và đa số trong đó có yếu tố cách biệt về cấu trúc địa
lý: các nhóm DTTS tại đồng bằng sơng Cửu Long và Tây Ngun, nơi ít bị cơ lập
hơn, có kết nối tốt hơn, vẫn có tỷ lệ nghèo cao trong khi ngƣời Kinh tại vùng núi
phía Bắc vẫn có tỷ lệ nghèo thấp hơn [1]. Các nhóm DTTS tích cực di cƣ thƣờng
thành cơng hơn về kinh tế so với các nhóm khác. Di cƣ từ địa bàn này sang địa
bàn khác giúp ngƣời ta hòa nhập tốt hơn vào sự phát triển kinh tế chung của cả
nƣớc. Tỷ lệ di cƣ của ngƣời DTTS chỉ bằng nửa tỷ lệ của ngƣời Kinh và ngƣời
Hoa. Nguyên nhân có thể là do thơng tin cịn hạn chế, nhất là đối với những
ngƣời sống ở vùng sâu, vùng xa, do khoảng cách đi lại lớn làm tăng chi phí, do sợ
bị chủ phân biệt đối xử, do mạng lƣới ngƣời di cƣ cịn mỏng (có ít ngƣời quen
sống ở thành phố), trình độ giáo dục thấp và do rào cản ngôn ngữ. Nhƣng các yếu
tố này thƣờng xuyên thay đổi, dự đốn tình trạng di cƣ trong nhóm DTTS sẽ

không ngừng tăng trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2035 và giúp họ thoát
khỏi cảnh nghèo [1].
Một số rào cản liên quan đến giáo dục
Tỷ lệ đến trƣờng, nhất là cấp trung học phổ thông (THPT) và tỷ lệ tốt
nghiệp nhóm trẻ em DTTS thấp hơn so với trung bình tồn quốc. Năm 1989, chỉ
có 20% trẻ em DTTS 6 tuổi đi học và tỷ lệ đến trƣờng trong nhóm trẻ em 10 tuổi,
độ tuổi có tỷ lệ đến trƣờng cao nhất, cũng chỉ trên 50% một ít. Tỷ lệ đi học cấp
trung học cơ sở (THCS) còn thấp hơn nữa và tỷ lệ theo học lên đến THPT rất
nhỏ. Năm 2012 hầu hết trẻ em từ 7 đến 9 tuổi đã đi học tiểu học, phần lớn đã theo


12

học THCS và tỷ lệ theo học THPT đã đạt gần 1/3, trong khi đó có gần 100% tốt
nghiệp tiểu học trong nhóm ngƣời Kinh. Ngơn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng
làm giảm hiệu quả công việc. Mặc dù có xuất phát điểm thấp nhƣng các học sinh
đã thể hiện các bƣớc tiến bộ lớn, nhất là tiến bộ về học tiếng Việt [1].
Một số rào cản liên quan đến dinh dƣỡng và y tế
Mức độ cải thiện tình trạng suy dinh dƣỡng trong nhóm trẻ em dƣới 5 tuổi
còn khiêm tốn và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cịn cao. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng nhóm trẻ
em DTTS cao gấp đôi so với trẻ em ngƣời Kinh và Hoa (năm 2014). Tỷ lệ tử vong
trẻ sơ sinh cả nƣớc thấp so với trình độ phát triển, nhƣng nhóm DTTS có tỷ lệ cao
hơn gấp 4 lần so với ngƣời Kinh [1].
1.1.5.3. Chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Hiến pháp quy định quyền bình đẳng của các DTTS. Cụ thể, Điều 5 Hiến
pháp quy định mọi sắc tộc đều bình đẳng, cấm phân biệt đối xử, các DTTS đƣợc
quyền sử dụng ngôn ngữ của họ và quy định nhà nƣớc phải thực hiện chính sách
phát triển tồn diện cho các DTTS. Hiến pháp cũng quy định phải có chính sách ƣu
tiên về y tế và giáo dục cho ngƣời DTTS.
Chính sách về BHYT cho hộ nghèo và DTTS: Trong các năm vừa qua,

Chính phủ đã nỗ lực tăng cƣờng cung cấp BHYT cho các hộ nghèo DTTS và các
hộ sống trong vùng DTTS. Các chính sách BHYT khá toàn diện, bao gồm từ hỗ
trợ phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, thông tin và truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức về y tế dự phịng, cấp thẻ BHYT ngƣời nghèo.
Chính sách về y tế cho ngƣời nghèo đƣợc nêu trong Quyết định số 122/QĐ-TTg
ngày 10/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Trong đó nêu rõ: “Mở rộng các phƣơng thức trả trƣớc và chia sẻ rủi ro
trong khám bệnh, chữa bệnh thơng qua phát triển BHYT tồn dân; cải cách và
đơn giản hóa thủ tục mua, thanh tốn BHYT, tạo thuận lợi cho ngƣời có BHYT
trong khám bệnh, chữa bệnh; tiếp tục triển khai tốt chính sách BHYT cho ngƣời
nghèo, cận nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời cao tuổi, đồng bào DTTS vùng kinh
tế - xã hội khó khăn và các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Mở rộng hoạt động KCB


13

bằng BHYT tại tuyến xã; giảm tỷ lệ HGĐ rơi vào tình trạng kiệt quệ vì chi tiêu
cho CSSK” [33].
Căn cứ quy định tại Điểm h, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 4, Điều 12 Luật
BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì: Ngƣời thuộc HGĐ nghèo sẽ đƣợc ngân
sách nhà nƣớc đóng BHYT; ngƣời thuộc HGĐ cận nghèo sẽ đƣợc ngân sách nhà
nƣớc hỗ trợ mức đóng BHYT. Mức hỗ trợ đƣợc quy định tại Điểm a, Điểm b,
Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP: Hỗ trợ 100% mức đóng
BHYT đối với ngƣời thuộc HGĐ cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 5
năm sau khi thoát nghèo. Trƣờng hợp ngƣời thuộc hộ cận nghèo đã thốt nghèo
trƣớc ngày 01/01/2015 nhƣng thời gian thốt nghèo tính đến ngày 01/01/2015
chƣa đủ 5 năm thì thời gian cịn lại đƣợc hỗ trợ thấp nhất là 1 năm. Hỗ trợ 100%
mức đóng BHYT đối với ngƣời thuộc HGĐ cận nghèo đang sinh sống tại các
huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008

của Chính phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách
đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ; hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với ngƣời
thuộc HGĐ cận nghèo còn lại [32].
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1314/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT có
hƣớng dẫn về KCB BHYT nhƣ sau: Mã nơi đối tƣợng sinh sống, gồm 2 ký tự ký
hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể: (1) Ký hiệu K1: Là mã nơi ngƣời DTTS và
ngƣời thuộc HGĐ nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật. (2) Ký hiệu K2: Là mã nơi ngƣời
DTTS và ngƣời thuộc HGĐ nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. (3) Ký hiệu K3:
Là mã nơi ngƣời tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy
định của pháp luật. Những thẻ BHYT có mã nơi đối tƣợng sinh sống (ký hiệu: K1,
K2, K3) khi tự đi KCB khơng đúng tuyến, đƣợc quỹ BHYT thanh tốn chi phí KCB
đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến


14

trung ƣơng (không cần giấy chuyển tuyến KCB) [22]. Nhƣ vậy, trƣờng hợp ngƣời
DTTS và ngƣời thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi đi KCB
trái tuyến vẫn đƣợc thanh tốn chi phí KCB với tuyến huyện, điều trị nội trú với
tuyến tỉnh và điều trị nội trú ở tuyến trung ƣơng nhƣ là đúng tuyến mà không cần
giấy chuyển tuyến KCB.
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Trong quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam đã có những tiến bộ vƣợt

bậc trong q trình tiến tới bao phủ toàn dân về CSSK. Trong những năm đầu thập
kỷ 1990, chi phí y tế từ tiền túi chiếm tới hơn 70% tổng chi tiêu cho y tế, dẫn đến
những tác động xấu về vấn đề bình đẳng và bảo vệ tài chính. Trong 20 năm tiếp sau
đó, có hàng loạt những cải cách từng bƣớc đã làm tăng mức bao phủ BHYT tới các
nhóm đối tƣợng dân cƣ khác. Năm 2008, Quốc hội thông qua Luật BHYT nhằm tạo
ra một chƣơng trình BHYT quốc gia, giúp BHYT trở thành cơ chế chính để thực
hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ tồn dân (BP CSSK TD). Q trình thực hiện BP
CSSK TD ở Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, nhờ tăng nhanh tỷ lệ
tham gia và áp dụng mơ hình chỉ có một bên chi trả trong cơ chế BHYT. Chính phủ
cũng cam kết đảm bảo các nguồn kinh phí đủ để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra của
chƣơng trình và cũng đã có những bƣớc đầu tƣ ổn định các hạ tầng đi kèm và nguồn
nhân lực cho hệ thống y tế [24].
Cuối thập niên 1980, đã có nhiều thay đổi về chính sách trong ngành y tế.
Trọng tâm của những thay đổi đó là chủ trƣơng tự do hóa, tƣ nhân hóa thị trƣờng y
tế, dƣợc phẩm, cũng nhƣ việc chính thức áp dụng chế độ viện phí tại các cơ sở y tế
nhà nƣớc và đến đầu những năm 1990, chi phí y tế từ tiền túi của ngƣời dân đã
chiếm tới hơn 70% tổng chi tiêu y tế. Nhằm hạn chế gia tăng chi phí y tế từ tiền túi
của ngƣời dân và những vấn đề rào cản tài chính phát sinh đối với việc tiếp cận dịch
vụ, nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách nhằm mở rộng mức bao phủ bảo hiểm
trong suốt hai thập niên 1990 và 2000, đặc biệt hƣớng tới ngƣời nghèo và các đối
tƣợng khó khăn, các cơ chế BHYT phi thƣơng mại tự nguyện đã đƣợc thí điểm từ


15

năm 1989 đến 1992. Thay đổi chính sách quan trọng nhất diễn ra vào năm 2002 khi
Quyết định 139 dẫn đến việc ra đời của Quỹ KCB cho ngƣời nghèo (bao gồm cả
ngƣời DTTS) [38]. Theo chính sách này, ngƣời nghèo có thể tham gia BHYT hoặc
cơ sở y tế có thể đƣợc ngân sách Nhà nƣớc chi trả trực tiếp để KCB miễn phí cho
ngƣời nghèo. Tuy nhiên, việc hỗ trợ trực tiếp chi phí KCB đã kéo theo một số

vƣớng mắc về hành chính và nhiều khi có cả tình trạng lựa chọn ngƣợc vì các cơ sở
y tế đôi khi cũng coi những ngƣời mắc bệnh nặng là ngƣời nghèo nhằm nâng mức
độ đƣợc bồi hoàn chi phí. Năm 2005, Nghị định 63 đƣợc ban hành, đã trợ cấp tồn
bộ chi phí mua thẻ BHYT cho ngƣời nghèo và quy định đối tƣợng này tham gia bắt
buộc. Luật BHYT đƣợc ban hành năm 2008, hình thành chƣơng trình BHYT xã hội
quốc gia. Luật này quy định ngƣời lao động chính thức, trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời
già, ngƣời nghèo và cận nghèo đều là đối tƣợng BHYT bắt buộc. Theo quy định của
luật, nhà nƣớc có trách nhiệm trợ cấp tồn bộ chi phí mua BHYT cho trẻ em dƣới 6
tuổi, ngƣời già, ngƣời nghèo và ngƣời DTTS, cũng nhƣ trợ cấp một phần chi phí
bảo hiểm cho ngƣời cận nghèo và học sinh, sinh viên. Luật cũng đƣa ra lộ trình
tham gia bảo hiểm đối với các đối tƣợng khác trong xã hội. Có nhiều khái niệm,
định nghĩa về BP CSSK TD nhƣng theo nghĩa đơn giản nhất, BP CSSK TD bao
gồm 3 mục tiêu: (i) bảo đảm công bằng (KCB theo nhu cầu chứ không theo khả
năng chi trả), (ii) bảo vệ tài chính (bảo đảm để việc KCB khơng dẫn tới tình trạng
bần cùng hóa), (iii) tiếp cận hiệu quả, tồn diện các dịch vụ y tế có chất lƣợng (bảo
đảm thầy thuốc chẩn đốn chính xác, kê đơn, điều trị phù hợp, hợp lý). Để đánh giá
đúng những giải pháp thực hiện BP CSSK TD ở Việt Nam, khái niệm này cần đƣợc
bổ sung một mục tiêu thứ tƣ: Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để đạt mục tiêu BP
CSSK TD phải đƣợc huy động một cách bền vững và đƣợc sử dụng hiệu quả và
công bằng. BHYT xã hội là một trong những cơ chế chính để thực hiện BP CSSK
TD ở Việt Nam. Với việc thông qua Luật BHYT năm 2008 và một số các quyết
định quan trọng khác trong thời kỳ những năm 1990, Việt Nam đã lựa chọn chủ
trƣơng huy động nguồn vốn cho y tế chủ yếu thơng qua BHYT. Q trình thực hiện
BHYT tồn dân ở Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể với tỷ lệ tham gia
tăng nhanh và mơ hình BHYT xã hội một quỹ. Tính đến năm 2011, mức độ bao phủ


×