Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ raglai và một số yếu tố liên quan tại xã khánh hiệp, huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ KIM LIÊN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA
PHỤ NỮ RAGLAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
XÃ KHÁNH HIỆP, HUYỆN KHÁNH VĨNH,
TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ KIM LIÊN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA
PHỤ NỮ RAGLAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
XÃ KHÁNH HIỆP, HUYỆN KHÁNH VĨNH,
TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRÍ KHẢI


HÀ NỘI - 2018


i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................

i

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................

iv

DANH MỤC BẢNG .................................................................................

v

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................

vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................

1


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................

4

1.1. Các khái niệm, quy định, tiêu chí, phƣơng pháp đánh giá liên
quan đến nội dung nghiên cứu …………………………………………

4

1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình……………………………………

4

1.1.2. Tránh thai và các biện pháp tránh thai……………………

4

1.1.3. Dân tộc thiểu số và dân tộc Raglai ………………………

8

1.2. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của
đề tài ……………………………………………………………………..

9


1.2.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai ………………

9

1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp
tránh thai …………………………………………………………………

14

1.3. Khung lý thuyết …………………………………………………….

19

1.4. Địa bàn nghiên cứu ………………………………………………...

21

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……

22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………...

22

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………..

22

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………


22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

22

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ………………………………………

22

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………….

22


ii
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………..…………………

22

2.4. Cỡ mẫu ……………………………..…………………………….…

22

2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ……………………………………………

23

2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ……………………………………..


23

2.7. Biến số nghiên cứu .………………………………………………..

25

2.8. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá …………………

26

2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................

26

2.9.1. Phương pháp làm sạch và quản lý số liệu .............................

26

2.9.2. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………….

26

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

27

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................

28


3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................................

28

3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..........................

28

3.1.2. Thông tin chung về chồng của đối tượng nghiên cứu ...........

29

3.1.3. Một số thông tin về tiền sử thai sản và sinh đẻ của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................................

30

3.2. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Raglai tại
xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa ……………….

32

3.2.1. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai …………………..

32

3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng biện pháp tránh thai..

32


3.2.3. Thực trạng tiếp cận các biện pháp tránh thai ………………

33

3.2.4. Kiến thức về biện pháp tránh thai ………………………….

34

3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh
thai của phụ nữ Raglai tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa ……………………………………………………………

37

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………..

40

4.1. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Raglai tại
xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa ……………….

40

4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh

43


iii

thai của phụ nữ Raglai …………………………………………………
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………...…………

45

KẾT LUẬN ………………………………………………………….….

47

KHUYẾN NGHỊ ……..………………………………………………...

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………...……………………………………

49

PHỤ LỤC ……………………………………………………….……

55

Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu …………………………………

55

Phụ lục 2. Bộ câu hỏi phỏng vấn phụ nữ Raglai từ 18 - 49 tuổi có
chồng ……………………………………………………………………

62


Phụ lục 3. Bảng chấm điểm kiến thức về biện pháp tránh thai ….

73


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

CTV

Cộng tác viên

DCTC

Dụng cụ tử cung

DS - KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

MMR

Tỷ lệ tử vong mẹ
(Maternal Mortality Ratio)

PTTH

Phổ thông trung học

PTTT

Phương tiện tránh thai

SKSS


Sức khỏe sinh sản

STIs

Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường sinh dục
(Sexually Transmitted Infections)

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
(United Nations Fund for Population Activities)


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình qua các năm …………

13

1.2

Các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình của huyện qua các năm …….

14

3.1

Thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu .............…………….

28

3.2

Thông tin chung về chồng của đối tượng nghiên cứu …………..

29

3.3

Nghề nghiệp và tôn giáo của chồng đối tượng nghiên cứu ……..

29

3.4


3.5

3.6

3.7

3.8

3.9
3.10
3.11

3.12

Thông tin về số con, tiền sử nạo phá thai của đối tượng nghiên
cứu ………………………………………………………………

30

Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên
cứu ………………………………………………………………

30

Thông tin về loại biện pháp tránh thai mà đối tượng nghiên cứu
dự định sử dụng trong tương lai ………………………………...

32


Thông tin về trao đổi và quyết định của vợ chồng đối tượng
nghiên cứu về sử dụng biện pháp tránh thai …………………….

32

Thông tin về thực trạng tiếp cận các biện pháp tránh thai của đối
tượng nghiên cứu ……………………………………………….

33

Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách sử dụng các biện
pháp tránh thai …………………………………………………..

34

Hiểu biết về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ……...

35

Mối liên quan của việc sử dụng biện pháp tránh thai với một số
yếu tố thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ………………

37

Thông tin mối liên quan của việc sử dụng biện pháp tránh thai
với thông tin chung của người chồng …………………………...

38

Thông tin mối liên quan của việc sử dụng biện pháp tránh thai

3.13

của đối tượng nghiên cứu với yếu tố kiến thức chung về biện
pháp tránh thai ………………………………………………….

3.14

38

Thông tin của việc sử dụng biện pháp tránh thai và các yếu tố
tiếp cận biện pháp tránh thai …………………………………….

39


vi
DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ khung lý thuyết …………………………………………..

20


1.2
3.1
3.2

Bản đồ hành chính xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hịa ………………………………………………………

21

Nguồn cung cấp biện pháp tránh thai …………………………..

31

Tỷ lệ các nguồn tin về biện pháp tránh thai đối tượng nghiên
cứu nhận được trong 12 tháng qua ……………………………...

32

3.3

Tỷ lệ biết về loại biện pháp tránh thai …………………………..

34

3.4

Hiểu biết về địa điểm cung cấp dịch vụ về tư vấn SKSS ……….

36



vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Khánh Hiệp là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hịa, với 50% người dân là người dân tộc Raglai. Thực hiện chương trình KHHGĐ
ở xã vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ sinh con thứ 3 tại xã còn cao
(27,1%), tỷ lệ người dân chưa tiếp cận các (BPTT) cũng cao, khoảng 31,2%.
Học viên thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ
nữ Raglai và một số yếu tố liên quan tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa năm 2018”.
Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với tổng số 240 phụ nữ
Raglai có độ tuổi 18 - 49 tại xã Khánh Hiệp. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 7/2018. Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ sử dụng BPTT chiếm 69,6%, trong đó BPTT hiện
đại là 66,3%, truyền thống là 3,3%; loại BPTT sử dụng nhiều nhất là viên thuốc
uống tránh thai chiếm tỷ lệ 39,6%; phụ nữ chủ yếu nhận được BPPT từ nhân viên
trạm y tế (33,8%). Một số yếu tố có liên quan đến việc sử dụng BPTT của phụ nữ
Raglai là tuổi (OR = 3,4, 95%CI: 1,6 - 7,3) số con (OR = 2,8, 95%CI: 1,5 - 5,4),
tuổi của chồng (OR = 3,5, 95%CI: 1,7 - 7,0), khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã
(OR =4,8, 95%CI: 1,2 - 20,1). Khuyến nghị đối với đội ngũ cộng tác viên dân số, y
tế thôn bản cần tăng cường truyền thông và khuyến khích phụ nữ đến cơ sở y tế
nhận các BPTT bền vững và hiệu quả hơn như thuốc tiêm, que cấy. Bên cạnh đó,
cộng tác viên dân số, y tế thôn bản cũng cần tăng cường tư vấn về sử dụng thuốc
uống tránh thai, đặc biệt sử dụng các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp quên dùng
thuốc. Cần có thêm các nghiên cứu giải thích và thúc đẩy phụ nữ người Raglai tăng
cường sử dụng các BPTT bền vững, đặc biệt với nhóm phụ nữ có từ 2 con trở lên và
ở xa cơ sở y tế.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) phù hợp cùng với dịch vụ tư vấn tốt
giúp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chủ động có được số con mong
muốn, thực hiện tốt Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS KHHGĐ). Tăng cường tiếp cận và sử dụng các BPTT cũng giảm tỷ lệ nạo phá
thai và nâng cao sức khỏe cho các cặp vợ chồng [26]. Đáp ứng nhu cầu các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) hiện đại sẽ cứu sống được nhiều phụ nữ
do ngăn chặn được gần 67 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và giảm
được 1/3 số ca tử vong mẹ hàng năm (tức giảm khoảng 100.000 ca trong tổng số
303.000 ca chết toàn cầu 1 năm) [43].
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, trong năm 2015, có 64% phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ trên thế giới có sử dụng một BPTT, 57,4% sử dụng một BPTT hiện đại
[43]. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng các BPTT tăng từ 75,5% vào năm 2001 lên 77,6%
vào năm 2016 [19]. Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại đã tăng từ 37% năm 1988 lên
67% năm 2016. Các chỉ số sức khỏe như tử vong mẹ đã giảm từ 233/100.000 vào
những năm 1990 xuống còn 69/100.000 năm 2009 và hiện đã giảm xuống
58,3/100.000 vào năm 2016 [13].
Hiện nay, tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS cịn thấp, nhu cầu
chưa được đáp ứng với các dịch vụ còn cao ở khu vực miền, vùng cao, vùng
đồng bào DTTS, người di cư. Nguyên nhân có thể do khó khăn về địa lý, rào cản
ngơn ngữ, thực hành tín ngưỡng, thói quen sinh hoạt, cơ sở hạ tầng, chất lượng
dịch vụ y tế. Năm 2015, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong toàn quốc là 15,8% [19].
Trong đó, tỷ lệ người DTTS sinh con thứ 3 là 18,48%, tổng tỷ suất sinh là 2,38
con/phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 sử dụng BPTT là 76% [19].
Dân tộc Raglai với dân số khoảng 0,14%, sống chủ yếu ở ở tỉnh Ninh
Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hịa cũng như tại Bình Thuận.
Năm 2015, tỷ lệ sinh con thứ 3 của phụ nữ dân tộc Raglai là 27,18%, tổng tỷ
suất sinh là 2,67 con/phụ nữ, số phụ nữ độ tuổi 15 - 49 sử dụng BPTT là 18.250
người, chiếm tỷ lệ 76% [14], [20].



2
Khánh Hiệp là một xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa. Tổng dân số của xã tính đến 31/12/2017 là 3.904 người, chiếm
10% dân số toàn huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, xã Khánh Hiệp cịn gặp
nhiều khó khăn, thách thức trong công tác KHHGĐ như với điều kiện kinh tế đời
sống cịn gặp khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp ở một số nơi trong xã có người dân
tộc Raglai sinh sống, họ chưa có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản nói
chung và việc tiếp cận và sử dụng các BPTT an toàn và phù hợp với sinh lý của
từng người. Và thực trạng về sử dụng BPTT trong nhiều năm qua chưa có cuộc điều
tra, khảo sát, đánh giá nào đối với đồng bào dân tộc Raglai tại xã Khánh Hiệp.
Chính vì vậy, học viên thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng biện pháp tránh
thai của phụ nữ Raglai và một số yếu tố liên quan tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2018” để mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai
và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của
phụ nữ Raglai tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa năm 2018.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải thiện chương trình truyền thơng và cung cấp
các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Raglai tại xã
Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh
thai của phụ nữ Raglai tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm
2018.



4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, qui định, tiêu chí, phƣơng pháp đánh giá liên quan
đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình là chủ động có con theo ý muốn của các cặp
vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không để phải dẫn đến
phá thai, hoặc đẻ quá nhiều con, đẻ quá dày, đẻ khi còn quá trẻ hoặc đẻ khi đã nhiều
tuổi. KHHGÐ không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các BPTT để tránh thai mà
còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con trong trường hợp
khuyến khích sinh [3].
1.1.2. Tránh thai và các biện pháp tránh thai
1.1.2.1. Tránh thai (hay ngừa thai) là phương pháp dùng hành động, dụng
cụ hoặc thuốc men nhằm ngăn chặn việc mang thai. Có nhiều cách để ngừa thai,
tuy nhiên có thể phân thành hai loại lớn: Một là ngăn chặn việc tinh trùng kết hợp
với trứng dẫn đến thụ tinh (contraception); hai là ngăn chặn hình thành những tế
bào đầu tiên sau khi thụ tinh (contragestion). Ngừa thai là một phương pháp dùng
trong KHHGĐ [2].
1.1.2.2. Các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân làm
ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường được áp dụng là thuốc,
hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi nhằm
ngăn cản tinh trùng gặp trứng giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện
KHHGĐ [18].
Có nhiều BPTT để con người lựa chọn và cũng có nhiều cách để phân loại
như phân loại theo BPTT hiện đại và tự nhiên, BPTT lâm sàng và phi lâm sàng,
BPTT áp dụng theo giới tính…[18].


5

(i) Các biện pháp tránh thai hiện đại
* Các biện pháp tránh thai hiện đại dành cho nữ
(1) Dụng cụ tử cung: rẻ, sử dụng tiện lợi, thời gian sử dụng lâu dài, hiệu quả
tránh thai cao, nhanh chóng có thai sau khi tháo bỏ dụng cụ. Tuy nhiên không có tác
dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; cần có sự can thiệp y tế
khi đặt vòng; tăng lượng máu kinh, nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục [18].
(2) Thuốc tiêm tránh thai: hiệu quả tránh thai cao, tác dụng kéo dài, giảm
nguy cơ u xơ tử cung, ngăn ngừa ung thư niêm mạc tử cung. Nhược điểm là rối loạn
kinh nguyệt, vơ kinh; có thai trở lại chậm; không tránh được các bệnh lây truyền
qua đường tình dục [18].
(3) Thuốc cấy tránh thai (que cấy) là phương pháp tránh thai dùng một hay
các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Khả năng
tránh thai rất cao, sau khi rút que cấy sự thụ thai phục hồi nhanh chống và hoàn
toàn. Tuy nhiên thường hay gây ra phản ứng phụ như rong kinh, vô kinh… [18].
(4) Thuốc uống tránh thai (viên kết hợp): hiệu quả tránh thai cao, nhanh
chóng có thai lại sau khi ngừng thuốc; giảm lượng máu kinh, đau bụng kinh, giảm
nguy cơ chửa ngồi tử cung. Địi hỏi phải uống vào một giờ nhất định để đảm bảo
hàm lượng thuốc trong máu; không tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình
dục [18], .
(5) Biện pháp tránh thai khẩn cấp: có thể giảm tỷ lệ có thai ngồi ý muốn, và
bao gồm mọi BPTT sử dụng trong vòng năm ngày sau lần giao hợp không được bảo
vệ [18].
(6) Triệt sản (cả nam và nữ): hiệu quả tránh thai cao, chỉ thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai vĩnh viễn; khơng có tác dụng khơng mong muốn, khơng ảnh
hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục. Phải được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy
đủ phương tiện; khó hồi phục sau khi can thiệp; có thể có những tai biến xảy ra
trong và sau khi thực hiện phẫu thuật [4], [11].
(7) Màng ngăn âm đạo: Màng được đặt vào trong âm đạo và che phủ cổ tử
cung, chắn cổ tử cung lại cũng như tạo một khoang chứa các thuốc diệt tinh trùng.



6
Màng được làm bằng cao su thiên nhiên, latex hoặc silicone và nên lưu màng lại tối
thiểu 6 giờ sau giao hợp và tối đa 30 giờ sau khi đặt vào âm đạo [4], [8].
(8) Mũ cổ tử cung: Mũ cổ tử cung là một dụng cụ cơ học, tránh thai bằng rào
cản ở âm đạo. Mũ cổ tử cung được làm bằng latex hoặc silicone và có thể tái sử
dụng hoặc chỉ dùng một lần. Mũ cần được lưu lại tối thiểu 6-8 giờ sau giao hợp và
tối đa 72 giờ kể từ khi gắn vào [46].
(9) Miếng xốp âm đạo tránh thai: Xuất hiện như là một biến thể của màng
ngăn âm đạo, được làm bằng polyurethane, được tẩm nonoxynol-9 và phóng thích
125 mg chất diệt tinh trùng trong vòng 24 giờ [38].
(10) Nhẫn tránh thai: Nhẫn tránh thai âm đạo được đưa vào âm đạo, phóng
thích hormon giúp tránh thai. Khách hàng có thể tự đưa nhẫn vào trong âm đạo và
để đó trong 3 tuần rồi lấy ra [38].
(11) Miếng dán tránh thai: Được dán ở bắp tay, mông, bụng hay ngực (không
dán lên vú). Miếng dán có tác dụng phóng thích các hormone để có tác dụng tránh
thai giống như tác dụng của các viên viên thuốc uống tránh thai [38]. Mỗi miếng
dán có tác dụng trong một tuần, sau đó khách hàng thay miếng dán mới. Dán liên
tục trong vịng 3 tuần và khơng dán trong tuần thứ 4 để bắt đầu kinh nguyệt. Tác
dụng phụ của miếng dán giống như tác dụng phụ của viên thuốc uống tránh thai.
Khách hàng có thể đổi chỗ dán để tránh bị kích thích da [38], [47].
* Các biện pháp tránh thai hiện đại dành cho nam giới
(1) Bao cao su: tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tiện lợi,
dễ sử dụng, rẻ tiền. Nhược điểm là nếu không biết sử dụng đúng cách có thể dẫn tới
tránh thai thất bại; có thể bị thủng hoặc rách khi sử dụng [18].
(2) Thuốc diệt tinh trùng là chất nonoscinol đặt vào âm đạo có tác dụng hủy
diệt hay làm cho tinh trùng bất động. Các triệu chứng dị ứng ít khi xảy ra và nếu có
thì chỉ cần ngừng thuốc là hết, thuốc khơng gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu lỡ mang
thai, không làm tổn hại đến chức năng hoạt động của các cơ quan sinh dục. Tuy
nghiên hiệu quả tránh thai chưa thật cao, tỷ lệ thất bại chủ yếu (60%) do sử dụng

sai, giá thuốc không rẻ và không tiện mua [8], [19].


7

(ii) Các biện pháp tránh thai truyền thống
Là những BPTT khơng sử dụng các phương tiện, thuốc men mà hồn toàn
phụ thuộc vào sự nỗ lực và hiểu biết của các cá nhân [18].
* Các biện pháp tránh thai truyền thống cho nữ
(1) Phương pháp tính vịng kinh: Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn
giao hợp vào những ngày xa giai đoạn rụng trứng để khơng có thai. Trong vòng 5
ngày trước và 4 ngày sau khi rụng trứng là những ngày “khơng an tồn”, cần kiêng
giao hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng BPTT hỗ trợ [4], [8].
(2) Phương pháp ghi chất nhầy cổ tử cung: Phương pháp này dựa vào việc
người phụ nữ có thể nhận biết những ngày đỉnh điểm thụ thai khi chất tiết cổ tử
cung trơn, ướt và có thể kéo sợi. Tỷ lệ có thai ngồi ý muốn của biện pháp này là
rất cao [4], [8].
(3) Phương pháp ghi thân nhiệt: Phương pháp này dựa trên cơ sở thân
nhiệt cơ bản tăng 0,2 đến 0,5oC quanh thời điểm phóng nỗn. Người phụ nữ lấy
thân nhiệt và ghi lại vào mỗi buổi sáng vào một thời điểm. Phương pháp này có
những điểm khơng chính xác, do đó tỷ lệ có thai ngồi ý muốn của biện pháp
này rất cao [4], [8].
Ưu điểm của BPTT truyền thống: Các BPTT truyền thống có ưu điểm
chung là không cần phương tiện, thiết bị can thiệp do đó tránh được những tai
biến cũng như tác dụng phụ. Khơng phải chuẩn bị trước khi quan hệ tình dục.
Nhược điểm của BPTT truyền thống: hiệu quả tránh thai thấp, yêu cầu sự
chủ động khi áp dụng các biện pháp, một số biện pháp khá phức tạp và dễ thất
bại khi sử dụng.
* Các biện pháp tránh thai truyền thống cho nam
(1) Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng): Cơ chế tránh thai là tinh

trùng không vào được đường sinh dục nữ nên khơng gặp được nỗn, ngăn cản hiện
tượng thụ tinh. Phương pháp này đòi hỏi sự chủ động của nam giới khi quan hệ, nên
hiệu quả tránh thai thấp [4], [8].
(2) Kiêng giao hợp (cả nam và nữ): Là BPTT mà hoạt động tình dục diễn ra
xong không giao hợp trong âm đạo.


8

1.1.3. Dân tộc thiểu số và dân tộc Raglai
1.1.3.1. Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [35].
Việt Nam hiện nay có 53 DTTS với số dân 13.386.330 người, chiếm 14,9%
tổng dân số cả nước. Khuôn khổ pháp lý hiện nay cho thấy Đảng và Chính phủ ln
coi vấn đề DTTS là vấn đề chiến lược. Người dân thuộc mọi dân tộc đều được
hưởng đầy đủ quyền công dân và được bảo vệ bình đẳng bởi Hiến pháp và pháp
luật. Nguyên tắc nền tảng của khung pháp lý là “bình đẳng, thống nhất và hỗ trợ lẫn
nhau để phát triển”, trong đó ưu tiên “đảm bảo phát triển bền vững tại các vùng
DTTS và miền núi” [17].
1.1.3.2. Dân tộc Raglai
Trong thành phần 54 dân tộc Việt Nam, Raglai là tộc người chiếm tỷ lệ thấp,
nhưng lại là dân tộc có nền văn hóa đặc sắc gắn với điều kiện môi sinh của cư dân
nông nghiệp nương rẫy khu vực vùng núi và thung lũng thuộc một số tỉnh Nam
Trung Bộ. Nhà ở của người Raglai thường xây dựng trên sườn đồi về một bên của
dịng suối và có tập qn xây dựng cách xa nhau. Họ chia thành nhiều nhóm địa
phương: Rai (ở Hàm Tân - Bình Thuận), Hoang, La Oang (Ðức Trọng - Lâm
Ðồng)... với tổng dân số: 122.245 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009). Ngơn ngữ của người Raglai: Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Mala Pơlynêxia (ngữ hệ Nam Ðảo) nhưng do có sự tiếp xúc với các dân tộc khác quanh
vùng nên ở người Raglai đã xuất hiện hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Tiếng phổ

thơng hiện giữ một vai trị quan trọng, là ngôn ngữ giao tiếp của người dân nơi đây
với những dân tộc cận cư khác. Hoạt động sản xuất chủ yếu làm rẫy, trồng cấy lúa
nước. Mọi quan hệ xã hội của người Raglai trước kia và hiện nay đều chịu sự chi
phối của chế độ gia đình mẫu hệ. Về thói quen sinh đẻ của người Raglai: Trước và
sau khi sinh nở, phụ nữ Raglai kiêng một số thức ăn, khơng nói tên một vài lồi thú
và tránh làm những công việc nặng nhọc. Họ được chồng dựng cho một căn nhà
nhỏ ở bìa rừng để sinh đẻ. Họ đẻ ngồi và tự mình giải quyết các công việc khi sinh.
Một số nơi, sản phụ được sự giúp đỡ của một người đàn bà giàu kinh nghiệm. Khi


9
sinh xong, người mẹ bế con về nhà và khoảng 7 ngày sau họ tiếp tục làm các công
việc như bình thường. Ngày nay, phụ nữ nơi đây đã đến sinh đẻ ở trạm y tế xã, với
sự giúp đỡ của các nữ hộ sinh [15].
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề
tài
1.2.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai
1.2.1.1. Trên thế giới
Khả năng tiếp cận là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
tiếp nhận thông tin về các BPTT, thực hành sử dụng và ảnh hưởng đến cả việc ra
quyết định ưu tiên sử dụng loại hình tránh thai phù hợp của người phụ nữ. Những
rào cản có thể có trong việc tiếp cận dịch vụ ở đây bao gồm: Khoảng cách địa lý,
thời gian chờ đợi, giá cả và chất lượng tư vấn [51].
Năm 2015, theo số liệu mới nhất từ Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp
Quốc (United Nations Deparment of Economic and Social Affairs) cho thấy 64%
phụ nữ sống chung với chồng sử dụng BPTT tăng đáng kể so với 36% vào năm
1970. Nhưng số liệu cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các vùng và các quốc gia:
Châu Phi (33,4%), châu Đại dương (59,4%), châu Á (67,8%), châu Âu (69,2%),
châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean (72,7%), Nam Mỹ (74,8%). Châu Phi có tỷ lệ
phụ nữ sử dụng BPTT thấp nhất và có nhu cầu sử dụng BPTT cao nhất trên thế giới.

Có 57% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT hiện đại, chiếm 90% số người
sử dụng BPTT, chỉ có 18% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT truyền
thống. Cịn một số ít cặp vợ chồng sử dụng kết hợp cả 2 BPTT hiện đại và truyền
thống [44].
Tỷ lệ sử dụng BPTT theo phương pháp khác nhau trên toàn thế giới. Triệt
sản nữ và DCTC là hai BPTT được sử dụng phổ biến nhất, có 19% phụ nữ độ tuổi
sinh sản sử dụng biện pháp triệt sản và 14% sử dụng DCTC, chỉ có 9% phụ nữ sử
dụng viên thuốc uống tránh thai, 8% sử dụng BCS nam và 5% sử dụng thuốc tiêm
tránh thai. Có sự khác biệt lớn về khu vực trong việc sử dụng một số loại tránh thai.
Nói chung, các BPTT như: viên thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai và BCS


10
được sử dụng phổ biến hơn các BPTT ở châu Phi và châu Âu trong khi ở châu Á và
Bắc Mỹ thì phổ biến các BPTT như: Triệt sản, DCTC, cấy thuốc tránh thai [44].
Ở khu vực Đông Nam Á, sự khác biệt về kinh tế xã hội đem đến các cơ hội
khác nhau cho phụ nữ trong việc tiếp cận các BPTT. Báo cáo của đại học Mahidol
[40] cho thấy, việc tiếp cận BPTT đối với phụ nữ sống ở các nước có nền kinh tế
phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan tốt hơn một số nước có thu nhập
trung bình như Việt Nam, Philippines, Indonesia và ; ở các nước thu nhập kém hơn
như: Lào, Campuchia… Mặt khác, ở các nước mà chính phủ sớm có sự quan tâm
đến KHHGĐ như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore thì sử dụng các BPTT
cao hơn nhiều so với các nước khác.
Ở các nước phát triển, phương pháp phổ biến nhất là viên thuốc uống tránh
thai (18%) và BCS nam (18%), ngược lại ở các nước đang phát triển phương pháp
có tỷ lệ cao nhất là triệt sản nữ với 21% và DCTC với 15%. BCS nam xếp thứ tư
trong số các BPTT hiện đại được phổ biến trên toàn cầu với 8% ở phụ nữ 18-49
tuổi, tỷ lệ sử dụng BCS là cao nhất tại Hồng Kông (50%) và 30% hoặc cao hơn ở
Argentina, Botswana, Hy Lạp, Nhật Bản, Liên bang Nga và Uruguay. BPTT hiện
đại khác cũng rất phổ biến trong một số khu vực. Ở Đông Phi và Nam Phi, thuốc

cấy tránh thai là phương pháp phổ biến nhất, chiếm hơn 40% sử dụng BPTT.
Phương pháp truyền thống, mặc dù có hiệu quả thấp hơn so với phương pháp hiện
đại nhưng vẫn thường được sử dụng ở Trung Phi, Tây Phi và Tây Á tương ứng là
57%, 29% và 33% phụ nữ từ 15 - 49 tuổi đã kết hôn hoặc sống như vợ chồng. Các
quốc gia có tỷ lệ cao từ 30% trở lên là Albania, Azerbaijan, Malta và Serbia [42]. Ở
châu Á, triệt sản nữ và DCTC là lựa chọn phổ biến nhất, đặc biệt là khu vực Đơng
Á. Trong khi đó, các quốc gia khu vực Nam Á có xu hướng sử dụng triệt sản nữ và
viên thuốc uống tránh thai nhiều hơn. Các quốc gia Đơng Nam Á có tỷ lệ sử dụng
viên thuốc uống tránh thai và tiêm thuốc tránh thai là lớn nhất [36].
Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xuất bản tài liệu Chương trình
hành động khu vực Tây Thái Bình Dương, trong tài liệu này cho thấy, khoảng thời
gian từ năm 2005 - 2010 hầu hết các nước khu vực và đảo Thái Bình Dương có tỷ lệ
các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT (CPR: Contraceptive Prevalence Rate) dưới


11
mức 45%. CPR thấp ở Papua New Guinea (36%) và Lào (38%), là những nước có
tỷ lệ tử vong mẹ (MMRs: Maternal Mortality Ratio) cao. Từ 2001-2010, báo cáo
cho thấy nhu cầu KHHGĐ không được đáp ứng cao nhất tại Lào (27%), Philippines
(22%) và một số nước khu vực đảo Thái Bình Dương, tỷ lệ này thấp nhất ở Việt
Nam (4,8), Mông Cổ (4,6%) và Trung Quốc (2,3%) [46].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Thực hiện tốt việc đa dạng hoá các BPTT, cung cấp rộng rãi các BPTT, đồng
thời cung cấp đầy đủ BCS và các biện pháp để kết hợp phòng chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS, gắn với việc nâng cao chất lượng tư
vấn, dịch vụ chăm sóc và tạo được sự hợp tác của khách hàng là những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, góp phần thực hiện các mục tiêu: Bảo
đảm quyền sinh con và lựa chọn các BPTT có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ
chồng; giảm thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo phá thai.
Tỷ lệ sử dụng các BPTT tại thời điểm 01/4/2011 đạt 78,2%, trong đó các

biện pháp hiện đại chiếm 68,6%. Tỷ lệ sử dụng BPTT ở nông thôn cao hơn ở thành
thị trong đó việc sử dụng các BPTT hiện đại ở nông thôn cũng cao hơn thành thị
(70,6% và 63,8%). Xu hướng này diễn ra trong suốt thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ sử dụng
BPTT hiện đại khá cao ở hầu hết các vùng, trừ Đông Nam Bộ (73,9%). Mức sử
dụng thấp nhất ở những phụ nữ chưa đi học (71,8%) và chưa tốt nghiệp tiểu học
(71,7%) [8]. BPTT được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam vẫn là DCTC (53,1%),
tiếp đến là viên thuốc uống tránh thai (15,7%), BCS (13,6%), triệt sản (3,5%). Nhìn
chung, cơ cấu các BPTT cho thấy mức sử dụng giảm đối với DCTC và triệt sản,
tăng đối với viên thuốc uống tránh thai và BCS. Tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống
(12,1%) cũng giảm nhẹ [9].
Năm 2016, dân số Việt Nam khoảng 93 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên
2%/năm 1993 đã giảm xuống còn 1,08% (năm 2016). Theo Tổng cục Thống kê, số
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm
dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm


12
2027 - 2028. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng BPTT năm 2016 là 77,6%, trong đó tỷ lệ
sử dụng các BPTT hiện đại là 66,8% [30].
Năm 2016, theo công bố số liệu tại báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá
chất lượng KHHGĐ Việt Nam do Bộ Y tế và đối tác, cho thấy tiếp cận
KHHGĐ là quyền cơ bản của mỗi người. Đầu tư cho KHHGĐ đóng vai trò then
chốt trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Tổng
tỷ suất sinh đã giảm, từ mức mỗi cặp vợ chồng có tới 5 con vào những năm
1970, đến tại thời điểm năm 2016 mức sinh thay thế là 2,09 con. Tỷ lệ sử dụng
các BPTT hiện đại đã tăng từ 37% trong năm 1988 lên 67% trong năm 2016.
Các chỉ số sức khỏe như tử vong mẹ đã giảm từ 233/100.000 vào những năm
1990 và đã giảm xuống 58,3/100.000 vào năm 2016. Mặc dù đã có nhiều tiến
bộ đáng kể, nhưng vẫn cịn rất nhiều thách thức ở Việt Nam cũng như trên

phạm vi toàn cầu: khoảng 214 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển cịn thiếu
các PTTT an tồn và hiệu quả. Hầu hết những phụ nữ này sống ở 69 nước
nghèo nhất trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu các biện pháp KHHGĐ hiện đại sẽ
cứu sống được nhiều phụ nữ do ngăn chặn được gần 67 triệu trường hợp mang
thai ngoài ý muốn và giảm được 1/3 số ca tử vong mẹ hàng năm (tức giảm
khoảng 100.000 ca trong tống số 303.000 ca chết toàn cầu 1 năm). Kết quả của
nghiên cứu này ở Việt Nam cho thấy 80,5% phụ nữ kết hôn trong độ tuổi 15-49
đang sử dụng một BPTT nào đó, trong đó tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là
64,4%. Sử dụng DCTC là biện pháp phổ biến nhất (25,2%), tiếp theo là viên
thuốc uống tránh thai (19,3%) và BCS (13,3%). Tỷ lệ sử dụng các BPTT ở khu
vực thành thị cao hơn khu vực nơng thơn, trong đó tỷ lệ sử dụng các BPTT
truyền thống cao nhất ở khu vực Đông Nam bộ (27,2%); thấp nhất ở khu vực
Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ sử dụng các BPTT truyền thống (10,5%). Các
kết quả này cho thấy một số người dân vẫn thực hành các BPTT truyền thống
và ít sử dụng các BPTT hiện đại [20].
Tổng tỷ suất phá thai ở Việt Nam hiện nay là 0,42, có nghĩa là cứ 5 phụ nữ
thì có 2 người đã từng phá thai ít nhất một lần trong toàn bộ giai đoạn sinh sản.
Khoảng 17,4% phụ nữ đã từng phá thai trong cuộc đời của mình, trong đó tỷ lệ ở


13
khu vực thành thị là 19,6% và ở khu vực nông thôn là 16,5%. Theo vùng sinh thái,
tỷ lệ này ở vùng duyên hải Bắc và Nam Trung bộ là 7,7% và ở vùng Đồng bằng
sông Hồng là 33,5%. Cũng theo báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng
đánh giá 93% hài lòng với chất lượng dịch vụ được cung cấp. Tuy nhiên, chỉ có
40% khách hàng cho biết họ sẽ giới thiệu cơ sở cung cấp dịch vụ đó cho hàng xóm
và người thân [20].
1.2.1.3. Tại tỉnh Khánh Hịa
Việc triển khai cơng tác DS-KHHGĐ trong những năm qua, Khánh Hòa là
một trong những tỉnh được đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực

hiện Chiến lược Dân số giai đoạn 2016 - 2020. Công tác chăm sóc SKSS đã được
triển khai rộng khắp và được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và của cộng đồng [5].
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình của tỉnh qua các năm
Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

%

77,2

77,2

77,0

Người

97.907

100.251

94.070

Triệt sản


Người

276

296

251

Đặt dụng cụ tử cung

Người

6.508

7.139

6.500

Tiêm thuốc tránh thai

Người

6.900

7.375

6.300

Cấy thuốc tránh thai


Người

501

684

700

Viên thuốc uống tránh thai

Người

44.731

45.151

43.119

Bao cao su

Người

38.991

39.606

37.200

Chỉ tiêu
Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng

BPTT
Số cặp vợ chồng sử dụng
BPTT mới trong năm

Nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa [5]
Kết quả thực hiện các BPTT ở Bảng 1.1 đạt chỉ tiêu kế hoạch và duy trì được
mức ổn định hàng năm. Đây là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố, đặc biệt là được sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực


14
của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tham gia của người dân đối với công
tác DS-KHHGĐ.
1.2.1.4. Tại huyện Khánh Vĩnh
Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh
Hịa. Tính đến cuối năm 1027, tồn huyện có dân số là 39.118 người, phụ nữ 18 49 tuổi là 7.169 người, phụ nữ 18 - 49 có chồng 5.229 người [21].
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình của huyện qua các năm
Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

%

72,1

73,2


72,5

Người

3.372

3.536

3.443

Triệt sản

Người

158

125

100

Đặt dụng cụ tử cung

Người

5

3

1


Tiêm thuốc tránh thai

Người

1.751

1.877

1.898

Cấy thuốc tránh thai

Người

94

180

101

Viên thuốc uống tránh thai

Người

701

686

673


Bao cao su

Người

663

665

670

Chỉ tiêu
Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng
BPTT (%)
Số cặp vợ chồng sử dụng
BPTT mới trong năm

Nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa [5]
Kết quả thực hiện các BPTT ở Bảng 1.2 đạt chỉ tiêu kế hoạch và duy trì được
mức ổn định hàng năm. Số phụ nữ sử dụng thuốc tiêm thuốc tránh thai chiếm số
lượng nhiều nhất, tiếp đến là sử dụng viên thuốc uống tránh thai và thấp nhất là sử
dụng đặt DCTC.
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai
Tuổi
Nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan với việc sử dụng BPTT hiện đại
của phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 18 - 49 tại Ethiopia năm 2011 trên 10.204 đối
tượng tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm giàu nhất, học vấn cao hơn,
nhóm đang sử dụng BPTT, số lượng trẻ sinh sống, đang trong mối quan hệ một vợ



15
một chồng, tham dự các cuộc trao đổi ở cộng đồng, được các cơ sở y tế thăm hỏi tại
nhà thì sử dụng các BPTT hiện đại cao hơn. Trong khi đó phụ nữ sống ở vùng nơng
thơn, nhóm tuổi lớn hơn, trong mối quan hệ đa thê và chứng kiến một cái chết của
con mình là những yếu tố làm giảm việc sử dụng BPTT hiện đại (p<0,001) [48].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Quăng trên 800 phụ nữ có chồng độ tuổi 1549 tại huyện Càn Long, tỉnh Vĩnh Long năm 2011, kết quả cho thấy tuổi càng lớn
(từ 40 tuổi trở lên) sinh con thứ 3 càng cao, tỷ lệ không dùng BPTT cao (31,4%)
và kết hôn càng nhỏ tuổi (dưới 18 tuổi) thì tỷ lệ sinh con thứ 3 càng cao [25]. Hay
theo kết quả cuộc Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm 01/4/2012 cũng cho
thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại cao nhất ở nhóm 35-39 (đạt mức 77,2%) [13].
Nghề nghiệp
Theo UNFPA thực hiện dự báo Chiến lược 2011-2020 về Dân số và Phát
triển ở Việt Nam, một trong số các nội dung báo cáo đã có một phát hiện thú vị liên
quan đến tỷ lệ sử dụng các BPTT: Nhóm phụ nữ có trình độ chưa tốt nghiệp PTTH
có tỷ lệ sử dụng BPTT cao hơn nhóm phụ nữ đã tốt nghiệp PTTH trở lên [33].
Lý do không sử dụng biện pháp tránh thai
Tại cuộc Điều tra biến động DS - KHHGĐ ngày 01/4/2012 cho thấy tỷ lệ sử
dụng các BPTT hiện đại khá cao ở các vùng cịn khó khăn và lạc hậu về kinh tế - xã
hội như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (68,3%), Trung du và miền núi
phía Bắc (65,8%). Những con số này, một lần nữa chứng minh các chương trình
KHHGĐ đã được nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện có trọng điểm thập kỷ vừa
qua, đặc biệt ở khu vực nông thôn [10]. Trong số những phụ nữ hiện không sử dụng
các BPTT, lý do muốn có con chiếm 43,7%, lý do mang thai chiếm 16,8%. Trong
số lý do khác (39,5%), lý do không sử dụng BPTT do đã mãn kinh cũng chiếm tỷ lệ
khá lớn (16,9%). Các lý do chưa hiểu biết, hoặc bị người thân phản đối chiếm tỷ
trọng khá nhỏ, với tỷ lệ tương ứng là 1,1 và 0,9% [10].
Theo một nghiên cứu của UNFPA năm 2017 về những rào cản trong tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ của đồng bào DTTS Việt Nam
trên 1.458 phụ nữ DTTS của 6 tỉnh miền Nam Trung Bộ, Bắc bộ và Tây Nguyên.
Kết quả cho thấy lý do không sử dụng các BPTT của đối tượng nghiên cứu chủ yếu



16

là cho rằng khơng cần thiết (73.9%) vì họ cho biết khơng có hoặc quan hệ tình dục
khơng thường xun, hoặc khơng có khả năng có thai, và do đó sử dụng các biện
pháp tránh thai là không cần thiết. Lý do phổ biến thứ hai cho việc không sử dụng
các BPTT hiện đại là do sợ hoặc đã bị tác dụng phụ (9,5%). Hay tại nghiên cứu của
Nguyễn Việt Toàn và cộng sự năm 2017 tại Huế cho thấy lý do bỏ cuộc không sử
dụng các BPTT trước đây là do muốn sinh thêm con (59,6%); đã mãn kinh:
(22,0%); sợ tác dụng phụ (4,5%) [29].
Tại nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn năm 2011 với tổng số đối tượng tham
gia nghiên cứu là 400 thuộc các nhóm người dân tộc Tày, Thái, Mông, Dao ở tỉnh
Yên Bái. Nghiên cứu cho thấy kết quả là tỷ lệ sử dụng BPTT chung là 68,5%, cao
nhất là người dân tộc Dao (78,3%). Sử dụng DCTC vẫn là lựa chọn hàng đầu
(58,1%), tiếp đến là viên thuốc uống tránh thai (20,9%), BCS (4,6%). Lý do không
sử dụng BPTT là không biết (29,2%), không chấp nhận (29,2%). Tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên chiếm 42,2%, cao nhất là người Mông (64,5%), thấp nhất là người Tày
(25,6%) [24].
Tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản
Nghiên cứu tại Lào cho thấy, thời gian di chuyển từ nhà của ĐTNC đến địa
điểm tiếp nhận các BPTT có liên quan đến việc sử dụng các BPTT của phụ nữ trong
tuổi sinh đẻ. Những phụ nữ sống gần các cơ sở cung cấp dịch vụ trong khoảng cách
ít hơn 1 giờ đi xe sử dụng BPTT nhiều hơn 1,4 lần so với những phụ nữ sống xa
hơn [49]. Nghiên cứu tại Thái Lan cũng cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT cao nhất ở
những phụ nữ sống gần nguồn cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tuy nhiên, mối liên quan
giữa yếu tố khoảng cách và việc sử dụng BPTT lại khơng có ý nghĩa thống kê [47].
Theo nghiên cứu của Viện SKSS quốc gia (National Institute for
Reproductive Health) thì tiếp cận các BPTT là rất quan trọng để ngăn ngừa việc
mang thai ngoài ý muốn, chiếm một nửa số ca mang thai ở Mỹ [44]. Trong số 36,2

triệu phụ nữ cần tránh thai, gần một nửa cần tài trợ dịch vụ để có được dịch vụ tránh
thai. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc tiếp cận
BPTT. Các rào cản bao gồm thiếu bảo hiểm, chi phí cao và từ chối thuốc. Phụ nữ có
thu nhập thấp đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận BPTT. Họ có bốn lần


×