Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình người dân tộc raglai và một số yếu tố liên quan tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LƯU VĂN TRỊ

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA HỘ GIA
ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC RAGLAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LƯU VĂN TRỊ

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA HỘ GIA
ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC RAGLAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Thị Thanh Hương



HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình q
thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế Cơng cộng, Trung tâm Kiểm
sốt bệnh tật tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Thị Thanh
Hương, Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Y tế Cơng cộng khóa 20 Tây
Ngun đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Bác Ái, UBND xã Phước
Bình, Phước Hịa, Phước Trung và Trạm Y tế xã Phước Bình, Phước Hịa, Phước
Trung đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian thu thập số
liệu tại địa phương. Chân thành cảm ơn các cộng tác viên y tế thôn bản và các hộ
gia đình tại địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình và dành thời gian tham gia nghiên cứu
để tơi hồn thành luận văn này.
Với những nổ lực và cố gắng của bản thân thì luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ, đồng
nghiệp và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn!



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh ...................................................4
1.1.1. Khái niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................................4
1.1.2. Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh ................................................................4
1.1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu hợp vệ sinh ..........................4
1.1.4. Tác hại của nhà tiêu không hợp vệ sinh đến sức khỏe và môi trường.......4
1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh .........................................................................5
1.2.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới ............................................5
1.2.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam...........................................6
1.2.3. Tình hình về nhà tiêu hợp vệ sinh tại tỉnh Ninh Thuận .............................9
1.2.4. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Bác Ái ....................................10
1.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ
sinh... .........................................................................................................................12
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng............................................................20
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ...............................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................21

2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ........................................................21
2.4.2. Mẫu nghiên cứu định tính ........................................................................21


iii

2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................22
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng ...............................22
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ..................................23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................23
2.6.1. Nghiên cứu định lượng ............................................................................23
2.6.2. Nghiên cứu định tính ...............................................................................24
2.7. Các biến số nghiên cứu.....................................................................................24
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................25
2.8.1. Chuẩn nghèo ............................................................................................25
2.8.2. Đánh giá kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh.............................................25
2.8.3. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh ....................25
2.8.4. Đánh giá độ bao phủ và hiện trạng nhà tiêu HVS ...................................27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................28
2.9.1. Số liệu định lượng....................................................................................28
2.9.2. Số liệu định tính .......................................................................................28
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu......................................................29
3.2. Thực trạng về nhà tiêu hợp vệ sinh ..................................................................30
3.3. Một số yếu tố liên quan với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ...........................32
3.3.1. Mối liên quan giữa nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu về nhà tiêu
với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ....................................................................33
3.3.2. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu về nhà
tiêu với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh .............................................................35

3.3.3. Mối liên quan giữa dịch vụ cung ứng sẵn có tại địa phương của đối tượng
nghiên cứu về nhà tiêu với thực trạng tiêu hợp vệ sinh .....................................37
3.3.4. Mối liên quan giữa chính sách hỗ trợ tại địa phương của đối tượng
nghiên cứu về nhà tiêu với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh...............................39
3.3.5. Mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nhà tiêu với
thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ..........................................................................41


iv

Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 45
4.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình người dân tộc Raglai tại
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận năm 2018 ...............................................................45
4.1.1. Thực trạng nhà tiêu tại địa bàn nghiên cứu .............................................45
4.1.2. Thực trạng bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo
quản… ................................................................................................................46
4.2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ................................47
4.2.1. Mối liên quan thuộc về đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ..................47
4.2.2. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin với thực trạng nhà tiêu HGĐ .......49
4.2.3. Mối liên quan giữa dịch vụ cung ứng sẵn có tại địa phương với thực
trạng nhà tiêu HGĐ ............................................................................................49
4.2.4. Mối liên quan giữa chính sách tại địa phương với thực trạng nhà tiêu
HGĐ… ...............................................................................................................50
4.2.5. Mối liên quan giữa kiến thức với thực trạng nhà tiêu hộ gia đình ..........50
4.3. Một số hạn chế trong nghiên cứu .....................................................................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 55
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 60
Phụ lục 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................................60

Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ..................................................................63
Phụ lục 3: BẢNG KIỂM QUAN SÁT TÌNH TRẠNG NHÀ TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH… .....................................................................................................................66
Phụ lục 4: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC ..........................................72
Phụ lục 5: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ XÃ .................................74
Phụ lục 6: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ Y TẾ ..............................76
Phụ lục 7: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG THÔN..........................78
Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU HỘ GIA ĐÌNH ..............................80
Phụ lục 9: TIÊU CHUẨN VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HVS........82
Phụ lục 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ..........................................85


v

Phụ lục 11: BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN............................ 88
Phụ lục 12: BIÊN BẢN PHẢN BIỆN ...................................................................... 92
Phụ lục 13: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN .....................101


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

CCVC

Công chức, viên chức


CBYT

Cán bộ y tế

CN&VSMT

Cấp nước và vệ sinh môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

NC


Nghiên cứu

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh mơi trường

NVYT

Nhân viên y tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SDD

Suy dinh dưỡng

TT-GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

TTKSBT

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


UNICEF

United Nations Children's Fund (Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

UBND

Ủy ban nhân dân

VIHEMA

Vietnam Health Environmental Management Agency (Cục Quản lý
môi trường y tế)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

XD, SD & BQ

Xây dựng, sử dụng và bảo quản


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1:

Thông tin nhân khẩu học của ĐTNC

Bảng 3.2:


Thực trạng về nhà tiêu

Bảng 3.3:

Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HGĐ tại địa bàn nghiên cứu tính trên tổng số hộ
điều tra

Bảng 3.4:

Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với thực trạng nhà tiêu
HVS

Bảng 3.5:

Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin của ĐTNC với thực trạng nhà tiêu
HVS

Bảng 3.6:

Mối liên quan giữa dịch vụ cung ứng sẵn có tại địa phương của ĐTNC
với thực trạng nhà tiêu HVS

Bảng 3.7:

Mối liên quan giữa chính sách hỗ trợ người dân xây dựng nhà tiêu với
thực trạng nhà tiêu HVS

Bảng 3.8:


Kiến thức của ĐTNC về các loại nhà tiêu

Bảng 3.9:

Mối liên quan giữa kiến thức của ĐTNC về nhà tiêu với thực trạng nhà
tiêu HVS


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình
người dân tộc Raglai, xác định tỷ lệ nhà tiêu HVS theo quy chuẩn của Bộ Y tế và
tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có
phân tích, kết hợp nghiên cứu định tính tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng
6/2018 với cỡ mẫu 190 HGĐ, tại địa bàn nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi kết hợp quan sát, kiểm tra tình trạng vệ sinh nhà
tiêu của những HGĐ tham gia nghiên cứu, bảng kiểm quan sát tình trạng vệ sinh
nhà tiêu HGĐ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 25,8%, tỷ lệ HGĐ có
nhà tiêu HVS là 14,2%. Trong đó đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng là 16,3%, đạt
tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản là 15,3%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà
tiêu HVS có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Những HGĐ được tiếp cận thơng tin tun
truyền có nhà tiêu HVS cao gấp 5,8 lần những HGĐ không được tiếp cận thông tin
tuyên truyền về nhà tiêu (OR = 5,8; 95%CI: 1,9 – 17,6). Những HGĐ không tiếp
cận được dịch vụ cung ứng vật liệu thì khơng có nhà tiêu HVS cao hơn 5,4 lần
những HGĐ tiếp cận được dịch vụ cung ứng vật liệu (OR = 5,4; 95%CI: 2,1 – 13,1).
Những HGĐ được hỗ trợ xây nhà tiêu thì có nhà tiêu HVS cao gấp 5,2 lần những
HGĐ không được hỗ trợ xây nhà tiêu HVS (OR = 5,2; 95%CI: 1,9 – 14,3). Những

HGĐ có kiến thức đạt có nhà tiêu HVS cao gấp 7,7 lần những HGĐ có kiến không
đạt về nhà tiêu HVS (OR = 7,7; 95%CI: 3,2 – 18,4).
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, chúng tơi đề xuất một số khuyến nghị
sau:
Các ban ngành đồn thể tại địa phương khi triển khai các chương trình, dự án
cần có chính sách hỗ trợ và các biện pháp can thiệp, nhằm tăng tỷ lệ HGĐ có nhà
tiêu HVS tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Cần cung cấp các nguồn thông tin để HGĐ tiếp cận về nhà tiêu HVS, chính
sách hỗ trợ xây nhà tiêu cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, các nguồn vốn vay từ
các chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường.
Những HGĐ có nhà tiêu nhưng khơng HVS, những HGĐ chưa có nhà vệ sinh
và những HGĐ thường xuyên đi làm nương rẫy thì cần hướng dẫn cho người dân
lựa chọn loại nhà tiêu phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế HGĐ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, năm 2015 vẫn còn 2,4 tỷ người chưa được tiếp cận với điều kiện
vệ sinh cơ bản, trong đó có 946 triệu người vẫn cịn có hành vi đi tiêu bừa bãi [41].
Điều kiện vệ sinh kém ước tính gây ra 280.000 trường hợp tử vong do tiêu chảy, vệ
sinh kém cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh như giun sán, đau mắt hột,
thương hàn [41].
Theo báo cáo hội nghị tổng kết công tác vệ sinh nông thôn giai đoạn 20122015 do Bộ Y tế tổ chức, tính đến cuối năm 2015, mục tiêu của Chương trình NTP3
đạt 65% hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu HVS, trong đó 37/63 tỉnh đạt mục tiêu,
vẫn cịn 10 tỉnh có tỷ lệ nhà tiêu HVS thấp dưới 50%. Ước tính vẫn cịn khoảng 5
triệu người dân cịn đi tiêu bừa bãi. Vệ sinh kém khơng những làm tăng chi phí
khám chữa bệnh mà cịn ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh tật và cải thiện chiều cao của trẻ
em, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của đất nước [8].
Để thực hiện mục tiêu cụ thể trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển

bền vững của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu đến năm
2030, đảm bảo tiếp cận cơng bằng các cơng trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho
tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết
tật và đối tượng dễ bị tổn thương; Chấm dứt đi vệ sinh ngồi trời; 100% số hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh [3].
Ninh Thuận thuộc vùng dun hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hồ, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đơng
giáp biển Đơng. Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện, là tỉnh
khô hạn nhất cả nước. Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Ninh Thuận tính đến cuối năm 2017, tồn tỉnh có 72,3% HGĐ có nhà tiêu HVS
theo các loại hình nhà tiêu. Trong đó huyện thấp nhất là huyện Bác Ái (32,9%) [28].
Bác Ái là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, là một
trong những vùng khô hạn nhất của tỉnh. Tồn huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã
đều thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận
theo Quyết trình thực hiện xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS gia
đình anh/chị có gặp khó khăn, sự phản đối nào? Từ ai? Trong gia đình của anh/chị
chồng hay vợ, ai là người quyết định các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, sử
dụng và bảo quản nhà tiêu HVS?
Gia đình anh/chị có hài lịng với nhà tiêu mình đang có khơng? Tại sao?
Anh/chị nghĩ như thế nào về những người hàng xóm hiện nay đang sử dụng
nhà tiêu HVS?
Gia đình anh/chị có bao nhiêu người, người lớn nhất bao nhiêu tuổi và người
nhỏ nhất bao nhiêu tuổi?
Anh/chị làm nghề gì là chính? Anh/chị có làm nương rẫy không? Khoảng cách
từ nhà anh/chị đến nơi làm nương rẫy bao xa? Thơng thường thì bao lâu anh/chị đi
nương rẫy một lần (thường xuyên, 3 ngày, 5 ngày, nhiều hơn 5 ngày)? Khoảng bao
lâu thì anh/chị từ nương rẫy trở về nhà một lần (thường xuyên, 3 ngày, 5 ngày,
nhiều hơn 5 ngày)? Anh/chị đi làm ở nương rẫy thì những người già và trẻ nhỏ có
được đi cùng hay ở nhà? Nếu anh/chị sống và ở nương rẫy nhiều ngày thì việc xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS có được quan tâm khơng?

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!


82

Phụ lục 9: TIÊU CHUẨN VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HVS
3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khơ chìm
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng.
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên.
- Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm.
- Không để nước mưa tràn vào hố phân.
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không
trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không
chảy vào hố phân.
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu.
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn
kín đáo, bảo đảm mỹ quan.
- Ống thơng hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít
nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
- Sàn nhà tiêu khơ, sạch.
- Khơng có mùi hơi, thối; khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu.
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu.
- Khơng có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu.
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu.
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy.
- Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ
sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.

4. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô nổi
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng.
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên.
- Không để nước mưa tràn vào bể chứa phân.
- Tường và đáy ngăn chứa phân kín, khơng bị rạn nứt, rị rỉ.


83

- Cửa lấy mùn phân ln được trát kín.
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không
trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa,
không chảy vào bể chứa phân.
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu.
- Có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn
kín đáo, bảo đảm mỹ quan.
- Ống thơng hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít
nhất 400mm và có lưới chắn cơn trùng, chụp chắn nước mưa.
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
- Sàn nhà tiêu khơ, sạch.
- Khơng có mùi hơi, thối; khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu.
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu.
- Khơng có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu.
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu.
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy.
- Đối với nhà tiêu khơ nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng
luôn được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín.
- Đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo

đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.
5. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu thấm dội nước
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng.
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên.
- Nắp bể, hố chứa phân được trát kín, khơng bị rạn nứt.
- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt.
- Bệ xí có nút nước kín.
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn
kín đáo, bảo đảm mỹ quan.
- Ống thơng hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít
nhất 400mm.


84

- Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất.
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, khơng dính đọng phân, nước tiểu.
- Khơng có mùi hơi, thối; khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu.
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội khơng có bọ gậy.
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy.
- Phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ
sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu khơng sử dụng phải lấp
kín.
6. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu tự hoại
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
- Bể chứa và xử lý phân khơng bị lún, sụt, rạn nứt, rị rỉ.
- Nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kín, khơng bị rạn nứt;.

- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và khơng đọng nước, trơn trượt.
- Bệ xí có nút nước kín.
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn
kín đáo, bảo đảm mỹ quan.
- Ống thơng hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít
nhất 400mm.
- Nước thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải được chảy vào cống hoặc hố
thấm, không chảy tràn ra mặt đất.
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, khơng dính đọng phân, nước tiểu.
- Khơng có mùi hơi, thối; khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu.
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội khơng có bọ gậy.
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy.
- Nước sát trùng khơng được đổ vào lỗ tiêu.
- Phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận
chuyển phân bùn.


85

Phụ lục 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Thời gian

Hoạt động

Ngày
Phổ biến về KH thực hiện
20/10/2017 luận văn


Người tham gia Thực hiện
Trường ĐH
YTCC

Liên hệ với Trung tâm Y tế
Trung tâm Y tế
Ngày
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
huyện Bác Ái,
25/10/2017 Thuận về việc xin được thực
tỉnh Ninh Thuận
hiện luận văn
Trao đổi với Trung tâm Y tế
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Trung tâm Y tế
Ngày
Thuận về các vấn đề y tế huyện Bác Ái,
31/10/2017
công cộng tồn tại cần được tỉnh Ninh Thuận
cải thiện tại địa phương
Tìm hiểu thực địa kết hợp thu Các khoa/phòng
Ngày
thập số liệu thứ cấp (báo cáo, thuộc Trung tâm
01/11/2017 số liệu kết quả hoạt động) tại Y tế Bác Ái, tỉnh

các khoa/phòng thuộc Trung
Ninh Thuận
03/11/2017 tâm Y tế huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận


Ngày
7/11/2017

Báo cáo Trung tâm Y tế
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Trung tâm Y tế
Thuận về vấn đề y tế cơng huyện Bác Ái,
cộng cịn tồn tại cần ưu tiên tỉnh Ninh Thuận
nghiên cứu

Tìm các tài liệu tham khảo
Ngày
liên quan đến vấn đề sức
08/11/2017
khỏe ưu tiên. Xây dựng đề

cương xác định vấn đề dự
20/11/2017
định nghiên cứu

Nhóm học
viên

Trường ĐH
Tây Nguyên

Học viên

Trung tâm Y
tế huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh

Thuận

Học viên

Học viên

Học viên

Trung tâm Y
tế huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh
Thuận

Học viên

Trường ĐH
YTCC

Học viên

Ngày
Xây dựng đề cương nghiên
23/11/2017 cứu chi tiết

24/12/2017

GVHD, Trường
ĐH YTCC

Học viên


Trường ĐH

Học viên

HV nộp đề cương luận vân

Trung tâm Y
tế huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh
Thuận
Các
khoa/phòng
thuộc Trung
tâm Y tế Bác
Ái, tỉnh Ninh
Thuận

Ngày
Tập trung thực hiện Giám sát
22/11/2017 vấn đề nghiên cứu theo yêu

cầu của Trường ĐH YTCC
23/11/2017

Ngày

Địa điểm

Trường ĐH

Tây Nguyên


86

Thời gian

Hoạt động

25/12/2017
Ngày

Bảo vệ đề cương nghiên cứu

Hoàn thành đề cương nghiên
cứu theo góp ý của hội đồng
15/01/2018 bảo vệ đề cường
Ngày

Thông qua hội đồng đạo đức

01/2018
Tháng

Trường ĐH
YTCC

Học viên

GVHD, Trường

ĐH YTCC

Học viên

Hội đồng đạo
đức Trường ĐH
YTCC

Học viên

Tổ chức tập huấn điều tra
viên

Trung
tâm
Kiểm
soát
bệnh tật tỉnh

Học viên

Tại các xã
ngiên
cứu
thuộc huyện
Bác Ái

Tổ chức điều tra thử

02/2018

Tháng
02/2018
Tháng

Chỉnh sửa nội dung bộ câu
hỏi cho hợp lý

Học viên

Thu thập số liệu

2 – 4/2018
Ngày
Giám sát thu thập số liệu và
16/04/2018 phân tích số liệu

29/04/2018
Tháng

Trường ĐH
YTCC

16/7/2018
Ngày

Học viên

Tại các xã
nghiên cứu
thuộc huyện

Bác Ái

Học viên
Đăng ký bảo vệ luận văn

Trường ĐH
YTCC

Học viên

Nộp luận văn chính thức lần
1 cho phịng QLĐTSĐH

Trường ĐH
YTCC

Học viên

Học viên nhận lại phản biện

Trường ĐH

Học viên

18/6/2018
Ngày

Học viên

Tại các xã

nghiên cứu
thuộc huyện
Bác Ái

Làm sạch và xử lý số liệu

4 – 6/2018
Ngày

Trường ĐH
Tây Nguyên

Học viên

02/2018
Tháng

Địa điểm

YTCC

05/01/2018

Tháng

Người tham gia Thực hiện


87


Thời gian
24/8/2018
Ngày
25/9/2018
Ngày

Hoạt động
để chỉnh sửa
Nộp luận văn chính thức lần
2 cho phịng QLĐTSĐH

12/2018

Tháng

Báo cáo cơng bố kết quả cho
TTYT huyện Bác Ái

12/2018

Trường ĐH
YTCC

Trường ĐH
YTCC
Nộp luận văn chính thức cho
Trung tâm thông tin thư viện
của trường

Địa điểm


YTCC
Học viên

Bảo vệ luận văn

15/10/2018

19/10/2018
Tháng

Người tham gia Thực hiện

Trường ĐH
Tây Nguyên
Học viên

Học viên

Học viên

Trung tâm Y
tế huyện Bác
Ái, các xã
tham
gia
nghiên cứu


88


Phụ lục 11: BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Buổi bảo vệ tổ chức tại: Trường Đại học Y tế công cộng
Hồi 10 giờ 20 phút ngày 18/ 10 /2018
Hội đồng chuyên ngành được thành lập theo QĐ số 2063/QĐ-ĐHYTCC, ngày
26/09/2018 của Trường Đại học y tế công cộng về việc thành lập Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ Y tế cơng cộng khóa 20 của học viên: Lưu Văn Trị
Với đề tài:
Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc
Raglay và một số yếu tố liên quan tại huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận năm 2018

Tới dự buổi bảo vệ gồm có:
1. Thành viên Hội đồng chấm thi
Có mặt:
1- Chủ tịch hội đồng:

PGS.TS Hà Văn Như

2 - Uỷ viên thư ký hội đồng:

PGS.TS. Trần Hữu Bích

3 - Phản biện 1:


TS. Trần Thị Tuyết Hạnh

4 - Phản biện 2:

PGS.TS. Phạm Ngọc Châu

5 - Uỷ viên:

TS. Đinh Sỹ Hiền

Vắng mặt: 0
2. Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thanh Hương
3. Đại biểu khác (Trường, địa phương, đồng nghiệp): các học viên lớp Thạc sỹ
YTCC20_2A


89

Hội đồng đã nghe:
1. Đại diện Nhà trường công bố quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn
2. Thư ký hội đồng đọc báo cáo kết quả học tập và Lý lịch khoa học của học
viên
3. Học viên: Lưu Văn Trị báo cáo tóm tắt luận văn trong thời gian là 15 phút.
4. Ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng:
4.1 Ý kiến Phản biện 1(Có bản nhận xét kèm theo):
-

Tóm tắt NC: cần có khuyến nghị cụ thể với nhóm đối tượng

-


Đặt vấn đề: chưa đề cập đến đặc thù của người Đắk Lây

-

Tổng quan TL: phù hợp, xem lại thứ tự biểu đồ. Trong bảng tổng hợp nghiên
cứu có 4 nhóm, nhưng trong Khung lý thuyết lại có 6 nhóm. Vì vậy cần giải
trình.

-

PPNC: Đối tượng NC và PP phù hợp. Điểm cắt 48% chưa phù hợp, dựa vào
đâu chọn 48%?

-

KQNC: Phù hợp và đạt được mục tiêu. Bảng 3.8 chưa rõ, chưa thuyết phục.
Xem lại phiên giải ở một số bảng cho rõ hơn. Bộ công cụ không đủ thông tin
để đánh giá về tập quán. Vì thế nên cân nhắc bỏ đi.

-

Kết luận: cần có kết luận khái quát.

-

Khuyến nghị: chưa thống nhất từ kết quả NC, cần có khuyến nghị sát với
thực tế hơn.

4.2 Ý kiến Phản biện 2(Có bản nhận xét kèm theo):

-

Đồng ý với ý kiến của PB

-

Về cơ bản HV biết làm một nghiên cứu

-

Đây là chủ đề phổ biến nhưng khơng dễ thực hiện vì tìm ra giải pháp phù
hợp.

-

PPNC: cách tính cỡ mẫu chưa rõ. Bộ cơng cụ chưa căn cứ vào văn bản
hướng dẫn hiện hành.

-

HV cần nghiêm túc chỉnh sửa theo góp ý của HĐ

4.3 Ý kiến Ủy viên :


90

-

Danh mục viết tắt: chữ viết tắt tiếng Anh cần phải có tiếng Anh trước khi có

tiếng Việt

-

Tóm tắt NC: Một số câu dài quá

-

KQNC: xem lại số liệu ở Bảng 3.4 đang có sự chênh so với số liệu nền. Vì số
liệu đang bị lệch nên phân tích liệu sẽ khơng chính xác.

4.4 Ý kiến Thư ký:
-

Cách tính mẫu chưa chính xác

-

Đồng ý việc HV xác định phân vị để lấy 48% làm điểm cắt

4.5 Ý kiến Chủ tịch:
-

Thế nào là tập quán? Thế nào là quan điểm? Nếu nhóm cả 2 nhóm này thành
một thì sẽ khơng phân tích được.

5. Các thành viên khác của Hội đồng và đại biểu dự bảo vệ phát biểu, phân tích,
đánh giá luận văn
.......................................................................................................................................
Tổng số đã có ....... ý kiến phát biểu phân tích đóng góp cho luận văn và đã có

..........câu hỏi được nêu.
6. Học viên trả lời các câu hỏi được nêu trong thời gian là :......... phút
-

HV tiếp thu ý kiến góp ý của hội đồng và tiếp tục chỉnh sửa

-

Cách tính mẫu theo 2 giai đoạn và có hiệu chỉnh, kết quả ra 84.

KẾT LUẬN:
Hội đồng thống nhất đánh giá chung, kết luận như sau:
1. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
-

Luận văn đã đạt được yêu cầu cơ bản của luận văn thạc sỹ Y tế cơng cộng
2. Những điểm cần chỉnh sửa:

- Tóm tắt NC: bỏ “hộ gia đình có quan điểm, tập qn”
- Đặt vấn đề: chưa nêu được lý do chọn đối tượng là người đồng bào huyện Đắk
Lây. Nhưng trong phương pháp lại chưa nêu rõ cách chọn này.
- TQTL: xem lại format. Cần tìm NC có điểm cắt 48%. Nếu khơng thì phải có lý
luận cho lý do chọn 48%
- KQNC: cần thống nhất số liệu giữa các bảng trong báo cáo.


91

- Bàn luận, Kết luận và khuyến nghị sẽ theo kết quả NC sau chỉnh sửa.
Căn cứ kết quả chấm điểm của Hội đồng do ban kiểm phiếu báo cáo:

Tổng số điểm trình bày: 40,0
Điểm chia trung bình trình bày (Tính đến 2 số thập phân): 8,0
Trong đó điểm thành tích nghiên cứu (có bài báo hoặc xác nhận của tạp chí sẽ đăng
trong số báo cụ thể sắp tới/ Đề án áp dụng kết quả NC vào thực tế, có xác nhận của
đơn vị tiếp nhận) : có bài báo
Xếp loại: Khá
(Xuất sắc ≥ 9.5; Giỏi: 8,5-9,4; Khá: 7,5-8,4; Trung bình: 5,5-7,4; Khơng đạt: ≤5,5)
Hội đồng nhất trí đề nghị Nhà trường hoàn thiện thủ tục và ra quyết định công nhận
tốt nghiệp; báo cáo Bộ Giáo dục & Đào tạo xin cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Y tế
công cộng cho học viên: Lưu Văn Trị

Thư ký hội đồng

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. Trần Hữu Bích

PGS.TS Hà Văn Như
Thủ trưởng cơ sở đào tạo
Hiệu trưởng


92

Phụ lục 12: BIÊN BẢN PHẢN BIỆN


93



94


95


×