Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.16 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM.
I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM
1.Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn hải châu
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn
Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: HAI CHAU VIETNAM CORPORATION
Địa chỉ : Số 155 đường Lê Hồng Phong - Phường 8 - TP. Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đại diện: Ông Phan Ngọc Hạp - Chức vụ: Chủ tịch - Tổng giám đốc
Số điện thoại: (84.64) 859380 - 859492 * Fax: (84.64) 857106
E_mail: ;
Tập đoàn Hải Châu Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH Hải Châu) là một
doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Được thành lập theo Giấy phép
số 04/GP-UB do Trọng tài Kinh tế tỉnh Minh Hải cấp ngày 03/01/1992; Quyết định
số 650/QĐ.UBT ngày 25/10/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cho
phép Công ty đặt trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đăng ký lần đầu ngày
28/1/1992 (Giấy chứng nhận ĐKKD số 047604). Đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày
01/11/2004. Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 23/7/2007, số ĐKKD: 4902000834
do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp.
Mã số thuế: 3 5 0 0 1 2 2 3 6 1
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ Việt Nam đồng)
Từ đó đến nay, hoạt động sản xuất của công ty ngày càng phát triển. Lợi nhuận thu
được hàng năm của tập đoàn lên đến hàng tỷ đồng. Tập đoàn đã không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn, đổi mới trang thiết bị, vượt qua những khó khăn để ổn
định phát triển.
1.2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh
* Chức năng và nhiệm vụ
Tập Đoàn Hải Châu Việt Nam là tập đoàn đầu tư và sản xuất kinh doanh nhận
thi công xây lắp các công trình trong pham vi cả nước. Tập đoàn hoạt động theo
chế độ hạch toán độc lập , có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chủ trong sản xuất


kinh doanh.
Nhiệm vụ của tập đoàn là:
• Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty theo đúng chế độ hiện hành .
• Tuân thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc sản xuất kinh
doanh quản lý tài chính.
• Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ hiện hành,việc sử dụng vốn phải
đúng mục đích trên nguyên tắc tự chủ về mặt tài chính, kinh doanh có lãi.
Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn gồm:
• Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương
thức hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao; hợp đồng đầu tư
xây dựng - chuyển giao.
• Đầu tư vốn; Dịch vụ nhà ở; Cho thuê căn hộ; Quản lý tài sản bất động
sản; Hãng bất động sản; Phát hành trái phiếu có giá trị.
• Đầu tư mua quyền thu phí các trạm thu phí đường bộ. Dịch vụ thu phí
giao thông.
• Trang thiết bị, hệ thống quản lý giao thông thông minh và giải pháp
an toàn giao thông.
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ
lợi.
• Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV. Thi công lắp đặt
điện dân dụng, điện công nghiệp.
• Xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải. Xây dựng và
kinh doanh nhà ở.
2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khi thành lập cho đến nay tập đoàn Hải Châu Việt Nam đã không ngừng
phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Với sự quản lý của ban giám đốc ,đội ngũ kỹ sư
có trình độ chuyên môn cao và trang bị kỹ thuật hiện đại nên hàng trăm công trình
lớn vừa và nhỏ, đảm bảo về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao đã được thi công.
Tập đoàn đã tạo được uy tín lớn trong ngành xây dựng cũng như trên thị trường.

Kết quả sản xuất hoạt động của tập đoàn trong 2 năm gần đây:
Đơn vị :1000đ
ST
T
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008
Ch.lệch(08/07)
số tiền %
1 Tổng giá trị tài sản 165.000.00
0
168.000.00
0
3.000.000 1.82
2 Tổng doanh thu 160.000.00
0
186.000.00
0
26.000.00
0
16.25
3 Doanh thu thuần 156.640.00
0
180.306.57
8
23.666.57
8
15.11
4 Giá vốn hàng bán 145.675.20
0
165.882.05
2

20.206.85
2
13.87
5 Doanh thu tài chính 24.000 38.000 14.000 58.33
6 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
6.254.058 8.089.730 1.835.672 29.35
7 Tổng lợi nhuận
trước thuế
6.292.058 8.131.916 1.839.858 29.24
8 Lợi nhuận sau thuế 5.411.170 6.993.448 1.582.278 29.24
9 Thu nhập bình quân
của
CNV(đ/người/tháng
)
3.000 3.500 500 33.33
Qua số liệu trên ta thấy hoạt đông sản xuất kinh doanh của tập đoàn đã đạt được
một thành tựu đáng nể:
- Doanh thu năm 2008 tăng 15.11% so với năm 2007
- Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 29.24% so với năm 2007. Năm 2008 tập
đoàn đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn một tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên là trên ba triệu
đồng / người / tháng( năm 2007 là 3 trđ, năm 2008 là 3.5trđ)
3. Đặc điểm quy trình thực hiện công trình xây lắp: (sơ đồ số 6)
Xây dựng công trình là một trong những ngành kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu của công ty. Việc xây dựng công trình chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các nhân tố tụ nhiên như: thời tiết, độ lún nền đất…
Quy trình thực hiện công trình xây lắp gồm nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn
lớn lại có nhiều công việc cụ thể. Mỗi giai đoạn đều được giám sát chặt chẽ, đảm

bảo đúng kĩ thuật.
4.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh của tập đoàn:
4.1Tổ chức bộ máy quản lý:( sơ đồ số 7)
Đặc điểm của tập đoàn là ngành đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn
khắp cả nước, số lượng công nhân đông , thời gian thi công kéo dài, vì vậy tập
đoàn áp dụng cơ cấu quản lý tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất của tập
đoàn. Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá thành các phòng ban.
Điều này phát huy được năng lực của các phòng, tạo điều kiện để các phòng thực
hiện các chức năng chuyên môn của mình.
Tổng giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của tập đoàn và chịu trách nhiệm
trước trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động hàng ngày của tập
đoàn.
Phó tổng giám đốc :Do hội đồng quản trị bổ nhiệm bổ nhiệm để điều hành công
việc sản xuất kinh doanh hàng ngày và ngoại giao hàng ngày của tập đoàn , trực
tiếp giúp việc cho tổng giám đốc và thay mặt tổng giám đốc giải quyết mọi công
việc của tập đoàn khi tổng giám đốc vắng mặt.
Phòng tổ chức hành chính: Là sự hợp nhất của hai phòng lao động và hành
chính , thực hiện công tác hành chính , bảo vệ theo đúng chế độ chính sách của
đảng, nhà nước, tập đoàn.
Phòng tài chính- kế toán: Phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
tập đoàn , phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đua ra những thông tin hữu
ích, tham mưu cho ban giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính của công ty,
quản lý thu ,chi tài chính theo các quy định tài chính - kế toán hiện hành.
Phòng kinh doanh khai thác: giúp công ty xác định phương hướng , mục tiêu đầu
tư,xây dựng và triển khai các thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, đáp
ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phòng quản lý các dự án: tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện công tác đầu
tư , xây dựng các công trình. Thẩm định, kiểm tra, giám sát các công trình xây
dựng.

4.2Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: ( sơ đồ 8)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do các đội xây dựng trực tiếp
đảm nhận.Khi được cấp trên chỉ đạo công trình nào do các đội xây dựng phải thăm
dò trước về địa bàn, hình thế nghiên cứu thi công công trình, giúp cho việc vận
chuyển máy móc phù hợp với công trình chuẩn bị khởi công.
Đứng đầu mỗi tổ đội là tổ trưởng, tiếp đến là phụ trách kỹ thuật, phụ trách kế
toán và công nhân sản xuất. Các tổ trưởng của từng đội sẽ được ban giám đốc
khoán cho các công việc cụ thể và định kỳ phải chuyển chuyển chứng từ về công
ty.
Tổ trưởng :là người đứng đầu mỗi tổ đội xây dựng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
đông sản xuất tại công trình, giám sát trực tiếp công nhân, đảm bảo kỹ thuật, chất
lượng và tiến độ thời gian hoàn thành công trình.
Phụ trách kỹ thuật: có trách nhiệm trực tiếp giám sát công nhân thi công công
trình đảm bảo đúng kĩ thuật như bản thiết kế.
Nhân viên thống kê: có trách nhiệm ghi chép ,thu thập số liệu, trực tiếp theo dõi
tình hình sản xuất kinh doanh: tình hình nhập xuất NVL, chấm công làm việc của
công nhân tổ đội của mình để cung cấp thông tin, số liệu cho kế toán của công ty.
Công nhân sản xuất: là người thi công công trình theo sự chỉ đạo, giám sát của
lãnh đạo cấp trên và được hưởng lương theo ngày công lao động của mình.
5.Tổ chức bộ máy kế toán.
5.1 Hình thức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của tập đoàn được tổ chức theo hình thức tập trung. Tất cả
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được đưa về xử lý tại phòng công tác kế toán. Phụ
trách là kế toán trưởng chỉ đạo thực hiện công tác kế toán,bên dưới là các nhân
viên kế toán thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự điều hành của kế
toán trưởng. Bộ máy kế toán hoạt động phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất
kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. từ do có sự vân hành nhịp nhàng để
đảm bảo chất lượng và yêu cầu quản lý của tập đoàn từ đó đáp ứng được mọi nhu
cầu thông tin quản lý cho ban giám đốc của tập đoàn.
5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 9)

- Kế toán trưởng: Điều hành chung hoạt động của phòng. Chỉ đạo thực hiện toàn
bộ công tác kế toán. Ký duyệt các chứng từ ban đầu, chứng từ ghi sổ theo quy
định. Cùng với giám đốc phân tích tình hình hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán
được giao. Xử lý các số liệu, tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính toán
các tài khoản cụ thể và lên báo cáo tài chính.
-Kế toán TSCĐ: tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua
vật tư xuất nhập vật tư và theo dõi tình hình sử dụng vật tư đảm bảo tiến độ công
trình,theo dõi chặt chẽ các TSCĐ sử dụng tại công trình, tính trích tỷ lệ hao mòn
theo quy định.
-Kế toán vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm trực tiếp về tiền mặt trong quá trình thu
phí và thanh toán , theo dõi chi tiết trên các sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế liên
quan,tiến hành viết phiếu thu,phiếu chi .
- Kế toán tiền lương : tính toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp,
-Thủ quỹ: Theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày, bảo quản theo dõi SDĐK và
SDCK của quỹ, thanh toán các khoản bằng các ngân phiếu hoặc tiền mặt, ngoài ra
còn báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch SXKD .
-Kế toán NH:chuyên làm công việc giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình
luân chuyển tiền tệ về tài khoản cuả tập đoàn tu các tổ chức nợ, đồng thời thực
hiện thanh toán thông qua ngân hàng bằng các hình thức: séc, chuyển khoản, uỷ
nhiệm chi,…..
-Nhân viên đội sản xuất (thống kê): làm công tác thông kê trực tiếp các số liệu về
tình hình hoạt động của từng đội sản xuất
6.Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
• Tập đoàn áp dụng hình thức kế toán là: “Nhật ký chung”, được ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.( sơ đồ số 10)
• Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: Việt Nam đồng
• Kì báo cáo: tháng, quý, năm
• Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N(năm

dương lịch)
• Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
• Phương pháp tổng hợp hàng tồn kho:theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
• Phương pháp hấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá, được
khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
• Phương pháp xác định giá trị vật tư , thành phẩm xuất kho: giá thành phẩm
xuất kho theo giá bình quân gia quyền.
II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM.
1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Tập Đoàn Hải Châu Việt Nam.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác thì yếu tố cần
thiết đầu tiên là phải xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù
hợp với quy trình công nghệ, tình hình sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của tập
đoàn.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm của xây dựng cơ bản,
đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của tập đoàn Hải Châu Việt Nam đã xác
định cụ thể là công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi khởi công xây
dựng cho tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ, tờ kê chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình đó.
2.Kế toán tập hợp chi phí tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam.
2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại tập đoàn gồm: giá trị thực tế nguyên vật
liệu chính (đá, ximăng, cát sỏi….) vật liệu phụ (phụ gia bê tông…) phục vụ trực tiếp
thi công, không bao gồm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, phục vụ quản lý
đội.
Chứng từ kế toán sử dụng:

×