Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.14 KB, 46 trang )

Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Sông Đà 207
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 207:
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 207
Tên giao dịch quốc tế : SONG DA 207 JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : SONG DA 207 J.S.C
Địa chỉ : Tòa nhà Sông Đà, 162A Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại : 04.5585.985
Fax : 04.5586.918
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 207 – Chi
nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 2 được thành lập theo quyết định số 14/TCT –
TCDT ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Sông Đà.
Xí nghiệp Sông Đà 207 được chuyển thành Công ty Cổ phần Sông Đà 207 theo
quyết định số 04 CT/HDQT ngày 29/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty Cổ phần Sông Đà 2 về việc thành lập Công ty Cổ phần Sông Đà 207 và
hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103015669 ngày 29/10/2007 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Công ty hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây lắp các công
trình dân dụng, công nghiệp, triển khai thực hiện các Dự án do Công ty Sudico
(Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà ) và
Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư.
Vốn điều lệ của Công ty là : 30.000.000.000 đồng.
Qua quá trình trưởng thành và phát triển đơn vị cũng đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức, điều hành theo phương pháp quản lý
hiện đại và hiệu quả. Hiện tại Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên vào
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
11
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
khoảng 200 người, với những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và gần 1000


công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm.
Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng đầu tư học tập, chuyển giao ứng
dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng, đảm bảo các công trình Dự án do
Công ty tham gia thi công đều đảm bảo theo đúng tiến độ, đạt chuẩn chất lượng,
mỹ thuật và an toàn lao động.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc
lập có bộ máy kế toán riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, có mã số
thuế riêng. Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện triển khai thi
công xây dựng các dự án, các công trình xây dựng, hoặc cũng có thể tham gia
đấu thầu các công trình.
Công ty hoạt động với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau :
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và xây dựng hạ tầng đô thị.
- Xây dựng công trình giao thông : đường bộ, sân bay, bến cảng…
- Xây dựng công trình thủy lợi : đê đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu…
- Cho thuê máy móc thiết bị trong lĩnh vực xây dựng.
- Trang trí nội, ngoại thất công trình.
- Sản xuất, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xuất – Nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
- Kinh doanh vận chuyển hành khách và vận tải đường bộ.
- Lập và thực hiện các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp.
- Tư vấn, lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng.
- Tư vấn quản lý và điều hành các dự án đầu tư xây dựng.
- Dịch vụ đấu giá, quảng cáo, quản lý và tư vấn bất động sản ( không bao gồm
hoạt động tư vấn về giá đất ).
- Quản lý khu đô thị, khu nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp, khu dân cư, bãi đỗ
xe.
- Dịch vụ ủy thác đầu tư.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
22

Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
- Tư vấn đầu tư ( không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính.
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một công ty cổ phần trong đó các cổ
đông cùng nhau góp vốn để cho công ty tồn tại và hoạt động. Các cổ đông sáng
lập Công ty bao gồm :
1. Công ty Cổ phần Sông Đà 2 – Đại diện là ông Hồ Văn Dũng – nắm giữ
900.000 cổ phần – chiếm 56.6 % số cổ phần.
2. Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG – Đại diện là ông Trần Đức Tâm –
nắm giữ 450.000 cổ phần – chiếm 28.3% số cổ phần.
3. Công ty TNHH FPM – Đại diện là bà Trần Thị Kim Thanh – nắm giữ 150.000
cổ phần – chiếm 9.4% số cổ phần.
4. Ông Phạm Ngọc Dũng – Ba Đình, Hà Nội – nắm giữ 50.000 cổ phần – chiếm
3.1% số cổ phần.
5. Ông Trần Việt Sơn – Tỉnh Yên Bái – nắm giữ 40.000 cổ phần – chiếm 2.6%
số cổ phần.
Bộ máy quản lý của Công ty được phân bố theo sơ đồ sau :

SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
33
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 6 : Bộ máy quản lý của Công ty
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Các phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý :
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ

quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty định. ĐHĐCĐ
thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính
cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
Hội đồng quản trị
Là cơ quan cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông . Gồm 5 thành viên
có số cổ phiếu cao nhất mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm. Chủ
tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
Đại hội đồng cổ
đông
Các đội thi
công
Phòng
quản lý
kỹ
thuật
Phòng
kinh tế
kế
hoạch
Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
tài
chính
kế toán
44
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo
trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên.
Ban giám đốc
Ban Tổng giám đốc của CTCP Tư vấn Sông Đà gồm có 06 thành viên,
trong đó có Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người
điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ công ty.
Bao gồm:
• Tổng giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, là
người điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngoài trách nhiệm chung Tổng giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành các
lĩnh vực sau: Xây dựng các chiến lược định hướng, kế hoạch phát triển của
Công ty; Công tác tổ chức nhân sự và đào tạo; Công tác tài chính; Công tác đầu
tư phát triển đổi mới doanh nghiệp; Công tác thi đua khen thưởng kỷ luật;
Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.
• Phó Tổng giám đốc Kinh tế: Giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực quản
lý các hợp đồng kinh tế; Công tác Kinh tế - Kế hoạch và hạch toán kinh doanh;
Công tác định mức đơn giá nội bộ, quản lý chi phí giá thành; Công tác thanh
toán và thu hồi vốn; Công tác tiếp thị đấu thầu; Công tác phân cấp quản lý đối
với các đơn vị trực thuộc Công ty.
• Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách toàn bộ công
tác kỹ thuật, chất lượng của sản phần tư vấn, thiết kế... trong toàn Công ty; Chỉ
đạo lập các dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi các công trình,
công tác thẩm định dự án; Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

và sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
55
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
• Phó Tổng giám đốc thi công: Chịu trách nhiệm về việc lập các dự án đấu thầu
trong toàn Công ty, phụ trách việc giám sát thi công và an toàn lao động toàn
bộ các công trình do Công ty đảm nhận.
Các phòng ban của Công ty :
* Phòng quản lý kỹ thuật :
Là phòng quản lý chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về
công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình xây dựng; thẩm định
phê duyệt thiết kế và tổng dự toán; công tác đấu thầu dự án; công tác bảo hộ
an toàn lao động; công tác quản lý cơ giới; công tác sáng kiến cải tiến, ứng
dụng công nghệ vật liệu mới, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và các
nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
* Phòng Kinh tế kế hoạch :
Là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Công ty trong các lĩnh vực chủ yếu sau : Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê;
Công tác kinh tế; Công tác hợp đồng kinh tế, quản lý và thực hiện đấu thầu,
quản lý dự án đầu tư.
* Phòng Tài chính Kế toán :
Giúp tổ chức hệ thống sổ sách - chứng từ kế toán, Tổ chức lưu trữ hồ sơ
về tài sản, lưu trữ sổ kế toán, báo cáo kế toán và chứng từ kế toán một cách khoa
học, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Về công tác tài chính, phòng có
nhiệm vụ lập và báo cáo tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời, tìm
hiểu về giám sát tình hình tài sản, sự luân chuyển nguồn vốn chính xác và hiệu
quả nhất. Một chức năng quan trọng nữa của phòng đó là tìm hiểu về tình hình
tín dụng, đàm phán dự thảo các hợp đồng tín dụng và hoàn thiện công tác phân
tích hoạt dộng kinh tế trong đơn vị, thường xuyên tổ chức các công tác phân tích

hoạt động tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của công ty nhằm định hướng cho
sự phát triển của công ty.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
66
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
* Phòng Tổ chức – Hành chính :
Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Công ty điều hành các công việc như : Công tác tổ chức cán bộ, công tác tiền
lương, đào tạo cán bộ, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động; Công tác giải
quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động; Công tác bảo vệ nội bộ, an
ninh cơ quan…
2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty
2.2.1 Khái quát bộ máy kế toán của Công ty
Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, trong đó
Phòng Kế toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn doanh nghiệp. Theo hình thức
này thì các đơn vị kế toán phụ thuộc đều thực hiện việc thu nhận, phân loại và
chuyển chứng từ, báo cáo nghiệp vụ cho phòng kế toán để xử lý và tổng hợp
thông tin.
Sơ đồ 7 : Bộ máy kế toán của Công ty :
Kế toán trưởng
Kế toán thuế, Thu vốn và công nợ, Đầu tư
Kế toán tổng hợp, Công nợ nội bộ, Kế toán tiền lương
Kế toán ngân hàng, Tiền mặt
Thủ quỹ, Kế toán công cụ dụng cụ, TSCĐ
Phó kế toán trưởng
Ghi chú : quan hệ chỉ đạo
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán :
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
77

Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
• Kế toán trưởng Công ty :
Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo
thực hiện toàn bộ công tác : Tài chính – Tín dụng, Kế toán – Thống kê, Các
thông tin kinh tế nội bộ trong Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp
với nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất của đơn vị và năng lực của từng cán bộ
kế toán trong Công ty. Chịu trách nhiệm về nhân sự làm công tác Tài chính kế
toán trong toàn Công ty. Phổ biến hướng dẫn và thực hiện kiểm tra việc thực
hiện các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của Tổng Công ty về kinh
tế, tài chính kế toán, tín dụng và các chế độ đối với người lao động. Chủ trì soạn
thảo các quy định về quản lý kinh tế tài chính, Kế toán trong Công ty và tổ chức,
kiểm tra việc thực hiện…
• Phó kế toán trưởng công ty :
Phó kế toán trưởng có nhiệm vụ phụ trách công tác hạch toán kế toán tại
Công ty và các đơn vị trực thuộc và công tác lập luân chuyển chứng từ ghi sổ và
lập báo cáo toàn Công ty, lập báo cáo nhanh và định kỳ cơ quan công ty và toàn
công ty phục vụ các cơ quan chức năng và theo yêu cầu quản lý. Phụ trách công
tác Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, công tác kiểm kê vật tư, tài
sản, tiền vốn. Tổ chức việc lập kế hoạch tài chính, tín dụng hàng quý, năm và
báo cáo thực hiện kế hoạch và lập báo cáo thu vốn và công nợ. Kết hợp với các
phòng lập và giao kế hoạch giá thành, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành theo từng công trình. Và chỉ đạo công tác quyết toán các hợp đồng giao
khoán…
• Kế toán thuế - Thu vốn và công nợ - Đầu tư :
Là người chịu trách nhiệm lập toàn bộ các báo cáo nhanh và báo cáo định
kỳ theo nhiệm vụ được giao. Theo dõi quyết toán các khoản chi phí vật tư, tiền
lương, chi phí quản lý… và đề xuất với Kế toán trưởng Công ty các khoản chi
phí không hợp lệ hoặc vượt dự toán, các quy định, mức khoán để có phương án
xử lý. Kế toán doanh thu và các khoản nộp ngân sách. Thực hiện việc kê khai
quyết toán thuế đầy đủ. Theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ Doanh

SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
88
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp của toàn Công ty. Kế toán thu vốn và thu hồi công nợ. Lập báo cáo đầu
tư tổng hợp của các dự án theo từng thời điểm định kỳ hay đột xuất, phân tích
hiệu quả đầu tư của các dự án theo từng giai đoạn đầu tư…
• Kế toán tổng hợp – Kế toán nhật ký chung – Công nợ nội bộ - Kế
toán tiền lương :
Là người trực tiếp tổng hợp báo cáo toàn Công ty tháng, quý, năm. Lập
toàn bộ các báo cáo nhanh và báo cáo nhiệm kỳ theo nhiệm vụ được giao. Hàng
ngày yêu cầu kế toán chi tiết các bộ phận giao chứng từ để làm cơ sở ghi sổ
Nhật ký chung. Kiểm tra toàn bộ chứng từ, số liệu đảm bảo tính hợp pháp, hợp
lý, hợp lệ trước khi nhập chứng từ, nếu phát hiện trường hợp chưa rõ, chưa đúng
phải báo cáo ngay lãnh đạo phòng để xử lý. Chịu trách nhiệm trước Kế toán
trưởng Công ty về toàn bộ chứng từ đã ghi sổ kế toán, bảo quản, lưu trữ chứng
từ kế toán, sổ sách kế toán. Đối chiếu công nợ và các khoản phát sinh liên quan
đến bộ phận phía Nam và các đơn vị trực thuộc.
• Kế toán ngân hàng – Tiền mặt :
Là người lập kế hoạch tín dụng, tổng hợp nhu cầu vốn lưu động từng tuần,
lập kế hoạch trả nợ khách hàng, ngân hàng. Theo dõi công nợ phải trả khách
hàng, hợp đồng kinh tế với khách hàng. Chủ động đề xuất các biện pháp để đảm
bảo thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Thực hiện các
nghiệp vụ vay, trả tiền Ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng. Quản lý và mở sổ theo
dõi phát sinh tiền gửi, tiền vay, các khế ước vay và lập các báo cáo về ngân
hàng. Kiểm tra các khoản tính lãi tiền vay, tiền gửi, các khoản phí trả ngân hàng.
• Thủ quỹ - Kế toán công cụ dụng cụ - TSCĐ :
Là người theo dõi sự biến động, tình hình hoạt động của TSCĐ, sửa chữa
TSCĐ, khấu hao TSCĐ của toàn Công ty. Trực tiếp làm việc với các phòng
nghiệp vụ Công ty về việc điều động, chuyển giao, nhượng bán thanh lý TSCĐ,
lập các quyết định hướng dẫn hạch toán tăng giảm TSCĐ. Mở sổ theo dõi công

cụ dụng cụ từ khi xuất dùng cho đến khi thanh lý, báo hỏng, lập bảng phân bổ
chi phí trả trước. Thủ quỹ có trách nhiệm đảm bảo an toàn kho quỹ, cấp phát
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
99
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
tiền đúng quy định. Thực hiện công tác chấm công đi làm của CBCNV trong
phòng. Mở sổ ghi chép các cuộc họp phòng và các nhiệm vụ phòng phải đảm
nhiệm. Lưu trữ công văn, hợp đồng của phòng. Kết hợp cùng phòng Tổ chức
hành chính thanh quyết toán với cơ quan BHXH.
2.2.2 Đặc điểm hệ thống vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được sử dụng để thu thập các thông tin ban đầu về các
nghiệp vụ kinh tế - tài chính, chúng được ghi chép theo trình tự thời gian. Vì vậy
chứng từ kế toán là một căn cứ quan trọng của việc ghi sổ kế toán và kiểm tra kế
toán.
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 sử dụng các loại chứng từ kế toán sau :
- Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm
chi, séc, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề
nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng ( biên bản kiểm kê quỹ, khế ước cho
vay).
- Chứng từ theo dõi vật tư : Phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho, phiếu đề nghị mua vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, thẻ
kho, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá.
- Chứng từ theo dõi tiền lương : Bảng chấm công, phiếu hưởng BHXH,
bảng thanh toán tiền lương.
- Chứng từ về bán hàng : Hoá đơn GTGT, yêu cầu giao hàng, hợp đồng
bán hàng.
- Chứng từ tài sản cố định : Thẻ tài sản cố định, Biên bản bàn giao tài sản
cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa
lớn hoàn thành, bảng tính khấu hao TSCĐ.
Với mỗi loại chứng từ có một chương trình luân chuyển riêng, có thể là

liên tiếp, song song hoặc vừa liên tiếp vừa song song phù hợp với yêu cầu quản
lý thông tin đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1010
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra để quản lý chặt hơn công ty còn sử dụng một số chứng từ khác
như : Giấy uỷ quyền, bảng kê thanh toán, giấy xin khất nợ…
2.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản và các chính sách kế toán tại
Công ty
Công ty tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho tại Công ty được áp dụng theo
nguyên tắc hàng tồn kho được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, cuối
kỳ giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm đều tính theo phương pháp bình
quân gia quyền.
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, theo phương pháp
này thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở thuế GTGT đầu ra khấu trừ đi
thuế GTGT đầu vào :
Thuế GTTG
phải nộp
= Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT
đầu ra
=
Gía tính thuế của
hàng hóa, dịch vụ
bán ra
x

Thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa, dịch vụ
bán ra
Theo phương pháp này, kế toán cần phải phản ánh, theo dõi thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ trên TK 133 – “ Thuế GTGT được khấu trừ “. Thuế
GTGT đầu ra được phản ánh trên tài khoản 3331 – “ Thuế GTGT phải nộp “.
Gía mua và giá bán của vật tư, hàng hóa, dịch vụ phản ánh trên nhóm tài khoản
hàng tồn kho, nhóm tài khoản thu nhập và nhóm tài khoản chi phí là giá chưa có
thuế.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1111
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để người làm kế
toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời
gian, theo đối tượng.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp bao
gồm nhiều khối lượng công việc phức tạp vì vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải
sự dụng nhiều loại sổ sách khác nhau về kết cấu, nội dung, phương pháp ghi
chép… tạo thành hệ thống sổ kế toán.
Hiện nay Công ty đã đưa công nghệ thông tin vào việc thực hiện công tác
kế toán. Công ty áp dụng phần mềm kế toán với tên gọi “ SYSTEM SONG DA
ACCOUTING – SAS “. Hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ
vào các chứng từ gốc để tập hợp và phân loại sau đó nhập các số liệu vào máy
tính. Chương trình kế toán máy sẽ tự động ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK và
lên Bảng cân đối các TK. Cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực
hiện trên máy và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc sao cho các số
liệu khớp đúng và chính xác.
Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp bao gồm :

- Hệ thống sổ chi tiết.
- Hệ thống sổ tổng hợp.
* Hệ thống sổ chi tiết
Xây dựng hệ thống sổ chi tiết cho các loại chi phí sản xuất và phục vụ cho
việc tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các sổ chi tiết cho cấc tài khoản :
- TK 621 _ Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
- TK 622_ Chi phí nhân công trực tiếp.
- TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công.
- TK 627_ Chi phí sản xuất chung.
- TK 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 632_ Gía thành sản phẩm.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1212
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Các sổ này được tập hợp chi tiết theo từng đối tượng hạch toán ( công
trình, hạng mục công trình…).
Ngoài ra đơn vị có thể mở các loại sổ chi tiết khác cho phù hợp với yêu
cầu quản lý và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất SP xây lắp tại đơn vị.
* Hệ thống sổ tổng hợp
Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ tại đơn vị mình doanh nghiệp tổ chức và
ghi chép trên hệ thống sổ tổng hợp ( cùng với hệ thống sổ chi tiết ) hình thành
nên mối liên hệ ghi chép trên hệ thống sổ đã chọn để hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách có hiệu quả nhất.
Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức sổ “ Nhật ký chung “ ngoài các
sổ tổng hợp mở cho các phần hành khác nhau, để tổ chức hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đơn vị cần mở các sổ tổng hợp sau :
- Sổ Nhật ký chung.
- Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627.
- Sổ cái các TK 154, 632, 911.
* Quy trình ghi sổ

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 8 : Trình tự hạch toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
theo hình thức Nhật ký chung
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng cân đối phát sinh
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
Chứng từ gốc về chi
phí và bảng phân bổ
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết các TK
621, 622, 623, 627,
154
1313
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Ghi chú : Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, trước hết kế toán ghi vào Nhật
ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ
cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng
thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ
kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, kế toán ghi
vào Sổ tổng hợp chi tiết, sổ này được đối chiếu với sổ cái tài khoản liên quan.
Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu tiền, chi tiền, mua hàng,
bán hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc , kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào
Nhật ký đặc biệt. Cuối tháng,kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản liên

quan, sau khi đă loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời
vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).
Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt, hàng ngày Thủ quỹ ghi vào sổ
quỹ, sổ này được đối chiếu với Sổ cái tài khoản tiền mặt ở cuối tháng.
Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản để ghi vào Bảng cân đối số
phát sinh, cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tồng hợp chi tiết, kế toán
ghi vào Hệ thống báo cáo kế toán.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (Hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã
loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.5 Đặc điểm Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng
Hiện nay Công ty đang sử dụng một số báo cáo kế toán do Nhà nước qui
định bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán - BM 01
+ Báo cáo kết quả kinh doanh - BM 02
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1414
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Hàng quý công ty lập hai báo cáo này và cuối năm lập thêm Thuyết minh
báo cáo tài chính – BM 09, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – BM 03. Các báo cáo
này có giá trị khi có chữ kí đầy đủ của Giám đốc và Kế toán trưởng.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nộp cho cơ quan thuế, cơ
quan chủ quản, cơ quan quản lí vốn như : Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tài
chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế GTGT.
2.3 Thực tế Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
CP Sông Đà 207
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên sản
phẩm của Công ty cũng là những công trình xây dựng có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp và mang tính sản xuất đơn chiếc. Các sản phẩm xây lắp có thời gian sử

dụng lâu dài, thỏa mãn những yêu cầu khác nhau về kinh tế, thẩm mỹ kiến trúc,
văn hóa và thời đại.
2.3.1 Đặc điểm về chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty cổ phần Sông
Đà 207
Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền sự hao phí các nguồn lực
sử dụng cho hoạt động xây lắp và có liên quan đến hoạt động xây lắp. Để thuận
tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí xây lắp, công ty phân loại chi phí theo
công dụng của các yếu tố, cụ thể có 4 loại chi phí sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621 ) : gồm giá trị của các vật liệu
chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc,…cần thiết
để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. TK 621 được công ty tổ chức
mở chi tiết tài khoản theo từng công trình, hạng mục công trình.
TK 62101, 62201: Công trình nhà máy xi măng Hòa Phát.
TK 62102, 62202: Công trình Bến nhập xuất kè bờ.
TK 62103, 62203: Công trình Sài Gòn Pearl.

- Chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622 ) : gồm các khoản chi tiền lương
chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp. Chi
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1515
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
phí này không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
TK 622 cũng được mở chi tiết tương tự TK 621.
- Chi phí sử dụng máy thi công : gồm các khoản chi phí sử dụng cho công
tác thi công bằng máy. TK này được mở chi tiết như sau :
TK 6231: Chi phí nhân công
TK 6232: Chi phí vật liệu
TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
- Chi phí sản xuất chung : là các chi phí phát sinh tại các đội, công trường
xây dựng có tính chất phục vụ và quản lý sản xuất như lương của nhân viên
quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí
khấu hao TSCĐ,… TK 627 được mở chi tiết :
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền
Đến cuối kỳ kế toán các chi phí này sẽ được tập hợp vào TK 154 “ Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang “ đề xác định giá thành của công trình. Gía
thành công trình xây lắp phải bao gồm toàn bộ chi phí xây lắp tính cho khối
lượng xây lắp đã hoàn thành.
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty CP Sông Đà 207
Để quản lý chặt chẽ các chi phí dùng cho sản xuất đồng thời xác định
chính xác giá thành sản phẩm xây lắp để đáp ứng nhu cầu quản lý Công ty đã
tiến hành phân tích ảnh hưởng từng loại yếu tố sản xuất trong cơ cấu giá thành,
bất kỳ công trình nào trước khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1616
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
cấp xét duyệt theo phân cấp và làm cơ sở hợp đồng kinh tế cho các bên. Các dự
toán công trình xây dựng cơ bản được lập theo từng công trình, hạng mục công
trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí, do đó việc hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng được hạch toán theo từng
khoản mục chi phí. Tại Công ty các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành
sản phẩm gồm có : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực
tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công và Chi phí sản xuất chung.

2.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy
đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng
tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành
công trình xây dựng.
Khi chuyển sang chế độ kế toán mới, kế toán công ty tiến hành ghi sổ
tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên đối với chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp. Khi vật tư, nguyên vật liệu công ty mua được bàn giao đưa thẳng
vào sản xuất, các biên bản bàn giao về số lượng, chủng loại, chất lượng đủ tiêu
chuẩn phục vụ sản xuất giữa cán bộ vật tư của công ty và người chịu trách
nhiệm thi công công trình được hạch toán trực tiếp vào TK 621 “ Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp “. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao
gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: gạch, ngói, xi măng, sắt, thép, cát, đá, sỏi,…
- Chi phí vật liệu phụ: vôi, sơn, đinh, dây thừng,…
- Chi phí vật liệu kết cấu: kèo cột, khung, tấm panel đúc sẵn,…
- Chi phí công cụ dụng cụ: cốt pha, ván đóng khuôn,…
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác.
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên hàng tồn kho cụ thể như sau:
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1717
Viện đại học Mở Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp
Phòng kinh tế kế hoạch lập dự toán và kế hoạch thi công cho từng công
trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao và thực tế
phát sinh tại từng thời điểm, giám đốc công ty hoặc đội trưởng các đội thi công
lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu gửi cho Phòng Kinh tế kế hoạch. Phòng
Kinh tế kế hoạch căn cứ vào dự toán công trình và tình hình thực tế lập kế hoạch
mua nguyên vật liệu, đưa lên cho giám đốc Công ty duyệt, sau đó chuyển xuống

phòng kế toán để kiểm tra và đưa sang phòng vật tư để mua nguyên vật liệu.
Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thực tế
nguyên vật liệu xuất kho. Căn cứ vào kế hoạch thi công và định mức sử dụng
nguyên vật liệu, các tổ đội xây dựng lập giấy yêu cầu nguyên vật liệu, thủ
trưởng đơn vị ký duyệt, phòng vật tư kiểm tra và lập 02 liên phiếu xuất kho rồi
chuyển cho thủ kho. Thủ kho ghi số thực xuất vào 02 liên phiếu xuất: 01 liên
giao cho người lĩnh vật tư , 01 liên thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho, định kỳ tập
hợp chứng từ chuyển cho kế toán vật tư.
SV Bùi Thị Phương Chi – Lớp K13KT1
1818

×