Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM SẢN VIỆT NAM NEWZEALAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.5 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY TNHH LÂM SẢN VIỆT NAM NEWZEALAND
2.1/ Giới thiệu chung về công ty TNHH Lâm sản Việt Nam -Newzealand
2.1.1/ Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của cụng ty
Cụng ty TNHH Lõm sản Việt Nam Newzealand, tờn giao dịch là Vinew
Co.,Ltd, là Cụng ty TNHH với hai thành viờn là Cụng ty International Natural
Resources Ltd và Công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc. Địa chỉ: Tổ 6 - Khu phố 3 -
Phường Mỹ Độ - TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Công ty được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 349/GP ngày
16/4/1992 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), giấy phép điều chỉnh số 349/GPĐC1 ngày 12/8/1997 của Bộ Kế hoạch đầu tư,
giấy phép điều chỉnh số 349/GPĐC2 ngày 01/01/2000 và Giấy chứng nhận đầu tư
số: 201022000020 ngày 30/05/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chế biến các sản phẩm mộc cao cấp, mộc
gia dụng, mộc thủ công, mỹ nghệ từ nguồn nguyên liệu trong nước, nhập khẩu và
các nguồn hợp pháp khác để sản xuất sản phẩm mộc xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước. Sửa chữa, cải tạo cỏc cụng trỡnh xõy dựng dõn dụng. Phũng, chống, diệt
mối mọt cỏc cụng trỡnh dõn dụng và bảo quản lõm sản.
2.1.2/ Tỡnh hỡnh và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm
2007 - 2008 (Sơ đồ 10).
*Nhận xột:
Công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh vì nợ đọng của
các khách hàng tương đối nhiều, với số tiền lớn là nguyên nhân làm giảm hiệu quả
kinh doanh.
Gỗ là nguyên vật liệu chủ yếu của công ty nhưng những năm gần đây do nạn
phá rừng trầm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khâu mua nguyên vật liệu.
Do đó lợi nhuận của công ty năm 2008 đó giảm so với năm 2007
2.1.3/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ
mỏy quản lý kinh doanh.
* Sơ đồ bộ mỏy tổ chức quản lý của cụng ty (Sơ đồ 11)
Tổ chức bộ mỏy quản lý của cụng ty được xây dưng theo mụ hỡnh trực


tuyến. Đứng đầu là hội đồng thành viên, ban giám đốc đến các bộ phận chức
năng. Cỏc phũng ban chức năng khác gánh bớt công việc có tính chất chuyên
sâu cho giám đốc. Chất lượng, hiệu quả công việc được nâng cao, thời gian
được rút ngắn.
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
Phòng Tổ chức văn thư hành chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về
công việc thuộc lĩnh vực: quản lý nhân sự, cơ cấu tổ chức cơ quan, hành chính
quản trị và duy trì nội quy trật tự, an toàn trong Công ty.
Văn phòng đại diện: Là địa điểm giao dịch nhằm chuyển tải những thông
tin, nội dung công việc hoạt động sản xuất kinh doanh giữa Công ty với các đối
tượng khách hàng và giữa khách hàng với công ty.
Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho tổng Giám đốc về việc quản lý, sử dụng
mọi nguồn vốn hiện có của Công ty thông qua việc: tổ chức bộ máy kế toán và
người làm kế toán để thực hiện nội dung công tác theo luật kế toán hiện hành.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tư vấn sử dụng sản phẩm đồ gỗ cho khách hàng
để thu hút khách hàng tiến tới ký hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịc vụ có hiệu
quả. Thiết kế mẫu sản phẩm đồ gỗ theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và hợp đồng
sản xuất kinh doanh.
Phòng sản xuất: Điều hành đội ngũ công nhân lao động sản xuất thực hiện theo
kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức sản xuất trực tiếp sản phẩm theo
hợp đồng và lệnh sản xuất. Giám sát kỹ thuật, phân công đội ngũ công nhân sử dụng
thiết bị,vật tư nguyên liệu, dụng cụ hợp lý, tiết kiệm để đạt hiệu quả cao.
Phòng KCS (quản lý chất lượng): Kiểm tra, giám sát về chất lượng sản
phẩm trên từng công đoạn, phát hiện sai sót báo cáo để Giám đốc chỉ thị khắc
phục, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho, kiểm tra, xác định
nguyên nhân của hàng bị trả lại (nếu có).
2.1.4/ Tổ chức bộ mỏy kế toỏn của doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu về tổ chức sản xuất, yêu cầu của quản lý và trình độ quản
lý, công tác kế toán của Công ty được áp dụng theo hình thức tập trung. Nghĩa là
phòng Kế toán - Tài chính là phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế

toán tài chính của Công ty, từ xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi
tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra ghi chép
ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ kinh tế tài chính do Nhà nước quy định.
Phòng Kế toán - Tài chính bao gồm 8 nhân sự.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Lâm Sản Việt Nam -
NewZealand (Sơ đồ 12)
Chức năng của từng phần hành:
+ Kế toán trưởng: Giúp việc cho Giám đốc Công ty, là người điều hành trực
tiếp và có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với quá trình công nghệ
SXKD theo đúng chế độ hiện hành , tổ chức kiểm tra duyệt báo cáo tài chính đảm
bảo lưu trữ tài liệu kế toán đồng thời là người giúp việc cho BGĐ. Phân tích hoạt
động kinh tế tài chính của Công ty xác định chịu trách nhiệm ghi chép sổ tổng hợp,
sổ theo nguồn vốn, các loại sổ chi tiết tiền mặt, tiền vay và sổ theo dõi các loại
thuế, tính toán và hạch toán chi phí giá thành sản phẩm.
+ Kế toán tổng hợp: Được KTT uỷ quyền khi đi vắng, thực hiện điều hành
bộ phận và ký uỷ quyền tổng hợp số liệu bảng biểu, kê khai nhật ký chứng từ, cuối
tháng đối chiếu, kiểm tra số liệu cho khớp đúng. Cuối kỳ tập hợp số liệu cho trình
tự kế toán và vào sổ kế toán.
+ Kế toán TSCĐ- NVL-CCDC: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tập hợp
chính xác kịp thời về số lượng, giá trị TSCĐ, NVL, CCDC hiện có và tình hình
biến động theo từng chủng loại giám sát kiểm tra việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng
TSCĐ cũng như biện pháp đổi mới TSCĐ.
+ Kế toán tiêu thụ hàng hoá, thu nhập và phân phối thu nhập: Thực hiện
việc thu nhập các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của Công ty.
Đồng thời tính toán phản ánh chính xác tình hình phân phối lợi nhuận của DN,
kiểm tra Giám đốc việc phân phối thu nhập nộp lãi và sử dụng các quỹ đúng mục
đích, đúng chế độ quy định của Nhà nước.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ thanh toán nguồn vốn quỹ của Công
ty. Phản ánh kịp thời, đầy đủ,chính xác sự vận động của vốn bằng tiền, quỹ và tài
khoản tiền gửi. Phản ánh rõ ràng chính xác các nghiệp vụ thanh toán vận dụng hình

thức thanh toán để đảm bảo thanh toán kịp thời đúng hạn, chiếm dụng vốn. Phản
ánh đúng số liệu hiện có và tình hình biến động của từng đồng vốn đúng mục đích
hợp lý và có hiệu quả đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, bảo toàn và
phát triển.
+ Kế toán tiền lương: Tổ chức hạch toán chính xác kịp thời số lượng và chất
lượng công việc kết quả lao động của CNV để tính đúng và thanh toán kịp thời tiền
lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác các khoản theo lương vào chi
phí SXKD. Phối hợp giữa tổ chức kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán
tổng hợp với kế toán chi tiết để quản lý lao động, tiền lương và thực hiện chế độ
khác với người lao động.
+ Thủ kho: Phản ánh tình hình nhập xuất của các mặt hàng.
+ Thủ quỹ: Phản ánh tình hình thu, chi các loại tiền.
2.1.5/ Cỏc chớnh sỏch kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
* Niên độ kế toán và kỳ hạch toán:
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
* Đơn vị hạch toán: Đồng Việt Nam
* Hình thức sổ kế toán: Hiện nay Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán
“Chứng từ ghi sổ” .
Trỡnh tự ghi sổ (Sơ đồ 13)
Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính
* Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước:
Thuế GTGT được kê khai và hạch toán theo phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp khấu hao TSCĐ:
Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, thời gian
khấu hao theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của
Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, giá thành phẩm tồn kho trên cơ sở giá
bán trừ lùi.

* Hệ thống tài khoản: áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
* Hệ thống báo cáo của Công ty:
- Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
- Các báo cáo khác như: báo cáo tiêu thụ hàng hoá, báo cáo về nguyên vật
liệu chính, báo cáo về chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ biểu báo cáo kết
quả kinh doanh.
2.2/ Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
tại Công ty TNHH Lâm sản Việt Nam - Newzealand.
2.2.1/ Tình hình công tác quản lý bán hàng.
Quản lý bán hàng và thủ tục bán hàng tại Công ty TNHH lâm sản Việt Nam
- NewZeaLand luôn phải giữ chữ tín với khách hàng. Mặt khác để đẩy nhanh được
tiến độ hàng hoá bán ra nhằm đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh công tác
quản lý bán hàng ở Công ty đã chú ý đúng mức đến các mặt sau:
* Về khối lượng hàng hoá xuất bán: Phải hạch toán chi tiết để đảm bảo nắm
chắc được tình hình hàng hoá hiện có từng loại hàng đúng thời hạn.
* Về quy cách sản phẩm hàng hoá: Đảm bảo chất lượng của hàng hoá theo
đúng hợp đồng đã ký kết.
* Về giá bán: Công ty xác định giá bán dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên
khách hàng và Công ty. Song vẫn đảm bảo phù hợp với thị trường sao cho giá bán
vừa đảm bảo được chi phí, có lãi, vừa đảm bảo giá cả khách hàng có thể chấp nhận
được.
* Phương thức giao hàng: Tuỳ theo việc ký kết hợp đồng giữa Công ty và
khách đặt hàng mà việc giao hàng của Công ty diễn ra ngay tại kho của Công ty
hay một địa điểm nào đó do khách hàng yêu cầu trong hợp đồng.
* Về phương thức thanh toán: Công ty sẵn sàng chấp nhận mọi phương thức
thanh toán của khách hàng, thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản… Ngoài
ra Công ty cũng chấp nhận việc trả chậm đối với một số ít khách hàng có quan hệ
thường xuyên và đủ độ tin cậy.

Nhìn chung, do tổ chức tốt công tác quản lý trong quá trình bán hàng nên
các thủ tục bán hàng được tiến hành nhanh gọn, ít gây trở ngại với khách hàng.
Điều này cũng góp một phần tạo niềm tin của khách hàng đối với Công ty.
2.2.2/ Kế toán giá vốn hàng bán

×