Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực ninh hòa – tỉnh khánh hòa năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ HỒNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
NINH HÒA – TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.07.01

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ HỒNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
NINH HÒA – TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.07.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS BÙI THỊ TÚ QUYÊN
TS VŨ THỊ THU HẰNG

Hà Nội - 2019




i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Bùi Thị Tú Quyên, Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hằng
với tấm lịng tận tụy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi đến các Thầy, Cô trong Trường Đại học Y Tế công cộng Hà Nội
và Trường Đại học Tây Nguyên lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài
giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên
trong Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện và phối
hợp để tôi thu thập số liệu nghiên cứu hiệu quả.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ giúp cho tơi hồn thành được luận văn.
Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều
trong luận văn này.
Ninh Hòa, ngày 26 tháng 10 năm 2019
Tác giả

LÊ THỊ HỒNG


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ…………………………………………….vii
TÓM TẮC NGHIÊN CỨU………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................3
Tổng quan về nhiễm khuẩn bệnh viện ...........................................3

1.1.

1.1.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................3
1.1.2. Chu trình nhiễm khuẩn bệnh viện ...................................................3
1.1.3. Tác nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm và các nhiễm khuẩn thường
gặp ở bệnh viện ..................................................................................................5
1.1.4. Các nguyên tắc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện ....................6
1.1.5. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ....................................................7
1.1.6. Sự đề kháng của vi khuẩn và xu hướng sử dụng kháng sinh hiện
nay……………………… ......................................................................................8
1.1.7.Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát nhiễm
khuẩn..................................................................................................................9
1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện qua các nghiên cứu trên Thế
giới và Việt Nam ............................................................................................10
1.2.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trên Thế giới.........................10
1.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam .........................12
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện…........................................................................................................................13
1.3. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa tỉnh
Khánh Hòa ......................................................................................................20
1.4. Khung lý thuyết .......................................................................................22
CHƯƠNG 2:

2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........24

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................24


iii

2.1.1.

Cấu phần định lượng ..............................................................24

2.1.2.

Cấu phần định tính...................................................................24

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................24

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .......................................................................25

2.4.

Mẫu nghiên cứu .............................................................................25
2.4.1.


Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................25

2.4.2.

Phương pháp chọn mẫu .............................................................26
Phương pháp thu thập số liệu .......................................................27

2.5.
2.5.1.

Công cụ thu thập số liệu..............................................................27

2.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu .....................................................27

2.5.3. Nghiên cứu viên và giám sát viên ...............................................28
2.6.

Các biến số nghiên cứu ..................................................................28

2.7.

Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ........................29

2.8.

Phương pháp phân tích số liệu .....................................................30

2.9.


Đạo đức nghiên cứu. ......................................................................31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… 32
3.1. Thông tin chung về người bệnh……………………………………….32
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện………………………………….37
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện….41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...............................................................................54
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 66
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..68
PHỤ LỤC ........................................................................................................74
Phụ lục 1: BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................................74
Phụ lục 3: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ...............................77
Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN..78
Phụ lục 5: ĐẶC ĐIỂM VỀ SỐ GƯỜNG BỆNH, TRUNG BÌNH BỆNH
NHÂN NỘI TRÚ, RA VIỆN TẠI 5 KHOA NGHIÊN CỨU ...................82
Phụ lục 6: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN ...83


iv

Phụ lục7: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG KHOA, PHÒNG ..85
Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG ...87
Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG .................89
Phụ lục 10: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ.......91


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BS

: Bác sĩ

CDC

: Center for Disease Control and Prevention/
Trung tâm phòng ngừa bệnh tật

ĐD

: Điều dưỡng

HSBA

: Hồ sơ bệnh án

HSTC

: Hồi sức tích cực

KSNK

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

NKBV

: Nhiễm khuẩn bệnh viện


NVYT

: Nhân viên y tế

NKHH

: Nhiễm khuẩn hô hấp

NKTN

: Nhiễm khuẩn tiết niệu

NKVM

: Nhiễm khuẩn vết mổ

NKH

: Nhiễm khuẩn huyết

PVS

: Phỏng vấn sâu

TLN

: Thảo luận nhóm

TK


: Trưởng khoa

TP

: Trưởng phịng

TCYTTG

:Tổ chức y tế thế giới

TMTT

: Tĩnh mạch trung tâm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu phân bố theo khoa ............32
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh trước khi nhập viện của người bệnh phân bố
theo khoa ……………………………………………………………………………………33
Bảng 3.3. Đặc điểm can thiệp thủ thuật xâm lấn phân bố theo khoa………………..34
Bảng 3.4. Đặc điểm can thiệp phẫu thuật của người bệnh nghiên cứu………………….35
Bảng 3.5. Đặc điểm điều trị kháng sinh phân bố theo khoa…………………………..36
Bảng 3.6. Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện phân bố theo từng loại và theo khoa lâm
sàng ………………………………………………………………………………………….37
Bảng 3.7. Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm có căn nguyên gây bệnh……………………………..38
Bảng 3.8. Tỷ lệ vi khuẩn được phân lập theo vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện………..39
Bảng 3.9. Mức độ kháng kháng sinh với một số vi khuẩn thường gặp………………..40

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuổi, giới tính của người bệnh với
nhiễm khuẩn bệnh viện ……………………………………………………………………41
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với nhiễm khuẩn bệnh viện
………………………………………………………………………………………………...42
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoa điều trị, đặc điểm điều trị cho người bệnh và
nhiễm khuẩn bệnh viện…………………………………………………………………….43
Bảng 0.13. Mối liên quan giữa dùng kháng sinh với nhiễm khuẩn bệnh viện……..44
Bảng 3.14. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn bệnh viện…………..52


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm can thiệp thủ thuật xâm lấn phân bố theo khoa lâm sàng…34
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân có phẫu thuật theo khoa lâm sàng ……………….35
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm người bệnh dùng kháng sinh phân bố theo khoa lâm sàng.. 36
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện phân bố theo khoa lâm sàng…………….37
Biểu đồ 3.5.Phân bố ngày nằm viện của người bệnh mắc NKBV và không mắc
NKBV…………………………………………………………………………………………38

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Thời gian xuất hiện NKBV ........................................................................3
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ chu trình NKBV ...............................................................................4


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện nay đang là vấn đề y tế tồn cầu vì tỷ

lệ mắc cao và để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và kinh tế. Nghiên cứu cắt ngang
có phân tích được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa từ tháng 2/2019 đến tháng 7/2019 với 02 mục tiêu:(1)Mơ tả thực trạng NKBV,
(2)Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến NKBV. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có
phân tích, kết hợp định tính. Số liệu định lượng được thu thập từ 1154 HSBA người
bệnh điều trị nội trú có thời gian nằm viện trên 48 giờ tại 5 khoa trọng điểm của bệnh
viện. Số liệu định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm
(TLN) 15 cán bộ y tế được chọn có chủ đích. Số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người
bệnh nội trú mắc NKBV là 2,3%. Loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô
hấp chiếm 73,1%. Các tác nhân gây bệnh được phân lập trong đó vi khuẩn có tỷ lệ
cao nhất là Escherichia coli chiếm 50%.
Tỷ lệ kháng thấp nhất là Piperacin, Ciprofloxacin, và Amikacin (1%). Vi khuẩn
Gram âm Escherichia coli, Acinetobacter spp có tỷ lệ kháng cao đối với hầu hết các
kháng sinh hiện nay. Một số yếu tố ảnh hưởng: Khoa điều trị, nhóm tuổi, tình trạng
mắc bệnh mạn tính, bệnh kèm theo, thời gian nằm viện và dùng kháng sinh đều có ảnh
hưởng đến NKBV. Người bệnh có can thiệp phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn đặc biệt là
thở máy khi nằm viện có nguy cơ mắc NKBV cao hơn. Hệ thống Kiểm soát nhiễm
khuẩn (KSNK) của bệnh viện vẫn còn một số hạn chế: nhân lực còn mỏng, chưa được
đào tạo chuyên sâu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, trang thiết bị còn thiếu, KSNK phòng
mổ chưa đạt yêu cầu. Một số nhân viên y tế chưa có thái độ tốt trong thực hành
KSNK, hoạt động kiểm tra giám sát chưa hiệu quả cao. Qua đó, tác giả khuyến nghị:
Nhân viên y tế cần thực hành đúng KSNK. Chú trọng cơng tác phịng ngừa và phát
hiện sớm NKBV ở những người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao. Bệnh viện cần đầu
tư kinh phí trong mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác KSNK. Tăng cường
nhân lực chuyên sâu, chú trọng KSNK phòng mổ, tăng cường các hoạt động kiểm tra
giám sát.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là vấn đề mà Tổ chức y tế Thế giới
(TCYTTG) cảnh báo từ nhiều năm nay. NKBV hầu như có mặt hầu hết ở các bệnh viện
[46, 50, 57]. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
(CDC), mỗi ngày cứ 25 người nhập viện có ít nhất 1 người bị NKBV và riêng tại Mỹ, năm
2011 có khoảng 722.000 người NKBV và gần 75.000 người chết hàng năm [41]. Ở Việt
Nam, tình hình NKBV gần đây được quan tâm và chú trọng. Tại một điều tra của Bộ Y
tế ở 19 bệnh viện trong cả nước có tỷ lệ NKBV là 5.7% [18]. Một khảo sát ở bệnh viện
khu vực phía Nam cho thấy: 1 ca NKBV nằm viện trên 10 ngày, chi phí tăng thêm do
NKBV khoảng 2.800.000 VND [14].
NKBV hay gặp ở các khu điều trị tích cực, là khu vực có nhiều bệnh nặng, phải
can thiệp nhiều thủ thuật, cơ thể suy giảm sức đề kháng [7, 26, 50, 57]. Nguyên nhân gây
NKBV là do sự phơi nhiễm của người bệnh hoặc nhân viên y tế (NVYT) với các mầm
bệnh truyền nhiễm khác [4, 5]. NKBV có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề như: tăng
tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tình trạng kháng
thuốc [5, 50].
Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa là bệnh viện hạng II với hơn 350 giường.
Bệnh viện nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hịa. Với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân trên địa bàn, trong những năm qua bệnh viện ln chú trọng nâng cao chất
lượng chăm sóc và điều trị nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện và mang lại sự an toàn
cho người bệnh. Theo báo cáo các năm 2016, 2017, 2018 của bệnh viện thì tỷ lệ NKBV
lần lượt là: 1,6; 2,1 và 1,67%. Tỷ lệ này chưa thực sự đúng với thực trạng NKBV của đơn
vị vì phương pháp điều tra giám sát là chưa hợp lý, nhiều trường hợp NKBV chưa được
ghi nhận và báo cáo. Do đó, xác định được thực trạng NKBV hiện mắc và các yếu tố ảnh
hưởng đến NKBV để phòng ngừa hết sức cần thiết. Điều này giúp bệnh viện hoạch định
một chương trình KSNK phù hợp, đem lại hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm
chéo trong bệnh viện, mang lại sự an tồn cho người bệnh. Đó là những lý do chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2019”



2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hịa năm 2019.

2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa
khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2019.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong
q trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế [5, 9].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “NKBV là những nhiễm khuẩn mắc phải
trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện
cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất
hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”.Thời gian xuất hiện NKBV được thể
hiện dưới dạng sơ đồ sau đây [46, 57].
Thời gian nằm viện


48 giờ

t

Vào viện

Ra viện
NKBV
Sơ đồ 0.1: Thời gian xuất hiện NKBV

Tất cả người bệnh khi đến khám điều trị tại bệnh viện đều có thể mắc NKBV.
Người có nguy cơ mắc NKBV cao thường gặp ở trẻ em, người lớn tuổi, mắc bệnh mạn
tính, phải nằm viện kéo dài, nhân viên y tế (NVYT) không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
khi thực hiện các hoạt động chăm sóc và điều trị [5, 9].
1.1.2. Chu trình nhiễm khuẩn bệnh viện
Vi sinh vật (VSV) lây truyền cho người bệnh qua người bệnh, từ NVYT qua người
bệnh, từ môi trường. Đây là một quy trình khép kín [5].
.


4

Sơ đồ 0.2. Sơ đồ chu trình NKBV [5]
Các tác nhân gây bệnh thường là các mầm bệnh như: VSV, virut, ký sinh trùng
Các tác nhân này nằm trong nguồn chứa: là các vật chủ trung gian, là môi trường sống
và sinh sản. Nguồn chứa có thể là con người, là vật dụng xung quanh, là người bệnh,
...Mầm bệnh di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Truyền bệnh qua hai con đường: trực
tiếp và gián tiếp. Tùy thuộc vào tuổi, giới và tình trạng người bệnh, mơi trường sống và
sức đề kháng mà khả năng lây nhiễm khác nhau [4, 5].

Các đường lây truyền NKBV gồm: qua tiếp xúc, lây truyền qua giọt bắn và lây
truyền qua khơng khí. Trong đó đường lây truyền nhiều nhất là đường tiếp xúc gồm trực
tiếp và gián tiếp [4, 5].
Qua tiếp xúc: Khi tiến hành chăm sóc, thăm khám; Lây truyền giữa người bệnh
với người bệnh; Lây nhiễm do tiếp xúc giữa cơ thể với vật đã nhiễm mầm bệnh: như các
dụng cụ chăm sóc, máy móc y tế,.. bàn tay NVYT bẩn chứa VSV gây bệnh. Khi NVYT
thực hiện chăm sóc khơng an tồn sẽ làm lây nhiễm [4, 5].
Qua giọt bắn: Khi ho, hắt hơi sẽ làm bắn ra những giọt có kích thước rất nhỏ chứa
VSV gây bệnh. Nếu tiếp xúc khoảng cách dưới một mét, có thể bị nhiễm bệnh nếu không
sử dụng các biện pháp bảo vệ. Đây là con đường phát tán nguy hiểm nhất vì khó kiểm
sốt, người dân phải có ý thức kiểm sốt thì mới hạn chế được lây lan. [4, 5].
Qua khơng khí: lao, sởi, thủy đậu và cúm A là những nhóm bệnh lây qua đường
này. Khi ho, hắt hơi và khi thực hiện những can thiệp vào đường thở như hút đờm nhớt,
thở máy, can thiệp nội soi, làm bắn ra những giọt li ti có kích thước rất nhỏ chứa VSV


5

gây bệnh. Những hạt này bay lơ lửng trong không khí, càng nhẹ khi khơ, bay rất xa. Nếu
chẳng may hít vào có thể nhiễm bệnh [4, 5].
1.1.3. Tác nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm và các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh
viện
1.1.3.1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh là căn nguyên gây nhiễm khuẩn, gồm các tất cả VSV có trong
bệnh viện. Tính đề kháng của vi khuẩn trong bệnh viện là rất cao. Khi xâm nhập vào cơ
thể và gây bệnh thì thường là rất khó điều trị. Tụ cầu vàng là vi khuẩn thường rất hay gặp
hiện nay, rất khó điều trị vì kháng thuốc. NKBV do vi rút thường gặp ở bệnh nhi, rất dễ
gây thành dịch. Nguồn gây NKBV có thể khác nhau: nội sinh và ngoại sinh [4, 5].
1.1.3.2. Nguồn lây nhiễm khuẩn ở bệnh viện
Vi khuẩn truyền qua nhiều nguồn trong bệnh viên. Các nguồn truyền bệnh như

nấm, vi khuẩn hoặc các loại virut và kí sinh trùng có thể gặp khắp mọi nơi trong môi
trường.
NVYT, người bệnh và người nhà, khách đến thăm và làm việc đều có thể là nguồn
chứa tác nhân gây bệnh. Người bệnh tuổi cao, mắc các bệnh điều trị kéo dài, trẻ sơ sinh
thiếu tháng, các can thiệp y tế trên người bệnh là các yếu tố gây nên tình trạng mắc nhiễm
khuẩn bệnh viện [4, 5].
1.1.3.3. Nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh viện
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy NKBV thường liên quan đến
khoa Hồi sức tích cực (HSTC), hay gặp là nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH), nhiễm khuẩn
huyết (NKH), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) và nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM). Các
nhiễm khuẩn này thường chiếm tỷ lệ cao hơn các nhiễm khuẩn khác tại bệnh viện và
thường tập trung tại các bệnh viện có quy mơ lớn [5, 8].
-

Viêm phổi bệnh viện: Đây là loại thường gặp trong NKBV với tỷ lệ mắc cao. Tác

nhân đa dạng: vi khuẩn, nấm, vi rút. Người bệnh nặng có thở máy thường có tỷ lệ mắc
rất cao.
-

NKVM: Nhiều nguyên nhân làm cho nguy cơ NKVM gia tăng. Thơng khí phịng

mổ cũng là một trong những nguyên nhân, thao tác vô trùng tuyệt đối của Bác sĩ và điều
dưỡng. Ngoài ra NKVM chịu ảnh hưởng nhiều quá trình khác diễn ra trước trong và sau


6

mổ.
-


NKTN: phần lớn liên quan đến đặt ống sonde tiểu để dẫn lưu bàng quang.

-

NKH: thường do có can thiệp như đặt cathete tĩnh mạch trung tâm (TMTT).

-

Nhiễm khuẩn vết bỏng: thường do sự kết hợp giữa bề mặt da bị tổn thương và các

dụng cụ hỗ trợ trong quá trình điều trị làm thuận lợi cho NKBV.
Ngồi ra, cịn có các loại nhiễm khuẩn ở các vị trí khác như: Da, dạ dày - ruột,
mắt, kết mạc, ..[5, 8].
1.1.4. Nguyên tắc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng NKBV phòng ngừa được bằng các chương trình
kiểm sốt đặc biệt. Xây dựng một chương trình kiểm soát NKBV giúp hạn chế bớt những
lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Để phòng ngừa ta phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm các ổ chứa, chống lây
nhiễm chéo giữa các nguồn [4, 6].
1.1.4.1. Thiết kế, sắp xếp đồ dùng trong bệnh viện
Nguyên tắc sắp xếp trong bệnh viện phải riêng biệt, thiết kế phải phù hợp để tránh
tình trạng dễ ẩn trú của mần bệnh và dễ phát tán rộng rãi. Phịng bệnh phải thống mát,
sạch, thơng thống khí, khô ráo, tránh bụi bẩn. Bề mặt dễ vệ sinh, hạn chế bụi bẩn tích tụ.
Phịng mổ thiết kế hệ thống lọc khí theo quy định để giảm lây lan vi khuẩn. Các đệm và
gối của người bệnh phải đảm bảo được bọc kỹ, không thấm nước [4, 6].
1.1.4.2. Vệ sinh bề mặt
Nhằm giảm số lượng vi khuẩn và giảm sự phát tán trong môi trường bệnh viện.
Biện pháp thực hiện là lau ướt với chất tẩy rửa, làm khô theo quy trình. Các dụng cụ, tải
lau phải xử lý đúng quy định [4, 6].

1.1.4.3. Khử khuẩn và tiệt khuẩn
Dụng cụ dùng lại cần được xử lý thích hợp. Tùy thuộc vào tính chất và tiếp xúc
của dụng cụ với người bệnh mà sử dụng các phương pháp xử lý khác nhau, đảm bảo tính
an tồn. Dụng cụ cần được tập trung để xử lý, bảo quản tốt cho đến lúc cấp phát [4, 6].


7

1.1.4.4. Vệ sinh cơ bản cho nhân viên y tế.
Vệ sinh tay là một biện pháp quan trọng để khống chế NKBV. Vệ sinh tay theo 5
thời điểm được TCYTTG khuyến cáo. Phương tiện sát khuẩn tay, nước, xà bông, khăn
sạch phải có sẵn ở khu vực phịng bệnh, trên xe tiêm.
Ngoài ra, trang phục theo đúng quy định và tóc gọn gàng, móng tay được cắt ngắn
sẽ làm giảm sự lây nhiễm khuẩn chéo, không được đeo đồ trang sức làm cản trở hoặc rửa
tay không đảm bảo [4, 6].
1.1.4.5. Cách ly bệnh nhân
Cho người bệnh nằm phòng cách ly, hạn chế người thăm và nhân viên chăm sóc,
NVYT chăm sóc khu vực cách ly phải mang các dụng cụ bảo hộ đầy đủ.
Ngoài ra, phải tuân thủ cách ly người bệnh theo đúng quy định. Cần phải biết được
mọi tiếp xúc với người bệnh đều có nguy cơ gây NKBV [4, 6].
1.1.4.6. Quản lý chất thải
Chất thải phải được phân loại ngay từ nơi phát sinh đúng quy định. Việc phân loại
chất thải phải được tập huấn và thực hiện tốt. Thu gom chất thải vào các túi thùng bao bì
mẫu mã và màu sắc riêng biệt. Chất thải giải phẩu và chất thải sắc nhọn cần đặc biệt quan
tâm.
Chất thải được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Trên đường đi không được làm
rơi, vãi chất thải, nếu rơi vãi phải xử lý theo quy trình. Bệnh viện cần bố trí giờ vận
chuyển và lối đi vận chuyển phù hợp, tránh các giờ cao điểm và khu vực đơng người qua
lại. Cần bố trí khu lưu giữ riêng biệt. Thời gian lưu giữ không quá 48 giờ, nếu bảo quản
lạnh có thể đến 72 giờ [3, 4, 6].

1.1.4.7. Các kỹ thuật vô khuẩn
Bệnh viện cần ban hành các quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng loại thủ thuật, kỹ
thuật đảm bảo công tác vô trùng tuyệt đối. NVYT cần phải làm đúng, và có thái độ tích
cực trong khi thực hành đảm bảo không lây nhiễm cho người bệnh [ 6 ].
1.1.5. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Giám sát NKBV là hoạt động cần thiết trong bệnh viện hiện nay. Bệnh viện cần
phải xây dựng kế hoạch giám sát, thu thập dữ liệu, phân tích, dữ liệu phải được lưu giữ
liên tục. Kết quả giám sát phải được phản hồi hiệu quả và thông báo kết quả cho lãnh đạo


8

đơn vị, cơ quan được giám sát, hội đồng quản lý chất lượng, hội đồng KSNK. Đó là biện
pháp hết sức quan trọng trong phòng ngừa KSNK [8].
Cơ sở y tế cần thiết lập và hoàn thiện hệ thống giám sát sao cho phù hợp với nhân
lực và đặc điểm của đơn vị. Xem đây là một nội dung quan trọng trong phòng ngừa nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Cơ sở dữ liệu giám sát NKBV đóng vai trị quan trọng trong đánh giá chất lượng
các dịch vụ của cơ sở y tế, nhằm giúp đưa ra các chương trình kế hoạch cải thiện để
KSNK tốt hơn [8].
1.1.6. Sự đề kháng của vi khuẩn và xu hướng sử dụng kháng sinh hiện nay
1.1.6.1. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đã ở mức độ cao và đáng lo ngại. Có hai
loại đề kháng là: đề kháng giả và đề kháng thật.
1.1.6.2. Xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Hiện nay, tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng. Cần có giải pháp cấp thiết để
giảm tình trạng này. Do đó, việc xây dựng kế hoạch chống kháng thuốc là rất thiết thực.
Tuy nhiên, cần phải tùy vào đặc điểm dịch tể của từng địa phương, từng bệnh viện để xây
dựng cho phù hợp.
1.1.6.3. Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh

Chỉ định chưa hợp lý kháng sinh làm cho vi khuẩn đề kháng thuốc ngày một gia
tăng. Chỉ định hợp lý, điều trị theo phác đồ, không dùng kháng sinh khi không bị nhiễm
khuẩn là các giải pháp quan trọng để hạn chế sự kháng thuốc.
Kháng sinh đồ là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, cần kết hợp với đặc
điểm người bệnh. Tốt nhất là tuân thủ phác đồ điều trị.
Tăng cường vai trò của KSNK trong bệnh viện. Nâng cao công tác theo dõi đề
kháng kháng sinh của VSV. NVYT cần tuân thủ thực hành vô trùng, hạn chế đường lây
truyền. Thực hiện tốt quy trình vệ sinh tay. Cải thiện mơi trường để giảm tình trạng vi
khuẩn đa kháng thuốc hiện nay [7, 8].
1.1.6.4. Sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn
Sử dụng không hiệu quả kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn sẽ làm tăng tỷ lệ
kháng thuốc. Cần tuân thủ phác đồ điều trị và lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ là


9

giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị [7, 8].
Sử dụng kháng sinh dự phòng
Sử kháng sinh dự phòng hiệu quả làm cho người bệnh đỡ gánh nặng chi phí, cơng
việc cho điều dưỡng cũng ít đi. Tuy nhiên, cơng tác KSNK tốt thì mới phát huy hiệu quả
[7, 8].
1.1.6.5. Vai trò của vi sinh lâm sàng đối với sử dụng kháng sinh hợp lý
Kháng sinh đồ sẽ là cơ sở quyết định lựa chọn phù hợp loại kháng sinh. Ngồi ra,
kết quả tìm thấy là cơ sở để thống kê, phân tích vi khuẩn gây bệnh hay gặp ở từng bệnh
viện, từng địa phuơng [7, 8].
1.1.7. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn
- Tại Việt Nam, BYT đã ban hành “Quy chế KSNK trong bệnh viện” năm 2009.
- Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 3/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Năm 2010, BYT cũng ban hành chương trình, tài liệu đào tạo Phòng ngừa chuẩn.

- Năm 2012, BYT ban hành một số hướng dẫn KSNK như: phòng NKVM, NKHH,
phòng ngừa chuẩn, tiêm an tồn, khử khuẩn- tiệt khuẩn, phịng NKH.
- Thơng tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác KSNK trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh.
- Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 quy định về KSNK trong
các cơ sở khám bệnh chữa bệnh thay thế cho Thông tư 18/2009/TT-BYT.
- Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về
quản lý chất thải y tế thay thế cho Quyết định 43/2007/ BYT- QĐ.
- Quyết định số 1040/QĐ-BYT ngày 30/3/2012, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành
động quốc gia tăng cường công tác KSNK trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh giai
đoạn từ nay đến năm 2015.
- Quyết định số 1426/QĐ-BYT ngày 15/4/2016, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành
động quốc gia tăng cường công tác KSNK trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh giai
đoạn từ 2016- 2020.
- Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012, Bộ Y tế đã phê duyệt các hướng
dẫn KSNK.


10

- Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017, Bộ Y tế đã tiếp tục phê duyệt các
hướng dẫn KSNK.
1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện qua các nghiên cứu trên Thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện trên Thế giới
Theo TCYTTG, hằng năm có khoảng 2 triệu người bệnh bị NKBV và có khoảng
90.000 người chết do hậu quả của NKBV gây ra mỗi năm. Chi phí y tế tăng thêm 4,5 tỷ
USD. Tại Châu Âu, ước tính 4.131.000 người bệnh đã bị ảnh hưởng bởi NKBV mỗi năm
chiếm trung bình 7,1%. Đây chính là lý do làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian
điều trị, tăng đề kháng của vi khuẩn, chi phí điều trị cũng tăng lên [35, 39, 43, 50, 57,

58].
Một nghiên cứu ở Anh, có khoảng 100.000 người bệnh mắc NKBV với trên 5.000
người chết mỗi năm. Vì tác động của nhiễm khuẩn vết mổ mà mỗi năm ở Mỹ tăng khoảng
20.000 ca tử vong/năm, năm 2011 ở Mỹ có khoảng 722.000 trường hợp NKBV, nhiễm
khuẩn do viêm phổi và NKVM là cao nhất (157.000 ca) và có gần 75.000 ca tử vong hàng
năm [35, 47, 51].
Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là
16%. Ở các nước phát triển khoảng 5 - 10% người bệnh nhập viện mắc NKBV và tỷ lệ
này lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển [35, 36, 50].
Ở khu vực Đông Nam Á, NKBV cũng cao hơn so với các nước phát triển. Một
nghiên cứu tại Malaysia cho thấy tỷ lệ NKBV là 13,9% (2011), cao nhất là NKH, tiếp
theo là NKHH, NKTN và NKVM (22,4%, 21,4%, 12,2%, 11,2%)...NKBV ở các nước
Bồ Đào Nha, Hy Lạp cao hơn ở Thụy Sỹ và Scandinavia [50].
Nhiễm khuẩn ở các đơn vị HSTC có thể lên tới 51%; hầu hết trong số đó là NKBV.
Khoảng 30% người bệnh ở các khu vực này bị ảnh hưởng bởi ít nhất một ca NKBV.
Người bệnh càng ở các đơn vị HSTC lâu, rất dễ bị mắc NKBV. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn
ở các đơn vị HSTC dao động từ 4,4 đến 88,9% với tần suất nhiễm khuẩn lên tới 42,7 ca
trên 1000 bệnh nhân/ngày. Con số này cao gần gấp 3 so với các nước kém phát triển. Ở
một số nước đang phát triển, tần suất nhiễm khuẩn với thiết bị TMTT, thở máy và các
dụng cụ nội soi khác có thể cao gấp 19 lần so với ở Đức và Mỹ [50].


11

Để xác định được nhiễm trùng bệnh viện tại các khoa/đơn vị HSTC, Jean-Louis
Vincent đã tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin nhân khẩu học, sinh lý, vi khuẩn học,
trị liệu từ 1265 khoa/đơn vị cấp cứu từ 75 quốc gia (N=14.414). Tỷ lệ NKBV chiếm 51%
và NKHH cao nhất là 64%. Người bệnh vào viện lâu hơn dễ mắc NKBV hơn, đặc biệt là
nhiễm trùng do staphylococci kháng Acinetobacter, Pseudomonasas và Candida [55] .
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc NKBV cao hơn, tỷ lệ chênh lệch cao hơn từ 3 20 lần ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Hậu quả NKBV là nguyên

nhân chính của 4-56% các ca tử vong sơ sinh, và 75% ở Đông Nam Á và vùng cận Sahara,
châu Phi [41].
Trong một nghiên cứu tại Mỹ (2013) với số liệu tổng hợp từ 61 đơn vị điều trị tích
cực nhi cho thấy tỉ lệ NKBV là 5,68%; trong đó nhiễm khuẩn huyết chiếm 28%, là nhiễm
khuẩn phổ biến nhất; nhiễm khuẩn hô hấp là 21%; nhiễm khuẩn tiết niệu 15%. Trong đó
hơn 70% xảy ra ở trẻ < 5 tuổi và 39% xảy ra ở trẻ < 2 tháng tuổi [36].
NKBV vẫn đang gia tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển, vẫn còn là
vấn đề hết sức nan giải. Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước
phát triển và tỷ lệ này lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển [57].
Nghiên cứu hồi cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (1/2007 – 12/2010) do Necla Dereli thực hiện
cùng cộng sự nhằm xác định tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, nhờ sự tiến bộ của y học và các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tỷ lệ NKBV giảm dần qua các năm. Tỷ lệ NKBV cao
nhất là năm 2007 (53%), tỷ lệ NKBV năm 2010 là 16,62%. Loại nhiễm khuẩn thường
gặp nhất là nhiễm khuẩn huyết, tiếp đó là nhiễm khuẩn da và mô mềm. Tuy nhiên, nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ NKBV tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khá cao so với các nước trong khu
vực [36].
Trong các NKBV, các nhiễm khuẩn thường gặp là NKHH, NKH, NKTN và
NKVM. Nhiễm khuẩn thường ở khoa điều trị tích cực - chiếm tỉ lệ cao nhất. Tại Thổ Nhĩ
Kì, qua khảo sát 56 đơn vị điều trị tích cực, tỉ lệ NKBV hiện mắc là 48,7%. Nhiễm khuẩn
hô hấp chiếm 28%, nhiễm khuẩn huyết 23,3%, nhiễm khuẩn tiết niệu 15,7%[36]. Trong
một nghiên cứu khác tại đơn vị chăm sóc chuyên sâu của Hàn Quốc, tỉ lệ NKBV là 30,3%,
nhiễm khuẩn hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm 28%, tiếp theo là nhiễm khuẩn
huyết với tỷ lệ 26%, viêm kết mạc là 22% với các tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn


12

Gram (+) như Staphylococcus aureus [50].
1.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam
Thực trạng NKBV ở Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Chưa nhiều số liệu

giám sát về NKBV được công bố. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKBV dao động từ
5,7% đến 11,5% [9, 18, 22, 29, 32, 33]. Có 3 cuộc điều tra cắt ngang của Bộ Y tế, các
năm 1998, 2001 và 2005 tỷ lệ NKBV lần lượt là 11.5%, 6.8% và 5.7% [23].
Tại một số bệnh viện phía Bắc, tỷ lệ NKBV tại một cuộc điều tra cắt ngang hàng
năm dao động từ 3% - 7% [8]. Tỉ lệ NKBV ở các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh
là 8,1%[14]. Nghiên cứu tại 2 bệnh viện tuyến tỉnh và 2 bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh
Hưng Yên (2010) tỷ lệ NKBV là 4,4% [19].
Ở một số bệnh viện tuyến địa phương, nghiên cứu về tỷ lệ NKBV cũng được công
bố cụ thể là: bệnh viện tỉnh Bình Định năm 2003 và 2004 là 7.2%, 6.1% [31]. Bệnh viện
Thống nhất Đồng Nai năm 2011 và 2014 lần lượt là 5.1% và 2.7% [29]. Tuy nhiên, những
điều tra trên với cỡ mẫu không lớn, lại điều tra tại một thời điểm nên chưa thể kết luận
rằng NKBV tại Việt Nam là thấp và công tác KSNK của Việt Nam đã tốt.
Tùy theo quy mô và đặc điểm của bệnh viện mà tỷ lệ mắc NKBV khác nhau. Theo
nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh viện có quy mơ lớn hơn có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện cao hơn bệnh viện có quy mô nhỏ hơn. Bệnh viện càng lớn, nhiều bệnh nhân nặng,
phải can thiệp nhiều chăm sóc y tế thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Những khu vực có
nguy cơ cao như điều trị tích cực, khu vực sơ sinh, ngoại khoa. Tỷ lệ NKBV có thể lên
tới 20%-30% [1].
Trong các loại NKBV thường gặp, NKHH chiếm tỷ lệ cao. Theo kết quả điều tra
của BYT(2008) trên 36 bệnh viện trong cả nước thì tỷ lệ NKBV là 7,8%, trong đó NKHH
là loại NKBV phổ biến nhất, chiếm hơn 60% các loại NKBV [1].
Điều tra năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp là 55,4% [18]. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm
khuẩn hô hấp được phát hiện tại các đơn vị hồi sức tích cực là hơn 50%. Nghiên cứu của
Trịnh Thị Vinh (2013) cũng cho thấy NKBV tập trung chủ yếu ở khoa HSCC 35,7% [33].
Theo nghiên cứu của Lại Văn Hoàn (2011) tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch
Mai (2009-2010) nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ 69,9% [17]. Nghiên cứu Lê Thanh
Duyên (2008) tại khoa HSCC bệnh viện Nhi Trung Ương, NKBV có tỷ lệ chung là 52%,


13


trong đó nhiễm khuẩn hơ hấp chiếm 82,6% và K.pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu
gây NKBV (34,8%) [12].
Tại bệnh viện Trung Ương Huế (2012), tỷ lệ NKBV là 4,52%, các khoa có tỷ lệ
nhiễm khuẩn cao đó là Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng (25,63%). Nhiễm khuẩn bệnh
viện thường gặp là NKVM cao nhất tới 50%, NKHH đứng thứ hai 23,52%. Vi khuẩn
A.baumannii hiện diện trong các NKBV nặng và nguy hiểm như: nhiễm khuẩn máu,
nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn vết mổ. Đây là loại vi khuẩn đa kháng, rất khó điều
trị và là mối quan tâm của các bác sĩ trong và ngoài nước [22].
Một nghiên cứu tại một bệnh viện ở Hà Nội (2012), báo cáo tỉ lệ NKBV chung là
4.5%, trong đó cao nhất là nhiễm khuẩn phổi 51%, kế tiếp là nhiễm khuẩn hô hấp trên
16.3% và nhiễm khuẩn đường tiết niệu 9.8% [23].
Theo một nghiên cứu của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khảo sát trên 15
bệnh viện trong cả nước, nghiên cứu trên gần 4.000 người bệnh của nhiều khoa điều trị
tích cực cho thấy tỷ lệ NKBV là 27,3%. Tình hình các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng
sinh hiện nay là rất cao, khoảng 50% đến 75% [25].
Năm 2016, theo báo cáo trong tổng số 93 bệnh viện có thực hiện giám sát nhiễm
khuẩn, tỷ lệ NKBV chung là 3,6%. Giám sát vi khuẩn kháng thuốc dù tăng so với năm
2015 (8,1%), nhưng vẫn ở mức thấp (13,45%). Chỉ có 40,97% bệnh viện thực hiện giám
sát vi sinh tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao [11].
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Cùng với thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng do nhiễm khuẩn
liên quan đến chăm sóc sức khỏe và kháng kháng sinh tại cơ sở y tế. Tính trung bình, cứ
10 bệnh nhân ở Việt Nam thì có một người bị nhiễm khuẩn trong q trình điều trị. Tỷ lệ
này thậm chí cịn cao hơn ở các khoa chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện Trung ương.
Dịch bệnh xảy ra gần đây cùng với số ca nhiễm khuẩn tăng là cảnh báo đối với các bệnh
viện và cơ sở y tế ở Việt Nam, đồng thời nó cũng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động
kiểm sốt nhiễm khuẩn trong việc đối phó với nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức
khỏe. Một số vụ việc đáng lưu ý đã xảy ra như: dịch SARS năm 2003; dịch sởi năm 2014;
nhiễm trùng vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang năm 2013; các trường hợp nhiễm



14

khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe ở trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh vào
năm 2017 đều liên quan đến NKBV [27].
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc áp dụng các biện pháp
phòng chống nhiễm khuẩn hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc
sức khỏe xuống ít nhất 30%. Hầu hết các biện pháp phịng ngừa khá tốn kém; tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, các biện pháp này vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị của
người bệnh NKBV. Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng NKBV để từ đó xây dựng
các chương trình kiểm sốt là một điều vơ cùng thiết yếu [57].
1.2.3.1. Các yếu tố nội sinh
Tình trạng người bệnh: Người già, người mắc bệnh mãn tính, trẻ sơ sinh non tháng,
khả năng bảo vệ kém. Những người dùng kháng sinh kéo dài, rất dễ mắc NKBV. Đây là
điều kiện thuận lợi cho các VSV cơ hội gây bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng [5].
Tuổi và giới: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Hà Tĩnh từ 2011-2013 của Trịnh Thị Vinh cho thấy: người bệnh trên 60 tuổi và sơ
sinh tỷ lệ NKBV nhiều hơn các nhóm tuổi khác [33]. Nguy cơ mắc NKBV tăng lên theo
tuổi. Theo nghiên cứu của bệnh viện Hồn Mỹ Sài Gịn (2017) tỷ lệ NKBV xảy ra nhiều
ở nhóm tuổi lớn hơn 60 tuổi [28]. Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các
yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai của Mai Thị Tiết và cộng sự (2014), tỷ
lệ NKBV cao nhất ở người bệnh > 60 tuổi (54%) [29]. Nghiên cứu thực trạng nhiễm
khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Phú Tân của tác giả
Bùi Quan Vi (2016) cho thấy NKBV ở có liên quan với người bệnh lớn tuổi (p<0,001).
Kết quả nghiên cứu của tại bệnh viện Nông Nghiệp của tác giả Trần Thị Hà (2015) và
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2010) cũng cho kết quả tương đồng. Người bệnh càng
lớn tuổi thường có khả năng bị lây nhiễm cao hơn [15,16].
So với nữ giới, nam giới có nguy cơ mắc NKBV cao hơn [43, 53, 56, 57]. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Trần Thị Hà (2015) có tỷ lệ nam mắc NKBV cao hơn nữ (10,1%

so với 3,5%). Tương tự nghiên cứu thực trạng và hiệu quả tăng cường vệ sinh tay trong


15

phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện thuộc tỉnh Hưng Yên của tác
giả Nguyễn Văn Hà (2011) cho thấy có tỷ lệ nam mắc NKBV cao hơn nữ [15,16].
Thể chất và tình trạng sức khỏe: Người bệnh mắc các bệnh kèm có nguy cơ mắc
NKBV cao hơn so với người bệnh không mắc các loại bệnh này [39, 40, 54]. Người bệnh
mắc bệnh thiếu máu có nguy cơ mắc NKBV cao hơn so với người bệnh khơng mắc loại
bệnh này [37]. Bên cạnh đó, việc giảm cân cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc NKBV
[54]. Người bệnh do suy giảm miễn dịch, người bệnh thường xuyên phải điều trị can
thiệp, những người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài đều có khả năng mắc NKBV cao
hơn [16, 32, 38, 39, 54].
1.2.3.2. Các yếu tố ngoại sinh
Môi trường bệnh viện đều tiềm ẩn các tác nhân gây bệnh. Các yếu tố thuận lợi như
quá tải bệnh viện, nằm ghép, các can thiệp xâm lấn,.. đều ảnh hưởng đến NKBV. Một
nghiên cứu tại Mỹ trên người bệnh có đặt sonde niệu đạo tỷ lệ NKTN 97%, NKH là 85%
trên người bệnh có đặt TMTT, 83% NKHH trên người bệnh có can thiệp thở máy. Nhiều
nghiên cứu ở nước ta gần đây cũng có kết quả tương tự [12, 37, 53].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Mai Thị Tiết tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm
2014: Khoa HSTC có tỷ lệ mắc NKBV là 12,2%, khoa Ngoại là 1,4%, khoa Nội 0,8%,
khoa Sản là 0,0%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc NKBV và khoa điều trị. Nghiên cứu
của Trần Thị Hà (2015), khoa HSTC luôn chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8% và nghiên cứu
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại 6 bệnh viện phía Nam của
tác giả Nguyễn Thanh Hà (2005) là 29% [14, 16, 29].
Nghiên cứu tình hình NKBV tại bệnh viện Hồn Mỹ Sài Gịn năm 2017, kết quả
cho thấy khoa HSTC có tỉ lệ NKBV cao nhất (40%), khoa nội tổng hợp-hô hấp (18,18%),
khoa tim mạch (14,55%), khoa nội thần kinh (9,09%) và khoa nội-ngoại tiêu hóa là
(3,64%). Qua kết quả nghiên cứu Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh

viện đa khoa tỉnh Bình Định của tác giả Huỳnh Thị Vân (2011) thì tỷ lệ NKBV ở khoa
HSTC cũng cao nhất (17,1%), khối ngoại (7,6%) và sản (3,6%) [21, 31]. Nghiên cứu tại
bệnh viện đa khoa Phú Tân cũng cho kết quả có mối liên quan giữa NKBV và đơn vị cấp
cứu, điều trị khi nhập viện và tỷ lệ NKBV tại khoa HSTC - Nội chiếm tỷ lệ cao nhất
(8,3%) [32]


×