Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng khắc phục vi phạm sau kiểm tra các điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận hai bà trưng, hà nội năm 2018 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG CỘNG

MẠC THỊ TUYẾT MAI

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN
NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH HỢP VỆ SINH
TẠI XÃ SÔNG KHOAI, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH 8720701

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG CỘNG

MẠC THỊ TUYẾT MAI

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN
NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH HỢP VỆ SINH
TẠI XÃ SÔNG KHOAI, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỖ MẠNH CƯỜNG



HÀ NỘI, 2019


i1

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, các thầy cơ, Trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn đến TS. Đỗ Mạnh Cường và Ths. Trần Thị Thu Thủy là thầy, cô giáo đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Quảng
Yên cùng các bạn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Sau cùng, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp Thạc sỹ Y
tế Cơng cộng khóa 21 và người thân trong gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó
khăn và dành cho tơi những tình cảm, động viên quý báu trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này./.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019


ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2
CHƯƠNG I ................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 3
1.1.Tổng quan về nhà tiêu ........................................................................................... 3
1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp HGĐ HVS..................................................................... 7
1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu
HVS ........................................................................................................................... 10
1.4. Thông tin về xã Sông Khoai............................................................................... 14
1.5. Khung lý thuyết ................................................................................................. .15
CHƯƠNG II .............................................................................................................. 16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 16
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................................................... 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 16
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 17
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 17
2.8. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.9. Các tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................................... 19
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 21
CHƯƠNG III ............................................................................................................ 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 22


iii


3.1. Thông tin chung ................................................................................................. 22
3.2. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS tại xã Sông Khoai
................................................................................................................................... 23
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng XD, SD, BQ nhà tiêu HGĐ HVS. ....... 29
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN ....................................................................................... 42
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 51
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu tại xã Sông Khoai, Quảng
Yên, Quảng Ninh năm 2019...................................................................................... 51
Phụ lục 2: Hướng dẫn đánh giá kiến thức nhà tiêu của chủ hộ ................................. 59
Phụ lục 3: Bảng kiểm tra tình trạng nhà vệ sinh tự hoại ..........................................69
Phụ lục 4: Bảng kiểm tra tình trạng nhà vệ sinh thấm dội.........................................71
Phụ lục 5: Bảng kiểm tra tình trạng nhà vệ sinh hai ngăn.........................................73
Phụ lục 6: Bảng biến số.............................................................................................88


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bảo quản

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

SD


Sử dụng

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NT

Nhà tiêu

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu học về chủ hộ..................................................31
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung về xây dựng..................32
Bảng 3.3: Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về SD, BQ..............................33
Bảng 3.4: Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về cả 3 tiêu chí XD, SD, BQ...33
Bảng 3.5: Kiến thức của chủ hộ về các loại nhà tiêu.........................................34
Bảng 3.6: Kiến thức về loại hình nhà tiêu HVS.................................................34
Bảng 3.7: Kiến thức về tác hại của sử dụng nhà tiêu không HVS đối với sức
khỏe con người, đối với môi trường..........................................................................35
Bảng 3.8: Kiến thức của chủ hộ về các bệnh có thể gây ra do sử dụng nhà tiêu
không HVS................................................................................................................35
Bảng 3.9: Kiến thức về xây dựng nhà tiêu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.............36
Bảng 3.10: Kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu đảm bảo HVS.............36
Bảng số 3.11: Số chủ hộ được tiếp cận nguồn thông tin về nhà tiêu HVS.......37
Bảng 3.12: Nguồn thông tin chủ hộ được tiếp cận về nhà tiêu HVS.................38
Bảng 3.13: Nguồn thông tin chủ hộ được tiếp cận về nhà tiêu HVS thích
nhất............................................................................................................................38
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa khả năng tiếp cận các dịch vụ cung ứng vệ sinh

với thực trạng xây dựng nhà tiêu HGĐ HVS..............................................................39
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tính sẵn có của các dịch vụ cung ứng sản phẩm
vệ sinh với thực trạng nhà tiêu HGĐ HVS về tiêu chí xây dựng...............................39
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa chi phí xây dựng với thực trạng nhà tiêu HGĐ
HVS về tiêu chí xây dựng..........................................................................................40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa chính sách hỗ trợ xây dựng nhà tiêu với thực
trạng XD nhà tiêu HGĐ HVS.....................................................................................41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế HGĐ với thực trạng XD nhà
tiêu HGĐ HVS...........................................................................................................41
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thợ xây lành nghề với thực trạng XD nhà tiêu
HGĐ HVS.................................................................................................................42


vi

Bảng 3.20: Mối liên quan giữa điều kiện địa hình với thực trạng XD nhà tiêu
HGĐ HVS.................................................................................................................42
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về nhà tiêu HVS với thực trạng
XD nhà tiêu HGĐ HVS.............................................................................................43
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa kiến thức về nhà tiêu HVS với thực trạng SD,
BQ nhà tiêu HGĐ HVS ............................................................................................44
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và thực trạng SD, BQ nhà
tiêu HGĐ HVS...........................................................................................................45
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa tiếp cận nguồn thông tin về XD, SD, BQ nhà
tiêu với thực trạng SD, BQ nhà tiêu HGĐ HVS........................................................45
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa thói quen sử dụng phân người để bón ruộng và
ni cá với thực trạng SD, BQ nhà tiêu HGĐ HVS...................................................46
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa nguồn nước sinh hoạt với thực trạng SD, BQ nhà
tiêu HGĐ HVS..........................................................................................................47



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ lây truyền bệnh qua đường phân miệng...................................15
Hình 1.2. Biểu đồ tỷ lệ HGĐ nơng thơn có NT HVS từ năm 2012 - 2015........17
Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ HGĐ nơng thơn có NT HVS theo vùng sinh thái năm
2015...................................................................................................................................18
Biểu đồ 3.1: Phân bố các loại hình nhà tiêu HGĐ............................................32
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kiến thức của chủ hộ về nhà tiêu HVS...........................37


viii

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS tại xã
Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2019 được tiến hành từ tháng 03/2019 đến
tháng 10/2019 tại xã Sông Khoai, Quảng Ninh với 02 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng
XD, SD và BQ nhà tiêu HGĐ HVS tại xã Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm
2019 và (2) Xác định một số yếu tố liên quan tới thực trạng XD, SD và BQ nhà tiêu
HGĐ HVS tại xã Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2019.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống với cỡ mẫu 372 HGĐ tại xã Sông Khoai. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn
trực tiếp 372 chủ HGĐ, theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn và đánh giá nhà tiêu HGĐ sử dụng
bảng kiểm theo Thông tư số 27/TT - BYT của Bộ Y tế.
Nghiên cứu cho thấy thực trạng xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia
đình hợp vệ sinh tại xã Sơng Khoai như sau: 64,5% tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn vệ sinh
về xây dựng, sử dụng và bảo quản; có 66,7% HGĐ có nhà tiêu HVS về xây dựng;
65,6% HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng nhà tiêu

HGĐ của đối tượng nghiên cứu như: Tính tiếp cận các dịch vụ cung ứng vệ sinh, chi
phí xây dựng phù hợp, tiếp cận các thơng tin về nhà tiêu HVS, thói quen sử dụng
phân người để bón ruộng và ni cá.
Nghiên cứu khuyến nghị chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển
mạng lưới cung cấp các dịch vụ cung ứng sản phẩm vệ sinh tới hộ gia đình, đơn vị y
tế cần tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà tiêu
HVS cho đội ngũ thợ xây. Đối với người dân cần bỏ thói quen sử dụng phân người
bón ruộng, ni cá nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà tiêu HVS có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, khơng
gây mùi khó chịu và không làm ô nhiễm, phát tán các mầm bệnh ra mơi trường bên
ngồi gây ơ nhiễm đất, các nguồn nước [13]. Việc sử dụng nhà tiêu HVS đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện
chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên theo báo cáo của UNICEF năm 2011, vẫn
cịn khoảng 20 triệu người dân, trong đó có hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi khơng được
sử dụng nhà tiêu HVS. Phóng uế bừa bãi vẫn cịn phổ biển ở nhiều vùng nơng thơn
[6].
Trong báo cáo của Cục quản lý Môi trường Y tế cuối năm 2015 tính chung cho
tồn quốc, có 65% HGĐ nơng thơn Việt Nam sử dụng nhà tiêu HVS. Nếu xét riêng
theo từng vùng sinh thái thì chỉ có 3 vùng sinh thái có tỷ lệ HGĐ nơng thơn có nhà
tiêu HVS đạt từ 65% trở lên. Các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long
và Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ nhà tiêu HVS thấp nhất lần lượt là (57,7%),
(59,7%) và (60,9%) [15].
Sông Khoai là một xã nông thôn của Thị xã Quảng Yên với tỷ lệ nhà tiêu HGĐ
HVS của xã thấp nhất trong 19 xã, phường (72%), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhà

tiêu HGĐ nơng thơn HVS trong tồn tỉnh Quảng Ninh là 82% [7]. Theo báo cáo giám
sát của Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên năm 2018 tại Trạm Y tế xã Sông Khoai cho
thấy việc đánh giá tổng dhợp số liệu nhà tiêu HGĐ HVS tại xã không theo các tiêu
chí đánh giá tại Thơng tư số 27/TT - BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011[18].
Để cung cấp cơ sở mang tính khoa học về thực trạng sử dụng nhà tiêu HGĐ
HVS của xã theo các tiêu chí trong Thơng tư 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm
2011 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2011/BYT quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu và điều kiện đảm bảo HVS đồng thời tìm hiểu xem các
yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng này, từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp cho
chính quyền địa phương, đơn vị y tế trên địa bàn có những giải pháp can thiệp hiệu
quả và thiết thực hơn góp phần tăng tỷ lệ nhà tiêu HGĐ HVS tại xã, học viên chọn
đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS
tại xã Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2019”.


2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS tại xã Sông
Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản
nhà tiêu HGĐ HVS tại xã Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2019.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về nhà tiêu
1.1.1. Khái niệm về nhà tiêu

Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người
[13].
Nhà tiêu HVS là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho
phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, cơn trùng. Có khả năng tiêu diệt được
các mầm bệnh có trong phân, khơng gây mùi khó chịu và làm ơ nhiễm mơi trường
xung quanh [13].
1.1.2. Phân loại nhà tiêu HVS
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu, điều kiện đảm bảo HVS QCVN
01:2011/BYT ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì loại nhà tiêu HVS tại Việt Nam là nhà tiêu khơ chìm,
nhà tiêu khơ nổi và nhà tiêu dội nước [13].
Nhà tiêu khô là nhà tiêu không dùng nước để dội sau mỗi lần đi tiêu. Phân được
lưu giữ và xử lý trong điều kiện ủ khơ gồm có 2 loại:
- Nhà tiêu khơ chìm là loại nhà tiêu khơ, hố chứa phân chìm dưới đất.
- Nhà tiêu khơ nổi là loại nhà tiêu khơ, có xây bể chứa phân nổi trên mặt đất
gồm nhà tiêu khô nổi một ngăn là loại nhà tiêu khơ nổi chỉ có 1 ngăn chứa và ủ phân
và nhà tiêu khơ nổi có từ hai ngăn trở lên để luân phiên sử dụng và ủ phân, trong đó
ln có một ngăn để sử dụng và các ngăn khác để ủ.
- Nhà tiêu dội nước là nhà tiêu dùng nước để dội sau mỗi lần sử dụng gồm 2
loại thấm dội và nhà tiêu tự hoại.
+ Nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu dội nước, bể chứa và xử lý phân kín, nước thải
khơng thấm ra bên ngoài, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và được xử
lý trong môi trường nước.
+ Nhà tiêu thấm dội nước là nhà tiêu dội nước, phân và nước trong bể, hố chứa
được thấm dần vào đất.


4

Trong nghiên cứu này, căn cứ vào tình hình thực tế tại xã, các loại nhà tiêu được

đánh giá gồm 3 loại: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội, nhà tiêu khô nổi hai ngăn
(nhà tiêu hai ngăn). Loại nhà tiêu khơng HVS gồm khơng có nhà tiêu hoặc có nhà
tiêu nhưng khơng đảm bảo các tiêu chí nhà tiêu HVS theo Thông tư 27/2011/TT BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn Việt Nam QCVN
01:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu và điều kiện đảm bảo HVS
[13].
1.1.3. Yêu cầu vệ sinh các loại nhà tiêu
Tiêu chuẩn vệ sinh nhà tiêu được đánh giá theo các tiêu chuẩn vệ sinh về xây
dựng, bảo quản và sử dụng của nhà tiêu đó. Chính vì vậy, một nhà tiêu được đánh giá
là HVS khi đạt tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản theo
Thông tư 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về ban hành quy
chuẩn Việt Nam QCVN 01:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu và
điều kiện đảm bảo HVS [13].
1.1.3.1. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu khô nổi
Nhà tiêu khô nổi HVS về xây dựng phải đảm bảo 9 tiêu chuẩn sau:
Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; cách nguồn nước ăn uống, sinh
hoạt từ 10m trở lên; không để nước mưa tràn vào bể chứa phân, tường và đáy ngăn
chứa phân kín, khơng bị rạn nứt, rị rỉ; cửa lấy mùn phân ln được trát kín; mặt sàn
nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn trượt, không
bị nứt, vỡ, sụt lún, nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào bể chứa phân;
có nắp đậy kín các lỗ tiêu; có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà
tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thơng hơi có đường kính trong ít
nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn
nước mưa [13].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Nhà tiêu khô nổi HVS về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 8 tiêu chuẩn sau:
sàn nhà tiêu khơ, sạch; khơng có mùi hơi, thối; khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà
tiêu; không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu; khơng có bọ gậy trong dụng cụ
chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu, bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi



5

lần đi tiêu; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ
vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; đối với nhà tiêu khơ nổi có từ hai ngăn trở
lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng ln được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín; đối với
các loại nhà tiêu khơng thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải đảm bảo vệ sinh trong
quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [13].
1.1.3.2. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu tự hoại
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
Nhà tiêu tự hoại HVS về xây dựng phải đảm bảo 7 tiêu chuẩn sau: Bể chứa và
xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ; nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát
kín, khơng bị rạn nứt; mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và khơng đọng nước, trơn trượt;
bệ xí có nút nước kín; có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu
được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thơng hơi có đường kính ít nhất 20mm,
cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm; nước thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải
được chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt đất [13].
Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Nhà tiêu tự hoại HVS về sử dụng và bảo quản phải đảm bảo 6 tiêu chuẩn sau:
sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, khơng dính đọng phân, nước tiểu; khơng có mùi hơi, thối,
khơng có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu; có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội
khơng có bọ gậy; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc
bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu;
phân bùn phải được lấy khi đầy, đảm bảo vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển
phân bùn [2].
1.1.3.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhà tiêu thấm dội nước
Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng
Nhà tiêu thấm dội nước HVS về xây dựng gồm 8 tiêu chuẩn trong đó các tiêu
chuẩn đánh giá giống nhà tiêu tự hoại, chỉ khác ở hai tiêu chuẩn: không xây dựng ở
nơi thường bị ngập, úng; cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên và thêm
một tiêu chuẩn đánh giá về nắp bể, hố chứa phân được trát kín, khơng bị rạn nứt [2].

Tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng và bảo quản
Tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản nhà tiêu thấm dội gồm 5 tiêu chuẩn được đánh


6

giá giống như các tiêu chuẩn đánh giá nhà tiêu tự hoại, bỏ tiêu chuẩn không được đổ
nước sát khuẩn vào lỗ tiêu [13].
1.1.4. Ảnh hưởng của việc không sử dụng nhà tiêu HVS
Việc không sử dụng nhà tiêu HVS là một trong các nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật
nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 842.000 người ở các nước thu nhập thấp và
thu nhập trung bình chết hàng năm do thiếu nước và điều kiện vệ sinh kém, 58% tổng
số ca tử vong do tiêu chảy. Nguồn nước và nhà tiêu HVS tốt sẽ giúp ngăn chặn được
361.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm [21].

Hình 1.1. Sơ đồ truyền bệnh qua đường phân miệng
Theo sơ đồ truyền bệnh qua đường phân - miệng [23] thông qua các loại côn
trùng như ruồi, nhặng, gián, nguồn nước, đất nhiễm khuẩn…làm lây lan mầm bệnh
sang thức ăn và con người đưa vào miệng các thức ăn nhiễm mầm bệnh.Trong các
nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới cho
thấy trong vòng từ năm 2005 đến 2010, việc giảm tỉ lệ người phóng uế bừa bãi ra mơi
trường tỉ lệ thuận với việc tăng chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi đồng thời cải thiện việc
người dân được tiếp cận với tình trạng vệ sinh tốt đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tăng chiều cao của trẻ [22]. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2014 cũng
khẳng định, chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam được tiếp
cận với việc sử dụng nhà tiêu HVS cao hơn 3,7cm so với những trẻ dưới 5 tuổi sống
ở những nơi mà mọi người sử dụng nhà tiêu không HVS [4].
Như vậy, việc sử dụng nhà tiêu HVS là biện pháp tốt nhất để quản lý phân



7

người, cắt đứt đường truyền phân - miệng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa
các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.2. Thực trạng nhà tiêu HGĐ HVS
1.2.1. Thực trạng nhà tiêu HGĐ HVS trên thế giới
Trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
quốc (UNICEF) năm 2015 cho thấy có 13% dân số thế giới vẫn còn đi tiêu bừa bãi.
Các nước kém phát triển tỷ lệ người dân đi tiêu bừa bãi là 20%, các nước đang phát
triển thì tỷ lệ người dân đi tiêu bừa bãi chiếm tỷ lệ 16%. Các quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á là 11%, Bắc Phi 2%, Châu Mỹ La tinh 1%, Đơng Á 3%. Trong đó 25%
người dân sống ở khu vực nông thôn đi tiêu bừa bãi. Từ năm 1990 đến năm 2015 đã
có 2,1 tỷ người được tiếp cận với nhà tiêu được cải thiện. Bên cạnh đó vẫn cịn 2,4 tỷ
người vẫn sử dụng nhà tiêu kém vệ sinh, trong số này có 946 triệu người vẫn phóng
uế bừa bãi [20].
Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS tại các nước phát triển cao hơn các nước đang phát
triển.Tại các nước Singapore, Đức, Pháp, Nhật Bản, 100% HGĐ có nhà tiêu HVS.
Trong khi đó, tại Ấn Độ chỉ có 35% HGĐ có nhà tiêu HVS. Ở Thái Lan, gần 100%
người dân được tiếp xúc với nhà tiêu HVS. Ở Indonesia, tỷ lệ người dân thành thị
được sử dụng nhà tiêu HVS là 64%, còn ở nông thôn là 42%. Tại Campuchia, 62%
người dân thành thị được sử dụng nhà tiêu HVS trong khi chỉ có 10% số dân nông
thôn tiếp cận được với nhà tiêu HVS [19].
1.2.2. Thực trạng nhà tiêu HGĐ HVS tại Việt Nam
Thực trạng nhà tiêu HVS tại các khu vực nông thôn vẫn tồn tại nhiều thách thức
như tỷ lệ tiếp cận nhà tiêu HVS, thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân, nhận thức về xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS cịn thấp, chưa có sự quan tâm, vào cuộc
của các cấp chính quyền, nguồn vốn dùng cho công tác vệ sinh môi trường mới đáp
ứng được 30% so với yêu cầu [14]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương
và Lê Thị Thanh Hương năm 2015 tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, An
Giang và Đồng Tháp cho thấy thực trạng phóng uế bừa bãi tại các HGĐ có trẻ em

dưới 5 tuổi tại các xã thuộc 5 tỉnh điều tra còn khá cao (25%). Những xã được hưởng
can thiệp CLTS (Community-led Total Sanitation) có tỉ lệ phóng uế bừa bãi (15,8%)


8

thấp hơn rõ rệt các xã không được hưởng can thiệp (34,4%, p < 0,01) [9].
Theo báo cáo đánh giá kết quả hợp phần vệ sinh nông thôn của Cục quản lý
mơi trường, tỷ lệ HGĐ nơng thơn có nhà tiêu HVS qua các năm từ 2012 - 2015
như sau:
66

65

64
62

62
60

60
58

57

56
54
52
2012


2013

2014

2015

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ HGĐ nơng thơn có nhà tiêu HVS qua các năm
từ 2012-2015
(Nguồn: từ Cục Quản lý môi trường)
Tính bình qn, mỗi năm tỷ lệ nhà tiêu HVS ở các tỉnh tăng lên từ 2-3%. Tỷ lệ
nhà tiêu HVS năm 2015 tăng so với năm 2012 cao nhất ở Đồng Tháp và Tây Ninh
(tăng 25,5%), Đắk Nông (tăng 24,4%), Sóc Trăng (tăng 24%), An Giang (tăng
23,9%), Vĩnh Phúc (tăng 23,1%), Hịa Bình (tăng 21,9%). Ngược lại, tỉnh có tỷ lệ
nhà tiêu HVS năm 2015 tăng ít nhất so với năm 2012 là TP Hồ Chí Minh (tăng 0%)
và Bình Dương (tăng 0,1%) vì tỷ lệ nhà tiêu HVS ở các tỉnh này đã rất cao và bão
hòa. Tỷ lệ nhà tiêu HVS năm 2015 ở Phú Thọ giảm 2,3% so với năm 2012 và giảm
10,3% so với năm 2014 vì năm 2015, TTYTDP đã đánh giá nhà tiêu hộ gia đình chặt
chẽ theo đúng các tiêu chí HVS của Bộ Y tế và đã loại bỏ nhiều nhà tiêu đã xuống
cấp không hợp vệ sinh [15].


9

100
86.2

90

79.5


80
70
60

71.7
65

64.2

60.9

57.7

59.7

50
40

30
20
10
0
Tồn quốc Miền núi
phía Bắc

ĐB sơng
Hồng

Bắc TB


DH nam
TB

Tây
Đơng nam ĐB sơng
Ngun
bộ
Cửu Long

Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ HGĐ nơng thơn có NT HVS theo vùng sinh thái năm 2015
(Nguồn: từ Cục Quản lý mơi trường)
Tính chung cho tồn quốc, đến hết tháng 12 năm 2015, 65% HGĐ khu vực nông
thôn Việt Nam có nhà tiêu HVS. Nếu xét riêng theo từng vùng sinh thái và từng tỉnh
thì khơng phải tất cả các vùng sinh thái và các tỉnh đều có tỷ lệ nhà tiêu HGĐ nông
thôn HVS đạt 65%. Chỉ có 3 vùng sinh thái đạt mục tiêu là tỷ lệ HGĐ nơng thơn có
nhà tiêu HVS đạt từ 65% trở lên. Đó là Đơng Nam Bộ (86,2%), Đồng bằng sơng
Hồng (79,5%) và Dun hải nam trung bộ (71,7%). Cịn 4 vùng sinh thái không đạt
là Bắc trung bộ (64,2%), Tây Nguyên (60,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (59,7%)
và miền núi phía Bắc (57,7%) [15].
Nhiều chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường đang thực hiện ở Việt
Nam, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện chính
sách an sinh và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội [16]. Đến năm 2017, tỷ lệ nhà
tiêu HGĐ HVS có tăng, tuy nhiên không đáng kể. Tỷ lệ của một số khu vực như Đơng
Nam Bộ khơng có sự thay đổi; dun hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và
Tây Nguyên tăng từ 0,1 - 0,5%. So với những khu vực khác, miền núi phía Bắc và
đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ tăng cao hơn so với các khu vực khác. Cụ thể:
Miền núi phía Bắc tăng 1,5% từ 54% (2016) lên 55,5% (2017); đồng bằng sông Cửu
Long tăng 2,3% từ 51,9% (2016) lên 55,3% (2017) [1].



10

1.2.3. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS trong
một số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của Lưu Văn Trị (năm 2018) tại huyện Bắc Ái, Ninh Thuận
cũng chỉ ra tỷ lệ nhà tiêu HGĐ HVS về xây dựng là 16,3%, HVS về bảo quản và sử
dụng là 13,5%, HVS về xây dựng, sử dụng và bảo quản là 14,2% [12].
Nghiên cứu được tiến hành trên 481 HGĐ có nhà tiêu HVS tại xã Dũng Phong,
huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình, năm 2018 cho thấy có 4 loại nhà tiêu HVS đang
được sử dụng, trong đó nhà tiêu tự hoại chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp theo nhà
tiêu khô nổi (39,2%); 2 loại chiếm tỷ lệ rất thấp là nhà tiêu khơ chìm (4,8%) và nhà
tiêu thấm dội nước (3,9%). Thực trạng chất lượng sử dụng từng loại nhà tiêu HVS
theo QCVN 01:2011/BYT tại các HGĐ đạt được rất cao (95,4%), trong đó nhà tiêu
tự hoại chiếm 98,8 %, nhà tiêu khô nổi chiếm 92,8%, nhà tiêu khơ chìm chiếm 91,7%
và nhà tiêu thấm dội nước chiếm 85,7 % [3].
Nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng nhà tiêu HVS trong
cộng đồng dân cư được thực hiện trên cỡ mẫu 1.240 HGĐ tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon
Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ có 28,5% số HGĐ tham gia nghiên cứu được tiếp cận với nhà tiêu HVS; 40,8%
có nhà tiêu nhưng khơng HVS và 30,7% khơng có nhà tiêu [5].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản
nhà tiêu HVS
1.3.1. Các yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng nhà tiêu HVS
Tiếp cận dịch vụ cung ứng vệ sinh, tính sẵn có của dịch vụ vệ sinh, chi phí
xây dựng nhà tiêu HVS, điều kiện địa hình và thợ xây lành nghề:
Trong nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu HVS của HGĐ và các yếu tố
liên quan tại huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình năm 2015 của Trần Phúc Quỳnh cũng chỉ
ra rằng những HGĐ có chi phí xây dựng nhà tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế có
nhà tiêu HVS cao gấp 8,9 lần so với những HGĐ có chi phí xây dựng nhà tiêu khơng
phù hợp với điều kiện kinh tế [11].

Nghiên cứu của Cao Thị Hòa nghiên cứu áp dụng các loại nhà tiêu HVS cho
HGĐ Dao tại xã Chân Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang năm 2016 theo


11

hướng bền vững thì đa số người dân tộc Dao chưa được tiếp cận với các dịch vụ cung
ứng nhà tiêu HVS. Đây là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ xây dựng nhà tiêu
HVS tại khu vực này còn thấp [4].
Trong nghiên cứu của Cao Thị Hòa năm 2016 cũng chỉ ra rằng một trong những
rào cản làm người dân nản lịng khơng muốn xây dựng nhà tiêu là do điều kiện địa
hình xa xơi, khó đi lại, khó vận chuyển vật liệu xây dựng [4].
- Tình trạng kinh tế:
Nghiên cứu của Trần Phúc Quỳnh về thực trạng sử dụng nhà tiêu HVS của HGĐ
và các yếu tố liên quan tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, năm 2015. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc xây dựng, sử dụng và
bảo quản nhà tiêu HVS với tình trạng kinh tế của người dân với p < 0,05, theo đó
những người có tình trạng kinh tế khơng nghèo thì việc thực hành xây dựng, sử dụng
và bảo quản nhà tiêu chiếm tỷ lệ 58,8% cao hơn so với những người có tình trạng
kinh tế nghèo chiếm 6,5% [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sỹ về đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến mức độ bao phủ nhà tiêu HVS của người dân xã Tân Cơ, huyện Tân Hồng,
tỉnh Đồng tháp năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa điều
kiện kinh tế và việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS, những người thu
nhập cao thì việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS cao gấp 3,28 lần
những người có thu nhập thấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,04 [12].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh
Thuận, An Giang, Đồng Tháp năm 2015 thực hiện trên cỡ mẫu 1.240 HGĐ cho thấy
một số yếu tố liên quan tới thực trạng sử dụng nhà tiêu HVS như điều kiện kinh tế
của HGĐ (p < 0,05) [5].

Kết quả nghiên cứu trên 481 HGĐ tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình năm 2018 cũng cho thấy có mối liên quan đến sử dụng nhà tiêu HVS với
điều kiện kinh tế HGĐ (p < 0,05) [3].
- Các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà tiêu:
Nghiên cứu của Lưu Văn Trị (năm 2018) tại huyện Bắc Ái, Ninh Thuận cho
thấy yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS


12

với HGĐ nhận được chính sách hỗ trợ xây dựng nhà tiêu (p < 0,05) [17].
- Tiếp cận thông tin về nhà tiêu HVS:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sỹ năm 2016 về đánh giá thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến mức độ bao phủ nhà tiêu HVS của người dân xã Tân Cơ, huyện Tân
Hồng, tỉnh Đồng tháp năm 2016 chỉ ra rằng có mối liên quan giữa những người được
tiếp cận thông tin về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS thì có nhà tiêu
HVS cao gấp 4,1 lần so với những người khơng được tiếp cận với thơng tin, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01 [12].
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS.
- Nhóm tuổi, giới tính, dân tộc:
Theo nghiên cứu của Trần Phúc Quỳnh năm 2015 có mối liên quan giữa độ tuổi
và việc sử dụng bảo quản nhà tiêu HVS, nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ sử dụng bảo
quản nhà tiêu HVS càng thấp, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [11].
Trong nghiên cứu cứu của Phạm Quốc Bảo năm 2016 cho thấy có mối liên quan
giữa tuổi và việc sử dụng nhà tiêu HVS, tuổi càng cao thì tỷ lệ sử dụng và bảo quản
nhà tiêu HVS càng thấp và mối liên quan giữa giới tính của đối tượng nghiên cứu và
việc sử dụng bảo quản nhà tiêu HVS, tỷ lệ nhà tiêu được sử dụng và bảo quản HVS
ở nam giới thấp hơn nữ giới, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [2].
Trong nghiên cứu của Trần Phúc Quỳnh năm 2015 chỉ ra rằng có mối liên quan
giữa yếu tố dân tộc và việc sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS, có sự khác nhau giữa

các dân tộc trong việc sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS, có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05 [11].
- Học vấn:
Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế đến cuối năm 2014 số HGĐ
khơng có nhà tiêu tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, Miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên và các vùng dân tộc thiểu số, người nghèo, người có trình độ học
vấn thấp, người dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng ít có cơ hội tiếp cận với nhà
tiêu HVS so với người không nghèo, người học vấn cao, người Kinh, người sống ở
vùng đồng bằng, trung du [14].
- Nghề nghiệp:


13

Nguyễn Văn Sỹ khi nghiên cứu đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến mức độ bao phủ nhà tiêu HVS của người dân xã Tân Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh
Đồng tháp năm 2016 cũng cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và việc thực
hành sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS. Những người nghề nghiệp thuộc nhóm cán bộ
viên chức thì việc sử dụng, bảo quản nhà tiêu HVS cao gấp 2,1 lần so với các nhóm
nghề nghiệp khác sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001[12].
Nghiên cứu tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp
năm 2015 thực hiện trên cỡ mẫu 1.240 HGĐ cho thấy một số yếu tố liên quan tới thực
trạng sử dụng nhà tiêu HVS là nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05) [5].
- Kiến thức về nhà tiêu HVS:
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu kiến thức của người dân
trong việc sử dụng nhà tiêu HGĐ. Các nghiên cứu hầu hết đánh giá sự hiểu biết của
người dân về các loại nhà tiêu HVS, tác hại về sức khỏe do sử dụng nhà tiêu không
HVS gây nên cũng như kiến thức về sử dụng, bảo quản nhà tiêu.
Trong nghiên cứu của Cao Thị Hòa năm 2016 cũng chỉ ra rằng các hộ dân khơng
có kiến thức phòng chống một số bệnh khi sử dụng nhà tiêu không HVS và cũng

không hiểu rõ tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không HVS gây ra [4].
- Tiếp cận thông tin về sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sỹ năm 2016 về đánh giá thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến mức độ bao phủ nhà tiêu HVS của người dân xã Tân Cơ, huyện Tân
Hồng, tỉnh Đồng tháp năm 2016. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa
những người được tiếp cận thông tin về sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS thì có nhà
tiêu HVS cao gấp 4,1lần so với những người khơng được tiếp cận với thơng tin, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01[12].
- Thói quen sử dụng phân người để bón ruộng, ni cá:
Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Sỹ tại huyện Tân Cơ, tỉnh Đồng Tháp (năm
2016) cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà
tiêu HVS thấp là do thói quen sử dụng phân người để nuôi cá của người dân [12].
- Nguồn nước sinh hoạt:
Trong báo cáo của Cục quản lý môi trường Bộ Y tế (năm 2016) về đánh giá tác


14

kết quả thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015
cho thấy tỷ lệ nhà tiêu HVS tỷ lệ thuận với độ bao phủ nguồn nước [15].
1.4. Thông tin về xã Sông Khoai
Sông Khoai là một xã nơng thơn nằm ở phía Bắc thị xã Quảng Yên với nền kinh
tế kém phát triển, có diện tích 18,39 km2 với 3741 hộ, là một xã nơng nghiệp, nghề
chính của người dân là trồng trọt và chăn nuôi, nghề phụ là nuôi trồng thủy sản, thu
nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 1,5%. Tại
xã còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhiều thói quen vệ sinh môi trường
kém, chậm thay đổi [8].Theo báo cáo của Trạm Y tế xã năm 2018, tồn xã khơng cịn
hộ nào khơng có nhà tiêu, loại hì nh nhà tiêu HGĐ sử dụng gồm 3 loại là tự hoại,
thấm dội và hai ngăn. Tỷ lệ nhà tiêu HVS đạt 72% trong đó tỷ lệ nhà tiêu HVS ở thơn
cao nhất đạt 86% cịn thơn thấp nhất đạt 54%, tỷ lệ nhà tiêu HVS cao nhất là tự hoại

đạt 100% [7]. Tuy nhiên, số liệu báo cáo thống kê này chưa thật sự là số liệu đáng tin
cậy [18].Vì vậy, nghiên cứu của học viên là cần thiết để đánh giá chính xác thực trạng
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ HVS tại xã và yếu tố nào liên quan đến
thực trạng này từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp cho chính quyền địa phương, đơn
vị y tế trên địa bàn có những giải pháp can thiệp hiệu quả và thiết thực hơn góp phần
tăng tỷ lệ nhà tiêu HGĐ HVS tại xã.


1

1.5. Khung lý thuyết (Xây dựng dựa trên tình hình tại địa phương và các nghiên
cứu trước đây [12],[11],[17])
Xây dựng, sử dụng, bảo quản
nhà tiêu HGĐ hợp vệ sinh

Các yếu tố ảnh

Các yếu tố ảnh

Các yếu tố ảnh

hưởng tới XD nhà

hưởng tới XD, SD,

hưởng tới SD, BQ

BQ nhà tiêu HGĐ

nhà tiêu HGĐ HVS


tiêu HGĐ HVS

HVS vệ sinh
- Các chính sách hỗ

- Tuổi, giới, dân tộc.

trợ xây dựng nhà tiêu.

- Nghề nghiệp.

- Tiếp cận các dịch vụ

- Trình độ học vấn.

cung ứng sản phẩm

- Nguồn nước sinh

vệ sinh.

hoạt.

-Tính sẵn có của các
dịch vụ cung ứng sản

Tiếp cận thông tin về
nhà tiêu hợp vệ sinh.


-Tập quán sử dụng
phân người bón ruộng,

phẩm vệ sinh.

ni cá.

- Tình trạng kinh tế

- Kiến thức về nhà tiêu

gia đình.

hợp vệ sinh.

- Kinh phí xây dựng
nhà tiêu.
- Điều kiện địa hình.


×