Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 105 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Trang
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1</b>
<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay ... 2</b>
<b>3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ... 7</b>
<b>4. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ... 8</b>
<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 10</b>
<b>1.1. Khái niệm Đạo Mẫu và các vận động của giới học thuật ... 14</b>
<b>1.2. Nhận thức chung của xã hội Việt Nam đƣơng đại về Đạo Mẫu ... 20</b>
<b>1.3. Đạo Mẫu trong mối quan hệ giữa học giới và giới bình dân, và thiếu vắng </b>
<b>sự quan tâm tới giới trẻ ... 24</b>
<b>Tiểu kết ... 26</b>
<b>2.1. Trƣờng hợp về các em học sinh Trung học Phổ thông thiết kế bợ phong bao </b>
<b>lì xì chủ đề Tứ bất tử (từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019)... 27</b>
2.1.1. Thơng tin chung ... 28
2.1.2. Q trình lên ý tưởng, chọn chủ đề ... 30
2.1.3. Quá trình thiết kế ... 31
<b>2.2. Một số nghệ sĩ trẻ sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm với mục </b>
<b>đích đƣa Đạo Mẫu lại gần cợng đồng hơn ... 36</b>
2.2.1. Trường hợp ca sĩ Hồng Thùy Linh vận dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào ca
khúc “Tứ Phủ” (công bố và liền gây tiếng vang vào tháng 8 năm 2019) ... 36
a, Thông tin chung ... 38
b, Quá trình tái thiết sự nghiệp ca hát của Hoàng Thùy Linh: ... 38
c, Thành công vang dội của ca khúc “Tứ Phủ” ... 40
d, Bàn luận ... 43
2.2.2. Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My trình bày hiểu biết về
Đạo Mẫu thông qua bộ lịch “Việt Tứ Phủ” ... 47
a, Thông tin chung ... 48
b, Quá trình lên kế hoạch, tạo tác sản phẩm ... 51
c, Đăng kí bản quyền cho bộ lịch Việt Tứ Phủ ... 57
d, Bàn luận ... 57
<b>2.3. Trƣờng hợp nghiên cứu về mợt cặp thầy trị cùng phụng sự Đạo Mẫu ở đền </b>
<b>Phúc Khánh (số 62, tổ 14, ngõ 230, phố Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận </b>
Hai Bà Trưng, Hà Nội) ... 59
2.3.1. Thông tin chung ... 59
a, Thơng tin về thầy Hồng Đức Trí ... 59
b, Thơng tin về đệ tử Trương Xuân Hiếu (anh Mèo) ... 63
c, Thông tin về ngôi đền tư mang tên “Phúc Khánh linh từ” ... 64
2.3.2. Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh ... 66
b, Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh của đệ tử Hiếu ... 70
2.3.3. Quan điểm, nhận thức về Đạo Mẫu của thầy Trí và đệ tử ... 72
a, Quan điểm của thầy Trí ... 72
b, Quan điểm của anh Hiếu ... 74
2.2.4. Bàn luận ... 76
<b>Tiểu kết ... 77</b>
<b>3.1. Tổng quan về mối quan hệ hiện tại giữa giới trẻ và Đạo Mẫu ... 79</b>
<b>3.2. Các xu hƣớng chính trong nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ ... 81</b>
3.2.1. Trải nghiệm Đạo Mẫu bằng chính cuộc sống thành thực trong hiện tại của
bản thân ... 81
3.2.2. Chủ động đưa Đạo Mẫu vào sáng tạo nghệ thuật hướng đến giới trẻ ... 83
3.2.3. Từng bước mạnh dạn đưa Đạo Mẫu đến với không gian trường học ... 84
<b>3.3. Một số gợi ý về bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu gắn với giới trẻ ... 84</b>
<b>Tiểu kết ... 86</b>
Ảnh 2.1: Bộ phong bao lì xì "Tứ Bất Tử" gồm 4 chiếc do học sinh Trung học Phổ
thông thuộc HTGDCLC-NBK-CG thiết kế (mặt trước). ... 28
Ảnh 2.2: Mặt sau của ba phong bao lì xì kèm theo thuyết minh về ba vị thánh lần lượt
là Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Sơn Tinh. ... 31
Ảnh 2.3: Các bản vẽ phác thảo trong quá trình chế tác sản phẩm của các em học sinh 32
Ảnh 2.4: Cận cảnh mặt trước và sau của phong bao lì xì có hình Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, ở mặt sau có thuyết minh về nhân vật này ... 33
Ảnh 2.5: Chân dung Chủ tịch Hội đồng Quản Trị - Nhà sáng lập của trường là Tiến sĩ
Ảnh 2.6: Ảnh nền của ca khúc Tứ Phủ. ... 37
Ảnh 2.7: Ảnh nền của ca khúc Để Mị nói cho mà nghe... 39
Ảnh 2.8: Ảnh trích từ ca khúc Tứ Phủ. ... 41
Ảnh 2.9: Hồng Thùy Linh hóa thân thành Cơ Ba Thoải. ... 42
Ảnh 2.10: Tạo hình phục trang của Hoàng Thùy Linh trong Tứ Phủ. ... 44
Ảnh 2.11: Ảnh nền ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn của ca sĩ Tân Nhàn. ... 46
Ảnh 2.12: Ảnh bìa bộ lịch Việt Tứ Phủ của họa sĩ Nguyễn Trà My. ... 47
Ảnh 2.13: Chân dung Cô My. ... 49
Ảnh 2.14: Những bức tranh vẽ của Cô My. ... 50
Ảnh 2.15: Các ấn phẩm đã được xuất bản của Cô My. ... 51
Ảnh 2.16: Các bức tranh trong bộ lịch Việt Tứ Phủ. ... 53
Ảnh 2.17: Bộ lịch để bàn phong cách Chibi và bộ lì xì Việt Tứ Phủ. ... 56
Ảnh 2.18: Bức tranh Chầu Lục do Cô My ở dạng tranh vẽ và phong bao lì xì. ... 56
Ảnh 2.19: Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và dịng khẳng định quyền tác
giả của Cơ My. ... 57
Trong phần này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày năm điểm sau: tính cấp thiết của
đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay, mục tiêu nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu.
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
<i>Đạo Mẫu, với các tên gọi khác như Đạo Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ (Đạo Mẫu Tam </i>
<i>Phủ, Đạo Mẫu Tứ Phủ, Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ), tín ngưỡng Tam Phủ Tứ Phủ (tín </i>
ngưỡng Tam Phủ, tín ngưỡng Tứ Phủ, tín ngưỡng Tam Tứ Phủ), đang là một chủ đề
mang tính thời sự trong học thuật nói riêng và dư luận xã hội Việt Nam nói chung.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều học giả nghiên cứu về Đạo Mẫu, nhưng
hầu như còn thiếu vắng sự quan tâm tới mối quan hệ qua lại giữa Đạo Mẫu và giới trẻ.
Các nhà nghiên cứu tựa như chỉ tập trung giải thích nguồn gốc, lịch sử hình thành, các
phong tục tập quán cổ xưa gắn nhiều với lớp người có tuổi từ góc nhìn học thuật, mà
chưa thực sự quan tâm đến nhận thức cũng như sự tham gia của giới trẻ hiện nay vào
thực hành Đạo Mẫu. Đồng thời, bản thân Đạo Mẫu với tư cách là một thực thể văn hóa
xã hội lại cũng tựa ở cách xa với giới trẻ, có một khoảng cách nào đó và khơng thu hút
được sự quan tâm của họ.
<i>Với nhận thức vấn đề như trên, chúng tôi chọn đề tài Nhận thức về Đạo Mẫu </i>
<i>của giới trẻ Hà Nội hiện nay để thực hiện luận văn thạc sĩ. Chúng tôi chủ yếu dựa vào </i>
tư liệu điền dã dân tộc học có được từ những nghiên cứu trường hợp, để từ đó, có một
cái nhìn cụ thể về thực trạng nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ ở địa bàn Hà Nội.
Luận văn cũng sẽ đưa ra một số gợi ý mang tính học thuật nhằm góp phần bảo tồn và
phát huy Đạo Mẫu trong tương lai.
<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay </b>
Từ năm 1986, nhờ chính sách Đổi Mới, các cơng trình viết về tín ngưỡng dân
gian Việt Nam lần lượt được xuất bản mới hoặc tái bản, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam Tứ Phủ trở thành tâm điểm của giới học thuật và báo chí. Có thể kể đến các tác
giả tiêu biểu sau đây.
Chủ đề tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Tứ Phủ nói riêng, cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các học giả nước ngoài.
Hai trong số đó là tác giả Philip Taylor và Endres [Philip Taylor 2004, 2007; Kirsten
W. Endres 2011]. Các tác phẩm này, về tổng thể thì chỉ tập trung mơ tả về hệ thống các
tín ngưỡng dân gian, tôn giáo sơ khai xuất hiện ở trên lãnh thổ Việt Nam, và có đề cập
<i>tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam đã xuất bản năm 1996. Ông cho rằng: </i>
“Phần lớn các kiệt tác nghệ thuật đã được gợi hứng và bảo dưỡng
bởi tơn giáo”; (...) “tín ngưỡng tơn giáo làm thăng hoa văn hóa dân
tộc và là một biểu hiện sâu đậm của văn hóa dân tộc” [Chu Quang
Trứ 1996: 5-6].
Trên đây là tác giả trong nước và ngoài nước tiêu biểu nhất của giai đoạn những
thập niên cuối thế kỉ XX. Bước sang đầu thế kỉ XXI thì tình hình nghiên cứu thêm sơi
động, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lớp kế cận. Có thể kể đến các học giả
như Nguyễn Thị Hiền, Phạm Quỳnh Phương, Chu Xuân Giao, Nguyễn Thị Yên,
Nguyễn Ngọc Mai, Bùi Trọng Hiền, Vũ Thị Tú Anh, Giang Nguyệt Ánh, Mai Thị
Hạnh, Nguyễn Hữu Thụ,…
Gần đây, tác giả Nguyễn Hữu Thụ tiếp cận Đạo Mẫu theo phương diện triết học.
Ơng xem Đạo Mẫu như một hình thái ý thức xã hội, bởi vì dưới góc độ triết học, sự
<i>Trong tác phẩm Nghi lễ lên đồng – Lịch sử và giá trị xuất bản năm 2013, tác giả </i>
Nguyễn Ngọc Mai cũng đã đưa ra nhận định riêng của mình về Đạo Mẫu. Bà cho rằng:
tơn giáo, vừa đồng đẳng với nhiều Đạo khác của con người”; (...)
<i>“sử dụng khái niệm thờ Mẫu hay Đạo Mẫu đều hàm nghĩa là một </i>
tôn giáo mang tính bản địa chứ khơng có sự phân biệt gì” [Nguyễn
Ngọc Mai 2013 : 42-43].
Một chuỗi sự kiện quan trọng liên quan đến Đạo Mẫu đã diễn ra vào thập niên
thứ hai của thế kỉ XXI. Đó là, sau mấy chục năm chuẩn bị của học giới và của Nhà
<i>nước, cuối năm 2012, Nghi lễ Chầu văn của người Việt đã được Bộ Văn hóa, Thể thao </i>
<i>và Du lịch đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt 1, loại hình </i>
<i>Tập qn xã hội và tín ngưỡng (theo Quyết định 5079/QĐ-BVHTTDL</i>1). Đặc biệt, vào
ngày 1 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản
Văn hóa Phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO2<i><sub>, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu </sub></i>
<i>Tam phủ của người Việt (với tiêu đề tiếng Anh là Practices related to the Việt beliefs in </i>
<i>the Mother Goddesses of Three Realms) đã chính thức được UNESCO ghi danh vào </i>
<i>Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại (nguyên tiếng Anh là </i>
<i>Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity) [Tài liệu mạng - </i>
<i>Cục Di sản văn hóa 2016; UNESCO-ICH 2016a, 2016b]. </i>
<i>Sau khi Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được </i>
UNESCO vinh danh vào cuối năm 2016, các hoạt động liên quan đến Đạo Mẫu đã trở
1<sub> Nghi lễ Chầu văn của người Việt (hát chầu văn, hát văn) hiện đang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia </sub>
thuộc về lĩnh vực Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Bên cạnh việc có sự ra đời và phát triển gắn liền với Đạo Mẫu,
nghi lễ này cịn đóng vai trị là một hình thức biểu đạt văn hóa, tín ngưỡng phức hợp. Trong sinh hoạt tâm linh
của Đạo Mẫu, nghi lễ Chầu văn được kết hợp với nghi lễ hầu đồng và được thể hiện bởi cung văn, thủ nhang, hầu
dâng và chính những thanh đồng, tại các địa điểm gắn với Đạo Mẫu (đền, điện, phủ, miếu, chùa,…). Hát chầu
văn có nhiều hình thức khác nhau như: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu, hát thi…
2<sub> Phiên họp này diễn ra tại thành phố Addis Ababa thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia. Đoàn đại </sub>
<i>Học giả Chu Xuân Giao, qua trang blog cá nhân Giao Blog (hoạt động từ 2013 </i>
<i>trên nền tảng blogspot và từ 2008 trên nền tảng Yahoo), có lẽ là người điểm tin và bình </i>
luận sớm nhất về các hiện tượng giới trẻ tích cực sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào
môi trường giáo dục phổ thông, vào nghệ thuật đại chúng. Ông đã đưa tin về sự kiện
nhóm học sinh năng khiếu trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) thiết kế bộ
<i>tranh Tứ bất tử (trong đó có hình tượng Cơng chúa Liễu Hạnh) vào đầu năm 2019. Ơng </i>
cũng đã nhiệt tình ủng hộ sự thể hiện tươi mới và đầy sáng tạo của ca sĩ Hoàng Thùy
<i>Linh trong MV mang tên Tứ Phủ vào tháng 8 năm 2019, hay sự trình diễn xuất sắc của </i>
<i>ca sĩ Tân Nhàn trong ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn vào tháng 9 năm 2019 [Tài liệu </i>
mạng - Chu Xuân Giao 2019a, 2019b, 2019c]. Đây là học giả đang tiếp bước công việc
Vào cuối năm 2019, trong bài viết “Sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng và những
<i>vấn đề đặt ra” trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Yên </i>
<i>cũng đề cập tới nhóm vấn đề mà chúng tôi bàn luận trong luận văn này, đó là phương </i>
<i>thức bảo tồn Đạo Mẫu thơng qua sự khai thác chất liệu của của các nghi lễ thuộc về </i>
3
<i>tín ngưỡng này để phục vụ cho việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật. Theo tác giả, </i>
phương thức này “là một hình thức khai thác các chất liệu văn hóa nghệ thuật đặc thù
để làm cơ sở sáng tác các tác phẩm nghệ thuật mới mang âm hưởng của nghi lễ hầu
đồng (một nghi lễ thuộc về Đạo Mẫu)”. Tác giả cũng đã bàn luận đôi chút về giới trẻ,
<i>tiêu biểu là ca sĩ Hoàng Thùy Linh với ca khúc Tứ Phủ, ca sĩ nhí Nguyễn Thiện Nhân </i>
<i>với tiết mục chầu văn Cơ Đơi Thượng Ngàn trong chương trình Giọng hát Việt nhí năm </i>
<i>2014, tiết mục ảo thuật Bà Chúa Thượng Ngàn của thí sinh Đinh Phương Liên trong </i>
<i>chương trình Ảo thuật siêu phàm năm 2018. Tác giả nhận định rằng việc khai thác chất </i>
“Là một việc làm cần khuyến khích, qua đó góp phần kích thích sự
đổi mới, sáng tạo và cách tân trong các phong cách nghệ thuật, tạo
nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc cho nền nghệ thuật nước
nhà”; (...) “đòi hỏi người nghệ sĩ phải thực sự hiểu biết về đối tượng
khai thác, tránh việc hiểu chưa thấu đã “sáng tạo” dẫn đến những
khen chê trái chiều” [Nguyễn Thị Yên 2019 : 17].
Các ý kiến của học giới, như của Chu Xuân Giao và Nguyễn Thị Yên trên đây,
mới chỉ xuất hiện rất gần đây và cũng mới chỉ thoáng qua hay mang tính gợi ý mà thơi.
Bởi vậy, có thể nói rằng, cho tới nay, Đạo Mẫu đã và đang được nghiên cứu từ nhiều
góc nhìn khác nhau (văn hóa dân gian, tôn giáo học, triết học, văn học, mĩ thuật
học,...), nhưng đang còn thiếu vắng những nghiên cứu cơ bản về giới trẻ với Đạo Mẫu,
nhận thức của giới trẻ về Đạo Mẫu, vai trò của giới trẻ với tương lai của Đạo Mẫu.
<b>3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu </b>
Với ý nghĩa là một nghiên cứu trực tiếp đầu tiên về mối quan hệ giữa giới trẻ và
<b>Đạo Mẫu, luận văn này có ba mục tiêu chính sau đây. </b>
<i>1. Qua tổng quan tư liệu văn bản, luận văn sẽ thử đưa ra một bức tranh tổng </i>
2. Qua điều tra điền dã với các trường hợp nghiên cứu, kết hợp với phân tích tư
liệu văn bản, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng về sự nhận thức của giới trẻ đối với Đạo
Mẫu. Các nghiên cứu trường hợp sẽ trình bày về sự nhận thức của giới trẻ trên các
phương diện giáo dục, sáng tạo nghệ thuật và đời sống cá nhân. Đây là nội dung chính
<i>thức của giới trẻ trong địa bàn thành phố Hà Nội hiện như thế nào?”. </i>
3. Cuối cùng, luận văn sẽ đưa ra một số gợi ý mang tính học thuật nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị của Đạo Mẫu thông qua giới trẻ. Nội dung này trả lời
<i>cho câu hỏi mang tính ứng dụng là “Làm thế nào để khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về </i>
<i>tín ngưỡng dân gian nói chung và Đạo Mẫu nói riêng? Hướng bảo tồn, gìn giữ nào là </i>
<i>phù hợp nhất?”. </i>
<b>4. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu </b>
<i>Thuật ngữ giới trẻ mà chúng tôi sử dụng trong khuôn khổ luận văn là để chỉ </i>
thanh thiếu niên ở độ tuổi khoảng từ 16 - 30 tuổi. Chúng tôi vận dụng linh hoạt qui
<i>định về tuổi của Luật thanh niên năm 2005. Cụ thể là, Điều 1 thuộc Chương 1 của luật </i>
<i>này có hướng dẫn : “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ </i>
mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [Tài liệu mạng - Quốc hội 2005]. Do có trường hợp
các em học sinh Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa đủ 16 tuổi, và
trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh thì hơn 30 tuổi một chút, nên chúng tơi vận dụng
<i>linh hoạt như trên, tức là, thanh thiếu niên ở độ tuổi khoảng từ 16 đến 30 tuổi. Hạn </i>
dưới có thể là gần 16 tuổi, hạn trên có thể là hơn 30 tuổi một chút.
<i>nhận thức chung của xã hội đương đại về Đạo Mẫu. Chương này giới thuyết khái </i>
niệm Đạo Mẫu qua tư liệu văn bản. Đồng thời, qua phân tích tư liệu xuất bản trên
giấy và tư liệu xuất bản trên mạng, sẽ dựng lên một bức tranh về nhận thức chung của
<i><b>Chƣơng 2: NHẬN THỨC VỀ ĐẠO MẪU CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI - Những nghiên </b></i>
<i>cứu trường hợp. Chương này trình bày và phân tích tư liệu điền dã thu thập được từ </i>
các nghiên cứu trường hợp để chỉ ra thực trạng nhận thức của giới trẻ Hà Nội về Đạo
Mẫu ở thời điểm hiện tại. Các nghiên cứu trường hợp, với các đối tượng nghiên cứu
<i>cụ thể, được trình bày lần lượt như sau. </i>
2.1. Trường hợp về các em học sinh Trung học Phổ thông thiết kế bộ phong bao
<i>lì xì chủ đề Tứ bất tử (từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019). Một phong bao trong bộ </i>
<i>đó có thể hiện hình tượng Cơng chúa Liễu Hạnh kèm theo lời thuyết minh về ngài. </i>
Đây khơng chỉ là một trường hợp mang tính chất tiên phong trong việc ứng dụng Đạo
<i>Mẫu vào hoạt động ngoại khóa của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hệ thống Giáo dục </i>
<i>Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, từ đây sẽ viết tắt là </i>
HTGDCLC-NBK-CG) mà còn chỉ ra rằng Đạo Mẫu ln có sức hấp dẫn to lớn với giới trẻ, có
điều trước nay chưa được quan tâm đúng mức mà thôi.
2.2. Một số nghệ sĩ trẻ sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm với mục
đích đưa Đạo Mẫu lại gần cộng đồng hơn.
2.2.1. Trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh vận dụng chất liệu của Đạo Mẫu
<i>vào ca khúc Tứ Phủ (công bố và liền gây tiếng vang vào tháng 8 năm 2019). </i>
<i><b>Chƣơng 3: THẢO LUẬN TỔNG HỢP – Suy nghĩ về vai trò của giới trẻ đối với </b></i>
<i>tương lai của Đạo Mẫu. Chương này sẽ thảo luận tổng hợp các vấn đề đã trình bày ở </i>
hai chương trước. Từ đó, chỉ ra các xu hướng nhận thức của giới trẻ Hà Nội về Đạo
Mẫu ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, cũng đưa một số đề xuất, kiến nghị về việc bảo
<i>tồn và phát huy Đạo Mẫu trong mối quan hệ với giới trẻ. </i>
<i><b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b></i>
Luận văn này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính yếu, là điền dã dân
tộc học (quan sát tham dự, phỏng vấn sâu) và nghiên cứu văn bản.
<b> Phƣơng pháp điều tra điền dã dân tộc học (một phương pháp của khu vực </b>
học): quan sát tham dự, phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong các nghiên cứu trường hợp.
Ở tất cả các trường hợp nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn đều có mặt và chỉ dẫn cách
làm việc tại buổi phỏng vấn sâu đầu tiên. Các buổi làm việc bổ sung sau đó thì do học
viên chủ động thực hiện một mình. Cụ thể như sau.
(1). Trường hợp các em học sinh Trường Trung học Phổ thông thuộc Hệ thống
<b>Giáo dục Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) </b>
(2). Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My
Chúng tôi biết họa sĩ Nguyễn Trà My qua không gian mạng, bởi cô là đồng
<i>sáng lập và quản trị trang facebook Hội họa Tứ Phủ đang được giới trẻ đặc biệt yêu </i>
thích. Cuộc phỏng vấn sâu đầu tiên đối với họa sĩ là vào buổi chiều ngày 7 tháng 3
<i>năm 2020, tại nhà riêng của cô (đồng thời là phòng trưng bày Hội họa Tứ Phủ tọa lạc </i>
tại số 51 phố Lê Văn Lương, quận Cầu Giấy. Sau buổi làm việc trực tiếp này, chúng
tơi tiếp tục trị chuyện với họa sĩ qua điện thoại và các ứng dụng mạng (Email, Zalo,
Facebook).
<b>(3). Trường hợp cặp thầy trò thanh đồng và đệ tử ở đền Phúc Khánh (Hoàng </b>
Mai, Hà Nội)
Bản thân người viết luận văn đã có sẵn quan hệ nhiều năm với thầy đồng
Hồng Đức Trí và người đệ tử Trương Xn Hiếu. Trong khuôn khổ luận văn này,
buổi phỏng vẩn chính thức đầu tiên diễn ra vào chiều ngày 26 tháng 4 năm 2020
(một tuần sau khi Hà Nội dừng giãn cách xã hội để chống dịch Covid -19), tại đền
Phúc Khánh. Đây vừa là nơi trú quán vừa là văn phòng làm việc của thầy Trí và đệ tử
Hiếu. Sau buổi làm việc đó, chúng tơi giữ liên lạc với hai thầy trị thơng qua điện
thoại và cũng trực tiếp đến đền Phúc Khánh vài lần nữa.
Về tiêu chí lựa chọn các nghiên cứu trường hợp, chúng tôi chủ động lựa chọn
bốn trường hợp tiêu biểu như trên, với mục đích là để có thể xây dựng một bức tranh
về nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ nói chung ở thời điểm hiện tại. Các chủ thể
nghiên cứu bao gồm đối tượng là các em học sinh (với vai trò là giới trẻ phổ thơng),
tiếp sau đó là các nghệ sĩ trẻ (với vai trò là những người thực hành Đạo Mẫu) và cuối
cùng là anh Hiếu (với vai trò là một thanh đồng “chuyên nghiệp”). Như vậy, thơng
qua việc lựa chọn có tính khách quan này, sự nhận thức với những mức độ am hiểu
khác nhau của các chủ thể nghiên cứu sẽ được phân tích. Và từ đó, luận vẵn sẽ rút ra
những điểm chung nhất để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về sự nhận thức đối với
Đạo Mẫu của giới trẻ Hà Nội hiện nay.
<b> Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản </b>
<i>Chúng tôi phân mảng tài liệu văn bản thành hai dạng thức chính: tài liệu in ấn </i>
<i>(là các tác phẩm đã xuất bản trên giấy của các học giả đi trước), tài liêu mạng (là các </i>
<i>xuất bản trên không gian mạng). Kết quả công việc được phản ánh trong thư mục Tài </i>
<i>liệu tham khảo ở cuối luận văn. </i>
Ở chương này, chúng tơi thực hiện hai phần việc chính sau đây. Trước hết, sẽ
<i>tập trung làm rõ khái niệm Đạo Mẫu bằng cách dẫn lại một số cách hiểu chính yếu </i>
đang được sử dụng rộng rãi trong học thuật hiện nay, rồi từ đó chọn ra một cách hiểu
phù hợp với đề tài nghiên cứu của chúng tơi. Tiếp theo, trình bày về nhận thức chung
của xã hội Việt Nam đương đại về Đạo Mẫu. Có thể tạm phân thành nhận thức của giới
học thuật (phản ánh chủ yếu trong các cơng trình học thuật) và nhận thức của giới bình
dân (phản ánh chủ yếu trong báo chí truyền thống, báo chí trực tuyến và mạng xã hội).
<i><b>1.1. Khái niệm Đạo Mẫu và các vận động của giới học thuật </b></i>
Theo một tổng quan gần đây của Chu Xuân Giao [Chu Xuân Giao chủ biên
<i>2019 : 7] thì, từ sau Đổi Mới, thuật ngữ đạo Mẫu/Đạo Mẫu (đạo Mẫu Việt Nam, đạo </i>
Mẫu ở Việt Nam) được sử dụng phổ biến cả trong giới học thuật và giới báo chí. Thuật
ngữ này xuất phát từ kết quả điều tra điền dã và nghiên cứu tư liệu văn bản ở đầu thập
<i>niên 1990 của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là </i>
Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), sau đó được
chấp nhận và trở nên quen thuộc trong học giới cũng như báo giới. Cụ thể hơn, thuật
<i>ngữ Đạo Mẫu lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam - Tập 1 được </i>
xuất bản năm 1996 do Ngô Đức Thịnh là chủ biên. Theo như chính cha đẻ của thuật
ngữ này thì:
<i>Mẫu là một từ Hán Việt có ý nghĩa chỉ người mẹ, người phụ nữ đã có cơng sinh </i>
<i>thành, ni dưỡng những đứa con của mình. Bên cạnh đó, Mẫu cịn được sử dụng với </i>
mục đích thể hiện sự tơn vinh một hình tượng nữ nhân cụ thể nào đó. Có thể là nhân
<i>Đạo theo Từ điển tiếng Việt thì “là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn </i>
phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (thường là theo quan niệm cũ) hay là
một nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa hoặc là dùng để chỉ
một tổ chức tơn giáo” [Hồng Phê chủ biên 2003 : 289-290]. Và theo Nguyễn Ngọc
<i>Mai, khái niệm Đạo gắn với rất nhiều từ để làm thành các ngữ nghĩa khác nhau (đạo lộ, </i>
đạo nhân, đạo sĩ, đạo thuật), do vậy khi sử dụng các từ ngữ khác nhau theo những ngữ
<i>cảnh cụ thể mà từ Đạo mang những nghĩa cụ thể [Nguyễn Ngọc Mai, 2013 : 36]. Vẫn </i>
<i>theo Nguyễn Ngọc Mai, Đạo trong Đạo Mẫu lại mang những nội hàm rất Việt Nam và </i>
<i>chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm Đạo mà vừa mang tính tơn giáo, vừa đồng đẳng </i>
với nhiều hình thức “Đạo” khác của con người (Đạo ơng bà, Đạo làm người, Đạo làm
con,…”1<sub> [Nguyễn Ngọc Mai 2013 : 42-43]. </sub>
Còn ở phương diện học thuật chuyên sâu, chúng tôi xin dẫn lại một số quan
điểm của các nhà khoa học đi trước về Đạo Mẫu như sau.
Ơng đưa một tổng quan như sau về Đạo Mẫu:
“Đạo Mẫu còn thể hiện một ý thức xã hội hướng về cội nguồn mà
trong đó lấy hình tượng người Mẹ làm biểu tượng, một ý thức yêu
nước, gắn bó với dân tộc, ý thức về một đời sống thực thường nhật
với các nhu cầu về sức khỏe, tài lộc...”2 [Ngô Đức Thịnh 2014 : 54].
Qua đây, chúng ta có thể hiểu được rằng Ngô Đức Thịnh coi Đạo Mẫu là tiệm
cận tơn giáo (như nói Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Giáo,…), nhưng vẫn là lĩnh vực của tín
ngưỡng. Hoặc nói cách khác thì nó chỉ là một loại hình tín ngưỡng, và là một tín
ngưỡng độc đáo của người Việt.
Tiếp thu quan điểm trên của Ngô Đức Thịnh, qua nghiên cứu điền dã nhiều
năm, Nguyễn Ngọc Mai chia sẻ quan điểm của mình về Đạo Mẫu như sau:
2
giáo bản địa hoặc làm một dạng thức tiền tôn giáo và hoàn toàn
đồng đẳng với các tơn giáo khác trong đó có Đạo Giáo Trung Quốc.
Điều này thể hiện rất rõ ở tính biến động của nó cả về nội dung
cũng như hình thức thể hiện. Chính vì đó việc sử dụng một khái
<i>niệm bản địa như là Đạo Mẫu để gọi cho tôn giáo của mình cũng </i>
hồn tồn khơng có gì vơ lý” [Nguyễn Ngọc Mai 2013 : 42-43].
Chúng ta có thể hiểu rằng, Nguyễn Ngọc Mai coi Đạo Mẫu là tôn giáo bản địa,
mà không chỉ là tín ngưỡng.
Nguyễn Hữu Thụ thì xem Đạo Mẫu như một hình thái ý thức xã hội, bởi vì dưới
góc độ triết học, sự hình thành, tồn tại và biến đổi của Đạo Mẫu phản ánh chính xã hội
mà nó đang tồn tại trên đó. Ơng đưa ra định nghĩa về Đạo Mẫu như sau:
“Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ là
một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín
ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với
niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo
trợ cho sự tồn tại và sinh thành của tự nhiên, xã hội và con người”.
[Nguyễn Hữu Thụ 2013 : 31].
“Không thể đồng nhất giữa Đạo giáo (một tôn giáo ra đời tại Trung
Quốc) với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” [Nguyễn Hữu Thụ
2013 : 67].
Tổng hợp các quan niệm của các học giả trên đây, chúng tôi rút ra mấy điểm sau
<i>về nội dung chính trong khái niệm Đạo Mẫu. </i>
Thứ nhất, Đạo Mẫu xuất phát từ truyền thống thờ các nữ thần tự nhiên của
người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Đạo Mẫu lấy trung tâm là hình tượng người
mẹ và thể hiện một ý thức xã hội hướng về dân tộc, về cội nguồn.
Thứ hai, Đạo Mẫu là một dạng tôn giáo bản địa, mang bản sắc đặc thù của
người Việt. Qua q trình phát triển, Đạo Mẫu đã thích nghi và chủ động tích hợp các
yếu tố văn hóa, tâm linh của các tơn giáo ngoại lai khác để tự hoàn thiện.
Thứ ba, trải qua một q trình phát triển lâu dài, Đạo Mẫu đã có một hệ thống
thần linh hồn chỉnh, cùng với đó là hệ thống hội lễ, nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc.
Qua nghiên cứu điền dã dân tộc học với các nghiên cứu trường hợp thuộc luận
văn này, chúng tôi cũng xin bổ sung thêm ý sau. Đó là, giống với các tơn giáo khác,
Đạo Mẫu cũng có những giáo lý, giáo luật của riêng mình dù là chưa thành văn. Những
luật lệ này được trao truyền giữa các thanh đồng trong quá trình học đạo và truyền đạo
bằng phương thức truyền miệng. Đạo Mẫu cũng có các trung tâm thực hành, sinh hoạt
tâm linh tương tự như các tôn giáo khác.
Ở thời kì đầu ngay sau Đổi Mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích một cách sâu
rộng, với nhiều phương pháp tiếp cận Đạo Mẫu. Từ đó, các nghiên cứu làm sáng tỏ
những giá trị của loại hình tín ngưỡng này như đề cao tinh thần yêu nước, hướng con
người đến sự hòa đồng trong xã hội. Đặc biệt, nghi lễ lên đồng cịn “là một hình thức
diễn xướng tâm linh, một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Việt” [Ngô Đức Thịnh
2014 : 56-58].
Càng về sau, các nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt tiêu cực của Đạo Mẫu, đặc
biệt được thể hiện trong nghi lễ lên đồng. Nguyễn Ngọc Mai đã có nhận xét rằng:
“Nói một cách chính xác, lên đồng ngày nay nghiêng về biểu diễn
lên đồng. Tính tơn giáo có chăng chỉ là không gian thực hành và
biểu diễn đó và niềm tin vào các thánh thần” [Nguyễn Ngọc Mai
2013 : 41].
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về chủ đề Đạo Mẫu đều đã bày tỏ thái độ lên
án hiện tượng này và cũng yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền cần có biện pháp để ngăn
chặn các thầy đồng sử dụng nghi thức lên đồng như một công cụ làm kinh tế. Ngô Đức
Thịnh đã đưa ra nhận định rằng:
“Trải qua gần nửa thế kỷ từ chỗ bị cấm đoán cũng như được bùng
phát trở lại khiến cho bản thân Đạo Mẫu và nghi lễ lên đồng, một
mặt vẫn duy trì những đặc điểm, những giá trị cơ bản của nó, nhưng
mặt khác cũng đang bị biến dạng và lợi dụng” [Ngô Đức Thịnh
2014 : 55].
<b>1.2. Nhận thức chung của xã hội Việt Nam đƣơng đại về Đạo Mẫu </b>
Theo tổng quan của chúng tôi, ở thời điểm hiện tại, sự nhận thức của tồn xã hội
<b>nói chung về Đạo Mẫu gồm mấy điểm chính sau. </b>
<b>Đạo Mẫu là truyền thống q báu của dân tợc, đã góp phần bồi dƣỡng tâm hồn và </b>
<b>sức mạnh Việt Nam trong quá khứ. </b>
Trong bài viết gần đây, ông Phạm Tứ (nguyên Giám đốc Trung tâm Văn Miếu
– Quốc tử giám, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tín
ngưỡng Việt Nam) có chia sẻ như sau:
“Vào những năm 70 của thế kỷ trước, ông Lê Huệ - nguyên Giám
đốc Sở Văn hóa tỉnh Nam Định, đã cải biên các bài hát Chầu văn
3<sub> Theo phỏng vấn hồi cố với những thầy đồng lớn tuổi, chúng tơi biết được rằng, chính vì điều này mà Đạo Mẫu </sub>
xung phong từ Bắc đến Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước” [Tài liệu mạng - Phạm Tứ 2016].
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, trong quá khứ, chất liệu từ Đạo Mẫu cũng đã
giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn và sức mạnh cho nhân dân, điển
hình là qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chất liệu của những bài Chầu văn
đã được cải biên để phù hợp hơn với thời điểm bấy giờ, nhưng bản sắc cốt lõi của Đạo
Mẫu vẫn được bảo lưu.
Đó là chiến tranh chống Mỹ cứu nước gần đây, còn trong quá khứ xa xưa, thì
Đạo Mẫu là hệ thống tơn giáo tín ngưỡng tơn thờ Mẫu, tơn thờ phụ nữ, đã tạo ra được
một sự cân bằng cho một xã hội phong kiến xây dựng trên nền tảng Nho giáo vốn trọng
nam khinh nữ.
<b>Đạo Mẫu tiếp tục là nguồn sức mạnh to lớn đối với đƣơng đại (bồi dưỡng tinh thần </b>
bình đẳng nam nữ; tơn trọng người mẹ; chữa bệnh,…)
Đối với xã hội Việt Nam đương đại, Đạo Mẫu không chỉ được xem là một tín
ngưỡng tơn giáo mà cịn là một loại hình văn hóa đặc thù của người Việt. Nhìn vào
sinh hoạt Đạo Mẫu, chúng ta có thể thấy được, hiểu được nhận thức, các giá trị đạo đức
và nhân văn sâu sắc, cùng với các khát vọng của con người đương đại.
Đạo Mẫu thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tơn vinh
những người có cơng với đất nước, thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân. Và
quan trọng hơn cả, Đạo Mẫu cũng là Đạo Hiếu khi xoay quanh hình tượng người mẹ.
Thực hành các nghi lễ của Đạo Mẫu cũng tương tự như hành động giữ tròn chữ
“Hiếu”.
thản, niềm vui cho con người trong cuộc sống hiện tại. Người đi lễ
cầu mong đạt được những điều nằm ở chính cuộc sống này, là tài
Giá trị chữa bệnh của Đạo Mẫu hiện nay, nhất là chữa bệnh âm hay chữa bệnh
tinh thần, cũng đang được đánh giá cao từ học giới và người thực hành tín ngưỡng. Trả
lời phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Mỹ, học giả Ngô Đức Thịnh cho biết:
“Trạng thái thăng hoa tinh thần mà hầu đồng mang tới cho người
tham dự có vai trị như một kiểu “trị liệu tâm lý”, gây hưng phấn
cao độ khi khai mở nhu cầu giao hòa giữa con người với thần linh”
[Tài liệu mạng - Nguyễn Mỹ 2016].
<b>Đạo Mẫu đã và đang đƣợc vinh danh </b>
<i>Như đã đề cập ở Phần mở đầu, trải qua mấy chục năm chuẩn bị của học giới và </i>
của nhà nước, vào <i>cuối năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghi lễ </i>
<i>chầu văn của người Việt vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt 1. </i>
Khoảng bốn năm sau đó, vào tháng 12 năm 2016, UNESCO đã chính thức đưa di sản
<i>Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào Danh sách Di sản Văn </i>
<i>hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Có nghĩa là, theo như cách hiểu chung của xã </i>
hội Việt Nam hiện nay, Đạo Mẫu đã được quốc gia công nhận, rồi sau đó là được vinh
danh bởi UNESCO.
<i>Phi vật thể Quốc gia và trình UNESCO xem xét, công nhận là Di </i>
<i>sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Có được những kết </i>
quả đó nhờ vào tinh thần bền bỉ bảo tồn giá trị văn hoá của các
Thanh đồng, sự dũng cảm và dấn thân của các nhà khoa học, các
nhà quản lý đã làm thay đổi nhận thức xã hội với thờ Mẫu. Những
hoạt động liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu được giới nghiên cứu
cũng như công chúng quan tâm nhiều hơn. Nhiều sự kiện thường
niên và quy mô như hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, liên
hoan văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng những hoạt động giao lưu,
trao đổi học thuật với các nước như Pháp, Hàn Quốc,Thái Lan. Tín
ngưỡng thờ Mẫu và Lên đồng là đề tài nghiên cứu khoa học của
nhiều nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế. Ở đây phải kể đến
công của những nghệ sỹ đã đưa thờ Mẫu vào tác phẩm sáng tạo của
mình giới thiệu với đông đảo công chúng. Ngược lại, Tín ngưỡng
thờ Mẫu và Hầu đồng cũng là nguồn đề tài vô tận cho việc sáng tạo
của văn nghệ sỹ” [Tài liệu mạng - Phạm Tứ 2016].
<b>Đạo Mẫu đang tiềm ẩn nhiều mối lo </b>
Gần đây, báo giới liên tục khai thác những khía cạnh tiêu cực của Đạo Mẫu và
đưa ra những lời chỉ trích, phê phán, thậm chí là lên án. Nhiều bài báo cho rằng việc
tham gia vào nghi lễ hầu đồng, dâng sao giải hạn, cầu tài lộc sức khỏe, chỉ là một cách
thức khoe mẽ tiền bạc và quyền lực của những đại gia. Bên cạnh đó thì các thầy đồng
cũng lợi dụng sự cả tin của các con nhang đệ tử mà “làm kinh tế”.
Về vấn đề này, nhà báo Hồng Anh đã có chia sẻ như sau:
<i>vật thể đại diện của nhân loại, những vấn đề liên quan tới Đạo Mẫu </i>
lại càng trở nên phức tạp hơn. Nhiều thầy đồng mới xuất hiện, các
điện thờ tư cũng mọc lên không ngừng, đồng thời cũng xuất hiện
nhiều thể loại, hình thức hầu đồng mới như hầu tại gia, hầu online.
Không những thế, nhiều thầy đồng lợi dụng truyền phán để dọa nạt,
lợi dụng lịng tin của các tín đồ hòng trục lợi cho bản thân. Xuất
hiện hình thức phân biệt đối xử vật chất giữa các con nhang đệ tử
của thầy đồng thông qua việc phát lộc trong buổi lễ cũng phần nào
làm mất đi gia trị vốn có của nghi lễ này. Cung văn thì tự thay đổi
sáng tác lời hát mới, các thầy đồng thì chạy đua thời trang với
những bộ trang phục đắt đỏ hoặc bị thay đổi thái quá khiến cho
người xem hầu khơng cịn nhận biết được các giá hầu” [Tài liệu
mạng - Hoàng Anh 2017].
<b>1.3. Đạo Mẫu trong mối quan hệ giữa học giới và giới bình dân, và thiếu vắng sự </b>
<b>quan tâm tới giới trẻ</b>
Tới đây, chúng tôi đã có thể chỉ ra rằng, học giới tiếp cận Đạo Mẫu sâu rộng
hơn, phân tích tín ngưỡng này bằng nhiều phương pháp theo nhiều khía cạnh khác
nhau. Đối tượng hướng tới của giới học thuật có thể nói chính là họ (các nhà nghiên
cứu, nhà khoa học, học giả) và một số ít những độc giả thực sự quan tâm tới lĩnh vực
này – thường là những người đang có nhu cầu nghiên cứu, khám phá về Đạo Mẫu. Vì
vậy, những tác phẩm, những bài viết đến từ học giới đều mang tính chất học thuật cao,
vượt q nhu cầu tìm hiểu của cơng chúng nói chung.
Quan hệ giữa học giới và giới bình dân là quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau.
Các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu của giới học thuật đóng vai trị cung cấp những
kiến thức nền tảng về Đạo Mẫu, để từ đó các nhà báo có thiện chí có thể áp dụng vào
bài viết. Chúng tôi nhận thấy rằng, đa số bài báo nghiêm túc viết về Đạo Mẫu dưới
hình thức giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin, đều là trích từ các cơng trình
nghiên cứu của giới học thuật. Nhưng có nhiều nhà báo thiếu thiện chí thì đăng bài khi
chưa thực sự có nhận thức đúng về tín ngưỡng này, hoặc là chỉ trích tạm vài câu giải
thích bâng quơ để rồi đi vào phê phán những mặt tiêu cực.
Đặc biệt, có một đặc điểm chung của cả giới học thuật và giới bình dân mà
chúng tơi muốn chỉ ra, đó là, cả hai đều chưa quan tâm tới nhận thức của giới trẻ hiện
nay đối với Đạo Mẫu. Học giới cho ra đời những tác phẩm mà có thể nói là vượt ra
ngồi tầm hiểu biết của giới trẻ, không tạo được sức hút để tầng lớp này tìm đọc. Giới
bình dân thì lại quá phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông, những thơng tin nhóm
đối tượng này thu nhận được là thông qua những bài viết của báo giới, mà báo giới thì
chỉ tập trung khai thác những khía cạnh tiêu cực.
Các bài viết của giới báo chí phục vụ nhu cầu của tồn xã hội nói chung, nhưng
lại chưa tác động tới giới trẻ và không quan tâm tới sự nhận thức họ. Trong khi đó, Đạo
Mẫu lại đang rất cần được bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của nó, mà tầng lớp
Như đã trình bày ở trên, Đạo Mẫu đang được nhận thức chung là một loại hình
tơn giáo tín ngưỡng bản địa độc đáo riêng của Việt Nam, là một truyền thống văn hóa
lâu đời của dân tộc, là một lĩnh vực ni dưỡng tâm hồn và khí phách con người Việt
Nam. Sau một thời gian dài bị phủ nhận, thì từ sau Đổi Mới, từng bước Đạo Mẫu đã
được công nhận trở lại ở cả bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, bản thân Đạo
Mẫu cũng đang tiềm ẩn những mối lo.
Ở chương này, chúng tơi sẽ lần lượt trình bày về các trường hợp nghiên cứu cụ
<i>thể theo phương pháp điều tra điền dã dân tộc học (đã được trình bày tổng quan ở phần </i>
<i>mở đầu). Chúng tơi cố gắng trình bày một cách chân thực từng trường hợp, khi cần </i>
thiết thì sẽ đưa hình ảnh để minh họa. Tiếng nói của người trong cuộc ở các trường hợp
cũng sẽ được đưa lồng cả vào trong phần trình bày thực tế và phần bàn luận thêm của
chúng tôi.
<b>2.1. Trƣờng hợp về các em học sinh Trung học Phổ thông thiết kế bộ phong bao lì </b>
<i><b>xì chủ đề Tứ bất tử (từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019) </b></i>
<i>Tên gọi đầy đủ của trường hợp này là Bộ Phong bao lì xì Tứ bất tử gồm bốn </i>
<i>chiếc, trong đó có một chiếc in hình Công chúa Liễu Hạnh (xem Ảnh 2.1), của các em </i>
<i>học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Giấy (các học sinh Trung học Phổ thông </i>
<i>thuộc Hệ thống Giáo dục Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy) thực hiện </i>
hàng năm dành cho các em học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng kĩ năng làm việc
nhóm.
Có mấy điểm thú vị sau đây về trường hợp nghiên cứu này.
Thứ nhất, đây là trường hợp đầu tiên thực hiện thành cơng việc đưa chất liệu của
tín ngưỡng dân gian vào hoạt động ngoại khóa.
Thứ ba, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em thực hiện dự án không chỉ cho
ra đời một sản phẩm chung (phục vụ cho học sinh tồn hệ thống), mà cịn tự tìm được
cho mình lối đi riêng trong tương lai. Hơn nữa, sản phẩm của các em cũng tạo được
tiếng vang nhất định, tuy là chỉ trong nội bộ trường, nhưng cũng làm cho các em học
sinh khác thêm hứng thú với tín ngưỡng dân gian.
<i>Ảnh 2.1: Bộ phong bao lì xì "Tứ Bất Tử" gồm 4 chiếc do học sinh Trung học Phổ </i>
<i>thông thuộc HTGDCLC-NBK-CG thiết kế (mặt trước).</i> 4
Đây là một trường hợp nghiên cứu đặc biệt, không chỉ vì sự quyết tâm, tự tin
của các em học sinh “dám nghĩ dám làm”, mà từ đây, chúng tôi đi đến một nhận thức
quan trọng rằng, văn hóa dân gian nói chung, và tín ngưỡng dân gian nói riêng, có sức
hấp dẫn lớn đối với giới trẻ.
<i><b>2.1.1. Thông tin chung </b></i>
Một điều đáng nói là, em HNM có bà chính là một thanh đồng có điện thờ Mẫu
tại nhà, nên em đã làm quen từ nhỏ và có sự quan tâm đối với chủ đề này. Thầy giáo
phụ trách dự án của nhóm tên là PĐH – sinh năm 1994, tốt nghiệp khoa Truyền thông
Quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao (sau khi tốt nghiệp thì về cơng tác tại
HTGDCLC-NBK-CG). Trong q trình cơng tác tại trường, thầy PĐH đã trau dồi thêm kiến thức
về thiết kế đồ họa để có thể hỗ trợ các em học sinh trong nhóm khi cần thiết.
Ngoài thầy PĐH, các em học sinh trong nhóm cịn nhận được sự hỗ trợ nhiệt
tình từ thầy NTS (hiện cũng công tác tại trường) và bạn K (một cựu học sinh của
trường). Tính chính xác của sản phẩm được củng cố thêm là bởi sự giúp đỡ của thầy
NST và bạn K. Hai vị này có niềm đam mê với văn hóa dân gian. Thêm vào đó, họ
cũng chính là người có căn đồng, có tham gia thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Tứ
Phủ.
Tổng chi phí cho dự án là hơn 20 triệu đồng, do nhà trường đầu tư. Dự án được
lên kế hoạch với hình thức một hoạt động ngoại khóa dành cho các cá nhân có năng
khiếu trong trường. Vì vậy nó mang tính nội bộ, tính giáo dục và khơng hướng tới bất
kì mục đích thương mại nào.
Thời gian thực hiện dự án từ khi lên ý tưởng cho tới khi các sản phẩm tới tay
các em học sinh trong toàn hệ thống là khoảng 2 tháng. Cụ thể là, nhóm bắt đầu chọn
<i>chủ đề Tứ bất tử từ đầu tháng 12 năm 2018, rồi kết thúc vào ngày mùng 5 tháng 2 năm </i>
2019 (tức 20 tết Kỷ Hợi).
<i><b>2.1.2. Quá trình lên ý tưởng, chọn chủ đề </b></i>
Tín ngưỡng dân gian nói chung và Đạo Mẫu nói riêng là một chủ đề tương đối
lạ lẫm không chỉ đối với các em học sinh trong nhóm mà cịn đối với tồn thể giới trẻ
Hà Nội ngày nay. Điều này khá dễ hiểu vì chủ đề này khơng có trong chương trình
giảng dạy, nếu có cũng chỉ là thoáng qua dưới dạng “bài đọc thêm”.
<i>Sau một thời gian tìm hiểu, nhóm đã lựa chọn Tứ bất tử làm chủ đề cho tác </i>
phẩm của mình. Đối với các em, chủ đề này khá là khó nhưng với sự quyết tâm được
thể hiện qua câu nói sau của HNM: “Dù khó cũng vẫn làm, có làm mới thành công
được”.
<i>Trong bốn vị thuộc bộ Tứ bất tử, các em ít nhiều đã được biết đến Thánh Gióng, </i>
<i>Sơn Tinh và Chử Đạo Tổ</i> (xem Ảnh 2.1, 2.2) qua những câu chuyện kể, bài đọc thêm
<i>trên lớp. Đặc biệt, nhân vật Công Chúa Liễu Hạnh (hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu </i>
<i>Thượng Thiên, Mẫu Liễu) thì lại tương đối xa lạ với các em. Hình ảnh của ngài gần </i>
<i>Ảnh 2.2: Mặt sau của ba phong bao lì xì kèm theo thuyết minh về ba vị thánh lần lượt </i>
<i>là Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Sơn Tinh. 5</i>
<i>Khi nhắc tới ba vị đầu trong bộ Tứ Bất Tử, các em đã ngay lập tức mường tượng </i>
được phải phác thảo hình ảnh của họ ra sao (xem Ảnh 2.1, 2.2), nhưng khi nhắc tới
<i>Cơng Chúa Liễu Hạnh thì các em đều khơng rõ là ai, có hình tượng như thế nào, vai trị </i>
<i>là gì và tại sao lại xuất hiện trong bộ Tứ bất tử. </i>
<i><b>2.1.3. Quá trình thiết kế </b></i>
Về quá trình thiết kế, bạn CĐA được giao nhiệm vụ xây dựng, phác thảo hình
ảnh của Mẫu Liễu. Bản thân bạn đã thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nghe tới nhân
<i>Ảnh 2.3: Các bản vẽ phác thảo trong quá trình chế tác sản phẩm của các em học sinh6</i>
Khi được hỏi cụ thể về quá trình chế tác, em CĐA nói: “Em muốn tự tìm hiểu
<i>về Cơng Chúa Liễu Hạnh để có thể phác họa ngài một cách chân thực nhất nhưng lại </i>
phải gần gũi với lứa tuổi học trò”. Khi bắt đầu tìm hiểu, em có cảm giác hơi sợ hãi vì
hình ảnh của ngài gắn liền với những nghi thức khá “ma mị” như: nhảy múa, hát hị,
nói chuyện (phán truyền), múa đao kiếm (những hành động thường diễn ra trong những
giá hầu đồng). Nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy cuốn hút. Em bị lơi cuốn bởi sự tinh
tế trong hình ảnh, màu sắc, phục trang và tiếp đó là những chuyện kể, sự tích về ngài.
Thầy PĐH có chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện dự án, nhà trường đã tạo điều
<i>kiện cho cả nhóm tới thăm các đền, chùa có tượng Cơng Chúa Liễu Hạnh để các em có </i>
thể hình dung rõ hơn về nhân vật này”.
6
<i>Ảnh 2.4: Cận cảnh mặt trước và sau của phong bao lì xì có hình Thánh Mẫu Liễu </i>
<i>Hạnh, ở mặt sau có thuyết minh về nhân vật này7</i>
<i>Khi phỏng vấn ĐLAK, chúng tôi biết được em chỉ thu thập thông tin về Công </i>
<i>Chúa Liễu Hạnh qua các bài viết trên Internet. Em không hề được biết tới, được tiếp </i>
cận những tác phẩm viết về hoặc có liên quan tới ngài đã được xuất bản thành sách.
<i>Thậm chí, khi nhắc tới Cơng Chúa Liễu Hạnh và hình tượng của ngài, thầy giáo </i>
phụ trách PĐH cũng không rõ và phải cùng tìm hiểu với các em. Đây là một minh
Trong quá trình tạo tác, nhóm đã phải nhờ tới thầy NTS và cựu học sinh K. Hai
vị này đều tham gia thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Tứ Phủ thường xun nên có
<i>hiểu biết về Cơng Chúa Liễu Hạnh. Họ đã góp ý trực tiếp cho các em trong các chi tiết </i>
nhỏ của phác họa như: tai, khuôn mặt, biểu cảm, dáng người, …Sau quá trình tìm hiểu,
<i>các em đã phác họa được hình tượng Cơng Chúa Liễu Hạnh trong bộ phục trang màu </i>
đỏ, đầu đội mũ Bình Thiên, tay cầm quạt. Đặc biệt, khung nền thì các em sử dụng màu
vàng với dụng ý “gợi liên tưởng tới màu của chùa chiền, miếu mạo”.
<i><b>2.1.4. Quá trình phê duyệt </b></i>
Là một dự án của cả một hệ thống giáo dục gồm nhiều cấp học cho nên quá
trình phê duyệt sản phẩm cũng rất chặt chẽ. Ngay sau khi các em học sinh trong nhóm
hồn thành các bản vẽ theo dạng bản thảo, thầy PĐH với vai trị là giáo viên phụ trách
<b>đã trình bày sản phẩm với thầy hiệu phó NĐH. </b>
Sau khi nhận được sự chấp thuận của thầy NĐH, sản phẩm của các em khơng
được cho xuất bản ngay mà cịn phải qua một lần đánh giá nữa của Chủ tịch Hội đồng
Quản Trị - Nhà sáng lập của trường là Tiến sĩ NVH (xem Ảnh 2.5)<i> 8</i>.
Thầy NVH đã có 14 năm phục vụ trong
quân đội (trong đó, có 10 năm chiến đấu ở chiến
trường miền Nam). Thầy có 20 năm giảng dạy ở
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (1966-1975),
là chuyên gia về phương pháp dạy học. Theo lời
giới thiệu của nhiều thầy cô khác trong trường,
8
Ảnh được chúng tôi lấy từ trang giới thiệu của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguồn
/>
<i>Chúng tôi nhận ra rằng khi các em chọn chủ đề Tứ bất tử ít nhiều đã có sự ảnh </i>
hưởng từ thầy NVH. Sản phẩm của các em sau đó đã được thơng qua và mang đi xuất
bản thànhhàng ngàn bộ. Lý do sản phẩm ngay lập tức nhận được sự tán thưởng từ thầy
NVH khơng chỉ vì đây là chủ đề có nằm trong sự quan tâm của thầy mà cịn vì thầy
đánh giá cao tinh thần làm việc nhóm, khả năng sáng tạo, sự tỉ mỉ trong công việc của
các em.
<i><b>2.1.5. Bàn luận </b></i>
Chúng tôi thấy rằng, đây là một sự kiện có tính đột phá trong việc mang văn hóa
dân gian ứng dụng vào học tập của nhà trường phổ thông. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã tạo cho các em một môi trường tự do trong sáng tạo, tạo điều kiện cho các em hoạt
động nhóm, khơng gị bó theo khn cứng nhắc. Các em thích thú tìm hiểu một chủ đề
khó đối với lứa tuổi của mình và được chủ động tìm hiểu theo cách của riêng mỗi cá
<b>nhân. </b>
<i>Hình tượng Cơng Chúa Liễu Hạnh được các em phác họa với nét bút tươi trẻ, </i>
phù hợp với lứa tuổi của mình, cho nên hình tượng của ngài trở nên gần gũi hơn với
các em học sinh nói chung. Thái độ của các em cũng trở nên cởi mở hơn với Đạo Mẫu.
<i>Một điều đáng nhắc tới, theo như chia sẻ của thầy PĐH, là ngay sau khi Bộ </i>
<i>Phong bao lì xì Tứ bất tử được xuất bản, trong nội bộ trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã </i>
Một điều thú vị nữa là, trước khi tham gia dự án này, bốn em học sinh HNM,
ĐLAK, CĐA và trưởng nhóm NHT đều khơng có một định hướng cụ thể cho bản thân.
Nhưng sau khi dự án thành công, các em đã xây dựng được cho bản thân một mục tiêu
phấn đấu trong tương lai dựa trên đam mê hội họa của mình. Các em muốn theo đuổi
con đường hội họa hay liên quan đến hội họa (kiến trúc, thiết kế thời trang,...).
<b>2.2. Một số nghệ sĩ trẻ sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm với mục đích </b>
<b>đƣa Đạo Mẫu lại gần cợng đồng hơn </b>
<i><b>2.2.1. Trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh vận dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào ca </b></i>
<i><b>khúc “Tứ Phủ” (công bố và liền gây tiếng vang vào tháng 8 năm 2019) </b></i>
<i>Tên đầy đủ của trường hợp này là Ca sĩ Hoàng Thùy Linh mang Đạo Mẫu vào </i>
<i>âm nhạc qua ca khúc Tứ Phủ (xem Ảnh 2.6). Trường hợp này sẽ bàn về sự kiện ca sĩ </i>
<i>Ảnh 2.6: Ảnh nền của ca khúc Tứ Phủ.</i>9
Tính tiêu biểu của trường hợp này được thể hiện ở các điểm sau.
<i>Một là, giống với trường hợp nghiên cứu đầu tiên, ca khúc Tứ Phủ của Hồng </i>
Thùy Linh cũng mang tính tiên phong. Tuy trước đó đã có những ca khúc được chuyển
<i>thể từ các bài nhạc chầu, điển hình như ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn của ca sĩ Tân </i>
Nhàn, nhưng một ca khúc được sáng tác hoàn toàn mới dựa trên huyền tích thuộc về
<i>Đạo Mẫu, áp dụng hịa âm phối khí hiện đại thì Tứ Phủ là sản phẩm duy nhất đạt được </i>
cho đến hiện tại.
Hai là, Hồng Thùy Linh cơng khai rằng cơ là một người duy tâm, tìm tới thế
lực siêu nhiên để cầu sự che chở, để tu tâm, để tìm sự dũng cảm cho chính bản thân
mình. Cơ tìm tới Đạo Mẫu như một sự an ủi, một chốn nương thân, để rồi khi vượt qua
được sóng gió cuộc đời, cơ dâng nghệ thuật của mình để trả ơn các Mẫu.
<i>Ba là, fan hâm mộ của Hoàng Thùy Linh chủ yếu là giới trẻ. Qua ca khúc Tứ </i>
<i>Phủ, Hoàng Thùy Linh đã mang Đạo Mẫu tới gần với họ hơn, để họ có thể thấy được </i>
nét đẹp, nét độc đáo của tín ngưỡng dân gian. Cơ khơng chỉ phần nào làm tín ngưỡng
này được sống lại trong lịng người hâm mộ, mà cịn khốc cho nó một bộ phục trang
9<i><sub>Ảnh được trích từ MV Tứ Phủ trên trang YouTube của ca sĩ Hoàng Thùy Linh nguồn </sub></i>
<i><b>a, Thơng tin chung </b></i>
<i>Theo Wikipedia</i>10 và thông tin công khai trên Facebook cá nhân của cơ11 thì
Hồng Thùy Linh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1988 tại Hà Nội, nguyên quán ở Nam
Định. Cô là ca sĩ, diễn viên, người mẫu và người dẫn chương trình từng đạt được nhiều
<i>đề cử cho giải Cống hiến. Hoàng Thùy Linh từng học múa tại Cao đẳng Nghệ thuật Hà </i>
<i>Nội. Năm 2006, cơ thi đỗ thủ khoa lớp Đạo diễn truyền hình - Đại học Sân khấu Điện </i>
<i>ảnh. Năm 2007, cô tham gia phim truyền hình Nhật ký Vàng Anh 2 và được đảm nhiệm </i>
<i>vai chính Vàng Anh. Nhưng khơng lâu sau đó, vào tháng 10 năm 2007, cơ khơng may </i>
dính vào một vụ bê bối khiến cho sự nghiệp diễn xuất của mình buộc phải dừng lại.
<i>Phim truyền hình ngắn Nhật ký Vàng Anh 2 mà cô đang tham gia phải dừng phát sóng </i>
gấp. Hồng Thùy Linh đã phải xin lỗi khán giả trên sóng truyền hình trực tiếp, một sự
kiện từ trước tới nay chưa từng có ở Việt Nam. Các hợp đồng đang có hiệu lực của cô
ký với các công ty truyền thông đều bị hủy ngay sau đó. Tuy vậy cơ vẫn cố gắng bám
trụ bằng mọi cách có thể, khơng để cho khó khăn quật ngã mình. Mãi tới tháng 10 năm
2008, Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới công bố văn bản cho phép cô hoạt động nghệ
thuật trở lại trên toàn quốc. Từ năm 2009, Hoàng Thùy Linh bắt đầu làm lại từ đầu, cô
chủ yếu đi hát ở các quán bar, vũ trường. Sau đó, cơ quyết tâm đầu tư âm nhạc nghiêm
túc với mong muốn được khán giả cơng nhận.
<i><b>b, Q trình tái thiết sự nghiệp ca hát của Hoàng Thùy Linh: </b></i>
Năm 2010 là mốc đánh dấu sự quay trở lại của Hoàng Thùy Linh, cô cho ra đời
<i>album đầu tay mang tên mình Hồng Thùy Linh với bản hit Nhịp đập giấc mơ. Nhờ </i>
10<i><sub> Thơng tin về ca sĩ Hồng Thùy Linh theo Wikipedia, nguồn </sub></i>
11
Vào ngày 19 tháng 6 năm 2019, Hoàng Thùy Linh chính thức trở lại đường đua
<i>V-pop với ca khúc Để Mị nói cho mà nghe và ca khúc này đã đứng đầu bảng những ca </i>
khúc thịnh hành nhất trong nhiều ngày trên YouTube ở Việt Nam (xem Ảnh 2.7). Câu
hát “Để Mị nói cho mà nghe” cũng trở thành một hiện tượng trong giới trẻ.
<i>Ảnh 2.7: Ảnh nền của ca khúc Để Mị nói cho mà nghe.</i> 12
12
<i><b>c, Thành công vang dội của ca khúc “Tứ Phủ” </b></i>
<i>Sau thành công của Để Mị nói cho mà nghe, Hồng Thùy Linh tiếp tục cho ra </i>
<i>đời siêu phẩm tiếp theo, đó là ca khúc Tứ phủ vào ngày 8 tháng 8 năm 2019. Chỉ chưa </i>
đầy 5 giờ sau khi lên sóng, ca khúc đã nhanh chóng dẫn đầu bảng xếp hạng âm nhạc
Itunes Vietnam13 và liên tục thăng hạng trên top thịnh hành của YouTube Việt Nam.
<i>Ngay lúc đó, đã có một nhận xét nhanh về Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh, từ </i>
phía giới nghiên cứu.Học giả Chu Xuân Giao đã viết như sau:
“Cô kể chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa giúp vua Lê
và được phong tước. Về cơ bản, Hoàng Thùy Linh chỉ hiểu lờ mờ
thế, và gắn Thanh Hóa vào với gốc gác của mình (quê mẹ). Quan
<i>trọng là Tứ Phủ và Tứ Phủ thánh cơ có sức cuốn hút cơ, gợi hứng </i>
dun tình cho trình diễn của cơ. Hồng Thùy Linh hồn tồn được
tự do sáng tạo trên cái nền rợn ngợp mung lung huyền ảo của thế
giới tâm linh. Cứ để cho cô “đành vùi mình vào chốn linh thiêng”
bởi đã “mấy kiếp thân em đọa đày”. Cứ để cô được lặng lẽ “khóc
cúi mặt Cửu Trùng Thiên”. Qua đó, Hồng Thùy Linh tự nhận: thấy
chính mình ở trong Tứ Phủ” [Tài liệu mạng - Chu Xuân Giao
2019c] (xem Ảnh 2.8).
13<i><sub> Ca khúc Tứ Phủ được khán giả đón nhận nhiệt tình tới mức chỉ sau khi lên sóng vài giờ đã được ứng dụng </sub></i>
<i>Tạo hình của Hồng Thùy Linh trong ca khúc Tứ phủ được gợi cảm hứng từ </i>
<i>truyền thuyết Cô Ba Thoải trong Thập nhị Thánh cô của Đạo Mẫu. Trong Tứ Phủ Công </i>
<i>Đồng, hàng Cơ có 12 Cơ, gọi là Thập nhị Thánh cơ. </i>
<i>Theo thuyết minh của nhà báo Gia Bảo, thì Cô Ba Thoải đứng thứ ba, là con gái </i>
vua Thủy Tề, giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, có cơng phị tá vua Lê Lợi chống
<i>quân Minh. Dân gian tương truyền rằng Cô Ba Thoải đã giúp vua Lê cải trang làm </i>
nông dân tỉa ngơ, thốt khỏi cuộc truy bắt của qn giặc. Vì mang ơn cô, nên vua đã
hẹn ước sau khi đại thắng sẽ quay lại rước cô về triều đình. Nhưng khi việc lớn đã
thành, vua cho người quay về đất Hà Trung tìm đón, thì cơ Ba đã khơng cịn. Sự tích kể
rằng, cơ Ba đã một lịng đợi chờ, đến khi qua đời vẫn không kết duyên với ai [Tài liệu
mạng - Gia Bảo 2019].
14
<i> Ảnh chụp một trích đoạn mang tính cao trào trong MV Tứ Phủ, nguồn </i>
<i>Trong Tứ phủ, Hoàng Thùy Linh hóa thân thành Cơ Ba Thoải ngồi trên tịa sen, </i>
bên dưới là rất nhiều kiếp người. Tất cả đều vận phục trang màu trắng với mục đích khi
đèn màu chiếu vào và đổi sắc sẽ có thể ẩn dụ cho cõi nhân sinh đa sắc. Cô cho biết:
“Tôi cảm thấy nghẹt thở vì câu chuyện ấy, vì nét đẹp vĩ đại của
người phụ nữ đã vượt ra khỏi những khuôn mẫu thơng thường. Phụ
nữ mn đời vẫn có những giá trị của riêng họ. Đặc biệt là phụ nữ
Việt, dù có ở thời đại nào, không gian nào thì vẫn “giữ tấm lịng
son”” [Tài liệu mạng - Gia Bảo 2019] (xem Ảnh 2.9).
<i>Ảnh 2.9: Hồng Thùy Linh hóa thân thành Cô Ba Thoải.</i> 15
<i>Trong buổi họp báo ra mắt ca khúc Tứ Phủ, vào ngày 8 tháng 8 năm 2019, </i>
Hoàng Thùy Linh đã chia sẻ:
trung nhưng vẫn đậm tính văn hóa. Chính vì thế Linh quyết định
đưa một nét văn hố, tín ngưỡng vốn chỉ được thờ trong đền điện
đến gần hơn với giới trẻ” [Tài liệu mạng - Koi Koi 2019] (....) Thấy
mọi người bình luận, còn tranh cãi nữa cơ, về bài hát với MV mà
vui lắm. Một nét văn hóa Việt đã được UNESCO cơng nhận là Di
sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại như tín ngưỡng thờ
Mẫu nếu được nhiều người biết đến, hiểu được thì người Việt chúng
ta sẽ thấy vui nhất đúng không nào” [Tài liệu mạng – Minh Hy
2019].
Có thể nói, Hoàng Thùy Linh đã bất chợt “giác ngộ” được cái thật trong cái
huyền ảo. Chính vì thế mà cô muốn Đạo Mẫu được bảo tồn và phát huy, được lan tỏa
và tiến lại gần hơn với giới trẻ. Có lẽ Hồng Thùy Linh cũng phần nào hiểu được rằng,
để có thể gìn giữ một tín ngưỡng cổ truyền, một nét văn hóa tâm linh thì đối tượng phù
<i><b>d, Bàn luận</b></i>
<i>“Truyền thuyết Cô Ba Thoải chỉ là một phần rất nhỏ trong Đạo </i>
<i>Mẫu, cho nên việc lựa chọn Tứ Phủ làm tiêu đề ca khúc là chưa </i>
thực sự phù hợp. Hơn nữa, cô cũng chỉ khai thác huyền tích này để
tạo nên cảm hứng cho ca khúc dựa theo chủ đề sự chung thủy của
người thiếu nữ đứng đợi chờ tình u trong vơ vọng” [Tài liệu mạng
- Gia Bảo 2019].
Thứ hai, Hoàng Ku - Người phụ trách tạo
<i>hình và phục trang trong Tứ Phủ cũng có chia sẻ: </i>
“Mặc dù đã tìm hiểu về tín ngưỡng tơn giáo này rất
kĩ, thậm chí nhà của Hồng cũng có đền thờ Mẫu
từ thời bà mình, tuy nhiên đấy chỉ là cảm hứng để
Hoàng Ku xây dựng lên hình ảnh của Hồng Thuỳ
Linh trong MV, vì Hồng vẫn muốn trang phục
của Linh khoác lên người cịn phải có tính thời
trang trong đó” [Tài liệu mạng - Toby 2019]. Tức
là phục trang của Hoàng Thùy Linh tuy rằng có
những nét tương đồng như mấn đội đầu, kiểu dáng,
16<i><sub> Ảnh chụp một trích đoạn trong Tứ Phủ, nguồn: </sub></i>
“Ca khúc lại thiếu vắng những thanh âm vốn có của nhạc chầu.
Trong nghi thức Chầu văn, âm thanh của thanh la, mõ và tiêu cảnh,
<i>là một đặc trưng không thể thiếu. Ấy vậy mà, Tứ Phủ của Hoàng </i>
Thùy Linh lại không áp dụng được những đặc trưng ấy vào bản
phối, mà lại sử dụng đàn bầu làm thanh âm chủ đạo kết hợp với các
âm thanh khác” [Tài liệu mạng - Toby 2019].
Hồng Thùy Linh cũng đã giải thích rằng ca khúc của cô chỉ mang âm hưởng
dân gian, chứ không phải nhạc dân gian đặc thù nên phải dung hòa yếu tố âm nhạc hiện
đại để phù hợp với người nghe chứ khơng mơ phỏng hồn tồn. Tóm lại, theo Hồng
Thùy Linh, cơ đã tinh chỉnh để sản phẩm có thể đứng giữa ranh giới hai làn điệu, chất
liệu âm nhạc. Nhờ đó, ca khúc của cơ vừa có khả năng truyền tải văn hóa truyền thống,
lại vừa giàu tính hiện đại để hấp dẫn giới trẻ.
<i>Ảnh 2.11: Ảnh nền ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn của ca sĩ Tân Nhàn.</i>17
<i>Trên Giao Blog của học giả Chu Xuân Giao, có ghi nhận một bình luận như sau </i>
của khán thính giả:
“Cách hát của Tân Nhàn mềm mại, đưa đẩy và sống động khiến
khán giả không thể ngồi yên mà vỗ tay theo phần trình diễn này.
Khi khốc lên tấm áo hiện đại cho âm nhạc dân tộc, Tân Nhàn đã
tạo nên một sắc diện rất mới, rất gây tò mò mà vẫn giữ được tinh
thần âm nhạc dân tộc Việt” [Tài liệu mạng - Chu Xuân Giao
2019a].
Bài hát của ca sĩ Tân Nhàn đã có đầu tư tỉ mỉ, từ phục trang cho tới lời ca, hình
ảnh. Nhưng nó lại khơng có sức hấp dẫn lớn đối với giới trẻ, vì có thể chưa đánh được
vào thị hiếu của họ, chưa phù hợp với xu hướng âm nhạc hiện nay. Ca sĩ trẻ tuổi hơn là
Hồng Thùy Linh có thể hiểu họ hơn và đưa ra cách tiếp cận chính xác hơn.
<i>Bên cạnh những lời khen ngợi từ cộng đồng, Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh </i>
cũng nhận những chỉ trích của một số thanh đồng. Họ cho rằng việc “sân khấu hóa” sẽ
làm cho Đạo Mẫu “mất thiêng”. Việc tự ý hóa thân thành các vị Thánh trên nền nhạc
hiện đại là sự “báng bổ”, “thiếu hiểu biết”. Theo các thanh đồng, Đạo Mẫu chỉ nên
được thực hiện một cách nghiêm trang ở các đền điện, và phải theo phong cách cổ kính
vốn có của nó.
Chúng tôi tự vấn rằng: “Chúng ta bảo tồn Đạo Mẫu theo cách nào mới đúng?
.
<i><b>2.2.2. Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My trình bày hiểu biết về </b></i>
<i><b>Đạo Mẫu thông qua bộ lịch “Việt Tứ Phủ” </b></i>
<i>Tên đầy đủ của trường hợp này là Họa sĩ kiêm </i>
<i>thanh đồng trẻ tuổi Nguyễn Trà My đưa Đạo Mẫu vào </i>
<i>hội họa qua bộ lịch “Việt Tứ Phủ” (xem Ảnh 2.12) 19</i>.
Khác với các em học sinh trường Nguyễn Bỉnh
Khiêm, họa sĩ Nguyễn Trà My là người đã có nhiều
kinh nghiệm trong cả lĩnh vực hội họa lẫn kiến thức
về Đạo Mẫu. Cô đã trình đồng mở phủ, tức là chính
thức trở thành “con của Tứ Phủ”, được gọi với cái tên
gần gũi hơn là “Cô My”.
18<i><sub> Những câu hỏi này đã được thanh đồng Hoàng Đức Trí trả lời ở mục 2.2.3.1 Quan điểm của thầy Trí về Đạo </sub></i>
<i>Mẫu.</i>
19
Thứ nhất, giống như hai trường hợp chúng tơi đã phân tích phía trên, trường hợp
này cũng có tính chất tiên phong. Bởi những sản phẩm của Cơ My tính tới thời điểm
hiện tại vẫn là duy nhất, chưa xuất hiện sản phẩm tương tự.
Thứ hai, việc xuất bản các ấn phẩm của cô đều nhằm mục đích phục hưng dịng
tranh Tứ Phủ nói riêng, bảo tồn tín ngưỡng Đạo Mẫu nói chung và khơng nhằm mục
đích thương mại.
Thứ ba, bản thân Cô My là người trẻ tuổi nên đối tượng mà cơ hướng tới cũng
chính là giới trẻ.
Thứ tư, Cô My là một thanh đồng. Hơn nữa, gia đình Cơ My có truyền thống
thờ thánh (ông ngoại là pháp sư nổi tiếng tại Tuyên Quang; hiện nay, một người cậu
ruột cũng theo nghề của ông ngoại)20.
<i><b>a, Thông tin chung </b></i>
Cô My sinh năm 1993, quê ở Tuyên
Quang, nhưng hiện tại đã lấy chồng và định cư
tại Hà Nội. Cô theo học Khoa Đồ họa của
Trường Đại học Mĩ thuật Cơng nghiệp Hà Nội,
niên khóa 2012 - 2017. Sau khi tốt nghiệp, cô đi
làm cho Công ty Cổ phần Hợp tác Giáo dục Việt
Nam (xem Ảnh 2.13)<i> 21</i>.
20<sub>Ông người dân tộc Tày sống ở Cao Bằng, ơng mang họ Ma (theo lời kể thì trước đây ông mang họ khác và do </sub>
biến cố nên tìm tới Cao Bằng định cư) lấy pháp danh là “Huyền Đạo”. Cho tới hiện nay, gia đình Cơ My vẫn lưu
giữ được những cuốn sách quý hiếm được ông ngoại viết bằng ngôn ngữ Hán – Tày (sách này theo lời kể chỉ
được mở ra đọc vào ngày mùng một tháng giêng hàng năm), bên cạnh có cũng có những tranh vẽ đợi phối thờ
ơng sử dụng khi còn hành nghề pháp sư vẫn còn được bảo quản và lưu giữ tại tư gia.
Duyên vẽ tranh Tứ Phủ chỉ đến với Cô My khi cô đã vào học năm thứ 5 đại học.
Lúc ấy cơ bị ốm, bắt đầu cảm thấy khó ngủ, hay qn, khơng thấy đói, khơng ý thức
được thời gian, khơng gian xung quanh mình và hay cảm thấy ớn lạnh. Cô quyết định
tới gặp bác sĩ khám sau một lần bị ho ra máu tươi. Nhưng đáng ngạc nhiên, kết quả cho
thấy sức khỏe của cơ hồn tồn bình thường và huyết áp chỉ hơi thấp. Do không ngủ
được, nên cô đã thức đêm vẽ tranh, dịng tranh cơ nhắm tới lúc đó chính là dựa theo
<i>dịng tranh Tứ Phủ của Hàng Trống. Dần dần cơ đã cảm thấy có sự lơi cuốn nhất định </i>
đối với dòng tranh này. Lúc ấy, Cô My vẫn chưa biết tới Đạo Mẫu.
<i>Ảnh 2.14: Những bức tranh vẽ của Cơ My.</i> 22
Một điều đáng nói là trong q trình học tập và làm việc, Cơ My đã có nhiều ấn
<i>phẩm được xuất bản rộng rãi ví dụ như Momo học toán như thế nào?, hay các ấn phẩm </i>
tranh vẽ tô màu khác dành cho trẻ em (xem Ảnh 2.15). Cơ My đã có vẽ vài bức tranh
<i>chủ đề Tứ Phủ trước khi trở thành một thanh đồng, nhưng lúc đó chưa xác định sẽ đi </i>
theo dịng tranh này, hồn toàn chỉ là trải nghiệm, phác thảo theo cảm tính. Sau khi
trình đồng mở phủ, Cơ My mới thực sự dành hết tâm huyết của mình cho dịng tranh
này với mong muốn sẽ truyền bá được những nét hay nét đẹp của Đạo Mẫu cho cộng
đồng, đặc biệt là cho giới trẻ.
<i>Ảnh 2.15: Các ấn phẩm đã được xuất bản của Cơ My.</i> 23
<i>Ngồi vẽ tranh Tứ Phủ và chế tác thành công bộ lịch Việt Tứ Phủ, Cơ My cịn là </i>
<i>đồng sáng lập và đồng quản trị trang Facebook Hội họa Tứ Phủ hiện đang được tín đồ </i>
Đạo Mẫu quan tâm nhiều. Các sản phẩm của cơ, thậm chí cả quá trình chế tác sản
<i>phẩm của cô, đều được giới thiệu đầu tiên trên Hội họa Tứ Phủ. Các tâm sự trực tuyến </i>
của cô dành cho giới trẻ cũng được phát trên trang này. Cũng qua đây, cơ nhận được
lời bình hay góp ý của độc giả một cách nhanh nhất, lại có thể trực tiếp trao đổi lại với
họ.
<i><b>b, Quá trình lên kế hoạch, tạo tác sản phẩm </b></i>
Sau khi những bức tranh vẽ tay của mình được hưởng ứng nồng nhiệt, Cô My
<i>đã lên kế hoạch thiết kế hẳn một bộ tranh có chủ đề Tứ Phủ để mang tặng người thân </i>
và những người quan trọng đối với cô. Ban đầu, bộ tranh này chỉ mang mục đích cá
nhân, và hồn tồn là làm thủ cơng, nhưng sau khi trao đổi với thầy Hường, mục đích
của cơ đã có phần nào thay đổi. Vị này đã nói:
“Các tơn giáo khác họ đã có những họa sĩ chuyên nghiệp, nổi tiếng
để vẽ tranh cho họ, ở Việt Nam thì Phật Giáo đã có rất nhiều họa sĩ
có một bộ lịch nào cả”.
Tới đây thì Cơ My đã quyết tâm biến bộ tranh của mình thành một một bộ lịch
<i>chủ đề Tứ Phủ với mục tiêu vừa là để mang tác phẩm của mình tạ ơn Thánh Mẫu vừa </i>
là để hồi sinh một dòng tranh vốn rất nổi tiếng trước đây. Cô muốn thổi vào dịng tranh
<i>Tứ Phủ một làn gió mới, phong cách mới, để nó có thể thích nghi được với xã hội hiện </i>
đại, để cho giới trẻ biết về những nét đẹp của Đạo Mẫu.
<i>Trước năm 2018, bộ tranh của Cô My chỉ có 3 bức gồm Cơ Chín, Cơ Bơ và </i>
<i>Chầu Lục, vì thời gian này cơ mới đang bắt đầu nghiên cứu dòng tranh Tứ Phủ cho nên </i>
chỉ vẽ theo sở thích, như một biện pháp giải phóng tinh thần sau những ngày làm việc
vất vả. Mãi cho tới năm 2018, cô mới quyết định vẽ thêm tranh chân dung các vị thánh
khác để có thể ghép thành một bộ lịch hoàn chỉnh.
Như dự định ban đầu, bộ lịch sẽ có 12 bức chân dung của 12 vị thánh thuộc Đạo
<i>Mẫu, thêm một bức Tam Tịa Thánh Mẫu làm bìa là tổng cộng có 13 bức. Thứ tự 12 tờ </i>
lịch (tức 12 tháng) là theo tháng tiệc của các vị thánh trong Đạo Mẫu, ví dụ tháng bảy
<i>sẽ là chân dung Ơng Hồng Bảy và tháng mười sẽ là chân dung Ơng Hồng Mười. Mỗi </i>
một bức chân dung sẽ kèm theo trích đoạn bài hát chầu mơ tả về vị thánh đó.
Mỗi bức tranh trong bộ lịch có kích thước là 36x70 cm. Mỗi bức chỉ phác thảo
thô cũng đã hết 2 ngày, hoàn thiện phải tốn thêm 2 đến 3 ngày nữa. Để có được một
bức tranh hồn chỉnh thì phải qua rất nhiều bản phác thảo khác. Có nghĩa là, việc vẽ
tranh Tứ Phủ ở đây thực sự là lao đông nghệ thuật thực thụ, cần đầu tư nhiều thời gian
và công sức của họa sĩ.
Bộ lịch có số nhân vật nữ thần nhiều hơn là nam thần, bởi lẽ Cô My từ trước
tính tới khi bắt tay vào làm bộ lịch chỉ chuyên vẽ nhân vật nữ, cho nên không dám vẽ
nhiều nam thần. Cô lo không thể lột tả hết được “cái đức cái uy” của các vị nam thần.
Bộ lịch này theo cơ chia sẻ thì bao gồm các giá hầu như sau:
<i>“Hàng Mẫu thì có Tam Tòa Thánh Mẫu; hàng Quan thì có Quan </i>
<i>Hồng Bảy và Quan Hồng Mười; hàng Cơ thì có Cơ Bơ, Cơ Sáu và </i>
<i>Cơ Chín; hàng Cậu thì có Cậu Bé” (xem Ảnh 2.16). </i>
<i>Ảnh 2.16: Các bức tranh trong bộ lịch Việt Tứ Phủ.</i> 24
Ban đầu, các bức tranh đều được vẽ bằng màu nhũ, nhưng do công nghệ in ấn
của Việt Nam chưa đáp ứng được, nên Cơ My đã phải vẽ lại tồn bộ.
“Mình khơng muốn q mạo hiểm và khơng muốn thương mại hóa
bộ lịch của mình, cho nên chỉ in số lượng ít, 50 bộ đem tặng thì mỗi
người được tặng mua thêm 1 bộ thì sẽ là bán được 100 bộ rồi, số
lịch còn lại sẽ bán cho những ai hữu dun với mình”; (...) “vì mình
Giá bán lẻ của mỗi bộ lịch là 390,000 VNĐ. Lý do Cô My đưa ra mốc giá tương
đối rẻ cho một sản phẩm yêu cầu rất nhiều thời gian và cơng sức là vì cơ muốn quảng
bá, truyền đạt “Văn hóa Đạo Mẫu” là chính, chứ khơng nhắm mục đích kinh doanh.
Cơ có chia sẻ thêm rằng: “Bản gốc của những bức tranh có trong bộ lịch này đã
được các thanh đồng nổi tiếng xin lại để mang về phối thờ” và sang năm mới thì cơ
cũng sẽ khơng cho in lại bộ lịch với các bức tranh đã có nữa vì “khơng thích sử dụng
lại hình ảnh cũ”. Nhưng trong trường hợp có một nhà xuất bản mời cô làm họa sĩ để
<i>mỗi năm ra một bộ lịch chủ đề Tứ Phủ mới với hình vẽ mới về các vị thánh thì cơ sẽ </i>
chấp nhận. Bởi vì theo Cơ My: “Như vậy hình ảnh về Đạo Mẫu sẽ lan truyền đi xa hơn,
tranh vẽ sẽ ln mới mẻ, độc đáo hơn”.
Để có thể cho ra đời một sản phẩm kì cơng, chính xác tới từng chi tiết nhỏ, họa
sĩ Nguyễn Trà My đã phải cất công nghiên cứu rất lâu trước khi bắt đầu những nét
<i>phác họa đầu tiên. Cô đã đọc Ngàn năm áo mũ của tác giả Trần Quang Đức xuất bản </i>
<i>năm 2013, Hoa văn Đại Việt của nhóm tác giả Đại Việt Cổ Phong xuất bản năm 2017, </i>
<i>Tín ngưỡng thờ mẫu tứ phủ - chốn thiêng nơi cõi thực của nhóm tác giả Trần Quang </i>
Ngồi ra để có thể lột tả hình tượng các vị thánh một cách chân thực, chính xác
tới từng chi tiết, cử chỉ, Cơ My cịn dành nhiều thời gian đi thực chuyến ở các đền,
chùa để chụp ảnh, thu thập thông tin điền dã. Khi chúng tôi đề cập tới vấn đề tiền bản
quyền và cơng vẽ thì được Cô My chia sẻ rằng “gần như là không có, vì chỉ bán số
Ngồi việc cơng nghệ in ấn của Việt Nam chưa đáp ứng được mong đợi của Cô
My khi không thể in được màu nhũ khiến cho cô phải vẽ lại tất cả các bức tranh trong
bộ lịch bằng chất liệu khác, thì việc xuất bản ấn phẩm này diễn ra khá thuận lợi. Một
phần là vì cơ đã có mối quan hệ tốt với xưởng in từ trước đó. Trước khi bắt tay vào làm
bộ lịch này, Cô My đã cho xuất bản nhiều ấn phẩm dành cho trẻ em mà tiêu biểu nhất
<i>là bộ Momo học toán như thế nào? hay là Từ vựng song ngữ Việt – Anh (xem Ảnh </i>
2.15), cho nên xưởng in mới đồng ý in lịch theo số lượng ít (380 bộ).
<i>Bên cạnh bộ lịch Việt Tứ Phủ, trong cùng năm đó, Cơ My cịn cho ra đời ấn </i>
phẩm bộ lịch mini được vẽ theo phong cách Chibi trẻ trung hơn với cũng theo chủ đề
<i>Tứ Phủ (xem Ảnh 2.17). Bộ lịch này chủ yếu thay lời trải lịng của cơ kể về cơ duyên </i>
hóa, thiếu nhi hóa” sẽ là không tôn trọng các ngài, là không phù hợp. Nhưng Cô My đã
phản biện lại vấn đề này rằng:
“Mình vẽ dưới góc độ mình là con nhà Thánh, mình muốn “Văn
hóa Đạo Mẫu” phù hợp với nhiều lứa tuổi hơn, kể cả giới trẻ và tầng
<i>lớp thiếu nhi, chứ như bộ lịch Việt Tứ Phủ trẻ con nhìn vào là sợ, </i>
chắp tay vái lạy luôn”.
Thú vị là, bộ lịch mini được vẽ theo phong cách Chibi này lại bán rất chạy, nó
Một điều quan trọng nữa, không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời hai bộ lịch theo
hai phong cách khác nhau để phạm vi tiếp cận của Đạo Mẫu được rộng hơn, Cô My
<i>cịn cho in một loạt các phong bao lì xì cũng theo chủ đề Tứ Phủ để làm quà tặng kèm </i>
những người mua lịch (xem Ảnh 2.17).
<i>Ảnh 17: Bộ lịch để bàn phong cách Chibi và bộ lì xì Việt Tứ Phủ.</i> 25
<i>Trong quá trình thiết kế, tạo tác bộ lịch Việt Tứ Phủ, </i>
Cô My đã rất nhiều lần phải trực tiếp giải quyết, đấu tranh
cho đứa con tinh thần của mình. Cơ đã nhiều lần bắt gặp sản phẩm của mình bị “đạo
<i>nhái” trên khơng gian mạng. Tiêu biểu là bức tranh có tiêu đề Chầu Lục bị các đối </i>
tượng xấu đạo nhái nhiều nhất (xem Ảnh 2.18)<i> 26</i><sub>. Những đối tượng này tải ảnh có trên </sub>
<i>trang Hội họa Tứ Phủ của Cơ My sau đó về cắt ghép chỉnh sửa rồi in ra với số lượng </i>
rất lớn và bán rẻ. Việc làm này không chỉ làm giảm giá trị của những bức tranh gốc mà
còn làm ảnh hưởng nhiều tới tinh thần làm việc của chủ nhân đích thực. Nhiều lần cơ
đã liên hệ với những “đạo nhân” đó rồi trực tiếp xử lý, nhưng đạo nhái vẫn tiếp diễn.
<i><b>c, Đăng kí bản quyền cho bộ lịch Việt Tứ Phủ </b></i>
Lúc đầu, để khắc phục, Cô My đã lựa chọn cách
quay video trực tiếp để giới thiệu về sản phẩm của mình,
<i>chứ khơng đăng ảnh chụp lên trang Hội họa Tứ Phủ như </i>
trước nữa. Để bảo vệ tốt nhất cho các ấn phẩm của mình,
năm 2018 Cô My đã đi đăng ký bản quyền.
Qua trao đổi với cô, chúng tôi biết được rằng, do bộ
<i>lịch có tên là Việt Tứ Phủ cho nên cơ quan cấp bản quyền </i>
liên tục tạo khó khăn, cho rằng đây là một tiêu đề nhạy
cảm. Nhưng sau một thời gian kiên nhẫn chờ đợi, Cô My
đã đăng ký bản quyền thành công (xem Ảnh 2.19)<i> 27</i><sub>. </sub>
Tuy vậy, sau khi đã có bản quyền thì nếu cơ có
muốn tinh chỉnh lại các bản vẽ cho đặc sắc hơn thì cũng khơng được bởi vì phải in theo
đúng mô tả sản phẩm như đã ghi trong bản quyền được cấp.
<i><b>d, Bàn luận </b></i>
26
Ảnh được lấy từ trang Hội họa Tứ Phủ của Cô My, nguồn />
27
Tuy cùng là cách tiếp cận thông qua hội họa, nhưng Cô My đã sử dụng nhiều
phong cách vẽ khác nhau để ấn phẩm của cơ có thể chạm tới nhiều đối tượng, đa dạng
<i>về độ tuổi, tầng lớp,… Nếu bộ lịch Việt Tứ Phủ với hình ảnh các vị thánh được vẽ </i>
nghiêm trang với mục đích thể hiện được “cái đức cái uy” của các ngài để dành cho
độc giả lớn tuổi, thì bộ lịch mini với phong cách vẽ Chibi ngộ nghĩnh lại chủ yếu
hướng tới giới trẻ và tầng lớp thiếu nhi. Với các ấn phẩm được chế tác công phu của
mình, Cơ My đang quảng bá “Văn hóa Đạo Mẫu” một cách hiệu quả.
<i>Bên cạnh đó, Cơ My cịn mong muốn góp phần khơi phục dịng tranh Tứ Phủ </i>
của Hàng Trống nhưng bằng “nghệ thuật mới và chất liệu mới”. Cô muốn chung tay
góp sức hiện đại hóa dịng tranh này để bảo tồn hội họa liên quan tới Đạo Mẫu.
Cơ My có thể nói là người đầu tiên cho ra đời bộ lịch dành riêng cho Đạo Mẫu
với âm lịch là chủ đạo và dương lịch là phụ. Những ngày “tiệc Mẫu” được đánh dấu,
chú thích cẩn thận. Điều này khiến cho bộ lịch này ngồi giá trị nghệ thuật cịn có giá
trị cao về học thuật, khi mà chỉ cần theo dõi lịch là những người sở hữu có thể biết
thêm thông tin về Đạo Mẫu thông qua mô tả chi tiết có trong đó.
<i>Tên đầy đủ của trường hợp này là Quan điểm của thanh đồng Hồng Đức Trí </i>
<i>(trụ trì đền Phúc Khánh ở quận Hoàng Mai) về Đạo Mẫu hiện nay và nhận thức về </i>
Thông qua trường hợp này chúng tôi rút ra được ba điểm thú vị sau đây.
Thứ nhất, không giống với những nghiên cứu trường hợp đã đề cập ở trước,
trường hợp này không thuộc vào lĩnh vực giáo dục hay nghệ thuật và cũng không mang
tính tiên phong.
Thứ hai, trường hợp này đóng vai trị quan trọng trong việc giải đáp được câu
hỏi mà bấy lâu nay gây khơng ít khó khăn cho chúng tơi trong q trình thực hiện luận
văn. Câu hỏi đó là “liệu các thanh đồng có phản đối xu hướng khai thác các giá trị văn
hóa của Đạo Mẫu để áp dụng vào sáng tác nghệ thuật của giới trẻ ngày ngay?”.
Thứ ba, qua trao đổi với các chủ thể, chúng tôi không chỉ có cơ hội so sánh sự
nhận thức về Đạo Mẫu của anh Hiếu với thầy Trí (giữa hai thế hệ trẻ và cổ bản) mà còn
hiểu được sự khác biệt trong nhận thức về Đạo Mẫu giữa những người trẻ tuổi. (so
sánh với Cơ My, Hồng Thùy Linh).
<i><b>2.3.1. Thơng tin chung </b></i>
<i>Khánh linh từ (đền Phúc Khánh) tại số 62, tổ 14, ngõ 230, phố Lạc Trung, phường </i>
Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (xem Ảnh 2.20).
<i>Ảnh 2.20: Chân dung thanh đồng Hồng Đức Trí (một trong những bức chân dung </i>
<i>mà thầy Trí tâm đắc nhất).</i> 28
Theo như thầy chia sẻ, khu vực Thanh Lương này trước đây có rất nhiều tệ nạn,
dân cư nghèo đói cho nên phát sinh ra trộm cướp, nghiện ngập và kéo theo nhiều mặt
tiêu cực khác. Từ khi có ngơi đền do thầy trực tiếp xây dựng, cuộc sống của dân cư
28
Qua trao đổi thân tình, chúng tơi biết được rằng thầy Trí có hai năm sinh riêng
biệt. Năm sinh trong giấy tờ hành chính là ngày 18 tháng 8 năm 1953 (tức là năm Quý
Tỵ) năm nay 67 tuổi. Còn năm sinh thật là 1947 (tức năm Đinh Hợi), như vậy, tuổi
thực hiện nay của thầy là 74. Điều này thầy Trí có giải thích là vì năm sinh Đinh Hợi
lại vào bản mệnh căn cao số nặng nên hay ốm đau, vì thế phải làm lễ dâng lên Thánh
xin phép được hoán tên đổi tuổi để hóa giải căn số, đổi năm sinh từ 1947 thành 1953,
đồng thời cũng tiện cho công việc sau này của thầy. Theo như chúng tôi được biết thì
thầy Trí là người có căn Chúa Bà Đệ Nhị Đơng Cng30, hay nói cách khác thì bản
mệnh căn số của thầy Trí là do Chúa Bà Đệ Nhị Đơng Cng cai quản.
Trước khi dành toàn bộ thời gian của mình cho việc thờ Thánh, thầy Trí đã có
20 năm công tác cho ngành công an thành phố Hà Nội. Bắt đầu sự nghiệp năm 1971,
lúc bấy giờ thầy đang đảm nhiệm vị trí cán bộ cấp chứng minh thư nhân dân của Sở
Công an thành phố Hà Nội. Năm 1972 thì thầy học tại trường Hạ sĩ quan Cơng an, sau
29<sub> Điều này đã được chúng tôi xác minh vào ngày 23 tháng 4 năm 2020 (tức mùng 1 tháng 4 âm lịch) khi thầy Trí </sub>
tổ chức một buổi lễ nhỏ đầu mỗi tháng cho người dân sống xung quanh Phúc Khánh Linh Từ. Trong buổi lễ, mọi
người đã chia sẻ về những điều tốt mà họ nhận được từ khi ngôi đền được khánh thành.
30
<i>Nhân dân Việt Nam và sẽ nối nghiệp thầy Trí để trở thành một thanh đồng trong tương </i>
lai. Các con của thầy đều được thừa hưởng truyền thống “Nho - Y - Lý - Số”31 của gia
đình.
Về con nhang đệ tử thì thầy Trí đã mở phủ cho hàng trăm người. Trong quá
Điểm đặc biệt mà chúng tơi nhận thấy đó là trong số con nhang đệ tử mà thầy
thu nạp, thì có tới hàng chục người là bà con Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài
và thậm chí có cả những người ngoại quốc, tới từ các quốc gia châu Âu như Pháp,
Đức,… Những đệ tử ngoại quốc này tìm tới thầy qua sự mách bảo của những người
dân quanh khu vực họ sinh sống hoặc là được bạn bè người Việt Nam giới thiệu. Họ
đều là những thanh niên dưới 30 tuổi, sang Việt Nam sinh sống và làm ăn, nhưng do
gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống (ốm đau, bệnh tật, cơng việc, tình
<b>31<sub> Theo như lời thầy Hồng Đức Trí giải thích thì mỗi người đàn ơng trong gia đình của thầy (cả bên nội và </sub></b>
Thành. Người này được thầy nhận làm con nuôi và cho phép mang họ Hoàng của
mình.
Tuy chúng tơi không thể gặp được người đệ tử đặc biệt này trong buổi phỏng
vấn ngày 26 tháng 4 năm 2020, nhưng theo lời thầy và đệ tử Trương Xuân Hiếu thuật
lại thì, anh Thành sau khi được thầy thu nạp đã có cải thiện về sức khỏe, ăn nên làm ra
<i><b>b, Thông tin về đệ tử Trương Xuân Hiếu (anh Mèo) </b></i>
Họ và tên đầy đủ của anh là Trương Xuân Hiếu, biệt danh thầy Trí đặt cho anh
là “Mèo”, vì vậy nên ở đây đơi lúc chúng tôi cũng sẽ nhắc tới anh với tên gọi là “Mèo”.
Anh Hiếu sinh năm 1991 (năm Ất Mùi), tại Điện Biên, nhưng nguyên quán Thái
<i>Bình (đời cha mẹ đã di cư lên Điện Biên). Trú quán của anh Hiếu thì chính là tại Phúc </i>
<i>Khánh linh từ. Vì quyết tâm học đạo cho nên anh được thầy Trí nhận làm con ni, cho </i>
ở cùng để tiện học tập.
Anh Hiếu biết đến thầy Trí thơng qua mẹ đẻ của mình, vì bà là con nhang đệ tử
của thầy. Trước khi biết đến thầy của mình, anh Hiếu hầu như là khơng có quan tâm và
hiểu biết về Đạo Mẫu, dù là trong gia đình anh đã có truyền thống hầu Thánh ở cả bên
họ nội và ngoại. Anh chia sẻ:
32
Đạo Mẫu cả, nhà ơng nội ở Thái Bình trước đây cũng có điện thờ tư
Anh theo học và đã tốt nghiệp Khoa Thiết kế Đồ họa khóa 50 của Trường Đại
học Xây dựng. Sau một thời gian làm kiến trúc sư tự do, anh đã nghỉ việc và dành toàn
bộ thời gian của mình để học đạo, học nghề từ thầy Trí. Anh chia sẻ:
“Nghỉ làm để tập trung theo học ơng làm mình cảm thấy thoải mái
hơn, thật ra thì bản thân mình thấy cái gì quan trọng hơn thì mình
làm thơi. Chứ nhiều hơm đi phụ việc cho ơng xong về chả kịp ăn gì
cả, leo lên giường ngủ luôn, sáng hôm sau lại đi cơng trình thì mình
khơng đủ sức khỏe”.
Khi được hỏi về sự nghiệp sau này, anh Hiếu chia sẻ rằng sẽ dành toàn bộ thời
gian cho việc hầu Thánh, bên cạnh đó thì cũng sẽ làm pháp sư để vừa có thể “nối tiếp
di sản của gia đình” và “nối nghiệp của thầy Trí”. Hơn nữa, gia đình của anh ở cả hai
bên nội ngoại đều rất ủng hộ khi anh quyết định học đạo, học pháp để trở thành một
thanh đồng “kiêm tri đôi nước”33<sub> như thầy của mình. Bên họ nội cịn có phần tự hào vì </sub>
anh Hiếu có thể “tiếp nối di sản nghề nghiệp của gia tộc ngày trước.
<i><b>c, Thông tin về ngôi đền tư mang tên “Phúc Khánh linh từ” </b></i>
<i>Đền Phúc Khánh hay Phúc Khánh linh từ được lấy tên dựa theo ngôi chùa Phúc </i>
Khánh tại làng Vẽ - ngun qn của thầy Trí. Vì gia đình của thầy có truyền thống đặt
tên đền, điện tư dựa theo ngôi chùa này. Cho nên, đến khi nối nghiệp ông cha, ngơi đền
tư của thầy Hồng Đức Trí cũng được đặt tên là Phúc Khánh và đã trải qua ba lần xây
dựng và di chuyển.
33
<i>Ảnh 2.21: Ba trong số rất nhiều pho thượng đất cổ bản mà thầy Trí vẫn cịn giữ.</i> 34
Vào năm 1990, thầy Trí di dời điện thờ từ Kim Giang về một căn nhà khác
thuộc quyền sở hữu của gia đình ở khu vực Đê Tơ Hồng. Căn nhà này có 5 tầng (tính
cả tầng thượng), lúc này thầy Trí đã bài trí lại khơng gian thờ Thánh của mình. Tầng
34
Tới năm 1998, thời điểm này thầy Hồng Đức Trí đã đủ 20 năm cơng tác cho Sở
Công an thành phố Hà Nội và xin về hưu sớm ở tuổi 38 (nếu tính theo năm sinh gốc thì
là 44 tuổi).
Sau hơn 20 năm hầu Thánh, lúc này thầy Trí mới có đủ điều kiện tài chính để
cho xây dựng một khn viên rộng rãi để thờ Thánh và cũng đồng thời làm nơi ở của
gia đình. Ngơi đền Phúc Khánh lại một lần nữa được di rời từ khu vực Đê Tơ Hồng về
địa chỉ hiện nay (số 62, tổ 14, ngõ 230, phố Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội). Diện tích mặt bằng ngơi đền là hơn 60m2<sub>, với 4 tầng </sub>
(tính cả khu vực gác xép). Quá trình xây dựng của đền Phúc Khánh từ khi động thổ cho
tới khi cất nóc và hồn thiện diễn ra vơ cùng nhanh chóng, tổng thời gian chỉ kéo dài
nửa năm (khởi công vào mùng 8 tháng 6 âm lịch năm 1998 và hoàn thiện vào mùng 10
tháng 10 âm lịch cùng năm). Kinh phí chi trả cho việc xây dựng ngơi đền thì thầy Trí
khơng nói rõ ràng nhưng có chia sẻ với chúng tơi là “ngân xuyến của Thánh Mẫu cho”.
Song song với việc khởi công, động thổ xây dựng ngơi đền thì thầy Trí cũng cho gọi
thợ mộc về để đo và chế tác các pho tượng của hệ thống thần linh của Đạo Mẫu.
<i><b>2.3.2. Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh </b></i>
Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu qua về lý do (cơ duyên) mà thầy Trí và đệ tử
Hiếu lựa chọn con đường trở thành một thanh đồng. Đồng thời, cũng nói về q trình
hầu Thánh kể từ khi học đạo cho tới thời điểm hiện tại của cả hai thầy trò.
Thêm vào đó, trong suốt tuổi trẻ của mình, ngồi khoảng thời gian phải đi học
và làm việc thì thầy Trí ln tới nghe kinh Phật trong chùa và nghe hát Chầu văn tại
nhà người bác họ của mình. Thầy chia sẻ rằng “khi tơi tới nghe kinh Phật thì người tơi
thấy thoải mái, tâm trí tơi khơng còn âu lo phiền muộn, còn hễ khi xem bác tơi hầu
Thánh, nghe hát văn thì lịng tơi lại thấy sảng khối, vui mừng lạ thường”. Chính vì
nhận ra điều lạ thường này cộng thêm gia cảnh như trên, thầy Trí đã chọn con đường
trở thành một thanh đồng và theo học cụ Thơ Trấn (bác họ của thầy) để có thể thờ
phụng, đền ơn các Thánh.
Thầy học chữ Hán từ bố của mình, nhưng lại khơng được ơng truyền nghề cho
bởi vì ông đã tham gia cách mạng và đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch xã kiêm trưởng
cơng an xã lúc bây giờ. Ơng cụ thân sinh khơng những khơng truyền nghề mà cịn cấm
con mình khơng được phép tham gia các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, một phần vì
lo cho sự an toàn của con, một phần lại sợ ảnh hưởng tới chức vụ của mình và cuộc
sống của cả gia đình.
Con đường hầu Thánh của thầy Trí có khởi đầu vơ cùng gian trn. Học đạo,
học chữ thì phải ra ngồi đồng, đi trình đồng mở phủ - một nghi lễ quan trọng bậc nhất
trong cuộc đời của một thanh đồng thì cũng phải làm ở điện tư của người quen. Bố của
thầy Trí thì cấm đốn, khơng đồng tình. Khi đã trưởng thành, có cơng ăn việc làm thì
thầy lại làm nghề công an.
Ngày trước, về nội dung thì việc hầu Thánh của thầy Trí được thực hiện vô cùng
giản dị, đơn sơ. Mỗi khi hầu thì chỉ sửa soạn một mâm lễ chỉ gồm một đĩa xôi, một nồi
cháo trắng, một con gà luộc. Trang phục thì chỉ là một bộ áo màu đỏ, bốn chiếc khăn
phủ diện tượng trưng cho bốn phủ và hai chiếc đai lưng36.
35<i><sub> Thấy Trí có giải thích thêm rằng, trong một lễ trình đồng mở phủ, dựa vào giáo lý, giáo luật (chưa thành văn) </sub></i>
của Đạo Mẫu thì chỉ có người thầy vừa có bản mệnh Đạo Mẫu vừa có căn số bên Trần Triều thì mới có thể đơn
phương mở phủ cho đệ tử của mình. Nếu người thầy chỉ có một bên bản mệnh thì phải mời một hoặc nhiều người
thầy khác có bản mệnh bên cịn lại tới tham dự thì nghi lễ mới thực hiện thành cơng được.
36<sub> Thầy Trí cho biết, ngày trước việc hầu Thánh của các thanh đồng được diễn ra đơn giản và kín đáo, tư trang, </sub>
“Trong suốt một khoảng thời gian dài khi cịn làm cơng an, tơi phải
nhảy tàu lên tận Công đồng Bắc Lệ ở Lạng Sơn để hầu Thánh. Phải
đi ngay trong đêm để sau khi hầu xong thì lại lên tàu để về nhà đi
làm tiếp. Tôi không bỏ hầu Thánh một ngày nào hết, khó khăn tới
đâu tôi cũng phải hầu cho bằng được, vì khơng hầu thì đau ốm,
bệnh tật, đầu óc quay cuồng”.
Các thanh đồng ngày trước, khi nhà nước cịn chưa cởi mở về việc hầu Thánh
thì hay phải tìm tới các đền, điện nằm ngoài khu vực các thành phố lớn để tránh sự
dịm ngó, ngăn cản của chính quyền. Và cũng có thể là phải trải qua một chặng đường
rất dài chỉ để được hầu Thánh. Lý do họ khơng ngại khó là dựa vào đức tin của bản
thân mỗi thanh đồng đối với Đạo Mẫu. Điều này đã được học giả Chu Xuân Giao nhận
định như sau:
<i>“Đối với những thanh đồng của Đạo Mẫu thì tính tự điều chỉnh hay </i>
<i>trong tiếng Nhật là jiritsu-sei 自律性 là một trong những đặc điểm </i>
rất quan trọng. Khổ mấy họ cũng vẫn hầu Thánh, thích nghi với mọi
hồn cảnh để tiếp tục hầu Thánh và để tiếp tục sống”37.
Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố khách quan của đời sống vật chất đã trực tiếp
quy định xu hướng phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu thì cũng khơng thể khơng nói
đến bản thân tính tự thay đổi (tự điều chỉnh, tự thích nghi) của tín ngưỡng thờ Mẫu
cũng đã tác động rất lớn đến xu hướng phát triển của nó.
37
<i>Cây Đa Bóng thuộc Quần thể di tích văn hố Phủ Dầy (xã Kinh Thái, huyện Vụ Bản, </i>
<i>tỉnh Nam Định). Bằng công nhận Nghệ nhân Dân gian của thầy Trí đã được Chủ tịch </i>
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam – ông Tô Ngọc Thanh kí vào ngày 26 tháng 8 năm
2015 (xem Ảnh 2.22).
<i>Ảnh 2.22: Bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian của thầy Trí.</i> 38
<i><b>b, Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh của đệ tử Hiếu </b></i>
Trong quá trình phỏng vấn, chúng tơi nhận ra rằng, biệt danh “Mèo” mà anh
Trương Xuân Hiếu được thầy đặt cho không phải dựa theo năm sinh của của anh. Khi
anh đến với thầy, thể trạng anh khơng được tốt, ốm yếu gầy gị lại bị hen nặng, cho nên
thầy mới đặt cho biệt danh là “Mèo”, ở đây là để ám chỉ tình trạng sức khỏe của anh
lúc bấy giờ tựa như “một con mèo hen”.
38
Như đã nhắc tới ở phần thông tin chung, anh Hiếu biết tới thầy Trí thơng qua mẹ
của mình. Hai mẹ con anh đều yếu sức. Anh thì có trái tim to hơn người bình thường
cho nên khơng thể hoạt động với cường độ mạnh trong thời gian dài được. Còn mẹ của
anh thì mắc chứng máu khó đơng, nếu bị đứt tay thì rất khó cầm máu. Suốt trong một
khoảng thời gian dài trước khi gặp thầy Trí, hai mẹ con phải thuê nhà ở khu vực bệnh
viện Bạch Mai để tiện khámchữa.
<i>Vào thời điểm đó, mẹ của anh đã được một người thân mách bảo tới Phúc </i>
<i>Khách linh từ để tìm gặp thầy Trí, từ đó mới biết được rằng cả hai mẹ con đều căn cao </i>
số nặng. Sau khi hai mẹ con trở thành con nhang đệ tử của thầy Trí một thời gian thì tự
thấy bệnh tình thuyên giảm, làm ăn khấm khá, khơng cịn phải khám chữa thường
xun nữa. Chính vì vừa mang ơn thầy vừa mang ơn Thánh, anh Hiếu đã quyết định
học đạo để trở thành một thanh đồng kiêm pháp sư như thầy của mình.
<i><b>2.3.3. Quan điểm, nhận thức về Đạo Mẫu của thầy Trí và đệ tử</b></i>
Trong phần này, chúng tơi sẽ nói về sự nhận thức của thầy Trí và đệ tử Hiếu về
Đạo Mẫu, so sánh xem chúng giống và khác nhau như thế nào. Đồng thời cũng so sánh
<i><b>a, Quan điểm của thầy Trí </b></i>
Thầy Trí là một thanh đồng kiêm pháp sư đã có tuổi nghề lâu năm, lại được đào
tạo bài bản từ nhỏ trong một môi trường mà cả hai bên họ tộc đều là những thanh đồng,
pháp sư nổi tiếng, thêm vào đó thầy Trí lại có bản mệnh “kiêm tri đơi nước” cho nên có
sự am hiểu tường tận về Đạo Mẫu theo lối cổ.
<i>Khi được hỏi về thuật ngữ Đạo Mẫu một thuật ngữ mà hiện nay không chỉ giới </i>
thanh đồng mà còn cả giới học thuật cũng vẫn đang có nhiều tranh cãi, thầy Trí đã chia
sẻ như sau:
kiểu “tiền Phật hậu Mẫu” hoặc là các hình thức đền, điện tư. Đạo
Mẫu cũng có thể được coi là Đạo Hiếu, Đạo thờ phụng tổ tiên, người
sinh thành của mình vì Mẫu ở đây là Mẹ, là người sinh ra và dạy bảo
<i>người Việt. Cho nên phải gọi là Đạo Mẫu không thể gọi khác đi </i>
được. Tại làm sao các Đạo khác du nhập vào Việt Nam thì được cơng
nhận cịn Đạo Mẫu mang bản sắc của người Việt, đại diện cho người
Việt thì lại khơng được cơng nhận?”39.
Như vậy, chúng tơi có thể hiểu rằng, với cương vị là một thanh đồng, thầy Trí
ln muốn Đạo Mẫu nhận được sự nhận thức cơng bằng từ phía chính quyền và xã hội.
Đối với thầy, Đạo Mẫu là một dạng tôn giáo bản địa mang đậm bản sắc dân tộc, nhưng
vẫn chưa được xã hội nói chung nhận thức một cách đúng đắn và có phần thiệt thịi hơn
so với các tôn giáo khác.
Đồng thời, thầy cũng chia sẻ rằng Đạo Mẫu vốn là rất bình dị, nhưng hiện nay
lại đang bị kinh tế hóa. Thầy nói:
“Giới “đồng đua, đồng đú”40
mang Phật Thánh ra kinh doanh đã
đành, hiện nay không chỉ các thanh đồng trẻ tuổi mà cả các thanh
39<sub> Về cơ bản, Đạo Mẫu qua quá trình phát triển của mình đã tự hình thành một hệ thống các giáo lý giáo luật cho </sub>
riêng mình. Tuy rằng là chưa thành văn, chưa được Đảng và Nhà nước cũng như tồn xã hội cơng nhận, nhưng
những giáo lý, giáo luật này được hầu hết các cá nhân trong giới thanh đồng tuân thủ nghiêm ngặt. Theo như
Nguyễn Ngọc Mai thì: “tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam hồn tồn có để được coi là một tôn giáo bản địa
hoặc làm một dạng của tiền tôn giáo” [Nguyễn Ngọc Mai, 2013: 42-43].
40<sub> Thuật ngữ “đồng đua, đồng đú” được sử dụng phổ biến trong không chỉ giới thanh đồng mà cịn trong giới học </sub>
thuật và báo chí để ám chỉ theo hai lối nghĩa
- Thứ nhất, người bình thường, khơng có căn quả nhưng muốn lợi dụng Đạo Mẫu để làm kinh tế, lừa gạt mọi
người nên đã tự xưng làm thầy, kiến thức về lĩnh vực này gần như khơng có hoặc là chắp vá. Họ lừa gạt con
nhang đệ tử để có tiền chi tiêu cho bản thân.
vàng bạc đeo kín người với vừa”.
Theo lời thầy nói, chúng tơi hiểu được rằng một phần nguyên nhân là do xã hội
nói chung, những vị thanh đồng trẻ tuổi (cả các vị “đồng tỉnh” và “đồng mê”)41 nói
riêng vẫn cịn chưa hiểu rõ về Đạo Mẫu hoặc có nhận thức sai lệch, điều này đã tạo
điều kiện cho các tiêu cực có cơ hội phát triển.
Khi được chúng tôi chia sẻ về hiện tượng các nghệ sĩ trẻ, thậm chí là các em học
sinh Trung học Phổ thông đang khai thác chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm, sản
phẩm mang tính học thuật và nghệ thuật, thì với cương vị là một thanh đồng thì thầy
Trí rất mừng. Thầy cho hay:
“Đây là việc tốt, góp phần bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu. Việc giới
trẻ khai thác các giá trị đẹp của Đạo Mẫu để áp dụng vào cuộc sống
là tơi hồn toàn ủng hộ. Giới trẻ càng biết tới Đạo Mẫu, biết tới nét
hay nét đẹp thì tơi càng mừng. Tôi chỉ phê phán việc các diễn viên,
các thanh đồng trẻ, mang hầu đồng ra phô trương, biểu diễn theo lối
sân khấu làm mất đi tính thiêng mà thôi”.
<i><b>b, Quan điểm của anh Hiếu </b></i>
Anh Hiếu đưa ra nhận định của bản thân về Đạo Mẫu như sau:
“Mình thì có quan niệm về Đạo Mẫu đơn giản lắm. Mẫu là mẹ, mình
theo hầu Thánh, hầu Mẫu cũng như là người con phụng dưỡng, báo
đáp cơng ơn cha mẹ vậy. Theo mình thì Đạo Mẫu cũng là Đạo làm
41<sub> Thuật ngữ “đồng tỉnh, đồng mê” được giới thanh đồng sử dụng phổ biến. Chúng dùng để phân biệt giữa các </sub>
và đều từ cha mẹ mà ra cả”.
<i>Còn về thuật ngữ Đạo Mẫu anh chia sẻ: </i>
“Còn về cách gọi thì mình hồn tồn đồng tình với ơng (thầy Trí),
Đạo Mẫu là bản sắc là tôn giáo của dân tộc nên xứng đáng được nhận
thức lại cho công bằng”.
Tuy nhận định về Đạo Mẫu của anh đơn giản hơn của thầy mình nhưng cũng
vẫn thể hiện sự tương đồng nhất định về sự nhận thức đối với Đạo Mẫu. Đó là Đạo
Mẫu cũng giống với Đạo Hiếu, Đạo thờ cũng tổ tiên, gắn liền với chữ “Hiếu”, là sự
đền ơn đáp nghĩa của con người trần tục với những người mẹ tâm linh.
Đối với anh, Đạo Mẫu là một dạng đức tin vô cùng linh thiêng và việc thờ
Thánh của Đạo Mẫu không phải là một nghề nghiệp để tạo thu nhập, mà là một trách
nhiệm giống với việc người con giữ tròn chữ “Hiếu” với cha mẹ mình. Anh chia sẻ:
“Không ai coi báo hiếu cha mẹ là một nghề nghiệp cả mà phải là
một trách nhiệm của con cái, và cũng khơng ai mang cha mẹ mình
ra để làm kinh tế cả, cho nên những thanh đồng thuộc kiểu “đồng
điêu, đồng đú”42<sub> cứ mang Thánh ra để trục lợi thì “quả báo nhãn </sub>
tiền” tới sớm lắm”.
Mục đích anh Hiếu tìm tới sự che chở của Thánh nói riêng và Đạo Mẫu nói
chung cũng tương tự với mục đích của đa số người trẻ tuổi hiện nay. Đó là họ muốn
nhờ vào thế lực tâm linh để giải quyết các khó khăn trong cuộc sống như sức khỏe, gia
42
Khác với thầy của mình, anh Hiếu khơng quyết định theo nghề của ơng cha từ
khi cịn nhỏ mà mãi tới khi bệnh tình tạo cho anh quá nhiều khó khăn trong cuộc sống
anh mới tìm tới Đạo Mẫu. Nhận thức về Đạo Mẫu của anh Hiếu vẫn mang tính tự phát,
và vẫn có những nét riêng biệt, mà chúng tôi nhận định là rất “giới trẻ”43. Thêm vào đó,
nhờ có sự giáo dục bài bản từ người thầy, cho nên anh Hiếu cũng am hiểu về Đạo Mẫu
rõ hơn phần lớn giới trẻ nói chung và thậm chí là hơn cả các thanh đồng trẻ tuổi khác
nói riêng.
<i><b>2.2.4. Bàn luận </b></i>
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng qua quá trình học đạo từ người thầy của mình, anh
Hiếu vẫn xây dựng cho mình một sự nhận thức riêng về Đạo Mẫu. Tổng quan các
trường hợp nghiên cứu, chúng tôi nhận ra lý do, mục đính chính yếu nhất mà giới trẻ
ngày nay tìm tới Đạo Mẫu ngày một nhiều, đó là để trải lịng, tìm sự cứu rỗi, sự hóa
giải các khó khăn của bản thân nhờ vào sức mạnh của thế lực tâm linh. Trường hợp đệ
tử Hiếu ở đây giống trường hợp của Cô My và Hoàng Thùy Linh.
Tuy vậy, trường hợp đệ tử Hiếu cũng có bốn điểm khác biệt so với các trường
hợp đã nêu ở trên
Thứ nhất, anh Hiếu không làm nghệ thuật, không sáng tác các tác phẩm nghệ
thuật để dâng lên Thánh Mẫu như một lời cảm ơn mà anh chọn trở thành một thanh
đồng “kiêm tri đôi nước” như người thầy của mình. Anh khơng chủ động sử dụng nghệ
thuật để quảng bá, bảo tồn Đạo Mẫu.
43<sub> Sự nhận thức rất “giới trẻ” chúng tôi nhắc tới ở đây là để chỉ lối suy nghĩ chung của những người trẻ tuổi đã </sub>
Thứ ba, thay vì sử dụng các sản phẩm do mình tạo ra, anh chọn trở thành một
chủ thể thực hành để biến mình thành một “bảo tàng sống” cho Đạo Mẫu.
Cuối cùng, thầy Trí cũng giải đáp được câu hỏi mà bấy lâu nay gây không ít khó
khăn cho chúng tơi trong q trình thực hiện luận văn. Câu hỏi đó là “liệu các thanh
đồng có phản đối xu hướng khai thác chất liệu của Đạo Mẫu vào sáng tác nghệ thuật
của giới trẻ ngày ngay?”. Câu trả lời chúng tơi có được đã góp phần khẳng định thêm
rằng giới thanh đồng rất khuyến khích, ủng hộ xu hướng này, họ chỉ phản đối việc lợi
dụng Đạo Mẫu để làm kinh tế hay là sử dụng nghi thức hầu đồng như một tiết mục
biểu diễn mà thôi.
<b>Tiểu kết </b>
Qua các trường hợp nghiên cứu cụ thể được trình bày ở chương này, chúng ta có
Thứ nhất, số lượng người trẻ tuổi hiểu biết Đạo Mẫu hiện nay vẫn chưa nhiều,
chiếm số đơng trong đó là con nhang đệ tử, các tín đồ và cả các vị thanh đồng trẻ tuổi.
Thứ hai, nhận thức về Đạo Mẫu của họ vẫn còn gặp những rào cản về kinh tế,
kiến thức, tính phổ biến của thơng tin, tính chính xác của thơng tin. Điều này làm ảnh
hưởng rất nhiều tới quá trình xây dựng nhận thức của giới trẻ về Đạo Mẫu.
Thứ năm, tuy cùng là giới trẻ, nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt trong nhận thức
về Đạo Mẫu; thậm chí, giữa hai thanh đồng trẻ cũng có những khác biệt rõ rệt.
Ở chương này, chúng tôi sẽ tiến hành thảo luận tổng hợp những vấn đề chính
yếu của luận văn từ kết quả nghiên cứu từng trường hợp cụ thể đã trình bày ở chương
2. Có nghĩa là, ở chương 2, mới là các trường hợp nghiên cứu được trình bày một
cách cụ thể bằng tư liệu điền dã dân tộc học, thì đến đây, ở cấp độ bao quát hơn,
chúng tôi sẽ thảo luận tổng hợp để hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra
từ đầu, đó là: 1). Tổng quan từ thực tiễn về mối quan hệ hiện tại giữa giới trẻ và Đạo
<b>3.1. Tổng quan về mối quan hệ hiện tại giữa giới trẻ và Đạo Mẫu </b>
Qua những nghiên cứu trường hợp đã trình bày ở chương 2, kết hợp với kiến
thức thu hoạch được từ những điều tra thực tế khác (tạm chưa đưa vào luận văn)1,
chúng tôi nhận thấy rằng, ở thời điểm hiện tại, Đạo Mẫu đã được giới trẻ tìm hiểu rộng
rãi hơn. Giới trẻ đã có hiểu biết ngày một nhiều hơn về Đạo Mẫu, họ chủ động tiếp cận
Đạo Mẫu, làm hình thành các xu hướng trong nhận thức hiện nay về chủ đề này (xem ở
mục 3.2 dưới đây). Nếu đặt mối quan hệ giữa giới trẻ và Đạo Mẫu vào trong bối cảnh
xã hội Việt Nam đang chuyển đổi hiện nay, thì chúng tôi thấy nổi lên những điểm đáng
lưu ý sau.
1
Thứ hai, chưa có sự “trưởng thành”2 trong nhận thức về Đạo Mẫu của đại đa số
giới trẻ. Vẫn còn nhiều suy nghĩ sai lệch, kéo theo các hệ lụy như khai thác các chất
liệu, yếu tố thuộc về Đạo Mẫu vào các hoạt động, sản phẩm mang tính đặc dị của một
số cá nhân. Kết quả là, những cá nhân ấy có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt tới
nhận thức của những người ở xung quanh. Đây chính là vấn đề mà Nguyễn Thị Yên
gọi là “hiểu chưa thấu đã sáng tạo” [Nguyễn Thị Yên 2019 : 17]. Bản thân các ứng
dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào nghệ thuật, như của họa sĩ Nguyễn Trà My hay ca sĩ
Hoàng Thùy Linh đã trình bày trong luận văn này, theo chúng tơi chính là một sự
“trưởng thành” của cá nhân họ, nhưng dư luận thì vẫn chia rẽ (ủng hộ nhiệt liệt hoặc
phản đối dữ dội).
Thứ ba, cũng vì nhận thức cịn chưa đầy đủ về Đạo Mẫu, nhiều người trẻ tuổi đã
<i>phải trở thành con nhang đệ tử một cách không mong đợi, thậm chí là phải mở phủ </i>
theo kiểu bị ép buộc. Một phần vì lo sợ nếu các thầy phán “có căn” mà khơng làm theo
thì sẽ bị Thánh phạt; một phần cũng vì áp lực từ gia đình, khi thấy các thầy phán như
vậy thì lo lắng mà ép con đi theo3. Những người nhất định phải hầu Thánh, khổ sở đến
2<sub> “Trưởng thành” ở đây có nghĩa là để chỉ sự nhận thức chưa hồn thiện, chưa có hệ thống và thơng tin rõ ràng. </sub>
Giới trẻ hiện tại chỉ tìm hiểu qua về Đạo Mẫu chứ chưa có hiểu biết thực sự.
3
Thứ tư, do sự bùng nổ về nhu cầu liên quan tới Đạo Mẫu trong những năm gần
đây, nhất là sau khi được UNESCO công nhận, rất nhiều thanh niên đã coi Đạo Mẫu
như một “công cụ” kiếm tiền. Theo một luật định bất thành văn của Đạo Mẫu, thì để
trở thành một thanh đồng chính thức, một người đã ra trình đồng mở phủ phải trải qua
quá trình học đạo kéo dài khoảng 9 năm với rất nhiều vất vả gian nan (như trình bày
của thầy đồng kì cựu Hồng Đức Trí ở chương 2). Nhưng do nhận thức sai lệch và lòng
tham, nhiều thanh niên đã xem đây là cơ hội để trục lợi cho bản thân, nên đã tự nhận là
thanh đồng và ngang nhiên dựng điện, mở phủ, đứng ra tổ chức hầu Thánh. Thêm vào
đó, do thiếu kiến thức vào về Đạo Mẫu nên họ hay biến tướng, sáng tác ra các cách
thức hầu Thánh của riêng mình, thậm chí là các cách thức phản cảm4.
<b>3.2. Các xu hƣớng chính trong nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ </b>
Qua nghiên cứu các trường hợp cụ thể, chúng tôi nhận thấy rằng, ở thời điểm
hiện tại, nhận thức của giới trẻ Hà Nội về Đạo Mẫu có ba xu hướng sau đây.
<i><b>3.2.1. Trải nghiệm Đạo Mẫu bằng chính cuộc sống thành thực trong hiện tại của </b></i>
<i><b>bản thân </b></i>
Theo chúng tơi, có lẽ đây chính là xu hướng phát triển sớm nhất và cũng có tính
chất phổ biến nhất đối với giới trẻ. Đa số người trẻ tuổi biết tới Đạo Mẫu, có sự nhận
thức nhất định về lề lối hầu Thánh thì đều là con nhang đệ tử hoặc chính là các thanh
đồng trẻ tuổi.
4
Nhiều người trẻ tuổi được nghiên cứu trong luận văn này, như họa sĩ Nguyễn
Trà My, ca sĩ Hoàng Thùy Linh hay anh Trương Xuân Hiếu, đều tìm tới Đạo Mẫu với
những lý do gần giống nhau, đó là để được cảm thấy mình đang sống trong sự che chở
của các Thánh, các Mẫu. Với những cá nhân có cuộc đời mang nhiều trắc trở, lo âu, họ
sẽ tìm tới sự che chở, bảo ban và giúp đỡ của những người mẹ tâm linh. Có người cần
sự tha thứ, bao dung như Hồng Thùy Linh. Có người lại cần sự giúp đỡ, che chở như
anh Hiếu. Và cũng có người chỉ cần được trải lòng, dãi bày tâm sự như Nguyễn Trà
My. Đạo Mẫu như một căn nhà rộng mở với muôn ngàn cửa, lúc nào cũng sẵn sàng
chào đón tất cả những người trẻ tuổi đang ở trong những dạng thức tâm lí khác nhau.
Mỗi người tựa như thấy có một lối đi riêng, một cửa vào riêng, một căn phịng riêng
n ấm cho mình trong ngôi nhà chung ấy.
Khi giải quyết vấn đề cuộc sống bằng các phương pháp khoa học không đem lại
được kết quả như mong đợi, giới trẻ sẽ tìm tới thế lực tâm linh như một sự cứu rỗi cho
bản thân mình. Điều khó giải thích ở đây là sau khi họ tìm tới, nương nhờ sự che chở
của Thánh, mọi khó khăn của họ đều dường như tan biến và họ lại có thể quay về cuộc
sống thường ngày của mình. Đạo Mẫu đóng vai trò như một biện pháp trị liệu tâm lý.
Những thanh niên gặp khó khăn trong cuộc sống khi hịa mình vào khơng gian tâm linh
đó sẽ trở nên yên tâm hơn và phần nào giúp họ tự giải quyết được các vấn đề trong
cuộc sống. Từ đó, họ trở nên tin vào sự hiện diện và giúp đỡ của Thánh, hay nói cách
khác là Thánh trở nên gần gũi, chân thật với họ hơn bao giờ hết.
<i><b>3.2.2. Chủ động đưa Đạo Mẫu vào sáng tạo nghệ thuật hướng đến giới trẻ </b></i>
Xu hướng này đang mạnh lên ở giới trẻ Hà Nội. Những cá nhân dẫn đầu xu
hướng này chính là những nghệ sĩ trẻ, họ khai thác những giá trị văn hóa của Đạo Mẫu
vào sáng tác nghệ thuật của mình.
<i>Điển hình như Hồng Thùy Linh với ca khúc Tứ Phủ, lấy cảm hứng từ một </i>
huyền tích thuộc về Đạo Mẫu5. Trải qua bao nhiêu biến cố trong cuộc sống, “đời gập
ghềnh thuyền tình chao nghiêng”, cơ nhận ra rằng “đào phai mấy kiếp thân em đọa
đày” và “em đã biết kêu tên nỗi buồn” nên quyết định tìm tới Đạo Mẫu để “đành vùi
mình vào chốn linh thiêng” như một cách hối cải, cầu xin sự tha thứ từ Thánh Mẫu. Từ
đó mà cơ có thể được lặng lẽ “khóc cúi mặt Cửu Trùng Thiên”, tâm sự dãi bày cũng
như tìm sự an ủi, chở che từ những người mẹ của thế lực tâm linh.
Nếu như Hoàng Thùy Linh trải lịng mình qua lời ca tiếng nhạc thì họa sĩ
Nguyễn Trà My lại chọn cách vẽ tâm tư tình cảm của mình lên những trang giấy. Cô
dành những đêm không ngủ để vẽ nên chân dung những vị thánh, rồi cho xuất bản một
<i>bộ lịch độc đáo về chủ đề Đạo Mẫu. Đối với cơ, tác phẩm của mình khơng chỉ là lấy </i>
cảm hứng, mà còn phải phản ánh đúng phẩm chất, thần thái, nét đẹp của từng vị thánh,
cho nên cô đã dày công nghiên cứu trước khi sáng tác. Khơng chỉ có Nguyễn Trà My,
mà cịn có hàng trăm, hàng ngàn họa sĩ và người yêu nghệ thuật bị lôi cuốn bởi những
giá trị, vẻ đẹp giản đơn mà lộng lẫy, trần tục mà linh thiêng của Đạo Mẫu.
<i><b>3.2.3. Từng bước mạnh dạn đưa Đạo Mẫu đến với không gian trường học </b></i>
Xu hướng này, theo chúng tôi, thì giống như một mầm cây, có thể sẽ trở thành
một cây cổ thụ vững chắc trong tương lai nếu được chăm bón cẩn thận. Hiện tại trường
Nguyễn Bỉnh Khiêm (HTGDCLC-NBK-CG) đang là đơn vị tiên phong và cũng là duy
nhất khuyến khích học sinh tìm hiểu về văn hóa cổ truyền thơng qua các hoạt động
ngoại khóa, trong đó có Đạo Mẫu.
Qua trường hợp của các em học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi mới
nhận ra rằng, văn hóa cổ truyền nói chung và Đạo Mẫu nói riêng có sức hấp dẫn rất lớn
đối với giới trẻ. Đạo Mẫu có rất nhiều khía cạnh thu hút giới trẻ tìm hiểu, nghiên cứu
như: phục trang, âm nhạc, lịch sử, … Qua việc tìm hiểu về Đạo Mẫu, các em cịn tìm
được đam mê, mục tiêu cho mình trong tương lai.
Có thể thấy rằng, giới trẻ là tầng lớp có tiềm năng nhất đối với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị của Đạo Mẫu, nhưng đối với đa số thanh thiếu niên thì Đạo Mẫu
vẫn cịn một khoảng cách nhất định. Để nâng cao sự nhận thức của giới trẻ về chủ đề
này, chúng ta cần xóa đi khoảng cách đó bằng cách đưa các thơng tin, hình ảnh liên
quan vào q trình giảng dạy và khơng gian nhà trường để giúp đưa Đạo Mẫu lại gần
với giới trẻ hơn.
<b>3.3. Một số gợi ý về bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu gắn với giới trẻ </b>
Thứ nhất, như chúng tôi đã đề cập ở các chương trước, giới trẻ hiện nay đang là
đội ngũ tiềm năng nhất đối với công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa
cổ truyền nói chung và Đạo Mẫu nói riêng. Khơng chỉ vì họ có khả năng thích nghi với
tốc độ phát triển của xã hội tốt hơn các lứa tuổi khác, mà cịn vì họ có lối suy nghĩ cởi
mở hơn về Đạo Mẫu. Giới trẻ đã và đang khai thác các giá trị của Đạo Mẫu vào các sản
phẩm nghệ thuật. Cách làm này của họ có tác động trực tiếp vào cuộc sống, góp phần
làm Đạo Mẫu có thể gần lại với giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung.
Các cơ quan có thẩm quyền cũng như tồn xã hội cần ủng hộ, khuyến khích giới
trẻ tìm hiểu và khai thác các chất liệu của Đạo Mẫu để tiếp tục ứng dụng vào sáng tạo
nghệ thuật. Nhờ đó mà góp phần xóa đi lớp sương huyền ảo, “ma mị” vốn là đặc thù
của Đạo Mẫu, mọi người có thể đến với Đạo Mẫu một cách an tâm và bình dị (“ma mị”
là từ của một học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng).
Thứ hai, đi đơi với việc khuyến khích khai thác và sáng tạo về Đạo Mẫu, các cơ
quan có thẩm quyền cũng vẫn phải đề cao cảnh giác để ngăn chặn kịp thời việc xuyên
tạc về Đạo Mẫu. Cởi mở hơn khơng có nghĩa là lơ là, chúng ta cần phải có một cách
quản lý linh hoạt hơn thay vì cách xử lý “khơng quản được thì cấm”. Hãy để giới trẻ có
cơ hội tham dự các ngày hội lễ, quan sát các nghi lễ thuộc về Đạo Mẫu để họ có thể tự
xây dựng sự nhận thức cho bản thân6.
Thứ ba, Đạo Mẫu xứng đáng được xếp ngang hàng với các tôn giáo khác đang
tồn tại trên địa bàn Hà Nội nói riêng và tồn quốc nói chung. Nếu đã nói “dân ta phải
biết sử ta” thì “dân ta cũng cần phải biết đạo ta”. Đạo Mẫu cũng có thể xem như một
loại hình “đạo ta”. Việc “dân ta phải biết đạo ta” sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng
6
“Chỉ có thể sử dụng chính sức mạnh của văn hóa truyền thống để
chống lại sự đồng hóa của văn hóa ngoại lai thì chúng ta mới có thể
giữ được bản sắc của mình trong xu hướng tồn cầu hóa văn hóa
đang diễn ra rộng khắp trên thế giới hiện nay” [Nguyễn Hữu Thụ
2013 : 168].
Ý thức coi trọng Đạo Mẫu như là văn hóa tơn giáo truyền thống của dân tộc, là
“đạo ta”, sẽ giúp cho giới trẻ luôn ý thức được những nét đẹp của văn hóa cổ truyền
của dân tộc, giúp cho họ khơng bị lạc lối trong xã hội tồn cầu hóa. Khi vươn ra biển
lớn họ khơng qn mình là người Việt Nam.
<i>Thêm vào đó, theo Luật tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 (cụ thể là Mục 5 của </i>
<i>Điều 2 thuộc Chương 1) thì “Tơn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống </i>
quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ
chức” [Tài liệu mạng - Quốc hội 2016]. Như vậy, Đạo Mẫu đã đáp ứng được hầu hết
các yếu tố cần và đủ để được công nhận là một tôn giáo.
Thứ tư, giới trẻ nói riêng và tồn xã hội nói chung phải thường xuyên tự nâng
cao sự hiểu biết của mình về Đạo Mẫu. Khi tồn xã hội đã có sự nhận thức đúng đắn về
Đạo Mẫu thì sẽ khơng cịn ai bị lợi dụng hay lừa gạt. Tình trạng “bn thần bán thánh”,
“chạy đua kinh tế” giữa các thanh đồng sẽ được hạn chế tối đa. Đạo Mẫu sẽ được gìn
giữ và phát triển theo đúng tinh thần vừa giản dị mà lại thanh cao, vừa linh thiêng vừa
gần gũi.
<b>Tiểu kết </b>
Chương này cũng đã đưa ra một số đề xuất về việc bảo tồn và phát huy các giá
trị của Đạo Mẫu thông qua giới trẻ. Các đề xuất này được chúng tôi mường tượng
trong một qui trình gọi tắt là “chung – riêng – chung” (từ chung đến riêng, rồi lại từ
riêng ra chung) 7, đặt giới trẻ vào vị trí chủ thể của qui trình ấy. Trong nền cảnh chung
của văn hóa truyền thống đang đổi mới và hội nhập quốc tế, giới trẻ sẽ thực hiện việc
bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu theo cách thức của riêng họ với sự nâng đỡ từ sức mạnh
chung của toàn xã hội, rồi từng bước những thử nghiệm riêng ấy biến thành sức mạnh
chung của cả cộng đồng. Nhìn theo một qui trình tổng thể như vậy, rõ ràng, giới trẻ
hiện nay chính là chủ nhân quyết định tương lai của Đạo Mẫu.
7<sub> “Chung – riêng – chung” là lối xử lý mà theo chúng tôi là tương đối phù hợp đối với bối cảnh hiện nay. “Riêng” </sub>
Sau ba chương nội dung ở trên, đến đây, chúng tôi rút ra mấy điểm nổi bật nhất
<i>mà chúng tôi đã thu hoạch được về nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ Hà Nội hiện </i>
<i>nay, có thể xem như kết luận của nghiên cứu này. </i>
<b>1. Đạo Mẫu từ trong truyền thống đến xã hội Việt Nam đƣơng đại </b>
Đạo Mẫu lâu nay được người Việt Nam xem như một thứ “đạo nhà” (đạo của
riêng nhà mình, đạo của riêng nước mình). Có thể xem nó là một tơn giáo bản địa, xuất
phát từ truyền thống thờ nữ thần của người Việt và lấy trung tâm là hình tượng người
mẹ, thể hiện lòng yêu nước, yêu dân tộc. Đạo Mẫu đã có một hệ thống thần linh, kinh
sách, nghi lễ tương đối hoàn bị và mang đậm bản sắc dân tộc. Đạo Mẫu đang hình
thành hệ thống giáo lý, giáo luật. Đạo Mẫu có các trung tâm thực thành tâm linh dành
cho tín đồ tương tự những tơn giáo khác.
Trong quá khứ, Đạo Mẫu giữ vai trò là một loại hình nghệ thuật giải trí, bồi
dưỡng tâm hồn và sức mạnh cho con người Việt Nam. Trong xã hội đương đại, Đạo
Mẫu có vai trị là một loại hình văn hóa đặc thù, thể hiện giá trị đạo đức và nhân văn
sâu sắc. Giá trị chữa bệnh của Đạo Mẫu, cũng đang được đánh giá cao từ học giới và
người thực hành tín ngưỡng. Tuy vậy, Đạo Mẫu vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều mối lo.
<i>Đầu tiền là Trải nghiệm Đạo Mẫu bằng chính cuộc sống thành thực trong hiện </i>
<i>tại của bản thân. Đây là xu hướng phát triển sớm và lâu bền nhất và cũng phổ biến </i>
nhất đối với giới trẻ đương đại. Đối với giới trẻ thuộc vào xu hướng này, Đạo Mẫu giữ
vai trò quan trọng trong việc giải tỏa các các nhu cầu về tâm linh, đáp ứng những mong
ước chân thực khác của họ.
<i>Thứ hai là Chủ động đưa Đạo Mẫu vào sáng tạo nghệ thuật hướng đến giới trẻ. </i>
Xu hướng này đang lan tỏa trong giới trẻ ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Dẫn dầu xu
hướng chính là những nghệ sĩ trẻ, họ khai thác những giá trị của Đạo Mẫu vào sáng tác
nghệ thuật của mình (ca sĩ Hồng Thùy Linh, họa sĩ Nguyễn Trà My). Quan trọng hơn
cả là tác phẩm của họ nhắm chủ yếu đến giới trẻ, phục vụ cho giới trẻ và được giới trẻ
đón nhận nồng nhiệt.
<i>Thứ ba là Từng bước mạnh dạn đưa Đạo Mẫu đến với không gian trường học. </i>
Xu hướng này đang trên đà phát triển. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là đơn vị tiên
phong và cũng là duy nhất ứng dụng thành công.
<b>3. Giới trẻ là chủ nhân tƣơng lai của Đạo Mẫu </b>
Bên cạnh những điểm tích cực mang lại cho xã hội, Đạo Mẫu vẫn còn tiềm ẩn
nhiều mối lo. Giới trẻ với vai trò là chủ nhân quyết định tương lai của Đạo Mẫu, cần
phải tự ý thức được trách nhiệm của mình.
<i><b>Tài liệu in ấn (sách, tạp chí, báo chí in,...) </b></i>
<i>Dũng, T.Q. (Chủ biên) (2018). Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ - Chốn thiêng nơi cõi </i>
<i>thực. Hà Nội: Nxb Thế giới - Nhã Nam. </i>
<i>Endres, K.W. (2011) Performing the Divine – Mediums, Markets and Modernity in </i>
<i>Urban Vietnam (Thể hiện sự thiêng liêng – Đồng cốt, Thị trường và Tính hiện đại </i>
<i>ở Thành thị Việt Nam), Printed in the United Kingdom by Marston Digital. </i>
Endres, K.W., & Bình, N.T.T. (2006). Những khía cạnh tiêu cực và tích cực của hầu
<i>bóng qua cái nhìn của báo chí và nhân học. Tạp chí Dân tộc học, số 6, pp.23-31. </i>
Giao, C.X. (2017a). Tổng quan về hệ thống Tứ Phủ trong thực hành tín ngưỡng của
<i>người Dao. Tạp chí Dân tộc học, số 1 (199), pp.58-64. </i>
Giao, C.X. (2017b). Nội dung của bộ Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu
<i>quốc ngữ thời kì sớm. Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 4 (172), pp.14-22. (In lại </i>
<i>trong Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo số 8 năm 2017). </i>
Giao, C.X. (2018). Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc
phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh cơng chúa hiện cịn nguyên tại
<i>Phủ Giầy ở Nam Định. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148), pp.24-55. </i>
<i>Giao, C.X. (Chủ biên) (2019). Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và </i>
<i>thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía </i>
<i>Bắc (Cơng trình nhận giải Nhì A (khơng có giải Nhất) năm 2019 của Hội Văn </i>
nghệ Dân gian Việt Nam)
Giao, C.X., & Hương, P.L. (2008). Truy tìm những khoảnh chân thực riêng lẻ: về thời
<i>điểm xuất hiện của Phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Tạp chí Văn </i>
<i>hóa Dân gian số 3 (117). </i>
<i>Hoạch, K.T. (2017). Đối thoại với hát chầu văn và lên đồng ở Việt Nam. Tạp chí Di </i>
<i>sản Văn hóa, số 1(58), pp.58-64. </i>
<i>điểm của báo chí và giới chuyên môn (bản thảo gồm 20 trang đánh máy khổ A4, </i>
<i>là chuyên đề cho đề tài cấp Bộ Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong thực hành tín </i>
<i>ngưỡng của người Việt (Kinh) và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc của </i>
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018,
do TS. Chu Xuân Giao làm chủ nhiệm).
<i>Mai, N.N. (2013). Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị. Hà Nội: Nxb Văn hóa -Thơng </i>
tin.
<i>Phê, H. (Chủ biên) (2003). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội - Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng - </i>
Trung tâm Từ điển học.
<i>Taylor, P. (2004). Goddess on the Rise – Pilgrimage and Popular Religion in Vietnam </i>
<i>(Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Nữ thần - Hành hương và tôn giáo phổ biến ở </i>
<i>Việt Nam). Honolulu: University of Hawai’i Press. </i>
<i>Taylor, P. (Edited) (2007). Modernity and Re-enchantment: Religion in </i>
<i>Post-revolutionary Vietnam (Hiện đại và mê hoặc: Tôn giáo ở Việt Nam thời hậu cách </i>
<i>mạng). Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. </i>
<i>Tuấn, N.Q. (2004). Mẫu Liễu Hạnh qua góc nhìn tơn giáo học. Tạp chí Nghiên cứu Tôn </i>
<i>giáo số 6, pp.50-59. </i>
<i>Thịnh, N.Đ (2014). Đạo Mẫu – Tính độc đáo dân tộc và giá trị nhân loại. Tạp chí Phát </i>
<i>triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 53, pp. 52-58. </i>
<i>Thịnh, N.Đ. (Chủ biên) (1996). Đạo Mẫu ở Việt Nam - Tập 1 (Khảo cứu), Hà Nội: Nxb </i>
Văn hóa - Thơng tin.
<i>Thịnh, N.Đ. (Chủ biên) (2019a). Đạo Mẫu Việt Nam Tập 1, TP. Hồ Chí Minh: Nxb Tri </i>
Thức.
<i>Thịnh, N.Đ. (Chủ biên) (2019b). Đạo Mẫu Việt Nam Tập 2, TP. Hồ Chí Minh: Nxb Tri </i>
Thức.
Thụ, N.H. (2012). Về cơ sở hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người
<i>Việt vùng đồng bằng Bắc bộ - xét dưới góc độ triết học. Tạp chí Nghiên cứu Tơn </i>
<i>đồng bằng Bắc bộ (Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa Duy vật </i>
Biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử, Khoa Triết học - Trường Đại học
<i>Trứ, C.Q. (1996). Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. </i>
Huế: Nxb Thuận Hóa.
Yên, N.T. (2019). Sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí
<i>Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, số 6 (186), pp.13-17. </i>
<i><b>Tài liệu mạng </b></i>
<i>Á, N. (2016). Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt. Website báo Tuổi </i>
<i>trẻ online (lên trang ngày 10/10/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
<i>Anh, H. (2017). Biến tướng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ hầu đồng tràn lan. Website </i>
<i>báo Giao thông (lên trang ngày 19/11/2017). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Anh, N. (2015). GS .TS Ngô Đức Thịnh: Sống chết với đạo Mẫu. Website báo Tiền </i>
<i>phong (lên trang ngày 13/09/2015). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Anh, Q. (2017). Bảo tồn phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu. Website Cổng giao tiếp </i>
<i>điện tử - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (lên trang ngày 28/11/2017). Truy </i>
cập ngày 12/11/2019, từ
mau.html;jsessionid=B7oIW6CFaasYqKgBV3WxCAFd.app2
<i>Bảo, G. (2019). Hoàng Thùy Linh thừa nhận sống duy tâm. Website Vietnamnet (lên </i>
trang ngày: 9/8/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
<i>Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012). Quyết định số: 5079/QĐ-BVHTTDL về việc </i>
<i>công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghi lễ Chầu văn </i>
<i>của người Việt. Website Thư viện Pháp luật (công bố từ ngày 27/12/2012). Truy </i>
<i>sản văn hóa). Website của Cục Di sản văn hóa (lên trang ngày 7/11/2013). Truy </i>
cập ngày 12/11/2019, từ />
<i>Dương, T. (2019). Tín ngưỡng hầu đồng và nỗi lo bị lợi dụng. Website báo Giáo dục </i>
<i>Việt Nam (lên trang ngày: 16/03/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
<i>Giao, C.X. (2019a). Ca sĩ trẻ đương đại trình diễn Thánh Mẫu và các cô thuộc Tứ Phủ. </i>
<i>Giao Blog (lên trang ngày 11/9/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Giao, C.X. (2019b). Chúc mừng năm mới: Bộ “Tứ Bất Tử” và “Liễu Hạnh công chúa” </i>
<i>qua thiết kế của học sinh. Giao Blog (lên trang ngày 5/2/2019). Truy cập ngày </i>
12/11/2019, từ />
<i>Giao, C.X. (2019c). Văn nghệ Thứ Bảy : Hồng Thùy Linh hóa thân dun tình Tứ Phủ </i>
<i>thánh cô”. Giao Blog (lên trang ngày 10/8/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
<i>Hải, P. (2017). Nghi thức mở phủ, trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Website báo </i>
<i>Vietnamnet (lên trang ngày 1/2/2017). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
/>
<i>Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy. Giới thiệu. Website </i>
<i>của Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy. Truy cập </i>
ngày 12/11/2019, từ />
<i>Hiền, D.T. (2017). Đạo Mẫu và Hầu đồng trong dòng chảy đương thời. Website báo </i>
<i>Diễn đàn Doanh Nghiệp (lên trang ngày 02/02/2017). Truy cập ngày 12/11/2019, </i>
từ
<i>Hiệp, P.N. (2016). Hầu đồng (tiếp theo). Bài viết riêng cho trang Phạm Ngọc Hiệp </i>
<i>Blog (lên mạng ngày 5/12/2016) và trang Giao Blog (lên mạng ngày 6/12/2016) </i>
<i>theo thỉnh cầu của Giao Blog. Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
(
<i>Hòa, M. (2019). Đạo Mẫu sau vinh danh, hai năm nhìn lại từ phương diện nhận thức </i>
<i>xã hội. Website báo Thế giới và Việt Nam (lên trang ngày 13/01/2019). Truy cập </i>
ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Hòa, N. (2019). Ngăn chặn biến tướng, chấn chỉnh nhận thức về thực hành tín ngưỡng </i>
<i>thờ Mẫu. Website báo An ninh thủ đô (lên trang ngày20/06/2019). Truy cập ngày </i>
12/11/2019, từ
<i>Hoàng, N. (2012). Độc đáo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Website báo Tin tức </i>
(lên trang ngày 16/02/2012). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Hoàng, N., & Bắc, N. (2013). Đảng, Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín </i>
<i>ngưỡng, tơn giáo. Website Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ </i>
<i>nghĩa Việt Nam (lên trang ngày 26/02/2013). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Huyền, K. (2016). Tín ngưỡng thờ mẫu và nhận thức cộng đồng. Website báo Đại </i>
<i>đoàn kết (lên trang ngày 11/12/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Hy, M. (2019). Hoàng Thùy Linh 'lên đồng' trong MV mới. Website Diễn đàn Hội Liên </i>
<i>hiệp Thanh niên Việt Nam (lên trang ngày 09/08/2019). Truy cập ngày </i>
12/11/2019, từ />
<i>Khá, D.V. (2013). Một số suy nghĩ về công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động </i>
<i>thờ Mẫu ở Việt Nam. Website Ban Tơn giáo Chính phủ (lên trang ngày </i>
03/04/2013). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
<i>An ninh Thế giới online (lên trang ngày 10/9/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
<i>Koi, K. (2019). Một câu hát trong "Tứ Phủ" của Hoàng Thuỳ Linh làm dấy lên tranh </i>
<i>cãi trong cộng đồng mạng. Website Kênh14 (lên trang ngày 09/08/2019). Truy </i>
cập ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Linh, T. (2017). Đạo Mẫu không chỉ là hầu đồng. Website báo Nông nghiệp Việt Nam </i>
(lên trang ngày 03/01/2017). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
<i>Long, H.T. (2016). Phải ứng xử với đạo Mẫu như thế nào để xứng tầm di sản của nhân </i>
<i>loại?. Website báo Dân trí (lên trang ngày 04/12/2016). Truy cập ngày </i>
12/11/2019, từ
<i>Long, H.T. (2017). Gìn giữ để tín ngưỡng Tam phủ khơng bị “thương mại hóa”. </i>
<i>Website báo Dân trí (lên trang ngày 17/11/2017). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Mai, B. (2012). Diễn xướng hầu đồng: Nhận thức đúng để quản lý đúng. Website báo </i>
<i>Nhân Dân (lên trang ngày 11/06/2012). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Mỹ, N. (2016). Vì sao hầu đồng lại hấp dẫn?.Website báo Pháp luật (lên trang ngày </i>
22/7/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Ngọc, A. (2016). Nhận diện di sản tín ngưỡng thờ Mẫu và “bài tốn” sau vinh danh. </i>
<i>Website báo Vietnam+ (lên trang ngày 2/12/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
/>t_id=30037
<i>Quốc hội (2016). Luật tín ngưỡng, tơn giáo (Luật số: 02/2016/QH14 của Quốc hội; ban </i>
hành ngày 18/11/2016; có hiệu lực từ ngày 1/1/2018; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
<i>Thị Kim Ngân kí). Website Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
/>
<i>Thịnh, N.Đ. (2010). Những giá trị cơ bản của Đạo Mẫu. Website Diễn đàn hát văn </i>
<i>Việt Nam (lên trang ngày 09/11/2010). Truy cập ngày 12/11/2019, từ </i>
/>
<i>Thịnh, N.Đ. (2013). Đạo Mẫu và Lên Đồng. Website Travellive+ (lên trang ngày </i>
24/01/2013). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
<i>Thịnh, N.Đ. (2017). Lịch sử hình thành, biến đổi và những giá trị cơ bản của Đạo Mẫu </i>
<i>Việt Nam. Website Đạo Mẫu Việt Nam (lên trang ngày 17/05/2017). Truy cập </i>
ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Toby, T. (2019). Hồng Thuỳ Linh: “Tơi mong muốn đưa những giá trị văn hóa lâu </i>
<i>nay vẫn chỉ thờ ở đền điện đến gần hơn với giới trẻ”. Website Kênh 14 (lên trang </i>
ngày 9/8/2019). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
/>
muon-dua-nhung-gia-tri-van-hoa-lau-nay-van-chi-tho-o-trong-den-dai-den-gan-hon-voi-gioi-tre-20190808201642812.chn
<i>Tứ, P. (2016). Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật. Website báo Thế giới Di sản (lên </i>
<i>Tứ, P. (2018). 10 năm xây dựng & trưởng thành của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn </i>
<i>Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (30/10/2008 - 30/10/2018). Website Đạo Mẫu Việt </i>
<i>Nam (lên trang ngày 28/10/2018). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
-va-bao-ton-van-hoa-tin-nguong-viet-nam-30102008-30102018/
<i>Tuân, V.V. (2016). Người mẹ trong Đạo Mẫu là người mẹ đa văn hóa. Website báo </i>
<i>10.B.37” (Practices related to the Viet beliefs in the Mother Goddesses of Three </i>
<i>Realms No. 01064). Webiste của UNESCO (công bố từ ngày 1/12/2016). Truy </i>
cập ngày 12/11/2019, từ
<i>UNESCO-ICH (Intangible Cultural Heritage) (2016a). Nomination file no. 01064 for </i>
<i>inscription in 2016 on the Representative List of the Intangible Cultural Heritage </i>
<i>of Humanity: Practices related to the Việt beliefs in the Mother Goddesses of </i>
<i>Three Realms (Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt) (file 33448-EN). </i>
<i>Webiste của UNESCO (công bố từ ngày 1/12/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, </i>
từ
/>
<i>UNESCO-ICHH (2016c). “Video : 2003 Convention - Recording -11COM10bpart4” </i>
<i>(The eleventh session of the Intergovernmental Committee for the Safeguarding of </i>
<i>the Intangible Cultural Heritage Addis Ababa, Ethiopia - from 28 November to 2 </i>
<i>December 2016. Item 20:Closure). Đăng tải tại kênh UNESCO trên Youtube </i>
(công bố từ ngày 9/12/2016). Truy cập ngày 12/11/2019, từ
/>
<i>Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (2014). Báo cáo kiểm kê khoa học tín </i>
<i>ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Website Viện Văn hóa Nghệ thuật </i>
<i>quốc gia Việt Nam (lên trang ngày 24/3/2014). Truy cập ngày 12/11/2019, từ</i>
/>