Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến sử DỤNG NHÀ TIÊU hợp vệ SINH ở NGƯỜI dân tộc THIỂU số DI cư, xã LONG sơn, HUYỆN đăk MIL, TỈNH đăk NÔNG, năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TỐNG NGỌC LÂM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH Ở NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ DI CƯ, XÃ LONG SƠN, HUYỆN ĐĂK MIL,
TỈNH ĐĂK NÔNG, NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TỐNG NGỌC LÂM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH Ở NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ DI CƯ, XÃ LONG SƠN, HUYỆN ĐĂK MIL,
TỈNH ĐĂK NÔNG, NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ TÚ QUYÊN
TS. VŨ THỊ THU HẰNG

Hà Nội-2019




i
MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
TĨM TẮC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................4

1.1. Một số khái niệm và tiêu chuẩn các loại Nhà tiêu hợp vệ sinh............................4
1.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu...................................................................4
1.1.2. Một số loại Nhà tiêu hợp vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh trong sử dụng ............5
1.2. Tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh ...........................................................7
1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................................7
1.2.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................8
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh...............9
1.3.1. Chính sách của nhà nước và hỗ trợ các tổ chức tư nhân .................................9
1.3.2. Yếu tố xã hội/cộng đồng ..................................................................................12
1.3.3. Yếu tố cá nhân và gia đình ..............................................................................13
1.3.4. Yếu tố nhận thức..............................................................................................14
1.3.5. Điều kiện thuận lợi ..........................................................................................14
1.3.6. Điều kiện thời tiết ............................................................................................15
1.4. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................15

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............20

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu ...............................................................................................................21
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ................................................................21


ii
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ...................................................................21
2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................21
2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng ...................................................................21
2.5.2. Chọn mẫu định tính:........................................................................................21
2.6. Phương pháp và cơng cụ thu thập số liệu nghiên cứu........................................22
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu..................................................................................22
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................23
2.6.3. Quy trình thu thập số liệu................................................................................24
2.7. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................25
2.7.1. Nhóm biến đặc điểm dân số học .....................................................................25
2.7.2. Nhóm biến về việc thực trạng tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh ..........................25
2.7.3. Nhóm biến về thực trạng sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh .................................25
2.7.4. Nhóm biến về điều kiện tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh .................25
2.8. Các khái niệm, Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ..................................................27
2.8.1. Tiêu chí đánh giá Nhà tiêu hợp vệ sinh...........................................................27
2.8.2. Tiêu chí đánh giá kiến thức chung ..................................................................28
2.8.3. Tiêu chuẩn đánh giá kinh tế hộ gia đình .........................................................29
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................29

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................29
CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................30

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và gia đình .....................................30
3.2. Thực trạng tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc thiểu số
tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, năm 2019 ...................................32
3.2.1. Thực trạng về tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh ..................................................32
3.2.2.Tình trạng sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh .........................................................35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người
dân tộc thiểu số tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng ...........................37
3.3.1. Các chính sách của địa phương ......................................................................37
3.3.2. Yếu tố xã hội/cộng đồng ..................................................................................40
3.3.3. Yếu tố cá nhân và gia đình ..............................................................................43


iii
3.3.4. Yếu tố năng lực và nhận thức của chủ hộ .......................................................46
3.3.5. Điều kiện thuận lợi ..........................................................................................47
3.3.6. Điều kiện thời tiết ............................................................................................48
3.3.7. Một vài nguyên nhân không tiếp cận và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ..........48
CHƯƠNG 4.

BÀN LUẬN...................................................................................50

4.1. Thực trạng về Nhà tiêu hợp vệ sinh ...................................................................50
4.1.1. Thực trạng về tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh ..................................................50
4.1.2. Tình hình sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh .........................................................52
4.2. Một số yếu tố liên quan về tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu HVS .........................53

4.2.1. Chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ tiếp cận và sử dụng NT HVS .....53
4.3. Những hạn chế trong nghiên cứu: ......................................................................56
5. 1. Kết luận .............................................................................................................57
5.1.1. Thực trạng tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc thiểu
số tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, năm 2019 ...............................57
5.1.2. Yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân
tộc thiểu số tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông ..................................57
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC .................................................................................................................64
Phụ lục 1: Tổng hợp kết quả đánh giá các loại nhà tiêu hộ gia đình ........................64
Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HGĐ ........................................................................69
Phụ lục 3: BẢNG KIỂM NHÀ TIÊU ......................................................................73
Phụ lục 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ...........77
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU .........................................................................79
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO/CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ .............................................79
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO THÔN .......................................81
BỘ CÔNG CỤ HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHĨM ...........................................83
Phụ lục 5: PHIẾU THU THẬP THƠNG TIN THỨ CẤP ........................................85
Phụ lục 6. Biến số, định nghĩa, phân loại và thu thập thông tin biến định lượng .....88


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

NT

Nhà tiêu

NCV

Nghiên cứu viên

NT HVS

Nhà tiêu hợp vệ sinh


NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh mơi trường

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

TTYT

Trung tâm Y tế

SD

Sử dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

VSMT


Vệ sinh môi trường

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung chủ hộ gia đình ..............................................................30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thơn ..................................................31
Bảng 3.3. Thơng tin về tình hình gia đình của đối tượng nghiên cứu ......................32
Bảng 3.4. Thực trạng HGĐ có Nhà tiêu và nhà tiêu HVS theo thơn ........................32
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng NT HVS trên tổng HGĐ .................................35
Bảng 3.6. Thực trạng về sử dụng NT HVS trên tổng số hộ có nhà tiêu ...................35
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng NT HVS trên số hộ có NT HVS ........................................35
Bảng 3.8. Những tiêu chí không đạt của loại nhà tiêu tự hoại .................................36
Bảng 3.9. Tiêu chí khơng đạt đối với loại nhà tiêu thấm dội nước ..........................36
Bảng 3.10. Những tiêu chí khơng đạt của loại nhà tiêu hai ngăn ............................37
Bảng 3.11. Yếu tố về sự hỗ trợ của địa phương với tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh của
hộ gia đình .................................................................................................................39
Bảng 3.12. Yếu tố về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh ...............................................................................................................40
Bảng 3.13. Thành phần dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn ghi nhận tại thời điểm
nghiên cứu .................................................................................................................40
Bảng 3.14. Yếu tố dân tộc với tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh....................................41
Bảng 3.15. Yếu tố cộng đồng dân tộc với việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ..........41
Bảng 3.16. Yếu tố về thời gian làm nương/rẫy xa nhà với tiếp cận nhà tiêu hợp vệ
sinh ............................................................................................................................42

Bảng 3.17. Điều kiện làm nương/rẫy xa nhà với sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh .......42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm của chủ hộ có Nhà tiêu HVS ..................43
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc điểm hộ gia đình với có Nhà tiêu hợp vệ sinh .44
Bảng 3.20. Mối liên quan đặc điểm chủ hộ có NT HVS với sử dụng NT HVS ......44
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đặc điểm HGĐ với việc sử dụng NT HVS ............45
Bảng 3.22 Mối liên quan về năng lực chủ hộ với Nhà tiêu HVS .............................46
Bảng 3.23. Mối liên quan kiến thức về nhà tiêu và phòng bệnh với sử dụng Nhà tiêu
...................................................................................................................................47


vi
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm thuận lợi của gia đình với sử dụng NT
HVS ...........................................................................................................................47
Bảng 3.25. Mơ tả ngun nhân chính người dân khơng tiếp cận NT HVS ..............48
Bảng 3.26. Nguyên nhân không sử dụng Nhà tiêu ...................................................49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cơ cấu các loại Nhà tiêu HVS .....................................................33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % hộ gia đình có Nhà tiêu hợp vệ sinh của xã Long Sơn, huyện
Đăk Mil giai đoạn 2015-2019 (theo báo cáo trạm y tế xã) .......................................34
Biểu đồ 3.3 Về số lượng nhà tiêu xây mới trong giai đoạn 2015-2019 (theo báo cáo
trạm y tế xã)...............................................................................................................38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết .........................................................................................18


vii
Tóm tắt nghiên cứu

Tiếp cận và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là nhu cầu cơ bản của con người.
Vấn đề này không được giải quyết tốt là nguyên nhân 41% trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp

còi và thấp hơn 3,7cm so với nhóm sống vùng tỷ lệ người sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh đầy đủ. Từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019, nhóm tác giả đã phỏng vấn 286 chủ
hộ gia đình là người dân tộc thiểu số ở phía Bắc nhưng sinh sống tại Đăk Nơng.
Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích và
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
Kết quả, bàn luận: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh 38.8% cao hơn
so với nhóm dân tộc Dao ở Tuyên Quang và dân tộc Raglai ở Ninh Thuận. Những
yếu tố liên quan chủ yếu là trình độ học vấn, kinh tế hộ gia đình.
Kiến nghị: Qua đó cho thấy nâng cao trình độ học vấn và kinh tế hộ gia đình
là giải pháp bền vững giúp cải thiện tiếp cận và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Từ khóa: Nhà tiêu hợp vệ sinh, dân tộc thiểu số, Đăk Nông, yếu tố liên quan


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, vẫn còn 4,5 tỷ người không tiếp cận với Nhà tiêu hợp
vệ sinh (NT HVS), trong đó có khoảng 2,3 tỷ người khơng có Nhà tiêu (NT). Việc
khơng kiểm sốt được ơ nhiễm môi trường do phân người gây ra là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến hàng tỷ người mắc các bệnh truyền nhiễm hàng năm. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, khi đầu tư 1 đơ la cho cải thiện điều kiện vệ sinh,
bao gồm cả sử dụng NT HVS sẽ giảm gần 6 lần chi phí y tế cho các bệnh dịch và
giảm khoảng 890 nghìn người tử vong hằng năm[45].
Tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính
quyền, đồn thể, tổ chức xã hội và gia đình về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt
động vệ sinh nói chung đối với sức khoẻ, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình
đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam. Từ ngày 19 tháng 6
năm 2012, Chính phủ đã lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là “Ngày Vệ sinh yêu nước
nâng cao sức khỏe nhân dân”[17]; Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, tỷ
lệ hộ gia đình (HGĐ) tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn là 67%, tỷ lệ phóng
uế bừa bãi mức 2%[30]. Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng NT HVS có sự khác

nhau giữa các vùng miền, đặt biệt là vùng có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) so
với các vùng còn lại. Tỷ lệ phóng uế bừa bãi ở Miền Núi phía Bắc - Tây Ngun là
21%, nhưng riêng ở nơng thôn của vùng này tới 31%, ở khu vực nhiều DTTS là 39%
và tỷ lệ HGĐ có Nhà tiêu khơng HVS ở đây lên đến 47% [30].
Việc thiếu tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản, hành vi vệ sinh kém làm tỷ lệ
mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm giun sán tăng cao và được xem là nguyên nhân đứng thứ
hai phát sinh bệnh truyền nhiễm ở vùng miền núi phía Bắc của Việt Nam. Minh chứng
cho thấy chứng tiêu chảy và bệnh đường ruột mãn tính ở trẻ em có mối liên quan do
yếu tố về mơi trường với thiếu điều kiện vệ sinh, đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
của trẻ, với 41% trẻ em DTTS dưới 5 tuổi bị thấp còi. Một trẻ em 5 tuổi sống ở vùng
mà cộng đồng ít sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thì có chiều cao của trẻ đó thấp hơn
3,7cm so với một đứa khác trẻ sống ở cộng đồng tất cả mọi người sử dụng NT
HVS[30].


2
Đăk Mil là một huyện của tỉnh Đăk Nông và Long Sơn là xã khó khăn nhất
của huyện này, dân số khoảng 2.600 người với 375 hộ gia đình sống tại 4 thôn; 92,5%
là tộc thiểu số chủ yếu là Tày, Nùng và Dao[32], tồn xã có 25,3% hộ nghèo hộ cận
nghèo, tỷ lệ hộ gia đình (HGĐ) có NT HVS khoảng 36%, thấp nhất của huyện Đăk
Mil. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ưu tiên cho những HGĐ nghèo,
cận nghèo vay vốn ngân hàng chính sách để xây dựng cơng trình nước sạch và Nhà
tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên, vấn đề NT HVS ở đây vẫn chưa cải thiện vì số hộ vay
sử dụng cho mục đích này rất hạn chế. Cùng lúc này, từ năm 2012 đến 2017, bằng
nhiều nguồn lực từ tư nhân, nhà nước đã hỗ trợ 150 NT HVS cho người dân ở đây
nhưng theo phản ảnh của y tế thơn, bon thì số Nhà tiêu này lại rất ít được sử dụng
đúng mục đích và xuống cấp hư hỏng. Vậy những rào cản ảnh hướng việc tiếp cận và
sử dụng NT HVS ở cộng đồng dân cư ở đây là gì? Để giúp các nhà quản lý tìm được
câu trả lời và có giải pháp cải thiện phù hợp cải thiện tình trạng đi tiêu tự do ngồi
mơi trường, từng bước nâng cao sức khỏe cho người dân tộc thiểu số là nội dung cấp

thiết. Từ vấn đề thực tế tại địa phương, Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu đánh giá “thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở người dân
tộc thiểu số di cư, xã long sơn, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông, năm 2019
.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc thiểu
số di cư tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, năm 2019.
2. Xác định yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh của người
dân tộc thiểu số di cư tại xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông năm 2019.


4
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm và tiêu chuẩn các loại Nhà tiêu hợp vệ sinh
1.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu
Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con
người[24]. Vệ sinh ở đây được hiểu là các hoạt động liên quan đến thu gom và xử lý
phân người một cách an toàn, cụ thể là liên quan đến NT HVS của hộ gia đình. Thu
gom phân người một cách an tồn có nghĩa là thu gom và làm cô lập được phân người
và môi trường xung quanh. Xử lý phân người an toàn nghĩa là tiêu diệt hầu hết các
mầm bệnh, trứng giun sán có trong phân, làm cho phân trở nên an tồn đối với mơi
trường và con người[26].
Nhà tiêu hợp vệ sinh là Nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn
không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu

diệt được các mầm bệnh có trong phân, khơng gây mùi khó chịu và làm ơ nhiễm mơi
trường xung quanh[24].
Phóng uế bừa bãi (đi tiêu tự do) là hành vi của con người đại tiện trực tiếp ra
ngồi mơi trường sống, dẫn đến ơ nhiễm đất và nguồn nước. Vì vậy sử dụng Nhà tiêu
tạm (như hố đào, cầu tiêu ao cá...) cũng được xem nhà tiêu không hợp vệ sinh là đi
tiêu tự do[26].
Tiếp cận là tiến sát gần, đến gần để tiếp xúc sự vật, đối tượng một cách từng
bước bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một hiện tượng, cơng việc đang
được quan tâm[8]. Theo các khái niệm về tiếp cận và Nhà tiêu hợp vệ sinh, thì tiếp
cận NT HVS nghĩa là cách thức mà những người trong cùng một gia đình dễ dàng
tiếp xúc thường xuyên được với NT HVS, khi phát sinh nhu cầu, trong thời gian sinh
hoạt tại nhà. Hay nói cách khác đó là ln tồn tại tình trạng NT HVS ở hộ gia đình,
tính trên cộng đồng sẽ là tỷ lệ độ bao phủ NT HVS ở tại cộng đồng.
Sử dụng là lấy một vật, phương pháp hoặc cách thức nào đó làm phương tiện
để phục vụ cho nhu cầu, mục đích nào đó[8]. Trong nghiên cứu này, sử dụng Nhà
tiêu hợp vệ sinh là cách thức của một người thường xuyên dùng NT HVS của gia


5
đình hoặc NT HVS dùng chung (có trên 02 hộ gia đình sử dụng cùng 1 Nhà tiêu) khi
có nhu cầu. Việc sử dụng nhà tiêu phải đảm bảo theo đúng công năng của Nhà tiêu
và hướng dẫn của nhà chuyên môn, nhà sản xuất khuyến cáo.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số
là địa bàn có đơng các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi dân tộc có tên gọi riêng,
xác định theo tiêu chí được pháp luật cơng nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng
bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và cơng bố
theo quy định của pháp luật[15]. Tại địa bàn nghiên cứu này có các dân tộc thiểu số
từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống gồm: Tày, Nùng, Dao.

1.1.2. Một số loại Nhà tiêu hợp vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh trong sử dụng
Cấu tạo chung của Nhà tiêu gồm 3 phần chính: (1) Phần bể chứa phân là nơi
chứa phân thải và xử lý, kích thước và cấu tạo chi tiết phụ thuộc vào loại Nhà tiêu và
số lượng người sử dụng Nhà tiêu đó. (2) Phần bệ là nơi người ngồi đi vệ sinh. (3)
Phần tường và mái che giúp che nắng, mưa và sự kín đáo cho người đi vệ sinh. Cấu
tạo và vật liệu xây dựng Nhà tiêu phụ thuộc vào nhu cầu và đặc điểm kinh tế hộ gia
đình. Trong 3 phần này, phần bể chứa và xử lý phân là quan trọng nhất vì nếu phần
bệ và phần che rất tốt, rất hiện đại nhưng phần hố chứa khơng kín, khơng xử lý được
phân, để ruồi nhặng, côn trùng tiếp xúc trực tiếp với phân thì vẫn xem là khơng hợp
vệ sinh[2].
Trên thế giới có một số cách phân loại Nhà tiêu: (1) phân loại theo nguyên
lý xử lý phân gồm (Nhà tiêu tự hoại, Nhà tiêu tự thấm và Nhà tiêu khô). (2) phân loại
Nhà tiêu có liên quan đến việc dùng nước (Nhà tiêu dùng nước dội và Nhà tiêu không
dùng nước dội). Theo phân loại Nhà tiêu liên quan đến dùng nước, Bộ Y tế phân loại
các Nhà tiêu hợp vệ sinh tương ứng theo từng nhóm như sau. Đối với nhóm các loại
Nhà tiêu khơng dùng nước gồm: Nhà tiêu chìm có ống thơng hơi, Nhà tiêu hai ngăn
sinh thái, Nhà tiêu hai ngăn sinh thái Vinasanres, Nhà tiêu hai ngăn ủ phân bằng năng
lượng mặt trời, Nhà tiêu hai ngăn ủ phân bằng năng lượng mặt trời có phần trên di
động, Nhà tiêu 3 ngăn ủ phân với rác thải hữu cơ. Đối với nhóm các loại Nhà tiêu


6
dùng nước dội gồm: Nhà tiêu thấm dội nước 1 ngăn chứa, Nhà tiêu thấm dội nước 2
ngăn chứa, Nhà tiêu thấm dội nước với bể tự hoại, Nhà tiêu với bể tự hoại có ngăn
lọc hiếu khí, Nhà tiêu bể tự hoại có ngăn lọc kỵ khí, Nhà tiêu với bể tự hoại có ngăn
mỏng dịng hướng lên, Nhà tiêu vượt lũ có bể tự hoại bằng bê tơng cốt thép, Nhà tiêu
vượt lũ có bể tự hoại bằng nhựa composite, Nhà tiêu vượt lũ với bể tự hoại bằng nhựa
composite có ngăn lọc và bể khí sinh học (biogas) quy mơ gia đình[25]. Trong khn
khổ của nghiên cứu này, xin đề cập đến các loại Nhà tiêu đang sử dụng phổ biến trên
địa bàn tỉnh Đăk Nông gồm:

1.1.2.1. Nhà tiêu khơ chìm
Là loại Nhà tiêu khơ, hố chứa phân chìm dưới đất, có u cầu về vệ sinh
trong sử dụng (SD) và bảo quản gồm: Sàn Nhà tiêu phải đảm bảo khơ, sạch, khơng
có mùi hơi, thối, khơng có ruồi, nhặng, gián bên trong, khơng để vật ni có cơ hội
tiếp xúc trực tiếp với phân, khơng làm phát sinh bọ gậy. Giấy vệ sinh sau khi sử dụng
phải bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp
đậy; Phân phải được ủ kỹ trên 6 tháng mới đưa ra sử dụng làm phân bón cho cây
trồng.
1.1.2.2. Nhà tiêu khơ nổi
Là loại Nhà tiêu khơ, có bể chứa phân xây dựng nổi trên mặt đất, yêu cầu về
vệ sinh trong sử dụng và bảo quản, gồm: Sàn Nhà tiêu phải đảm bảo khơ, sạch, khơng
có mùi hơi, thối, khơng có ruồi, nhặng, gián trong, khơng để vật ni có cơ hội tiếp
xúc trực tiếp với phân, không làm phát sinh bọ gậy. Giấy vệ sinh sau khi sử dụng phải
bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
Phân phải được ủ kỹ trên 6 tháng mới đưa ra sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Đối với có từ hai ngăn trở lên, lỗ tiêu ngăn đang sử dụng ln được đậy kín, các ngăn
ủ được trát kín.
1.1.2.3. Nhà tiêu tự hoại
Là loại dùng nước để dội sau mỗi lần sử dụng, bể chứa và xử lý phân kín,
nước thải khơng thấm ra bên ngồi, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và
được xử lý trong mơi trường nước. Có u cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản
gồm: Sàn Nhà tiêu, bệ xí sạch, khơng dính đọng phân, nước tiểu; Khơng có mùi hôi,


7
thối, khơng có ruồi, nhặng, gián trong Nhà tiêu. Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước
dội không phát sinh bọ gậy, giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy
tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; Phân bùn phải được lấy khi
đầy (nếu tiếp tục sử dụng), bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn,
nếu khơng sử dụng phải được lấp kín.

1.1.2.4. Nhà tiêu thấm dội nước
Là loại Nhà tiêu dội nước sau mỗi lần sử dụng, phân và nước đưa vào trong
bể chứa, hố chứa chìm dưới mặt đất có chừa các lỗ thấm để phân và nước tự thấm
vào đất theo thời gian. Có yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản giống như
Nhà tiêu tự hoại cụ thể: Sàn Nhà tiêu, bệ xí sạch, khơng dính đọng phân, nước tiểu;
Khơng có mùi hơi, thối, khơng có ruồi, nhặng, gián trong Nhà tiêu. Có đủ nước dội,
dụng cụ chứa nước dội không phát sinh bọ gậy, giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào
lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; Phân bùn
phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng, bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận
chuyển phân bùn, nếu khơng sử dụng phải được lấp kín.
1.2. Tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh
1.2.1. Trên thế giới
Vào năm 2000, các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc đã ký kết Tuyên
bố thiên niên kỷ mà sau này đã được phát triển thành Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việc
đề ra các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là một phần quan trọng nhằm chung tay
nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong đó mục tiêu thiên niên kỷ số 7 là đến
năm 2015, giảm 50% dân số khơng tiếp cận nước uống an tồn và vệ sinh cơ bản.
Tuy nhiên, đến năm 2015, mới chỉ có 39% dân số toàn cầu (2,9 tỷ người) sử dụng NT
HVS, và có 68% dân số thế giới (5,0 tỷ người) đang sử dụng các loại Nhà tiêu cải
thiện, còn khoảng 2,3 tỷ người đã có Nhà tiêu nhưng khơng HVS và hơn 800 triệu
người vẫn đi tiêu tự do[46]. Như vậy, ước tính có trên 8,3 tỷ người trên thế giới chưa
tiếp cận với NH HVS. Trên thế giới, Australia và New Zealand là khu vực có tỷ lệ
bao phủ NT HVS đã đạt 100%, tiếp đến là khu vực Bắc mỹ và Châu Âu là 97%, Đông
Nam Á 77% trong khi đó khu vực Trung Á và Bắc Á chỉ 50%; Thấp nhất là khu vực
Châu Phi và Saharan mới chỉ đạt 28%[47].


8
Ở khu vực Châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân
tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%, tiếp đến là Malaysia với 99%, Philippies là

72%[47]. Trung Quốc và Ấn Độ là quốc gia có dân số đơng của thế giới tuy nhiên tỷ
lệ người dân chưa tiếp cận với Nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm rất cao, lần lượt là 36% và
58% (tỷ lệ đi tiêu tự do là 56%). Lào quốc gia láng giềng với Việt Nam có tỷ lệ tiếp
cận Nhà tiêu hợp vệ sinh là 60% và vẫn còn 35% dân số đi tiêu tự do[47].
Trong các thống kê cho thấy, ở nhóm các nước đang phát triển có tỷ lệ tiếp
cận Nhà tiêu là 68% và cao hơn những nước kém phát triển 32% và người ta ước tính
trung bình cứ 10 người đi tiêu tự do, trong đó có 9 người sống ở khu vực nơng
thơn[47].
1.2.2. Tại Việt Nam
Tính đến năm 2015, tồn quốc có khoảng 89,4% hộ gia đình nơng thơn đã
tiếp cận với Nhà tiêu, tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận với NT HVS chỉ mới đạt
65%. Như vậy, toàn quốc vẫn cịn hơn 10% hộ gia đình (HGĐ) nơng thơn chưa tiếp
cận Nhà tiêu, 35% chưa tiếp cận được với Nhà tiêu hợp vệ sinh và còn khoảng 20
triệu người đi tiêu tự do[28]. Trong đó: vùng Đơng Nam Bộ cao nhất, tiếp đến Bắc
Trung bộ, đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Miền Trung lần lượt là (86,0%, 85,0%,
79,0, 72,0%); ba vùng có độ bao phủ thấp là Tây Nguyên, Miền Núi phía Bắc, Đồng
Bằng Sơng Cửa Long lần lượt là (61,0%, 58,0%, 57,0%)[28].
Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận NT HVS ở vùng nông thôn giai đoạn 2012 - 2015
năm tăng từ 2-3% (năm 2012 là 57%, 2013 là 60%, năm 2014 là 62% và năm 2015
là 65%)[27], tốc độ tăng tiếp cận của hộ gia đình nơng thơn chậm so tiến độ mục tiêu
đề ra tới năm 2025 chấm dứt đi tiêu tự do.
Tính tổng chung tồn quốc, hiện nay cịn trên 10% hộ gia đình chưa tiếp cận
với Nhà tiêu, nhưng ở khu vực nông thôn là 26% và khu vực miền núi phía Bắc – Tây
Nguyên con số này tăng lên đến 39% và đặc biệt nhóm hộ gia đình người dân tộc
thiểu số chưa tiếp cận Nhà tiêu là 47%[44], cho thấy để tăng tỷ lệ độ bao phủ Nhà
tiêu và Nhà tiêu hợp vệ sinh cần quan tâm và thúc đẩy việc tiếp cận Nhà tiêu với
người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số là cần thiết. Ở các tỉnh Điện Biên, Lào
Cai, ở nhóm dân tộc thiểu số thì người Nùng có tiếp cận Nhà tiêu cao nhất 83,1%,



9
tiếp đến người Tày 73,5%, Thái 58,1%, thấp nhất là H’Mông 8,9%[7]. Đối với các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tiếp cận Nhà tiêu và Nhà tiêu hợp vệ sinh lần lược là
Ê Đê (32,6%; 4,8%), M’Nông (41,1%; 9,3%) và Ra Glai (23,7%; 2,9%)[9].
Về thực trạng sử dụng Nhà tiêu ở hộ gia đình: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Nhà
tiêu tự hoại chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, sử dụng Nhà tiêu thấm dội nước hợp vệ sinh
chiếm 12%, Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ là 6,8% và Nhà tiêu chìm có ống thơng
hơi là 2,0%[27]. Hộ gia đình lựa chọn sử dụng Nhà tiêu tự hoại và thấm dội nước hợp
vệ sinh ở khu vực Miền Đông Nam Bộ là cao nhất 89,3%, tiếp đến là vùng Duyên hải
Nam Trung bộ 69,2%, đồng bằng sông Hồng 68,7% thấp nhất là ở các tỉnh Miền núi
phía Bắc 38,8%[27].
Đối với loại Nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh được chọn sử dụng cao nhất ở
vùng Bắc trung bộ 16,8%, Miền núi phía Bắc là 14%[27]; Loại Nhà tiêu chìm có ống
thơng hơi hợp vệ sinh lại được hộ gia đình chọn sử dụng nhiều nhất ở vùng Tây
Nguyên 6,6%[27]. Đối với nhóm dân tộc thiểu số thì tỷ lệ sử dụng và bảo quản NT
HVS chiếm rất thấp, người M’Nông 3,9%, Ê Đê 3,0%, Mường 2,2%, Ra Glai 1,1%,
các dân tộc còn lại dưới 2,0%[9].
Tỷ lệ độ bao phủ của NT HVS và tỷ lệ sử dụng NT HVS thường không tương
đồng nhau và cứ tăng 10% độ che phủ của nhà NT HVS thì có 5,8% sử dụng NT
HVS (Beta = 0,58 95% CI: 0,30, 0,80; p <0,01)[39].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh
1.3.1. Chính sách của nhà nước và hỗ trợ các tổ chức tư nhân
1.3.1.1. Trên thế giới
Một trong những yếu tố thuận lợi liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng NT
HVS đáng kể đến là sự quyết tâm và vào cuộc mạnh của hệ thống chính trị của lãnh
đạo quốc gia. Đáng kể nhất vào năm 2014, ngài Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là
người đã khởi động dự án “Sứ mệnh Ấn Độ sạch” với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn đi
tiêu tự do và xây dựng NT HVS cho mọi hộ gia đình vào năm 2019[48]. Các hộ gia
đình đã nghe nói về chương trình “Sứ mệnh Ấn Độ sạch” và những người biết về
chương trình có NT HVS nhiều hơn gấp đôi so với những người khơng có nghe,

khơng biết về chương trình[36]. Sau đó 1 năm (2015), Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập


10
Cận Bình đã đề xuất cuộc cách mạng Nhà tiêu ở khu vực nơng thơn đã địi hỏi sự
phối hợp của nhiều cơ quan của chính phủ với quyết tâm phấn đấu đạt 85% NT HVS
đến năm 2020 và xóa bỏ đi tiêu tự do vào năm 2030[42].
Trong thời gian qua, một số quốc gia đang phát triển, các khoản đầu tư tài
chính cho vệ sinh rất khiêm tốn nhưng đã giảm tới 60% tỷ lệ dân số thiếu tiếp cận NT
HVS đó là nhờ vào sự áp dụng khéo léo của đường lối chính trị, để thay đổi hành vi
và các chuẩn mực xã hội. Tạo kích cầu xây dựng NT HVS cho cộng đồng nói chung
và đặc biệt là trong những người đang thực hiện đi tiêu tự do tự đầu tư xây dựng NT
HVS[38].
Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ là một cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng
đầu tư về tài chính và kỹ thuật để phát triển cải thiện vệ sinh cơ bản. Vào năm 2011,
Quỹ Bill và Melinda Gates (BMGF) đã khởi động một chương trình nghiên cứu có
tên là Reb Rebvent the toilet Challenge (RTTC), nhằm xây dựng các dịch vụ vệ sinh
bền vững và có lợi nhuận tài chính hoạt động trong môi trường đô thị nghèo nàn ở cả
hai khu vực phát triển[48].
1.3.1.2. Tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam ln nổ lực để cải thiện cơ hội tiếp cận và sử dụng NT
HVS, đặc biệt quan tâm đến khu vực nông thôn và vùng dân tộc thiểu số, điều này
thể hiện từ các chính sách.
Cách đây 21 năm vào năm 1998, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1998-2005 là giai
đoạn đầu tiên của Chương trình, giai đoạn thứ 2 là từ năm 2006-2010. Chương trình
nước sạch – Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn thứ 3 từ năm 2012-2015 được
cụ thể hóa bằng Quyết định 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ[16]. Chương trình trong giai đoạn này đã nâng cao vai trò của chính quyền địa
phương các cấp về vấn đề vệ sinh nông thôn, tăng nguồn lực cho vệ sinh. Điểm mới

của Chương trình trong giai đoạn này là Chính phủ đã phân rõ trách nhiệm theo đúng
lĩnh vực chuyên môn của từng ngành Y tế, Giáo dục và Nông nghiệp, trong đó phân
cơng rõ nhiệm vụ thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh hộ gia đình do Bộ
Y tế đảm nhiệm (giai đoạn trước vai trò của Bộ Y tế không thực sự rõ ràng).


11
Ngày 19 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 730/QĐ-TTg về lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân[17]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh góp phần phịng chống dịch
bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, tăng cường sự tham gia của tất cả các cấp các
ngành và xã hội trong đó các cơ quan quản lý nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo. Đồng
thời ngày 26 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CTTTg về việc tổ chức triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân
dân.
Nhằm duy trì và phát huy tốt những thành quả đạt được trong thực hiện Mục
tiêu Thiên kỷ, ngày 13 tháng 01 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
05/NQ-CP về việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế, trong đó
đã chỉ rõ lồng ghép nhiệm vụ thực hiện về vệ sinh môi trường vào nội dung hoạt động
của Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Chương trình mục
tiêu Quốc gia về nơng thơn mới và các chương trình khác[18]; Tăng cường các hoạt
động truyền thông thay đổi hành vi, vận động người dân đầu tư xây dựng NT HVS,
chấm dứt tình trạng đi tiêu tự do, ưu tiên nguồn lực cho vùng có tỷ lệ Nhà tiêu thấp
(vùng miền núi phía Bắc, Tây Ngun và Đồng bằng sơng Cửu Long). Để tạo điều
kiện thuận lợi để các Chương trình được thực hiện có hiệu quả, ngày 16 tháng 4 năm
2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng
thực hiện Chương trình Nước sạch vệ sinh nơng thơn.
Song song với các chính sách đã nêu trên, vấn đề Vệ sinh nông thôn tiếp tục
được quan tâm, điều này thể hiện bằng Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg về ban

hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới.
Ngày 8 tháng 4 năm 2014, trong Hội nghị cấp cao lần thứ 3 về Nước và Vệ
sinh cho mọi người được tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ. Tại Hội nghị này, đại
diện Chính phủ Việt Nam đã cam kết chấm dứt tình trạng đi tiêu tự do quy mơ tồn
quốc vào năm 2025. Qua đó, cho thấy các văn bản chính sách về vệ sinh mơi trường
đã khá đầy đủ và toàn diện[30].


12
Từ việc phân cơng trách nhiệm rõ ràng của Chính phủ, Bộ Y tế đã tích cực
triển khai hướng dẫn chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng 51.226 NT HVS
cho hộ gia đình trên tồn quốc chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số,
đồng thời hiệu quả của các hoạt động truyền thông cũng đã khuyến khích hộ gia đình
tự đầu tư xây dựng 1.904.408 NT HVS các loại[27].
Luôn đồng hành với các Chương trình do chính phủ phê duyệt, sự tham gia
tích cực của các tổ chức quốc tế đã phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai nhiều dự án
nhằm tăng tiếp cận vệ sinh cơ bản, NT HVS ở những vùng khó khăn. Đáng kể nhất
là Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (Unicef) triển khai dự án “Vì sự sống cịn của trẻ em”
theo mơ hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ, thành công của dự án là đã tiến
hành công nhận 170 cộng đồng/làng, bản chấm dứt tình trạng đi tiêu tự do tại 7 tỉnh
dự án. Trong giai đoạn 2013-2017, Ngân hàng thế giới triển khai Chương trình nước
sạch và vệ sinh nơng thơn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng, đã xây
mới 59.265 Nhà tiêu hợp vệ sinh. Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ triển khai dự án Cải
thiện cộng đồng dựa vào kết quả -WASHOBA tại Bến Tre, Bình Định, Thái Nguyên
và Bắc Giang đã vận động 14.948 hộ gia đình nghèo làm Nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng
tỷ lệ tiếp cận với Nhà tiêu hợp vệ sinh tại mỗi tỉnh từ 8,7 đến 15,6%[27], ngồi ra cịn
một số tổ chức khác đang triển khai tại nhiều khu vực khác trên tồn quốc.
Một nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng đích được hỗ trợ được hỗ trợ xây
dựng Nhà tiêu hợp vệ sinh thì có điều kiện tiếp cận cao hơn 3,1 lần so với nhóm
khơng được hỗ trợ (p<0,05)[19]. Việc có những chính sách hỗ trợ xây dựng Nhà tiêu

hợp vệ sinh sẽ là điều kiện thuận lợi để người nghèo có thêm cơ hội tiếp cận và sử
dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh.
1.3.2. Yếu tố xã hội/cộng đồng
Sự tác động của người đứng đầu: các tổ chức, hội nhóm có ảnh hưởng rất lớn
đến việc tiếp cận NT HVS của hộ gia đình. Sau khi tập huấn kỹ thuật truyền thơng
kích hoạt cộng đồng làm chủ về vệ sinh cho các vị chức sắc trong thơn, làng, nhóm
trưởng của các hội, kết quả mang lại rất tích cực, sau 02 năm có 1,15 triệu người được
tiếp cận với các loại NT HVS[33].
Các chuẩn mực và tập quán văn hóa xã hội xung quanh việc đi tiêu tự do:


13
Quan niệm của người dân cho rằng đi tiêu tự do ngoài rừng hay ngoài đồng
là thoải mái sạch sẽ là 88,6%, trong đó H’mơng 25%; Khơ Mú 33.3% và Phù Lá
29.2% và đi tiêu trong NT là không thoải mái, nóng và có mùi là 80,5% [29], đất rộng
người thưa, đi tiểu và đại tiện chỗ nào cũng được, không cần phải làm Nhà tiêu. Đồng
thời, do đặc thù hầu hết thời gian làm việc trong ngày là trên nương/rẫy cách xa nhà
nên giải pháp đi tiêu tự do tại rẫy là tối ưu nhất, ảnh hưởng đến việc sử dụng Nhà tiêu
hợp vệ sinh[10]. Chính vì thế trong tiềm thức, họ cho rằng khơng có gì phải xấu hổ
khi đi vệ sinh tự do trong rừng và ngoài đồng (91,1%), cho rằng xây dựng Nhà tiêu
tốn nhiều chi phí và cơng sức (46,4%); việc sử dụng, bảo quản Nhà tiêu hợp vệ sinh
mất nhiều thời gian và công sức 82,9%[7].
1.3.3. Yếu tố cá nhân và gia đình
Tuổi: Có mối liên quan đến sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh, nhóm tuổi từ 4159 tuổi và nhóm trên 60 tuổi thì có tỷ lệ sử dụng Nhà tiêu thường xuyên hơn nhóm từ
21-40 tuổi[43].
Dân tộc: Có sự khác biệt về tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các nhóm dân
tộc, trong đó dân tộc Mường có tỷ lệ tiếp cận cao nhất (chiếm 49,4%), dân tộc Tày
33,5%, thấp nhất là các dân tộc khác như Dao, Thái (chiếm 4,7%)[19].
Tôn giáo: Tôn giáo không liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng NT HVS
nhưng với uy tín của người đứng đầu của tơn giáo thì họ có ảnh hưởng tạo nên thành

cơng của một can thiệp[43].
Trình độ học vấn: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của người chủ hộ
với tỷ lệ bao phủ NT HVS. Những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thơng
trở lên thường có NT cao gấp 2,1 lần so với nhóm người có trình độ từ tiểu học trở
xuống (p<0,01). Những người có kiến thức tốt về NT thì có NT HVS cao gấp 3,1 lần
so với những người có kiến thức khơng đạt ( p<0,05) [22].
Điều kiện kinh tế hộ gia đình: Một nghiên cứu ở Ethiopia, quốc gia châu Phi
cận Sahara, cho thấy việc thiếu tiếp cận với Nhà tiêu hợp vệ sinh chủ yếu ở vùng
nông thôn và tập trung ở phân khúc người nghèo ở thành thị[37]. Những nghiên cứu
tại Việt Nam cho thấy về mối liên hệ chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với việc tiếp
cận NT HVS. Những hộ gia đình có điều kinh tế thấp, có khả năng tiếp cận với NT


14
HVS giảm 3,7 lần so với những hộ gia đình giàu[34]. Những người nghèo rất cần có
NT HVS nhưng phải lo từng bữa ăn cho con[40], cho gia đình nên khơng thể có kinh
phí để đầu tư sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh.
Quy mơ hộ gia đình: Số thành viên trong gia đình thường có mối liên quan
đến khả năng sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh[43].
Giới tính: Động lực về nhu cầu tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh ở nam và nữ có
sự khác nhau, thường phụ nữ có nhu cầu về NT HVS nhiều hơn so với nam nhưng họ
kín đáo hơn và thường khơng phải là người đưa ra quyết định xây dựng và các khoản
đầu tư về tài chính[40]. Phụ nữ sử dụng Nhà tiêu thường xuyên hơn nam giới là 2,24
lần (p <0,001)[43].
1.3.4. Yếu tố nhận thức
Một Nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng nhận thức của người sử dụng đã
ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận Nhà tiêu hợp vệ sinh. “có rất ít người nhận thấy
sự tiện lợi và đóng góp tích cực của NT HVS, mà chỉ nhận thấy những hạn chế của
nó như tốn chi phí xây dựng (30%) và bảo trì (17%) và có mùi hơi (9%) chính vì thế
họ đã khơng chọn xây dựng Nhà tiêu HVS để sử dụng.

Biết nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy, bệnh dịch: Vệ sinh bẩn là
nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy (p ≤ 0,001)[35]. Đến 93,2% người dân tin rằng
Nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giúp cho họ phòng chống một số bệnh[7]; Những hộ gia
đình có người biết được lợi ích của việc sử dụng NT HVS sẽ phịng chống được bệnh
tật thì có NT HVS cao hơn gấp 3,1 lần so với nhóm khơng biết lợi ích này. Nhóm đối
tượng biết lợi ích của sử dụng NT HVS hạn chế mùi xú ế thì có tiếp cận NT HVS cao
gấp 2,8 lần nhóm khơng biết[19].

1.3.5. Điều kiện thuận lợi
Kín đáo, riêng tư an toàn: Sự hiện diện của cửa và mái Nhà tiêu làm tăng
đáng kể khả năng các thành viên trong gia đình sử dụng Nhà tiêu[43]. Nhà tiêu hợp
vệ sinh đảm bảo sự riêng tư ( p≤ 0,001) có vai trị ảnh hưởng tỷ lệ sử dụng Nhà tiêu
hợp vệ sinh cao hơn những nhóm khác[35].


15
Trong nghiên cứu quan sát hoặc định tính, nhận thấy rằng việc bảo trì Nhà
tiêu tốt, tăng khả năng tiếp cận và sử dụng, ngược lại nếu điều kiện vệ sinh của Nhà
tiêu kém thì tần suất sử dụng sẽ giảm hơn[39].
Lối đi đến Nhà tiêu hợp vệ sinh: Những thách thức về khả năng sử dụng Nhà
tiêu liên quan đến sự bẩn thỉu trên đường đi, những con đường hẹp và những con dốc
cao khiến việc tiếp cận để sử dụng Nhà tiêu lại trở thành một thách thức đối với người
dùng, đặc biệt là phụ nữ[40]. Qua đây cho thấy việc xây dựng Nhà tiêu ở quá xa khu
vực ở là một bất tiện đối với phụ nữ trong việc tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu.
1.3.6. Điều kiện thời tiết
Việc sử dụng Nhà tiêu có liên quan theo mùa, người dân sẽ sử dụng Nhà tiêu
thường xuyên hơn vào mùa mưa, thời tiết lạnh là 55,6% và vào mùa nóng 47,4%, có
sự chênh lệch về tầng suất sử dụng là 8,2% (p ≤ 0,01)[43].
1.4. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
Đăk Nông được tách ra từ các huyện phía nam của tỉnh Đăk Lăk cũ từ năm

2004, ở khu vực Nam Tây Nguyên, diện tích tự nhiên khoảng 6.514 km2, dân số hiện
nay khoảng 650 nghìn người; có 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu
số khoảng 164 nghìn người, chiếm tỷ lệ 31,37% so với tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc
thiểu số tại chỗ là M’Nông, Mạ, Ê đê chiếm 10,33% dân số tồn tỉnh. Tỉnh có 1 thị
xã, 7 huyện và 71 đơn vị hành chính cấp xã[14]. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2015, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch – VSMT nông
thôn nhưng tất cả các chỉ số đánh giá đều không đạt mục tiêu chương trình[13]. Từ
năm 2016, đến nay, tỉnh Đăk Nơng đang thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ
sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn
2016-2020[30]. Tính đến năm 2018, tỷ lệ bao phủ NT HVS toàn tỉnh là 65,7%, nhưng
không đồng đều ở các huyện, sắp xếp từ cao đến thấp lần lượt là Thị xã Gia Nghĩa
(tỉnh lỵ), Đăk Mil, Đăk Song, Krông Nô (80,2%; 78,4%; 69,3%; 69,2%) và có hai địa
phương có tỷ lệ đạt thấp dưới 50% là Tuy Đức 44,6 và Đăk G’Long 44,3%[12].
Đăk Mil là huyện biên giới nằm cách Thị xã Gia nghĩa khoảng 60km về
hướng Tây Bắc, có 1 thị trấn và 9 xã, dân số khoảng 106 nghìn dân gồm 19 dân tộc
sinh


16
sống chủ yếu là người kinh, êđê, Tày, Nùng[3]. Long Sơn là một xã được tách ra từ
4 thôn của xã Đăk Săk cũ vào năm 2006[32]. Đến nay, có 375 hộ khoảng 2.680 người,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 92,5%, cư ngụ tại 4 thôn, chiếm đa số là dân tộc Tày,
đến Nùng, Dao và H’Mông[21];
Qua những tài liệu đã tìm thấy, các nhà khoa học trên thế giới đã những
nghiên cứu sự tiếp cận cũng như sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh ở các nước như Ấn
Độ, Zambia, Ethiopia[33, 35, 41]. Ở Việt Nam, chúng tôi có rất nhiều những nghiên
cứu liên quan đến vấn đề nhà tiêu hợp vệ sinh về các mơ hình, về kiến thức, thái độ
thực hành về ảnh hưởng của tỷ lệ NT HVS đến sức khỏe trẻ em…nhưng các nghiên
cứu về sự tiếp cận và sử dụng NT HVS chưa phong phú. Gần đây có nghiên cứu về
tình trạng sử dụng NT HVS và các yếu tố liên quan tại huyện Đăk Hà tỉnh Hịa

Bình[19], hay là nghiên cứu liên quan đến kiến thức và thực hành sử dụng NT HVS
ở xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định[1]. Nhắc đến Tây Nguyên, chúng ta
nghĩ ngay đến là rừng núi linh thiên, hùng vĩ, ở đó có bn làng với những nhà rông
và nhà dài của người dân tộc thiểu số tại đây như Ê đê, Gia Rai, Mơ Nông và những
phong tục sinh sống mang sắc thái riêng…Nhưng trong những thập niên gần đây,
Vùng Tây Nguyên đã có những phát triển về kinh tế, giao thương đã thuận lợi với các
vùng miền và trở thành vùng đất tiềm năng của các dân tộc khác. Họ đến sinh sống
trên Tây Ngun nói chung và Đăk Nơng nói riêng, đồng thời mang theo những nét
văn hóa, phong tục, tập quán canh tác cũng như sinh hoạt mang bản sắc riêng, chủ
yếu là các dân tộc thiểu số ở phía Bắc. Họ đã có những đóng góp tích cực làm tăng
sắc màu văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều nghiên
cứu về vấn đề vệ sinh mơi trường nói chung và NT HVS đối với người dân tộc thiểu
số ở vùng Tây Nguyên, nhưng chủ yếu nghiên cứu trên nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ
như Ê đê, M’Nơng, Gia rai... Trong khi đó, những chính sách về dân tộc của Nhà
nước ta rất bình đẳng. Nhằm tìm hiểu những đặc thù riêng với đối tượng dân tộc thiểu
số ở phía Bắc, Tây Bắc vào Tây Nguyên sinh sống xem họ có những rào cản gì về
tiếp cận và sử dụng NT HVS. Trong nghiên cứu này, tôi kế thừa các yếu tố liên quan
đến tiếp cận và sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh các nghiên cứu trước [22, 34, 40, 43]
và có điểm mới là kết hợp nghiên cứu đồng thời cả nội dung tiếp cận và sử dụng Nhà


×