Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng về tiêm an toàn của điều dưỡng tai trung tâm y tế vĩnh thuận, kiên giang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DANH THÁI LAN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ VĨNH
THUẬN, KIÊN GIANG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 87.20.802
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BSCKII: HÀ VĂN PHÚC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DANH THÁI LAN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ VĨNH
THUẬN, KIÊN GIANG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 87.20.802
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BSCKII: HÀ VĂN PHÚC



HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau 24 tháng học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn thạc sĩ quản lý
bệnh viện, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu
đề tài này;
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới TS.BS.CKII: Hà Văn Phúc, ThS: Lê
Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báo và giúp đỡ tôi trong quá trình hồn thành luận văn này;
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các đồng nghiệp Trung tâm Y tế
huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang;
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ, động viên về mọi mặt để tơi có
thể hồn thành q trình học tập và nghiên cứu này;
Cuối cùng xin được gửi tấm lịng ân tình tới gia đình, vợ và con là nguồn
động viên khích lệ, truyền nhiệt huyết và tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn này.

Vĩnh Thuận, ngày 17 tháng 03 năm 2020
Học viên

Danh Thái Lan


i

MỤC LỤC

Trang
Mục lục ......................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii
Danh mục các bảng. ................................................................................................... iv
Tóm tắt đề tài nghiên cứu...........................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 4
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về tiêm an toàn trên thế giới và tại Việt
Nam………………………………………………………………………………...05
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng ............. 08
1.4. Giới thiệu Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, hệ thống hoạt động của điều dưỡng và
vấn đề tiêm khơng an tồn của Trung tâm Y tế. ....................................................... 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 13
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 13
2.4. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 13
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 14
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá nghiên cứu. ....................................................................... 17
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 18
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 20
3.2. Kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng ............................ 20
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng
tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận ................................................................................. 34



ii

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 40
4.1. Kiến thức về tiêm an toàn. ................................................................................. 40
4.2. Thực hành về tiêm an toàn. ................................................................................ 42
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn..................................43
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu tiếp theo.......................46
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 48
1. Kiến thức về tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng…………………...……….48
2. Thực hành về tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng………………………...…48
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm
sàng tại Trung tâm Y tế huyện vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang……………………...48
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................51
PHỤ LỤC..................................................................................................................54
Phụ lục 1: Các biến số liên quan đến định lượng......................................................54
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát kiến thức của điều dưỡng về tiêm an toàn.......................65
Phụ lục 3: Bảng kiểm đánh giá thực hành của điều dưỡng về tiêm bắp...................69
Phụ lục 4: Bảng kiểm đánh giá thực hành của điều dưỡng về tiêm tĩnh mạch…….71
Phụ lục 5: Phỏng vấn sâu .......................................................................................... 73
Phụ lục 6: Cách cho điểm kiến thức và thực hành .................................................... 75
Phụ lục 7: Sơ đồ tổ chức hệ thống điều dưỡng của trung tâm y tế vĩnh thuận…….78


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS:


Acquired Immunodeficiency Syndrome = Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải.

BYT:

Bộ Y tế

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

ĐDV:

Điều dưỡng viên

ĐTV:

Điều tra viên

HBV:

Hepatitis B virus = Vi rút viêm gan B

HVC

Hepatitis C virus = Vi rút viêm gan C

NB:


Người bệnh

NVYT:

Nhân viên y tế

PVS:

Phỏng vấn sâu

TAT:

Tiêm an toàn

TTYT

Trung tâm y tế

TKAT:

Tiêm khơng an tồn

VSN:

Vật sắc nhọn

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………………..20
Bảng 3.1: Kiến thức chung theo tiêu chí tiêm an toàn……………………………..21
Bảng 3.2.Kiến thức về thực hành các bước chuẩn bị của điều dưỡng lâm
sàng……………………………………………………………………….………..22
Bảng 3.3: Kiến thức về chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm theo tiêu chí tiêm an
toàn…………………………………………………………………………….…..23
Bảng 3.4: Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm theo tiêu chí tiêm an tồn……….......23
Bảng 3.5: Kiến thức về kỹ thuật tiêm theo tiêu chí tiêm an tồn…………………..24
Bảng 3.7: Kiến thức về xử lý chất thải theo tiêu chí tiêm an toàn…………………25
Bảng: 3.8. Kiến thức về tiêm an toàn………………………………………………26
Bảng 3.9. Thực hành chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng theo từng tiêu chí quy
trình tiêm bắp……………………………………………………...……………….27
Bảng 3.10. Thực hành chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng theo từng tiêu chí
quy trình tiêm tĩnh mạch……………………………………………………...……28
Bảng 3.11. Thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm
bắp……………………...…………………………………………………………..28
Bảng 3.12. Thực hành chuẩn bị thuốc và dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm
tĩnh mạch…………………………………………………………………………...29
Bảng 3.13. Thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp………..30
Bảng 3.14. Thực hành kỹ thuật tiêm theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh mạch...31
Bảng 3.15. Thực hành thu dọn dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm bắp…....32
Bảng 3.16. Thực hành thu dọn dụng cụ theo từng tiêu chí quy trình tiêm tĩnh
mạch………………………………………………………………………..………32
Bảng 3.17. Thực hành đạt chung về theo tiêu chí tiêm an tồn…………………...32
Bảng 3.18: Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại Trung
tâm Y tế Vĩnh Thuận……………………………….………………………………33



v

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều trị, tiêm có vai trị rất quan trọng trong cơng tác chữa bệnh đặc
biệt là với nhiều người bệnh nặng. Tiêm là một biện pháp đưa thuốc vào cơ thể
nhằm mục đích điều trị và dự phịng. Tuy nhiên, tiêm khơng an tồn có thể gây ra
những tai biến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng con người.
Đề tài “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng về tiêm an toàn của
điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2019”, được tiến
hành với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về tiêm an tồn của điều dưỡng lâm
sàng.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về tiêm an toàn của điều
dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, năm 2019.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính,
đối tượng nghiên cứu 180 điều dưỡng lâm sàng có thực hiện tiêm ở các khoa lâm
sàng, địa điểm nghiên cứu Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Thu thập
thông tin kiến thức bằng phiếu khảo sát, thực hiện quan sát đánh giá thực hành bằng
bảng kiểm. Kết quả nghiên cứu kiến thức về tiêm an toàn đạt 69,4%, trong đó kiến
thức về chuẩn bị bước tiêm đạt tỷ lệ cao 80,6% và kiến thức chung, kiến thức về
chuẩn bị phương tiện dụng cụ đạt thấp nhất 69,4%. Thực hành tiêm an toàn đạt
56,1%. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy tầm quan trọng việc bổ sung tập huấn lý
thuyết và thực hành TAT một cách bài bản và chuyên sâu. Vai trò của lãnh đạo
Trung tâm Y tế trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
cơng tác tiêm an tồn của điều dưỡng lâm sàng một cách liên tục và thường quy.
Do đó nghiên cứu khuyến nghị Trung tâm y tế Vĩnh Thuận cần có kế hoạch
tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn có hiệu quả về TAT tại TTYT cho tất cả các điều
dưỡng lâm sàng, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ tại các khoa lâm sàng và đề

ra một chế tài thưởng phạt rõ ràng với những sai phạm mắc phải khi thực hành tiêm
an toàn nói riêng và việc tn thủ các quy trình kỹ thuật chun mơn nói chung.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều trị, tiêm có vai trị rất quan trọng trong công tác chữa bệnh đặc
biệt là với nhiều người bệnh nặng. Tuy nhiên, tiêm khơng an có thể gây ra những tai
biến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng con người như: áp xe tại vùng tiêm,
liệt dây thần kinh, dị ứng, sốc phản vệ, đặc biệt là những nguy cơ truyền các vi rút
qua đường máu cho cả người bệnh, nhân viên Y tế và cộng đồng [14].
Tiêm an toàn là một trong những vấn đề được quan tâm ở nhiều nước đang
phát triển. Mỗi năm có 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện trong đó 95% phục vụ điều
trị, 3% tiêm chủng và 2% tiêm với mục đích khác.
Tại Việt Nam từ năm 2001, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt
Nam triển khai chương trình tiêm an tồn với mục tiêu như sau: Thay đổi nhận thức
và hành vi của nhân viên y tế và người bệnh, phương tiện dụng cụ đầy đủ và phù
hợp, quản lý rác thải đúng quy định và an toàn. Theo nghiên cứu của thạc sĩ Phạm
Đức Mục về vấn đề rủi ro gây ra tai biến do tiêm khơng an tồn chiếm 29,2% [18].
Theo kết quả đánh giá thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại các khoa
lâm sàng bệnh viện đa khoa Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2018: Tỉ lệ mũi tiêm
đạt chuẩn an toàn là: 71,9% [9]. Nghiên cứu Đặng Thị Hằng năm 2017 tại bệnh
viện đa khoa An Minh, tỉnh Kiên Giang, đa số điều dưỡng không rửa tay, chỉ có
20% có rửa tay nhưng khơng đúng quy trình[12]. Trong khi đó, rút thuốc tiêm theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nương và cộng sự tại bệnh viện đa khoa Đồng
Tháp năm 2012 vẫn còn 17% điều dưỡng chưa nắm vững phác đồ phòng chống sốc
phản vệ[22], còn rất nhiều vấn đề liên quan tới tiêm chưa được thực hiện theo
khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO năm 2010 Bộ trưởng Bộ Y tế ra
quyết định số 2642/QĐ-BYT ban hành tài liệu hướng dẫn tiêm an toàn để tập huấn,

hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thuốc tiêm và thực hành tiêm an toàn tại cơ sở Y tế
[8], Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 09 năm 2012. Hướng dẫn tiêm an
toàn trong cơ sở khám chữa bệnh [8].
Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận là trung tâm y tế 2 chức năng điều trị và dự
phòng vì vậy cơng tác tiêm an tồn được lãnh đạo quan tâm, cập nhật kiến thức đầy
đủ cho Điều dưỡng. Định kỳ hàng tháng phòng Điều dưỡng đều kiểm tra các khoa


2

lâm sàng về cơng tác chăm sóc, quy trình tiêm, thực hiện các thủ thuật, quy chế
kiểm soát nhiễm khuẩn để có cơ sở nhắc nhở lên kế hoạch tập huấn cho điều dưỡng.
Theo kết quả đánh giá phòng điều dưỡng của trung tâm y tế, hằng năm được báo
cáo hiện tại có trên 50% điều dưỡng chưa thực hiện đúng quy trình chuẩn bị về tiêm
an tồn và được phòng điều dưỡng tổng kết báo cáo sự cố y khoa, vào những năm
2015, 2016, 2017, mỗi năm có xảy ra hai đến ba vụ sự cố y khoa về công tác tiêm
của điều dưỡng ở Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận. Bên cạnh đó lãnh đạo Trung tâm Y
tế cũng rất quan tâm đến kiến thức và thực hành về tiêm an tồn của Điều dưỡng. Vì
vậy cần phải có thêm nghiên cứu về tiêm an tồn để quản lý tốt hơn và góp phần
nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, hạn chế mức thấp nhất những tai biến
trong q trình tiêm thuốc[9]. Chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức,
thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng về tiêm an toàn của Điều dưỡng tại Trung
tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của điều dưỡng lâm
sàng tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận năm 2019.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về tiêm an toàn của điều
dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, năm 2019.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Tiêm an tồn
Tiêm an tồn (TAT) là một quy trình khơng gây nguy hại cho người nhận
mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất
thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [29].
1.1.2. Tiêm khơng an tồn
Tiêm khơng an tồn là trong q trình thực hiện mũi tiêm đã dùng bơm, kim
tiêm khơng vô khuẩn, tiêm không đúng chỉ định, không thực hiện đúng các bước,
các chất thải và vật sắc nhọn không phân loại và cô lập ngay.
Những hành vi chưa an toàn liên quan đến tiêm như lạm dụng tiêm, chỉ định
thuốc tiêm chưa hợp lý có những loại thuốc có thể uống thay thế tiêm, người bệnh
đề nghị hoặc yêu cầu bác sĩ cho thuốc tiêm , truyền.
Do tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc, thiếu nhân lực làm cho
điều dưỡng chưa tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật như dùng chung bơm
kim tiêm, dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy
thuốc trên lọ thuốc, chữa thường xuyên rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc, mang cùng
một đơi găng tay để vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa tiêm, phân loại, thu gom, xử lý
chất thải không an toàn [5].
1.1.3. Các phương tiện, dụng cụ, thuốc sử dụng trong tiêm.
Bơm tiêm vơ khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm tra tình trạng
nguyên vẹn của bao gói bơm tiêm cịn hạn dùng đề phịng túi thủng hoặc nhiễm bẩn
trước khi đặt lên xe tiêm.

Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của
thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ thuốc, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc,
lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẫn đục, biến màu, quá hạn sử dụng). Ống
nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
Bông cồn sát khuẩn da nên dùng miếng bông cồn (Alcohol pats) sử dụng một
lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc Ethanol 70%.


5

Dung dịch sát khuẩn nhanh.
Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số thuốc còn hạn dùng. Cơ số thuốc trong hộp
cấp cứu theo “Hướng dẫn xử trí sốc phản vệ” của Bộ Y tế (phác đồ, sơ đồ xử trí cấp
cứu phản vệ 1 bản, 2 bơm tiêm 10ml, 2 bơm tiêm 5ml, 2 bơm tiêm 1ml, 2 kim tiêm
14-16G, 1 gối/hộp bông tiệt trùng tẩm cồn, 2 gây garo, Adrenalin 1mg/1ml x 5 ống,
Methylprednisolone 40 mg x 2 lọ, Diphenhydramin 10 mg x 5 ống, nước cất 10ml x
3 ống.
Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn phương
tiện phịng hộ cho thích hợp.
Găng tay: Mục đích mang găng tay trong tiêm là dự phòng phơi nhiễm với
máu và dịch tiết cho nhân viên y tế. do vậy mang găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp
xúc với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn
thương (viêm da thương tổn da vết cắt vết xước). Nếu da tay của NVYT bị tổn
thương cần băng phủ vết thương hoặc mang găng tay khi thực hiện quy trình tiêm.
Khẩu trang kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác không được chỉ
định sử dụng trong quy trình tiêm bắp trong da dưới da tĩnh mạch ngoại biên. Tuy
nhiên trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm truyền tĩnh mạch
trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế. Trường hợp tiêm cho người
bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hơ hấp như Rubella Sởi AIDS có nhiễm lao
cần mang khẩu trang phịng lây truyền qua đường hơ hấp.

Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ
cuối cùng. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Thành và đáy
cứng khơng bị xun thủng; có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp; có nắp
đóng mở dễ dàng, miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà khơng cần dùng
lực đẩy; có dịng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu
ở mức 3/4 hộp và có dịng chữ “KHƠNG ĐƯỢC ĐỰNG Q VẠCH NÀY”, màu
vàng, có quai hoặc kèm hệ thống cố định, khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong
không bị đổ ra ngoài[8].
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về tiêm an toàn trên thế giới và tại
Việt Nam.


6

1.2.1. Thực trạng kiến thức về tiêm an toàn trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1.1. Kiến thức về chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng.
Nghiên cứu “can thiệp nâng cao quy trình kỹ thuật tiêm, truyền của điều
dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long năm 2012”, của
Lê Thị Kim Oanh được nghiên cứu trên 53 điều dưỡng thì mức độ tuân thủ chuẩn bị
người bệnh sau can thiệp đạt 64,2%[20].
Kiến thức về quy trình vệ sinh tay, những số liệu phản ánh đúng thực trạng
về kiến thức quy trình vệ sinh tay của điều dưỡng phù hợp của nghiên cứu Đặng Thị
Hằng năm 2017 tại bệnh viện đa khoa An Minh, tỉnh Kiên Giang, đa số điều dưỡng
có kiến thức đúng về quy trình vệ sinh tay, chỉ có 20% khơng có kiến thức đúng về
quy trình vệ sinh tay nhưng khơng đúng quy trình[12].
1.2.1.2. Kiến thức về chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm.
Về bơm tiêm vô khuẩn tại Campuchia vào những năm cuối của thập niên
1990 trong việc giáo dục cộng đồng về các yếu tố nguy cơ của tình trạng nhiễm
khuẩn HIV. Từ kết quả đó kim tiêm và bơm tiêm sử dụng một lần trở nên phổ biến
tại Campuchia với chi phí tương đối thấp[13].

1.2.1.3. Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm.
Rút thuốc tiêm theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nương và cộng sự tại
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2012, liên quan đến tiêm an toàn vẫn còn 17%
điều dưỡng chưa nắm vững phác đồ phòng chống sốc phản vệ[22].
1.2.1.4. Kiến thức về xử lý chất thải.
Xử lý bơm tiêm nghiên cứu của Bobby Paul mặt dù 98,8% các điều dưỡng
cho rằng các kim tiêm bị nhiễm bẩn nên được vứt bỏ hoặc có thể sử dụng lại sau khi
tiệt khuẩn. Điều này cũng tương tự khi nối đến các kiến thức tự bảo vệ bản thân khi
tiến hành tiêm truyền nhằm tránh tổn thương ở bàn tay.
1.2.2. Thực trạng thực hành về tiêm an toàn trên thế giới và Việt Nam.
1.2.2.1. Thực hành Các bước chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng.
Việc thực hiện rửa tay sát khuẩn nhanh, theo nghiên cứu tại bệnh viện
Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ năm 2011 chỉ có 12,5% các đối tượng nghiên cứu có


7

rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi tiến hành tiêm truyền cho bệnh nhân.
Trong nghiên cứu Patila có 20% các đối tượng nghiên cứu điều thực hiện tương tự
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh, Đỗ Quang Thuần, Bùi Thị Thu Hà tại
bệnh viện đa khoa Bắc Thăng Long năm 2012, tỷ lệ tuân thủ quy trình TAT đạt
54,7%[20], thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nương tại bệnh viện đa
khoa Đồng Tháp năm 2012 TAT chiếm 77,7% đạt chuẩn[22].
1.2.2.2. Thực hành chuẩn bị phương tiện dụng cụ tiêm.
Chuẩn bị xe tiêm, theo khảo sát về tiêm an toàn của điều dưỡng, nữ hộ sinh
tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2008 trên 320 mũi tiêm, việc chuẩn bị xe
tiêm đạt tiêu chí tiêm an tồn 100%[16]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Nương tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2012 sau khi can thiệp nâng cao kỹ
năng chăm sóc bằng thuốc của điều dưỡng tỷ lệ này được tuân thủ tuyệt đối đạt
100%[22].

Chuẩn bị hộp chống sốc, theo nghiên cứu của Đoàn Anh Lê tại cơ sở thực
hành bệnh viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
năm 2006, việc hộp chống sốc trên xe tiêm đạt 60%[11]. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mỹ Linh tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2008 tỷ lệ này là
97,7%[16].
Sử dụng kim tiêm vô khuẩn, theo nghiên cứu của Yan Hutin năm 2013, mối
năm việc sử dụng lại các thiết bị tiêm truyền có thể dẫn đến 20 triệu trường hợp
nhiễm HBV, 2 triệu trường hợp nhiễm HCV và 250.000 trường hợp nhiễm HIV trên
toàn cầu. Những bệnh lý nhiễm trùng mãn tính này là một gánh nặng lớn cho xã hội
gây ra tình trạng bệnh tật, tử vong[23]. Tại Nam Ấn Độ tỉ lệ ước tính tái sử dụng
bơm tiêm là 50%.
1.2.2.3. Thực hành về kỹ thuật tiêm.
Vô khuẩn bơm tiêm theo nghiên cứu của Ralow j có 77% nhân viên y tế thực
hiện tiêm khơng an tồn[29].
Theo tác giả Lê Thị Kim Oanh mức độ tuân thủ kỹ thuật tiêm sau can thiệp
là 56,6%[20]. Đúng vị trí tiêm, một số nghiên cứu trong nước xác định đúng vị trí


8

tiêm đạt tỷ lệ tương đối cao 97,7% của Nguyễn Thị Mỹ Linh[23] và 93,55% theo
nghiên cứu của Phạm Thị Xuân tại Trung tâm Y tế Quảng Điền năm 2014[21].
1.2.2.4. Thực hành xử lý chất thải.
Cô lập bơm tiêm theo Sirenda Vong và cộng sự tại Campuchia 58% bơm
tiêm được tái sử dụng lại và 13% không bỏ bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hợp
an toàn[31].
Theo cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, việc phân loại, thu gom, xử lý
chất thải sắc nhọn một cách không an toàn thường tập chung ở các khâu: sau khi
tiêm xong không cô lập bơm kim tiêm vào hộp an toàn mà để trên bàn, khay thuốc
tiêm…, bơm tiêm để vào hợp an tồn q đầy, dùng tay để đóng nắp hộp lại gây

tổn thương, thu gom bơm tiêm đã sử dụng để tái sử dụng lại hoặc bán ra thị trường
bên ngồi, thu gom bơm kim tiêm khơng đúng, đẻ bơm kim tiêm sau sử dụng vào
khay tiêm dẫn tới nguy cơ tổn thương cho cán bộ y tế và người thu gom chất thải,
thải bỏ bơm kim tiêm bừa bãi ra môi trường.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm an toàn của điều
dưỡng lâm sàng.
Yếu tố cá nhân: Theo Cục quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế các lỗ hổng
trong kiến thức của điều dưỡng và nhân viên y tế là do chưa được cập nhật thông
tin, kiến thức, kỹ năng về tiêm an tồn. Bên cạnh đó cộng đồng, người bệnh thiếu
thơng tin, chưa nhận thức đúng, đủ về tác dụng và nguy cơ của tiêm khơng an
tồn[3].
Phan Thị Thanh Thủy và cộng sự (2010), nghiên cứu về tình hình tiêm an
tồn tại Bệnh viện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, các yếu tố liên quan đến tiêm
ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm an toàn như: phương tiện tiêm an toàn không phù
hợp với yêu cầu sử dụng (Xe tiêm thuốc) là 100%, lạm dụng thuốc tiêm là 2.34%,
phân loại thu gom chất thải khơng an tồn 21,53%, người bệnh thiếu thông tin
42,01%, quá tải công việc 16,32%, thiếu nhân lực 14,93% [15].
Môi trường làm việc: Cũng ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của điều
dưỡng. Theo một số nghiên cứu tại tỉnh Sơn Đơng, Trung Quốc có sự khác biệt về
đào tạo kiến thức TAT ở các tuyến huyện, có 21,5% nhân viên y tế ở xã, phường ít


9

được cập nhật, bồi dưỡng, tập huấn, trong khi ở thị trấn chỉ có 9,9%. , chính điều đó
lý giải kiến thức tiêm an tồn của NVYT thơn thấp hơn nhiều so với những người
làm việc ở thành thị. Các lợi ít về tài chính có thể dẫn đến việc một số bác sĩ trong
bệnh viện tư nhân tích kê đơn bằng thuốc tiêm vượt quá nhu cầu cần thiết. Do các
thuốc uống và thuốc tiêm đều có thể được mua trực tiếp từ các quầy được mà không
cần kê đơn, có thể cá nhân viên y tế tại cơ sở tư nhân cung cấp và khuyến khích

việc sử dụng điều trị bằng thuốc tiêm để thu hút bệnh nhân[28].
Các nghiên cứu cũng chỉ rằng tuổi là yếu tố liên quan với thực hành của điều
dưỡng. Như nghiên cứu của Phan Văn Tường năm 2012 đã chỉ ra những điều dưỡng
có độ tuổi lớn hơn sẽ thực hành tốt hơn (OR=3,1; P < 0,05) và thâm niên công tác
càng lâu thì thực hành đạt càng cao (OR=2,8; P < 0,05) [14], nghiên cứu của Trần
Thị Minh Phượng năm 2012 tại BV Hà Đông Thành phố Hà Nội cũng chỉ ra các
yếu tố liên quan đến thực hành TAT là nhóm tuổi (OR=3,1; P < 0,05) và thâm niên
công tác (OR=2,8; P < 0,05) [2], nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự
tại bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang cho thấy có sự liên quan giữa thâm niên cơng tác
của điều dưỡng – hộ sinh với các nội dung TAT, thâm niên cơng tác càng lâu > 5
năm thì việc thực hiện rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm, không lưu
kim sau khi rút thuốc trong lọ, quan sát người bệnh khi tiêm, tư thế người bệnh sau
khi tiêm càng tốt. Thâm niên < 5 năm thì việc giao tiếp khi tiêm, thực hiện kỹ thuật
sát khuẩn hoàn chỉnh hơn [20]. Nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Hằng tại BVĐK
Đồng Tháp năm 2014 tìm thấy mối liên quan giữa số lượng mũi tiêm điều dưỡng
thực hiện trong ngày. Điều dưỡng tiêm càng nhiều mũi tiêm thì thực hành tiêm an
toàn tốt hơn (OR = 2,9; P < 0,05) [16]. Ngoài ra nghiên cứu của Phan Văn Tường
cịn tìm ra một số yếu tố như thời điểm thực hiện mũi tiêm, đường tiêm, thứ tự thực
hiện mũi tiêm cũng có mối liên quan tới tỷ lệ TAT (P < 0,05) [14].
Yếu tố quản lý: các yếu tố như nhân lực làm việc (số lượng và chất lượng),
tổ chức kiểm tra, giám sát của đội ngũ quản lý, xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ
chức thực hiện tiêm an toàn là những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý.
S. Kolale (2002) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ TAT
thấp là do công tác thiếu kiểm tra, giám sát của các nhà quản lý[48].


10

Nghiên cứu Trần Huy Ngọc (2014) về thực trạng TAT tại Bệnh viện Quân Y
6 đã sử dụng bộ tiêu chí đánh giá TAT là 17 tiêu chí của Bộ Y tế từ tháng 2/2014

đến tháng 6/2014 có kết luận là cần chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch thực
hiện tổ chức thực hiện và giám sát, đề ra các chế tài thưởng phạt của các nhà quản
lý[28].
Trong năm 2014 Phạm Văn Tâm với đề tài “Đánh giá thực trạng mũi tiêm an
toàn tại một số khoa Bệnh viện Quân Y 103” cũng có kết luận tuy đã được đào tạo
về kiến thức TAT nhưng tỷ lệ tuân thủ quy trình chưa cao, tình hình thiếu nhân lực
và nhận thức về mũi TAT của điều dưỡng có thay đổi ít. Để thực hiện tốt quy trình
này thì yếu tố kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng quy trình của các nhà
quản lý là hết sức cần thiết[18].
Nghiên cứu của Dương Văn Chi (2007) về đánh giá mũi TAT của điều
dưỡng tại bệnh viện Quân Y 121 theo 17 tiêu chí của Bộ Y tế cho thấy thiếu nhân
lực 27,9%, điều dưỡng quá tải công việc 25,58%. Cần có sự quan tâm hơn nữa của
nhà quản lý cơng tác bố trí nhân lực phù hợp, lập kế hoạch đào tạo và tổ chức kiểm
tra giám sát công tác TAT[6].
Tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về
TAT để đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng. Từ đó có thể có kế hoạch
tăng cường tập huấn nếu tỷ lệ thấp hoặc duy trì nếu tỷ lệ đạt được khá cao.
1.4. Giới thiệu Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, hệ thống hoạt động của điều
dưỡng và vấn đề tiêm khơng an tồn của Trung tâm Y tế.
Vĩnh Thuận là một huyện thuộc vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang,
có diện tích tự nhiên là 39,475 ha, dân số toàn huyện cuối năm 2018 là 95.440
người, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp (trồng lúa và nuôi
tôm).
Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận được thành lập theo Quyết định số 2052/QĐUBND ngày 17 tháng 09 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, được sáp
nhập trên cơ sở Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm Y tế huyện và
Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình huyện Vĩnh Thuận và có hiệu lực từ ngày
ký .


11


Hiện tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận 2 chức năng nhiệm vụ phòng chống
dịch, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, theo dõi và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân bố trí một mạng lưới y tế rộng khắp từ huyện đến xã và ấp
trong toàn huyện và một số xã giáp ranh thuộc các huyện bạn như huyện Hồng Dân,
Thới Bình, U Minh Thượng.
Trung tâm Y tế huyện gồm 01 Giám đốc và 03 phó Giám đốc, 6 phịng chức
năng, 20 khoa (có 10 khoa lâm sàng có thực hiện cơng tác tiêm) và 08 trạm Y tế xã.
Trung tâm Y tế hiện có 446 cán bộ, cơng chức, viên chức, có 240 điều dưỡng
thực hiện cơng tác điều dưỡng cho tồn Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận trong đó có 180
điều dưỡng viên thực hiện nhiệm vụ tại các khoa lâm sàng có thực hiện tiêm, 60
điều dưỡng thực hiện các công việc hành chính ở các khoa, phịng của trung tâm
khơng có thực hiện công tác tiêm. Mỗi năm điều dưỡng thực hiện hàng chục nghìn
mũi tiêm cho BN, qua quan sát thực địa bước đầu cho thấy quy trình TAT chưa
được tuân thủ nghiêm, chưa đảm bảo theo quy trình chuẩn trong việc rửa tay, chuẩn
bị xe tiêm, quy trình tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn, phân loại, thu gom chất thải sắc
nhọn chưa đúng quy định, chưa tuân thủ đúng quy trình báo cáo, xử lý khi xảy ra
phơi nhiễm, cắt giảm các bước của quy trình tiêm thuốc.
Năm 2018, Trung tâm Y tế thực hiện khám 134.864 lượt, số bệnh nhân điều
trị nội trú 17.417 lượt, số bệnh nhân điều trị ngoại trú 2367 lượt, tổng số ngày điều
trị nội trú 36.871 ngày, công suất sử dụng giường bệnh đạt 101%, các hoạt động
chuyên môn khác đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.


12

KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Tham khảo khung hệ thống của Tổ chức Y tế thế giới. Chúng tôi tiến hành
xây dựng khung lý thuyết như sau:


YẾU TỐ CÁ NHÂN
-Tuổi
- Giới
- Trình độ chun mơn
- Thâm niên cơng tác

YẾU TỐ MƠI
TRƯỜNG LÀM VIỆC
- Trang thiết bị cơ sở vật
chất, phương tiện
- Dụng cụ
- Thu gon chất thải

YẾU TỐ QUẢN LÝ
-Tổ chức thực hiện TAT
- Phân công công việc
- Kiểm tra, giám sát
- Chế độ thi đua, khen
thưởng

KIẾN THỨC VỀ
TAT
- Kiến thức chung về
TAT.
Kiến thức chuẩn bị
NB, ĐD.
-Kiến thức về chuẩn bị
dung cụ tiêm
-Kiến thức về chuẩn bị
thuốc tiêm

-Kiến thức về kỹ thuật
tiêm.
-Kiến thức về xử lý
chất thải

TIÊM AN TOÀN
- Chuẩn bị người
bệnh, ĐDV, dụng cụ
- Tiêm thuốc
- Kỹ thuật tiêm
- Thu don dụng cụ


13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Điều dưỡng viên trực tiếp làm công tác tiêm thuốc tại 10 khoa lâm sàng
Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9
năm 2019.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Điều dưỡng trực tiếp thực hiện các mũi tiêm cho người bệnh tại các khoa
lâm sàng Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang tại thời điểm nghiên cứu.
- Điều dưỡng đã được ký hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên.
Tiêu chí loại trừ:
- Điều dưỡng nghỉ dài hạn: Ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép, đi học tập chung.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
2.4. Mẫu nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mơ tả ước tính tỷ lệ
p (1-p)
2

n = Z (1-α/2)
d2
Trong đó:
n là số lượng điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng
Z (1-α/2) : Hệ số tin cậy. Với ý nghĩa α = 0,05 thì Z (1-α/2) =1,96
p = 0,7 ( Ước tính 70% điều dưỡng thực hành TAT đạt) theo nghiên cứu của
Hà Thị Kim Phương[13].
d: Sai số chấp nhận được của ước lượng(d = 0,07)


14

Áp dụng vào cơng thức tính cỡ mẫu thì cỡ mẫu cỡ tối thiểu là n = 164.
Ước tính khoảng 10% dự phịng thì cỡ mẫu thiết cho nghiên cứu là 164 +
1,64 *10% = 180
Với các dữ liệu trên, số lượng điều dưỡng cần thiết cho nghiên cứu là
180.Hiện tại Trung tâm đang có 180 điều dưỡng tại 10 khoa lâm sàng trực tiếp thực
hiện tiêm, do vậy, chọn mẫu tồn bộ để có được bộ số liệu tốt nhất
Chọn mẫu thực hành: Mỗi điều dưỡng viên được quan sát thực hành 2 mũi
tiêm, bất kỳ trong 2 đường tiêm (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp), trong 10 khoa lâm sàng
với số lượt quan sát là 180 điều dưỡng với tổng số quan sát thực hành: tiêm bắp là

180 lượt quan sát, tiêm tĩnh mạch là 180 lượt quan sát .
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính.
Tiến hành phỏng vấn sâu 14 cuộc: 1 Phó giám đốc phụ trách, 1 Trưởng
phòng Tổ chức cán bộ, 1 ĐD trưởng trung tâm, 4 ĐD trưởng khoa, 7 ĐDV tại các
khoa lâm sàng, mục đích để tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành TAT
tại Trung tâm Y tế.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.
Thành lập nhóm điều tra gồm 5 người được chọn lọc từ các điều dưỡng thực
hiện cơng tác hành chính tại trung tâm có nhiều kinh nghiệm, được tập huấn nhiều
lần về kiến thức và kỹ năng thực hành TAT tại cơ sở và bệnh viện tuyến trên.
Nghiên cứu viên tiến hành tập huấn, hướng dẫn điều tra viên về phương pháp, kỹ
năng đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, kỹ thuật tiêm cho nhóm điều tra, cùng tham gia
đánh giá vừa thực hiện vai trò giám sát viên trong quá trình điều tra.
* Thu thập số liệu định lượng
* Thực hiện khảo sát kiến thức về TAT của ĐD.
Khảo sát kiến thức về TAT của ĐD được tiến hành bằng phương pháp phát
vấn với bộ câu hỏi gồm 32 câu được thiết kế sẵn dựa trên mục tiêu nghiên cứu (phụ
lục 2).
Để tiến hành khảo sát, các điều tra viên thơng báo mục đích của nghiên cứu
và hướng dẫn cách trả lời phiếu theo quy định. Điều tra viên thu phiếu sau khi đối
tượng nghiên cứu điền xong, kiểm tra làm sạch số liệu trước khi nộp lại cho giám


15

sát viên. Cần lưu ý, để đảm bảo tính khách quan, trung thực người tham gia nghiên
cứu không trao đổi thơng tin trong q trình ghi phiếu.
Nghiên cứu viên thực hiện vai trị giám sát viên có nhiệm vụ giám sát hỗ trợ
điều tra viên trong quá trình phát vấn, đồng thời tham gia khảo sát ít nhất 10% số
phiếu. Sau mỗi buổi, điều tra viên, kiểm tra xem thông tin trên phiếu có phù hợp

khơng nếu thấy các thơng tin không phù hợp, sẽ gửi lại cho điều tra viên khảo sát lại
hoặc bổ sung thêm thông tin cho phù hợp.
Thời gian khảo sát kiến thức được tiến hành với 180 điều dưỡng viên được
chọn trong 18 ngày, sau đó giao phiếu khảo sát cho nghiên cứu viên kiểm tra lại lần
cuối trước khi nhập phiếu.
* Thực hiện quan sát đánh giá thực hành TAT của điều dưỡng lâm sàng.
Trước khi thực hiện quan sát đánh giá thực hiện TAT, điều dưỡng lâm sàng
là đối tượng quan sát phải được thông báo và được sự đồng ý của các đối tượng,
nhưng không thông báo ai là người quan sát, quan sát ở đâu, vào thời gian nào, mũi
tiêm nào, thời gian bao lâu…
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu để thiết kế bảng kiểm tiêm bắp quan sát
gồm 16 tiêu chí (phụ lục 3) và bảng kiểm tiêm tĩnh mạch gồm 20 tiêu chí (phụ lục
4) để đánh giá thực hành tiêm của điều dưỡng lâm sàng, các điều tra viên điền đầy
đủ các thông tin vào bảng kiểm.
Bước 1: Quan sát người bệnh và điều dưỡng chuẩn bị thực hiện tiêm.
Bước 2: Quan sát điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm theo y lệnh bác sĩ.
Bước 3: Quan sát điều dưỡng thực hiện các bước theo quy trình trình tiêm thuốc.
Bước 4: Quan sát điều dưỡng kết thúc quy trình tiêm và ghi hồ sơ điều dưỡng.
Để việc quan sát đạt yêu cầu chính xác của bảng kiểm khơng, nếu phát hiện
có mẫu ghi chép khơng đạt yêu cầu cho tiến hành quan sát lại
Để việc quan sát đạt yêu cầu chính xác, đảm bảo tiến độ và thời gian cho
điều dưỡng viên thu thập số liệu, mỗi ngày trung bình điều tra viên quan sát 4 mũi
tiêm như vậy mỗi ngày điều tra viên quan sát được 20 mũi tiêm. Thời gian quan sát
360 mũi tiêm là 18 ngày nhóm điều tra viên căn cứ vào danh sách của điều dưỡng
trưởng các khoa cung cấp có đầy đủ thời gian, lịch phân công công việc của từng


16

điều dưỡng để tiến hành thu thập thông tin.

* Thu thập số liệu định tính.
Phỏng vấn sâu do nghiên cứu viên thực hiện, sau đó gỡ băng phỏng vấn và
mã hóa theo chủ đề. Tiến hành thảo luận nhóm với các điều tra viên, cử thư ký ghi
biên bản, nghiên cứu viên và các điều tra viên thống nhất nội dung, hướng dẫn thảo
luận, cách tiến hành thảo luận. Nội dung thảo luận theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn
nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an tồn của điều dưỡng như
yếu tố thơng tin, trang bị phương tiện dụng cụ tiêm, yếu tố tổ chức, quản lý, chế độ
động viên, khuyến khích, chế tài, xử phạt, môi trường làm việc.
2.5.1. Xây dựng bộ công cụ.
Xây dựng phiếu quan sát thực hành và phiếu phát vấn về TAT dựa trên nội
dung hướng dẫn TAT theo Quyết định số 3671/QĐ- BYT ngày 27 tháng 9 năm
2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh [8].
2.5.2. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu
Địa điểm: 10 khoa lâm sàng có tiêm Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên
Giang.
2.6. Các biến số nghiên cứu
2.6.1. Các biến số liên quan đến định lượng:
Thông tin chung của nhân viên y tế: có 4 biến.
Các biến số về kiến thức: có 32 biến.
 Kiến thức chung về TAT
 Kiến thức về thực hiện các bước chuẩn bị người bệnh, người điều
dưỡng
 Kiến thức về chuẩn bị dụng cụ tiêm
 Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm
 Kiến thức về kỹ thuật tiêm
 Kiến thức về xử lý chất thải.
Các biến số về thực hành tiêm an toàn : 36 biến số gồm:
 Thực hành chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng



17

 Thực hành chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm
 Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm
 Thực hành về kỹ thuật tiêm
 Thực hành xử lý chất thải
2.6.2 . Thông tin liên quan đến định tính
Yếu tố đào tạo: đào tạo, tập huấn về tiêm an toàn.
Yếu tố cung cấp phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ: Đánh giá của điều
dưỡng viên về sự đáp ứng số lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được cung
cấp.
Yếu tố quản lý/ hệ thống tổ chức: Công tác tổ chức thực hiện hướng dẫn
TAT. Công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo trung tâm y tế, của điều dưỡng
trưởng trong công việc thực hành TAT, các hình thức thưởng phạt, động viên
khuyến khích đối với cá nhân và tập thể đã được triển khai.
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu.
2.7.1. Đánh giá kiến thức.
Đánh giá về kiến thức có 32 câu trong đó chọn 1 đáp án đúng/sai. Điều
dưỡng được cho là có kiến thức khi trả lời đúng từ 78% câu hỏi trở lên (25/32).
Căn cứ phiếu khảo sát kiến thức của điều dưỡng về TAT gồm các phần sau:
- Thơng tin chung về TAT có 7 câu với điểm tối đa là 7 điểm, điều dưỡng đạt
kiến thức về thông tin chung về TAT khi trả lời đạt 6 điểm trở lên.
- Kiến thức về chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng có 6 câu với tổng số
điểm tối đa là 6 điểm, điều dưỡng đạt kiến thức về chuẩn bị người bệnh khi đạt 5
điểm trở lên.
- Kiến thức về chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm có 4 câu với điểm tối đa
là 4 điểm, điều dưỡng đạt kiến thức về chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm khi trả
lời đạt 3 điểm trở lên.
- Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm có 4 câu với điểm tối đa là 4, điều dưỡng

đạt kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm khi trả lời đạt 3 điểm trở lên.
- Kiến thức về kỹ thuật tiêm có 8 câu với tổng điểm tối đa 8 điểm, điều
dưỡng đạt kiến thức về kỹ thuật tiêm khi trả lời đạt 6 điểm trở lên.


×