Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ 3 5 tuổi tại quận cầu giấy, hà nội năm 2018 và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.26 KB, 54 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3-5 tuổi tại
quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2018 và các yếu tố liên quan
Chủ nhiệm đề tài:
Phạm Thị Thu Hà – K14C
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Mỹ Anh

Mã số đề tài: 018-369/DD-YTCC

Hà Nội, năm 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:
Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3-5 tuổi tại
quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2018 và các yếu tố liên quan
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Thu Hà
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Mỹ Anh
Thành viên nhóm nghiên cứu
1. Vũ Hồng Ngọc_Trường Đại học Y tế Công cộng
2. Nguyễn Thị Thanh Hoa_Trường Đại học Y tế Công cộng
3. Nguyễn Thị Vân_Trường Đại học Y tế Cơng cộng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường đại học Y tế Công cộng
Cấp quản lý: Cấp sinh viên


Mã số đề tài (nếu có): 018-369/DD-YTCC
Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 7,8 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH
7,8 triệu đồng
Nguồn khác (nếu có)
0
triệu đồng

Hà Nội, năm 2018


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Tên đề tài: Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3-5 tuổi tại quận
Cầu Giấy, Hà Nội năm 2018 và các yếu tố liên quan.
2. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Thu Hà
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Cơng cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài:
5. Danh sách những người thực hiện chính:
- Ths. Bùi Thị Mỹ Anh
Giảng viên hướng dẫn
- Vũ Hồng Ngọc
Thành viên nhóm nghiên cứu
- Nguyễn Thị Thanh Hoa
Thành viên nhóm nghiên cứu
- Nguyễn Thị Vân
Thành viên nhóm nghiên cứu
6. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô và các bậc phụ huynh của các em học sinh lớp từ ba tuổi đến lớp năm tuổi.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Bùi Thị Mỹ Anh,
người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho chúng tơi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các phịng ban
Trường Đại học Y tế Cơng Cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm
trong suốt thời gian học tập tại Trường và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của Ban
Giám hiệu, các thầy cô và các bậc phụ huynh của ba trường mầm non Dịch Vọng Hậu,
Quan Hoa, Tuổi Hoa tại địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội để nhóm có thể hồn thành q
trình thu thập số liệu.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên cùng khóa đã đóng góp ý
kiến cũng như hỗ trợ nhóm trong q trình thu thập thơng tin cho nghiên cứu.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt nhóm nghiên cứu
SV. Phạm Thị Thu Hà


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường học……….………………….……...14
Bảng 2: Thông tin chung về cha mẹ (n=285)……………………………………………..18
Bảng 3: Bảng mô tả đặc điểm chung của trẻ (n=285)…………………………………….19
Bảng 4: Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ…………………………………19
Bảng 5: Đặc điểm nhận thức của cha mẹ về lợi ích khi cho trẻ sử dụng điện thoại thông
minh………………………………………………………………………………………21
Bảng 6: Nhận thức của cha mẹ về tác hại của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông
minh………………………………………………………………………………………22
Bảng 7: Những ảnh hưởng của việc cho con sử dụng điện thoại thông minh đối với cha

mẹ………………………………………………………………………………………...23
Bảng 8: Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại thơng minh với giới tính và tuổi của trẻ…..25
Bảng 9: Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại thông minh của trẻ với đặc điểm về yếu tố
cá nhân của cha mẹ và điều kiện kinh tế gia đình……………………………………….…25
Bảng 10: Mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh của trẻ và nhận thức của
cha mẹ về việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh……………………………...……..26


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………….....…....i
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………....….ii
PHẦN A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU…………………...………..….…....1
PHẦN B: TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI………….…………….…..3
1. Kết quả nổi bật của đề tài…………………………………………………….….…..3
2. Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu………………………………………..........3
3. Đánh giá việc thực hiện đề cương nghiên cứu……………………………………....4
4. Các ý kiến đề xuất……………………………………………………………............4
PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CẤP CƠ SỞ ……...…..……………………………………………..…………………5
I. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 5
II. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu .................................................................................. 6
III. Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 6
1. Một số thuật ngữ ......................................................................................................... 6
2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi trên thế giới, Việt Nam
và các yếu tố liên quan …………………………..……………..…......……………...7
2.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi trên thế giới….………..7
2.2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi tại Việt Nam……...…...7
2.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi………..8
2.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu………………………………………………….10
2.5. Khung lý thuyết…………………………………………………………………...12

3. Phương pháp nghiên cứu...... ……………………………………………………….13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 13
3.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu….……………………………………………..13
3.3.Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………….13
3.4. Công cụ………...………………….……..……………………………………….13
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………….…………..…...13
4.1. Cỡ mẫu…………...……………….…………………………………………....…13
4.2. Phương pháp chọn mẫu…...……….……………………………..……….…........14
4.3. Quy trình thu thập thông tin……………………………………………………….15
4.4. Công cụ thu thập thông tin………….……………………………………………..15
4.5. Các biến số chính của nghiên cứu….…………………………………………….15
5. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ………...……………..........……...16
5.1. Làm sạch số liệu…………...……………………………………………………..16
5.2. Quy trình nhập liệu……...………………………………………………….….....16
5.3. Phân tích số liệu………………………………...……………………………..….16
5.4. Sai số và biện pháp khắc phục ................................................................................ 16
6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 17


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 18
1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................. 18
1.1.Thông tin chung về cha mẹ và gia đình trẻ ............................................................. 18
1.2.Thơng tin chung về trẻ ............................................................................................. 19
2.Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ………………..…….……….……19
3.Nhận thức của cha mẹ về việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh……….…….21
4.Một số yếu tố liên quan đến sử dụng điện thoại thông minh của trẻ………….….....24
4.1.Một số yếu tố liên quan giữa thực trạng sử dụng điện thoại và đặc điểm cá nhân
của trẻ………………………………………………………………………………....25
4.2.Mối liên quan giữa thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ và đặc điểm
của cha mẹ và gia đình……………………………………………………………..…..25

V. BÀN LUẬN .................................................................................................................. 28
1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 28
2.Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ…………...……………………......31
3.Các yếu tố liên quan……………………………..………………………………......32
4.Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………...…………….......33
IV.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 34
1.Kết luận………………………………………………………………………….….34
2.Khuyến nghị……………………………………………………………..………….34
2.1.Khuyến nghị cho nhà nghiên cứu………………………………………………....24
2.2.Khuyến nghị cho gia đình, nhà trường…………………………………………....35
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….…………..…36
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………......38
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn cha mẹ trẻ về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh
và một số yếu tố liên quan ………………………………………………………….…...38
Phụ lục 2: Bảng biến số sử dụng trong nghiên cứu………………………...………...…47


Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA TRẺ
TỪ 3-5 TUỔI TẠI QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI NĂM 2018
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Phạm Thị Thu Hà (CNCQ-K14)
Nguyễn Thị Thanh Hoa (CNCQ-K14)
Vũ Hồng Ngọc (CNCQ-K14)
Nguyễn Thị Vân (CNCQ-K14)
Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3 – 5 tuổi tại quận
Cầu Giấy, Hà Nội năm 2018 và các yếu tố liên quan” được thực hiện nhằm trả lời cho câu
hỏi thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3 – 5 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội
năm 2018 và các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang dựa trên phiếu hỏi tự điền với cỡ mẫu là 285

cha/mẹ của các trẻ học tại 3 trường mầm non tại Cầu Giấy là trường mầm non Quan Hoa,
Tuổi Hoa, Dịch Vọng Hậu. Đối tượng là cha mẹ có trẻ từ 3 – 5 tuổi. Thời gian thu thập số
liệu kéo dài từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2018.
Kết quả cho thấy có 52,3% tỷ lệ trẻ từ 3 – 5 tuổi được sử dụng điện thoại thông minh.
Trẻ được cha mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh từ dưới 3 tuổi (50,5%) nhiều hơn nhóm
trẻ từ 3 đến 5 tuổi (49,1%). Tỷ lệ trẻ được sử dụng điện thoại thông minh nhiều lần trong
ngày cao đạt 32,3%. Địa điểm mà trẻ thường được sử dụng điện thoại thông minh là tại nhà
(91,6%) và thời gian sử dụng chủ yếu là vào buổi tối (93,3%). Đa phần bố mẹ đặt giới hạn
cho một ngày sử dụng điện thoại thông minh của trẻ là dưới 30 phút (47,8%). Trẻ sử dụng
điện thoại thông minh chủ yếu với các hoạt động như: chơi trò chơi (61,4%), nghe nhạc
(45,3%), xem phim (34,7%), học đánh vần (21,8%). Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên
quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ với số lượng điện thoại trong gia đình,
nhận thức của cha mẹ về lợi ích của việc cho con sử dụng điện thoại thông minh (p<0,05):
Giúp cha mẹ có nhiều thời gian hơn để hồn thành cơng việc (OR=0,549), giúp trẻ ăn uống
dễ dàng hơn (OR=0,419).
Từ kết quả nghiên cứu, cần nâng cao kiến thức cho cha mẹ về những tác động của
điện thoại thông minh đối với trẻ nhỏ đồng thời khuyến nghị với nhà trường và gia đình về
những hoạt động vui chơi thu hút trẻ tại trường học, ở nhà vào các khoảng thời gian rảnh
của trẻ để hạn chế việc sử dụng điện thoại thông minh.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1


SMARTPHONES USE IN CHILDREN FROM 3- 5 YEARS OLD
AND RELATIVE FACTORS IN CAU GIAY DISTRICT, HANOI 2018
Pham Thi Thu Ha
Nguyen Thi Thanh Hoa
Vu Hong Ngoc
Nguyen Thi Van

“Smartphones use in children from 3-5 years old and relative factors in Cau Giay
district, Hanoi 2018”. The general purpose of this study was to consider how children from
3-5 years old use smartphones and what factors influence the actual state.
The cross-descriptive research method was used, and the study collected data by the
questionnaire. The sample of the study included 285 parents of children (3-6 years) from
three preschools in Cau Giay district, Hanoi namely Quan Hoa Kindergarten, Dich Vong
Hau Kindergarten, and Tuoi Hoa Kindergarten. Parents answered the questions on the
questionnaire. The data were collected between August and November 2018.
The findings of the study revealed that 52.3% of children from 3-5 years old used
smartphones. Children tended to be allowed using the device when they was under 3 rather
than after 3 years old. The percentage of children who use smartphones at multiple times
on a day was 32.3% and they used the gadget mostly in their home (91.6%) and in the night
(93.3%). 47,8% of parents reported of children use half an hours interaction with the
smartphone on a typical day. Most of the children used smartphones for playing games
(61.4%), listening to music (45.3%), watching movies (34.7%) and learning the alphabet
(21.8%). The research also revealed the relationship between children use smartphone and
quantity of phone and Parents agree that they made the use of the device to persuade their
child to eat at meal times (OR=0.549) and they have many time for work (OR=0.419).
From the research results, it is necessary to improve the knowledge for parents about
the impact of smartphones on children and recommend to schools and families hold more
fun activities that attract children at school. At home, parents should not let children use of
smartphones in their free time.

2


Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1.
Kết quả nổi bật của đề tài
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới điện thoại thông minh trên nhiều

đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Và
chỉ có một khảo sát về thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ em được thực hiện trên
độ tuổi từ 3 đến 12 vào năm 2014. Trong khi đó nghiên cứu của nhóm chúng tơi khơng chỉ
đưa ra thực trạng về việc sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi mà còn xác
định được nhận thức của cha mẹ xung quanh việc cho con sử dụng điện thoại thông minh
và một số yếu tố liên quan từ phía gia đình cũng như từ phía trẻ để nhằm đưa ra một số lưu
ý. Nhằm làm rõ các mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang có phân tích. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ trẻ được cha mẹ cho sử dụng điện thoại
thông minh là 52,3% trong đó có 50,9% được sử dụng từ rất sớm (trước 3 tuổi) và 49,1%
số trẻ được sử dụng sau 3 tuổi. Bên cạnh đó nhận thức của cha mẹ về lợi ích cũng như tác
hại khi cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh cao, tỷ lệ trung bình đạt 26%. Các yếu tố liên
quan tới việc trẻ được sử dụng điện thoại thông minh được xác định gồm:
- Yếu tố của đối tượng nghiên cứu: giúp giữ trẻ ăn uống dễ dàng hơn và giúp cha mẹ
có nhiều thời gian hơn để hồn thành cơng việc, ngoài ra cũng có mối liên quan giữa số
lượng điện thoại trong gia đình với việc trẻ được sử dụng điện thoại thông minh.
2.
Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu
Nhà trường: Áp dụng kết quả nghiên cứu để triển khai việc giáo dục, hướng dẫn trẻ
về việc sử dụng điện thoại thông minh. Kết hợp với cha mẹ của trẻ tổ chức các buổi dã
ngoại khám phá thiên nhiên, tìm hiểu thực tế xung quanh, kiểm sốt thời gian trẻ sử dụng
điện thoại thơng minh.
Gia đình: Từ những nguyên nhân và tác hại của việc trẻ sử dụng điện thoại thơng minh
q mức, các bậc cha mẹ có thể dành nhiều thời gian để chơi và trò chuyện cùng con, thay
đổi trong cách quan tâm tới con cái, cho con sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp
lí, dần dần hình thành những quy định quản lí sử dụng điện thoại thông minh tại nhà.
Cơ quan quản lí giáo dục: Dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra các chính sách,
quy định phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng điện thoại thơng minh ở trẻ nhỏ hiện
nay.
3.
Đánh giá việc thực hiện theo đề cương nghiên cứu

3.1. Tiến độ
Nghiên cứu dự kiến kết thúc trước tháng 12/2018, và nhóm đã hoàn thành theo như
dự kiến.
3.2. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra
Nhóm đã thực hiện đầy đủ 2 mục tiêu được đề ra trong kế hoạch.
3.3. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài:
7,8 triệu đồng.
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học:
7,8 triệu đồng.
3


Kinh phí từ nguồn khác:
0 triệu đồng.
Tồn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán:
5,46 triệu đồng.
Chưa thanh quyết toán xong:
2,34 triệu đồng.
Kinh phí tồn đọng:
0 đồng
4. Các ý kiến đề xuất:
4.1. Ý kiến đề xuất phát triển các nghiên cứu tiếp theo
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này và
phát triển những nghiên cứu, khía cạnh sâu hơn để thấy được một cách toàn diện về thực
trạng cho trẻ sử dụng điện thoại thơng minh hiện nay. Đồng thời tìm hiểu thêm về những
nguyên nhân, hậu quả của việc sử dụng điện thoại thơng minh từ khi cịn nhỏ. Từ đó đề
xuất những can thiệp, giải pháp để cải thiện thực trạng sử dụng điện thoại của trẻ từ 3-5
tuổi với mức sử dụng phù hợp với lứa tuổi của các em.
4.2. Ý kiến đề xuất liên quan đến việc triển khai ứng dụng nghiên cứu

Để các kết quả nghiên cứu được ứng dụng một cách tốt nhất, nhóm nghiên cứu có một
số đề xuất như sau:
Tạo điều kiện cho kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên các báo, tạp chí, gia đình, đời sống. Từ đó các bậc cha mẹ có thể
tiếp cận với các trang thơng tin và tự trang bị cho bản thân cũng như trẻ nhỏ những hiểu
biết cơ bản về nguyên nhân, tác hại của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh. Từ đó
các bậc cha mẹ có các biện pháp cho trẻ sử dụng điện thoại thơng minh một cách hợp lí.
Để những ứng dụng đó được triển khai một cách hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bên liên quan (nhà trường, gia đình, cơ quan quản lí giáo dục) trong việc thực hiện
các giải pháp.
Kết quả nghiên cứu được phổ biến tới các trường học để nhà trường cùng cha mẹ của
trẻ có thơng tin và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng sử dụng điện thoại
thông minh quá mức ở trẻ và thực hiện cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp
lý.

4


Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
I. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng 4.0 được biết đến bởi sự phát triển của Internet và trí tuệ nhân tạo.
Cách mạng này khơng chỉ gói gọn trong một quốc gia nào mà nó đã lan rộng ra tồn cầu.
Các hình thức sử dụng Internet khác nhau ngày càng phổ biến và ngày càng hiện diện trong
cuộc sống hàng ngày của trẻ em trên tồn thế giới, đặc biệt là các cơng nghệ di động như
điện thoại thơng minh hay cịn gọi là Smartphone [1, 2, 3].
Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở nên rất phổ biến, nó hiện diện ở hầu hết mọi
hoạt động của cuộc sống hiện đại từ liên lạc, giải trí, mua sắm, thanh tốn hay chuyển tiền…
Cũng vì những lợi ích đó mà số người sử dụng điện thoại thông minh không ngừng tăng
lên và độ tuổi sử dụng ngày càng trẻ. Theo kết quả điều tra của trung tâm nghiên cứu Conrad
Hackett công bố năm 2016 tỷ lệ sử dụng điện thoại thơng minh trung bình trên thế giới là

43%, tại Mỹ là 72% dân số, Canada là 62%, tại Việt Nam là 35% [4]. Các chuyên gia Ấn
Độ đã đưa ra 7 rủi ro sức khỏe mà điện thoại di động mang lại bao gồm: đau đầu, mệt mỏi,
rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, vơ sinh, vấn đề về thính giác và ung thư [5]. Năm 2011, Viện
nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) cho biết các tần số vô tuyến sử dụng trong điện
thoại di động có nguy cơ phát triển một số loại ung thư não [6]. Một báo cáo liên quan đến
thanh thiếu niên về điện thoại di động cho biết tỷ lệ trẻ từ 0 đến 11 tuổi sử dụng điện thoại
thơng minh tại Mỹ là 11,1% (tính theo số trẻ trong cùng nhóm này) [7]. Điều này đặc biệt
nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của chúng hấp thụ bức
xạ gấp nhiều lần so với người trưởng thành. Bộ não của trẻ em chứa nhiều dung dịch hơn
người lớn và có hộp sọ mỏng hơn nên sẽ ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến
chúng dễ bị tổn thương hơn so với người lớn [8]. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe thì việc cho trẻ sử dụng thiết bị cơng nghệ trong đó có điện thoại thơng minh cũng
đem lại một số lợi ích được nhắc đến trong “Hội nghị chuyên đề nghiên cứu truyền thông”
do APP (Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ) tổ chức như: giúp trẻ học cách kiểm soát hành vi
của bản thân, xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, cải thiện khả năng làm theo hướng dẫn
của trẻ. Ngoài ra hội nghị cũng nhấn mạnh rằng cha mẹ cùng trẻ sử dụng thiết bị công nghệ
sẽ làm tăng hiệu quả học tập và tương tác xã hội của trẻ [9].
Theo báo cáo “Hành vi người dùng điện thoại thông minh” 2017 của Nielsen Việt
Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với số lượng những người sử dụng điện
thoại thông thường chiếm 84% vào năm 2017, tăng 6% so với một năm trước (78%) [10].
Việc sử dụng ĐTTM quá nhiều gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cho trẻ
nhỏ nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng điện thoại thơng
minh ở trẻ. Nên nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi liệu rằng thực trạng sử dụng điện thoại
thông minh của trẻ từ 3-5 tuổi ở Việt Nam năm 2018 như thế nào và có mối liên quan nào
dẫn đến việc trẻ được sử dụng điện thoại thông minh hay không? Để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu vì vậy chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng điện thoại thông
minh của trẻ từ 3 - 5 tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2018 và các yếu tố liên quan”.
5



II.
Mục tiêu nghiên cứu
1.
Mô tả thực trạng việc sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ 3-5 tuổi ở quận Cầu
Giấy thành phố Hà Nội năm 2018.
2.
Phân tích các yếu tố liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh của trẻ từ
3-5 tuổi ở quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội năm 2018.
III. Tổng quan tài liệu
1.
Một số thuật ngữ
Điện thoại thơng minh: Smartphone hay cịn gọi là điện thoại thông minh là khái
niệm phổ biến trong những năm 2013-2014. Theo từ điển Merriam-Webster định nghĩa
Smartphone là chiếc điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính
năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động
thông thường. Tuy nhiên, ý tưởng Smartphone đã xuất hiện từ những năm 1970 và chiếc
điện thoại thông minh đầu tiên xuất hiện vào năm 1994 [11].
Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 lần
lượt xuất hiện thêm nhiều mẫu điện thoại thông minh với sự tích hợp nhiều ứng dụng đáp
ứng nhu cầu làm việc và giải trí của khách hàng đến từ các nhà sản xuất hàng đầu như
Apple, Samsung,… Điện thoại thông minh có thể cài đặt được các ứng dụng phục vụ cho
người sử dụng từ cơng việc đến giải trí như email, game online, game offline, khả năng truy
cập Internet, chụp ảnh, quay phim HD/ full HD… với bộ nhớ ngày càng lớn có khả năng
lưu trữ dữ liệu tốt hơn. Về thiết kế điện thoại thông minh ngày càng được cải tiến phù hợp
với nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo về mặt thẩm mỹ, mang tính thời thượng chứ không chỉ
nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc thông qua gọi điện, tin nhắn thông thường trước đây [12].
Sử dụng điện thoại thông minh
Theo nghiên cứu “Tiếp xúc và sử dụng điện thoại di động thông minh ở trẻ nhỏ”
thực hiện vào năm 2014 tại quận Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ bởi Hilda K.
Kabali và các cộng sự đối với 350 trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi cho thấy trung bình một

ngày trẻ dùng 27 phút để xem chương trình TV hoặc video trên thiết bị di động, 22 phút để
sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động [19]. Cũng theo nghiên cứu “Nhận thức của cha
mẹ về việc sử dụng công nghệ di động ở trẻ lứa tuổi trước đi học” của Phịng Cơng nghệ
Giáo dục và Giảng dạy Máy tính thuộc Đại học Firat, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014 tại 3 trường
Tiểu học ở Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ với mẫu là 85 phụ huynh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
60,78% phụ huynh cho biết vào một ngày trong tuần trẻ em dành nửa giờ để sử dụng điện
thoại thông minh [16]. Tại Việt Nam theo một cuộc khảo sát “Thực trạng sử dụng thiết bị
thông minh ở trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ huynh” được thực hiện bởi Trung tâm
nghiên cứu Văn hóa - Giáo dục và Đời sống xã hội vào tháng 10 năm 2014 với sự tham gia
của 1051 đáp viên là cha mẹ của 1802 trẻ từ 3 đến 12 tuổi tại 4 thành phố: Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ cũng chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày trẻ được sử
dụng thiết bị thông minh bao gồm điện thoại thông minh từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ [17].
6


Ngồi ra một nghiên cứu có tên “Thói quen làm điện thoại thông minh trở nên phổ
biến hơn” được thực hiện năm 2012 bởi Antti Oulasvirta và Eeva Raita đã nhắc đến khái
niệm phiên sử dụng điện thoại thông minh là những hành động được ghi lại giữa hai sự kiện
từ khi mở màn hình chờ và đến khi khóa lại. Phiên sử dụng này đặc trưng bởi thời gian sử
dụng các ứng dụng, tần xuất, thứ tự sử dụng [24].
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này nhóm chúng tôi sử dụng định nghĩa “Sử
dụng điện thoại thông minh là từ khi mở màn hình chờ điện thoại đến khi khóa màn
hình lại trong thời gian từ 30 phút trở lên”.
2.
Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi trên thế giới, Việt
Nam và các yếu tố liên quan
2.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi trên thế giới
Trong nghiên cứu“Trẻ em và số giờ trước màn hình” của Common Sense Media
Research năm 2015, có khoảng 52% số trẻ em (từ 3-5 tuổi) hiện có thể tiếp cận với các thiết
bị di động đời mới [13].

Cũng theo nghiên cứu của Chiong C và cộng sự năm 2010 về “Điều tra việc sử dụng
và học tập của trẻ nhỏ với thiết bị di động và ứng dụng” thì có 6% trẻ em từ 2 đến 5 tuổi
có điện thoại thơng minh của riêng mình, tỷ lệ này đang tăng lên đáng kể ở các nước phát
triển qua các năm [14].
Jeanne B. Funk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về quan điểm của cha mẹ có con
học trong độ tuổi mẫu giáo về việc cho trẻ tiếp xúc với màn hình của thiết bị thơng minh
vào năm 2008 trên 94 cha mẹ của trẻ dưới 5 tuổi và được biết trẻ mẫu giáo đã được tiếp
xúc với loại màn hình này trung bình ∼12 giờ/tuần [15].
Một nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ về việc sử dụng công nghệ di động ở trẻ lứa
tuổi trước đi học” của Đại học Firat, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
60,78% phụ huynh cho biết vào một ngày trong tuần trẻ em dành nửa giờ để sử dụng điện
thoại thông minh, con số này vào cuối tuần là 58,82%. Ngoài ra, hơn một phần ba trẻ em
(31,37%) sử dụng điện thoại thông minh trong một hoặc hai giờ mỗi ngày, trong khi một
vài trẻ sử dụng điện thoại thông minh 3-4 giờ. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo thường sử dụng
điện thoại thông minh trong nhà (60,98%) hoặc trong các chuyến đi xa (15,85%) [16].
2.2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi tại Việt Nam.
Vấn đề cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại thông minh đang nhận được sự quan tâm của
các bậc phụ huynh và giới khoa học, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu riêng về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ em. Theo một cuộc
khảo sát “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ
huynh” được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Văn hóa - Giáo dục và Đời sống xã hội
trực thuộc hội Dân tộc học Nhân học Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 2014 với
sự tham gia của 1051 đáp viên là cha mẹ của 1802 trẻ từ 3 đến 12 tuổi tại 4 thành phố: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
7


Kết quả khảo sát chỉ ra rằng trẻ em Việt Nam được tiếp cận với các thiết bị thông
minh (điện thoại, máy tính bảng….) từ rất sớm đặc biệt trong nhóm tuổi từ 3 đến 5 tuổi
chiếm tỷ lệ 59% [17]. Trung bình mỗi ngày trẻ được sử dụng từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên vào những ngày nghỉ trong tuần hoặc dịp lễ tết cha mẹ thường có xu hướng cho
con sử dụng nhiều hơn ngày thường là từ 3 đến 4 giờ 1 ngày, tỷ lệ được cha mẹ cho sử dụng
vào dịp cuối tuần tăng 7% ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Có đến 97% - 100% trẻ từ 3-5 tuổi sử dụng
điện thoại, máy tính bảng để nghe nhạc, xem phim [17].
2.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ từ 3-5 tuổi
2.3.1. Yếu tố cá nhân của trẻ và của cha mẹ
Theo khảo sát “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ em Việt Nam và nhận
thức của phụ huynh” trẻ gái có xu hướng được cha mẹ cho sử dụng sớm hơn trẻ trai. Tỷ lệ
trẻ gái từ 3-5 được cha mẹ bắt đầu cho sử dụng là 61%, tỷ lệ này ở trẻ trai là 59% [17].
Donell Holloway và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu có tên là “Trẻ nhỏ từ không
đến tám tuổi và việc sử dụng Internet của chúng” vào năm 2013. Nghiên cứu này được
thực hiện trong vịng 8 năm nhằm tìm ra những lợi ích và rủi ro khi cho trẻ từ 0-8 tuổi sử
dụng Internet. Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tuổi của trẻ (đối với các trẻ
nhỏ, trẻ mới biết đi và trẻ đi học) với việc sử dụng các thiết bị kết nối Internet, đặc biệt là
màn hình cảm ứng của điện thoại thơng minh. Cũng theo nghiên cứu, cha mẹ cho rằng trẻ
em dưới 9 tuổi được tiếp cận nhiều hoạt động với điện thoại thông minh hơn bao gồm xem
video, chơi trị chơi, tìm kiếm thơng tin. Ngồi ra việc trẻ trai cũng là người được sử dụng
điện thoại thông minh nhiều hơn trẻ nữ. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị trong việc
giải quyết các vấn đề bất cập khi cho trẻ sử dụng Internet như: phát triển và thúc đẩy giáo
dục Internet an tồn, phù hợp cho tất cả các nhóm tuổi bao gồm các trường mầm non hoặc
trường mẫu giáo; khuyến khích cha, mẹ cho con dùng ở mức độ cho phép 30 phút/ngày
[18].
Theo báo cáo của một tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media tháng 10 năm
2015, cho thấy có mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình và giáo dục của cha mẹ đối với
việc trẻ sử dụng phương tiện truyền thơng có bao gồm điện thoại thơng minh. Theo kết quả
cho thấy, trẻ em từ những gia đình có thu nhập thấp hơn có số giờ trước màn hình điện
thoại thơng minh nhiều gấp đơi so với những đứa trẻ từ những gia đình có thu nhập cao hơn
[13].
Nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ về việc sử dụng công nghệ di động ở trẻ lứa
tuổi trước đi học” của Phịng Cơng nghệ Giáo dục và Giảng dạy Máy tính thuộc Đại học

Firat, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014 cho biết giới tính của phụ huynh cũng có mối liên quan đến
việc sử dụng công nghệ di động ở trẻ. Theo đó các bà mẹ cho trẻ sử dụng cơng nghệ di
động nhiều hơn các ơng bố. Ngồi ra việc cha mẹ dành ít thời gian cho con cũng là một yếu
tố dẫn đến việc thời gian trước màn hình của trẻ tăng lên [16].
2.3.2. Nhận thức của cha mẹ về việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh
8


Cũng theo khảo sát “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ em Việt Nam và
nhận thức của phụ huynh” cho thấy phụ huynh có khuynh hướng cho trẻ sử dụng điện thoại
thơng minh vì họ nhận thức được lợi ích của việc này. Ngồi ra khảo sát cũng chỉ ra rằng
việc cha mẹ rất đồng tình với những tính năng của thiết bị thơng minh mang lại cho con trẻ
cũng là yếu tố liên quan đến việc trẻ được sử dụng thiết bị thông minh nhiều hơn [17].
Hilda K. Kabali và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về “Tiếp xúc và sử dụng
điện thoại di động thông minh ở trẻ nhỏ” vào năm 2014 tại quận Philadelphia, bang
Pennsylvania, Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc trẻ được cha mẹ
cho dùng điện thoại di động với việc giúp họ có thời gian làm việc nhà, và cũng có mối liên
quan giữa việc trẻ được sử dụng điện thoại thông minh với việc giữ cho trẻ bình tĩnh tại nơi
cơng cộng. Ngồi ra việc cha mẹ nhận thức được các tác hại của việc cho con sử dụng điện
thoại thông minh bao gồm làm giảm thị lực của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của não
bộ, khiến trẻ trở nên khó bảo hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giảm khả năng học hỏi của
trẻ, hạn chế khả năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
về tâm lý, có thể dẫn tới béo phì, làm cho trẻ hung hăng hơn cũng có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê đối với việc trẻ được sử dụng điện thoại thông minh [19].
Theo “Báo cáo tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2017” của UNICEF đã chỉ ra
mối liên quan giữa việc cha mẹ cho rằng lợi ích mà cơng nghệ số mang lại cho trẻ những
lợi ích bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, xây dựng kỹ năng làm việc trong
môi trường công nghệ số với việc trẻ em ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với màn hình
cảm ứng trong đó bao gồm điện thoại thơng minh. Báo cáo cũng phân tích về lo ngại của
cha mẹ về việc Internet làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy

hại, bao gồm sử dụng sai thông tin cá nhân, truy cập vào nội dung độc hại và bắt nạt trực
tuyến. Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến cha mẹ
trẻ khó khăn trong việc giám sát trẻ [20].
Jeanne B. Funk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về quan điểm của cha mẹ có
con học trong độ tuổi mẫu giáo về việc cho trẻ tiếp xúc với màn hình của thiết bị thơng
minh cho thấy việc cha mẹ tin rằng loại màn hình thơng minh có tác dụng ngắn hạn hoặc
dài hạn đối với trẻ cũng là một yếu tố liên quan đến việc trẻ được sử dụng nó nhiều hơn
[15].
Lydia Plowman và Joanna Mc Pake đã viết bài báo có tên là “Bảy giả thuyết về trẻ
em và công nghệ” vào năm 2012 dựa trên một loạt các nghiên cứu trường hợp trong tổng
số hơn 50 trẻ trong độ tuổi là 3 và 4 tuổi tại Anh và gia đình của chúng. Theo nghiên cứu
này tất cả các bậc cha mẹ coi thiết bị công nghệ là quan trọng đối với trẻ nhỏ để cân bằng
hoạt động dựa trên công nghệ với nhiều trò chơi truyền thống, sách và chơi ngoài trời. Hầu
hết mọi người tin rằng họ đã đạt được sự cân bằng tốt cho con cái của họ, mặc dù một số
lo ngại rằng điện thoại di động có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và những người khác lo
ngại rằng con họ dễ bị "nghiện" khi chơi game [21].
9


Một nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ về việc sử dụng công nghệ di động ở trẻ
lứa tuổi trước đi học” của Phịng Cơng nghệ Giáo dục và Giảng dạy Máy tính thuộc Đại
học Firat, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014 tại 3 trường Tiểu học ở Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ với mẫu là 85
phụ huynh. Khảo sát về mức độ sử dụng công nghệ di động tại nhà, với 23 bộ (items) cung
cấp số liệu định lượng và năm câu hỏi mở cho dữ liệu định tính. Đối tượng chủ yếu là các
bà mẹ (76,47%) hoàn thành khảo sát. Nghiên cứu chỉ ra những cha mẹ có nhận thức tốt về
tác hại khi cho trẻ sử dụng công nghệ di động thì tỷ lệ những đứa trẻ đó được sử dụng công
nghệ di động thấp [16].
Nghiên cứu về “Việc cha mẹ cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh” của Megan
R. Boddum, được tiến hành trên 141 cha mẹ có con độ tuổi từ 2-5 tuổi tại Bang California
Hoa Kỳ vào năm 2013, nghiên cứu này đã đưa ra quan điểm của cha mẹ về những tác động

tích cực và tiêu cực của việc cho con sử dụng điện thoại thơng minh đến chính họ và trẻ
em. Việc cho con sử dụng điện thoại thông minh mang lại cho cha mẹ nhiều lợi ích. Có đến
29,9% cha mẹ cho rằng điều này giúp họ có nhiều thời gian hơn cho riêng mình; 27,84%
cha mẹ đánh giá cao việc sử dụng điện thoại thông minh như một công cụ để “phân tâm”
trẻ, điều này giúp cha mẹ có nhiều thời gian để hồn thành cơng việc; cha mẹ cũng đưa ra
các lợi ích khác như là cơng cụ giúp trẻ học tập (14,51%), vui chơi (10,89%), gắn kết gia
đình (7,06%), giúp trẻ tiếp xúc với công nghệ (5,88%) và quản lí hành vi con cái (4,32%).
Cha mẹ cũng cho rằng việc con sử dụng điện thoại thông minh cũng có những tác động tích
cực đối với trẻ. Nghiên cứu cho biết có 33,99% cha mẹ cho rằng trẻ sử dụng điện thoại
thông minh như là công cụ giúp trẻ học tập; 23,97% cha mẹ xem đó như là một cách hữu
hiệu để cho trẻ giải trí, cha mẹ cũng chia sẻ các lợi ích khác cho trẻ bao gồm giúp trẻ tiếp
xúc với công nghệ (14,79%), kết nối gia đình (9,15%), thúc đẩy sự tự chủ (8,8%), tăng sự
phối hợp nhịp nhàng tay-mắt (5,28%) và tăng khả năng tự điều chỉnh bản thân (3,52%).
Mặt khác, cha mẹ cũng đưa ra những mặt tiêu cực của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thơng
minh. Có đến 29,27% cha mẹ cho rằng điều này khiến cha mẹ nuôi dạy con trở nên “thụ
động” hơn, trẻ có thể gây thiệt hại cho chiếc điện thoại như làm hỏng hoặc xóa dữ liệu quan
trọng có trong điện thoại (28,46%), làm tiêu hao pin (17,87%); 17,87% cha mẹ cảm thấy
có lỗi khi cho trẻ sử dụng thiết bị này và 8,14% cha mẹ cho rằng điều này khiến họ không
thể sử dụng điện thoại. Cha mẹ cũng lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực của việc cho trẻ
sử dụng thiết bị này như: 19,8% cha mẹ lo rằng trẻ sẽ bị nghiện hoặc phụ thuộc vào điện
thoại thơng minh; trẻ sẽ ít tiếp xúc với mọi người hơn (18,48%); bị ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe (11,22%), xao lãng học hành (10,54%) và các tác động tiêu cực khác như tiếp xúc với
nội dung độc hại, lười vận động hoặc lười suy nghĩ [22].
2.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Quận Cầu Giấy có tốc độ phát triển nhanh chóng cùng với sự tập trung của các cơ
sở giáo dục từ mầm non tới đại học, trong đó có 14 trường mầm non cơng lập [23]. Trường
mầm non Quan Hoa ở số 8 ngõ 92 đường Nguyễn Khánh Toàn với số lượng theo học là
480 trẻ theo khối lớp 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Trường mầm non Tuổi hoa có địa chỉ là ngõ 100
10



Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với số lượng học sinh là 570 em được
phân theo các khối như nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn. Trường mầm
non Dịch Vọng Hậu ở số 2 đường Trần Quốc Hồn có 550 em theo học theo các khối như
nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.

11


2.5.

Khung lý thuyết

Điều kiện kinh tế gia đình
+ Thu nhập gia đình
+ Số lượng điện thoại thơng minh trong gia đình
+ Giá trị của điện thoại
Yếu tố cá nhân của
cha mẹ
+ Tuổi
+ Giới tính
+ Trình độ học vấn
Yếu tố cá nhân của
trẻ
+ Tuổi
+ Giới tính

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI THƠNG
MINH Ở TRẺ EM TỪ 3-5

TUỔI
+ Tỷ lệ trẻ sử dụng điện thoại
thông minh
+ Thời gian trẻ sử dụng
+ Thời điểm bắt đầu sử dụng

+ Cách sử dụng

Việc trẻ sử
dụng điện
thoại thơng
minh ảnh
hưởng đến
cha mẹ
+ Tích cực:
có thời gian
làm việc,...
+ Tiêu cực:
làm hỏng/mất
dữ liệu

Nhận thức của cha/mẹ về việc cho con từ 3- 5 tuổi sử
dụng điện thoại thông minh
+ Lợi ích từ việc cho con sử dụng điện thoại thông
minh
+ Tác hại của việc cho con sử dụng điện thoại thông
minh
+ Thời gian sử dụng phù hợp

12



3.
Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cha mẹ của trẻ từ 3 - 5 tuổi học tại 3 trường mầm non: Trường mầm non Dịch Vọng
Hậu, Trường mầm non Quan Hoa, Trường mầm non Tuổi Hoa trên địa bàn quận Cầu GiấyHà Nội.
Tiêu chí lựa chọn:
- Cha mẹ có con từ 3 - 5 tuổi học tại 3 trường mầm non: Trường mầm non Dịch Vọng
Hậu, Trường mầm non Tuổi Hoa, Trường mầm non Quan Hoa và sống trên địa bàn
quận Cầu Giấy - Hà Nội.
- Cha mẹ sống cùng nhà với con.
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Ngôn ngữ giao tiếp chính bằng tiếng Việt.
Tiêu chí loại trừ:
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu nhưng tại thời điểm đó khơng tham gia phỏng
vấn được.
- Cha mẹ có cơng việc thường xun phải đi xa (tiếp viên hàng khơng, hướng dẫn viên
du lịch,…).
- Người khơng có đủ khả năng trả lời câu hỏi (trầm cảm, có vấn đề về tâm thần
kinh,…).
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trường mầm non công lập trên địa bàn quận Cầu
Giấy, Hà Nội: Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Trường mầm non Quan Hoa, Trường
mầm non Tuổi Hoa.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 1/6/2018 đến ngày 1/12/2018 tại 3 trường mầm
non: Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Trường mầm non Quan Hoa, Trường mầm non
Tuổi Hoa của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Trong đó, thời gian thu thập số liệu bắt đầu từ ngày 1/6/2018 đến ngày 1/11/2018.
3.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
3.4. Cơng cụ
Nghiên cứu tiến hành trên bộ câu hỏi phát vấn tự điền đã được thiết kế sẵn dành cho
cha mẹ, được xây dựng dựa theo các chỉ số tương ứng với mục tiêu cụ thể đã đề ra của
nghiên cứu.
4.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu 1 tỷ lệ:
13


n=

2
Z(1−
∝ . p(1 − p)
)
2

d2

Trong đó:
p: Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi sử dụng điện thoại thông minh. Do chưa có nghiên cứu
cụ thể nào tương đồng về đối tượng, địa điểm nghiên cứu nên để đạt được cỡ mẫu lớn nhất
nhóm lựa chọn giá trị p = 0,5.
Z: Hệ số tin cậy, với α = 0,05 ta có Z(1-α/2) = 1,96
d: Độ chính xác tuyệt đối d = 6% hay 0,06

Thay vào cơng thức tính được cỡ mẫu, ta được n = 267
Nhưng thực tế, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 307 cha/mẹ.
4.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn 3 trường mầm non trên địa bàn để tiến hành nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
Số lượng trẻ đông để đảm bảo yêu cầu về số lượng đối tượng nghiên cứu ngoài ra phải dễ
dàng tiếp cận và đáp ứng hạn chế về kinh phí nghiên cứu.
Kết quả chúng tôi chọn được 3 trường đáp ứng được với các tiêu chí trên bao gồm
Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Trường mầm non Quan Hoa, Trường mầm non Tuổi
Hoa.
Sau đó, nhóm tiến hành chọn số lượng mẫu tương ứng với tỷ lệ phân chia cỡ mẫu
đối với mỗi trường. Do đặc điểm của cha mẹ trẻ tại các trường khác nhau cùng với cỡ mẫu
của nghiên cứu là n = 307 cha/mẹ, và hệ số k của mỗi trường lần lượt là trường mầm non
Quan Hoa k1=0,3; trường mầm non Dịch Vọng Hậu k2=0,34, trường mầm non Tuổi Hoa
k3=0,36. Nên phân bổ của đối tượng nghiên cứu theo trường học như sau:
Bảng 1: Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo khối lớp của trẻ
Số lượng cha mẹ trả lời theo khối lớp của trẻ
Trường mầm
STT
non
Tổng
Lớp 3 tuổi
Lớp 4 tuổi
Lớp 5 tuổi
Mầm non
1
107
33
31
43
Quan Hoa

Mầm non
2
Dịch Vọng
100
40
25
35
Hậu
Mầm non
3
100
30
19
51
Tuổi Hoa
4.3. Quy trình thu thập thơng tin
Q trình thu thập số liệu được thực hiện đồng thời tại 3 trường mần non: Trường
mầm non Tuổi Hoa, Trường mầm non Quan Hoa, Trường mầm non Dịch Vọng Hậu thuộc
Quận Cầu Giấy.
Nhóm nghiên cứu đã đến gặp nhà trường giải thích mục đích nghiên cứu, xin danh
sách họ và tên của các trẻ từ lớp 3 tuổi đến lớp 5 tuổi tại các trường. Nhóm nghiên cứu đã
14


chia theo hệ số k của từng trường và lấy danh sách cụ thể theo danh sách chung từ trường
đưa. Tiếp đến nhóm thu thập số liệu một cách đơn lẻ theo từng cha/mẹ, cha mẹ được liên
hệ, giới thiệu và làm quen qua nhà trường, giải thích lý do và hướng dẫn điền phiếu phỏng
vấn trước khi cha mẹ tiến hành điền phiếu. Cha mẹ tự điền các thông tin vào phiếu điều tra.
Trong quá trình điền đối tượng được giải đáp các thắc mắc liên quan đến bộ phiếu câu hỏi
bởi các điều tra viên của nhóm.

4.4. Cơng cụ thu thập thông tin
Bộ câu hỏi định lượng được trình bày dưới dạng phiếu hỏi tự điền.
Phiếu hỏi được thiết kế bao gồm thông tin chung về cha/mẹ của trẻ, thông tin chung
về trẻ và thực trạng sử dụng điện thoại thơng minh, thơng tin về các nhóm yếu tố liên quan.
Các câu hỏi được thiết kế để trả lời cho các biến số tương ứng trong nghiên cứu.
4.5. Các biến số chính của nghiên cứu
- Thơng tin chung của trẻ: tuổi, giới, thời gian đi học ở trường.
- Thơng tin chung của cha mẹ trẻ: tuổi, giới, trình độc học vấn, điều kiện kinh tế.
- Các thông tin về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ: trẻ có được
sử dụng điện thoại thơng minh hay không; lần đầu tiên trẻ sử dụng là lúc mấy
tuổi, thời gian trẻ sử dụng trung bình/ngày; thời gian, địa điểm và những hoạt
động trẻ thường dùng khi sử dụng điện thoại thông minh;…
- Nhận thức chung của cha mẹ trẻ về lợi ích, tác hại của điện thoại thơng minh đối
với trẻ và bản thân cha mẹ:
• Nhận thức về những lợi ích của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh
bao gồm: Nâng cao kỹ năng, giúp trẻ thích ứng với cơng nghệ, giúp trẻ hứng
thú tìm hiểu thế giới xung quanh, là cơng cụ giải trí thú vị, cơng cụ học tập
hữu ích của trẻ, phát triển trí nhớ hình ảnh.
• Nhận thức về những tác hại của việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh:
ít giao tiếp, bị ảnh hưởng bởi bức xạ có hại, mắc các bệnh về mắt, trẻ dễ
nghiện điện thoại, ít vận động.
❖ Tiêu chuẩn đánh giá về nhận thức của cha mẹ
Đánh giá mức độ các yếu tố liên quan đến nhận thức của cha mẹ về những lợi ích
cũng như tác hại của việc cho trẻ sử đụng diện thoại thông minh dựa trên thang đo Likert
với 5 mức độ:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Khơng đồng ý cũng khơng phản đối
4. Đồng ý
5. Hồn toàn đồng ý

Thang đo Likert 5 cấp độ từ 1-5: điểm 1 tương ứng với “Hoàn toàn không đồng ý”’
điểm 5 tương ứng với mức “Hoàn toàn đồng ý” [24].
Cha mẹ được coi là có nhận thức về lợi ích khi điểm trung bình ≥ 4 và có nhận thức
15


về tác hại khi điểm trung bình ≥ 4.
Để đánh giá nhận thức của cha mẹ theo từng yếu tố, nhóm nghiên cứu tính điểm của
từng yếu tố bằng tổng điểm của các tiểu mục có trong yếu tố đó. Một yếu tố giả sử có n tiểu
mục, như vậy điểm tối thiểu của các yếu tố đó là 1n và tối đa là 5n.
Chọn điểm cắt là 4n, nếu điểm trung bình ≥ 4n thì được coi là “có nhận thức về lợi
ích”; “có nhận thức về tác hại” [25].
5.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
5.1. Làm sạch và xử lý số liệu
Quá trình làm sạch số liệu sẽ diễn ra qua 2 giai đoạn:
- Làm sạch số liệu thô: Các điều tra viên sau khi thu thập sẽ kiểm tra lại toàn bộ các
phiếu thu thập với mục đích: loại bỏ các phiếu chưa hợp lệ, kiểm tra tính trình tự và
hợp lý của các phương án lựa chọn.
- Làm sạch số liệu bằng phần mềm phân tích SPSS 18.0: Bộ số liệu sau khi được nhập
sẽ được tổng hợp và chuyển sang phần mềm SPSS đề tiến hành làm sạch.
5.2. Quy trình nhập liệu
Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu.
- Với bộ số liệu khá lớn nên sau khi tập hợp toàn bộ số phiếu sau thu thập thì chọn
ngẫu nhiên ra khoảng 5% số phiếu thu được với mục đích:
o Kiểm tra lại tính chính xác của bảng nhập liệu trên Epidata, phát hiện sai sót và
chỉnh sửa.
o Trong q trình nhập thử, kiểm tra thơng tin trong q trình nhập liệu của các phiếu
một cách ngẫu nhiên để xác định trước một số sai sót và ngoại lệ sẽ gặp phải trong
quy trình nhập liệu chính thức. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, đảm bảo tính

chính xác và khách quan của q trình nhập liệu.
5.3. Phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 18.0 để phân tích số liệu.
o Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mơ tả để tính ra tần số, tỷ lệ %, giá
trị trung bình, giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min).
o Để tìm hiểu mối liên quan sử dụng kiểm định Chi-square để phân tích mối liên
quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
5.4. Sai số và biện pháp khắc phục
5.4.1. Sai số
- Sai số hệ thống: Nhầm lẫn hoặc sai sót trong quá trình xây dựng bộ câu hỏi, nhầm
bước chuyển hoặc gây khó trả lời cho người điền phiếu. Sự cố tình trả lời sai do cha
mẹ của trẻ không muốn người khác biết thông tin nên trả lời sai.
- Sai số ngẫu nhiên: Sai số có thể do chọn mẫu sai.
- Sai số khi chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên cho đến khi đủ số
lượng mẫu ở từng khối lớp, từng trường nên dẫn đến có sự khác nhau giữa cha mẹ
trong nhóm được chọn và cha mẹ trong nhóm khơng được chọn.
16


5.4.2. Biện pháp khắc phục
- Xây dựng những ràng buộc có sẵn cho phần mềm nhập liệu Epidata tương ứng với
các câu hỏi và các biến số trong nghiên cứu.
- Tiến hành thử nghiêm bộ câu hỏi ít nhất 1 lần để chỉnh sửa hoặc bổ sung.
- Giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu và nhấn mạnh tính khuyết danh của đối
tượng nghiên cứu.
- Các câu hỏi được hỏi dựa trên sự quan sát của cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày
nên có thể hạn chế phần nào sai số nhớ lại.
- Sử dụng phương pháp tính tốn cỡ mẫu đúng tiêu chuẩn và tiến hành chọn mẫu hợp
lý, đúng quy trình chọn mẫu.
- Khi lựa chọn mẫu, cố gắng hạn chế các yếu tố như: cha mẹ không quan tâm nhưng

vẫn đồng ý tham gia nhiều nhất có thể.
6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được xét duyệt bởi Hội đồng khoa học trường Đại học Y tế công cộng
theo quyết định số 018-369/DD-YTCC. Đối tượng tham gia nghiên cứu là cha mẹ có con
từ 3 đến 5 tuổi lớn hơn 18 tuổi cho nên nhóm đã liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh
và có thơng qua ban giám hiệu của các trường mầm non.
Khi lựa chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu, nhóm đã liên hệ thơng qua 3 trường
mẫu giáo chỉ đích trước đó. Thơng qua nhà trường và cơ giáo để liên hệ với phụ huynh học
sinh. Phương pháp chọn mẫu là chọn ngẫu nhiên hệ thống với hệ số k tùy thuộc vào tỷ lệ
học sinh của mỗi trường. Nhưng sự khác biệt này có thể chấp nhận được do sự tự nguyện
đồng ý tham gia của các bậc cha mẹ.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu không cần ghi tên, địa chỉ. Mọi từ chối trả lời đều
được chấp nhận. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về
mục đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp các thơng tin
chính xác.
Tất cả các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, khơng
nhằm mục đích khác, khơng ảnh hưởng xấu đến các đối tượng tham gia nghiên cứu.

17


IV.
1.
1.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung về cha mẹ trẻ
Bảng 2: Thông tin chung về cha mẹ (n=285)
Đặc điểm

Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
<=25
7
2,5%
26-30
92
32,3%
31-35
119
41,8%
36-40
57
20%
>=41
10
3,5%
Giới tính
Nam
89
31,2%
Nữ
196
68,8%
Trình độ học vấn
Dưới cấp 3
1
0,4%
Hết cấp 3

59
20,7%
Cao đẳng trở lên
225
78,9%
Thu nhập bình quân hiện nay của gia đình (chỉ tính của cha và mẹ)
Dưới 5 triệu
20
7%
Từ 5-10 triệu
88
30,9%
Từ 10-15 triệu
86
30,1%
Từ 15-20 triệu
74
26%
Trên 20 triệu
17
6%
Dựa vào khái niệm về sử dụng Điện thoại thơng minh ở trẻ mà nhóm nghiên cứu sử
dụng trong nghiên cứu này, trong tổng số 307 đối tượng có 22 người trả lời khơng sử dụng
điện thoại thơng minh. Vì vậy nhóm chỉ lấy n=285 để phân tích ở những mục sau.
Đối tượng cha mẹ trẻ tham gia nghiên cứu gồm 285 người có 196 bà mẹ đồng ý tham
gia vào nghiên cứu chiếm tỷ lệ 68,8%. Trong tổng số người trả lời, có 225 người trả lời là
học từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ là 78,9%, có 59 người trả lời là học hết cấp 3 (20,7%),
có 1 người trả lời là chưa học hết cấp 3 (0,4%). Độ tuổi của cha mẹ bé nằm trong khoảng
từ 24-44 tuổi (7 người trong độ tuổi 24-25 chiếm 2,5%; 92 người trong độ tuổi từ 26-30
chiếm 32,3%; 119 người trong độ tuổi 31-35 chiếm 41,8%; 57 người trong khoảng 36-40

tuổi và có 10 người trên 41 tuổi; độ tuổi trung bình là 33).
Tìm hiểu thêm về khía cạnh mức thu nhập của cả hộ gia đình, ta có thể thấy mức thu
nhập từ 5-10 triệu chiếm đa số với 30,9% người trả lời, tiếp đến là mức thu nhập từ 10 đến
15 triệu với 30,1%, từ 15 đến 20 triệu là 26%, trên 20 triệu là 6% và dưới 5 triệu là 7%.
1.2. Thông tin chung về trẻ
18


×