Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Kiến thức, thái độ thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông vùng cao việc bắc năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 88 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH
NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÙNG CAO VIỆT BẮC NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài: Ma Thị Thơ - Sinh viên lớp CNCQYTCC16-1A1
Trường Đại học Y tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Nga – Giảng viên Bộ môn Giáo
dục sức khỏe Trường Đại học Y tế cơng cộng
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài: SV 19.20-05

Năm 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên dân
tộc thiểu số tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc năm 2020

Chủ nhiệm đề tài: Ma Thị Thơ - Sinh viên lớp CNCQYTCC16-1A1 Trường
Đại học Y tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Nga – Giảng viên Bộ môn Giáo dục
sức khỏe Trường Đại học Y tế cơng cộng


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Cấp quản lý: cấp cơ sở
Mã số đề tài: SV 19.20-05
Thời gian thực hiện: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 7,580,000 nghìn đồng

Năm 2020


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Tên đề tài: Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên dân
tộc thiểu số tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc năm 2020
2. Chủ nhiệm đề tài: Ma Thị Thơ - Sinh viên lớp CNCQYTCC16-1A1 Trường Đại
học Y tế công cộng
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
5. Thư ký đề tài: Lê Thu Giang
6. Phó chủ nhiệm đề tài: Phí Quỳnh Trang
7. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Nga – Giảng viên Bộ môn Giáo dục Sức
khỏe Trường Đại học Y tế cơng cộng
8. Danh sách những người thực hiện chính:
-

Phạm Thị Ánh - Sinh viên CTXH1 Trường Đại học Y tế công cộng

-

Nguyễn Thị Thanh Mai - Sinh viên DD1 Trường Đại học Y tế công cộng

-


Ma Thị Thu Lệ - Giáo viên trường PT Vùng cao Việt Bắc

-

Phí Quỳnh Trang - Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế

-

Lê Thu Giang - Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

9. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

ĐH YTCC

Đại học Y tế công cộng


DTTS

Dân tộc thiểu số

ICDP

Hội nghị thượng đỉnh về Dân số và Phát triển

LTQĐTD, STDS

Lây truyền qua đường tình dục

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

NKLTQĐTD

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

PT VCVB

Phổ thơng Vùng cao Việt Bắc

QHTD

Quan hệ tình dục

SAVY 2


Điều tra quốc gia của Vị thành niên – Thanh niên
Việt Nam lần 2

SKSS

Sức khỏe sinh sản

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTT

Thuốc tránh thai

TTTHN

Thuốc tránh thai hàng ngày

VTV

Vị thành niên

WHO


Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
Phần A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................... 1
PHẦN B: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI ............................. 5
1. Kết quả nổi bật của đề tài .................................................................................... 5
2. Đánh giá thực tiễn đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
5
3. Các ý kiến đề xuất ................................................................................................ 6
PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CẤP CƠ SỞ ................................................................................................................... 7
1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 7

2.

Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................... 9

3.

Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 9

3.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 9
3.1.1. Sức khỏe sinh sản........................................................................................ 9
3.1.2. Vị thành niên ................................................................................................ 9
3.1.3. Các biện pháp tránh thai ............................................................................ 10
3.1.4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục ................................................... 10
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh

sản vị thành niên ....................................................................................................... 11
3.2.1. Kiến thức của vị thành niên về sức khỏe sinh sản ..................................... 11
3.2.2. Thái độ của vị thành niên về sức khỏe sinh sản ......................................... 15
3.2.3. Thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản .................................... 15
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS ................ 16
3.3.1. Mối liên quan với yếu tố cá nhân ............................................................... 16
3.3.2. Mối liên quan tới tiếp cận thông tin về SKSS ........................................... 17
3.3.3. Thông tin từ nhà trường và truyền thông .................................................. 19


3.4. Khung lí thuyết .................................................................................................. 21
4.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 22

4.1. Đối tượng: ......................................................................................................... 22
4.3. Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................... 22
4.4. Phương pháp chọn mẫu: .................................................................................... 22
4.5. Công cụ và Phương pháp thu thập số liệu:........................................................ 23
4.6. Phương pháp xử lý số liệu:................................................................................ 24
4.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 24
5.

Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 25

5.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học về đối tượng nghiên cứu ............................... 25
5.2. Kiến thức về sức khỏe sinh sản ......................................................................... 29
5.3. Thái độ về sức khỏe sinh sản ............................................................................ 36
5.4. Thực hành sức khỏe sinh sản ............................................................................ 38
5.5. Tiếp cận thông tin .............................................................................................. 41

5.6. Một số yếu tố liên quan ..................................................................................... 45
6.

Bàn luận ......................................................................................................... 47

7.

Kết luận .......................................................................................................... 53

8.

Khuyến nghị................................................................................................... 54

8.1. Đối với BGH trường PT VCVB........................................................................ 55
8.2. Đối với định hướng can thiệp về SKSS cho các VTN DTTS tại trường PT VCVB
55
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 77


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học. .................................................................... 25
Bảng 2: Đặc điểm dân tộc của đối tượng tham gia nghiên cứu.................................... 26
Bảng 3: Tỷ lệ học sinh đã trải qua mộng tinh ở nam/hành kinh ở nam ....................... 27
Bảng 4: Tỷ lệ học sinh đã có người u hoặc kết hơn.................................................. 27
Bảng 5: Đặc điểm tình trạng hơn nhân của phụ huynh đối tượng ................................ 28
Bảng 6: Nghề nghiệp của bố mẹ học sinh .................................................................... 28
Bảng 7: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về các dấu hiệu dậy thì ở nữ ............................... 29
Bảng 8: Tỷ lệ hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì ở nam ................................................ 30
Bảng 9: Tỷ lệ nghe nói đến các biện pháp tránh thai ................................................... 31

Bảng 10: Tỷ lệ biết đến địa điểm cung cấp phương tiện tránh thai .............................. 32
Bảng 11: Tỷ lệ biết đến các dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục ........... 34
Bảng 12: Tỷ lệ biết đến các dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục ........... 34
Bảng 13. Thái độ của học sinh về các quan điểm sức khỏe sinh sản ........................... 36
Bảng 14: Thái độ của học sinh khi thảo luận về sức khỏe sinh sản ............................. 37
Bảng 15: Thái độ của học sinh lần đầu có hành kinh ở nữ và mộng tinh ở nam ......... 37
Bảng 16: Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình dục ............................................................... 38
Bảng 17: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục ....................... 38
Bảng 18: Thực hành vệ sinh cơ quan sinh dục đối với nữ (n=253) ............................. 39
Bảng 19. Thực hành vệ sinh cơ quan sinh dục đối với nam (n=123) ........................... 40
Bảng 20. Các địa chỉ tìm kiếm về sức khỏe sinh sản ................................................... 41
Bảng 21. Các thơng tin tìm kiếm về sức khỏe sinh sản ................................................ 42
Bảng 22. Mong muốn thảo luận và nơi nhận phương tiện tránh thai ........................... 43
Bảng 23. Tỷ lệ thảo luận về chủ đề SKSS .................................................................... 44
Bảng 24. Mức độ thường xuyên thảo luận về chủ đề sức khỏe sinh sản ..................... 44
Bảng 25. Mối liên quan giữa các kiến thức và kiến thức SKSS chung ........................ 45
Bảng 26. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và kiến thức SKSS .......................... 46
Bảng 27. Mối liên quan giữa mức độ thảo luận thông tin và kiến thức về SKSS ........ 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1: Tuổi bắt đầu dậy thì ở nam và nữ ............... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ có kiến thức đúng về thời điểm con gái có thể có thai ...................... 31
Biểu đồ 3. Tỷ lệ có kiến thức đúng về hành động có thể mang thai ............................ 31
Biểu đồ 4: Tỷ biết đến tên các biện pháp tránh thai (N=356: Trong số học sinh biết đến
biện pháp tránh thai) ..................................................................................................... 32
Biểu đồ 5: Tỷ lệ biết đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục .............................. 33
Biểu đồ 6: Tỷ lệ kiến thức đạt về sức khỏe sinh sản .................................................... 35
Biểu đồ 7: Tỷ lệ kiến thức đạt về sức khỏe sinh sản .................................................... 41
Biểu đồ 8: Tỷ lệ tự tìm kiếm các thông tin về sức khỏe sinh sản ................................. 42

Hình 1: Hiểu biết về dấu hiệu thay đổi thể chất và sinh lí của tuổi dậy thì................. 12
Hình 2: Hiểu biết về các dấu hiệu thay đổi tâm lí của tuổi dậy thì .............................. 12


1

Phần A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
VÙNG CAO VIỆT BẮC NĂM 2020
Ths. Nguyễn Thị Nga (Bộ môn Giáo dục Sức khỏe Trường ĐHYTCC)
SV. Ma Thị Thơ (Trường ĐH Y tế cơng cộng)
CN. Phí Quỳnh Trang (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế)
CN. Lê Thu Giang (Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số)
SV. Phạm Thị Ánh (Trường ĐH Y tế công cộng)
SV. Nguyễn Thị Thanh Mai (Trường ĐH Y tế công cộng)
Ma Thị Thu Lệ (Bộ môn Sinh học trường PT Vùng cao Việt Bắc)
Theo Hội nghị quốc tế dân số và phát triển (ICPD) năm 2019 theo dõi trong 25 năm
về các chương trình chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, ICPD khuyến nghị các quốc
gia đầu tư hơn về thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục tồn diện dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao hạnh phúc của vị thành niên [47].
Tại Việt Nam, kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên dân tộc
thiểu số, ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế[21]. Nghiên cứu Kiến
thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên dân tộc thiểu số tại trường
Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (PT VCVB) năm 2020 được thực hiện với mục đích mơ
tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh và xác định một số
yếu tố liên quan tới thực trạng kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản nhằm mục
đích tìm hiểu các tác nhân, muốn liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành
niên dân tọc thiểu số tại trường PT VCVB. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang

trên 376 học sinh dân tộc thiểu số trường PT VCVB. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 4
đến tháng 6 năm 2020.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về sức khỏe sinh sản
tương đối thấp là 141 học sinh (37,5%). Tỷ lệ hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì ở học
sinh nam là 47,2%, ở học sinh nữ là 77,1%. Tỷ lệ học sinh biết đến các biện pháp tránh
thai phổ biến nhất là bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp
ở nam và nữ lần lượt là 48,8% và 64,4%. Về thái độ quan hệ tình dục (QHTD) trước


2

hôn nhân, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đồng ý với ý kiến Nam và nữ có thể
QHTD trước khi cưới nếu người nữ sử dụng BPTT là 46,0%, tỷ lệ ĐTNC hoàn toàn
đồng ý là 14,4%. Đối với ý kiến Nam và nữ có thể QHTD trước khi cưới nếu người
nam sử dụng BPTT là 43,9%, tỷ lệ ĐTNC hoàn toàn đồng ý là 10,9%. Tỷ lệ vệ sinh cơ
quan sinh dục đúng ở nhóm nữ tương đối thấp 48,6%, tỷ lệ không biết lau rửa cơ quan
sinh dục như nào chiếm 11,1%. Đối với nhóm nam việc thực hành rửa cơ quan sinh
dục sau khi mộng tinh là 65,9%, và có tỉ lệ khá cao các bạn chỉ rửa sạch bao quy đầu
và quy đầu chiếm (69,9%). Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình dục tại trường PT VCVB là
1,9% tương đương với 7 học sinh nam trên tổng số 376 học sinh tham gia nghiên cứu.
Phân tích mối liên quan chỉ ra có sự liên quan giữa kiến thức SKSS của học sinh PT
VCVB với các yếu tố cá nhân như giới tính (P<0,001; OR=0,3; CI: 0,2-0,7) và điểm
trung bình học tập (P<0,05; OR=1,6; CI: 1,1-2,6). Khơng có mối liên quan giữa dân
tộc, tình trạng kinh tế gia đình hay sống cùng với gia đình và kiến thức SKSS. Bên cạnh
đó, có mối liên giữa mức độ thảo luận của học sinh về SKSS và kiến thức chung về
SKSS. Học sinh thường xuyên thảo luận về SKSS có kiến thức đạt cao gấp 2,16 lần so
với học sinh không thảo luận thường xuyên về chủ đề này.
Qua kết quả trên, BGH và nhà trường cần sớm đẩy mạnh các mơ hình can thiệp
truyền thơng cung cấp kiến thức về SKSS qua các kênh có tỷ lệ học sinh mong muốn
tiếp nhận cao và hứng thú nhiều như từ: mạng xã hội, tờ rơi, loa phát thanh … Khuyến

khích các đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kiến thức SKSS của
học sinh còn thấp và đề ra cách thức hỗ trợ về vấn đề SKSS ở nhóm VTN DTTS nhằm
nâng cao kiến thức về SKSS tránh các trường hợp liên quan đến hệ lụy về sau như
HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn.


3

Abstract
According to the International Conference on Population and Development (ICPD) in
2019 that tracks 25 years of health care programs for adolescents. Based on evidence
comprehensive sexual and reproductive health to enhance adolescent happiness, ICPD
recommends that countries invest more in implementing care programs [47]. In
Vietnam, ethnic minority adolescent reproductive health, in remote and mountainous
communes, has many limitations such as survey results on knowledge, attitudes, and
practices about health. The fertility of nearly 1,500 high school students in Thai Nguyen
province in 2007 was quite low [21]. The study on Knowledge, attitudes, and practices
of ethnic minority adolescent reproductive health at the Vung Cao Viet Bac High
School 2020 was conducted to describe the knowledge, attitudes, and practices of the
reproductive health of students and identify several factors related to the student's
knowledge of reproductive health. Research cross-sectional descriptive study using
quantitative research methods on 376 ethnic minority students in Sustainable
Development School. The study collected data from June 4 to June 2020.
The results show that the percentage of students with knowledge about reproductive
health was relatively low at 141 students (37.5%) out of a total of 376 students. The
ratio of knowledge about puberty signs in boys is 47.2%, in girls is 77.1%. The
percentage of students who knew about the most popular contraceptive methods are
condoms, daily contraceptives, and emergency contraceptive pills in men and women,
respectively 48,8% and 64,4%. Regarding the attitude of having sex before marriage,
the percentage of students agreeing that a man and a woman can have sex before

marriage if a woman uses contraception is 46.0%, the rate of students completely agree
is 14.4%. For the idea that a man and a woman can have sex before marriage if a man
uses contraception is 43.9%, the rate of students completely agree is 10,9%. The rate of
correct genital hygiene in the female group is relatively low at 48,6%, the rate of not
knowing how to clean the genitals is 11,1%. For the male group, the practice of washing
the genitals after dreaming is 65,9%, and there is a relatively high rate of people who
wash only foreskin and foreskin (69,9%). The percentage of students who had sex at
the High School of Sustainable Development is 1,9%, equivalent to 7 male students out
of 376 students participating in the study.
Relationship analysis showed the relationship between the reproductive health of
students with sustainable development and personal factors such as sex (P <0.001; OR
= 0.3; CI: 0.2-0.7) and the study GPA (P <0,05; OR = 1,6; CI: 1,1-2,6). There is no
relationship between ethnicity, family economic status, or living with family and
reproductive health knowledge. Besides, there is a link between the level of discussions
among students about reproductive health at high schools in Viet Bac and general
knowledge about reproductive health. Students who regularly discuss reproductive
health have 2,16 times more knowledge than students who do not regularly discuss this
topic.
Through the above results, the management board and schools need to promote the
communication intervention models that provide knowledge about reproductive health
through channels with a high proportion of students who want to receive and are much
interested in such as social networks, leaflets, loudspeakers ... Encourage research
topics to dig deeply into the causes of low reproductive health knowledge of students


4

and propose ways to support reproductive health issues in ethnic minority youth groups
to improve knowledge. about reproductive health avoid cases related to the
consequences such as HIV/AIDS, unwanted pregnancy.



5

PHẦN B: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nổi bật của đề tài
(a) Đóng góp mới của đề tài: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên mô tả về kiến thức, thái
độ, thực hành của học sinh trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, tỉnh Thái Nguyên.
(b) Kết quả cụ thể: Báo cáo kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học trường Đại
học Y tế công cộng thông qua
(c) Xuất bản 01 bài đăng trên tạp chí khoa học trong nước: Hiện đang viết bản thảo
(d) Hiệu quả về đào tạo: Thực hiện đề tài giúp nhóm sinh viên nâng cao kiến thức
và kỹ năng thực hiện nghiên cứu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
(e) Hiệu quả về xã hội: Đề tài là cơ sở để nhìn nhận được những kiến thức, thái độ
về sức khỏe sinh sản, đồng thời làm rõ đặc điểm của việc thực hành chăm sóc sức khỏe
sinh sản của vị thành niên dân tộc thiểu số. Từ đó khuyến nghị cần tiếp tục có các nghiên
cứu về tác động của chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với sức khỏe vị thành niên dân tộc
thiểu số.
2. Đánh giá thực tiễn đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
(a) Tiến độ: Nghiên cứu đạt đúng tiến độ thực hiện theo thời gian được phê duyệt,
từ tháng 05 năm 2020 tới tháng 08 năm 2020.
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện đủ mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra, trong đó có mơ tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản và một số yếu
tố liên quan tại trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, tỉnh Thái Nguyên năm 2020.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương:
-

Báo cáo kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học trường Đại học Y tế công

cộng thông qua

-

01 bài báo để gửi đăng trên tạp chí khoa học trong nước: hiện đang viết bản thảo,

sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 7,580,000
nghìn đồng. Nghiên cứu đã sử dụng kinh phí SNKH là 7,580,000 nghìn đồng.


6

3. Các ý kiến đề xuất
Nhóm nghiên cứu xin có ý kiến đề xuất về thời gian triển khai đề tài trong các năm
tới để giúp các nhóm nghiên cứu kịp đạt tiến độ thực hiện theo đề cương đã đề ra. Thời
gian 5 tháng để xin sự thông qua của hội đồng đạo đức, thu thập và phân tích số liệu,
viết báo cáo nghiên cứu, báo cáo hội đồng trong thời gian ngắn vậy nhóm đề xuất tăng
thời gian lên 8 tháng . Kinh phí cho đề tài cũng cần được khuyến khích nhiều hơn.


7

PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CẤP CƠ SỞ
1. Đặt vấn đề
Theo Hội nghị quốc tế dân số và phát triển (ICPD) năm 2019 theo dõi trong 25 năm
trở lại đây về các chương trình chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, ICPD khuyến nghị
các quốc gia đầu tư hơn về thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục tồn diện dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao hạnh phúc của vị thành
niên [47]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái
khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan

đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời [28]. Chăm sóc SKSS là một
tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng
SKSS khỏe mạnh thơng qua việc phịng chống và giải quyết những vấn đề liên quan
đến SKSS. Thanh niên vị thành niên được coi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong
xã hội đã trở thành nhóm mục tiêu của các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
về SKSS ở Việt Nam. Theo WHO, các vấn đề sức khỏe chính của thanh thiếu niên bao
gồm mang thai sớm, sinh con, HIV/AIDS, trầm cảm, bạo lực, lạm dụng rượu và ma túy,
chấn thương có chủ ý, suy dinh dưỡng, béo phì và sử dụng thuốc lá [57].
Thanh thiếu niên chiếm 1,2 tỷ người trên toàn cầu và 11% tổng số ca sinh trên toàn
thế giới là những bé gái từ 15-19 tuổi [37]. Tại Việt Nam, vị thành niên chiếm một tỷ lệ
lớn trong cơ cấu dân số. Tổng điều tra dân số ở Việt Nam năm 2012, trẻ trong độ tuổi
vị thành niên là 17,3 triệu người chiếm 22,7% dân số. Theo thống kê trẻ vị thành niên
từ 10 – 19 tuổi ở nước ta là 17,5 triệu người chiếm 22,46% dân số. Như vậy trẻ trong
độ tuổi vị thành niên chiếm tới 1⁄4 dân số cả nước [1]. Một trong những vấn đề cơ bản
trong giai đoạn này là sức khỏe sinh sản (SKSS), bao gồm cả vấn đề dậy thì, giới và
những vấn đề liên quan đến tình dục. Mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên ngày
càng được công nhận là một vấn đề y tế cơng cộng nghiêm trọng trên tồn thế giới.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, thanh thiếu niên được cung cấp đầy đủ
kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi này là vô cùng quan trọng để phịng
ngừa mang thai ngồi ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục [41], [51],
[52]. Thanh thiếu niên thường thiếu kiến thức và hành vi cơ bản về SKSS và không


8

thoải mái khi tiếp cận các dịch vụ SKSS so với người lớn do bối rối hoặc khó chịu khi
thảo luận các chủ đề nhạy cảm với nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thái độ
ít thoải mái đối với việc sử dụng các dịch vụ này [59]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu
trước can thiệp của tác giả Phạm Công Thu Hiền trên đối tượng học sinh THCS năm
2009, cho thấy tỷ lệ có kiến thức đúng tổng hợp về SKSS là 27,1%, thái độ tích cực là

26,3% và tỷ lệ thực hành về sử dụng BPTT trước can thiệp là rất thấp với 16% [22].
Kiến thức, thái độ và hành vi ảnh hưởng rất lớn đến mang thai, sức khỏe tình dục và
sinh sản của thanh thiếu niên.
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc là trường nội trú trực thuộc sự quản lí trực
tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo với hơn 2000 học sinh từ hệ THCS, THPT, Dự bị đại
học. Trường hơn 30 dân tộc thiểu số từ 29 tỉnh, thành phía Bắc tính từ Thừa Thiên Huế.
Trong đó có trong đó có những học sinh thuộc dân tộc rất ít người như: Ngái, Lự, Mảng,
Sila, Clao, La Chí, La Hủ, Cống, Pu Péo, Bố y đến từ rất nhiều xã, huyện vùng sâu vùng
xa của các tình miền núi phía Bắc. Trường có nhiều học sinh có hồn cảnh gia đình khó
khăn, ngồi ra có những học sinh mồ cơi cha hoặc mẹ, nên việc tiếp cận kiến thức, thông
tin về chăm sóc sức khỏe cịn nhiều hạn chế [27]. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Văn Trường về kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản
của gần 1.500 học sinh Trung học Phổ Thơng của tỉnh Thái Ngun năm 2007 cịn khá
thấp [21]. Sức khỏe sinh sản là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn đến đối tượng
thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Chính vì vậy,
chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản
của vị thành niên dân tộc thiểu số tại trường Phổ Thông Vùng Cao Việt Bắc (PTVCVB)
năm 2020” được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, thái độ và hành vi về SKSS của vị
thành niên dân tộc thiểu số và xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng kiến thức
về sức khỏe sinh sản.


9

2. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên
dân tộc thiểu sổ trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
dân tộc thiểu sổ trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc năm 2020.
3. Tổng quan tài liệu

3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Sức khỏe sinh sản
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2004 sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng
thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên
quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Cũng theo Tổ chức
Y tế Thế giới, các vấn đề sức khỏe chính của thanh thiếu niên bao gồm mang thai sớm,
sinh con, HIV/AIDS, trầm cảm, bạo lực, lạm dụng rượu và ma túy, chấn thương có chủ
ý, suy dinh dưỡng, béo phì và sử dụng thuốc lá [49].
3.1.2. Vị thành niên
Vị thành niên: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998) vị thành niên là người
trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi [26]. Khái niệm vị thành niên được thừa nhận về mặt văn
hóa là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này
con người thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố môi trường gồm môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và các yếu tố nhân học [22], [9].Nghiên cứu này thực hiện trên
đối tượng vị thành niên có độ tuổi từ 16-18 tuổi tính theo năm dương lịch từ khi sinh
đến thời điểm điều tra do đặc thù địa điểm nghiên cứu là trường THPT.
Theo bài giảng giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại trường Đại học Y tế
công cộng năm 2004, các nội dung bao gồm: (1) Giúp vị thành niên hiểu về SKSS (sinh
lý sinh sản, thụ thai và các BPTT), (2) Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh, (3) Nguy
cơ thai nghén ngồi ý muốn, (4) Giáo dục giới tính, (5) Giáo dục về sức khỏe tình dục
và (6) Các bệnh lây truyền đường tình dục và bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản [26].
Dựa trên những nội dung về giáo dục sinh sản cho vị thành niên, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu trên hai nội dung chính: (1) Giúp vị thành niên hiểu về SKSS (sinh lý sinh


10

sản bao gồm tuổi dậy thì và các dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì, thụ thai và các BPTT,
(2) Các bệnh lây truyền đường tình dục.
3.1.3. Tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời điểm đánh dấu những thay đổi về thể chất và tâm lý ở nam và
nữ. Dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì là thời điểm có kinh nguyệt lần đầu ở nữ, và
mộng tinh hay xuất tinh lần đầu ở nam. Tuy nhiên 2 dấu hiệu này chỉ chứng tỏ nam nữ
đã có khả năng sinh sản hơn là thời điểm bắt đầu dậy thì vì có nhiều dấu hiệu khác cịn
xuất hiện trước cả 2 dấu hiệu nói trên mà vẫn được coi là những dấu hiệu đặc trưng của
giai đoạn dậy thì .Theo y văn, tuổi dậy thì (thường kéo dài vài năm) diễn ra theo5 giai
đoạn (phân loại Tanner) và thường bắt đầu khoảng tuổi 8 – 13 cho nữ và 9 – 14 cho
nam, ví dụ với nữ lớn phổng, cấu hình cơ thể thay đổi, mơng đùi đã nở nang và vì thế
vóc dáng đã có đường cong.
Xác định các giai đoạn dậy thì của thiếu niên Việt Nam xứng đáng để có một nghiên
cứu tồn diện và sâu hơn về biểu hiện của tuổi dậy thì của thanh thiếu niên nước ta để
từ đó có những khuyến cáo về những gì bất thường. Phù hợp với văn liệu trên thế giới,
các em gái sống ở thành thị bắt đầu hành kinh sớm hơn các em gái ở nông thôn, nhất là
các em gái dân tộc thiểu số, phần lớn số này cũng sống ở khu vực nông thôn. Trên thực
tế, các em gái sống ở thành thị hành kinh lần đầu sớm hơn gần 1 năm so với các em gái
người dân tộc thiểu số [25]
3.1.3. Các biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai phổ biến như các biện pháp tránh thai nội tiết tố và vòng tránh
thai có hiệu quả cao trong việc ngừa thai, nhưng chúng không bảo vệ chống lại các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Sử dụng bao cao su ở cả nam và nữ
giới một cách nhất quán và đúng cách giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác, bao gồm nhiễm chlamydia, nhiễm lậu cầu và nhiễm
trùng roi trichomonas. Ngoài ra cịn có các loại thuốc tránh thai bao gồm thuốc tránh
thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp [26].
3.1.4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đa số các trường hợp NKLTQĐTD đều để lại hậu quả về mặt sức khỏe nặng nề hơn
so với NKĐSS. NKLTQĐTD nói đến cách thức lây truyền, các NKLTQĐTD có cả ở


11


nam và nữ. Khi người bệnh mắc NKLTQĐTD cần phải điều trị cho cả bạn tình của họ
để đề phịng tái nhiễm cho người bệnh, đề phòng lây nhiễm cho bạn tình của bạn tình
của họ (một người có thể có nhiều bạn tình). Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục (NKLTQĐTD) như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang
mai, bệnh hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV [2].
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của vị thành niên về sức khỏe
sinh sản vị thành niên
3.2.1. Kiến thức của vị thành niên về sức khỏe sinh sản
Nền kinh tế xã hội của các nước trên thế giới phát triển khác nhau nên thực trạng về
kiến thức, thái độ và thực hành của Vị thành niên về Sức khỏe sinh sản là khác nhau,
tuy nhiên Vị thành niên vẫn được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương. Một trong những dấu
mốc bắt đầu phát triển sinh lý sinh sản là tuổi dậy thì. Độ tuổi dậy thì trung bình khác
nhau ở các nước khác nhau. Một nghiên cứu tại Iran đối với lứa tuổi vị thành niên cho
thấy tuổi dậy thì trung bình là 12,5 tuổi. Có 45,5% sinh viên tin rằng tuổi dậy thì khơng
dễ chịu và thấy rắc rối và 36,7% tin rằng đó là một sự kiện sinh lý. Kiến thức về tuổi
dậy thì của lứa tuổi học sinh cao (50,3%). [42]
Gần 41% cho biết kinh nguyệt làm sạch bụi bẩn máu của cơ thể. Gần 8,3% người
tham gia không biết về cơ quan sinh sản của nữ và 18,3% không biết về những thay đổi
thể chất ở tuổi dậy thì. Gần 54% Những người tham gia có những hạn chế về kiến thức
trong kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu tương tự khác tại Rajasthan cũng cho thấy
70%bạn nữ coi kinh nguyệt là một quá trình bất thường [48].


12

Hình 1: Hiểu biết về dấu hiệu thay đổi thể chất và sinh lí của tuổi dậy thì
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện trên 450 học sinh trường Trung học
phổ thông Tràng Định. Kết quả điều tra hiểu biết của học sinh về sự thay đổi thể chất
và sinh lí ở tuổi dậy thì cho thấy dấu hiệu thay đổi về thể chất, sinh lí mà học sinh nhận


thấy rõ nhất là “Tăng lên về chiều cao và cân nặng” chiếm 85,3%. Dấu hiệu “Xuất tinh
lần đầu (với nam)” có tỉ lệ hiểu biết thấp nhất, chỉ chiếm 29,4%.
Hình 2: Hiểu biết về các dấu hiệu thay đổi tâm lí của tuổi dậy thì
Dấu hiệu thay đổi về tâm lí mà các em học sinh nhận thấy rõ nhất khi bắt đầu tuổi
dậy thì là “Tính tình thay đổi” chiếm 76,7%, “Thích giao tiếp với bạn khác giới” chiếm
35,8%. Tỉ lệ học sinh nhận biết được 3 dấu hiệu trở lên chỉ có 30% trong đó tỉ lệ nhận
biết được 5 dấu hiệu trở lên rất thấp (9,3%) [10].
Theo điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của Thanh thiếu niên
Việt nam năm 2016 có đánh giá kiến thức về những thay đổi cơ thể giai đoạn tuổi dậy
thì. Điều tra cho thấy có khoảng 2/3 (64,5%) thanh thiếu niên có thể liệt kê được ít nhất
một dấu hiệu thay đổi cơ thể khi dậy thì ở nam giới. Trung bình, những người trả lời có
thể liệt kê 1,1 dấu hiệu dậy thì (Độ lệch chuẩn (SD±1,1) ở nữ. Tương tự như kết quả về
dậy thì ở nam giới, 61,7% người được phỏng vấn có thể liệt kê được ít nhất một dấu
hiệu thay đổi cơ thể trong giai đoạn dậy thì ở nữ. Trung bình, người được phỏng vấn có
thể liệt kê 1,1 (SD±1,1) dấu hiệu dậy thì ở nữ. Tỷ lệ nữ (82,0%) có thể liệt kê được ít
nhất một dấu hiệu thay đổi [4].
Sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD là ngăn chặn tinh trùng của nam có thể
gặp trứng của nữ để tạo thành hợp tử trong tử cung của nữ giới. Điều này giúp cho
người nữ giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Theo tác giả Hà Mạnh Linh – Đại học
Tây Bắc khi nghiên cứu nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trường phổ


13

thơng dân tộc nội trú tỉnh Sơn La. Có 79,73% học sinh hiểu đúng là chỉ khi có tinh dịch
của nam giới đi vào đường âm đạo của nữ giới, có sự gặp nhau giữa trứng và tinh trùng,
thường là phải có quan hệ tình dục giữa nam và nữ mới có thể dẫn tới có thai. Trong
khi đó, vẫn cịn tới 20,27% học sinh hiểu sai hoặc khơng biết về ngun nhân có thai.
Sự hiểu sai hoặc khơng biết về nguyên nhân có thai có thể dẫn tới sự hoang mang, lo

lắng không mong muốn cho học sinh. Điều này có thể làm giảm kết quả học tập và ảnh
hưởng tới tâm lý của học sinh [15]. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm nam nữ thanh niên trả
lời đúng câu hỏi về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh khá thấp [11]. Ở SAVY 2,
chỉ có 13% (7% nam và 18% nữ) trả lời đúng câu hỏi này (thời điểm” giữa 2 kỳ kinh”).
Ở SAVY 1, có 17% trong đó 11% nam và 22% nữ trả lời đúng [25]
Mức độ hiểu biết của học sinh về “thời điểm dễ thụ thai” được chỉ ra ở bảng 3, từ đó
thấy rằng tỷ lệ học sinh hiểu đúng về thời điểm dễ thụ thai là khá thấp, chỉ đạt 31,96%.
Điều này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về sự thiếu kiến thức cơ sở cho việc
phòng tránh thai. Điều này cũng tương tự như một số nghiên cứu chỉ ra trước đây như:
theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường tại trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
chỉ có 33% học sinh biết về thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt [21]. Trong
số 352 người được hỏi tại Ethiopia, 69,9% (n = 246) đã nghe về biện pháp tránh thai
khẩn cấp. Liên quan đến loại biện pháp tránh thai được sử dụng trong trường hợp khẩn
cấp, 53,7% (n = 132) cho biết đến thuốc, 11,4% (n = 28) cho biết dụng cụ tránh thai và
19,1% (n = 47) đã trích dẫn cả thuốc và dụng cụ tránh thai. Trong số những sinh viên
này, 15,9% (n = 39) không biết biện pháp tránh thai cụ thể nào được sử dụng làm biện
pháp tránh thai khẩn cấp. Đối với loại thuốc được sử dụng như biện pháp tránh thai
khẩn cấp, 46,3% (n = 114) trả lời rằng nó giống như loại thuốc được tìm thấy trong các
biện pháp tránh thai thông thường và 41,9% (n = 103) trả lời rằng đó là cùng một loại,
nhưng mạnh hơn hơn các biện pháp tránh thai thông thường. Liên quan đến giới hạn
thời gian dùng thuốc và đặt dụng cụ tránh thai là biện pháp tránh thai khẩn cấp, chỉ có
32,1% (n = 79) chỉ ra rằng thuốc tránh thai khẩn cấp nên được sử dụng trong vòng 72
giờ, trong khi chỉ 6,5% (n = 16) trả lời rằng nên chèn dụng cụ tránh thai trong vòng 5
ngày [54]. Biện pháp tránh thai học sinh biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su
(76,9%), tiếp đến là thuốc viên tránh thai hàng ngày chiếm 44,9%, thuốc tránh thai khẩn
cấp chiếm 42,0% [10]. Nghiên cứu của tác giả Cao Ngọc Thành và cộng sự tiến hành


14


nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 900 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ
VTN có quan hệ tình dục là 3,8%, tỷ lệ trẻ VTN có sử dụng biện pháp tránh thai khi
QHTD là 23,5% [5].
Phần lớn học sinh chỉ biết đến từ 1 đến 3 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục
(81,1%), tỉ lệ học sinh biết 3 loại bệnh LTQĐTD trở lên thấp (32,9%). Bệnh LTQĐTD
mà học sinh biết đến nhiều nhất là bệnh giang mai (59,8%); tiếp đến là bệnh lậu (49,1%)
[10]. Tỉ lệ nữ thanh thiếu niên có nhận thức về các BLTQĐTD khá cao (71,2%) tại TP
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức về một vấn đề nào đó (ở đây được hiểu là có nghe
nói về vấn đề đó) chưa chắc đã nói lên kiến thức và hiểu biết đúng về trong lĩnh vực đó.
Nhìn chung các em biết về HIV/AIDS nhiều hơn các BLTQĐTD khác. Cụ thể là trong
577 nữ thanh thiếu niên có kiến thức về các bệnh LTQĐTD có đến 533 biết đến
HIV/AIDS (92,4%), kế đến là giang mai (72,4%) và lậu (54,8%) [7]. Trong một nghiên
cứu cắt ngang được tiến hành trên 110 học sinh nữ năm 2010 tại trường cấp ba của
Vadodara, Ấn Độ. Kết quả cho thấy chỉ 55% người tham gia đã nghe về STDs và chỉ
69% có nhận thức về AIDS. Gần 66% người tham gia không biết về STD là gì và 19%
khơng biết về chế độ truyền của STD/AIDS. Gần 83% người tham gia không biết về
các biện pháp phịng ngừa STD và 70% khơng biết về các biện pháp phòng chống AIDS
[44]. Cũng tại nước này, một nghiên cứu khác cho thấy: 51,2% thanh thiếu niên đã có
kiến thức về STD. Phần lớn (91,4%) thanh thiếu niên biết về AIDS như một loại STD
[58]. Nghiên cứu trên 1082 học sinh cấp 3 ở Trung Quốc đã trả lời các câu hỏi. Trong
số đó, tỷ lệ nhận thức chung về kiến thức liên quan đến AIDS là 34,3% (371/1 082),
71,9% (778/1 082) trong số các học sinh đã nhận được kiến thức về AIDS và 59,4%
(643/1 082) của học sinh đã nhận được kiến thức về sức khỏe tình dục [61]. Tổng cộng
có 499 (92,4%) số người được hỏi đã biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
trong khi 41 (7,6%) khơng biết. Các phương thức lây truyền phổ biến nhất được biết
đến là quan hệ tình dục khơng an tồn 473 (87,6%); dùng chung các vật sắc nhọn bị
nhiễm 446 (82,6%); và máu nhiễm bệnh và các sản phẩm máu 395 (73,1%). Có những
quan niệm sai lầm khơng kém rằng STI có thể được truyền đi bằng cách ho/hắt hơi 119
(22,0%), dùng chung nhà vệ sinh 87 (16,1%) và chia sẻ các tấm 66 (12,2%) [43]. Cũng
trong nghiên cứu này, kiến thức của học sinh về triệu chứng các bệnh lây truyền qua

đường tình dục như giảm cân (77,4%), đi tiểu đau rắt (68,9%), lở loét bộ phận sinh dục


15

(54,1%), sưng tấy bộ phận sinh dục (48,3%), cơ thể phát ban (48.0%), dịch tiết từ bộ
phận sinh dục (47.2%) và các triệu chứng khác (5%) [43].

3.2.2. Thái độ của vị thành niên về sức khỏe sinh sản
Nghiên cứu cũng cho thấy 54,4% có thái độ tích cực về sức khỏe tuổi dậy thì [42].
Phần lớn các bạn nữ tại trường cấp 3 ở Vadodara (69,7%) biết rằng hiện tượng kinh
nguyệt là một quá trình bình thường, 17,7% bạn nữ coi đó là một q trình bất thường,
5,6% coi đó là bệnh và 7% khơng biết gì. Một nghiên cứu tai Nigeria năm 2011 tìm
hiểu về Kiến thức, thái đội, thực hành các biện pháp tránh thai cho thấy hơn 40%số
người được hỏi là nam và nữ tin rằng việc sử dụng biện pháp tránh thai như một biện
pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STDs) khơng an tồn. Chỉ có 120 (17,39%) nam và 124 (15,23%) phụ nữ được hỏi tin
rằng tránh thai là biện pháp an toàn để bảo vệ chống lại mang thai ngoài ý muốn và /
hoặc STDs.
Có 71% (nam 67% và nữ 74%) trả lời “Có” với câu nỏi “Liệu một bạn gái có thể
mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên khơng” cho thấy điều quan trọng là có đến
gần 2 phần 3 thanh thiếu niên đã biết đánh giá cao nguy cơ mang thai sau lần quan hệ
tình dục đầu tiên. Số đông thanh thiếu niên (82%) cũng đã biết đến và có niềm tin vào
các biện pháp tránh thai. [25].
3.2.3. Thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản
Thanh thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi được hỏi về độ tuổi mà lần đầu tiên họ có kinh
nguyệt là dấu hiệu bắt đầu của giai đoạn dậy thì ở nữ hoặc bị mộng tinh như là dấu hiệu
bắt đầu của giai đoạn dậy thì ở nam. Khi sử dụng các dấu hiệu này để đánh giá tuổi dậy
thì, kết quả cho thấy nữ có xu hướng dậy thì sớm hơn nam giới. Độ tuổi trung bình nữ
giới có kinh nguyệt lần đầu tiên là 13,4 tuổi (SD±1,9), trong khi độ tuổi trung bình nam

giới bị mộng tinh lần đầu tiên là 15,0 tuổi (SD±1,7). Kết quả của SAVY1 cho thấy độ
tuổi trung bình nữ giới có kinh nguyệt lần đầu tiên là 14,5 tuổi và nam giới mộng tinh
lần đầu tiên là 15,6 tuổi. Kết quả ở SAVY2 là 14,2 tuổi ở nữ và 15,5 tuổi ở nam [25].
Chỉ 29% người tham gia đã sử dụng băng vệ sinh trong thời gian hành kinh[44].


16

Theo Điều tra quốc gia của Vị thành niên – thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY
2) cho thấy dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì là thời điểm có kinh nguyệt lần đầu ở
nữ, và mộng tinh hay xuất tinh lần đầu ở nam. Theo đó độ tuổi trung bình dậy thì ở nam
là 15,52, ở nữ là 15,61 [25]. Dữ liệu thu được về thực hành ngừa thai cho thấy ít hơn
30% số người được hỏi (133, 19,3% nam và 208, 25,58% nữ) sử dụng biện pháp tránh
thai thường xuyên, trong khi chỉ có 109 (15,8%) nam và 133 (16,28%) phụ nữ được hỏi
hiếm khi sử dụng biện pháp tránh thai. Hơn 50% cả hai giới cho biết họ đôi khi sử dụng
biện pháp tránh thai [46].
Trong 132 học sinh chưa từng sử dụng các biện pháp tránh thai tại Mỹ khi được hỏi
về kiến thức về biện pháp tránh thai, có 31 (23,48%) học sinh có kiến thức tốt, 53
(40,15%) học sinh có kiến thức trung bình và 48 (36,36%) học sinh có kiến thức kém
[53].
Thái độ kiêm thực hành của họ đối với việc phịng ngừa STD được tìm thấy là 72,9%
khi sử dụng bao cao su[58].
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức SKSS
3.3.1. Mối liên quan với yếu tố cá nhân
a. Giới tính
Nghiên cứu được thực hiện tại Ghana trên 1906 đối tượng đã chỉ ra được sự khác
biệt đáng kể về kiến thức giữa nam và nữ lần lượt là 14,5% và 7,2% [32]. Nghiên cứu
trên 552 đối tượng học sinh, sinh viên năm 2006 cho thấy giới tính là yếu tố có ý nghĩa
thống kê trong quyết định sử dụng biện pháp tránh thai. Đối tượng là nữ sẽ ít sử dụng
biện pháp tránh thai hơn nam, với lý do sợ tác dụng phụ và có mong muốn sinh con.

Gần 50% số người trả lời rằng họ không sử dụng biện pháp tránh thai bởi lý do sợ tác
dụng phụ. 40% số người được hỏi không biết tại sao không sử dụng biện pháp tránh
thai và hơn 10% cho biết họ sẽ không sử dụng biện pháp tránh thai vì họ muốn có con
[30].
b. Điểm trung bình học tập
Nghiên cứu năm 2010 trên một trường cơ sở tại Hà Nội cho thấy học sinh nam có
kiến thức khơng tốt cao gấp 2,01 lần so với học sinh nữ. Bên cạnh đó học sinh có học
lực trung bình trở xuống có kiến thức khơng tốt cao gấp 18,01 lần so với học sinh có


17

học lực khá, giỏi. Điều này cho thấy những học sinh có học lực tốt dễ dàng hơn trong
việc tiếp thu và nâng cao hiểu biết về vấn đề SKSS [9]. Nghiên cứu của tác giả Hồng
Minh Đơng cũng cho kết quả học sinh nữ có kiến thức tốt cao hơn 3,4 lần so với học
sinh nam. Học sinh có học lực khá trở lên có thái độ tích cực cao gấp 2,6 lần so với học
sinh có học lực trung bình trở xuống. Đặc biệt kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy có
mối liên quan giữa kiến thức đạt và thái độ đạt. Học sinh có kiến thức đạt có thái độ
tích cực hơn 6,6 lần so với nhóm học sinh có kiến thức khơng đạt [13]. Khi được hỏi
kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuổi là một yếu tố được dự đốn
có liên quan đến việc học sinh đã nghe về bầy kì bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Học sinh trên 17 tuổi có nhiều khả năng đã nghe nói về STIs hơn so với nhóm học sinh
dưới 17 tuổi [30].
c. Dân tộc
Trong điều tra về thanh thiếu niên Việt Nam lần 2 (SAVY2) năm 2016 cho thấy
nhóm dân tộc thiểu số kết hôn sớm hơn 6 lần so với dân tộc Kinh (8,4% so với 1,4%),
và cao hơn trung bình cả nước 3,5 lần (2,5%). Tỷ lệ từng kết hôn của trong nhóm vị
thành niên từ 15-19 tuổi là 2,6%. Cũng trong SAVY 2, có đến 68% (64% nam và 73%
nữ) cho biết dịch vụ tư vấn về SKSS luôn sẵn có đối với họ. Tỷ lệ này ở đơ thị cao hơn
ở nông thôn (74% ở đô thị và 67% ở nông thôn), và cao hơn ở người Kinh/hoa (70%)

so với người dân tộc thiểu số (62%). 65%nam nữ thanh niên cho biết dịch vụ tư vấn và
xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện là sẵn có đối với họ (66% nam và 64% nữ). Có khác
biệt đáng kể giữa nơng thôn và đô thị, giữa người Kinh/Hoa và người DTTS (73% ở đô
thị và 62% ở nông thôn; 67% người Kinh/Hoa và 53% người DTTS) [25]. Như vậy các
biến số thuộc nhóm yếu tố cá nhân như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, dân tộc có liên
quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản của vị thành niên.
3.3.2. Mối liên quan tới tiếp cận thông tin về SKSS
Gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu biết của con cái về SKSS. Nghiên
cứu được thực hiện năm 2006 của tác giả Jessica Beckwith cho thấy 336 học sinh
(60,9%) trả lời họ trò chuyện với cha mẹ về SKSS. Bên cạnh đó mức thu nhập hàng
tháng là yếu tố có ý nghĩa thống kê để xác định các gia đình có nói về SKSS hay khơng.
Các gia đình có mức thu nhập cao có nhiều khả năng trò chuyện với con cái của họ về
SKSS hơn các gia đình có mức thu nhập thấp [30]. Học sinh có mẹ đã học tiểu học,


×