BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI
Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan tới phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội năm 2020.
Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Vân Anh
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lưu Quốc Toản
Mã số đề tài: SV 19.20-04
Năm 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI
Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan tới phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội năm 2020.
Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Vân Anh
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lưu Quốc Toản
Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài:
Thời gian thực hiện: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020
Tổng kinh phí thực hiện đề tài
9.320.000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH
9.320.000 đồng
Nguồn khác (nếu có):
……… Triệu đồng
Năm 2020
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
Tên đề tài: Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan tới phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội năm 2020.
1. Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Vân Anh
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
3. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
4. Danh sách những người thực hiện chính:
- Ths. Lưu Quốc Toản
Giảng viên hướng dẫn
- Nguyễn Thị Thúy Liễu
Thành viên nhóm nghiên cứu
- Trần Đỗ Bảo Nghi
Thành viên nhóm nghiên cứu
5. Thời gian thực hiện đề tài:Từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các giảng viên và các sinh viên cử nhân chính quy đang học tập tại trường Đại học
Y tế Công cộng, trường Đại học Bách khoa và Trường Học Viện Báo chí & Tun truyền.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Lưu Quốc
Toản, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các giảng viên và các phịng ban
Trường Đại học Y tế cơng cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm
trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình các sinh viên cử nhân
chính quy đang học tập tại trường Đại học Y tế Công cộng, trường Đại học Bách khoa và
Trường Học Viện Báo chí & Tuyên truyền đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu của chúng
tơi để nhóm có thể hồn thành q trình thu thập số liệu và đóng góp ý kiến cũng như hỗ
trợ nhóm trong q trình thu thập thông tin cho nghiên cứu.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Mục Lục
PHẦN A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................. 7
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT ..................................................... 10
1.
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 10
2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 11
3.
TỔNG QUAN ................................................................................................. 11
3.1. Định nghĩa, khái niệm và phân loại .......................................................... 11
3.2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 ........................................... 11
3.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19 . 17
3.4. Các yếu tố liên quan .................................................................................. 21
4. KHUNG LÝ THUYẾT ...................................................................................... 24
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
5.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................. 25
5.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 25
5.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................ 25
5.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................... 25
5.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 27
5.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 28
5.7. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................. 29
5.8. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 30
6.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 30
7. BÀN LUẬN ......................................................................................................... 49
8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 52
1. Kết luận ........................................................................................................ 52
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 52
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55
10. PHỤ LỤC .......................................................................................................... 64
Phụ lục 1:Bộ câu hỏi phỏng vấn sinh viên ...................................................... 64
Phụ lục 2: Bảng biến số ................................................................................... 72
DANH MỤC VIẾT TẮT
BYT
Bộ y tế
ĐH YTCC
Đại học Y tế Cơng cộng
ĐHBK
Đại học Bách Khoa
HV BCTT
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
IHR
Quy định y tế quốc tế (International Health Regulations)
MERS-CoV
Hội chứng hô hấp Trung Đông
nCoV
Virus Corona mới - Novel coronavirus 2019
PHEIC
Tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế (Health Emergency of
International Concern)
SARS-CoV
Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng
SARS-CoV-2
Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
PHẦN A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan tới phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội năm 2020.
SV. Đặng Thị Vân Anh
(Sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng)
SV. Trần Đỗ Bảo Nghi
(Sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng)
SV. Nguyễn Thị Thúy Liễu (Sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng)
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lưu Quốc Toản(Khoa Sức khoẻ môi trường và
Nghề nghiệp, trường Đại học Y tế Công Cộng)
1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Chủng Sars-Cov-2 là chủng vi rút nhóm Coronavirus thuộc họ Coronaviridae, gây
bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Đây là chủng virus mới, chưa được xác định trước
đó và có khả năng lây lan rất nguy hiểm. Người dân ở mọi lứa tuổi đều có khả năng có thể
bị mắc chủng mới của virus này. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có vắc xin để phịng và
điều trị bệnh do Virus SARS-CoV-2 gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố: “Dịch
virus Corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”. Hiện nay số ca nhiễm và các trường
hợp tử vong vẫn không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, việc chủ động phịng và chống bệnh
viêm đường hô hấp do nCoV là rất quan trọng.
Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến vơ cùng phức tạp với nhiều giai đoạn
khác nhau. Mặc dù tất cả mọi người dân đều đang nỗ lực cố gắng phịng chống dịch
nhưng trong thời buổi cơng nghệ hiện nay, các thông tin lan tràn trên mạng xã hội khơng
được kiểm sốt chặt chẽ rất dễ khiến người dân hiểu sai vấn đề và trang bị kiến thức chưa
tốt. Điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ và thực hành phòng chống dịch bệnh của
người dân, đặc biệt là sinh viên (đối tượng dễ tiếp cận với các thông tin trên mạng xã hội).
Trong khi sinh viên là một lực lượng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
phòng chống dịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn
đề này trên đối tượng là sinh viên được thực hiện trước đó. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên là
thực sự cần thiết để có những biện pháp tăng cường hơn nữa trong cơng tác phịng chống
dịch.
Với những lý do trên, chúng tơi quyết định thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái
độ, thực hành và các yếu tố liên quan tới phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên
một số trường đại học tại Hà Nội năm 2020” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên một số trường Đại
học tại Hà Nội năm 2020, (2) Phân tích các yếu tố liên quan đến việc phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội năm 2020.
2. Phương pháp:
Nghiên cứu cắt ngang trên 652 sinh viên đại học nhằm mơ tả thực trạng phịng
chống dịch COVID-19 ở sinh viên năm 2020 và các yếu tố liên quan. Thực trạng kiến
thức, thái độ, thực hành của sinh viên sẽ được đánh giá thông qua bộ công cụ được thiết
kế sẵn dựa trên mục tiêu và các biến số của nghiên cứu. Bộ câu hỏi này được xây dựng
dựa trên các khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh do COVID-19,
được điều chỉnh để phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
3. Kết quả:
Nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 652 đối tượng tham gia nghiên cứu, sinh viên
có kiến thức tốt chiếm 62,9%, vẫn còn 37,1% đạt loại chưa tốt. Đa số sinh viên đều có
thái độ tích cực đối với việc phịng chống dịch COVID-19, tỷ lệ sinh viên có thái độ tốt
chiếm 86,3%, gấp 6,3 lần chưa tốt (13,7%). Tuy nhiên, việc thực hành phòng chống dịch
COVID-19 của sinh viên còn chưa tốt, tỷ lệ sinh viên thực hành chưa đúng theo khuyến
cáo của Bộ y tế còn khá cao (64%), gấp 1,8 lần sinh viên thực hành đúng. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái
độ của sinh viên. Cụ thể, sinh viên có kiến thức tốt có xu hướng có thái độ tốt cao hơn gấp
2,49 lần so với kiến thức chưa tốt (OR = 2,33; KTC 95%:1,45-3,73, p=0,008). Bên cạnh
đó, cịn một số yếu tố liên quan khác tác động đến kiến thức, thái độ và thực hành của
sinh viên, bao gồm: trường học và các phương tiện truyền thông.
4. Kết luận
Sinh viên ở một số trường đại học tại Hà Nội có thái độ tốt trong việc phịng chống
dịch COVID-19 cao (86,3%) nhưng tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt chưa cao (62,9%).
Đặc biệt, việc thực hành phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên còn chưa tốt (64%).
Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên bao gồm: trường
học và các phương tiện truyền thơng.
Từ khóa: sinh viên, COVID-19, Hà Nội.
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủng Sars-Cov-2 là chủng vi rút nhóm Coronavirus thuộc họ Coronaviridae, gây
bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Đây là chủng virus mới, chưa được xác định trước
đó và có khả năng lây lan rất nguy hiểm. Người dân ở mọi lứa tuổi đều có khả năng có thể
bị mắc chủng mới của virus Corona. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu
để phịng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp do chủng virus mới này. Ca bệnh đầu tiên
được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Ngày 11 tháng
03 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) đã tổ chức cuộc
họp khẩn cấp và cơng bố COVID-19 là Đại dịch trên tồn cầu. Tính đến ngày 03 tháng 08
năm 2020, trên thế giới đã có hơn 18.000.000 trường hợp nhiễm xác nhận trên tồn cầu
với hơn 690.000 ca tử vong ở 216 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, việc chủ động
phịng và chống bệnh viêm đường hô hấp do nCoV là rất quan trọng.
Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp với nhiều giai đoạn khác
nhau. Theo thống kê của Bộ y tế tính tới thời điểm ngày 04 tháng 08 năm 2020, Việt Nam
ghi nhận 652 trường hợp mắc, trong đó 374 người đã được xuất viện và 6 ca tử vong. Tất
cả mọi người dân đều đang nỗ lực cố gắng phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời
buổi công nghệ hiện nay, các thông tin lan tràn trên mạng xã hội khơng được kiểm sốt
chặt chẽ rất dễ khiến người dân hiểu sai vấn đề và trang bị kiến thức chưa tốt. Điều này có
thể ảnh hưởng đến thái độ và thực hành phòng chống dịch bệnh của người dân, đặc biệt là
sinh viên (đối tượng dễ tiếp cận với các thông tin trên mạng xã hội).
Trong khi sinh viên là một lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
phòng chống dịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn
đề này trên đối tượng là sinh viên được thực hiện trước đó. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên là
thực sự cần thiết để có những biện pháp tăng cường hơn nữa trong cơng tác phịng chống
dịch.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái
độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19 và các yếu tố liên quan của sinh viên một
số trường đại học tại Hà Nội năm 2020”.
2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch COVID-19
của sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội năm 2020.
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến việc phịng chống dịch COVID-19 của sinh
viên một số trường Đại học tại Hà Nội năm 2020.
3.
TỔNG QUAN
3.1.
Định nghĩa, khái niệm và phân loại
Coronavirus
Coronavirus là một loại virus gây bệnh cho động vật có vú, chim và người. Đây là
một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo
và dơi. Chúng gây ra các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn như Hội
chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV),Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS-CoV),
Novel coronavirus 2019 (nCoV). Các coronavirus là hợp tử nên có thể truyền giữa động
vật và người. Lần đầu tiên chúng được phát hiện là vào giữa những năm 1960(1).
Theo phân loại của Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (International Committee
on Taxonomy of Viruses) coronavirus là từ Nidovirales, họ coronaviridae và phân họ
coronavirinae. Chúng được chia thành bốn nhóm chính là alpha, beta, gamma, delta.
Coronavirus gây nhiễm trùng ở người có bảy loại là 229E (alpha coronavirus),
NL63 (alpha coronavirus), OC43 (beta coronavirus), HKU1 (beta coronavirus), Hội
chứng hô hấp Trung Đông-MERS (beta coronavirus), Hội chứng hơ hấp cấp tính nặngSARS (beta coronavirus), Novel coronavirus 2019.
3.2.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19
Novel coronavirus 2019 một loại coronavirus mới, trước đây chưa từng thấy ở
người. Lần đầu tiên phát hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và hiện đã
được phát hiện ở 37 địa điểm trên toàn thế giới, bao gồm cả các trường hợp ở Hoa Kỳ.
Novel coronavirus 2019 là virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (viết tắt: COVID-19)
và đã được đặt tên là SARS-CoV-2(1).
Vào ngày 30 Tháng 1 năm 2020, Quy định Y tế Ủy ban Khẩn cấp quốc tế của Tổ
chức Y tế Thế giới tuyên bố bùng nổ một “ Trường hợp khẩn cấp y tế cộng đồng quan
tâm quốc tế biểu tượng bên ngoài (PHEIC). Vào ngày 31 tháng 1 năm 2020, Bộ trưởng
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex M. Azar II đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức
khỏe cộng đồng (Public Health Emergency-PHE) cho Hoa Kỳ để hỗ trợ cộng đồng chăm
sóc sức khỏe của quốc gia trong việc đáp ứng với COVID-19(1).
Nguồn gốc và sự lây lan
Virus SARS-CoV-2 là một loại betacoronavirus, giống như MERS-CoV và SARSCoV. Cả ba loại virut này đều có nguồn gốc từ lồi dơi. Các trình tự từ các bệnh nhân
Hoa Kỳ tương tự như trình tự ban đầu của Trung Quốc, cho thấy có khả năng xuất hiện
một loại virus duy nhất gần đây từ một hồ chứa động vật(1).
Ngay từ sớm, nhiều bệnh nhân trong vụ dịch COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc đã
có một số liên kết đến một chợ hải sản và động vật sống lớn, cho thấy sự lây lan từ người
sang người. Sau đó, một số bệnh nhân ngày càng tăng được báo cáo là không tiếp xúc với
thị trường động vật, cho thấy sự lây lan từ người sang người(1). Sự lây lan từ người sang
người đã được báo cáo bên ngoài Trung Quốc.
Đánh giá rủi ro
Bùng phát các bệnh nhiễm virus mới trong số những người luôn là mối quan tâm
của sức khỏe cộng đồng. Nguy cơ từ những đợt bùng phát này phụ thuộc vào đặc điểm
của vi-rút, bao gồm mức độ lây lan giữa người với người, mức độ nghiêm trọng của bệnh
và các biện pháp y tế hoặc các biện pháp khác có sẵn để kiểm sốt tác động của vi-rút (ví
dụ: vắc-xin hoặc thuốc điều trị)(2). Thực tế là căn bệnh này đã gây ra bệnh tật, bao gồm
cả bệnh tật dẫn đến tử vong và lây lan từ người sang người liên tục có liên quan. Những
yếu tố này đáp ứng hai trong số các tiêu chí của một đại dịch. Khi sự lây lan của cộng
đồng được phát hiện ở ngày càng nhiều quốc gia, thế giới tiến gần hơn tới việc đáp ứng
các tiêu chí thứ ba, sự lây lan của virus mới trên toàn thế giới(2).
Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tiềm năng do COVID-19 gây ra là rất cao, trên
toàn cầu và Hoa Kỳ.
Triệu chứng nhiễm
Đối với các trường hợp bệnh coronavirus được xác nhận năm 2019 (COVID-19),
các bệnh được báo cáo đã thay đổi từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nặng và tử vong. Các
triệu chứng có thể bao gồm: sốt; ho; khó thở(1).
CDC tin rằng tai thời điểm này, các triệu chứng của COVID-19 có thể xuất hiện
sau ít nhất 2 ngày hoặc miễn là 14 ngày sau khi tiếp xúc. Điều này dựa trên những gì đã
được xem trước đây là thời kỳ ủ bệnh của virus MERS-CoV(1).
Kể từ ngày 10 tháng 2 năm 2020, chỉ có ba nghiên cứu trường hợp tương đối lớn
đã chứng minh kỹ lưỡng các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi do SARS-CoV2 (viêm phổi SARS-CoV-2) ở Vũ Hán(3)(4)(5). Ở đây, nghiên cứu của Chib Chenglai đã
tóm tắt các biểu hiện lâm sàng của 278 bệnh nhân bị viêm phổi do SARS-CoV-2, còn
được gọi là viêm phổi coronavirus mới hoặc viêm phổi Vũ Hán(6). Tất cả các bệnh nhân
là người lớn trên 18 tuổi và nam giới chiếm 61,9% bệnh nhân (n = 172). Một nghiên cứu
gần đây tại Bắc Kinh đã báo cáo rằng 2 trong số 13 bệnh nhân bị viêm phổi do SARSCoV-2 là trẻ em (2 tuổi và 15 tuổi)(7). Tính đến ngày 10 tháng 2 năm 2020, hơn 20
trường hợp bệnh nhi đã được báo cáo ở Trung Quốc, 10 trong số đó được xác định ở tỉnh
Chiết Giang và trong độ tuổi từ 112 ngày đến 17 năm(7) . Trong số các bệnh nhân trưởng
thành, bệnh tim mạch và tăng huyết áp là những bệnh tiềm ẩn phổ biến nhất, sau đó là đái
tháo đường. Sốt là triệu chứng phổ biến nhất (92,8%; n = 258), sau đó là ho (69,8%; n =
194), khó thở (34,5%; n = 96), đau cơ (27,7%; n = 77), đau đầu (7.2 %; n = 20) và tiêu
chảy (6,1%; n = 17). Viêm mũi được ghi nhận chỉ 4,0%(3), đau họng ở 5,1%(3) và đau
họng ở 17,4%(5) bệnh nhân có thơng tin lâm sàng liên quan. Hầu hết bệnh nhân có số
lượng bạch cầu bình thường, nhưng 56,8% ( n = 158) bệnh nhân bị giảm bạch cầu. Trong
một nghiên cứu, những bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt đã già hơn đáng kể và có
nhiều khả năng mắc các bệnh tiềm ẩn (6), nhưng một nghiên cứu khác cho thấy những
phát hiện khác nhau (4). Theo hai nghiên cứu, bệnh nhân nhập viện tại khoa chăm sóc đặc
biệt (ICU) có nhiều khả năng mắc chứng khó thở hơn so với bệnh nhân không
ICU(4)(5). Trong số 13 bệnh nhân bị viêm phổi do SARS-CoV-2 được báo cáo ở Bắc
Kinh, 12 (92,3%) bị sốt với thời gian trung bình là 1,6 ngày trước khi nhập viện(7). Các
triệu chứng khác bao gồm ho (46,3%), tắc nghẽn đường thở trên(61,5%), đau cơ (23,1%)
và đau đầu (23,1%)(7). Mặc dù một số đặc điểm dịch tễ học đã được xác định, vẫn chưa
có sự khơng chắc chắn đáng kể và cần có thêm các nghiên cứu với thơng tin chi tiết từ các
trường hợp được xác nhận(8).
Sự bùng phát COVID-19 hiện tại vừa giống và khác với hội chứng hơ hấp cấp tính
nặng trước đó (SARS; 2002-2003) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS; 2012 - đang
diễn ra). SARS được bắt đầu bằng việc truyền zoonotic của một loại coronavirus mới (có
thể là từ dơi qua cầy hương) tại các chợ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. MERS cũng
được theo dõi để truyền bệnh từ một loại coronavirus mới (có thể là từ dơi thơng qua lạc
đà) ở Ả Rập Saudi(6). Cả 3 bệnh nhiễm virus thường có sốt và ho, thường dẫn đến bệnh
đường hơ hấp dưới với kết quả lâm sàng kém liên quan đến tuổi già và các tình trạng sức
khỏe tiềm ẩn. Xác nhận nhiễm trùng yêu cầu xét nghiệm axit nucleic của các mẫu đường
hơ hấp (ví dụ, gạc họng), nhưng chẩn đốn lâm sàng có thể được thực hiện dựa trên các
triệu chứng, phơi nhiễm và hình ảnh ngực(6).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố ổ dịch SARS có vào ngày 5 tháng 7
năm 2003. Tổng cộng có 8096 trường hợp SARS và 774 trường hợp tử vong trên 29 quốc
gia được báo cáo với CFR tổng thể là 9,6%. MERS vẫn chưa được bao gồm và do đó chịu
trách nhiệm cho 2494 trường hợp được xác nhận và 858 trường hợp tử vong trên 27 quốc
gia với CFR là 34,4%. Mặc dù CFR cao hơn nhiều đối với SARS và MERS, COVID-19
đã dẫn đến tổng số ca tử vong cao hơn do số lượng lớn các trường hợp. Tính đến cuối
ngày 18 tháng 2 năm 2020, Trung Quốc đã báo cáo 72 528 trường hợp được xác nhận
(98,9% tổng số toàn cầu) và 1870 trường hợp tử vong (99,8% tổng số tồn cầu). Điều này
có nghĩa là CFR thô hiện tại là 2,6%. Tuy nhiên, tổng số trường hợp COVID-19 có khả
năng cao hơn do những khó khăn cố hữu trong việc xác định và đếm các trường hợp nhẹ
và khơng có triệu chứng. Hơn nữa sự khơng chắc chắn này trong CFR có thể được phản
ánh bởi sự khác biệt quan trọng giữa CFR ở Hồ Bắc (2,9%) so với bên ngoài Hồ Bắc
(0,4%). Tuy nhiên, tất cả các CFR vẫn cần được giải thích một cách thận trọng và cần
phải nghiên cứu thêm.
Hầu hết việc truyền SARS và MERS thứ phát xảy ra trong môi trường bệnh
viện. Việc truyền COVID-19 đang diễn ra trong bối cảnh này cũng như các trường hợp
của 3019 đã được quan sát thấy ở các nhân viên y tế vào ngày 11 tháng 2 năm 2020 (trong
đó đã có 1716 trường hợp được xác nhận và 5 trường hợp tử vong). Tuy nhiên, đây không
phải là một phương tiện chính của lây lan COVID-19. Thay vào đó, có vẻ như truyền
đáng kể đang xảy ra giữa các liên hệ gần gũi. Đến nay, 20 tỉnh ngoài Hồ Bắc đã báo cáo
1183 cụm trường hợp, 88% trong số đó có từ 2 đến 4 trường hợp được xác nhận. Đáng
chú ý, 64% các cụm được ghi nhận cho đến nay là trong các hộ gia đình (Trung tâm kiểm
sốt và phịng ngừa dịch bệnh Trung Quốc trình bày cho Nhóm đánh giá của WHO vào
ngày 16 tháng 2 năm 2020). Do đó, mặc dù COVID-19 dường như dễ truyền hơn SARS
và MERS, và nhiều ước tính về số sinh sản COVID-19 (R0) đã được cơng bố, vẫn cịn quá
sớm để đưa ra ước tính R0 chính xác hoặc để đánh giá động lực của truyền dẫn. Cần nhiều
nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này.
Thực trạng tỷ lệ nhiễm COVID-19 trên thế giới:
Một loại coronavirus mới, trước đây được chỉ định là 2019-nCoV và hiện được gọi
là SARS-CoV-2, đã xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và nhanh chóng
lan rộng qua nhiều quốc gia ở châu Á và các nơi khác trên toàn thế giới. Sự cố này được
coi là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC) vào ngày 30 tháng 1 năm
2020(9). Đây là lần thứ 6 WHO tuyên bố PHEIC kể từ khi Quy định y tế quốc tế (IHR) có
hiệu lực vào năm 2005.
Tình trạng lâm sàng do SARS-CoV-2 gây ra đã được WHO chỉ định COVID-19.
Tính đến 21h29 ngày 26 tháng 3 năm 2020, WHO đã báo cáo tổng cộng 474.968 ca
nhiễm trên thế giới, có 81.285 trường hợp được xác nhận và 3.287 trường hợp tử vong ở
Trung Quốc. Trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc đã lên tới 197 quốc gia/vùng lãnh
thổ(10). Sự gia tăng nhanh chóng của nhiễm trùng và tử vong gây ra lo lắng, hoảng loạn,
kỳ thị, không tin tưởng và tin đồn trong cộng đồng.
Các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đã công bố và phân tích bộ gen của mầm bệnh
chịu trách nhiệm, SARS-CoV-2(11)(12)(13). Vào tháng 1 năm 2020, một nghiên cứu
phân tích dữ liệu về 425 trường hợp được xác nhận đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc đã
cung cấp bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người giữa các liên hệ gần gũi và cho
rằng các biện pháp ngăn chặn hoặc giảm lây truyền được thực hiện ở những người có
nguy cơ(14).
Hai nghiên cứu được cơng bố vào tháng 1 năm 2020 đã mô tả các đặc điểm dịch tễ
và lâm sàng của COVID-19 được xác nhận trong phịng thí nghiệm ở 41 và 99 bệnh nhân,
tương ứng ở Vũ Hán(3)(5). Vào ngày 9 tháng 2 năm 2020, một nghiên cứu liên quan đến
1.099 trường hợp được xác nhận trong phịng thí nghiệm tại 552 bệnh viện đã được công
bố trực tuyến để cung cấp một bản phân tích cập nhật về các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
của COVID-19 trên khắp Trung Quốc đại lục(15). Những phát hiện của nghiên cứu
khuyến khích sự thay đổi tập trung vào việc xác định và quản lý bệnh nhân ở giai đoạn
sớm hơn, trước khi tiến triển bệnh. Ngoài các trường hợp được xác nhận từ Trung Quốc,
một số báo cáo đã xác định các cụm trường hợp lây truyền tại địa phương ở các quốc gia
khác, làm tăng thêm sự hiểu biết về căn bệnh này.
Thực trạng tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại Việt Nam(16):
Thực trạng tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại Việt nam diễn ra rất phức tạp. Ngày
23/01/2020, Việt Nam xuất hiện ca mắc đầu tiên tại Nha Trang (Khánh Hòa), bệnh nhân
là người Trung Quốc đến du lịch tại Việt Nam. Sau những nỗ lực kiểm soát dịch, ngày
05/03/2020, Việt Nam trở lại công cuộc chống dịch COVID19 giai đoạn 2 với bệnh nhân
số 17. Trong giai đoạn từ ngày 23/01/2020 đến ngày 18/04/2020, Việt Nam có tổng số
268 ca dương tính với SARS-CoV-2. Chính Phủ Việt Nam đã quyết định thực hiện Cách
ly xã hội trên tồn quốc từ 1/4/2020. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định
Cách li toàn xã hội với các văn bản, quyết định, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng
tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; của Bộ Chính trị tại Thơng báo số 172TB/TW ngày 21/3/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 05/CT-TTg
ngày 28/1/2020; 06/CT-TTg ngày 31/1/2020, số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, số 16/CTTTg ngày 31/3/2020.
3.3.
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19
3.3.1. Trên thế giới
Kiến thức
Ngoài cúm theo mùa, báo cáo các mầm bệnh viêm phổi bao gồm adenovirus,
coronavirus 229E / NL63 / OC43, bocavirus con người, metapneumovirus ở người,
parainfluenza virus 1/2/3, rhinovirus và hô hấp hợp bào vi-rút A / B(17)(18)(19). Hơn
nữa, những vi-rút này có thể gây ra đồng nhiễm trong môi trường viêm phổi do vi khuẩn
mắc phải tại cộng đồng(20)(19)(18). Sử dụng các phương pháp phân tử, kiến thức về vai
trò của các loại virus này trong môi trường viêm phổi đã đạt được những tiến bộ đáng
kể(21)(22)(23). SARS-CoV-2 được phát hiện là một loại virus RNA đơn chuỗi có ý nghĩa
tích cực thuộc chi Betacoronavirus(24)(25)(26). Dựa trên những phát hiện điều tra bộ gen
và sự hiện diện của một số dơi và động vật sống trong chợ hải sản ở Vũ Hán, SARS-CoV2 có thể có nguồn gốc từ dơi hoặc phân dơi liên quan đến vật liệu bị ô nhiễm trong thị
trường hoặc khu vực xung quanh(27)(28).
Theo kết quả nghiên cứu của Deblina Roy và các cộng sự khi tìm hiểu về kiến thức
người dân Ấn Độ trong đại dịch COVID-19 năm 2020, thấy rằng những đối tượng tham
gia nghiên cứu có kiến thức ở mức độ trung bình về sự lây nhiễm và họ có đầy đủ kiến
thức về các biện pháp phịng ngừa COVID-19(29). Bên cạnh đó, có một mức độ hiểu biết
cao về đại dịch COVID-19 ở nhân viên y tế. Theo kết quả đánh giá kiến thức về COVID19 của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Hy Lạp, đa số các nhân viên y tế (88,28%)
có điểm kiến thức đạt mức độ khá trở lên(30). Một nghiên cứu khác tại Pakistan năm
2020 của M. Saqlain, với thang đo dựa trên khuyến cáo của WHO đã cho thấy có 93,2%
nhân viên y tế có kiến thức tốt (N=386)(31). Cũng trên đối tượng là nhân viên y tế, trong
nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành về COVID-19 của các nhân viên y tế ở Hà
Nam, Trung Quốc” năm 2020 chỉ ra nhân viên y tế có hiểu biết đầy đủ về COVID-19
chiếm 89%(32). Tuy nhiên, trong một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện dựa trên
web trong tuần đầu tiên của tháng 3 năm 2020 đã chỉ ra kiến thức của người tham gia về
các câu hỏi liên quan đến phương thức lây truyền và thời gian ủ bệnh của COVID-19 rất
kém, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể nhân viên y tế hiểu biết kém về sự lây truyền của COVID-
19 (n = 276, 61,0%) và triệu chứng khởi phát (n =288, 63,6%). Kết quả từ nghiên cứu này
cũng cho thấy có khoảng cách kiến thức đáng kể giữa bác sĩ và các nhân viên y tế khác.
Đa số NVYT (n = 338, 85,6%) đồng ý rằng việc giữ gìn vệ sinh tay, che mũi miệng khi
ho và tránh người bệnh có thể giúp ngăn ngừa lây truyền COVID-19. Hầu hết các bác sĩ
đồng ý rằng COVID-19 có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và tử vong (n = 115, 84%;
p = 0,04) và chăm sóc hỗ trợ là lựa chọn điều trị duy nhất hiện có (n = 114,83,2% ; p<
0.001)(33). Mặc dù, các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 và quần thể có nguy cơ
biến chứng được đa số các bác sĩ tiêu hóa và nội soi biết nhưng có tới 70% số người được
khảo sát khơng biết kiến thức về các biện pháp phịng ngừaCOVID-19(34).
Thái độ
Kết quả nghiên cứu của một cuộc khảo sát từ 662 đối tượng tại Ấn Độ năm 2020
đã chỉ ra người dân có thái độ sống tích cực, sẵn sàng tuân theo hướng dẫn của chính phủ
về kiểm dịch và giãn cách xã hội, tránh tiệc tùng, đi lại và giữ gìn vệ sinh. Đồng thời, mức
độ lo lắng được xác định trong nghiên cứu là cao, 80% người dân bận tâm đến những suy
nghĩ về COVID-19. Mọi người cho biết họ lo lắng, hoang tưởng về việc lây nhiễm bệnh
và rối loạn giấc ngủ trong đại dịch này (37,8% và 12,5% tương ứng)(29). Đa số các nhân
viên y tế đều có nhận thức tích cực về COVID-19. Khi đánh giá thái độ của các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe tại Hy Lạp, phần lớn người tham gia (71%) đều đồng ý với lệnh
cấm đi lại tạm thời(30). Theo Akshaya Srikanth Bhagavathula và các cộng sự khi tìm hiểu
thái độ của nhân viên y tế, 87% (n = 394) cho rằng rửa tay bằng xà phịng và nước có thể
giúp ngăn ngừa lây truyền COVID-19; 84,3% (n = 394) biết rằng các triệu chứng xuất
hiện sau 2-14 ngày. Đa số nhân viên y tế cho rằng bệnh nhân ốm nên chia sẻ tiền sử đi lại
gần đây của họ (n = 420, 92,7%), tiêm phịng cúm là khơng đủ để ngăn ngừa COVID-19
(n = 411, 90,7%), tỷ lệ người tham gia cho rằng COVID-19 thì khơng gây tử vong cịn
cao (n = 401, 88,5%). Bên cạnh đó, chỉ có 20,9% (n = 95) nhân viên y tế trả lời “khơng”
khi được hỏi về việc ăn thịt nấu chín trong đợt bùng phát(33).Một kết quả khác từ nghiên
cứu của M.Saqlain năm 2020 khi tìm hiểu thái độ về bệnh do COVID-19 của nhân viên y
tế cho thấy nhân viên y tế có thái độ tích cực [trung bình 8,43 (độ lệch chuẩn 1,78)(31).
Trong nghiên cứu của M.Zhang, tại Trung Quốc năm 2020, dựa trên bảng hỏi tự thiết kế
đã chỉ ra có 85% đối tượng tham gia lo sợ bản thân bị lây nhiễm vi rút(32).Tại Mỹ
Latinh, kết quả nghiên cứu của J. Ruiz-Manriquez và các cộng sự cho thấy vẫn còn
30% đối tượng tham gia nghiên cứu cho rằng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc là không
cần thiết(34).
Thực hành
Để giảm thiệt hại liên quan đến COVID-19, các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng
và sức khỏe cộng đồng được yêu cầu khẩn cấp để hạn chế sự lây lan của virus trên toàn
cầu. Kinh nghiệm từ giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi SARS-CoV-2 nhấn mạnh mạnh
rằng lịch sử du lịch, thay vì chụp X quang lồng ngực, có tầm quan trọng hàng đầu đối với
việc phát hiện sớm và phân lập các trường hợp viêm phổi SARS-CoV-2(35). Điều cần
thiết là phải hạn chế lây truyền từ người sang người để giảm nhiễm trùng thứ cấp giữa
những người tiếp xúc gần gũi và nhân viên y tế và để ngăn chặn các sự kiện khuếch đại
truyền dẫn và lan rộng ra quốc tế hơn nữa từ Trung Quốc.
Dựa trên kinh nghiệm quản lý nhiễm trùng MERS và SARS trước đây, WHO
khuyến cáo các biện pháp can thiệp kiểm soát nhiễm trùng để giảm nguy cơ lây nhiễm các
bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính, bao gồm tránh tiếp xúc gần với những người bị
nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính, rửa tay thường xun, đặc biệt là sau khi tiếp xúc trực
tiếp với người bệnh hoặc môi trường của họ, và tránh tiếp xúc không được bảo vệ với
trang trại hoặc động vật hoang dã. Hơn nữa, những người có triệu chứng nhiễm trùng
đường hơ hấp cấp tính nên thực hành nghi thức ho, đó là duy trì khoảng cách, che miệng
khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc quần áo dùng một lần(2).
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thiết lập hướng
dẫn lâm sàng tạm thời cho ổ dịch COVID-19 để thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm
làm chậm quá trình truyền SARS-CoV-2 ở Hoa Kỳ(36). Các biện pháp này bao gồm xác
định các trường hợp và liên hệ của họ ở Hoa Kỳ cũng như đánh giá và chăm sóc thích hợp
của khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục đến Hoa Kỳ.
Theo M.Saqlain và các cộng sự khi tìm hiểu việc thực hành liên quan đến COVID19 ở nhân viên y tế đạt tốt cao (88,7%, N=367), trong đó dược sĩ có nhiều khả năng thực
hành tốt hơn các nhân viên y tế khác (tỷ lệ chênh lệch 2,247, khoảng tin cậy 95% 1,11–
4,55, P= 0,025)(31). Từ kết quả nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành về COVID19 của các nhân viên y tế ở Hà Nam, Trung Quốc” trong tổng số 1357 đối tượng tham gia
nghiên cứu có 89,7% tuân thủ các thực hành đúng về COVID-19(32).
3.3.2. Tại Việt Nam
Kiến thức
Kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang phỏng vấn trực tiếp trên 354 sinh viên hệ bác
sĩ đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả kiến thức, thái độ của sinh viên
đối với đại dịch COVID-19, cho thấy phần lớn sinh viên Đại học Y Hà Nội đều có kiến
thức đúng về dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên chỉ có 49 người đã trả lời đúng cả 13 câu
hỏi (chiếm tỷ lệ 13,84%)(35). Một kết quả nghiên cứu khác của Giao Huỳnh và cộng sự
trên 327 nhân viên y tế cho thấy đa số nhân viên y tế có kiến thức tốt về phịng chống dịch
COVID-19, điểm kiến thức trung bình 8,17 ± 1,3 (khoảng 4-10). Tuy nhiên, chỉ có
khoảng 2/3 số người tham gia biết phương thức lây truyền, thời gian cách ly và điều trị
(lần lượt là 67,0%, 65,8% và 58,4%)(36). Khi tìm hiểu kiến thức về phòng chống các
bệnh lây qua đường hô hấp của người dân Hà Nội, Đào Hữu Thân và cộng sự đã báo cáo,
người dân biết nhiều nhất về những biểu hiện của bệnh là ho (62,7%), sốt (41,4%) và khó
thở (39,7%). Khi được hỏi về nguyên nhân, có 48,7% cho biết ngun nhân gây bệnh do
mơi trường ô nhiễm, sau đó là tiếp xúc với người mắc bệnh (39,2%), vệ sinh cá nhân kém
(37,1%), vẫn còn 20% người dân khơng có kiến thức về bệnh này, người dân ở khu vực
giáp ranh có kiến thức thấp nhất(37).
Thái độ
Theo báo cáo của Lê Minh Đạt và các cộng sự khi tìm hiểu thái độ của của sinh
viên đối với đại dịch COVID-19 đã chỉ ra 94,92% sinh viên sẵn sàng rửa tay bằng xà
phịng thường xun để có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm, 97,18% tin tưởng vào vai trò của
cán bộ, nhân viên y tế, 73,16% sinh viên hệ bác sĩ trường Y Hà Nội tình nguyện tham gia
vào cơng tác phịng chống dịch trong cộng đồng, 96,05% sẵn sàng đăng ký tiêm ngay lập
tức nếu có vắc-xin phòng bệnh COVID-19(35). Trong nghiên cứu “Kiến thức và thái độ
đối với COVID-19 của cán bộ y tế Bệnh viện quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2020
đã cho thấy đa số nhân viên y tế có thái độ tích cực, cụ thể điểm thái độ trung bình 1,86 ±
0,43 (từ 1-5), trong đó82,3% có thái độ tích cực về nguy cơ cá nhân và 79,8% các thành
viên trong gia đình mắc bệnh(36).
Thực hành
Mọi nỗ lực đang được thực hiện để làm chậm sự lây lan của bệnh nhằm cung
cấp thời gian chuẩn bị tốt hơn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và cộng đồng, để
mơ tả rõ hơn COVID-19, để hướng dẫn các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng và
phát triển chẩn đoán, điều trị và vắc-xin kịp thời(36).
Cho đến nay, chúng tơi chỉ tìm thấy những nghiên cứu trong và ngồi nước với
mục đích nghiên cứu cắt ngang, mô tả các đặc điểm dịch tễ của hiện trạng địa phương
nhiễm COVID19 ở cấp độ quốc gia. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng
kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) hành về phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là
ở sinh viên. Chúng tơi hy vọng nghiên cứu này có thể cung cấp thêm nhiều bằng
chứng khoa học phục vụ cho việc chống phơi nhiễm các bệnh truyền nhiễm nói chung
và bệnh viêm đường hơ hấp do COVID-19 nói riêng.
3.4. Các yếu tố liên quan
Kiến thức
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Giao Huỳnh và cộng sự đã chỉ ra có mối
tương quan nghịch giữa điểm kiến thức và điểm thái độ (r = -0,21, p <0,001). Ngoài ra,
các nhân viên y tế thường sử dụng mạng xã hội để tự thông báo về COVID-19
(91,1%)(36). Trong nghiên cứu của Dimitrios Papagiannis tại Hy Lạp năm 2020 cho thấy
điểm kiến thức có liên quan đáng kể với cả điểm thái độ (p = 0,011) và điểm thực hành
( p <0,001), cụ thể những đối tượng có điểm kiến thức cao thể hiện nhận thức tích cực
hơn về các biện pháp phịng ngừa và sẽ thực hành nhiều biện pháp phòng ngừa
hơn(30). Điều này cũng đã được thể hiện trong báo cáo của S.BAkshaya năm 2020, kiến
thức có thể ảnh hưởng đến nhận thức của NVYT do kinh nghiệm và niềm tin trong quá
khứ của họ. Nó có thể trì hỗn việc nhận biết và xử lý các bệnh nhân COVID-19 tiềm
năng trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và nhận thức của NVYT đối với
COVID-19 vẫn chưa rõ ràng(33).
Thái độ
Thái độ của người dân có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới việc thực hành
phịng chống dịch bệnh của họ. Trong nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực
hành đối với Coronavirus mới (SARS-CoV-2) của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở
Hy Lạp trước thời kỳ bùng phát” đã chỉ ra, điểm thái độ có liên quan đáng kể với điểm
thực hành ( p= 0,009), cụ thể các đối tượng có điểm số thái độ cao hơn có nhiều khả năng
thực hiện các hoạt động phòng chống lây truyền COVID-19 hơn(30).
Phương tiện truyền thông
Theo nghiên cứu “Kiến thức và nhận thức về COVID-19 của nhân viên chăm sóc
sức khỏe: Nghiên cứu cắt ngang” năm 2020, hầu hết những người tham gia (n = 276,
61,0%) đã sử dụng mạng xã hội để lấy thông tin về COVID-19.Khi được hỏi nguồn thông
tin đáng tin cậy về COVID-19 của những người tham gia, các nguồn chính được đề cập là
các trang web chính thức của chính phủ và mạng xã hội. Khoảng 30% (n = 134) người
tham gia báo cáo rằng họ sử dụng phương tiện truyền thơng tin tức (TV / video, tạp chí,
báo và đài) và mạng xã hội (Facebook, Twitter, WhatsApp, YouTube, Instagram,
Snapchat) để lấy thông tin về COVID -19. Hơn nữa, gần 40% (n = 179) người tham gia
đôi khi thảo luận về các chủ đề liên quan đến COVID-19 với gia đình và bạn bè(33).
Mặc dù sự cải thiện của truyền thơng internet phần lớn giúp tăng cường sự sẵn có
và phổ biến kiến thức nhưng internet cũng có khả năng phát triển và lan truyền thông tin
sai lệch hoặc tin tức giả mạo(13). Thu thập thông tin từ các nguồn chính thống là then
chốt để cung cấp dữ liệu minh bạch và đáng tin cậy về sự lây nhiễm COVID-19 và là điều
cần thiết cho sự chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh này. Tuy nhiên, một phát hiện đáng quan
tâm là hơn 61% (n = 278) NVYT sử dụng mạng xã hội như một nguồn thơng tin. Hiện
tại, có rất nhiều thơng tin đa dạng có sẵn trên internet, bao gồm cả thông tin độc hại chưa
được xác minh, có thể lan truyền nhanh chóng và gây hiểu lầm. Đặc biệt, các cơ quan y tế
và các nhà khoa học đã cảnh báo rằng thông tin sai lệch phổ biến về COVID-19 là một
mối quan tâm nghiêm trọng gây ra tâm lý bài ngoại trên tồn thế giới(33). Chính phủ nên
có trách nhiệm cung cấp kiến thức chính xác và làm rõ thông tin sai lệch để giúp công
chúng đối mặt với nhiễm trùng mớinày[13]. Các thông tin cập nhật thường xuyên và
thông điệp truyền thông rõ ràng, minh bạch về COVID-19 thơng qua các phương tiện
truyền thơng chính thức và xã hội là những đóng góp quan trọng trong việc thay đổi hành
vi của cộng đồng đối với việc đeo khẩu trang, rửa tay và cách xa xã hội, kể từ tháng 2
năm 2020 (38).
Các yếu tố liên quan khác
Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi tác và nghề nghiệp cũng có liên quan đến kiến
thức khơng đầy đủ và nhận thức kém về COVID-19, sự khác biệt giữa các nhóm trả lời là
có ý nghĩa thống kê ( p< 0.001)(33). Ngoài ra, khu vực sống khác nhau, tiếng mẹ đẻ và
tình trạng kinh tế cũng có mối liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành COVID19(39).
4. KHUNG LÝ THUYẾT
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch COVID-19 gây ra của sinh viên một số ngành học tại Hà
Nội và các YTLQ
-
-
KIẾN THỨC
Kiến thức chung về bệnh VĐHHC do
chủng mới của virus Corona
Các biện pháp phòng chống dịch
Vệ sinh tay
Đeo khẩu trang
YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tuổi
Giới
Ngành học
Nơi ở
Nguồn tiếp cận thông tin
THỰC HÀNH
-
-
THÁI ĐỘ
Thái độ chung về việc phòng chống
dịch
Đeo khẩu trang
Vệ sinh tay
Những người đến từ vùng dịch
Vệ sinh tay
Vệ sinh ăn uống
Vệ sinh nhà cửa
Đeo khẩu trang
Tập thể dục
Những khuyến cáo chúng của BY
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
5.2.
Đối tượng nghiên cứu
5.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên cử nhân chính quy của ba trường
Đại học trên địa bàn Hà Nội năm 2019-2020: Trường Đại học Y tế
Cơng Cộng, Học viện Báo trí tun truyền, Đại học Bách khoa.
5.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
-
Sinh viên thuộc hệ cử nhân chính quy đang theo học tại Trường Đại học Y tế
cơng cộng, Học viện Báo trí tun truyền, Đại học Bách khoa năm 2019-2020.
-
Sinh viên có đầy đủ sức khỏe về mặt thể chất và tâm thần.
-
Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.
5.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
5.3.
Sinh viên vắng mặt tại trường trong thời điểm thu thập số liệu.
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
5.3.1. Thời gian: Từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020
5.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại ba trường Đại
học trên địa bàn Hà Nội gồm: Đại học Y Tế Công cộng, Học viện
báo trí tuyên truyền, Đại học Bách khoa.
5.4.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
5.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu một tỷ lệ đối với phương pháp chọn mẫu cụm:
𝑛=
2
𝑧1−
𝛼 × 𝑝(1 − 𝑝)
2
𝑑2
× 𝐷𝐸
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95%, có α = 0,05
Z: Hệ số tin cậy, với α=0,05 độ tin cậy là 95%, tra bảng ta có Z=1,96