Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.88 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

iii

<b>MỤC LỤC </b>



<b>Lời cam đoan ... i </b>


<b>Lời cảm ơn ... ii </b>


<b>Mục lục ... iii </b>


<b>Danh mục các từ viết tắt ... vii </b>


<b>Danh mục bảng biểu ... viii </b>


<b>Tóm tắt luận văn ... ix </b>


<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>


1. Lý do chọn đề tài ... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3


2.1 Mục tiêu chung ... 3


2.2 Mục tiêu cụ thể ... 3


3. Phương pháp nghiên cứu ... 4


4. Phạm vi giới hạn đề tài ... 5


4.1 Phạm vi nội dung ... 5



4.2 Phạm vi không gian ... 5


4.3 Phạm vi thời gian ... 5


5. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát ... 5


5.1 Đối tượng nghiên cứu... 5


5.2 Đối tượng khảo sát ... 5


6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ... 5


7. Kết cấu luận văn ... 8


<b>CHƢƠNG 1</b> <b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI GIAO </b>
<b>CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI </b>
<b>NGƢỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƢỚI 16 TUỔI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT </b>
<b>NAM ... 9 </b>


1.1 Những vấn đề lý luận về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 9


1.1.1 Khái niệm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Luật Hình sự Việt Nam ... 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

iv


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

v


đủ 13 đến dưới 16 tuổi với tội mua dâm người dưới 18 tuổi ... 31



<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ... 34 </b>


<b>CHƢƠNG 2</b> <b>THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT </b>
<b>ĐỐI VỚI TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH </b>
<b>DỤC KHÁC VỚI NGƢỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƢỚI 16 TUỔI ... 35 </b>


2.1 Tình hình xét xử đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 35


2.2 Thực tiễn định tội danh theo yếu tố cấu thành tội phạm và những hạn chế, bất cập
trong quá trình áp dụng của pháp luật đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 40


2.2.1 Định tội danh theo khách thể và đối tượng tác động của tội phạm ... 40


2.2.2 Định tội danh theo mặt khách quan của tội phạm ... 41


2.2.3 Định tội theo mặt chủ quan của tội phạm ... 44


2.2.4 Định tội theo chủ thể của tội phạm ... 47


2.2.5 Định tội danh trong việc chuyển hóa hành vi phạm tội từ việc giao cấu trái ý
muốn sang đồng thuận ... 50


2.2.6 Thực tiễn áp dụng khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 ... 51


2.3 Đánh giá tổng quát thực tiễn quyết định hình phạt tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 54



2.4 Nguyên nhân của một số hạn chế, bất cập trong quá trình định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 59


2.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan ... 59


2.4.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan ... 61


<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ... 64 </b>


<b>CHƢƠNG 3</b> <b>CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP </b>
<b>LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN </b>
<b>HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƢỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƢỚI 16 TUỔI .... 65 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vi


3.1.1 Yêu cầu bảo đảm thực hiện đúng pháp chế xã hội chủ nghĩa ... 65


3.1.2 Yêu cầu bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu của cải cách tư pháp đã đề ra .... 65


3.1.3 Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự đối với các
tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi ... 66


3.2 Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự đối với
tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi ... 68


3.2.1 Giải pháp chung ... 68



3.2.1.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ... 68


3.2.1.2 Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 đến dưới 16 tuổi ... 71


3.2.1.3 Nâng cao năng lực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng ... 72


3.2.1.4 Tăng cường cơng tác hướng dẫn, giải thích pháp luật về tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy
định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015... 75


3.2.2 Các giải pháp cụ thể bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi ... 82


3.2.2.1 Giải pháp nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng ... 82


3.2.2.2 Các giải pháp khác ... 84


<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ... 87 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 88 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

vii


<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>




BLHS


BLHS năm 2015
BLTTHS


CQTHTT
ĐTD
CTTP
TNHS
THTT
XHTD


: Bộ luật Hình sự


: Bộ luật Hình sự năm 2015
: Bộ luật Tố tụng Hình sự
: Cơ quan tiến hành tố tụng
: Định tội danh


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

viii


<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>



Bảng 2.1 Tỷ lệ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi và các loại án hình sự khác đã


xét xử giai đoạn 2017-2019 ... 36


Bảng 2.2 Tỷ lệ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi đã xét xử giai đoạn 2017-2019
... 36



Bảng 2.3 Cơ cấu về dân tộc của người phạm tội ... 37


Bảng 2.4 Cơ cấu về độ tuổi của người phạm tội ... 37


Bảng 2.5 Cơ cấu về trình độ học vấn của người phạm tội ... 38


Bảng 2.6 Cơ cấu về nghề nghiệp của người phạm tội ... 38


Bảng 2.7 Quyết định hình phạt ... 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ix


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là loại tội phạm nguy hiểm, gây ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển về mặt tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi, xâm phạm
quyền bất khả xâm phạm về tự do tình dục, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của người
dưới 16 tuổi. Để ngăn ngừa loại tội phạm này trong những năm qua các cấp có thẩm
quyền đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác
và điều tra xử lý nghiêm minh các loại tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội này vẫn cịn tồn tại những
thiếu sót, hạn chế. Ngun nhân chủ yếu là do trình độ, bản lĩnh của một số người tiến
hành tố tụng còn hạn chế, sự bất cập của Bộ luật Hình sự năm 2015,…dẫn đến việc áp
dụng pháp luật chưa đồng bộ làm cho việc giải quyết vụ án chưa đúng và chưa thỏa
đáng trong việc định tội danh và trong áp dụng pháp luật hình sự. Chính vì vậy, người
viết muốn đi sâu phân tích đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, được quy định tại Điều 145 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 để góp phần làm rõ về mặt lý luận cấu thành cơ bản, cấu thành
tăng nặng của tội phạm; làm rõ cơ sở thực tiễn trong việc định tội danh. Xuất phát từ


<i><b>các lý do nêu trên người viết chọn đề tài: “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan </b></i>
<i><b>hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt </b></i>
<i><b>Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học của mình. </b></i>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia thành 03 chương, cụ thể như sau:


Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Luật Hình
sự Việt Nam. Tại chương 1, người viết đã khái quát sơ lược về lịch sử hình thành của
tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16. Trên cơ sở mô tả dấu hiệu cơ bản người viết đã phân tích các yếu tố cấu thành
tội phạm của tội danh, người viết cịn phân tích thêm các dấu hiệu đặc trưng của các
tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

x


kết quả đạt được và những khó khăn, bất cập trong việc định tội danh và trong thực
tiễn khi áp dụng pháp luật hình sự. Người viết trình bày nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, chỉ ra những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến định tội danh và quyết định hình phạt sai.


Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng qui định của pháp luật về tội
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi. Từ những vướng mắc, bất cập trong việc định tội danh và quyết định
hình phạt mà người viết đã phân tích tại chương 2, người viết sẽ đề ra một số yêu cầu
và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định pháp luật hình sự và đề xuất các cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn và giải thích rõ việc áp dụng pháp
luật mà địa phương còn vướng mắc, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 145
Bộ luật Hình sự năm 2015 để góp phần nâng cao chất lượng giải quyết những vụ án


liên quan đến tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1


<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>



<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Người dưới 16 tuổi, là những mầm non và là lớp người kế thừa sự nghiệp tương
<b>lai của đất nước nên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn </b>
bản chỉ đạo các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ, chăm lo các quyền và môi
trường sống của các em được an tồn và lành mạnh, được phát triển hài hịa, tồn diện,
có nhiều chính sách, các loại quỹ hỗ trợ trẻ em để giảm tỷ lệ đói nghèo, có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được quan tâm,….Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp ngăn ngừa đấu
tranh để bảo vệ người dưới 16 tuổi, tuy nhiên, tình trạng: bóc lột sức lao động của
người dưới 16 tuổi vẫn còn tiếp diễn, nhiều em phải sống lang thang không nơi nương
tựa, vấn nạn xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trong thời gian qua luôn diễn biến
phức tạp và với chiều hướng gia tăng. Phần lớn, khi bị xâm hại các em rất hoang mang
nên thường khơng dám kể lại với gia đình.


Thực trạng đáng lên án ở đây đối tượng xâm hại các em khơng chỉ là hàng xóm
mà cịn có cả họ hàng và chính cả những người thân trong gia đình. Thủ đoạn của các
đối tượng rất tinh và thường hay sử dụng là cho quà các em hay cho các em xem điện
thoại có hình ảnh khiêu dâm, phim ảnh đồi trụy hoặc cho tiền các em, thậm chí sau khi
đã thực hiện xong hành vi các đối tượng đe dọa và cấm các em không được kể lại cho
bất kỳ ai nghe, nếu không sẽ bị giết,.. Hành vi xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi
không những để lại sự tổn thương lớn về tinh thần, về sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm mà nổi ám ảnh này còn đi theo các em đến suốt cuộc đời, thậm chí làm cho các
em bị rối loạn về tinh thần và nhân cách, có thể nói sự tổn hại này khơng có gì có thể


bù đắp được. Vì vậy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ các em tránh mọi sự xâm hại là
trách nhiệm chung của tồn xã hội chứ khơng phải của riêng ai. Mỗi người chúng ta
cần phải chung tay để đảm bảo cho các em có một mơi trường học tập, vui chơi, sinh
sống thực sự an toàn và lành mạnh, đồng thời đảm bảo mọi hành vi xâm hại đến người
dưới 16 tuổi đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.


Theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội trung bình cứ 8 giờ trơi
qua lại có 01 trẻ em Việt Nam bị xâm hại 1 và theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp
quốc tại Việt Nam thì có 93 % thủ phạm là người quen của nạn nhân, 47% thủ phạm là




1<sub>Bích Phượng (2017), “Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em”,[ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2


họ hàng người trong gia đình2. Trong khoảng thời gian gần đây, trên phạm vi tồn
quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng, nhóm các tội xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi xảy ra rất nhiều như: Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi và trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có chiều hướng gia tăng cả về số
lượng và cả về tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội
này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của các em và gây hoang mang
cho các bậc cha mẹ có con em là bé gái. Riêng về khía cạnh xã hội thì gây nên sự bức
xúc và bất bình trong quần chúng nhân dân, tác động tiêu cực đến môi trường sống
xung quanh và để lại hậu quả hết sức nặng nề cho xã hội.


Thời gian qua, trong quá trình giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm và
trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy định tại Điều 145 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 đã bộc lộ khơng ít khó khăn, bất cập, có nhiều quan điểm xử lý


chưa thống nhất dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa đồng bộ làm cho việc giải quyết
vụ án chưa đúng và chưa thỏa đáng trong việc định tội danh hay áp dụng chưa đúng
với các quy định của pháp luật hình sự. Bởi vì, tại Điều 145 của Bộ luật Hình sự năm
<i>2015 có bổ sung thêm “hành vi quan hệ tình dục khác ”, tuy tính đến thời điểm hiện </i>
nay đã có văn bản quy phạm pháp luật của ngành hướng dẫn hành vi như thế nào là
<i>“giao cấu” và hành vi như thế nào là hành vi “quan hệ tình dục khác”, tuy nhiên với </i>
hướng dẫn này vẫn còn những điểm bất cập chưa rõ ràng cho nên trong q trình áp
dụng sẽ có nhiều cách hiểu và nhiều quan điểm khác nhau, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng
áp dụng áp luật tùy tiện theo ý chí chủ quan sẽ dẫn đến tình trạng định tội danh sai, bỏ
lọt tội phạm hoặc làm oan người vơ tội.


Chính vì vậy, người viết muốn đi sâu phân tích đối với tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy
định tại Điều 145 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 để góp
phần làm rõ về mặt lý luận cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng của tội phạm; làm rõ
cơ sở thực tiễn trong việc định tội danh, chủ thể, khách thể của tội phạm bị xâm hại,
<i>đồng thời làm rõ thêm một số khái niệm như "giao cấu" và " hành vi quan hệ tình dục </i>
<i>khác" được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. </i>
<i><b>Xuất phát từ các lý do nêu trên người viết chọn đề tài "Tội giao cấu hoặc thực hiện </b></i>


2<sub> Bích Phượng (2017), “Phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em”,[ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

3


<i><b>hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật </b></i>
<i><b>hình sự Việt Nam" để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học của mình. </b></i>


<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1 Mục tiêu chung </b>



Để thực hiện đề tài này, người viết đã nghiên cứu trên cơ sở lý luận, các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đồng thời kết hợp với thực tiễn định tội
danh và quyết định hình phạt đối với tội này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm chỉ ra
các điểm hợp lý và bất hợp lý trong việc thực hiện những quy định pháp luật hiện hành
từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như tăng cường hướng
dẫn áp dụng đúng pháp luật để bảo đảm cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử đúng
người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ
trật tự an tồn xã hội tại địa phương, bảo vệ quyền con người đồng thời nhằm nâng cao
chất lượng áp dụng pháp luật đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng và có thể
áp dụng để xử lý tội này đối với các địa bàn khác trong cả nước.


<b>2.2 Mục tiêu cụ thể </b>


<i>Luận văn nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình </i>
<i>dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt Nam” nhằm </i>
hướng đến luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra như:


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về: Khái niệm người dưới 16 tuổi và các đặc
điểm của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam;


- Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý và hình phạt áp dụng với tội phạm này theo
BLHS năm 2015;


- Lịch sử phát triển của Luật Hình sự Việt Nam đối với quy định về tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;



- Phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13
<i><b>tuổi đến dưới 16 tuổi với một số loại tội phạm XHTD người dưới 16 tuổi khác theo </b></i>
<i><b>quy định của BLHS năm 2015; </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

4


dưới 16 tuổi của TAND tỉnh Trà Vinh từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó rút ra được
những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và những nguyên nhân của nó;


- Nghiên cứu đặc điểm, diễn biến tình hình, phương thức và thủ đoạn tội phạm,
từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.


- Đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi trong BLHS hiện hành theo tiến trình cải cách tư pháp.


<b>3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nước về tình hình xử lý hình sự đối với các hành vi XHTD người dưới 16 tuổi. Luận
văn còn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử:


- Phương pháp nghiên cứu pháp lý truyền thống: Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu trong Chương 1. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
các khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ được sử dụng trong Chương 1,


được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, so sánh các khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu
pháp lý của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi qua lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam.


- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích: Được sử dụng trong Chương 2 để
thu thập, tổng hợp số liệu và phân tích các số liệu trên cơ sở các báo cáo từ năm 2017
đến năm 2019 về số vụ án đã đưa ra xét xử liên quan đến tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi của Tòa án nhân dân tỉnh
Trà Vinh.


- Phương pháp đánh giá, quy nạp: Được sử dụng ở Chương 2 để đánh giá những
tác động của các quy định pháp luật về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

90


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>VĂN BẢN PHÁP LUẬT </b>


[1] Hiến pháp năm 1992.
[2] Hiến pháp năm 2013.


[3] Bộ luật Hình sự (Luật số 17-LCT/HĐNN7) năm 1987.
[4] Bộ luật Hình sự (Luật số 15/1999/QH) năm 1999.
[5] Bộ luật Hình sự (Luật số 12/2017/QH14) năm 2017
[6] Luật Trẻ em (Luật số 102/2016/QH13) năm 2016.


[7] Thông tư liên tịch số


06/2018/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/ 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng và Bộ Lao động thương
binh và xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng
hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.


[8] Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày
25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Tịa án nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương
XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của BLHS năm
1999.


[9] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.


[10] Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.


[11] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.


[12] Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình
sự, Hà Nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

91
[14] Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.


[15] Công văn 68/TANDTC-PV ngày 08/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về
việc xử lý các vụ án liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em.



[16] Báo cáo thống kê số liệu xét xử các vụ án hình sự năm 2017 của Tịa án nhân
dân tỉnh Trà Vinh.


[17] Báo cáo thống kê số liệu xét xử các vụ án hình sự năm 2018 của Tịa án nhân
dân tỉnh Trà Vinh.


[18] Báo cáo thống kê số liệu xét xử các vụ án hình sự năm 2019 của Tòa án nhân
dân tỉnh Trà Vinh.


[19] Bản án số 21/2018/HSST, xét xử bị cáo Nguyễn Quốc Dũng về tội giao cấu với
trẻ em của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. khoản 2 Điều
115 Bộ luật hình sự năm 1999.


[20] Bản án số 32/2018/HSST, xét xử bị cáo Thạch Phi Thảo về tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi, của Tòa án nhân dân huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.


[21] Bản án số 17/2017/HSST, xét xử bị cáo Trần Chấn Phong về tội giao cấu với
trẻ em của Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


[22] Bản án số 21/2017/HSST, xét xử bị cáo Thạch Vi Đa về tội giao cấu với trẻ em
của Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


[23] Bản án số 31/2019/HSST, xét xử bị cáo Thạch Minh Thượng về tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
[24] Bản án số 09/2019/HSST, xét xử bị cáo Lâm Vĩnh Chí về tội giao cấu hoặc


thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới


16 tuổi của Tòa án nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.


[25] Bản án số 20/2017/HSST, xét xử bị cáo Lâm Văn Bé về tội cưỡng dâm trẻ em”
của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.


[26] Bản án số 27/2017/HSST, xét xử bị cáo Thạch Ché về tội giao cấu với trẻ em”
của Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


[27] Bản án số 10/2017/HSST, xét xử bị cáo Cao Hữu Nhân về tội giao cấu với trẻ
em, của Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

92


em của Tòa án nhân dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.


[29] Bản án số 31/2019/HSST, xét xử bị cáo Bùi Trọng nghĩa về tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi của Tòa án nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.


[30] Bản án số 54/2017/HS-ST, xét xử bị cáo Bùi Phước Lâm về tội giao cấu với trẻ
em của Tòa án nhân dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.


<b>TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT </b>


<i>[31] Phạm Văn Beo (2008), Luật Hình sự Việt Nam – quyển 1 phần chung, Nxb </i>
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


[32] Nguyễn Văn Hùng (2003), “Quy định về tội hiếp dâm trẻ em trong pháp luật
<i>hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và hướng hoàn thiện”, Tạp Chí Khoa </i>
<i>học Cảnh sát nhân dân, (số 02/2003) </i>



[33] Phạm Hồng Hải (2003), “Các quy định của pháp luật về hoạt động phòng
chống tội phạm xâm hại trẻ em – thực trạng và phương hướng hồn
<i>thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 5/2003). </i>


[34] Phạm Mạnh Hùng, (2003), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về
<i>các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (số </i>
12/2002).


<i>[35] Uông Chu Lưu (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Chính </i>
trị Quốc gia, Hà Nội.


<i>[36] Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao </i>
động, Hà Nội.


<i>[37] Dương Minh Hoàng (2017), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình </i>
<i>dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Tiền </i>
<i>Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội. </i>


<i>[38] Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Thị Quang Vinh, Cao Văn Hào (2013), Giáo </i>
<i>trình Luật Hình sự Việt Nam- quyển 1, 2 phần các tội phạm, Nxb Hồng </i>
Đức.


[39] Đỗ Đức Hà (2010), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các
<i>tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người”, Tạp Chí nghiên cứu </i>
<i>pháp luật điện tử. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

93


<i>danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp. </i>


<i>[41] Hà Quang Minh (2018), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục </i>
<i>khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, </i>
Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, (truy cập ngày 01/4/2019),
trang 13-14.


<i>[42] Nguyễn Ngọc Minh (2014), Quy định của pháp luật hình sự đối với việc xử lý </i>
<i>tội phạm xâm hại tình dục trẻ em- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ </i>
yếu hội thảo xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam – Nguyên nhân và giải
pháp phòng chống, Học viện Cảnh sát nhân dân.


<i>[43] Hồ Thị Nhung (2014), Các tội xâm hại tình dục trẻ em – Quy định của pháp </i>
<i>luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu và so sánh với một số nước, Luận </i>
văn thạc sĩ luật học trường Đại học Quốc gia, Hà Nội (truy cập ngày
01/4/2019).


<i>[44] Cao Thị Oanh và các cộng sự (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - phần </i>
<i>các tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam Phạm Văn Beo (2008), Luật Hình </i>
sự Việt Nam – quyển 2 phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.


<i>[45] Đinh Văn Quế, (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 –Phần thứ hai: </i>
<i>các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con </i>
<i>người, Nxb Thông tin và Truyền thông. </i>


<i>[46] Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật Hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb, Lao </i>
động, Hà Nội.


<b>TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ </b>


[47] Phúc Bình (2019), “Phạt tù thầy giáo giao cấu với nữ sinh 14 tuổi đến mang


thai”, [
-den-mang-thai/c/32796342.epi] (truy cập ngày 25/11/2019).


[48] Dương Tuyết Miên (2010), “Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong tội phạm
học”,[ />86_18678_293201214438DuongTuyetMien.pdf] (truy cập ngày
20/7/2019).


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

94
ngày 12/9/2019).


[50] Hữu Phạm (2019), “Sắp có nghị quyết xác định rõ nữ cũng là chủ thể của tội
<i>hiếp dâm”, Thư viện Pháp luật, </i>
[ />su-phap-luat/thoi-su/23895/sap-co-nghi-quyet-xac-dinh-ro-nu-cung-la-chu-the-cua-toi-hiep-dam] (truy cập ngày : 10/6/2019).


[51] Từ điển mở Wiktionary 2017), “Giao cấu”,[
giao_c%E1%BA%A5u#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t] (truy
cập ngày 05/5/2019).


[52] Phan Văn Toàn, (2019), “Về hành vi quan hệ tình dục khác”,
[ ( truy
cập ngày 23/7/2019).


</div>

<!--links-->
<a href=' chu-the-cua-toi-hiep-dam'>[ </a>
Những vấn đề khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự việt nam hiện hành
  • 71
  • 1
  • 8
  • ×