Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, hà nội năm 2020 nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo EQ 5d 5l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VIỆT ANH

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ,
HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2020: NGHIÊN CỨU
CẮT NGANG SỬ DỤNG THANG ĐO EQ-5D-5L

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VIỆT ANH

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ,
HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2020: NGHIÊN CỨU
CẮT NGANG SỬ DỤNG THANG ĐO EQ-5D-5L

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Tự Hoàng

HÀ NỘI, 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Em xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Tự Hoàng, giảng viên trường Đại học Y tế
cơng cộng, đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình
xây dựng đề cương này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong thư viện trường Đại học Y tế
công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em có cơ hội tìm hiểu thơng tin, thu thập
tài liệu về chủ đề khóa luận.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và anh chị đã ln bên
cạnh ủng hộ, giúp đỡ và hết lòng hỗ trợ em về mặt tinh thần cũng như chia sẻ các
kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian xây dựng đề tài khóa
luận.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2020


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................... vi
TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG ...................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................4
1.1.

Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................4


1.1.1.

Chất lượng cuộc sống....................................................................................4

1.1.2.

Người cao tuổi................................................................................................5

1.1.3.

Tăng huyết áp .................................................................................................5

1.2.

Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi ........................................................7

1.2.1.

Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên Thế giới .........................7

1.2.2.

Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam .........................8

1.3.

Tác động của tăng huyết áp lên cuộc sống của người cao tuổi .......................9

1.4.


Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp... 11

1.4.1.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ............................ 11

1.4.2.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp
13

1.4.2.1.

Trên Thế giới ........................................................................................... 13

1.4.2.2.

Tại Việt Nam ........................................................................................... 15

1.5. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng
huyết áp .......................................................................................................................... 17
1.5.1.

Đặc điểm nhân khẩu học............................................................................ 17

1.5.2.

Hành vi sức khỏe ........................................................................................ 21

1.5.3.


Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi................................................... 23

1.5.4.

Kết nối xã hội .............................................................................................. 25

1.6.

Giới thiệu về các thang đo chất lượng cuộc sống .......................................... 27

1.7.

Khung lý thuyết.................................................................................................. 32

1.8.

Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 34
2.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 34


ii

2.2.

Thời gian và địa điểm........................................................................................ 34


2.3.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 34

2.4.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 34

2.4.1.

Cỡ mẫu ......................................................................................................... 34

2.4.2.

Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 35

2.5.

Biến số................................................................................................................. 36

2.6.

Đo lường biến số ................................................................................................ 49

2.7.

Phương pháp và quy trình thu thập số liệu ..................................................... 52

2.7.1.


Công cụ thu thập số liệu ............................................................................ 52

2.7.2.

Điều tra viên, giám sát viên:...................................................................... 52

2.7.3.

Quy trình thu thập số liệu .......................................................................... 52

2.8.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 54

2.9.

Vấn đề đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 54

2.10.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục........................... 55

2.10.1.

Dự kiến hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 55

2.10.2.

Sai số gặp phải và biện pháp khắc phục .............................................. 55


CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................ 57
3.1.

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 57

3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại
thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội............................................................... 63
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc
tăng huyết áp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội ................................. 67
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN ........................................................................... 79
DỰ KIẾN KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 82
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 97
Phụ lục 1: Giấy mời tham gia nghiên cứu ................................................................. 97
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi ................................................................................................... 99
Phụ lục 4: Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................... 109
Phụ lục 5: Dự tốn kinh phí đề tài ............................................................................ 113


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

Bộ câu hỏi

CLCS


Chất lượng cuộc sống

DALY

Disability Adjusted Life Year
(Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật)

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

EQ 5D 5L

EuroQoL 5-dimension 5-level
(Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống của Châu
Âu, 5 câu hỏi)

EQ VAS

EuroQoL Visual Analogue Scale
(Thang đo trực quan, 1 câu hỏi)

KTC

Khoảng tin cậy

LSNS – 6

Lubben Social Network Scale 6 items
(Thang đo mạng lưới xã hội của Lubben, 6 câu hỏi)


NCT

Người cao tuổi

NCV

Nghiên cứu viên

SF 36

The Short Form – 36
(Bộ cơng cụ khảo sát tình trạng sức khỏe, 36 câu hỏi)

THA

Tăng huyết áp

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

WHOQOL-100

World Health Organization Quality of Life - 100
(Bộ công cụ đo lường Chất lượng cuộc sống của Tổ chức
Y tế Thế giới, 100 câu hỏi)

WHOQOL-BREF


World Health Organization Quality of Life – BREF
(Bộ công cụ đo lường Chất lượng cuộc sống của Tổ chức
Y tế Thế giới, 26 câu hỏi)


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân loại các mức độ tăng huyết áp tại Việt Nam (28)....................................6
Bảng 2. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp theo nhóm tuổi của nam và nữ ở các nước thu nhập
cao và trung bình - thấp năm 2010 (33)............................................................................7
Bảng 3. So sánh ba thang đo thường được sử dụng để đánh giá CLCS .................... 28
Bảng 4. Bảng phân bố số NCT mắc THA cần lấy tại mỗi tổ dân phố vào mẫu
nghiên cứu ......................................................................................................................... 35
Bảng 5. Biến số nghiên cứu............................................................................................. 37
Bảng 6. Hệ số tính điểm chất lượng cuộc sống sử dụng thng đo EQ - 5D - 5L ....... 51
Bảng 7. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...................................... 57
Bảng 8. Đặc điểm kinh tế của đối tượng nghiên cứu ................................................... 58
Bảng 9. Phân bố tình trạng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ................................. 59
Bảng 10. Phân bố một số tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu ................. 60
Bảng 11. Đặc điểm hành vi khám sức khỏe của đối tượng nghiên cứu..................... 61
Bảng 12. Đặc điểm hành vi lối sống của đối tượng nghiên cứu ................................. 62
Bảng 13. Đặc điểm kết nối xã hội của đối tượng nghiên cứu ..................................... 63
Bảng 14. Tình trạng chất lượng cuộc sống trên các khía c ạnh và mức độ theo giới 63
Bảng 15. Tình trạng chất lượng cuộc sống trên từng khía cạnh và mức độ theo nhóm
tuổi ...................................................................................................................................... 65
Bảng 16. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu............................... 66
Bảng 17. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc điểm nhân khẩu
học của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 67

Bảng 18. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc điểm kinh tế của
đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 68
Bảng 19. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với tình trạng huyết áp của
đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 69
Bảng 20. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với tình trạng sức khỏe của
đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 70
Bảng 21. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với hành vi khám sức khỏe
của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 70


v

Bảng 22. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với hành vi lối sống ....... 71
Bảng 23. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm kết nối xã hội của
đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 72
Bảng 24. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc
điểm nhân khẩu học và kinh tế của đối tượng nghiên cứu .......................................... 73
Bảng 25. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa điểm chất lượng cuộc sống với
tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 75
Bảng 26. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa điểm chất lượng cuộc sống với
hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu .................................................................. 76
Bảng 27. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc
điểm kết nối xã hội của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 78


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Khung lý thuyết ............................................................................................. 32



vii

TĨM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Dân số tồn cầu đang trong giai đoạn già hóa nhanh chóng cùng với sự gia
tăng các bệnh không truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi
(NCT). Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2016) cho thấy có đến
64,3% NCT tự báo cáo mắc tăng huyết áp (THA) (1). THA gây gánh nặng nghiêm
trọng lên sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Một số nghiên cứu trên Thế giới
và Việt Nam cho thấy THA làm suy giảm chất lượng cuộc sống (CLCS) ở dân số
cao tuổi mắc bệnh và gây tác động khác nhau lên từng khía cạnh cuộc sống (2-5).
Mặc dù vậy, CLCS của NCT mắc THA vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm.
Việc xác định tình trạng CLCS hiện nay của NCT mắc THA và các yếu tố liên quan
là rất cần thiết, từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện CLCS, giảm thiểu
những tác động, biến chứng do bệnh THA gây ra cho NCT. Vậy nên, nghiên cứu
“Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại thị trấn Trâu
Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2020: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang
đo EQ-5D-5L” được tiến hành nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: (1) Thực trạng
CLCS của NCT mắc THA tại thị trấn Trâu Quỳ đang ở mức độ nào; (2) Thực trạng
đó phân bố như thế nào theo đặc điểm tuổi và giới; (3) Những yếu tố nào có liên
quan đến CLCS ở NCT mắc THA.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên 226 NCT có trong danh sách quản
lý THA tại Trạm Y tế thị trấn Trâu Quỳ từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2020, với 2
mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng
huyết áp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2020; (2) Xác định một
số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp
tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thang
đo EQ–5D–5L để đo lường CLCS của NCT mắc THA cùng với một số yếu tố, bao
gồm: đặc điểm nhân khẩu học, hành vi sức khỏe, tình trạng sức khỏe và kết nối xã
hội. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại

nhà, nhập liệu bằng Epidata và phân tích bằng Stata 15.1. Kết quả của nghiên cứu
nhằm trả lời cho 3 câu hỏi trên, từ đó giúp đưa ra một số khuyến nghị cho địa
phương, cá nhân NCT mắc THA và các nghiên cứu cùng chủ đề trong tương lai.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số trên toàn cầu đang bước vào giai đoạn già hóa nhanh chóng, trong đó
có cả các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Sự chuyển đổi này có liên quan chặt
chẽ với q trình thay đổi dịch tễ từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh không truyền
nhiễm (6). Bệnh khơng truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi (NCT). Tăng huyết áp
(THA) ngày càng phổ biến trên Thế giới và đóng góp đáng kể vào gánh nặng y tế
tồn cầu. Tỷ lệ mắc THA ở người trưởng thành trên Thế giới đã tăng từ khoảng
4,5% (năm 2000) lên 7% (năm 2010) và ước tính đến năm 2025 sẽ có 1,56 tỷ người
trưởng thành mắc bệnh (7, 8). THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây gánh nặng bệnh
tật ở cả nam và nữ khi phân tích gộp các nhóm tuổi tại khu vực Đông Nam Á, Nam
Á và Châu Đại Dương (9). Tỷ lệ mắc bệnh và gánh nặng bệnh tật tăng dần theo
tuổi, gây biến chứng nghiêm trọng cho NCT nếu được không điều trị và can thiệp
kịp thời (10, 11). Tại Việt Nam, THA có xu hướng ngày càng tăng ở NCT và trở
thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng thường gặp. Nghiên cứu của Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế (2016) cho thấy có đến 64,3% NCT tự báo cáo đang mắc THA
(1). Gánh nặng bệnh tật (Disability Adjusted Life Year - DALY) do THA và biến
chứng của bệnh có tỷ lệ tăng dần theo tuổi, gây ảnh hưởng đến khoảng 26% DALY
ở nhóm 60 – 69 tuổi, 33% DALY ở nhóm 70 – 79 tuổi và 38% DALY ở nhóm trên
80 tuổi (12).
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá mức
độ hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống cũng như đánh giá kết quả điều trị THA (13).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “CLCS là nhận thức của một cá nhân về vị trí xã hội

của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ thuộc về, liên quan đến
mục tiêu, sự kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ” (14). Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra rằng CLCS ở NCT thấp hơn người trẻ và giảm dần khi già đi (15) do sự
suy giảm thể chất (16), tâm lý, mối quan hệ xã hội và sự ảnh hưởng từ môi trường
xung quanh (3). Một số nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam cũng cho thấy
CLCS của NCT thường ở mức trung bình (3, 17). Trong khi đó, những người bị
THA có chất lượng cuộc sống thấp hơn những người không mắc bệnh này (2). Tại


2

Việt Nam, tổng điểm CLCS của dân số cao tuổi mắc THA ở mức trung bình và thấp
hơn so với dân số Việt Nam nói chung (18), bao gồm cả người cao tuổi (19). Điểm
CLCS trên các khía cạnh cuộc sống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mối
quan hệ với xã hội xung quanh,… có sự khác biệt ở các nghiên cứu (4, 5, 20). Đặc
điểm nhân khẩu học – xã hội như tuổi, giới, giáo dục, tình trạng hơn nhân, cấu trúc
gia đình,… cùng với hành vi lối sống, tình trạng tuân thủ điều trị THA, kết nối xã
hội,… ảnh hưởng đến CLCS trong dân số cao tuổi mắc THA (4, 21).
Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm trực thuộc thành phố Hà Nội. Tỷ lệ NCT
mắc THA tại khu vực còn khá cao với 44,9% người trên 60 tuổi được phát hiện mắc
THA, trong đó có đến 28,1% khơng điều trị THA, thói quen khám sức khỏe định kỳ
của NCT chưa phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh THA của thị trấn Trâu Quỳ cao hơn so với
các xã khác trong huyện. Mặt khác những biến đổi về kinh tế - xã hội ở địa phương
đã mang lại những cơ hội cũng như thách thức đối với NCT mắc THA, ảnh hưởng
đến sự thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của NCT (22). Tuy nhiên, CLCS của
người mắc bệnh vẫn chưa thực sự được quan tâm (22), tình trạng cuộc sống của
NCT mắc THA cũng như những hành vi lối sống, tác động xã hội ảnh hưởng đến
vấn đề này và lợi ích của các hoạt động cộng đồng đã xây dựng chưa được biết đến.
Từ những lý do trên, nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
mắc tăng huyết áp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2020:

Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo EQ-5D-5L” được tiến hành sử dụng
thang đo EuroQoL 5-dimension 5-level (EQ-5D-5L) nhằm góp phần chỉ ra thực
trạng CLCS của NCT mắc THA tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội và
các yếu tố liên quan đến thực trạng này. Việc đo lường CLCS ở NCT mắc THA sẽ
là cơ sở tin cậy giúp các bác sĩ và các nhà hoạch định chính sách theo dõi, quản lý
bệnh nhân và đưa ra những chiến lược can thiệp phù hợp để cải thiện sức khỏe cộng
đồng cả về thể chất, tinh thần và xã hội (13). Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm cải thiện CLCS, giảm thiểu những tác động, biến chứng do bệnh THA gây ra
cho NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc
tăng huyết áp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2020.
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội
năm 2020.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chất lượng cuộc sống
Trong nhiều năm gần đây, chất lượng cuộc sống (CLCS) là một chủ đề đang
được cả xã hội quan tâm. Các vấn đề về CLCS và nâng cao CLCS là nội dung chủ
yếu trong chiến lược phát triển con người, trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến
lược phát triển của mọi quốc gia, cả về sức khỏe, kinh tế và xã hội.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), “Chất
lượng cuộc sống là cảm nhận của một cá nhân về vai trò của họ trong xã hội, trong
bối cảnh văn hóa và các giá trị hệ thống mà họ thuộc về, liên quan đến mục tiêu, sự
kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của bản thân”. Đây là một khái niệm đa chiều
có phạm vi ảnh hưởng tới nhiều yếu tố, bao gồm: sức khỏe thể chất, trạng thái tâm
lý, niềm tin cá nhân, mối quan hệ xã hội và môi trường sống của cá nhân (23).
Các thang đo CLCS thường tập trung vào các khía cạnh bao gồm sức khỏe thể
chất, sức khỏe tâm thần, niềm tin cá nhân, quan hệ xã hội và mơi trường sống. Hiện
nay có nhiều thang đo được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng
đồng trên Thế giới. Trong đó có một số thang đo đã được chuẩn hóa và thường
được sử dụng tại Việt Nam như World Health Organization Quality of Life – BREF
(WHOQOL-BREF), the Short Form – 36 (SF-36), EuroQoL – 5 dimension 5 level
(EQ-5D-5L). (Xem chi tiết về thang đo tại bảng 3, trang 28)
Tóm lại, CLCS là một thuật ngữ mang ý nghĩa về sự hài lòng của một cá nhân
trước tất cả các yếu tố trong cuộc sống. CLCS đóng vai trị quan trọng trong chiến
lược phịng ngừa, điều trị và công tác cải thiện sức khỏe toàn dân. Đánh giá CLCS
là cơ sở tin cậy giúp các bác sĩ và các nhà hoạch định chính sách theo dõi, quản lý
bệnh nhân và đưa ra những chiến lược can thiệp phù hợp để cải thiện sức khỏe cộng
đồng cả về thể chất, tinh thần, xã hội và góp phần ngăn ngừa những hậu quả nghiêm
trọng có thể xảy ra (13). Do đó, việc đo lường và đánh giá CLCS của cộng đồng
cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan đến CLCS là rất quan trọng và cần được các
nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn.


5

1.1.2. Người cao tuổi
Hiện nay, khái niệm về người cao tuổi (NCT) chưa được thống nhất trên Thế
giới. NCT thường được định nghĩa thông qua sự tập hợp của các đặc điểm về tuổi
theo thời gian, sự thay đổi vai trò trong xã hội và sự thay đổi chức năng sống (24).

Theo định nghĩa của WHO, NCT là những người từ 65 tuổi trở lên (25). Liên Hợp
Quốc xác định NCT là những người từ 60 tuổi trở lên. Khái niệm về NCT còn gây
nhiều tranh cãi bởi sự khác biệt về văn hóa – xã hội từng khu vực (26).
Những năm gần đây tại Việt Nam, khái niệm “Người cao tuổi” đang trở nên
phổ biến và được sử dụng thay thế cho “Người già”. Hai cụm từ này không có sự
khác biệt về mặt khoa học nhưng cụm từ “Người cao tuổi” đã thể hiện sự tơn trọng,
thành kính hơn. Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh về NCT, công dân Việt Nam
từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT (27). Cũng theo Pháp lệnh này, các cơ sở y tế xã
phường cần có trách nhiệm theo dõi, quản lý trực tiếp, chăm sóc sức khỏe ban đầu
và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT sinh sống trên địa bàn. Trong nghiên
cứu này, NCT được xác định là những người từ 60 tuổi trở lên.
1.1.3. Tăng huyết áp
Định nghĩa: Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch nhằm
đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp (THA) là một tình
trạng bệnh mạn tính xuất hiện cả ở người trẻ tuổi và phổ biến ở người cao tuổi.
Theo WHO, người được chẩn đoán mắc THA khi huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm
trương đo được từ 140/90 mmHg trở lên (28) hoặc ở những người huyết áp khơng
tăng nhưng đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến
mạch máu não do THA (29).


6

Phân loại: Tại Việt Nam, THA được chia thành các mức độ như sau:
Bảng 1. Phân loại các mức độ tăng huyết áp tại Việt Nam (30)
Huyết áp
Tối ưu

Tâm thu


Tâm trương

< 120



< 80

Bình thường

120 – 129

Và/hoặc

80 - 84

Bình thường cao

130 – 139

Và/hoặc

85 - 89

THA độ 1

140 – 159

Và/hoặc


90 - 99

THA độ 2

160 – 179

Và/hoặc

100 - 109

THA độ 3

≥ 180

Và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



≤ 90

Biến chứng: Theo WHO, không phải ai mắc THA cũng biểu hiện bệnh. Điều
này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng như đau thắt ngực, đau tim,
suy tim, nhịp tim không đều và đột quỵ. THA để lại nhưng biến chứng nặng nề cho
người mắc như mất ý thức, liệt nửa người,…, làm mất khả năng lao động, cần được

chăm sóc và phục vụ lâu dài. Khơng những vậy, THA có thể là yếu tố nguy cơ dẫn
đến tử vong đột ngột (28).
Yếu tố nguy cơ: Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp như béo phì (10),
uống rượu bia, sử dụng thuốc lá và địa vị trong xã hội (31). Các nguy cơ đó có thể
phịng được nếu cộng đồng biết cách phịng tránh (28). Tuy nhiên cũng có một số
nguy cơ khác không thể thay đổi như tiền sử gia đình bị tăng huyết áp (32), người
trên 65 tuổi và các bệnh mắc đồng thời như bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận
(28). Đối với những người đang mắc THA, bệnh có thể trầm trọng thêm khi tinh
thần trở nên căng thẳng, không tuân thủ điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên
gia y tế (33), sử dụng thuốc lá, uống rượu bia (32, 34), chế độ ăn uống khơng lành
mạnh và ít hoặc khơng tập thể dục (28).


7

1.2. Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi
1.2.1.

Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên Thế giới

THA khơng phải là một q trình bình thường của lão hóa, mà là một bệnh
mạn tính gây suy giảm cuộc sống ở NCT. Tỷ lệ lưu hành bệnh THA có xu hướng
tăng theo tuổi, với 12,6% ở người 35 – 39 tuổi lên 58,4% ở người 70 – 74 tuổi (35).
Nghiên cứu tổng quan hệ thống tại 90 quốc gia trên Thế giới với quy mô mẫu là 540
890 người (2016) cho thấy tỷ lệ NCT mắc THA có sự khác biệt giữa nhóm tuổi,
giới tính và tình trạng kinh tế quốc gia.
Bảng 2. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp theo nhóm tuổi của nam và nữ ở các nước thu
nhập cao và trung bình - thấp năm 2010 (36)
Nhóm
tuổi

60 – 69
Trên 70

Các nước thu nhập cao

Các nước thu nhập thấp – trung bình

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Tỷ lệ (KTC 95%)

Tỷ lệ (KTC 95%)

Tỷ lệ (KTC 95%)

Tỷ lệ (KTC 95%)

60,8

60,9

55,3

61,9


(56,8 – 64,8)

(56,7 – 65,0)

(50,1 – 60,6)

(56,2 – 67,7)

73,6

77,5

65,6

74,7

(70,0 – 77,3)

(73,9 – 81,0)

(60,6 – 70,7)

(69,6 – 79,7)

Chú thích: KTC 95% là Khoảng tin cậy 95%
Bảng 2 cho thấy, nhìn chung các nước thu nhập cao có tỷ lệ NCT mắc THA
cao hơn so với các nước thu nhập thấp – trung bình. Tỷ lệ mắc THA tăng theo
nhóm tuổi ở cả hai giới. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc THA cao hơn nam giới. Nữ
giới trong nhóm 60 – 69 tuổi ở các nước thu nhập thấp – trung bình có tỷ lệ mắc cao

hơn so với các nước thu nhập cao, các nhóm khác cho kết quả ngược lại. Mặc dù
vậy, từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ mắc THA chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6%
ở các nước thu nhập cao và tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp – trung bình (36),
mơ hình bệnh THA vẫn đang biến đổi theo xu hướng này (37).
Thêm vào đó, dữ liệu nghiên cứu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau
chỉ ra tỷ lệ NCT mắc THA thay đổi theo khu vực, đặc biệt tỷ lệ THA ở khu vực
thành thị cao hơn nơng thơn do q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa, già hóa dân số, lối
sống khơng lành mạnh và hình thức xã hội (38, 39). Tổng quan hệ thống tỷ lệ mắc


8

THA ở các nước thành viên Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (2014) cho thấy tỷ lệ
THA khác nhau giữa các quốc gia nghiên cứu (dao động từ 13,6% đến 47,9%) và
khu vực thành thị có tỷ lệ mắc cao hơn nông thôn (40). Một nghiên cứu khác của
Vilma E. Irazola và cộng sự (2016) trên nhiều quốc gia cho kết quả tương tự, trong
đó thấp nhất ở Peru (42,6%; KTC 95%: 38,5 – 46,8) và cao nhất ở Uruguay (78,0%;
KTC 95%: 73,7 – 82,2) (41). Nghiên cứu tại Mỹ Latin, Ấn Độ, Trung Quốc báo cáo
chỉ có hơn 1/3 người trên 65 tuổi ở hầu hết các khu đô thị tại Mỹ Latin và Trung
Quốc được kiểm sốt huyết áp dưới 140/90 mmHg, trong khi đó, các khu vực khác
cịn thấp hơn (42). Phân tích tổng hợp trên 38 nghiên cứu từ 23 quốc gia châu Phi
chỉ ra tỷ lệ THA chung ở nhóm trên 70 tuổi cao hơn đáng kể (43). THA ảnh hưởng
đến cuộc sống của hơn 50% người trên 60 tuổi và khoảng 66% người trên 65 tuổi
(35).
1.2.2.

Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam

Tại Việt Nam, THA khá phổ biến và có xu hướng gia tăng do tuổi thọ ngày
càng cao. Bệnh THA diễn tiến thầm lặng mà không có triệu chứng điển hình. Do

đó, khá nhiều người bị mắc THA nhưng khơng biết tình trạng bệnh của mình, và chỉ
đến khi bệnh biểu hiện nặng mới đi khám và điều trị. Trong những năm gần đây,
Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện “Đề án chăm sóc sức khỏe NCT” trên
tồn quốc. Để phịng và điều trị THA, các Đơn vị phòng chống THA (thuộc Trung
tâm Y tế tuyến huyện) và Đơn vị Điều trị THA (thuộc Bệnh viện Đa khoa tuyến
huyện) được xây dựng. Tính đến năm 2015, dự án đã phát hiện, điều trị, quản lý
khoảng hơn 800 000 người THA (44).
Tỷ lệ mắc THA ở NCT tại Việt Nam khá cao. Nghiên cứu của Phạm Thái Sơn
và cộng sự lấy dữ liệu từ các khảo sát dựa trên dân số về THA và các yếu tố nguy

cơ của THA trong Chương trình dự phịng và kiểm soát bệnh tim mạch tại Việt
Nam (2011) chỉ ra có 56,2% người từ 65 – 75 tuổi và 69,8% người trên 75 tuổi
được chẩn đoán mắc THA (45). Nghiên cứu từ Viện chiến lược và Chính sách Y tế
(2016) cho thấy có đến 64,3% người cao tuổi tự báo cáo đang mắc tăng huyết áp
(1). Tỷ lệ mắc THA ở NCT tại một khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là 62,2%,
tỷ lệ THA tâm thu đơn độc là 22,9% (46). Nghiên cứu tại huyện Hương Thủy, Thừa


9

Thiên Huế (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ NCT mắc THA là 35,6%, trong đó THA độ I là
20,2%, độ II là 10,5%, độ III là 4,9%. Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi với 33,0% NCT
từ 60 – 69 tuổi mắc THA, 34,9% NCT từ 70 – 79 tuổi mắc THA và lên đến 71,4%
NCT từ 80 tuổi trở lên mắc THA. Trong nghiên cứu này, có 36,9% người bị mắc
THA không biết đây là một căn bệnh nguy hiểm (47). Cũng như các kết quả nghiên
cứu trên Thế giới, phụ nữ cao tuổi ở Việt Nam có tỷ lệ mắc THA cao hơn nam giới
(22, 48).
Từ đó cho thấy, THA là một vấn đề y tế công cộng cần quan tâm trên NCT ở
Việt Nam. Việc không biết tình trạng bệnh của mình và sự nguy hiểm của bệnh có
thể gây nên những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và cuộc sống cho NCT mắc THA.

Do vậy, Việt Nam cần bổ sung những chiến lược quốc gia để cải cách cơng tác
phịng chống, kiểm sốt và đặc biệt là nâng cao CLCS ở người mắc THA.
1.3. Tác động của tăng huyết áp lên cuộc sống của người cao tuổi
THA là bệnh mạn tính gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và cuộc sống
NCT. THA được mô tả như là “kẻ giết người thầm lặng”. Do đó nếu người bị mắc
THA không được điều trị kịp thời và đầy đủ sẽ gây nên những biến chứng nặng nề,
để lại các di chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động và trở thành gánh
nặng của gia đình và xã hội. Thậm chí, THA cịn là yếu tố nguy cơ gây tử vong ở
nhiều NCT.
Các biến chứng do THA có thể cấp tính, có thể diễn biến thầm lặng và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến CLCS của người NCT mắc bệnh. Những biến chứng bao
gồm: biến chứng tim mạch (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…) (49),
biến chứng về thận (như đái protein, phì thận, suy thận,…) (50, 51) và biến chứng
về mắt (như mờ mắt, giảm thị lực,…) (49, 52). Không những vậy, THA là yếu tố
nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển của chứng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ
và chứng mất trí nhớ ở NCT (42, 53). Trong khi đó, chứng mất trí nhớ đã được
chứng minh là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống ở người mắc (54).
THA không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến hoạt
động thường ngày và sức khỏe tinh thần của NCT. Khả năng thực hiện các chức
năng cơ bản là một khía cạnh quan trọng trong CLCS. Sự suy giảm các chức năng


10

như đi bộ là yếu tố dự báo cho sự suy giảm CLCS ở hiện tại hoặc tương lai (55).
THA ở NCT có liên quan đáng kể đến tình trạng suy giảm ngày càng nghiêm trọng
các hoạt động cuộc sống hàng ngày, bao gồm khả năng đi bộ (56). Ngoài ra, THA
còn tác động đến kinh tế của người mắc do chi phí điều trị và các chi phí gián tiếp
như chi phí đi lại để khám chữa bệnh. Bệnh nhân muốn kiểm sốt tốt được huyết áp
thì cần phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, phải đi khám sức khỏe định kỳ, uống

thuốc huyết áp hàng ngày và cần áp dụng lối sống lành mạnh như tập thể dục
thường xuyên cùng chế độ ăn uống hợp lý (57). Việc điều trị THA là một quá trình
lâu dài và tổng thể, nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của NCT.
THA hay phổ biến hơn là sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp lâu dài thường được
đề xuất là yếu tố nguy cơ ngăn chặn quá trình tưới máu não, từ đó gây chóng mặt,
ngất và té ngã ở NCT, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động bao gồm tắm
rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh và mua sắm (58-60). Theo nghiên cứu của Imad
Maatouk và cộng sự (2016), những NCT mắc THA thường có biểu hiện của các
triệu chứng trầm cảm cao hơn (61).
Hiện nay, THA đã trở thành một gánh nặng y tế toàn cầu. Theo nghiên cứu về
gánh nặng toàn cầu do THA ở độ tuổi từ 25 trở lên (2017), chỉ số gánh nặng bệnh
tật theo DALY (trên 100 000 dân) đang tăng lên theo từng năm với DALY là 95
900 (KTC 95%: 86 962 – 104 856) vào năm 1990 lên đến 143 037 (KTC 95%: 130
198 – 156 961) vào 2015. Chỉ số DALY tăng theo tuổi ở cả nam và nữ (62). Ngoài
ra, gánh nặng bệnh tật do THA chủ yếu còn được xác định bởi sự góp mặt của THA
như một yếu tố nguy cơ chuyển hóa trung gian gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm
khác, đặc biệt là bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch do THA (chủ yếu
tính đến các bệnh như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não, suy thận)
chỉ chiếm 1,62% tổng số gánh nặng bệnh tật (DALY) ở NCT từ 70 tuổi trở lên. Mặc
dù vậy, DALY ở Việt Nam cao hơn so với một số quốc gia như Bangladesh (1,28%
DALY), Myanmar (1,11% DALY), Thái Lan (0,43% DALY),… Tỷ lệ gánh nặng
bệnh tật do bệnh tim mạch với yếu tố nguy cơ là THA gây ra tăng dần theo tuổi.
Trong đó, gánh nặng bệnh tật chiếm khoảng 26% DALY ở nhóm 60 – 69 tuổi, 33%
DALY ở nhóm 70 – 79 tuổi và 38% DALY ở nhóm trên 80 tuổi (12). Đồng thời,


11

bệnh tim mạch cũng là nhóm bệnh có gánh nặng bệnh tật chiếm tỷ lệ cao nhất ở
NCT Việt Nam (63). Mỗi năm, THA và các biến chứng của nó là nguyên nhân gây

nên khoảng 9,4 triệu ca tử vong trên tồn Thế giới (7). Tại Việt Nam, ước tính tổng
số trường hợp tử vong ở người từ 60 tuổi trở lên do mắc bệnh tim mạch là 188 917
người, chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT (64).
1.4. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết áp
1.4.1.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi

Dân số toàn cầu đang ở trong giai đoạn già hóa nhanh chóng. Vào năm 2017,
số người từ 60 tuổi trở lên là 962 triệu người, chiếm 1/8 dân số Thế giới và ước tính
sẽ đạt gần 2,1 tỷ người, chiếm 1/5 dân số toàn cầu vào năm 2050 (65). WHO gần
đây đã đưa ra cảnh báo rằng tuổi thọ tăng cao, sự gia tăng các bệnh mạn tính và sự
hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống cũng giảm đi đang trở thành một thách thức lớn
với sức khỏe cộng đồng (66). Ngồi tình trạng sức khỏe suy giảm, phần lớn NCT
cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống tinh thần, kinh tế phụ thuộc
nhiều vào con cháu hoặc phải tự lao động và kiếm sống mỗi ngày (67). Gánh nặng
bệnh tật kép, gánh nặng kinh tế,… khiến cho CLCS của phần lớn NCT trở nên rất
khó khăn.
Tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khỏe khơng tốt (rất yếu và yếu) tăng đáng kể theo
từng độ tuổi. NCT từ 60 – 69 tuổi cảm thấy yếu/ rất yếu chiếm 58%, tỷ lệ này ở
nhóm 70 – 79 tuổi là 68% và cao nhất ở nhóm trên 80 tuổi với 75% (48). NCT
thường gặp các vấn đề về đau/ khó chịu gấp 2 - 4 lần so với các vấn đề sức khỏe
khác (bao gồm vận động, tự chăm sóc, sinh hoạt thường ngày, lo lắng/ trầm cảm)
(68). Một nghiên cứu tại Palestine (2015) sử dụng thang đo EQ-5D-5L chỉ ra rằng
có đến 64% NCT tham gia nghiên cứu ghi nhận các vấn đề vận động khi đi bộ từ
một chút, vừa phải đến nghiêm trọng. Ngoài ra, 68,7% cho biết họ gặp vấn đề khi
thực hiện các hoạt động thơng thường, 42,0% gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản
thân. Phần lớn NCT cảm thấy có đau hoặc khó chịu trong cơ thể (80,1%) và lo lắng/
trầm cảm (71,6%) từ mức độ nhẹ đến nặng (69). Các vấn đề về CLCS có xu hướng
tăng theo tuổi, điểm CLCS ở NCT từ 60 – 69 tuổi là 0,908 (KTC 95%: 0,902 –

0,914), NCT từ 70 – 79 tuổi là 0,884 (KTC 95%: 0,876 – 0,892), NCT từ 80 – 89


12

tuổi là 0,815 (KTC 95%: 0,797 – 0,834) và giảm xuống còn 0,668 ở NCT từ 90 tuổi
trở lên (KTC 95%: 0,602 – 0,736) (68).
Một số nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn NCT có CLCS ở mức trung bình.
Nghiên cứu trên NCT tại Thái Lan (2015) cho thấy có 68,5% NCT có CLCS trung
bình, 29,5% ở mức cao và 2% ở mức thấp (70). Nghiên cứu của Dương Huy Lương
(2010) và Nguyễn Đình Anh (2019) tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự nhưng
tỷ lệ NCT báo cáo CLCS ở mức thấp cao hơn đáng kể so với nghiên cứu tại Thái
Lan với tỷ lệ lần lượt trong hai nghiên cứu là 7,1% (71) và 12,8% (17) NCT có
CLCS ở mức thấp.
Mặc dù điểm CLCS chung của NCT ở mức trung bình nhưng khi tính trên
từng khía cạnh thuộc CLCS, điểm của một số khía cạnh cịn ở mức kém. Nghiên
cứu của Ganesh KS và cộng sự (2014) sử dụng thang đo WHOQOL-BREF cũng
cho thấy điểm trung bình CLCS được tìm thấy ở mức trung bình (49,7 ± 10,2).
Trong đó, điểm khía cạnh mối quan hệ xã hội tương đối thấp (36,7 ± 16,4), cao nhất
là điểm khía cạnh sức khỏe thể chất (55,2 ± 12,5), điểm sức khỏe tâm thần và môi
trường lần lượt là 54,6 ± 11,9 và 52,5 ± 12,1 (3). Phát hiện này phù hợp với các kết
quả trong nghiên cứu tại Malaysia (2016) (72), Iran (2015) (73) và Tehran (74).
Nghiên cứu của Dương Huy Lương (2010) cho thấy có sự chênh lệch khá nhiều
giữa các khía cạnh. Điểm CLCS cao nhất ở khía cạnh xã hội (16,2 ± 2,1), thấp nhất
ở khía cạnh tín ngưỡng (5,0 ± 2,0), điểm ở các khía cạnh khác lần lượt là tâm thần
(13,2 ± 3,0), sức khỏe (12,3 ± 3,9), môi trường (10,3 ± 2,3), kinh tế (5,6 ± 1,6) (71).
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thắng và cộng sự (2019) cho thấy điểm trung bình
CLCS của NCT ở Tiền Hải là 7,4/10 và Thanh Bình là 7,1/10 (75). Điểm CLCS
trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Kiều Thị Xoan (2012) (76) và
Hà Diệu Linh (2013) (77) với điểm CLCS của NCT đều là 6,9/10 và Nguyễn Đình

Anh (2019) (17) với điểm CLCS của NCT là 7/10. Điểm khía cạnh tâm thần trong
các nghiên cứu này khá cao với 7,6/10 trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thắng
(75) và Hà Thị Linh (77) và 7,4/10 trong nghiên cứu của Kiều Thị Xoan (76). Sự
khác biệt về điểm CLCS trong mỗi khía cạnh có thể do bối cảnh văn hóa, kinh tế, xã
hội, chính sách dành cho NCT khác nhau ở mỗi địa bàn nghiên cứu, cùng với sự kỳ


13

vọng và hài lòng về cuộc sống ở các khu vực là khác nhau theo tiêu chuẩn chủ quan
về mức sống và điều kiện sống của NCT (75, 78). Mặc dù vậy, điểm trung bình về
khía cạnh tâm thần khơng có sự khác biệt mấy trong các nghiên cứu này. Từ đó cho
thấy đời sống tinh thần của NCT phụ thuộc vào tâm lý chung ở người già mà không
liên quan nhiều đến địa bàn nghiên cứu.
Thêm vào đó, tình trạng mắc các bệnh mạn tính do tuổi già làm suy giảm đáng
kể CLCS của NCT. Kết quả nghiên cứu tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và Kim Bơi,
Hịa Bình năm 2019 cơng bố có đến 2/3 NCT mắc các bệnh mạn tính (trong đó có
THA), 50% NCT khơng hài lịng với tình trạng sức khỏe và khả năng vận động của
bản thân (17). Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Ganesh Kumar và cộng sự (2014) cho
thấy các bệnh mạn tính như rối loạn cơ xương, suy giảm thị lực, khiếm thính gây
ảnh hưởng đến CLCS người cao tuổi ở khu vực này. Ảnh hưởng của THA và đái
tháo đường khơng có ý nghĩa thống kê đến CLCS của NCT (3). Tuy nhiên, có nhiều
nghiên cứu khác đã chứng minh kết quả ngược lại (79, 80). Điều này có thể do
nghiên cứu của Ganesh Kumar không đánh giá các biến chứng do THA và đái tháo
đường hoặc các bệnh đồng mắc với CLCS của NCT.
1.4.2.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc tăng huyết

áp

1.4.2.1. Trên Thế giới
Già hóa dân số cùng với sự chuyển đổi mơ hình bệnh tật làm gia tăng gánh
nặng lên tình trạng mắc các bệnh mạn tính, gây ảnh hưởng đến CLCS của NCT,
trong đó có cả những NCT mắc các bệnh mạn tính như THA (81). Một trong những
yếu tố quan trọng quyết định CLCS con người là tình trạng sức khỏe, đời sống tâm
thần và quan hệ xã hội.
Điểm CLCS ở người mắc THA thấp hơn so với những người không mắc
THA, đặc biệt ở NCT (82). Kết quả của một nghiên cứu cắt ngang tại Sao Paulo,
Brazil (2017) cho thấy điểm CLCS của NCT mắc các bệnh mạn tính thấp hơn so
với NCT khơng mắc bệnh mạn tính trên cả 8 lĩnh vực thuộc thang đo SF – 36 (83).
Điểm CLCS và tình trạng sức khỏe sử dụng thang đo EQ – 5D – 5L ở người trên 60
tuổi mắc THA thấp hơn so với những người không mắc THA (84, 85) và những


14

người mắc đái tháo đường (86). Trong tổng quan nghiên cứu tại Trung Quốc
(2018), có 21/33 nghiên cứu (từ năm 1990 đến năm 2017) báo cáo CLCS của người
mắc THA thấp hơn trên hầu hết các khía cạnh, tuy nhiên khía cạnh sức khỏe tâm
thần khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (87). Điểm trung bình sức khỏe thể
chất trên thang đo SF-12 ở người từ 65 tuổi trở lên không mắc THA tại Hoa Kỳ là
47,1 (KTC 95%: 45,9 - 48,1) và người mắc THA là 42,1 (KTC 95%: 40,8 - 43,3).
Tương tự, điểm trung bình sức khỏe tâm thần cũng khác biệt giữa những người mắc
và khơng mắc THA với điểm trung bình sức khỏe tâm thần ở người không mắc
THA là 53,4 (KTC 95%: 52,4 – 54,4) và người mắc THA là 51,1 (KTC 95%: 49,9 –
52,3) (88). Tỷ lệ NCT mắc THA tại Trung Quốc (2012) có CLCS kém là 33,3%
(89), cao hơn hẳn so với các nghiên cứu CLCS trên NCT nói chung như ở Thái Lan
(2%) (70), Việt Nam (12,8%) (17). Nghiên cứu trên 3351 NCT mắc THA tại Hồng
Kông, Trung Quốc (2020) cho thấy có tới 48,9% NCT cảm thấy đau/ khó chịu từ
nhẹ đến nặng, 30,9% có vấn đề về đi lại, 29,6% báo cáo khó khăn vừa phải đến

không thực hiện được các hoạt động thường ngày như làm việc, các hoạt động gia
đình, vui chơi giải trí,… và 20,8% cảm thấy lo lắng/ u sầu, 16,4% có khó khăn khi
tự chăm sóc bản thân. Hầu hết trong các khía cạnh, nữ giới báo cáo có gặp các vấn
đề này cao hơn nam giới (90).
Nhìn chung, trên hầu hết các nghiên cứu đã được công bố, điểm CLCS ở NCT
mắc THA ở mức trung bình và có sự khác biệt về điểm của từng khía cạnh ở mỗi
khu vực nghiên cứu. Điểm CLCS của NCT mắc THA được đo bằng thang đo EQ5D-5L tại Hồng Kông, Trung Quốc (2020) là 0,83 ± 0,23 (90). NCT từ 65 tuổi trở
lên bị THA có điểm hài lịng với CLCS (3,4 ± 0,8) và hài lòng với sức khỏe (3,0 ±
1) khá cao (91). Tuy nhiên, tổng điểm CLCS và điểm CLCS khi đánh giá từng khía
cạnh chỉ ở mức trung bình. Nghiên cứu trên 520 NCT mắc THA tại Hồ Nam, Trung
Quốc (2018) sử dụng thang đo SF-36 tính ra điểm CLCS của NCT mắc THA là
54,4 ± 21,2. Khía cạnh sức khỏe thể chất (60,3 ± 25,8) có điểm cao hơn hẳn so với
khía cạnh sức khỏe tâm thần (48,4 ± 17,0) (92), kết quả này ngược lại với nghiên
cứu của Riley (88) và Zygmuntowwicz M (93). Đối với NCT mắc THA, điểm chức
năng cảm xúc thấp nhất (31,0 ± 11,1) và cao nhất ở hoạt động thể lực (65,9 ± 23,6)


15

(92). Tại Ba Lan, CLCS được đo bằng thang đo WHOQOL-BREF cũng cho thấy
điểm CLCS ở mức trung bình trên từng khía cạnh. Trong đó, điểm CLCS ở khía
cạnh sức khỏe tâm thần cao nhất (14,6 ± 2,58), tiếp đó là khía cạnh mơi trường
(14,5 ± 2,4), quan hệ xã hội (14,4 ± 2,8) và thấp nhất ở khía cạnh sức khỏe thể chất
(13,0 ± 2,7) (91).
Điểm trung bình CLCS ở NCT mắc THA giảm mạnh theo nhóm tuổi, phân
loại THA. Điểm trung bình CLCS ở những người từ 65 – 74 tuổi mắc THA là 0,83
± 0,24 và giảm xuống còn 0,79 ± 0,27 ở những người trên 74 (85). Những người
huyết áp đang ổn định ở mức bình thường có điểm CLCS là 70,1 ± 10,5. Điểm
CLCS ở những người bị THA độ I là 64,9 ± 13,2, độ II là 39,1 ± 11,2 và giảm
xuống rất kém ở độ III với điểm số là 12,8 ± 7,3 (92).

Thêm vào đó, các bệnh kèm theo kết hợp với THA gây tác động tiêu cực đến
cuộc sống người bệnh, làm giảm CLCS của những người mắc THA. Tại Ba Lan,
nhiều NCT trong nghiên cứu có mắc các bệnh kèm theo như 54,8% số người được
hỏi mắc bệnh đái tháo đường, 32,3% bị tăng cholesterol máu, gần 30% bị bệnh tim
mạch vành và gần 20% bị bệnh thấp khớp hoặc suy thận (91). Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu tại Ấn Độ (3), Hàn Quốc (94). Sự gia tăng số lượng các bệnh
mạn tính đồng mắc với THA góp phần làm giảm đáng kể CLCS của người bệnh
(90). Đối với những NCT chỉ mắc THA, điểm CLCS trung bình tính theo thang đo
EQ-5D-5L là 0,81 ± 0,18. Điểm CLCS thấp hơn ở những người mắc đồng thời
THA và đái tháo đường (0,79 ± 0,22) hay THA và các bệnh tim mạch khác (0,75 ±
0,24) (94). Nghiên cứu của Tamara Poljicanin và cộng sự (2010) sử dụng thang đo
SF-36 cũng chỉ ra điểm CLCS của nhóm người chỉ mắc THA cao hơn hẳn so với
nhóm mắc THA và đái tháo đường trên tất cả các khía cạnh CLCS. Trong đó, bệnh
kết hợp làm giảm nhiều nhất điểm chức năng thể lực ở người mắc (giảm 24,6 điểm)
và giảm ít nhất ở điểm sức khỏe tâm lý (giảm 9,7 điểm) (2).
1.4.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, sự suy giảm CLCS của người mắc THA gây nên các vấn đề về
sức khỏe và hoạt động thường ngày cho người bệnh. Nghiên cứu của Trần Thanh
Mậu và cộng sự (2017) cho thấy chỉ có 16,5% người từ 40 tuổi trở lên mắc THA tự


×