Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tổng quan tài liệu mô tả về các đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm covid 19 trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TỔNG QUAN TÀI LIỆU MÔ TẢ VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
HỌC CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI.

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TỔNG QUAN TÀI LIỆU MÔ TẢ VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
HỌC CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI.

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Tự Hoàng
Mã sinh viên: 1613010175
Lớp: K15A2

HÀ NỘI, 2020


I



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BN
BYT
COVID-19
CoVs
ICU
RNA
TQ
WHO

Tên đầy đủ
Bệnh nhân
Bộ Y tế
Corona Virus Disease 2019
Coronavirus
Intensive Care Unit – Phòng chăm sóc tích cực/ đơn vị
chăm sóc đặc biệt.
Axít ribonucleic
Trung Quốc
World Health Organization- Tổ chức Y tế thế giới


II

1.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1

2.

TỔNG QUAN .......................................................................................................... 2
2.1.

Giới thiệu về coronavirus và sự xuất hiện của SARS ‐ CoV- 2.................... 2

2.2.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên tồn thế giới .......................................... 3
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19........................................................ 3

2.2.1.
2.4.
3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 11
3.1.

4.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 11

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 12
4.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu trong tổng quan ............................................. 12


4.1.1.

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 12

4.1.2.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12

4.2.

Phương pháp tìm kiếm tài liệu ..................................................................... 13

4.2.1.

Tìm kiếm tài liệu điện tử ........................................................................ 13

4.2.2.

Các nguồn tìm kiếm khác ....................................................................... 14

4.3.

5.

Sự cần thiết tiến hành tổng quan. ................................................................. 10

Phương pháp trích xuất và phân tích số liệu ............................................... 14

4.3.1.


Phương pháp lựa chọn tài liệu ............................................................... 14

4.3.2.

Trích xuất và quản lý số liệu .................................................................. 16

4.3.3.

Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ....................................................... 17

KẾT QUẢ .............................................................................................................. 17
5.1.

Đặc điểm các tài liệu ...................................................................................... 17

5.1.1.

Kết quả tìm kiếm..................................................................................... 17

5.2.1.

Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân nhiễm COVID-19 ............................ 24

5.2.2.

Đặc điểm về giới của bệnh nhân nhiễm COVID-19............................. 29

5.2.3. Đặc điểm về tiền sử bệnh tật và tử vong của các bệnh nhân nhiễm
COVID-19 .............................................................................................................. 30


6.

5.2.4.

Tỉ lệ nhập viện do COVID-19 ................................................................ 30

5.2.5.

Đặc điểm lây truyền của COVID-19 trên bệnh nhân .......................... 31

5.2.6.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm COVID-19......................... 40

5.2.7.

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ................................................................... 42

BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 49


III

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê 10 quốc gia có số lượng người nhiễm và tử vong do COVID-19
lớn nhất trên thế giới………………………………………………………………. .4
Bảng 4.1. Các câu hỏi sàng lọc tài liệu trong bước sàng lọc………………………15

Biểu đồ 5.1: Kết quả tìm kiếm tài liệu......................................................................17
Bảng 5.2. Tuổi trung bình của bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong các nghiên cứu
mô tả..........................................................................................................................24
Bảng 5.3: Thời gian ủ bệnh trong các nghiên cứu mô tả………..............................33
Bảng 5.4: Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi nhập viện trong các nghiên cứu
mô tả ….………........................................................................................................35
Bảng 5.5. Giá trị R0 trong các nghiên cứu mô tả......................................................38
Bảng 5.6: Tỉ lệ tử vong ca bệnh do COVID-19 trong các nghiên cứu mô tả...……42


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ tháng 12 năm 2019, tại Vũ Hán – thành phố của tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc đã ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm phổi cấp tính khơng rõ
ngun nhân (1). Mà đến nay, bệnh có tên gọi là COVID-19 (Corona Virus Disease
2019). Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, COVID-19 được Bộ
Y tế xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A – là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy
hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc
chưa rõ tác nhân gây bệnh (2).
Trên thực tế, COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm mới nguy hiểm ở người
do chủng mới của họ Coronavirus gây ra (tên gọi hiện nay là SARS-CoV-2) (6). Họ
Coronavirus này đã từng tạo ra những đợt dịch bùng phát lớn trên thế giới như: dịch
SARS tại Châu Á (năm 2002), dịch MERS-CoV tại khu vực Trung Đông (năm
2012)…(3). Việc lây truyền COVID-19 là vô cùng mạnh mẽ, với tốc độ lây nhiễm
nhanh. Các báo cáo ban đầu cho thấy, nguồn gốc của bệnh có thể là do lồi dơi gây
ra (3). Nó truyền từ người sang người qua các tuyến nhỏ giọt và tiếp xúc, nhưng
cũng không loại bỏ một số nghi ngờ về lây truyền qua đường khơng khí, trong phân
hay tử cung (4). Hệ số lây nhiễm R0 trung bình của bệnh là 2,3 nhưng cũng có thể
lên tới 5,7 (4, 5). COVID-19 có những biểu hiện đặc trưng như sốt, mệt mỏi, ho khan

và khó thở… Ngồi ra, bệnh có thể gây ra các biến chứng hô hấp nghiêm trọng như
viêm phổi, suy phổi và có thể dẫn đến tử vong (6). Vì trên thế giới hiện nay khơng
có vắc xin phịng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho COVID-19, nên phác đồ điều
trị chủ yếu dựa trên điều trị hỗ trợ triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, các trường hợp
mắc bệnh nặng cần được chăm sóc, điều trị hồi sức tích cực hơn về đường hơ hấp
(6).
Trong vịng khoảng 4 tháng kể từ báo cáo đầu tiên, SARS-CoV-2 đã lan rộng
khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới, đạt đến mức độ đại dịch (7, 8). Ngày
31/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là “ Tình trạng
y tế cơng cộng khẩn cấp tồn cầu” (8). Vì COVID-19 đã gây ra thương vong lớn cho
con người và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, gây ra mối đe dọa toàn cầu (9). Theo


2

số liệu cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 25/4/2020: tồn cầu đã ghi
nhân 2.834.366 người mắc COVID-19; trong đó 197.409 trường hợp tử vong liên
quan (tỷ lệ tử vong trung bình là 6,9%); bệnh xuất hiện ở 210/254 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Khu vực Châu Âu là ổ dịch lớn nhất thế giới, có 1.284.216 ca mắc trong
đó Tây Ban Nha là nước có số trường hợp mắc lớn nhất ở khu vực (219.764 ca –
chiếm 16,6%). Ổ dịch lớn thứ hai thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, quốc gia này có số
ca mắc là 925.758 trường hợp, chiếm 37,9% các ca nhiễm trên toàn cầu (10).
Tại Việt Nam, theo Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, hiện có
270 người mắc COVID-19 (tính đến ngày 24/4/2020), trong đó 225 ca được chữa
khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, nước ta đã xuất hiện 05 trường
hợp tái dương tính sau khi xác nhận điều trị khỏi tại bệnh viện, cụ thể là: bệnh nhân
số 188, 52, 149, 137 và 36 (11).
Hiện nay, khi dịch COVID-19 vẫn tiếp tục bùng phát trên toàn thế giới, với
những ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh đời sống, từ sức khỏe, kinh tế, chính trị
đến tâm lý xã hội,... việc tổng hợp các bằng chứng hiện có về đặc điểm dịch tễ của

những bệnh nhân nhiễm COVID‐19 là thực sự cần thiết, nhằm hỗ trợ các nhà hoạch
định chính sách trong việc ra quyết định dựa trên bằng chứng. Do đó, chúng tơi thực
hiện tiến hành nghiên cứu “Tổng quan tài liệu mô tả về các đặc điểm dịch tễ học của
bệnh nhân nhiễm COVID‐19 trên thế giới”. Nghiên cứu này thực hiện tổng quan mô
tả (narrative reviews) các tài liệu có sẵn về một số đặc điểm dịch tễ của những bệnh
nhận nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, qua các nghiên cứu mô tả đã được tiến
hành.
2. TỔNG QUAN
2.1.

Giới thiệu về coronavirus và sự xuất hiện của SARS ‐ CoV- 2

Các coronavirus (CoVs) là các virut ARN sợi đơn chiều dương, thuộc phân họ
coronavirinae. Bộ gen của CoV, có chiều dài từ 26 đến 32 kilobase, có lẽ là RNA
virus lớn nhất được biết đến (12). Trước đây, có sáu CoV được biết là gây bệnh cho
người và chúng có thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 4 loại virus gây ra các
nhiễm trùng đường hô hấp trên với biểu hiện khơng nguy hiểm và nhóm 2 bao gồm


3

Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERSCoV) , chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây viêm phổi và có thể dẫn đến
tử vong (13).
Vào cuối tháng 12 năm 2019, một loại Coronavirus mới, được đặt tên là SARS
‐ CoV- 2 đã được xác định là mầm bệnh gây ra sự bùng phát của một căn bệnh giống
SARS ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc(12). Theo dữ liệu hiện tại, những trường
hợp đầu tiên nhiễm COVID‐19 có liên quan đến chợ bán buôn thủy sản Vũ Hán và
không loại trừ khả năng lây truyền từ người sang người. Báo cáo của WHO đã chỉ ra
rằng, SARS ‐ CoV- 2 đã được phát hiện trong các mẫu môi trường được thu thập từ
khu chợ này, nhưng vẫn chưa xác định được chính xác lồi động vật cụ thể nào đã

mang virus lây truyền SARS ‐ CoV ‐ 2. Một nghiên cứu của Ji và cộng sự đã chỉ ra
rằng SARS ‐ CoV ‐ 2 là một loại virut liên quan giữa dơi và một loại coronavirus từ
một loại động vật không rõ nguồn gốc (14). Bằng cách so sánh với các động vật khác,
họ phát hiện ra rằng rắn có thể là lồi động vật hoang dã có khả năng này nhất đối
với SARS ‐ CoV 2 (14). Bên cạnh đó, Benvenuto cùng các cộng sự qua một nghiên
cứu khác đã cho thấy SARS ‐ CoV ‐ 2 liên quan chặt chẽ với coronavirus phân lập từ
dơi Trung Quốc năm 2015 (15). Và một nghiên cứu của Chu Bành dựa trên kết quả
giải trình tự bộ gen của virus và phân tích tiến hóa cũng ủng hộ lý thuyết rằng chuỗi
truyền bắt đầu từ dơi, bên cạnh đó đặt ra giả thuyết virus SARS ‐ CoV 2 có thể được
truyền từ dơi qua vật chủ trung gian không xác định rồi mới lây nhiễm sang người
(16). Cuối cùng, mặc dù đã có nhiều thập kỷ nghiên cứu, chúng ta vẫn chưa tìm thấy
một loại vắc-xin hoặc phương pháp điều trị cụ thể cho CoVs ở người (12).
2.2.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới
2.2.1. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19

Kể từ đầu tháng 12 năm 2019, các bệnh nhân đầu tiên nhiễm COVID‐19 đã
xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và nhân lên nhanh chóng
trên tồn đất nước này (17). Sau đó, lần lượt nhiều quốc gia đã tuyên bố các trường
hợp đầu tiên nhiễm COVID‐19 (18). Và số người bệnh cũng như số người tử vong
tăng với tốc độ chưa từng có tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (27).


4

Theo số liệu cập nhật trên trang thống kê Worldometer, đến 12h ngày 25/4/2020,
COVID‐19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca mắc được xác nhận
là 2.834. 366 và số ca tử vong do căn bệnh này lên đến 197.409 người (1).
Cũng theo số liệu cập nhật từng ngày tại trang Worldometer, những quốc gia

bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID‐19 trên thế giới theo số liệu tính đến 12h ngày
25/4/2020 tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thống kê 10 quốc gia có số lượng người nhiễm và tử vong do
COVID-19 lớn nhất trên thế giới.
Thứ

Tên quốc

Tổng số

Chiếm tỉ lệ

Tổng số

Chiếm tỉ

hạng

gia

trường hợp

(%)

người chết

lệ

(người)


(%)

nhiễm bệnh
(người )
1

Mỹ

925.758

32,6

52.217

26,5

2

Tây Ban

219.764

7,8

22.524

11,4

Nha
3


Ý

192.994

6,8

25.969

13,2

4

Pháp

159.828

5,6

22.245

11,3

5

Đức

155.054

5,5


5.767

2,9

6

Anh

143.464

5,1

19.506

9,9

7

Thổ Nhĩ Kì

104.912

3,7

2.600

1,3

8


Iran

88.194

3,1

5.574

2,8

9

Trung

82.816

2,9

4.632

2,4

68.622

2,4

615

0,3


...

...

...

...

2.834. 366

100

197.409

100

Quốc
10

Ấn Độ

...

...
Tổng số


5


Tình hình dịch bệnh COVID‐19 đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới,
nổi bật tại cả những nước đã phát triển, có điều kiện kinh tế hàng đầu và thậm chí là
các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc,…. COVID -19 đã và đang ảnh
hưởng rất tiêu cực đến rất nhiều khía cạnh của đời sống.
2.2.2. Ảnh hưởng của COVID-19 đến hệ thống y tế của các quốc gia
Số lượng bệnh nhân mắc mới COVID‐19 và số ca tử vong vì căn bệnh này
vẫn đang tăng lên từng ngày tạo nên những gánh nặng khó kiểm sốt lên hệ thống y
tế tại nhiều quốc gia (19). Sự quá tải bệnh viện do COVID-19 đã xảy ra tại nhiều nơi
trên thế giới. Theo thống kê tại Tây Ban Nha vào ngày 18/03/2020, đất nước này sẽ
thường xuyên duy trì tình trạng quá tải bệnh viện với mức thiếu hụt là 216%, nghĩa
là các khoa ICU ( đơn vị chăm sóc đặc biệt ) trong các bệnh viện sẽ phải hoạt động
với công suất gấp đôi mới đáp ứng được nhu cầu điều trị (13). Một nghiên cứu tại
Mỹ đưa ra nhận định dịch bệnh ở Mỹ gây ra nhiều hơn năng lực hiện tại của các bệnh
viện có thể quản lý, đặc biệt là chăm sóc ICU (20). Khi so sánh nhu cầu sử dụng hiện
tại với công suất chăm sóc y tế hàng năm tại đây, kết quả cho thấy nhu cầu sử dụng
trong tuần thứ hai của tháng 4 sẽ vượt quá là 64.175 tổng số giường và 17.380 phịng
ICU (20). Tính trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, gây ra
những áp lực nặng nề lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế tại các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách
thức khác nhau. Họ phải chịu sự kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần khi phải đối mặt
với sự dằn vặt trước các quyết định xử lý khó khăn, nỗi đau mất bệnh nhân và đồng
nghiệp, bên cạnh quá tải thời gian làm việc và nguy cơ nhiễm bệnh (21). Cụ thể về
tình trạng bệnh tật, theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy hơn
3300 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh từ đầu tháng 3 và theo truyền thông địa phương,
vào cuối tháng 2, ít nhất 22 người đã chết (21). Ở Ý, 20% nhân viên y tế trả lời đã bị
nhiễm bệnh, và một số đã chết (8). Và tại 14 bang tại COVID- NET tại Mỹ, tính đến
ngày 09/04/2020 đã có 9282 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 (11).
2.2.3. Ảnh hưởng của COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu



6

Những báo cáo mới nhất cho thấy hệ thống tài chính đã bị ảnh hưởng một cách
mạnh mẽ từ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Chênh lệch tín dụng tăng
vọt, biến động thị trường liên tục, suy giảm nghiêm trọng triển vọng kinh tế,… là
những tác đông tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu (22). Tại Mỹ, ngân
hàng “Bank of America” thống kê GDP của Mỹ trong quý 2 năm 2020 giảm 30% và
tổng sản phẩm nội địa Hoa Kỳ sẽ thấp hơn so với của năm ngoái hơn 10%, chỉ số sản
xuất công nghiệp trong tháng 03/2020 giảm hơn 6% và đặc biệt là kho dữ trữ xăng
dầu của Mỹ đang quá tải, với giá bán là dưới 0 USD/ thùng, nghĩa là Mỹ phải trả thêm
tiền để người ta có thể mang dầu đi (22). Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, tăng trưởng
kinh tế cũng sụt giảm rõ rệt (18). Dịch bệnh COVID-19 làm cho nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới có mức tăng trưởng GDP giảm xuống mức thấp kỷ lục, ước tính chỉ cịn
khoảng 4% GDP (q I - 2020) so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2019 là 6,4%
và được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm (21). Đồng thời, sản lượng công nghiệp tại Trung
Quốc cũng giảm mạnh. Theo đánh giá của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, sản
lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 15,7%, trong khi đầu tư giảm tới 31,5% đây là mức giảm sản lượng công nghiệp mạnh nhất trong vòng 30 năm (1990 - 2020).
Doanh số bán lẻ giảm 20,5% trong cùng kỳ, so với dự báo 4%. Đầu tư tài sản cố định
cũng sụt giảm 24,5%, so với con số dự báo là 2% (18). Sự suy yếu của các nền kinh
tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc,... đã dẫn đến sụt giảm đầu tư và thương mai quốc
tế, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia khác và toàn cầu (18).
Một ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng khác đó là tỉ lệ thất nghiệp của các quốc gia.
Phát biểu tại Geneva qua cầu truyền hình, tổng giám đốc Liên Hợp Quốc Guy Ryder
lưu ý rằng vào đầu năm - trước khi COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới - tỷ lệ thất
nghiệp toàn cầu đã ở mức khoảng 190 triệu và với cú sốc thêm của virus, rõ ràng là
thế giới công việc đang phải chịu một sự sụp đổ hoàn toàn chưa từng có, vì những
ảnh hưởng của đại dịch và các biện pháp được thực hiện để đối phó với nó (23).
Người lao động ở những nước đang phát triển thậm chí phải đối mặt với nguy cơ cao
rơi vào tình trạng nghèo đói và sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong việc lấy lại sinh kế
trong giai đoạn phục hồi (23). Một ví dụ điển hình khác về thất nghiệp là những tác



7

động đối với người lao động ở Ấn Độ, nơi có tỷ lệ gần 90% người làm việc trong nền
kinh tế phi chính thức, dẫn tới 400 triệu cơng nhân trong nhóm lao động dễ bị tổn
thương hiện đang phải đối mặt với tình trạng ngày càng nghèo khó hơn do dịch
COVID-19 (23). Bên cạnh đó, các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh vẫn đang tiếp tục
được tiến hành có thể dẫn tới những cuộc biến động lớn hơn nữa và những tác động
xấu hơn nữa đến nền kinh tế tồn cầu, địi hỏi phải có những giải pháp tích cực, kịp
thời (22).
2.2.4. Ảnh hưởng của COVID-19 đến tâm lý xã hội
Khi đại dịch COVID-19 nhanh chóng lan rộng trên tồn thế giới, nó gây ra
một mức độ mức độ lo lắng, hoang mang và sợ hãi trong mỗi người dân, đặc biệt
trong các nhóm nhạy cảm như người lớn tuổi, người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn,...
(24). Vào cuối tháng 2 năm 2020, ngay trước khi các nước châu Âu bắt buộc các hình
thức hạn chế dịch bệnh, The Lancet đã công bố một bản đánh giá của 24 nghiên cứu
chứng minh tác động tâm lý của việc hạn chế di chuyển với những người có khả năng
bị mắc bệnh truyền nhiễm. Những phát hiện này cung cấp một cái nhìn tổng thể về
những gì đang xảy ra trong hàng trăm triệu hộ gia đình trên khắp thế giới (25). Kết
quả có lẽ khơng có gì đáng ngạc nhiên, những người bị cách ly rất có khả năng phát
triển một loạt các triệu chứng căng thẳng và rối loạn tâm lý, bao gồm tâm trạng thấp,
mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, tức giận, khó chịu, kiệt quệ về cảm xúc, trầm cảm và
căng thẳng sau chấn thương triệu chứng. Tâm trạng xấu và cáu kỉnh đặc biệt là rất
phổ biến. Ở Trung Quốc, những ảnh hưởng sức khỏe tâm thần này cũng đã được báo
cáo trong các tài liệu nghiên cứu, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ bị cách ly với trẻ
em, những vấn đề sức khỏe tâm thần càng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, không dưới
28% cha mẹ bị cách ly gặp vấn đề chẩn đốn rối loạn sức khỏe tâm thần khi khơng
được gặp con của họ (18). Trong một nghiên cứu khác tại Bỉ, gần 10% các nhân viên
bệnh viện đã được báo cáo có các triệu chứng trầm cảm cao (25).

Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến căng thẳng trong đại dịch COVID-19 như sợ
bị nhiễm bệnh hoặc mất người thân, khó khăn tài chính,... Tất cả những điều này cho


8

thấy COVID-19 đang thực sự tác động xấu đến tâm lý của mỗi người dân trong toàn
xã hội.
2.2.5. Các chiến lược ứng phó với COVID-19
Tổ chức WHO đã đưa ra những chiến lược tồn cầu cơ bản để ứng phó với đại
dịch COVID-19 như sau (26):
-

Huy động tất cả các ngành và cộng đồng để đảm bảo rằng mọi lĩnh vực thuộc xã
hội và chính phủ đều có quyền sở hữu và tham gia các hoạt động ngăn ngừa lây
nhiễm thông qua rửa tay thường xuyên và đảm bảo dãn cách hợp lý dưới cấp độ
cá nhân

-

Kiểm soát các trường hợp, các cụm nhiễm COVID-19 và ngăn chặn lây nhiễm
cộng đồng bằng cách nhanh chóng tìm kiếm và cach ly tất cả các trường hợp, đảm
bảo cung cấp cho họ sự chăm sóc thích hợp, và truy tìm, cách ly và hỗ trợ tất cả
các người có liên quan tiếp xúc.

-

Ngăn chặn lây truyền cộng đồng thơng qua phịng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng
phù hợp với bối cảnh, điều kiện của mỗi quốc như tăng cường thời gian dãn cách
xã hội, hạn chế du lịch trong nước và quốc tế,...


-

Giảm tỷ lệ tử vong bằng cách có những biện pháp chăm sóc lâm sàng thích hợp
đối với những người bị ảnh hưởng bởi COVID ‑ 19, đảm bảo tính liên tục của các
dịch vụ y tế và xã hội thiết yếu, bảo vệ nhóm cơng nhân tiền tuyến và những nhóm
dân số dễ bị tổn thương.

-

Tất cả những biện pháp trên là tạm thời nhưng phải tiến hành liên tục, sát sao cho
đến khi phát triển thành công loại vắc-xin an tồn và hiệu quả, có thể được phân
phối ở quy mơ lớn, có thể tiếp cận được với mọi quốc gia trên thế giới và đáp ứng
được nhu cầu của thế giới.
Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, với sự gia tăng nhanh chóng

cả về số trường hợp mắc mới, số ca tử vong mỗi ngày trên thế giới, tuy nhiên mọi
hành động ứng phó với COVID-19 đều mang tính duy trì cho đến khi vắc-xin được
sản xuất thành công.
2.3.

Các đặc điểm giám sát dịch tễ học trong quản lý bệnh truyền nhiễm.


9

2.3.1. Định nghĩa bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm ( hay bệnh lây ) là bệnh phát sinh do sự lan truyền của một
tác nhân bệnh đặc thù tới cơ thể cảm nhiễm (27).
Các tác nhân truyền nhiễm có thể truyền sang người qua con đường:

-

Trực tiếp, từ người hay động vật bị nhiễm khác.

-

Gián tiếp, thông qua véctơ, các vật thể trong khơng khí hay vật chun chở.
Trong đó, véctơ là những côn trùng hay động vật mang tác nhân truyền nhiễm

từ người này sang người khác. Vật chuyên chở là những đồ vật hay phần tử trong môi
trường bị nhiễm (chẳng hạn như quần áo, dao kéo, nước, sữa, thức ăn, máu, huyết
thanh, dịch ruột hay các dụng cụ phẫu thuật).
Các bệnh lây truyền qua tiếp xúc là những bệnh có thể được lan truyền từ
người này sang người khác mà khơng có véc tơ hay vật chun chở trung gian. Ví dụ
như sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nhưng khơng phải lây truyền qua tiếp xúc, cịn
sởi và bệnh giang mai là hai bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc. Một số tác nhân gây
bệnh không chỉ thông qua sự nhiễm trùng mà cịn thơng qua độc tố của các hợp chất
hóa học tạo ra. Ví dụ Staphylococcus aureus là một vi khuẩn có thể gây bệnh trực
tiếp cho con người, nhưng ngộ độc thức ăn có chứa staphylococcal gây ra bởi việc
tiêu hóa thức ăn có nhiễm độc tố mà vi khuẩn sản sinh ra (27).
2.3.2. Định nghĩa về dịch
Dịch được định nghĩa là sự bùng phát của một căn bệnh trong một khu vực với
tốc độ lây nhiễm không lường trước được. Khi mô tả một vụ dịch, phải mô tả rõ về
thời gian xuất hiện bệnh, về địa dư và các đặc tính cụ thể của quần thể nơi xuất hiện
bệnh (27).
Việc đánh giá số lượng trường hợp bệnh thế nào là một vụ dịch thay đổi tùy
thuộc vào tác nhân, kích thước và loại quần thể phơi nhiễm, bên cạnh thời gian và địa
điểm xuất hiện bệnh. Việc xác định một vụ dịch còn phụ thuộc vào tần số thông
thường của bệnh trong cùng khu vực vào một mùa tại một quần thể xác định.



10

Động lực của một vụ dịch được quyết định bởi các đặc tính như tác nhân,
phương thức lây truyền và tính mẫn cảm của vật chủ con người. Một số ít vi khuẩn,
vi rút và ký sinh trùng gây ra hầu hết các vụ dịch và việc hiểu rõ đặc điểm sinh học
của chúng có thể cải thiện các biện pháp dự phòng (27).

2.3.3. Vai trò của dịch tễ học trong kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
Dịch tễ học được định nghĩa là “ Việc nghiên cứu sự phân bố và các yếu tố
quyết định các tình trạng hay sự kiện liên quan đến sức khoẻ trong các quần thể xác
định và việc ứng dụng nghiên cứu này vào phòng ngừa và kiểm soát các vấn đề sức
khoẻ”. Nhà dịch tễ học không chỉ quan tâm tới tử vong, bệnh tật mà còn cả với trạng
thái sức khoẻ tốt và quan trọng nhất là các giải pháp tăng cường sức khoẻ. Từ “bệnh”
bao hàm tất cả sự thay đổi không mong muốn của tình trạng sức khoẻ, bao gồm cả
chấn thương và sức khoẻ tâm thần (27).
Trong kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học nghiên cứu các vụ bùng
nổ dịch bệnh truyền nhiễm và sự tương tác giữa tác nhân, vật chủ, véc tơ và ổ chứa.
Khả năng mô tả của dịch tễ học trong quần thể người đã làm tăng khả năng kiểm soát
sự lan truyền bệnh truyền nhiễm thơng qua giám sát, dự phịng, cách ly và điều trị.
Đối với dịch COVID-19, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các khía cạnh của
dịch tễ học nhằm tăng khả năng kiểm soát sự lan truyền của căn bệnh này. Theo thống
kê, đã có hơn 300 bài báo nghiên cứu được cơng bố trên các tạp chí học thuật trong
hai tháng 2,3 năm 2020 về các đặc điểm dịch tễ học liên quan đến bệnh COVID-19,
trong đó có 150 bài báo nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm
COVID-19 (30). Tổng quan này mong muốn tổng hợp và mô tả một số đặc điểm dịch
tễ học của bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong các nghiên cứu, bao gồm: tuổi, giới,
tiền sử bệnh, tỉ lệ nhập viện, các đặc điểm lây truyền, đặc điểm và tiến triển lâm sàng,
tỉ lệ tử vong ca bệnh.
2.4.


Sự cần thiết tiến hành tổng quan.


11

Ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên
bố dịch COVID-19 là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (28). Liên
tiếp sau đó, COVID- 19 đã thực sự chứng minh nó khơng chỉ mang đến những tác
động tiêu cực rõ rệt đến tình hình sức khỏe tồn cầu, áp lực nặng nề lên hệ thống y tế
của nhiều quốc gia mà đồng thời còn đem đến sự khủng hoảng chưa từng có đối với
những khía cạnh khác như kinh tế, tâm lý xã hội, ....Điều này, đòi hỏi sự quan tâm
của toàn cầu, đặc biệt với những nhà Y tế cơng cộng để tìm ra những giải pháp thích
hợp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh này.
Tính đến thời điểm 29/04/2020, khi mà vẫn chưa có vắc-xin COVID ‐ 19 nào
được phát triển và thử nghiệm thành cơng thì cách tốt nhất để các nhà Y tế công cộng
giúp hỗ trợ đối phó với đại dịch COVID‐19 vẫn là kiểm soát nguồn lây nhiễm (29).
Một bước quan trong trọng chiến lược kiểm soát nguồn lây nhiễm là đưa ra các thông
tin về đặc điểm dịch tễ của những người nhiễm COVID‐19. Những thông tin này đã
liên tiếp được các nhà Y tế cơng cộng tồn cầu đưa ra và phân tích, giúp hỗ trợ ra
quyết định của các nhà chính sách. Cụ thể, theo thống kê, đã có 150 bài báo nghiên
cứu được cơng bố trên các tạp chí học thuật trong hai tháng 2,3 năm 2020 về các đặc
điểm dịch tễ liên quan của người bệnh nhiễm COVID‐19 (30). Việc tổng hợp những
thông tin này và mô tả lại chúng là điều cần thiết, để cung cấp những thông tin bao
quát, toàn cảnh về những bệnh nhân nhiễm COVID-19 – những nguồn lây nhiễm cần
phải quan tâm để kiểm sốt dịch bệnh.
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành tổng quan những tài liệu về đặc điểm dịch
tễ của những người nhiễm COVID‐19 qua những bài báo khoa học đã được đăng tải
trên Pubmed và Hinary, với mục đích mơ tả một cách toàn diện hơn về một số đặc
điểm dịch tễ của người bệnh nhiễm COVID‐19 tại các quốc gia trên thế giới. Từ đó,

giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra giải pháp, can thiệp phù hợp dựa trên bằng
chứng và cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến dịch bệnh này cho các nhà khoa
học tại những nghiên cứu tiếp theo.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1.

Mục tiêu cụ thể


12

Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm COVID‐19 ở các
quốc gia trên thế giới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu trong tổng quan
4.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Tất cả các nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu thuộc loại dịch tễ học quan sát
thỏa mãn điều kiện lựa chọn, bao gồm: nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu thuần tập,
nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu sinh thái, nghiên cứu trường hợp bệnh/nhóm ca
bệnh và các nghiên cứu tổng quan hệ thống/ tổng quan mơ tả.
Các tài liệu có đặc điểm sau đây bị loại trừ:
Các thiết kế nghiên cứu thực nghiệm (nghiên cứu can thiệp) vì lý do: khơng phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu khi chỉ mô tả các đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân nhiễm
COVID-19.
Các thông tin khoa học dưới dạng: các đánh giá, bình luận, bài biên tập hoặc các bài
báo khơng chính thức khác... vì lý do: các kết quả dữ liệu từ các dạng thông tin này
không cung cấp những bằng chứng dạng số liệu đáng tin cậy phù hợp cho nghiên cứu

này, do vậy, khơng có cơ sở để so sánh với các nghiên cứu được lựa chọn ở trên.
4.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Quần thể quan tâm trong nghiên cứu này là những bệnh nhân nhiễm COVID19 trên toàn thế giới trong mọi lứa tuổi. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong nghiên
cứu tổng quan này bao gồm những người đã được khẳng định là nhiễm COVID-19
qua các nghiên cứu mô tả mà chúng tôi lựa chọn đưa vào tổng quan trong mọi độ
tuổi. Những phương pháp khẳng định bệnh nhân nhiễm COVID-19 là khác nhau tùy
thuộc mỗi nghiên cứu, như thông qua test trực tiếp các mẫu bệnh phẩm hô hấp qua
xét nghiệm phản ứng sao chép ngược chuỗi polymerase (RT-PCR) 1 lần kết hợp yếu
tố dịch tễ hoặc có những nghiên cứu là xét nghiệm đủ 3 lần mới kết luận mắc bệnh


13

hoặc các dữ liệu thứ cấp lấy từ các bệnh viện và trung tâm nghiên cứu trên toàn thế
giới.
4.2.

Phương pháp tìm kiếm tài liệu
4.2.1. Tìm kiếm tài liệu điện tử

Tổng quan này sử dụng thơng tin tìm kiếm được từ nguồn PubMed và Hinary.
Từ khóa tìm kiếm được cấu thành bởi ba thành phần:
• Quần thể quan tâm: trong tổng quan này quan tâm đến quần thể bệnh nhân
nhiễm COVID-19, các từ khóa khác liên quan đến “bệnh nhân- Patients ” được
tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Tiêu đề từ vựng Y khoa (MeSH) của Pubmed và
Hinary. Các từ khóa liên quan được gợi ý bao gồm: infectors, cases.
• Biến đầu ra (tình trạng bệnh): từ khóa về COVID-19 cũng được tìm kiếm
trên cơ sở dữ liệu Tiêu đề từ vựng Y khoa (MeSH) của Pubmed và Hinary.
Bên cạnh đó, từ khóa liên quan được gợi ý bao gồm 10 từ khóa: “2019 novel
coronavirus disease, COVID-19 pandemic, COVID-19 virus infection,

coronavirus disease- 19, 2019 novel coronavirus infection, 2019- nCoV
infection, coronavirus disease 2019, 2019- nCoV disease, COVID-19 virus
disease, SARS-CoV-2”
• Biến độc lập: Nghiên cứu được bắt đầu tìm kiếm với từ khóa “đặc điểm dịch
tễ học – epidemiology characteristics” trong cơ sở dữ liệu MeSH.
Chuỗi tìm kiếm nghiên cứu sử dụng có cấu trúc như sau:
• Với Pubmed:
(((((((((((((patients[Title/Abstract]) OR infectors[Title/Abstract]) OR
cases[Title/Abstract]))) AND 2019 novel coronavirus disease[Title/Abstract]) OR
COVID-19[Title/Abstract]) OR COVID-19 pandemic[Title/Abstract]) OR COVID19 virus infection[Title/Abstract]) OR coronavirus disease- 19[Title/Abstract]) OR
2019 novel coronavirus infection[Title/Abstract]) OR 2019- nCoV
infection[Title/Abstract]) OR coronavirus disease 2019[Title/Abstract]) OR 2019-


14

nCoV disease[Title/Abstract]) OR [Title/Abstract]) OR COVID-19 virus
disease[Title/Abstract] OR SARS-CoV-2[Title/Abstract]) AND epidemiology
characteristics.
• Với Hinary:
((Abstract:(patients)) OR (Abstract:(cases)) OR (Abstract:(infectors))) AND
((Abstract:(2019 novel coronavirus disease)) OR (Abstract:(COVID-19)) OR
(Abstract:(COVID-19 pandemic)) OR (Abstract:(COVID-19 virus infection)) OR
(Abstract:(coronavirus disease- 19)) OR (Abstract:(2019 novel coronavirus
infection)) OR (Abstract:(2019- nCoV infection)) OR (Abstract:(coronavirus
disease 2019)) OR (Abstract:(2019- nCoV disease)) OR (Abstract:(COVID-19 virus
disease)) OR (Abstract:(SARS-CoV-2))) AND (epidemiology characteristics
Việc tìm kiếm chỉ giới hạn ở ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhằm
giảm thiểu tối đa nguy cơ loại bỏ các tài liệu tham khảo có liên quan, danh sách tài
liệu tham khảo trong các tài liệu được chọn cũng được đưa vào sàng lọc. Các tài liệu

được lọc ra từ danh sách tài liệu tham khảo này cũng được sàng lọc và đưa vào danh
sách các tài liệu hợp lệ nếu như thỏa mãn điều kiện đặt ra.
4.2.2. Các nguồn tìm kiếm khác
• Tìm bằng tay (handsearching)
• Tài liệu tham khảo của các nghiên cứu sẵn có
4.3.

Phương pháp trích xuất và phân tích số liệu
4.3.1. Phương pháp lựa chọn tài liệu

Tất cả các tài liệu được tìm thấy thơng qua từ khóa tìm kiếm nói trên được
trích xuất và nhập vào phần mềm quản lý tài liệu tham khảo EndNote X7. Các kết
quả này cũng được loại bỏ trùng lặp một cách tự động nhờ phần mềm.
Việc sàng lọc các tài liệu tìm thấy được thực hiện như sau: sinh viên đọc tiêu
đề và tóm tắt của tài liệu để trả lời những câu hỏi sàng lọc. Đối với những tài liệu mà
tiêu đề và tóm tắt khơng đưa ra được câu trả lời rõ ràng, sinh viên đọc toàn văn của
tài liệu đó và đưa ra lựa chọn thích hợp.


15

Bảng 4.1. Các câu hỏi sàng lọc tài liệu trong bước sàng lọc:
Cấu phần được sàng lọc và

Các lựa chọn khi đánh giá

câu hỏi sàng lọc
1. Ngơn ngữ




Khơng

Tài liệu sử dụng

Tài liệu sử dụng các ngôn

Tiếng Anh/ Tiếng

ngữ khác => loại và

Việt

khơng cần xét đến các
tiêu chí khác.

2. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu sử

Nghiên cứu là một

Tên/tóm tắt của tài liệu có đề

dụng thiết kế

đánh giá, tổng quan bình

cập đây là một nghiên cứu


nghiên cứu quan

luận, bài biên tập, các bài

quan sát

sát.

báo khơng chính thức
khác hoặc là một nghiên
cứu thực nghiệm, nghiên
cứu ca bệnh/nhóm ca
bệnh.

3. Loại tài liệu: Tên/tóm tắt

Nghiên cứu này là

Nghiên cứu này khơng

của tài liệu có phải từ một

nghiên cứu gốc, tài

phải là nghiên cứu gốc,

nghiên cứu gốc, tài liệu/ báo

liệu/báo cáo của


tài liệu/báo cáo của chính

cáo của chính phủ hay từ luận

chính phủ hay từ

phủ hay từ luận văn/luận

văn/luận án?

luận văn/luận án

án

4. Quần thể nghiên cứu: Quần

Quần thể đề cập/bao

Quần thể đề cập/bao gồm

thể đề cập đến trong tên/tóm

gồm trong tên/tóm

trong tên/tóm tắt của tài

tắt của tài liệu có phải là

tắt của tài liệu là


liệu khơng phải là nhóm

những bệnh nhân nhiễm

những bệnh nhân

người nhiễm COVID-19

COVID-19 không?

nhiễm COVID-19


16

5. Biến số đầu ra: Liệu tên

Một hoặc nhiều

Khơng có biến đầu ra nào

/tóm tắt của tài liệu có mơ tả

biến đầu ra đề cập

liên quan tới các yếu tố

các yếu tố dịch tễ học quan

tới các yếu tố dịch tễ


dịch tễ học của bệnh nhân

tâm của bệnh nhân nhiễm

học của bệnh nhân

nhiễm COVID-19.

COVID-19, bao gồm: tuổi,

nhiễm COVID-19

giới, tiền sử bệnh, tỉ lệ nhập
viện, các đặc điểm lây truyền
của COVID-19 (phương thức
lây truyền, một số môi trường
dễ lây nhiễm, thời gian ủ
bệnh, thời gian từ khi có triệu
chứng đầu tiên đến khi nhập
viện, hệ số lây nhiễm cơ bản )
, đặc điểm và tiến triển lâm
sàng, tỉ lệ tử vong ca bệnh?

4.3.2. Trích xuất và quản lý số liệu
4.3.2.1.

Các thơng tin được trích xuất

Các thơng tin được trích xuất từ các tài liệu được lựa chọn bao gồm: thông tin

định danh của tài liệu và các thông tin về: đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu,
thời gian tiến hành nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu. Trong đó, chi
tiết phần kết quả nghiên cứu bao gồm trích xuất những đặc điểm dịch tễ của đối tượng
tham gia nghiên cứu: tuổi, giới, tiền sử bệnh, tỉ lệ nhập viện, các đặc điểm lây truyền
của COVID-19 ( phương thức lây truyền, một số môi trường dễ lây nhiễm, thời gian
ủ bệnh, thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện, hệ số lây nhiễm cơ
bản ) , đặc điểm và tiến triển lâm sàng, tỉ lệ tử vong ca bệnh.
4.3.2.2.

Quy trình trích xuất

Bước 1: Lập bảng các nội dung cần tìm.
Bước 2: Đọc và lựa chọn thông tin phù hợp điền vào bảng.


17

Bước 3: Đọc lại và phân tích, so sánh thơng tin.
4.3.3. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu này hồn tồn sử dụng những thơng tin đã cơng bố và khuyết danh
(không ghi rõ tác giả) từ các bài báo/cơng trình nghiên cứu đã được đăng tải.
5. KẾT QUẢ
5.1.

Đặc điểm các tài liệu
5.1.1. Kết quả tìm kiếm

Các tài liệu tìm thấy trên dữ liệu
điện tử (n=126)
-Pubmed: 59


Các tài liệu từ các nguồn khác
(n=2) từ tài liệu tham khảo
của các nghiên cứu sẵn có.

- Hinary: 66

Các tài liệu được đưa vào sàng
lọc tiêu đề và tóm tắt

Các tài liệu sàng lọc bị loại
(n=90)

(n=127)

Các tài liệu đưa vào phân tích
(n=37)

Biểu đồ 5.1. Kết quả tìm kiếm tài liệu
Các tài liệu bị loại
Trong tổng số 90 tài liệu bị loại bỏ trong giai đoạn này, các tài liệu bị loại vì
lí do sau:


18

• Ngơn ngữ khơng phù hợp (16 tài liệu): Tài liệu sử dụng ngơn ngữ khác ngồi
tiếng Anh/ tiếng Việt, bao gồm: 15 tài liệu Tiếng Trung và 1 tài liệu Tiếng
Pháp.
• Chỉ số biến đầu ra khơng phù hợp (44 tài liệu ): những tài liệu này bị loại vì

biến đầu ra khơng đề cập đến những đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm
COVID-19, mặc dù có thể đề cập đến những đặc điểm liên quan đến COVID19 như đặc điểm dịch tễ học của virus SARS ‐ CoV- 2, kiến thức, thái độ của
người dân với COVID-19,...
• Thiết kế nghiên cứu khơng phù hợp (17 tài liệu): những tài liệu này sử dụng
thiết kể nghiên cứu khác với thiết kế nghiên cứu quan sát, đa số là các nghiên
cứu can thiệp hoặc thử nghiệm.
• Tài liệu trùng giữa 2 trang Pubmed và Hinary (13 tài liệu).
Kết thúc giai đoạn này có 35 tài liệu được đưa vào đọc tồn văn và phân
tích số liệu.
Bảng 5.1 . Chi tiết các tài liệu được chọn.


19

STT

Tác giả

1

Giuseppe
Banna và
cộng sự

2

CDC Mỹ

3


Jun Chen và
cộng sự
S. Bielek và
nhóm CDC
Mỹ
CDC Hàn
Quốc

4

5

6

CDC Mỹ

7

Huipeng Ge
và cộng sự

8

Zhiliang Hu
và cộng sự

Đối tượng nghiên
cứu

Thiết kế Thời gian

nghiên
nghiên cứu
cứu

Thời gian
xuất bản

Bệnh nhân mắc các
bệnh mạn tính
nhiễm COVID-19
trên thế giới
9282 nhân viên y tế
nhiễm COVID-19
tại Mỹ
249 bệnh nhân tại
Thượng Hải, TQ
2.572 trẻ em nhiễm
COVID-19 tại Mỹ

Tổng
quan

1/12/ 201911/3/ 2020

4/2020

X

X


X

X

Cắt
ngang

12/0109/04/ 2020

14/04/
2020

X

X

X

X

Cắt
ngang
Cắt
ngang

20/0106/02/ 2020
12/0202/04/ 2020

03/2020


X

10/04/2020

X

X

28 ca đầu tiên
nhiễm COVID-19
tại Hàn Quốc
580 ca nhiễm
COVID-19 tại 14
bang tại Mỹ
Các bệnh nhân
nhiễm COVID -19
tại Trung Quốc và 1
số quốc gia.
24 bệnh nhân mắc
COVID-19 không
biểu hiện triệu
chứng tại Nam
Kinh, TQ

CN

25/0114/02/ 2020

02/2020


X

X

X

CN

01-30/03/
2020

15/03/ 2020

X

X

X

X

Tổng
quan

CN

14/04/ 2020

28/0119/02/ 2020


04/03/ 2020

Tuổi Giới

X

Tiền
sử

Các kết quả đầu ra
Tỉ lệ
Các đặc
nhập điểm
viện
hoặc chỉ
số lây
nhiễm

Đặc
điểm,
tiến
triển
lâm
sàng

X

X
X


X

X

X

X

X

X

X

Tỉ lệ
tử
vong
ca
bệnh


20

9

10

Xiufen
Vương và
cộng sự

Kinh Gia và
cộng sự

11

Lei Z và
cộng sự

12

Natalie M.
Linton và
cộng sự
Peng L và
cộng sự

13

14

Jiatong Cô
và cộng sự

15

Sijan Tian
và cộng sự

16


Ke-wei
Kang và
cộng sự
Xiao-Wei
Xu và cộng
sự
Xi Xu và
cộng sự

17

18

Bệnh nhân nhiễm
COVID-19 tại
Trung Quốc
44 bệnh nhân
nhiễm COVID 19
tại Thanh Đảo, TQ
20 bệnh nhân nhập
viện tại Bệnh viện
Đại học Sun YatSen, Quảng Châu,
TQ
158 trường hợp
nhiễm COVID-19
tại Vũ Hán, TQ
86 bệnh nhân tại
Bệnh viện Zhoupu,
Thượng Hải, Trung
Quốc.

Những bệnh nhân
nhi bị nhiễm
COVID-19 tại
Trung Quốc.
262 nhiễm
COVID-19 tại Bắc
Kinh.
613 bệnh nhân tại
tỉnh Giang Tô, TQ

Tổng
quan

62 bệnh nhân
nhiễm COVID-19
tại Vũ Hán.
90 bệnh nhân tại
Bệnh viện Nhân
dân Quảng Châu.

14/04/
2020

X

X

X

CN


19/01-12/02/
2020

31/03/ 2020

X

X

X

CN

22/01-12/02/
2020

09/04/
2020

X

X

X

CN

01/0131/01/ 2020


17/02/ 2020

CN

23/0116/02/ 2020

01/04/ 2020

Tổng
quan

31/03/ 2020

CN

01/ 0110/02/ 2020

04/2020

Hồi cứu

22/01 20/02/ 2020

05/04/
2020

CN

10/0126/01/ 2020


13/02/
2020

CN

23/ 1- 04/02/
2020

28/02
/2020.

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

X

X


×