Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân hộ nghèo thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.2 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ THỊ MAI HƯƠNG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA
NGƯỜI DÂN HỘ NGHÈO THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH
BẮC GIANG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ THỊ MAI HƯƠNG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA
NGƯỜI DÂN HỘ NGHÈO THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH
BẮC GIANG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG

HÀ NỘI, 2020




i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng tới tiến
sĩ Đặng Thị Việt Phương và thạc sỹ Đinh Thu Hà đã tận tình hướng dẫn khoa học
và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ và chỉ bảo tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế Bắc
Giang, lãnh đạo Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Giang, các cộng tác
viên cũng như các đối tượng nghiên cứu ở thành phố Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình thu thập thơng tin tại thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cùng
tồn thể cơng chức, viên chức, người lao động trong đơn vị đã động viên và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các
phòng chức năng của trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập để có thể hồn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình cùng tồn thể anh chị em, bạn bè luôn
ủng hộ và là nguồn động viên to lớn trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Học viên
Tạ Thị Mai Hương


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1.

Định nghĩa ................................................................................................ 4

1.1.1. Dịch vụ y tế và dịch vụ khám chữa bệnh ............................................... 4
1.1.2. Sử dụng dịch vụ KCB ........................................................................... 4
1.1.3. Nghèo và chuẩn nghèo .......................................................................... 6
1.1.4. Mạng lưới khám chữa bệnh tại Việt Nam [6] ........................................ 8
1.2.

Một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ KCB ............................ 8

1.2.1. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB trên thế giới....... 8
1.2.2. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng DV KCB tại Việt Nam ......... 10
1.2.3. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB ở hộ nghèo tại
Việt Nam ....................................................................................................... 13
1.3.

Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB . 15

1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới........................................................... 15
1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 16
1.3.2.1. Yếu tố cá nhân/gia đình ................................................................... 16
1.3.2.2. Yếu tố văn hoá – xã hội ................................................................... 19

1.3.2.3. Yếu tố cơ sở y tế.............................................................................. 20
1.4.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
 ......................................................... 21

1.4.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang ....... 21


iii

1.4.2. Tình hình y tế của thành phố Bắc Giang.............................................. 22
1.4.3. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu........................................ 23
1.5.

Khung lý thuyết ...................................................................................... 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 26
2.4. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 27
2.6. Biến số và nội dung nghiên cứu .................................................................. 29
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 29
2.8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá............................................................. 30
2.9. Sai số và cách khắc phục ............................................................................ 31
2.10. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 33
3.1. Thông tin chung về đối tượng ..................................................................... 33
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ KCB của người dân hộ nghèo ......................... 34

3.2.1. Thông tin về người ốm của hộ nghèo trong 4 tuần qua ......................... 36
3.2.2. Nhận xét của người dân hộ nghèo về cơ sở KCB ................................. 41
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng DV KCB của hộ nghèo .... 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 48
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................... 48
4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh .............................................. 49
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng dịch vụ KCB ở hộ nghèo .. 52


iv

4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục.............................. 55
4.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 55
4.4.2. Sai số và biện pháp khắc phục.............................................................. 56
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 65


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT


Cán bộ y tế

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

CSYT

Cơ sở y tế

DTTS

Dân tộc thiểu số

DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HGĐ

Hộ gia đình


KCB

Khám chữa bệnh

KSMS

Khảo sát mức sống

NVYT

Nhân viên y tế

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n = 293) ............................. 33
Bảng 3. 2. Hiểu biết của ĐTNC và hỗ trợ của CBYT xã/phường (n = 293) ......... 34
Bảng 3. 3. Tình trạng sức khoẻ của người bệnh (n = 151) ..................................... 36
Bảng 3. 4. Các đặc điểm của người nghèo ốm lần gần đây nhất ............................ 38
Bảng 3. 5. Kết quả điều trị ban đầu (n = 151) ........................................................ 40
Bảng 3. 6. Nhận xét về trình độ chun mơn và thái độ của CBYT của người nghèo

sử dụng dịch vụ KCB (n = 111) ............................................................................ 41
Bảng 3. 7. Thời gian chờ KCB, trang thiết bị dụng cụ, mức độ sẵn có của thuốc và
giá dịch vụ KCB của người nghèo có sử dụng DV KCB (n = 111)........................ 42
Bảng 3. 8. Liên quan giữa đặc điểm của ĐTNC với hành vi sử dụng dịch vụ KCB
của người nghèo ốm (n = 151) .............................................................................. 43
Bảng 3. 9. Liên quan giữa đặc điểm của người ốm với hành vi sử dụng dịch vụ
KCB (n = 151) ...................................................................................................... 44
Bảng 3. 10. Liên quan giữa sự hài lòng cuả ĐTNC với các đặc điểm tại cơ sở KCB
với hành vi sử dụng dịch vụ KCB cho người dân thuộc hộ nghèo (n = 151) .......... 45


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Mức độ bệnh của người nghèo ốm (n = 151) .................................... 37
Biểu đồ 3. 2. Tần suất ốm trong 4 tuần qua (n = 151) ........................................... 37
Biểu đồ 3. 3. Xử trí ban đầu khi người dân hộ nghèo ốm trong 4 tuần qua (n = 151)
............................................................................................................................. 37
Biểu đồ 3. 4. Lý do chọn CSYT trong lần bị bệnh gần đây nhất (n = 137)............. 38
Biểu đồ 3. 5. Lý do người bệnh không đến KCB tại các CSYT (n = 40) ............... 40


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của một luận văn, tác giả nghiên cứu đề
tài “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân hộ nghèo thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng” với mục
tiêu là mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân hộ nghèo,
phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của

người dân hộ nghèo trên địa bàn thành phố Bắc Giang, từ đó góp phần nâng cao và
cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân các hộ nghèo. Nghiên cứu sử
dụng thiết kế mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp định tính. Phần định lượng thông
qua phỏng vấn người dân hộ nghèo, CBYT TYT xã/phường, lãnh đạo bệnh viện
tỉnh để đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Phần định tính thơng
qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để tìm hiểu thêm một số yếu tố ảnh hưởng
đến tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh này. Số liệu định lượng được nhập
và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thơng tin định tính được gỡ băng, mã hóa
theo chủ đề và trích dẫn theo mục tiêu nghiên cứu. Qua nghiên cứu toàn bộ 293 hộ
nghèo trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kết quả thu được nổi bật những vấn đề
sau:
Các đối tượng nghiên cứu mắc nhiều loại bệnh: mạn tính 34,4%, đau xương
khớp 26,5%. Khi hỏi về địa điểm KCB mà người nghèo biết đến: bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Giang là địa điểm khám chữa bệnh đa số ĐTNC kể đầu tiên với
76,1%, tiếp theo là TYT xã/phường chiếm 67,9% ĐTNC kể đến. Tuy nhiên, lựa
chọn xử trí ban đầu khi ốm của người dân lại là 48,3% đến TYT, 20,5% KCB tại
tuyến tỉnh, 26,5% để tự khỏi hoặc tự mua thuốc, 4,7% khác. TYT xã phường vẫn là
nơi người dân nghèo ở khu vực thành phố Bắc Giang ưu tiên tiếp cận khi ốm đau vì
lý do gần nhà và là nơi đăng kí KCB ban đầu theo BHYT.
Một số yếu tố cá nhân/hộ gia đình làm ảnh hưởng đến tình trạng sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh của người dân hộ nghèo gồm trình độ học vấn, mức độ
bệnh và số lần mắc bệnh. Nhóm yếu tố về CSYT có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê
tác động đến khả năng sử dụng dịch vụ KCB của người nghèo như: trình độ chuyên


ix

môn của CBYT tốt, trang thiết bị, dụng cụ y tế đầy đủ là hai yếu tố thúc đẩy người
nghèo đến KCB tại các CSYT.
Từ kết quả đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị với cơ quan y tế tăng

cường truyền thông giáo dục sức khỏe qua các kênh chính thống để nâng cao hiểu
biết của người dân hộ nghèo, chủ động phương án CSSK, đáp ứng nhu cầu KCB
cho người dân. Tiến hành các biện pháp giảm thời gian chờ đợi khám chữa bệnh và
khuyến khích người dân chủ động CSSK, hạn chế tự điều trị. Ưu tiên theo hướng
phát triển TYT xã/phường: chú trọng đầu tư trang thiết bị dụng cụ y tế, nâng cao
năng lực chun mơn cho CBYT, qua đó giúp thực hiện định hướng công bằng
trong phát triển ngành y tế giai đoạn hiện nay (công bằng – hiệu quả và phát triển).


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
CSSK toàn dân là mục tiêu hướng tới của hệ thống y tế Việt Nam nhằm đảm
bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) khi có nhu cầu. Theo kết
quả điều tra y tế quốc gia về tình hình SD DVYT ở người nghèo năm 2012, hơn
50% nhóm nghèo đã khơng sử dụng DVYT trước khi chết so với 30% nhóm có
mức sống trung bình hoặc khá. Khi bị ốm, 33% số người đến trạm y tế xã khám
bệnh ngoại trú là người nghèo, trong khi đó nhóm người giàu chỉ chiếm 7,6%.
Khoảng 67% người nghèo đến trạm y tế xã và bệnh viện huyện (ở nhóm người giàu
chỉ là 16%) để điều trị nội trú, trong khi đó 78% người giàu đến điều trị nội trú ở
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương [36]. Điều đó có thể thấy rằng điều kiện kinh tế
là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc chăm sóc sức khoẻ của người dân, người
giàu có cơ hội tiếp cận DVYT đa dạng hơn so với người nghèo. Tuy nhiên, việc tiếp
cận DVYT còn phụ thuộc vào cấu trúc hệ thống y tế, các chính sách an sinh xã hội
(như chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội, v.v.), thái độ với bệnh tật và thói quen
CSSK của người dân. Liệu đó có phải là những yếu tố tác động đến việc tiếp cận
DVYT của người nghèo?
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với khoảng 1,8 triệu
người dân sinh sống. Trong những năm gần đây, kinh tế của Bắc Giang phát triển
khá toàn diện và đang khẳng định được vị thế là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của

vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, Bắc Giang vẫn cịn mang đậm dấu
ấn nông nghiệp với 85,1% dân số nông thơn. Tỷ lệ nghèo trên tồn tỉnh cịn cao,
chiếm với 7,29% (tương đương với 33.156 hộ nghèo) [35]. Số lượng hộ nghèo đơng
có thể dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, trong đó có sự tiếp
cận các DVYT.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề sức khoẻ cũng như tình hình sử dụng
dịch vụ KCB ở người dân nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường tập
trung vào một số bệnh cụ thể ở người dân hoặc nghiên cứu về sử dụng DVYT ở
người dân nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là thực trạng sử dụng dịch vụ KCB của
người dân hộ nghèo thành phố Bắc Giang hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh


2

hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân hộ nghèo ở đây? Với những lý
do trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
của người dân hộ nghèo thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2019 và một
số yếu tố ảnh hưởng”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân hộ
nghèo thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh của người dân hộ nghèo thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2019.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Định nghĩa

1.1.1. Dịch vụ y tế và dịch vụ khám chữa bệnh
Dịch vụ y tế (DVYT) là tồn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK)
cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa khơng
tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và có
hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và cộng đồng về CSSK [7],
[21], [32].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, DVYT bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến
phịng bệnh, chẩn đốn và điều trị bệnh hoặc chương trình nâng cao, cải thiện và
phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các DVYT cá nhân và phi cá nhân, DVYT là
chức năng dễ thấy nhất của bất kỳ hệ thống y tế nào, cho cả những người sử dụng
nói riêng và cộng đồng nói chung. Khái niệm này đã chỉ ra một cách rõ ràng phạm
vi của các dịch vụ y tế, đó là dịch vụ phịng bệnh, chẩn đoán bệnh (khám bệnh),
điều trị bệnh (chữa bệnh) và thúc đẩy, duy trì, phục hồi sức khỏe (chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe) [56].
Khám chữa bệnh (KCB): theo Luật khám chữa bệnh của nước ta, khám bệnh
là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ
định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dị chức năng để chẩn đốn và chỉ định
phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng
phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu
hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [Luật
khám chữa bệnh năm 2009].
1.1.2. Sử dụng dịch vụ KCB
Sử dụng dịch vụ KCB: các trường hợp người dân có tình trạng bất thường về
sức khoẻ hoặc khi có nhu cầu KCB được mua thuốc hay sử dụng bất kỳ hình thức

cung cấp dịch vụ KCB nào do CSYT tư nhân hay y tế công lập cung cấp [34].
Khi bị ốm hay có vấn đề về sức khỏe, tùy thuộc vào mức độ của bệnh và các
điều kiện khác như thu nhập, mức sống tập quán, trình độ văn hóa, v.v. mà người


5

dân có khả năng chọn lựa các cách xử lý như sau: Không điều trị, tự điều trị và đi
khám chữa bệnh. Tỷ lệ người dân sử dụng các DVYT như khám và điều trị nội trú,
ngoại trú và mua thuốc về tự chữa phản ánh tài chính, văn hố, khả năng tiếp cận,
của xã hội đó:
- Khơng điều trị là khi người dân có những vấn đề sức khỏe hay những đợt
ốm, chấn thương mà không đến CSYT khám và chữa bệnh hoặc mua thuốc về điều
trị hay sử dụng bất cứ phương thuốc có sẵn nào. Nguyên nhân của những đợt khơng
điều trị này là do bệnh có thể tự khỏi, bệnh nhẹ, nhưng cũng có thể do người bệnh
khơng có khả năng tiếp cận với DVYT do điều kiện kinh tế, khoảng cách … Theo
báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002 của Bộ y tế, tỷ lệ người dân tộc
thiểu số không điều trị lên tới 22%, của người dân tộc Kinh là 3,4%. Tỷ lệ này trong
nhóm nghèo nhất là 6,1% và ở nhóm người giàu nhất chỉ là 2,3%. Chỉ 3% những người
bị tai nạn thương tích hoặc mắc bệnh cấp tính khơng điều trị và tỷ lệ khơng điều trị này
ở những người bị bệnh mãn tính là 6% [2].
- Mua thuốc về tự chữa ở Việt Nam được coi là một hiện tượng khá phổ biến.
Đây là hành vi người bệnh tự đi mua thuốc uống thông qua khám. Điều tra y tế
quốc gia 2001 – 2002 cho thấy trên cả nước có 73% trong số trường hợp khi gặp
những vấn đề về sức khỏe, họ thường tới các cơ sở bán thuốc để tự mua thuốc về
nhà uống [2]. Mặc dù khi khơng có hiểu biết chun mơn mà tự điều trị thì dễ dàng
gặp các nguy cơ như sai sót y khoa trong chẩn đoán và điều trị, thiếu hiểu biết về cách
điều trị khác, sử dụng sai thuốc, lạm dụng thuốc, sai liều, dị ứng thuốc, nguy cơ tương
tác thuốc … khá cao; tuy nhiên hành vi này vẫn rất phổ biến. Nguyên nhân có thể kể
đến như do tính thuận tiện, khơng mất thời gian và tiền bạc cho việc đi khám và điều

trị; bên cạnh đó là vấn đề quản lý thiếu chặt chẽ thuốc và việc kê đơn bán thuốc. Có
khoảng 1% số người giàu bị ốm tự mua thuốc về điều trị, trong khi đó tỷ lệ này ở người
nghèo cao gấp 17 lần, chiếm 17% [2]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra lý do
của việc người dân ưa thích tự đi mua thuốc điều trị là do thuận tiện về khoảng cách,
thời gian, dễ tiếp cận và giúp giảm chi phí KCB [47], [50],[45], [51].
- Trong cả 3 cách xử lý khi bị bệnh, đi khám chữa bệnh là biện pháp tích cực
nhất. Người dân có nhiều lựa chọn CS KCB, từ y tế thơn bản đến CSYT trung


6

ương. Khi đi khám chữa bệnh, tùy thuộc bệnh và yêu cầu về chuyên môn mà người
dân sẽ được sử dụng DVYT nội trú hay DVYT ngoại trú:
+

Điều trị nội trú là việc người bệnh phải ở tại CSYT để theo dõi, điều
trị ít nhất 24 giờ.

+

Điều trị ngoại trú là những trường hợp không phải nằm viện, tới
khám, điều trị hoặc được cho chỉ thị điều trị về nhà.

Đối với người tới các CSYT để KCB, nghiên cứu quan tâm tới các cơ sở
dịch vụ KCB gồm: TYT, Bệnh viện tỉnh, chuyên khoa tuyến tỉnh, bệnh viện trung
ương, bệnh viện tư nhân, phòng khám tự nhân, bác sĩ khám tại nhà, khác…
1.1.3. Nghèo và chuẩn nghèo
Có nhiều quan niệm về nghèo. Tuy nhiên tư tưởng cốt lõi giống nhau trong
các quan niệm là sự thiếu hụt (không đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của con
người). Tại Hội nghị về XĐGN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ

chức ở Bangkok, Thái Lan vào tháng 9/1993 người ta đã đưa ra khái niệm nghèo:
"Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình
độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương”(trích theo Võ
Thị Cẩm Ly) [37].
Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo
như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la mỗi ngày
cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn
tại”.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về khái niệm
nghèo và cũng khơng có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao
hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện, hồn cảnh cụ thể của từng Quốc gia và nó thay
đổi theo từng mốc thời gian và không gian cụ thể. Ở nước ta, chuẩn nghèo đã được
điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất
nước.


7

Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010: Khu vực nông thôn: hộ có mức thu nhập
bình qn đầu người từ 200.000 đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành
thị: những hộ có mức thu nhập bình qn đầu người từ 260.000 đồng/tháng trở
xuống là hộ nghèo [24].
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: Khu vực nơng thơn: hộ có mức thu nhập
bình qn đầu người từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân đầu
người từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/ người/năm) trở xuống là hộ
nghèo [25].
Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm

nghèo bền vững cho mỗi giai đoạn 5 năm trên cơ sở công bố chuẩn nghèo để đo
lường sự thay đổi của tình trạng nghèo trong giai đoạn tương ứng. Từ 2015 trở về
trước, Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều theo chuẩn
nghèo thu nhập. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê cũng ước
lượng tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chi tiêu bình qn.
Để chuyển đổi mạnh mẽ chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững trong
bối cảnh đổi mới mơ hình tăng trưởng, năm 2014, Quốc hội đã quyết định việc giao
Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm
bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thực hiện từ
năm 2016. Trên cơ sở đó, vào năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã thơng qua phương
pháp tiếp cận đa chiều để đo lường nghèo đói. Theo đó nghèo đa chiều được đo
lường bằng mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế; giáo
dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin, và được đo bằng 10 chỉ số. Hộ được
coi là nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt (trên
tổng số 10 chỉ số nói trên) trở lên [1].
Chuẩn nghèo giai đoạn 2015-2020: Khu vực nơng thơn: có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 trở xuống hoặc có thu nhập bình qn đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành
thị: có thu nhập bình quân đầu người từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu


8

nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt
từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
[26].
Hộ nghèo: Ở Việt Nam, khái niệm nghèo không gắn với một người cụ thể
mà thường gắn với hộ gia đình. Như vậy, hộ nghèo là một tập hợp những người cùng
sống trong một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ mà mức thu

nhập bình quân đầu người trong hộ bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo do nhà nước
quy định.
Mặc dù chuẩn nghèo đói - thước đo để xác định mức độ nghèo trong mỗi
vùng miền hay cả nước vẫn dựa vào mức độ thu nhập của một người, một cá nhân.
Xét về mặt kinh tế, hộ là một trong các thành phần kinh tế vi mơ có lịch sử gắn liền
với lịch sử hình thành xã hội lồi người và vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong những xã hội
hậu công nghiệp, mặc dù chức năng kinh tế của hộ gia đình sau này đã có những
thay đổi căn bản.
1.1.4. Mạng lưới khám chữa bệnh tại Việt Nam [6]
Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm 4 tuyến như
sau:
a) Tuyến trung ương;
b) Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Tuyến xã, phường, thị trấn.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ
về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến dưới.
1.2.

Một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ KCB

1.2.1. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB trên thế giới
Nghiên cứu của Liu, Zhang và cộng sự (2007) tại Trung Quốc cho thấy, gần
một nửa người dân (47,0%) khi bị ốm đau chọn cách tự điều trị, 32,9% đến gặp bác


9


sĩ tư nhân khi ốm, 10,1% vừa tự điều trị, vừa đến khám bác sĩ tư nhân và 10,0%
người dân khi ốm đau khơng điều trị gì. Kết quả cũng cho thấy, tỷ lệ nhập viện
trong 1 năm là 11,1% [48].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người sống
ở khu ổ chuột ở Dhaka (Bangladesh) của Khan và cộng sự (2012) cho thấy hai loại
hình thức sử dụng DVYT được các đối tượng sử dụng phổ biến là các hiệu thuốc
(42,6%) để tự điều trị cũng như phòng khám/ bệnh viện của nhà nước (13,5%) [49].
Zaidi và cộng sự (2006) nghiên cứu về việc sử dụng DVYT của người dân
nghèo ở 4 khu ổ chuột vùng Karachi, Pakistan trong việc điều trị tiêu chảy và cảm
cúm. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, phần đa các trường hợp đều đi khám bác sĩ
tư (>50%). Có 31% người dân tự mình điều trị trong khi chỉ có 11% và 13% điều trị
tại các bệnh viện và trạm y tế xã phường [52].
Nghiên cứu của Salinas và cộng sự (2010) về sự phân chia sử dụng DVYT
tại thành thị và nông thôn đã nhận định người Mexico lớn tuổi ở khu vực nông thôn
đi khám bác sĩ và nhập viện ít hơn đáng kể so với ở thành thị (p<0,001) mà nguyên
nhân chủ yếu là do rào cản như khơng có bảo hiểm y tế hơn là do có sức khỏe tốt
hơn [39].
Nghiên cứu tổng quan hệ thống trên 162 bài báo của Ford và cộng sự về tiếp
cận chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi ở khu vực nông thôn cho thấy những người
già ở khu vực nơng thơn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn gặp nhiều rào cản
trong tiếp cận và sử dụng các DVYT [43].
Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của các tình trạng kinh tế xã hội như tuổi
và giới trong việc xác định hành vi CSSK ở khu vực nông thôn của Bangladesh cho
thấy trung bình khoảng 35% (405/1169) những người bị bệnh trong 15 ngày trước đó ở
cả nhóm người trẻ và già đều chọn tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị ở một bác sĩ
nghiệp dư ở làng. Tình trạng nghèo đói của hộ gia đình được xem như một yếu tố để
quyết định lựa chọn hành vi sử dụng DVYT. Nghiên cứu cho thấy, khi tình trạng đói
nghèo của một hộ gia đình được kiểm sốt, khơng có sự khác biệt về tuổi tác hay giới
tính trong lựa chọn dịch vụ CSSK [54].



10

Mỗi ngày, hàng triệu người nghèo có nhu cầu CSSK tại các cơ sở y tế như
bệnh viện, TTYT, bác sỹ, hiệu thuốc. Các cuộc điều tra cho thấy rằng nhu cầu
CSSK của người nghèo bị bệnh không được đáp ứng mà bị phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố: không có BHYT, kinh tế khó khăn, … Phần lớn người nghèo lựa chọn tự
điều trị, tự tìm đến các hiệu thuốc và khám các bác sỹ tư nhân.
1.2.2. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng DV KCB tại Việt Nam
Qua tổng kết một số nghiên cứu về sử dụng dịch vụ KCB tại Việt Nam ở các
địa phương khác nhau, chúng tôi thấy phần lớn khi ốm đau người dân đều được
chữa trị. Người dân nông thôn đa phần chọn TYT xã/phường là nơi KCB ban đầu,
ngược lại người dân thành thị thường có xu hướng chọn bệnh viện tuyến tỉnh, trung
ương và tư nhân. Đặc biệt khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đến các bệnh viện
nhà nước.
Theo cuộc điều tra đánh giá hộ nghèo ở đô thị do Tổng cục Thống kê thực
hiện tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy, 99,2% người dân
ở 2 thành phố này có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong 12 tháng qua, bao gồm
62,7% đi khám bác sĩ và 36,5% chọn cách điều trị bằng việc tự mua thuốc. Chỉ có
0,8% người dân khơng đi khám hay tự điều trị vì lý do bệnh nhẹ hoặc khơng có
tiền. Báo cáo này cũng chỉ ra tại Hà Nội, có 61,6% người dân đến khám bác sĩ khi
có bệnh tật hay thương tích, trong đó 16,7% đến thường xuyên và 41,9% thi thoảng
mới đến. Mặt khác, có tới 37,5% người dân tự điều trị tại nhà khi có bệnh tật hay
thương tích. Xu hướng tương tự cũng được nhìn nhận ở thành phố Hồ Chí Minh,
khi có 63,4% người dân đến khám bác sĩ khi có bệnh tật hoặc thương tích. Tỷ lệ
người đến khám bác sĩ thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh (24,1%) cao hơn
Hà Nội và tỷ lệ tự điều trị của người dân thấp hơn (36,0%). Theo nghiên cứu này, tỷ
lệ nữ giới ở hai thành phố sử dụng DVYT cao hơn nam giới (66,7% so với 59,1%).
Tỷ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi và người già trên 60 tuổi sử dụng dịch vụ cũng cao hơn so
với các nhóm tuổi khác; thấp nhất là nhóm tuổi 15 đến 19 tuổi. Người dân thường

trú ở hai thành phố có tỷ lệ đến các CSYT khám sức khỏe gấp đôi những người di
cư từ các vùng khác (23,4% so với 11,4%). Có 58% những người thuộc hộ nghèo đi
khám chữa bệnh khi bị ốm đau. Đáng chú ý là, những người thuộc hộ nghèo có tỷ lệ


11

tự mua thuốc để điều trị cao hơn so với những hộ giàu (41,5% so với 30,1%). Cũng
theo nghiên cứu này, nhìn chung người dân ở hai thành phố này thường đến khám
tại bệnh viện cơng. Trong đó, người dân Hà Nội chủ yếu khám ở bệnh viện tuyến
trung ương (35%) và tuyến thành phố (33,8%); trong khi người dân thành phố Hồ
Chí Minh chủ yếu khám ở bệnh viện tuyến thành phố (48,9%) và tuyến quận
(42,8%) [46].
Theo điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ sử dụng các DVYT nói chung
tăng đáng kể từ năm 2002 tới năm 2012; từ chỉ 18,9% số người dân phải khám chữa
bệnh vào năm 2002 lên 39,2% vào năm 2012. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ nội trú khá
ổn định, chiếm khoảng 7% trong dân số và đạt 7,3% vào năm 2012. Trong khi đó tỷ
lệ sử dụng các DVYT ngoại trú tăng mạnh từ 14,2% lên 36,0% trong 10 năm. Tỷ lệ
có khám chữa bệnh khác nhau đáng kể trong các nhóm đối tượng khác nhau. Năm
2012, có 40,2% người dân thành thị và 38,7% người dân nơng thơn có sử dụng các
DVYT. Về giới tính, chỉ có 34,6% nam giới khám chữa bệnh, khi đó tỷ lệ này ở nữ
giới là 43,6%. Tỷ lệ những người trên 60 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng DVYT
cao nhất trong các nhóm tuổi. Khi chia dân số thành 5 nhóm bằng nhau tăng dần về
điều kiện kinh tế, tỷ lệ sử dụng DVYT cũng tăng dần [28].
Nghiên cứu của Ngô Thị Tâm về thực trạng sử dụng DVYT của người dân
huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2016 trên 1120 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ người có sử
dụng ít nhất một DVYT là 65,4%. Tỷ lệ SD DVYT nội trú là 5,4%, tỷ lệ SD DVYT
ngoại trú chiếm 23,5%; có 55,5% số người tự điều trị ít nhất 1 lần trong năm, Trung
bình một năm một người sử dụng 3,30 DVYT nói chung. Số lượt trung bình sử
dụng DVYT nội trú là 0,07 lần/người/năm; DVYT ngoại trú là 0,43 lần/người/năm;

và tự điều trị là 2,80 lần/người/năm [12].
Nghiên cứu tại thị xã Tây Ninh của Phạm Đình Luyến và Nguyễn Ngọc Tất
năm 2010 trên 524 người dân cho kết quả gần 40% đối tượng nghiên cứu điều trị
bằng cách tự mua thuốc khi có bất kỳ triệu chứng bệnh nào không thông qua thăm
khám bởi bác sĩ, gần 80% không xem CSYT tuyến xã là sự lựa chọn đầu tiên khi
muốn được khám bệnh. Gần 15% người dân không biết gì về kháng sinh, và 2/3 dân
số sử dụng kháng sinh không đúng cách [17].


12

Một nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở Hải Phòng năm 2013 trên 331 hộ gia đình cho thấy
tỷ lệ người ốm tới trạm y tế chỉ là 12,3%, tới các bệnh viện huyện là 35,6%, bệnh
viện tuyến tỉnh, TP là 15,5% và 18,3% là ở CSYT tư nhân. Kết quả cho thấy, những
người có học vấn thấp hơn, có thẻ BHYT thì sử dụng DVYT tuyến xã nhiều hơn
[16].
Khi nghiên cứu về thực trạng lựa chọn mua thuốc của người dân huyện Từ
Sơn năm 2000 ở 328 người dân, tác giả Phạm Văn Khanh cho thấy khi bị ốm, người
dân đến trạm y tế xã là 20,79%, nhà thuốc tư nhân là 4,03%, hiệu thuốc nhà nước là
2,96% với lý do tin tưởng vào chất lượng thuốc ở trạm y tế xã và hiệu thuốc nhà
nước hơn cả, bên cạnh đó cịn có những lý do khác như trạm y tế đủ thuốc hơn hay
hiệu thuốc gần nhà hơn…[18].
Theo KSMS 2016 triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 46.995
hộ ở 3133 xã/phường, tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời
điểm điều tra là 39,6%, trong đó 36% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 7,9% có
khám chữa bệnh nội trú. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nơng thơn; nhóm hộ giàu
nhất cao hơn nhóm hộ nghèo nhất. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến
các bệnh viện nhà nước. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện
nhà nước năm 2016 là 85,1%. Lấy theo kết quả KSMS 2016 đã có 84,1% số người

khám chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh
miễn phí, trong đó thành thị là 86,1%, nơng thơn là 83,1%. Đặc biệt có 90,1% số
người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh
miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 86,7%. Những vùng nghèo nhất như
Trung du và Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, những
nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước. Chi phí
bình qn 1 người có khám chữa bệnh năm 2016 là 2,4 triệu đồng, cao gấp 1,1 lần
so với năm 2014. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình qn 1 người 1 tháng
đạt khoảng 114 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5,7% trong chi tiêu cho đời sống. Chi
tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình qn 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất


13

cao gấp 3 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao gấp 1,3 lần so với hộ
nơng thơn [30].
1.2.3. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB ở hộ nghèo tại
Việt Nam
Qua một số nghiên cứu về tình trạng KCB ở người nghèo cho thấy: đa phần
người nghèo chọn TYT là cơ sở KCB đầu tiên khi ốm. Khoảng cách, thời gian, kinh
tế và mức độ mắc bệnh là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tình trạng
khám chữa bệnh của người dân hộ nghèo.
Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 2012 được triển khai trên cả
nước với quy mô mẫu 46.995 hộ ở 3.133 xã/phường cho thấy hơn 50% người nghèo
đã không sử dụng DVYT trước khi chết so với 30% nhóm có mức sống trung bình
hoặc khá. Khi bị ốm, 33% người bệnh đến TYT xã KCB ngoại trú là người nghèo
trong khi đó nhóm người giàu chỉ chiếm 7,6%; đối với hình thức điều trị nội trú,
khoảng 67% người nghèo đến trạm y tế xã và bệnh viện huyện (ở nhóm người giàu
chỉ là 16%), trong khi đó 78% người giàu đến điều trị nội trú ở bệnh viện tuyến tỉnh
và trung ương [36].

Người nghèo có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ KCB nội trú tại TYT
xã/phường, bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực trong khi người dân
giàu sử dụng dịch vụ tại tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Người nghèo sử dụng dịch
vụ KCB nội trú tại bệnh viện huyện có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ này ở người giàu (42%
bệnh nhân nội trú là người nghèo so với 16,9% bệnh nhân là người giàu). Khoảng
14,4% người nghèo so với 5,4% người giàu sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại TYT
xã. Ngược lại, người nghèo sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại các CSYT tuyến tỉnh
và tuyến trung ương thấp hơn đáng kể so với người giàu. Như các nhóm dân cư
khác, người nghèo ở Việt Nam thường lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú do
các cơ sở y tế tư nhân cung cấp. Khoảng 53% người nghèo và 63% người giàu sử
dụng các dịch vụ KCB ngoại trú tư nhân [5].


14

Theo Nguyễn Đình Dự, nghiên cứu về khả năng tiếp cận và SDDV KCB của
người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2007, nghiên cứu mô tả trên 682
HGĐ cho kết quả rằng: tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã là
53,5%, 23,2% ở bệnh viện huyện, 14,5% ở bệnh viện tỉnh, 2,8% người dân khơng
chữa gì và 0,8% tự mua thuốc về chữa bệnh. Thời gian và khoảng cách vị trí địa lý
là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc tiếp cận và sử dụng DVYT,
đặc biệt là trong nhóm người dân nghèo. Trong nhóm người dân có thu thập thấp, tỷ
lệ sử dụng DVYT tại trạm y tế xã là cao nhất, đạt 85,1%. Nhóm hộ giàu có nhiều cơ
hội tiếp cận và sử dụng các DVYT chất lượng cao hơn so với nhóm nghèo, cao nhất
là 40,8% ở nhóm giàu tiếp cận bệnh viện huyện, thấp nhất là 3% ở nhóm hộ nghèo.
Cao nhất là 22,4% ở nhóm hộ giàu tiếp cận với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
trung ương và 7,5% là tỷ lệ tiếp cận ở nhóm hộ nghèo. Về tiếp cận thơng tin GDSK,
những HGĐ có kinh tế khá, giàu có khả năng tiếp cận cao hơn so với nhóm HGĐ
có kinh tế trung bình, nghèo. Tỷ lệ này đạt cao nhất là 95,9% ở nhóm HGĐ giàu và
chỉ 21,2% ở nhóm HGĐ nghèo. So với HGĐ giàu, nhóm nghèo bị động hơn về

phương tiện, hình thức tiếp cận, thời gian để tiếp cận DV KBC dài hơn và nhóm
nghèo ít có khả năng kinh tế để chi trả cho những DVYT chất lượng cao [14].
Điều tra tình hình SDDV KCB năm 2008 trên 192 hộ ở 3 xã Ia Khươi, Ia
Phí, Hịa Phú huyện Chưpăh tỉnh Gia Lai cho thấy: tỷ lệ người dân tới TYT xã là
37,7%, 175 tới bệnh viện công, 26,8% tới y tế tư nhân và có tới 18,5% dân số
khơng đi KCB. Tỷ lệ không đi KCB cao nhất trong số người mù chữ, chiếm
27,96%, và trong số những người có trình độ trung học phổ thơng trở lên chiếm
16,67%. Tỷ lệ này cũng cao nhất ở nhóm đối tượng là nơng dân, chiếm 23,4%.
Những người có BHYT có tỷ lệ không KCB thấp hơn đáng kể những người không
được BHYT thanh toán (14,34% so với 35,2%). 25,71% số người nghèo khơng sử
dụng DVYT trong khi chỉ có 15,73% những người đủ ăn, kinh tế khá không đi
KCB. Lý do người dân không đi KCB chủ yếu được đưa ra do bệnh nhẹ (57,39%)
[32].
Nghiên cứu mô tả nhu cầu KCB và việc SD dịch vụ KCB của người dân
huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây năm 2003 của Phùng Thị Thu Hà trên 174 hộ gia đình cho


×