Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Câu hỏi và trao đổi liên quan đánh giá và xây dựng kế hoạch dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.04 KB, 5 trang )

Nhóm câu đánh giá và xây dựng kế hoạch dạy học
1. Đánh giá học sinh cấp tiểu học và môn Mĩ thuật 1?
Đánh giá kết quả học tập ở cấp Tiểu học căn cứ theo quy định về “Đánh
giá HS tiểu học” được ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2014/TTBGDĐT; Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT và văn bản hợp nhất
số:03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Với môn Mĩ thuật, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét, trao
đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và sản phẩm thực hành. Trong
đó, học sinh được tham gia đánh giá theo hình thức: Đánh giá hợp tác
giữa giáo viên và học sinh và đánh giá đồng đẳng giữa học sinh với nhau.
Trong đó, giáo viên cần quan tâm tới việc học sinh tự nhận xét trong q
trình học tập và có có ý kiến nhận xét sản phẩm học tập của bạn.
Trong mức độ “Đạt”, chúng ta chia ra ba cấp độ để hướng đến tính đại
trà, phân hóa và phát triển năng khiếu của học sinh.
Lưu ý: Đến tháng 9.2020, Thông tư mới của Bộ Giáo dục về đánh giá
học sinh tiểu học mới sẽ ban hành và chúng ta sẽ thực hiện theo Thông tư
và văn bản hướng dẫn.
2. Một nội dung cũng được nhiều thầy cô quan tâm là căn cứ nào để giáo
viên chủ động tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế
hoạch dạy học trong năm học 2020 – 2021 phù hợp với mục tiêu trong
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, cũng như nội dụng trong SGK
Mĩ thuật 1 – Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”?
Ngày 26 tháng 8 năm 2019, Bộ GDĐT ban hành công văn 3866/BGDĐTGDTH về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm
học 2020 – 2021, trong đó có quy định ở khoản 2, mục II: Nội dung và kế
hoạch giáo dục, đó là: Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng
theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình
thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các hoạt động dạy học trên cơ sở
thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy
định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện
của nhà trường và địa phương. Đây là cơ sở để giáo viên tham mưu, đề
xuất với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng thời khóa biểu và kế hoạch


dạy học trong năm học 2020 – 2021.
3. Một số thầy cơ tiếp tục có câu hỏi cách phân bố thời gian dạy học theo
chủ đề trong Mĩ thuật 1 như thế nào khi hầu hết các chủ đề được xây
dựng nhiều tiết?
Nội dung này đã được trao đổi trong diễn đàn. Xin lưu ý thêm rằng:


Cơ sở để giáo viên chủ động trong xây dựng kế hoạch dạy học, theo công
văn 3866 của Bộ GDĐT ban hành năm 2019.
Các hoạt động trong mỗi chủ đề có tính logic chặt chẽ với nhau, gồm 2 hoạt
động thực hành chính tạo ra sản phẩm mĩ thuật ở mục 2 (Thể hiện) và mục 4
(Vận dụng), nên việc xây dựng kế hoạch dạy học cần tính đến thời gian để
học sinh hoàn thành được sản phẩm, và phương án dạy theo cặp tiết có tính
tối ưu hơn cả. Tính mở trong biên soạn sách chính là để thầy cô căn cứ vào
thực tiễn của nhà trường sắp xếp thời gian cho hợp lí (theo sĩ số và năng lực
của học sinh của mình). Điều này góp phần khắc phục được hạn chế của dạy
học mĩ thuật trước đây là việc phân bổ mỗi bài theo tiết học, nên việc học
sinh khơng hồn thành được phần thực hành trên lớp là khá phổ biến, điều
này giảm hứng thú cũng như u thích đối với mơn học.
4. Việc phân bổ thời gian ở mỗi hoạt động căn cứ vào đâu để đảm bảo
thời gian dành cho học sinh thực hành trong môn Mĩ thuật 1 - bộ sách
Kết nối tri thức với cuộc sống?
Việc xây dựng các hoạt động ở mỗi chủ đề trong sách giáo khoa căn cứ vào
số học sinh được quy định tại khoản 1, điều 17, văn bản hợp nhất 03/VBHNBGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể là: mỗi lớp học có khơng q 35 học
sinh. Theo đó, trong điều kiện thực tế của lớp học tại cơ sở giáo dục, ít hoặc
đơng học sinh hơn, mà giáo viên chủ động phân bổ thời gian ở mỗi hoạt
động sao cho đảm bảo phân phối chương trình ở mỗi chủ đề, cũng như
hướng đến việc mỗi học sinh được dành đủ thời gian để hoàn thành sản
phẩm mĩ thuật theo mục tiêu của chủ đề. Ví dụ nếu sĩ số học sinh nhiều hơn

thì có thể tổ chức hoạt động học tập theo dãy bàn, theo tổ. Nếu học sinh ít
hơn thì có thể cho mỗi học sinh được thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mỗi
hoạt động.
5. Điểm rơi của hình thành kiến thức ở hoạt động nào để giáo viên đăng
kí tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông môn Mĩ
thuật, khi hầu hết các chủ đề được biên soạn nhiều hơn 1 tiết ?
Theo khoản 1, điều 7, Thông tư 22 ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2019 có
quy định nội dung, tiêu chuẩn tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo
dục phổ thơng, đó là:
a) Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội
thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên
trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy
thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được


thơng báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02
ngày trước thời điểm thi;
b) Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng
trình bày biện pháp khơng q 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo
trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả
và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ
thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước
đó.
Như vậy, giáo viên mĩ thuật căn cứ vào phần soạn trong sách giáo viên và
thực tế học sinh của lớp mình để lựa chọn nội dung thực hành trong thời gian
1 tiết (35 phút) đạt hiệu quả.
Với sách Mĩ thuật - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, điểm rơi của hình
thành kiến thức mới ở hoạt động Thể hiện, đây là hoạt động do học sinh thực
hành là chính, ít có hoạt động tương tác với giáo viên. Do đó, để có tiết dạy

tham gia hội thi được sôi nổi, hào hứng, giáo viên nên tổ chức ở hoạt động
Quan sát, khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh để quan sát vật thật, xuất
hiện trong cuộc sống, cho đến những sản phẩm mĩ thuật của học sinh, những
tác phẩm mĩ thuật của họa sĩ/ nhà điêu khắc có nội dung liên quan đến chủ
đề, để từ đó liên tưởng đến nội dung và cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật cho
riêng mình�
6. Ở các điểm trường có tổ chức các lớp ghép, học sinh thuộc nhiều trình
độ khác nhau, thì xử lý bài dạy ở môn Mĩ thuật như thế nào?
Đây là thực tế ở một số địa phương có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác,
có số học sinh q ít không cho phép mở được lớp đơn.
Vấn đề này không chỉ môn Mĩ thuật - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống mà các môn học khác cũng sẽ gặp phải, và sẽ có những giải pháp
khác nhau để khắc phục. Với môn Mĩ thuật, giáo viên ở lớp dạy ghép vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm
của học sinh trong lớp, để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch
đào tạo theo tiêu chí "dạy từng học sinh trong một lớp", trong đó lưu ý:
 Linh hoạt trong thực hiện nội dung và các bước lên lớp cho phù
hợp với học sinh/ thời gian trên lớp. Vì số lượng học sinh ít nên khi
kết thúc hoạt động này có thể thực hiện tiếp ln hoạt động kế tiếp;
 Tạo hứng thú học tập, phát huy năng lực của học sinh để mỗi học
sinh biết tự mình tìm ra cách thực hiện nhiệm vụ học tập một cách
chủ động;


 Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh để có sự giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập, dưới sự tổ chức của giáo viên. Trong đó học sinh
trình độ cao giúp học sinh trình độ thấp hơn, học sinh ở bậc học
trên giúp học sinh ở bậc học dưới.
 Giáo viên tìm mối liên hệ chung nhất giữa sách hiện hành và sách
theo Chương trình mới để có sự bổ trợ lẫn nhau, đạt được mục tiêu

theo từng nội dung dạy học
7. Nhiều giáo viên quan tâm soạn giáo án trong mơn này như thế nào?
Hiện nay, có mấy cách tiếp cận vấn đề này:
- Xem sách giáo viên như là giáo án và giáo viên không phải soạn mà
dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động, chuẩn bị đồ dùng dạy học
cho sinh động;
- Xem soạn giáo án là nhiệm vụ của giáo viên, theo Điều lệ của trường
học. Qua đó giúp giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu về nội dung mỗi chủ
đề và đưa ra cách tổ chức phù hợp, tránh việc dạy theo kinh nghiệm, chủ
quan;
Và dù theo cách tiếp cận nào thì nội dung biên soạn trong sách giáo viên vẫn là
căn cứ xác đáng về phương pháp và hình thức tổ chức lớp học, giúp giáo viên
thực hiện có hiệu quả cơng việc của mình.
8. Nhiều nơi cịn khó khăn nên việc mua đồ dùng học tập cho học sinh
chưa đầy đủ, cần cách tháo gỡ như thế nào?
Mĩ thuật 1 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống biên soạn theo hướng
mở, trong đó khai thác những vật liệu tái sử dụng, sẵn có tại địa phương. Những
đồ dùng học tập cơ bản trong môn học như sáp màu, giấy màu, đất nặn có thể
dùng chung. Cùng với đó, giáo viên có thể sử dung những vật liệu thay thế cho
đồ dùng học tập như chai nhựa, hộp giấy, mẩu gỗ, lá cây, vải vụn, sỏi, hạt các
loại (tùy vùng),… giúp học sinh thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo mục tiêu mỗi
chủ đề.
9. Tính mở trong Chương trình GDPT 2018 được thể hiện như thế nào?
Điều này tác động đến giáo viên mĩ thuật trong bối cảnh mới ra sao?
Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, được thể hiện
rõ nhất là chỉ quy định nguyên tắc định hướng chung, không quy định quá chi
tiết nội dung phần dạy học. Cùng với đó, Chương trình GDPT 2018 cũng hướng
đến việc trao quyền cho các cơ sở giáo dục được chủ động triển khai chương
trình giáo dục như không quy định số tiết trong 1 tuần như chương trình hiện
nay, mà chỉ quy định số tiết hoc, phần học trong cả một năm. Một tuần dạy và

học bao nhiêu tiết là do sự chủ động của giáo viên tùy vào điền kiện tiếp thu của
học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất. Năm 2019, Bộ GDĐT cũng đã có cơng
văn 3866 thể hiện về điều này.


Trong môn Mĩ thuật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tính mở
được thể hiện ở nội dung như giáo viên hồn tồn có thể sử dụng tranh, ảnh, sản
phẩm mĩ thuật mở rộng hay bổ sung cho các chủ đề cho phù hợp với đặc thù của
địa phương, cũng như khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh trong dạy học,
trên cơ sở bám sát vào mục tiêu của chủ đề. Điều này cũng giúp cho giáo viên
hoàn toàn linh hoạt, vận dụng những phương pháp dạy học mĩ thuật theo phân
môn, hay phương pháp dạy mĩ thuật theo hướng đổi mới của Dự án “Hỗ trợ
giáo dục mĩ thuật tiểu học” trước đây, bởi mỗi phương pháp dạy học đều có
những giá trị nhất định cần kề thừa và phát huy cho phù hợp với nội dung cần
triển khai.
Theo đó, giáo viên vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy
học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực, kết hợp với các phương pháp mới
cho phù hợp với nội dung, hướng tới mục tiêu đa dạng trong cách giải quyết vấn
đề mà mỗi chủ đề đặt ra. Rõ ràng rằng, trong dạy học theo Chương trình GDPT
2018, giáo viên được thực sự trao quyền chủ động, linh hoạt trong dạy học và
điều này mới giúp các thầy cơ có thể sáng tạo trong dạy học được.



×