Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh 3 trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 107 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƯƠNG ANH

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TẠI BA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN SĨC SƠN, TP. HÀ NỘI NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƯƠNG ANH

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TẠI BA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN SĨC SƠN, TP HÀ NỘI NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. DƯƠNG MINH ĐỨC

HÀ NỘI, 2020


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm về bạo lực ......................................................................... 4
1.1.1 Bạo lực và phân loại bạo lực ................................................................. 4
1.1.2 Bạo lực học đường, phân loại và đối tượng .......................................... 4
1.2 Hậu quả của bạo lực học đường .................................................................... 6
1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi .......................................... 7
1.2.2 Ảnh hưởng đến vấn đề xã hội và giáo dục ............................................ 7
1.3 Tình trạng bạo lực học đường trên Thế giới và tại Việt Nam ....................... 9
1.3.1 Trên Thế giới......................................................................................... 9
1.3.2 Tại Việt Nam ....................................................................................... 12
1.4 Một số yếu tố liên quan đến hành vi BLHĐ của học sinh ........................... 15
1.4.1 Yếu tố cá nhân học sinh ...................................................................... 15
1.4.2 Yếu tố gia đình .................................................................................... 20
1.4.3 Yếu tố trường học ................................................................................ 22
1.4.4 Yếu tố bạn bè....................................................................................... 23
1.4.5 Yếu tố môi trường - xã hội .................................................................. 24

1.5 Tóm tắt đề tài, bộ số liệu thứ cấp và thông tin địa bàn nghiên cứu ............. 25
1.6 Khung lý thuyết ........................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 27
2.1 Mô tả bộ số liệu gốc .................................................................................... 27
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.2 Đối tượng: ............................................................................................... 27
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 27
2.1.4 Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................ 27
2.1.5 Cỡ mẫu và chọn mẫu: ............................................................................. 27
2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn .............................................. 28
2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 28
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: ................................................... 28
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 29
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 29
2.2.5 Biến số nghiên cứu .............................................................................. 30
2.2.6 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
3.1 Thông tin chung của đối tượng.................................................................... 32
3.2 Thực trạng bạo lực của học sinh .................................................................. 36
3.3 Một số yếu tố liên quan đến các nhóm đối tượng của BLHĐ ..................... 42


ii
3.3.1. Nhóm đối tượng bị bạo lực .................................................................... 42
3.3.2. Nhóm đối tượng thực hiện bạo lực ........................................................ 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 57
4.1 Về thực trạng BLHĐ của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Sóc
Sơn 57
4.1.1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................. 57

4.1.2. Tình trạng BLHĐ ở học sinh các trường THPT tại huyện Sóc Sơn ...... 58
4.2 Mối liên quan giữa thực trạng BLHĐ của học sinh THPT của 3 trường trên
địa bàn huyện Sóc Sơn: ........................................................................................ 61
4.3 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................... 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
5.1 Thực trạng BLHĐ tại 3 trường THPT huyện Sóc Sơn .................................. 68
5.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng BLHĐ tại 3 trường THPT huyện Sóc
Sơn 68
5.2.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng học sinh bị bạo lực .................. 68
5.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng học sinh thực hiện BLHĐ ........ 69
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 72
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI ..................................................................................... 80
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIẾN SỐ CỦA NGHIÊN CỨU............................................. 88


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ:

Bạo lực học đường

CDC:

Trung tâm kiểm soát bệnh tật
(Center for Disease Control and Prevention)

ĐTNC:


Đối tượng nghiên cứu

GDTX:

Giáo dục thường xuyên

GSHS:

Khảo sát sức khoẻ toàn cầu học sinh
(Global school – based student health survey)

THPT:

Trung học phổ thông

UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoa Liên Hợp Quốc

UNICEF:

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

YRBSS

Hệ thống giám sát hành vi rủi ro của vị thành niên
(Youth Risk Behavior surveillance System)

WHO:


Tổ chức Y tế thế giới


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung của học sinh ...................... 32
Bảng 3.2 : Thơng tin về yếu tố gia đình của học sinh .............................................. 33
Bảng 3.3: Thông tin về yếu tố bạn bè và trường học ............................................... 34
Bảng 3.4: Thông tin về hành vi liên quan đến tình trạng bạo lực ở học sinh ........... 37
Bảng 3.5: Mô tả hành vi bạo lực ĐTNC từng thực hiện trong 12 tháng qua ........... 38
Bảng 3.6: Mô tả hành vi bạo lực ĐTNC thực hiện trong 12 tháng qua ................... 38
Bảng 3.7: Thực hiện hành vi nguy cơ trong vòng 30 ngày qua ............................... 39
Bảng 3.8: Thông tin về các yếu tố khác ................................................................... 40
Bảng 3.9 Thông tin cá nhân của học sinh trong nhóm bị bạo lực ............................ 42
Bảng 3.10 Thơng tin về gia đình của học sinh trong nhóm bị bạo lực ..................... 43
Bảng 3.11 Tình trạng về gia đình của học sinh trong nhóm bị bạo lực ................... 43
Bảng 3.12 Thơng tin về bạn bè của học sinh trong nhóm bị bạo lực ....................... 44
Bảng 3.13 Thông tin về trường học của học sinh trong nhóm bị bạo lực ................ 45
Bảng 3.14 Tương tác của nhóm học sinh bị bạo lực với môi trường & xã hội ........ 45
Bảng 3.15 Thực hiện hành vi nguy cơ trong nhóm học sinh bị bạo lực ................... 46
Bảng 3.16 Thực hiện hành vi nguy cơ trong nhóm học sinh bị bạo lực ................... 47
Bảng 3.17 Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố liên quan với yếu tố bị bạo lực ...... 48
Bảng 3.18 Thơng tin cá nhân của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực .............. 49
Bảng 3.19 Thông tin về gia đình của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực ......... 50
Bảng 3.20 Tình trạng về gia đình của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực ........ 51
Bảng 3.21 Thơng tin về bạn bè của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực ........... 51
Bảng 3.22 Thông tin về trường học của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực .... 52
Bảng 3.23 Tương tác của học sinh trong nhóm thực hiện bạo lực với mơi trường –
xã hội ........................................................................................................................ 53

Bảng 3.24 Thực hiện hành vi nguy cơ trong nhóm học sinh thực hiện bạo lực ....... 53
Bảng 3.25 Thực hiện hành vi nguy cơ trong nhóm học sinh thực hiện bạo lực ....... 54
Bảng 3.26 Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố liên quan với thực hiện bạo lực ..... 55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Nghề nghiệp chính bố và mẹ của học sinh ........................................... 34
Biểu đồ 3.2: Thông tin về môi trường – xã hội của học sinh ................................... 36
Biểu đồ 3.3 Tình trạng bạo lực ở học sinh trong 12 tháng qua ................................ 36
Biểu đồ 3.4: Thực hiện hành vi nguy cơ về sức khỏe trong 30 ngày qua ................ 40
Biểu đồ 3.5: Thái độ đối với bạo lực của học sinh ................................................... 41


v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, bạo lực trong nhóm học sinh phổ thơng có chiều
hướng diễn ra phức tạp và phổ biến, gia tăng về tỉ lệ cũng như cường độ, trở thành
mối quan ngại đối với cha mẹ, thầy cơ và xã hội nói chung…Thực trạng này ở
huyện Sóc Sơn tuy đã được tìm hiểu nhưng chưa có nhiều nghiên cứu mơ tả cụ thể
về vấn đề bạo lực học đường (BLHĐ). Câu hỏi được đặt ra đó là tình trạng BLHĐ ở
học sinh trung học phổ thơng (THPT) trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang ở mức như
thế nào? Và những yếu tố gì liên quan tới tình trạng này ở học sinh THPT ở huyện
Sóc Sơn? Nhằm phục vụ việc tìm những bằng chứng khoa học để mô tả thực trạng
BLHĐ và mối liên quan giữa các yếu tố tới tình trạng trên, học viên tiến hành thu
thập số liệu tại các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, bao gồm trường THPT Đa
Phúc, THPT Lạc Long Quân và Trung tâm GDTX huyện Sóc Sơn.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang có phân tích. Dữ liệu được sử dụng
một phần từ đề tài “Đánh giá các hành vi nguy cơ với sức khỏe trẻ vị thành niên tại
Hà Nội năm 2019”(YRBSS), được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu trường Đại học Y
tế cơng cộng trên bộ công cụ được thiết kế online. Kết quả thống kê mô tả cho thấy,
tại 3 trường được tiến hành khảo sát của huyện Sóc Sơn với 757 học sinh, tỷ lệ học

sinh bị bạo lực trong 12 tháng qua là 12%, học sinh đã từng có hành vi bạo lực
chiếm 18% và 5,2% học sinh vừa tham gia bạo lực vừa bị bạo lực. Phân tích hồi
quy đa biến logistic cho kết quả những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) tới tình trạng BLHĐ bao gồm hạnh kiểm của học sinh, tình trạng gia đình
liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ, tần suất xảy ra bạo lực gia đình, có bạn thân
tham gia BLHĐ, khơng đến trường vì cảm thấy khơng an tồn; từng bị ăn trộm hoặc
phá hoại tài sản, các hành vi liên quan như từng mang vũ khí bên mình, có tần suất
tiếp xúc với ấn phẩm, nội dung bạo lực, việc ĐTNC gặp vấn đề về thể chất, tinh
thần. Trong 12 tháng qua, bạo lực lời nói (13,9%) và bạo lực qua mạng (11,6%)
được ĐTNC thực hiện bạo lực nhiều nhất. Những học sinh bị bạo lực qua hình thức
bạo lực qua mạng là chủ yếu (10,6%).
Tuy kết quả mô tả được thực trạng BLHĐ ở học sinh, nhưng do vẫn tồn tại
một vài hạn chế, nên cần tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này nhằm có thêm bằng


vi
chứng để kết luận những yếu tố liên quan tới tình trạng bạo lực của học sinh trên địa
bàn huyện. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giám
sát học sinh, hỗ trợ cả về mặt tinh thần, định hướng và giúp đỡ con em mình trong
việc ra quyết định nhằm góp phần ngăn chặn bạo lực, đảm bảo môi trường sống và
học tập an toàn và lạnh mạnh. Đặc biệt, học sinh cần phải xây dựng mối quan hệ
bạn bè tích cực, chủ động chia sẻ với người lớn về những mẫu thuẫn trong cuộc
sống, những vấn đề tâm tư, tích cực tham gia hoạt động tập thể và biết sàng lọc, tiếp
nhận thông tin phù hợp để không trở thành nạn nhân của BLHĐ và thực hiện bạo
lực.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng được quan

tâm, ảnh hưởng đến thanh thiếu niên mỗi ngày, đến chính bản thân họ, gia đình,
trường học và cộng đồng. Bạo lực học đường (BLHĐ) là bạo lực thanh thiếu niên
xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường đến trường, từ trường về nhà hoặc
trong các hoạt động do nhà trường tổ chức. Bạo lực trong học đường tuy không phải
vấn đề mới nhưng trong những năm trở lại đây, bạo lực ở nhóm học sinh trung học
phổ thơng có chiều hướng diễn ra phức tạp, gia tăng về số lượng cũng như mở rộng
về phạm vi và tính chất BLHĐ ngày càng nguy hiểm, trở thành mối quan ngại đối
với cha mẹ, thầy cơ và xã hội nói chung. Một người trẻ tuổi có thể là một nạn nhân,
người có hành vi bạo lực, người vừa bị bạo lực vừa đi bạo lực người khác hoặc một
nhân chứng của BLHĐ. Bạo lực ở thanh thiếu niên bao gồm nhiều hành vi khác
nhau, thường thể hiện thông qua các hành vi như bắt nạt, xô đẩy, đe doạ và đàn áp
với nhiều hình thức bạo lực khác nhau như nhóm băng đảng bạo lực và tấn cơng (có
hoặc khơng có vũ khí) (1). Bạo lực không chỉ bao gồm hành động gây hại về thể chất
mà cịn sử dụng lời nói, mối quan hệ xã hội và điện tử có chủ ý dẫn đến tổn hại về
mặt tâm lý, phát triển của học sinh (1).
Theo kết quả của cuộc điều tra Giám sát hành vi rủi ro thanh thiếu niên
(YRBSS) tại Mỹ năm 2017 do Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đánh giá
thì tỷ lệ học sinh tham gia vào ẩu đá, đánh nhau trong 12 tháng trước khảo sát là
23,6%, tham gia đánh nhau trong trường là 8,5%, bị bạo lực ở trường là 19% (2).
Đánh giá toàn cầu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children’s
Fund – UNICEF), về bạo lực đối với trẻ em được công bố vào năm 2017 trên thế
giới hiện nay, cứ 7 phút lại có 1 thanh niên tử vong vì hành vi bạo lực, tính riêng
năm 2015 bạo lực là nguyên nhân tử vong của 82,000 trẻ vị thành niên trên toàn thế
giới (3). Theo báo cáo của WHO năm 2014, tử vong do nguyên nhân bạo lực chiếm
12% và nguyên nhân đứng thứ năm ở vị thành niên (4). Trẻ từ 15-19 tuổi có nguy cơ
bị tổn thương và tử vong do bạo lực cao gấp 3 lần trẻ từ 10 đến 14 tuổi (3).
Tại Việt Nam, theo báo cáo Khảo sát sức khoẻ toàn cầu (GSHS) của Tổ chức
y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) 13-17 tuổi năm 2013 của WHO
cho thấy tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực trong vòng 30 ngày qua là 23,4 %, tham
gia các cuộc đánh nhau là 17,3% (5). Báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5/2018 tại 63 tỉnh



2
thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn 7,000 học sinh tham gia vào
các cuộc đánh nhau, lôi kéo dọa đánh bạn và bị kỷ luật (6).
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu bạo lực trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam
được thực hiện. Các nghiên cứu phần lớn tập trung ở khu vực nội thành mà ít chú
trọng đến khu vực ngoại thành, có những hạn chế về điều kiện kinh tế, tiếp cận giáo
dục và ít nhận được sự quan tâm cũng như đầu tư hơn của bố mẹ, các nghiên cứu chỉ
mới phân tích thực trạng BLHĐ và một số yếu tố liên quan đến bạo lực nhưng chưa
có đánh giá tổng thể đại diện cho khu vực. Huyện Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc
thành phố Hà Nội có những đặc điểm chung đại diện cho khu vực ngoại thành như:
địa lý, cơ cấu kinh tế cũng như giáo dục – y tế và trước đây (7). Và nghiên cứu cũng
tìm hiểu thêm khía cạnh về thái độ của học sinh đối với bạo lực được coi là một yếu
tố dự báo về hành vi bạo lực có ý nghĩa trong việc ngăn chặn hành vi BLHĐ và đánh
giá hiệu quả các chương trình đào tạo tại các trường THPT (8). Các nghiên cứu trước
đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến BLHĐ như độ tuổi của học sinh, giới tính, áp
lực học tập, chứng kiến bạo lực học trong gia đình và nơi sống..., những yếu tố này
cần tiếp tục được nghiên cứu thêm để có thể xác định các giải pháp can thiệp phù
hợp và tồn diện hơn, đồng thời tìm hiểu thêm các yếu tố nguy cơ và yếu tố dự báo
hành vi bạo lực cung cấp góc nhìn rõ hơn về các mối quan hệ giữa cá nhân và mơi
trường (9).
Chính vì vậy, nghiên cứu “Bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan ở
học sinh tại 3 trường THPT huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội năm 2019” được thực
hiện dựa trên bộ số liệu có bổ sung thêm thơng tin về thực trạng, một số yếu tố nguy
cơ tới BLHĐ so với đề tài gốc là đề tài cấp cơ sở trường Đại học Y tế công cộng
“Đánh giá các hành vi nguy cơ với sức khoẻ trẻ vị thành niên ở Hà Nội năm 2019”
và bổ sung thêm các thông tin về thực trạng, một số yếu tố nguy cơ tới BLHĐ so với
đề tài gốc. Kết quả của nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng góp phần xây
dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống BLHĐ.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả thực trạng bạo lực học đường ở học sinh tại 3 trường THPT huyện Sóc
Sơn, Hà Nội năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh
tại 3 trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2019.


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm về bạo lực
1.1.1 Bạo lực và phân loại bạo lực
1.1.1.1 Bạo lực
Bạo lực là một hành vi tương đối phổ biến của con người xảy ra trên toàn thế
giới, ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bạo hành, đối tượng thanh thiếu niên và thanh niên
có nhiều khả năng tham gia vào hành vi bạo lực.
Bạo lực được WHO định nghĩa là hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc sức mạnh,
đe dọa hoặc làm thật, chống lại chính mình, một người khác hoặc chống lại một
nhóm hoặc cộng đồng, dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hậu quả bị thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, phát triển hoặc các tổn hại khác (10). Định nghĩa này nhấn
mạnh rằng một người hoặc một nhóm phải có ý định sử dụng vũ lực hoặc quyền lực
đối với người hoặc nhóm khác được coi là bạo lực. Bạo lực do đó được phân biệt với
thương tích hoặc tổn hại do các hành động và sự cố ngoài ý muốn.
1.1.1.2 Phân loại bạo lực
Theo Báo cáo Thế giới về bạo lực và sức khỏe năm 2002, WHO chia bạo lực
thành 3 loại tùy theo đặc điểm của những người thực hiện hành vi và nạn nhân của
các hành vi bạo lực (10): Bạo lực tự thân; Bạo lực giữa cá nhân và Bạo lực tập thể.

Và 3 loại này có thể chia thành 4 loại cụ thể hơn theo bản chất của bạo lực: bạo lực
thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, Kỳ thị/phân biệt đối xử (10).
1.1.2 Bạo lực học đường, phân loại và đối tượng
1.1.2.1 Bạo lực học đường
Theo định nghĩa của Trung tâm phòng chống BLHĐ Bắc Carolina “BLHĐ là
hành vi vi phạm hoặc gây nguy hiểm cho người khác trong khu vực trường học,
chống lại thầy cô hoặc chiếm đoạt tài sản, sử dụng vũ khí để đe dọa thầy cơ, học sinh
khác thể hiện ở nhiều hình thức như là bắt nạt, hăm dọa, hoạt động theo băng đảng,
sử dụng vũ khí tấn cơng” (11).
CDC (2015) định nghĩa BLHĐ là “bạo lực thanh thiếu niên xảy ra trong
khuôn viên nhà trường, trên đường đến trường, từ trường về nhà, hoặc trong các sự
kiện do nhà trường tổ chức (12)”. BLHĐ cũng có thể liên quan hoặc tác động với
người lớn bao gồm nhiều hành vi bạo lực khác nhau như bắt nạt, xơ đẩy, tát, đấm, sử
dụng vũ khí…có thể gây ra nhiều tác hại về tâm lý cảm xúc hơn là tác hại thể chất.
Các hình thức bạo lực khác như bạo lực băng đảng và tấn công vũ lực (có hoặc


5
khơng có vũ khí) có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Một người trẻ tuổi có thể là nạn nhân, người gây ra hành vi bạo lực hoặc nhân chứng
của BLHĐ (13).
Trong quyết định số 80/2017/NĐ-CP của văn phịng Chính phủ Việt Nam về
mơi trường giáo dục an tồn thân thiện và kiểm sốt, phịng chống bạo lực, BLHĐ
được hiểu bao gồm những hành vi lạm dụng và đánh đập, đe dọa đến sức khỏe và thể
chất, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử, xa lánh và các hành vi có chủ
định gây tổn hại đến sức khỏe và thể chất người học trong lớp hoặc trường (14).
Ngoài các khái niệm về BLHĐ, các nghiên cứu cũng làm rõ và phân biệt giữa
BLHĐ với bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường trong nghiên cứu của Lê Thị Hải
Hà (2016) với học sinh trung học cơ sở và THPT được định nghĩa: “là (i) một biểu
hiện của sự hung hăng, cố ý làm hại người khác, (ii) giữa hai bên có sự chênh lệch về

sức mạnh hay đặc điểm nào đó khiến người bị bắt nạt khơng có khả năng bảo vệ bản
thân và (iii) hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất
định (15)”.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, khái niệm BLHĐ được hiểu là “bạo lực
giữa học sinh hay nhóm học sinh, hành vi bạo lực thực hiện trong khu vực trường
học, trên đường tới trường hoặc từ trường về nhà, hoặc trong các hoạt động ngoại
khóa mà nhà trường tổ chức.”
1.1.2.2 Phân loại và đối tượng bạo lực học đường
Bạo lực có thể chia thành nhiều nhóm, theo các hình thức và nội dung khác
nhau. Nghiên cứu của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) năm 2006 về Bạo
lực đối với trẻ em là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về bạo lực đối với trẻ em, ở
trường học được xác định có 4 hình thức bạo lực chính: bắt nạt; bạo lực tình dục và
giới tính; bạo lực thể xác và bạo lực tâm lý (16).
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoa Liên hợp quốc (UNESCO) phân loại
BLHĐ bao gồm bạo lực thể chất (đánh nhau giữa học sinh và bạo lực thân thể) ; bạo
lực tâm lý, bao gồm lạm dụng bằng lời nói; bạo lực tình dục (cưỡng hiếp và quấy rối
tình dục) và nhiều hình thức bắt nạt, bao gồm đe doạ trực tuyến và mang vũ khí trong
trường (17). Trong nghiên cứu này, BLHĐ được phân loại dựa trên tài liệu Phòng
chống bạo lực của CDC (13):


6
Bạo lực về thể chất: là “bất kỳ hình thức nào xâm phạm thể xác với ý định
làm tổn thương người khác bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc,
xé quần áo, trần lột, cướp đồ vật, gây ảnh hưởng đến thân thể của một/một nhóm học
sinh khác”;
Bạo lực về lời nói: là “lạm dụng lời nói và cảm xúc bao gồm các hành vi như
gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương, sỉ nhục, dùng lời nói
đe dọa/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình”;
Bạo lực xã hội: bao gồm “các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay,

tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác”;
Bạo lực điện tử: bao gồm “các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe
dọa/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội trên
mạng để cơ lập/tẩy chay một/một nhóm học sinh khác…”;
Ngồi ra, UNESCO cịn phân loại và định nghĩa bạo lực tình dục bao gồm đe
dọa mang bản chất tình dục, quấy rối tình dục, đụng chạm khơng mong muốn, ép
buộc tình dục và cưỡng hiếp, ảnh hưởng đến cả nam và nữ (17). Nhưng trong khn
khổ của nghiên cứu chỉ tìm hiểu về 4 loại BLHĐ vì bạo lực tình dục chưa phổ biến
tại Việt Nam. Mặc dù cường độ và các loại BLHĐ có thể khác nhau giữa các cộng
đồng và các nhóm nhân khẩu học, nhưng bạo lực tác động tiêu cực đến tất cả thanh
thiếu niên có thể nạn nhân (victims), những người có hành vi bạo lực người khác
(perpetrators) hoặc người vừa có hành vi bạo lực vừa bị bạo lực.
1.2 Hậu quả của bạo lực học đường
BLHĐ có ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với sức khỏe thể chất, tinh
thần và xã hội của những người trẻ tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
cho những người trẻ tuổi và dẫn đến hơn 475,000 ca chấn thương khơng chủ đích
mỗi năm (18). Bạo lực có thể dẫn đến tổn thương về thể chất, tổn thương về xã hội
và tinh thần, tự làm hại bản thân hoặc thậm chí là tử vong, làm tăng nguy cơ trầm
cảm, lo âu. Thanh thiếu niên có hành vi bạo lực người khác có nguy cơ sử dụng chất
gây nghiện, ảnh hưởng đến các vấn đề học tập và có xu hướng bạo lực sau này ở tuổi
thiếu niên và trưởng thành. Những người tiếp xúc với bạo lực có nguy cơ gia tăng
một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần, thể chất và hành vi bao gồm nạn nhân, người
có hành vi bạo lực người khác (4).


7
1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi
BLHĐ là yếu tố nguy cơ cao của các vấn đề sức khỏe tâm thần, các nạn nhân
của BLHĐ dễ bị trầm cảm, tự kỉ, tự ti, lo lắng và cố gắng tự tử (19, 20). Bạo lực thể
chất có thể gây ra chấn thương không tử vong hoặc tử vong, để lại những khuyết tật

thể chất lâu dài (13). Bạo lực tình dục có nguy cơ nhiễm HIV, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục khác và mang thai ngoài ý muốn, ngoài ra tiếp xúc với bạo lực
khi con trẻ có thể gây ra hậu quả tiêu cực về sức khỏe lâu dài (21).
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp về Bắt nạt và hành vi tự tử đã chứng minh
rằng có mối liên quan, khơng chỉ giữa nạn nhân bắt nạt và tự tự mà còn giữa người
bắt nạt hoặc người vừa bị bắt nạt vừa đi bắt nạt người khác với tự tử (22). Tương tự
với một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên cứu theo
chiều dọc cho thấy các nạn nhân của những vụ bắt nạt học đường có xu hướng bị
trầm cảm sau này trong cuộc sống (23). Năm 2012, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho
rằng sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh bị bắt nạt có dấu hiệu nguy cơ trầm
cảm hoặc gặp vấn đề ăn, ngủ hoặc các triệu chứng thực thể như đau đầu hoặc đau dạ
dày (24).
Bạo lực là một khía cạnh thiết yếu của hành vi rối loạn chức năng của thanh
thiếu niên, làm tăng các hành vi nguy cơ đến sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu
bia, sử dụng chất kích thích, trầm cảm, bỏ học (25). Nạn nhân của các vụ bắt nạt là
nhóm có nguy cơ lớn nhất phát triển nhiều hành vi tâm lý (26). Ở Việt Nam đã xảy ra
một số vụ bạo lực giới ở trường học trong thời gian gần đây, bạo lực giới ở trường
học không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe
tâm lý, khiến các em học sinh bị rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, tự ti, có thể dẫn đến
trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
như HIV… (27).
1.2.2 Ảnh hưởng đến vấn đề xã hội và giáo dục
Bạo lực thanh thiếu niên nói chung ảnh hưởng đến tồn bộ cộng đồng, làm
tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng, gián đoạn
đến các dịch vụ xã hội. Đồng thời nó tác động tiêu cực đến nhận thức và thái độ tham
gia vào các sự kiện cộng đồng, học tập. Sự tham gia vào BLHĐ có thể là một yếu tố
dự báo hành vi tội phạm và xã hội trong tương lai, gây khó khăn trong các mối quan
hệ xã hội tương tự kết quả nghiên cứu tại Bắc Mỹ và Châu Âu (28, 29). Bạo lực và



8
những hậu quả của nó khơng chỉ thay đổi cuộc sống của những nạn nhân mà còn ảnh
hưởng đến gia đình và bạn bè của họ (29). Theo ước tính của tổ chức ChildFund cho
thấy “bạo lực giới ở trường học gây tổn hại tương đương với chi phí cho một năm
học ở bậc tiểu học – khoảng 17 tỷ USD/năm ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình” – con số này cao hơn tổng số tiền mà nước ngoài tài trợ hàng năm cho các can
thiệp giáo dục tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ảnh hưởng lớn đến kinh
tế và sự phát triển của xã hội (27).
Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên hệ tiêu cực giữa bạo lực, tiến độ học
tập và hành vi trong lớp, tác động đến giáo dục đối với nạn nhân của BLHĐ và bắt
nạt là rất đáng kể. Bạo lực và bắt nạt do học sinh khác có thể khiến vị thành niên và
thanh niên sợ đến trường và ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong lớp hoặc tham
gia các hoạt động của trường. Nó cũng có ảnh hưởng tương tự với những người
chứng kiến bạo lực (21). Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập, làm
việc và giáo dục trong tương lại. Các phân tích đánh giá học tập trên thế giới đều ghi
nhận tác động tiêu cực của BLHĐ đối với kết quả học tập làm giảm thành tích của
học sinh và sự tham gia hoạt động giáo dục (30). Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy
BLHĐ có những tác động sau đây đối với người học: mất tập trung, trình độ học vấn
kém, bỏ tiết, trốn học và bị trầm cảm (31). Mơi trường học tập khơng an tồn tạo ra
cảm giác sợ hãi và bất an, giáo viên khơng kiểm sốt được tình trạng hoặc khơng
quan tâm đến học sinh, điều này làm giảm chất lượng giáo dục cho các trường có
tình trạng BLHĐ. Tại Mỹ năm 2015, 6% học sinh khơng đến trường ít nhất 1 ngày
trong tháng qua bởi vì họ cảm thấy khơng an tồn ở trường hoặc trên đường đi đến
trường/về nhà (32). BLHĐ tạo ra sự bất an và sợ hãi gây tổn hại đến mơi trường học
đường nói chung và xâm phạm quyền học tập của học sinh trong một môi trường an
tồn, khơng bị đe dọa. Bạo lực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng và thành tích
học tập của học sinh (1).
Vì vậy cần có những can thiệp hiệu quả có thể làm giảm các hành vi bạo lực
khi chúng ta hiểu và đánh giá đúng những ảnh hưởng của BLHĐ đối với sức khỏe,
hành vi, môi trường xã hội và giáo dục



9
1.3 Tình trạng bạo lực học đường trên Thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Trên Thế giới
Dù có khác biệt trong sử dụng định nghĩa và công cụ đo lường, kết quả cho
thấy bạo lực phổ biến ở nhiều quốc gia và ảnh hưởng đến thanh thiếu niên với các
hình thức bạo lực khác nhau ở từng xã hội (33, 34).
Hoa Kỳ là quốc gia rất phát triển, bắt đầu thu thập dữ liệu quốc gia về BLHĐ
từ năm 1989 mặc dù từ năm 1970 các nghiên cứu đã gợi ý cần nghiêm túc đánh giá
thực trạng này (35). Dữ liệu cho thấy, các trường hợp tội phạm BLHĐ bao gồm bạo
lực tình dục, đe dọa hoặc tấn cơng, đánh nhau sử dụng vũ khí vẫn xảy ra trong
trường học. Tỷ lệ BLHĐ đang giảm dần ở HS từ 12-18 tuổi bị đe dọa hoặc bị thương
bởi vũ khí (9% năm 2003 xuống 7% năm 2013) (36). Trong một cuộc khảo sát ở giáo
viên và học sinh bốn quốc gia Nam Phi (Swaziland, Namibia, Botswana và Lesotho)
cho biết bạo lực xảy ra ở trường học của họ bao gồm các hình thức bạo lực bằng lời
nói, thể chất và bạo lực dựa trên biểu hiện giới (21). Nghiên cứu khảo sát đại diện
các quốc gia năm 2012 về học sinh trung học ở Nam Phi trong báo cáo của UNICEF
2014, có khoảng 6% cả nam và nữ báo cáo tấn công vật lý hoặc làm tổn thương ở
trường trong năm qua, 22% báo cáo bị đe dọa hoặc bị cướp hoặc tấn công ở trường
(37).
Khảo sát Hành vi rủi ro của thanh niên trên toàn quốc (YRBS) để giám sát các
hành vi sức khỏe dẫn đến nguyên nhân tử vong, tàn tật và các vấn đề xã hội ở thanh
thiếu niên và người trưởng thành Hoa Kỳ và được tiến hành 2 năm 1 lần cung cấp dữ
liệu đại diện của học sinh lớp 9-12 tại các trường công lập và tư thục theo dõi từ năm
1991-2017 cho kết quả các tỷ lệ bạo lực chưa có xu hướng giảm (38). Năm 2017, tỷ
lệ học sinh mang vũ khí đến trường học là 3,8%, có 6% học sinh bị đe dọa hoặc bị
thương bởi vũ khí ở trường một hoặc nhiều lần (chẳng hạn như súng, dao hoặc gậy,
..); 8,5% học sinh đã từng tham gia vào ẩu đả, đánh nhau tại trường trong 12 tháng
trước cuộc khảo sát; 6,7% không đi học một hoặc nhiều ngày trong 30 ngày trước

cuộc khảo sát vì họ cảm thấy khơng an tồn ở trường hoặc trên đường tới trường/về
nhà, 19% học sinh bị bắt nạt trong trường 12 tháng trước cuộc khảo sát, 15% học
sinh lớp 9-12 bị bắt nạt điện tử qua email, phòng trò chuyện, nhắn tin hoặc trên trang
web trong năm qua, theo báo cáo thì học sinh nữ có khả năng là nạn nhân của đe dọa
trực tuyến nhiều hơn gấp đôi so với nam giới ở mức 21% và 9% (38).


10
Theo dữ liệu từ GSHS được thực hiện bởi WHO phối hợp với UNESCO,
UNICEF với sự hỗ trợ kỹ thuật từ CDC đã được triển khai rộng rãi dành cho đánh
giá thanh thiếu niên trong các bối cảnh các dân tộc và quốc gia khác nhau. Theo dữ
liệu sẵn có từ tất 96 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy 32% học sinh đã bị bạo lực
dưới một hình thức nào đó bởi học sinh khác ở trường một hoặc nhiều ngày trong
tháng vừa qua (39). Các quốc gia tiến hành điều tra GSHS, tỷ lệ bị bắt nạt dao động
khoảng từ 7,1% đến 74%, tỷ lệ tham gia các vụ ẩu đả đánh nhau dao động từ 8,7%
đến 55,5% (39). Có sự khác biệt trong khu vực về tỷ lệ bạo lực và tần suất học sinh
tham gia vào cuộc ẩu đả, đánh nhau một hoặc nhiều lần trong năm qua trước khảo
sát, tỷ lệ bạo lực cao nhất ở Bắc Phi (13,3%) và Trung Đông (12,8%) và thấp nhất ở
Trung Mỹ (4,9%) và Châu Á (5,7%) (39). Phân tích số liệu thứ cấp dựa trên dữ liệu
GSHS và dữ liệu điều tra Hành vi sức khoẻ ở trẻ em trong độ tuổi đến trường
(HBSC) thì bạo lực thể chất diễn ra cao nhất ở Thái Bình Dương, Bắc Phi và tiểu
vùng Châu Phi (36,4%) và thấp nhất ở Nam Mỹ và Trung Mỹ (39). Bạo lực thể chất
là loại bạo lực thường xuyên nhất đối với học sinh nam (22,2%), về bạo lực tâm lý
nữ (6,6%) có nhiều khả năng hơn nam (4,6%) (39). Tại Iran, kết quả của nghiên cứu
hiện tại xác nhận rằng bạo lực của học sinh trong trường là một vấn đề nghiêm trọng,
trong khi đó, một phần ba học sinh báo cáo có liên quan đến các cuộc đánh nhau và
gần một nửa là bạo lực bằng lời nói (40). Một nghiên cứu trên quy mô quốc gia tại
Nam Phi về BLHĐ trên 5939 học sinh thực hiện trên 121 trường THPT năm 2012
cho thấy 22,2% học sinh trả lời đã từng bị đe dọa hoặc là nạn nhân của một cuộc tấn
cơng, cướp tài sản hoặc tấn cơng tình dục tại trường trong năm qua (41). Trung tâm

điều trị bệnh tật của thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc (2009), trong báo cáo
“Nghiên cứu phịng chống thương tích trẻ em” tại Đại hội tun truyền phịng chống
ngược đãi trẻ em trên tồn thế giới trong vịng 1 năm, có 48,7% học sinh ở thành phố
Thẩm Quyến cảm thấy khơng an tồn khi đến trường cũng như tan trường, có 15,8%
học sinh đã từng đánh nhau, trong đó những vụ việc đánh nhau của học sinh THPT là
nghiêm trọng nhất; có 49,7% học sinh cấp 2 khơng cảm thấy an tồn; có 21,8% học
sinh đã từng đánh nhau (42).
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ phối hợp với Tổ chức phát triển cộng
đồng tập trung vào trẻ em (Plan International) đã báo cáo về tình trạng bạo lực trong
các trường học ở châu Á (2015), dựa vào khảo sát thực tế tại 5 quốc gia (Campuchia,


11
Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal) trên 9,000 học sinh từ 12-17 tuổi từ tháng
10/2013 đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này cho kết quả chỉ tính trong 6 tháng, tình
trạng bạo lực trong trường học đang ở mức báo động đặc biệt ở Châu Á, trung bình
cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm BLHĐ, quốc gia có tỉ lệ học sinh bị bạo
lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Các học sinh bị bạo
lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%, Việt
Nam đứng thứ hai với 71% (43).
Bắt nạt là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của BLHĐ được thực hiện
bởi các học sinh khác. Các cuộc điều tra quy mô lớn được thực hiện ở các nước
phương Tây cho thấy 9-25% trẻ em trong độ tuổi đi học bị bắt nạt (44). Bắt nạt trên
mạng là một vấn đề đang gia tăng, mặc dù tỷ lệ đe dọa trực tuyến thấp so với các
hình thức bắt nạt học đường khác và bạo lực. Trong bảy nước châu Âu nói chung, tỷ
lệ trẻ em từ 11-18 tuổi đã sử dụng internet báo cáo rằng họ đã có từng bị đe dọa trực
tuyến tăng từ 7% năm 2010 lên 12% trong 2014 (45). Theo báo cáo của Trung tâm
Thống kê Giáo dục Quốc gia có 27,8% học sinh Hoa Kỳ từ 12 đến 18 tuổi báo cáo bị
bắt nạt ở trường từ năm 2010 đến năm 2011 (46). Trong một cuộc thăm dò ý kiến
năm 2016 về xu thế bắt nạt mà 100,000 thanh niên ở 18 quốc gia đã khảo sát trong

trường học, 25% cho biết họ đã bị bắt nạt vì ngoại hình, 25% vì xu hướng giới tính
hoặc tình dục và 25% vì của dân tộc hoặc nguồn gốc quốc gia của họ (47). Một số sự
khác biệt về mức độ phổ biến của các hình thức bắt nạt khác nhau giữa các khu vực
có thể là do sự khác biệt trong các nhóm tuổi khảo sát và thời gian thu thập. Như dữ
liệu cho thấy, một số quốc gia đã thực hiện hiệu quả chiến lược và giải pháp trong
việc giảm BLHĐ và bắt nạt, trong khi các quốc gia khác đã có thể duy trì ở tỷ lệ thấp
về BLHĐ và bắt nạt theo thời gian. Việc lựa chọn các quốc gia chủ yếu dựa trên
phân tích dữ liệu xu hướng được thu thập thơng qua GSHS hoặc điều tra Hành vi sức
khoẻ ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Người ta ước tính rằng hơn một nửa số trẻ
em trên toàn thế giới sống ở các quốc gia nơi chúng không được bảo vệ về mặt pháp
lý khỏi hình thức bạo lực về thể chất trong trường học. Tính đến tháng 12 năm 2014,
122 quốc gia đã có quy định xử phạt và nghiêm cấm các hành vi bạo lực thân thể
trong trường học (21). Năm 2017, để thúc đẩy kỷ luật học tập tích cực ở Cambodia,
UNICEF đã hỗ trợ phịng chống bạo lực trong các trường học thơng qua chương
trình trên trường học nhằm giúp giáo viên hiểu các loại bạo lực khác nhau, trách


12
nhiệm của họ trong việc ngăn chặn nó và cả trách nhiệm của phụ huynh, học sinh
(48).
Như vậy tình hình BLHĐ đã và đang diễn ra tại nhiều các Quốc gia ở các
Châu lục khác nhau và sự khác biệt giữa các chuẩn mực văn hóa và xã hội giữa các
quốc gia là nguyên nhân có thể của sự đa dạng trong tỷ lệ ẩu đả, đánh nhau của học
sinh, số lượng các vụ việc chưa có chiều hướng giảm, đặc biệt càng nghiêm trọng
hơn là ảnh hưởng đến tính mạng con người.
1.3.2 Tại Việt Nam
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số trên tồn quốc có khoảng 91,7% dân
số trong độ tuổi phổ thông hiện đang đi học (49). Tạo môi trường giáo dục lành
mạnh là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu của lực lượng lao động tương
lai của đất nước. Những người trẻ tuổi là trọng tâm trong các cuộc thảo luận xung

quanh tội phạm và các vấn đề liên quan đến bạo lực. Giai đoạn thanh thiếu niên chịu
bạo lực có tỷ lệ cao hơn nhiều so với giai đoạn trưởng thành của họ. Phần lớn bạo lực
họ trải qua xảy ra trong môi trường học đường - bối cảnh mà những người trẻ tuổi
dành một lượng thời gian đáng kể. BLHĐ ở Việt Nam là một vấn đề đáng lo ngại và
thu hút sự quan tâm của tồn xã hội, tình trạng bạo lực càng diễn biến phức tạp cả về
quy mơ và tính chất vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động học tập, sức
khỏe thể chất và tinh thần học sinh. Khơng ít học sinh đã từng, đang và có thể sẽ là
nạn nhân, hoặc chứng kiến các hành vi bạo lực xảy ra với bạn bè của mình.
Nghiên cứu được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học phối hợp với tổ chức từ
thiện Plan Việt Nam trên 3,000 học sinh từ 11 đến 18 tuổi của 30 trường trung học
cơ sở, THPT ở Hà Nội thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với cho kết quả khoảng
80% học sinh cho biết họ từng trải qua bạo lực liên quan đến trường học (bạo lực
tâm lý, thể chất và tình dục) ít nhất một lần, bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua chiếm
71% (50). Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ
nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt
tai, đánh đập…) chiếm 41%; và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ,
hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…)
chiếm 19% (50). Khảo sát của UNESCO được thực hiện vào năm 2015 với 2,636
sinh viên từ sáu địa phương đã trải qua bạo lực về thể xác là 41%, lời nói là 32%, bạo
lực xã hội 33% và 13% học sinh từng bị lạm dụng tình dục (51).


13
Nghiên cứu tiến hành tại 10 trường THPT ở Hà Nội từ 2013-2014 với các
dạng bạo lực cứu bao gồm: thể chất, ngược đãi, liên quan đến tài sản… Theo kết quả
báo cáo, tỷ lệ nạn nhân tiếp xúc với ít nhất một dạng bạo lực là 94,3% và tỷ lệ nạn
nhân tiếp xúc với hơn 10 dạng bạo lực là 31,1%. Đa số nạn nhân có mối liên quan
giữa BLHĐ với việc đã trải qua nhiều biến cố bất lợi trong cuộc sống, người mắc các
bệnh mãn tính hoặc khuyết tật, đã trải qua cuộc sống gia đình khơng hạnh phúc, sống
với cha mẹ nuôi hoặc bị kỷ luật ở trường và sống ở vùng nông thôn (52).

Từ phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi BLHĐ
cho kết quả khảo sát 88,6% học sinh có hành vi bạo lực với bạn trong vịng 6 tháng
tính từ ngày khảo sát, tính trung bình mỗi học sinh đã có hành vi bạo lực với bạn 6-7
lần, trong đó, học sinh nam có hành vi bạo lực nhiều hơn học sinh nữ; 91,5 % học
sinh nam thuộc mẫu khảo sát có hành vi bạo lực với bạn ít nhất 01 lần; 86,9 % học
sinh nữ có hành vi bạo lực với bạn ít nhất 01 lần trong vòng sáu tháng qua (53). Đi
liền với tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực với bạn là tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, kết quả
khảo sát cho thấy, 91,7 % học sinh thuộc mẫu khảo sát đã bị bạn bắt nạt ít nhất một
lần trong vịng sáu tháng (53). Trong đó, 50,3% học sinh bị bạn bắt nạt từ 1-7 lần,
27,2% học sinh bị bạn bắt nạt từ 8 đến 14 lần và 14,2% học sinh bị bắt nạt trên 14 lần
trong vòng sáu tháng trước khảo sát (53).
Nghiên cứu khảo sát năm 2014 ở học sinh cấp 3 tại một số trường THPT trên
địa bàn Hà Nội, cho thấy hành vi bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ từ 25-36,2%; hành vi
bạo lực thể chất chiếm tỉ lệ từ 11,3%-22,5%, chỉ có 50% số học sinh bị BLHĐ nhận
thức được mình đang bị bạo hành (15,7%) và chỉ có có 59,8% gia đình và 46,7% cán
bộ nhân viên trường tham gia vào việc ngăn chặn hành vi BLHĐ (54); tương tự với
nghiên cứu tìm hiểu một số hành vi BLHĐ và ảnh hưởng của nó đến tâm lí học sinh
THPT được thực hiện trên 1141 học sinh THPT đã cho thấy, các học sinh tham gia
hành vi BLHĐ với các vai trò khác nhau (là nạn nhân, là người gây bạo lực và rất
nhiều trường hợp vừa là nạn nhân, vừa là người gây bạo lực) và bạo lực tinh thần là
hình thức phổ biến nhất, bạo lực tình dục là hình thức rất hiếm xảy ra (55, 56).
Theo tiếp cận từ góc độ xã hội học để khảo sát thực trạng BLHĐ của 496 học
sinh tại 8 trường trung học cơ sở và THPT ở Thành phố Quy Nhơn (Bình Định), kết
quả cho thấy đa số học sinh bị bạo lực tinh thần, một số ít học sinh bị tấn cơng bằng
hung khí, khi chứng kiến hành vi bạo lực học đương đa số học sinh bàng quan, một


14
số ít có can thiệp nhưng ở mức vừa phải, đặc biệt là hơn 80% học sinh cho rằng hành
vi BLHĐ có xuất phát từ game online và phim ảnh (57); Trần Công Thuận (2015)

công bố kết quả nghiên cứu “BLHĐ qua nghiên cứu và khảo sát” cho thấy trung bình
trong số 10 học sinh, thì có tới 4 học sinh có những hành vi vi phạm liên quan đến
BLHĐ. Nghiên cứu cũng tìm hiểu nhận thức của học sinh, phụ huynh và thầy cơ về
hành vi BLHĐ, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đối với BLHĐ (58);
Năm 2015, nghiên cứu trên tổng số 1,424 học sinh của các trường trung học
cơ sở và THPT có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi (học sinh nam chiếm 45,1%). Kết quả
cho thấy có khoảng 60% học sinh được khảo sát đã trải qua tình trạng bắt nạt như là
một nạn nhân, một người có hành vi hoặc cả hai điều đó trong năm học. Trong số các
học sinh này, khoảng 75% học sinh cho thấy vai trò trong hành vi bắt nạt của các em
không ổn định theo thời gian. Các yếu tố nguy cơ có mối liên quan đến mức độ tham
gia hành vi bạo lực bao gồm yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố nhà trường và
yếu tố bạn bè (sự hỗ trợ, nỗ lực của bạn bè ngăn chặn bạo lực ở trường học) (59).
Năm 2016, nghiên cứu thực trạng BLHĐ ở các trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh
trong giai đoạn 2013 - 2015 được thực hiện trên 05 trường THPT với 1399 học sinh
thuộc 03 khối lớp 10, 11 và 12. Kết quả nghiên cứu cho biết có khoảng 1% - 2% học
sinh trong mẫu nghiên cứu phải trải qua ít nhất một lần những hành vi bạo lực (đấm,
đá, bị giễu cợt, bị chế giễu về ngoại hình, bị hủy hoại tài sản cá nhân…), học sinh
nam thường phải chịu đựng hành vi BLHĐ nhiều hơn học sinh nữ (60).
Có thể thấy đây là hướng nghiên cứu thu hút nhiều nhất sự quan tâm của các
tác giả trong nước, để nhận thấy đây là vấn đề cần được các cấp chính quyền, xã hội
và nhà trường, phụ huynh quan tâm. Trong năm 2017, để tạo ra một môi trường học
tập an toàn, lành mạnh và thân thiện cho học sinh, phịng chống BLHĐ , Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 (14). Bên cạnh đó, Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT về Chương trình
phịng chống BLHĐ trong giai đoạn 2017-2021 nhằm xây dựng một mơi trường học
tập an tồn, lành mạnh và thân thiện cho học sinh, giảm thiểu hành vi bạo lực. Các
văn bản cho thấy luật pháp hiện hành ở Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc
ngăn chặn bạo lực. Bức tranh thực trạng hành vi BLHĐ của học sinh Việt Nam đã
cho thấy được nhiều góc cạnh khác nhau, qua đó làm nổi bật diễn biến phức tạp của
hành vi BLHĐ ở nước ta hiện nay.



15
1.4 Một số yếu tố liên quan đến hành vi BLHĐ của học sinh
Vấn đề tìm hiểu rõ các yếu tố nguy cơ có liên quan và yếu tố dự báo hành vi
bạo lực là cần thiết, từ đó cung cấp góc nhìn rõ hơn về các mối quan hệ giữa cá nhân
và môi trường (9). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi BLHĐ ở học sinh đặc trưng về
lứa tuổi, mơi trường học đường, ngồi ra cịn những đặc điểm tương tự với các yếu tố
ảnh hưởng tới bạo lực ở giới trẻ, bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân, nhóm yếu tố
xuất phát từ mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ bạn bè, nhà trường và môi
trường, xã hội.
1.4.1 Yếu tố cá nhân học sinh
Yếu tố cá nhân như một yếu tố tiền đề, ảnh hưởng đến niềm tin, thái độ từ đó
quyết định cách ứng xử, cho chúng ta những suy nghĩ, cảm xúc với thế giới xung
quanh. Một số yếu tố tác động tới hành vi nguy cơ dẫn đến bạo lực ở học sinh từ góc
độ cá nhân bao gồm: Tuổi, giới tính, điểm số học tập, hạnh kiểm, thái độ, các hành vi
liên quan đến thuốc lá, đồ uống có cồn và tình trạng đem/sử dụng vũ khí trong
trường học…(61).
Tuổi
Có sự tương đồng về kết quả mối liên quan giữa BLHĐ và độ tuổi ở các
nghiên cứu, nghiên cứu ở 6 quốc gia phía Tây Thái Bình Dương cho thấy tỷ lệ
BLHĐ thay đổi theo độ tuổi, ở học sinh trung học, tất cả các loại bạo lực và hành vi
nguy hiểm đều giảm so với học sinh trung học cơ sở (62). Theo điều tra GSHS cho
thấy, ở một số quốc gia, tỷ lệ bắt nạt giảm trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi, nhưng ở
các quốc gia khác thì ngược lại (63). Các cuộc điều tra quy mô lớn được thực hiện ở
các nước phương Tây cho thấy 9-25% trẻ em trong độ tuổi đi học bị bắt nạt (44). Từ
ba cuộc khảo sát quốc gia tại Mỹ cho thấy các hình thức bắt nạt phổ biến nhất và có
xu hướng giảm theo tuổi (64). Trong nghiên cứu của Arumachalam và cộng sự năm
2015 cho kết quả về hành vi sử dụng bạo lực đối với các nhóm học sinh lớp 10, 11,
12 có sự khác nhau, nhóm học sinh lớp 10 sử dụng bạo lực như một cách thể hiện với

các bạn cùng trang lứa để giải quyết xung đột, đây là nhóm học sinh mới chuyển từ
trung học cơ sở lên THPT là giai đoạn có một vai trị xã hội mới và hình thành hành
vi ứng xử có thể là động cơ cho hành vi hung hăng, còn đối với học sinh lớp 11 và
đặc biệt là lớp 12 lại tỏ ra cẩn trọng hơn về việc tham gia vào các hành vi đánh nhau,
việc bạo lực được coi là thể hiện quyền lực và sự nam tính (65).


16
Giới tính
Theo báo cáo tóm tắt và xu hướng của CDC về khảo sát các hành vi nguy cơ
của thanh thiếu nên thấy rằng các học sinh nam có nhiều khả năng tham gia bạo lực
và nam giới là nạn nhân bạo lực nhiều hơn các học sinh nữ, nữ giới thường liên quan
tới hình thức bạo lực gián tiếp như bạo lực bằng lời nói. Nam giới là yếu tố nguy cơ
của BLHĐ, tỷ lệ học sinh nam bị đe dọa hoặc bị thương với vũ khí ở trường cao hơn
đáng kể (7,8%) so hơn học sinh nữ (4,1%) (38). Tỷ lệ đánh nhau trong nghiên cứu
hiện tại ở nam và nữ sinh trung học lần lượt là 42,4% và 18,1%, điều này tương tự
với kết quả đánh giá hệ thống trước đây ở Iran và tương tự hoặc cao hơn so với báo
cáo ở các nước đang phát triển và đang phát triển khác (40).
Trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Boston năm 2012 trên học sinh
lớp 9 -12 tại 17 trường công cho kết quả hành vi bắt nạt qua mạng trong nhóm nữ (từ
17% lên 27%) tăng nhiều hơn hơn nhóm nam (từ 12% lên 15%) qua 6 năm. Bên
cạnh đó, bắt nạt tại trường học khơng thay đổi trong nhóm nữ (khoảng 26%) những
giảm trong nhóm nam (từ 25% xuống cịn 18%) (66). Một số dữ liệu có sẵn cho thấy
học sinh nam có nhiều khả năng gây ra và trải nghiệm bạo lực thể chất và học sinh
nữ có nhiều khả năng thực hiện và trải nghiệm bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục hơn
(21, 39). Cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy học sinh nam có nhiều khả năng bị bạo
lực thể xác hơn học sinh nữ (32), tương tự với một nghiên cứu được thực hiện trên
sáu quốc gia Thái Bình Dương và các nghiên cứu khác ở Malta và Úc cho thấy nam
có nguy cơ bị bạo lực về thể xác và lời nói nhiều hơn nữ (37, 67). Trong một nghiên
cứu được thực hiện ở 3 trường trung học tại Hà Nội cho kết quả tỷ lệ học sinh nam

(50%) tham gia vào các cuộc bạo lực cao gần gấp 3 lần học sinh nữ (16,1%), nữ giới
có xu hướng tránh đối mặt với các xung đột cùng các bạn đồng trang lứa, nếu xung
đột thì hay chia nhóm nói xấu cịn học sinh nam giải quyết xung đột bằng bạo lực
(65). Tuy nhiên, sự khác biệt về giới giữa các hình thức bắt nạt về thể chất và bằng
lời nói khơng phổ biến như trong các hình thức bắt nạt quan hệ hoặc xã hội (68).
Nghiên cứu khác năm 2014 cũng cho thấy, BLHĐ phổ biến ở các học sinh nam và tỷ
lệ này có sự thay đổi giữa các quốc gia, ví dụ ở nam giới BLHĐ dao động từ 8,6% 45,2%, ở nữ giới chiếm từ 4,8% - 35,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thôi thống kê (69).
Sự khác biệt về các yếu tố xã hội và văn hóa giữa các xã hội, khác nhau về
ngoại hình, khả năng chịu đựng bạo lực giữa nam và nữ, sự khác biệt sinh học này có
thể giải thích một số khác biệt về mức độ bạo lực giữa nam và nữ.


17
Học lực và hạnh kiểm
Có mối quan hệ giữa kết quả học tập và hạnh kiểm học sinh với hành vi
BLHĐ được chứng mình ở nghiên cứu 3 trường trung học tại Hà Nội, nhóm học sinh
có điểm tổng kết trung bình có tỷ lệ tham gia BLHĐ (60,4%) cao hơn nhóm học sinh
có điểm tổng kết ở mức giỏi (31,4%) (65). Nhóm học sinh có hạnh kiểm tốt có tỷ lệ
thực hiện hành vi bạo lực thấp hơn nhóm học sinh có hạnh kiểm khá trở xuống (70).
Những học sinh bị bạo lực và những học sinh gây ra bạo lực ở trường học đều có liên
quan đến thành tích học tập thấp và nhóm học sinh đó cũng có khả năng bỏ học cao
hơn so với các học sinh khác (71). Các vấn đề về kết quả học tập, thành tích kém,
việc thay đổi trường học thường xuyên, trốn học hoặc bỏ học đều là những yếu tố
nguy cơ cho bạo lực thanh thiếu niên (72).
Ý định tự tử và các hành vi nguy cơ (sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá và tình
trạng mang vũ khí)
Sức khỏe tâm thần và trầm cảm cũng được các nghiên cứu chỉ ra có ảnh
hưởng đến BLHĐ, làm tăng hành vi bạo lực ở học sinh, bao gồm việc từng có ý định
tự tử (73). Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2016 đã cho kết quả về mối liên quan giữa
trầm cảm, rối nhiễu tâm lý, có ý định tự tử và bắt nạt là có ý nghĩa thống kê. Đặc

biệt, những học sinh đã từng có suy nghĩ/dự định tự tử có điểm trung bình bắt nạt cao
hơn những học sinh khác (15).
Một số nghiên cứu đã chứng minh sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất gây
nghiện cũng được là một trong những yếu tố có mối liên quan với hành vi bạo lực ở
học sinh (74). Các chất kích thích khiến con người cảm thấy hưng phấn, tạo ảo giác
mà còn làm họ mất khả năng kiểm soát hành vi, ở lứa tuổi vị thành niên và thanh
niên sử dụng làm tăng thêm tính hung hăng của giới trẻ và tình trạng mang theo vũ
khí (57, 70, 72). Tỷ lệ tham gia nhiều hơn trong các vụ chấn thương không chủ ý và
tham gia vào nhiều hành vi có nguy cơ gây thương tích cho bản thân và những người
khác có liên quan đến tuổi bắt đầu uống rượu sớm. Theo báo cáo học sinh sử dụng
rượu tham gia vào các trận đánh nhau, mang theo vũ khí và bị thương trong các trận
đánh nhau và cố gắng tự sát (38, 75). Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hay chất
gây nghiện tuy khơng là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến các hành vi q khích và
mất kiểm sốt của thanh thiếu niên nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy các hành vi
nguy cơ của học sinh như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, hút shisha, sử dụng các


×