Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện da liễu trung ương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THÀNH CHUNG



HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn
tới các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ
công chức của Trường Đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ tơi về mọi mặt
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thành Chung
và ThS. Dương Kim Tuấn - đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tơi trong q
trình thực hiện luận văn nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các khoa phòng Bệnh viện
Da liễu Trung ương, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình cơng tác,
trong nghiên cứu, đóng góp cho tơi những ý kiến q báu để hồn luận văn
này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài này.

Học viên

Nguyễn Phương Trang


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Một số khái niệm về sự cố y khoa ............................................................. 4
1.2. Một số quy định của BYT liên quan đến BCSC y khoa ............................ 4
1.2.1. Quy định của BYT .................................................................................. 4
1.2.2. Quy trình báo cáo sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo
TT43/2018/TT-BYT ......................................................................................... 5
1.2.3. Phân loại sự cố y khoa ............................................................................ 8
1.3. Hậu quả của sự cố y khoa ........................................................................ 10
1.4. Một số nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa ............................................ 11
1.4.1. Nghiên cứu về sự cố y khoa .................................................................. 11
1.4.2. Nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng ....... 14
1.5. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ................................................. 16
1.5.1. Giới thiệu về bệnh viện Da liễu Trung ương ........................................ 16
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ, tuyến, hạng........................................................ 17
1.5.3. Một số thông tin về hoạt động của bệnh viện: ...................................... 17
1.5.4. Hệ thống quản lý sự cố y khoa tại bệnh viện Da liễu TW .................... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 22
2.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 22


ii

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .......................................................... 22
2.3. Thiết kế ..................................................................................................... 22

2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 23
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 23
2.5.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 24
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 25
2.6.1. Thang đo nghiên cứu định lượng .......................................................... 25
2.6.2. Chỉ số nghiên cứu định lượng ............................................................... 26
2.6.3. Nội dung nghiên cứu định tính ............................................................. 27
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 27
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 27
2.7.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 28
3.2.Kiến thức, thái độ, thực hành BCSC y khoa của NVYT .......................... 29
3.2.1. Kiến thức, thái độ của NVYT ............................................................... 29
3.2.2. Thực hành báo cáo sự cố y khoa ........................................................... 36
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới báo BCSC y khoa tại BVDLTW ............... 42
3.3.1. Yếu tố kiến thức, thái độ của NVYT .................................................... 43
3.3.2. Yếu tố quản lý điều hành ...................................................................... 46
3.3.3. Yếu tố tập huấn, đào tạo ........................................................................ 48
3.3.4. Yếu tố tính chất công việc..................................................................... 48
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 50
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 50
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế Bệnh
viện Da liễu Trung ương ................................................................................... 51


iii

4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế Bệnh

viện Da liễu Trung ương ................................................................................... 51
4.3.1. Kiến thức về báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế Bệnh viện Da liễu
Trung ương ...................................................................................................... 51
4.3.2. Thái độ đối với báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế Bệnh viện Da
liễu Trung ương ............................................................................................... 52
4.3.3. Thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế Bệnh viện Da liễu
Trung ương ...................................................................................................... 53
4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương ........................................................................ 56
4.4.1. Yếu tố kiến thức của nhân viên y tế về báo cáo sự cố y khoa .............. 56
4.4.2. Yếu tố thái độ của nhân viên y tế về báo cáo sự cố y khoa .................. 58
4.4.3. Yếu tố quản lý điều hành ...................................................................... 60
4.4.4. Chương trình đào tạo, tập huấn về báo cáo sự cố ................................. 61
4.4.5. Yếu tố môi trường làm việc .................................................................. 62
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCSC

Báo cáo sự cố

BVDLTW


Bệnh viện Da liễu Trung ương

BYT

Bộ Y tế

CLBV

Chất lượng bệnh viện

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KTV

Kỹ thuật viên

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

SCYK

Sự cố y khoa


TLN

Thảo luận nhóm

WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Một số quy định hiện có của BYT liên quan đến BCSC y khoa.... 4

Bảng 1.2.

Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương ...................... 5

Bảng 1.3.

Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại .......................... 8

Bảng 1.4.

Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo .......... 9

Bảng 1.5.


Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển ........................... 11

Bảng 1.6.

Sự cố y khoa trong phẫu thuật tại Bang Minnesota – Mỹ ...... 12

Bảng 1.7.

Nhiễm trùng bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam ......... 12

Bảng 1.8.

Một số hoạt động về chuyên môn trong 5 năm gần đây ............. 17

Bảng 1.9.

Số lượng báo cáo sự cố y khoa tại BVDLTW năm 2016-2018 ...20

Bảng 3.1.

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................. 28

Bảng 3.2.

Kiến thức báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế................ 29

Bảng 3.3:

Kiến thức về phân loại sự cố .................................................. 30


Bảng 3.4.

Thái độ tích cực của NVYT về sự cố y khoa và báo cáo sự cố......32

Bảng 3.5.

Thái độ tiêu cực của NVYT về sự cố y khoa và báo cáo sự cố......34

Bảng 3.6.

Thái độ lo ngại của NVYT về sự cố y khoa và báo cáo sự cố 35

Bảng 3.7.

Số lượng báo cáo sự cố y khoa theo vị trí cơng tác trong vịng
6 tháng qua .............................................................................. 36

Bảng 3.8.

Hình thức báo cáo sự cố y khoa theo nghề nghiệp ................. 37

Bảng 3.9.

Trình tự báo cáo ...................................................................... 38

Bảng 3.10.

Thời điểm báo cáo sự cố y khoa theo vị trí cơng tác .............. 39


Bảng 3.11.

Những phản hồi sau khi NVYT báo cáo sự cố y khoa cho
người quản lý hoặc giám sát ................................................... 40

Bảng 3.12.

Thời gian trung bình hồn thành báo cáo sự cố y khoa .......... 42

Bảng 3.13.

Kiến thức chung của NVYT theo vị trí cơng tác .................... 43

Bảng 3.14.

Thái độ tích cực của NVYT theo trình độ chun mơn ......... 43

Bảng 3.15.

Một số văn bản quy định của BYT về BCSC y khoa ............. 46


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa .................................. 31


vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Báo cáo sự cố y khoa giúp các nhà quản lý bệnh viện nắm bắt vấn đề,
thảo luận và đưa ra các giải pháp tăng cường an toàn người bệnh. Hiện nay,
sự cố y khoa là một vấn đề rất được quan tâm, không chỉ ở những nước phát
triển mà cả ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy, đứng trước tình
trạng đó bệnh viện đã triển khai công tác báo cáo sự cố y khoa ở bệnh viện
như thế nào? Cán bộ nhân viên tại bệnh viện đã có kiến thức, thái độ về báo
cáo sự cố ra sao? Những yếu tố nào tác động đến việc báo cáo sự cố của nhân
viên? Để trả lời cho những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân
viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
năm 2019”.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Da
liễu Trung ương từ tháng 11/2018 – 6/2019. Số liệu định lượng thu thập từ bộ
câu hỏi phát vấn, số liệu định tính thu thập từ phỏng vấn sâu lãnh đạo và nhân
viên y tế. Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 237 nhân viên y tế, trong đó
điều dưỡng, kĩ thuật viên (67,5%), bác sĩ (17,3%), điều dưỡng trưởng (5,1%),
trưởng phó khoa (10,1%), chúng tơi có được các kết quả chính như sau:
Kiến thức, thái độ và thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân viên
y tế Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019
Trong tổng số 237 đối tượng nghiên cứu, có 41 người đã báo cáo sự cố
y khoa trong 6 tháng gần đây chiếm tỷ lệ 17,3%, trong đó báo cáo giấy có 36
người lựa chọn; báo cáo miệng có 11 người lựa chọn; báo cáo qua điện thoại
có 11 người lựa chọn; báo cáo điện tử có 12 người lựa chọn; viết bản tường
trình có 9 người lựa chọn. Thời gian hồn thành một báo cáo sự cố trung bình
là 28,2 phút, Trong đó, nhóm bác sỹ đa khoa có thời gian hoàn thành trung


viii


bình lâu nhất với thời gian là 68,7 phút. Nhóm hồn thành nhanh nhất là
nhóm điều dưỡng/kỹ thuật viên với thời gian trung bình là 20,79 phút.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo sự cố y khoa tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019
Yếu tố kiến thức và thái độ của nhân viên y tế
61,6% trả lời đúng khái niệm sự cố y khoa; 81,0% biết mục đích báo
cáo sự cố, 70,5% biết được trình tự báo cáo sự cố y khoa. Bên cạnh đó vẫn
cịn nhiều nhân viên y tế có thái độ lo ngại về công tác báo cáo sự cố y khoa:
là 7,2% nhân viên y tế lo lắng bị kỷ luật khi báo cáo sự cố y khoa với 17
người; có 14 người sợ bị đồng nghiệp trách móc khi báo cáo sự cố y khoa
chiếm tỷ lệ 5,5%; có 13 người lo ngại bị để ý chiếm tỷ lệ 5,5%; có 12 người
lo ngại bị đổ lỗi chiếm tỷ lệ 5,1% và có 5 người cho rằng biểu mẫu cịn phức
tạp chiếm 2,1%.
Yếu tố quản lý điều hành
Quy trình báo cáo sự cố cần chỉnh sửa để phù hợp với tình hình hiện tại
của bệnh viện. Ngồi ra, cần xây dựng chính sách khen thưởng, kỉ luật
khuyến khích động viên nhân viên y tế báo cáo sự cố.
Yếu tố môi trường công việc
Lượng bệnh nhân ngoại trú đông quá tải, đồng thời nhân lực chưa được
tuyển dụng đủ theo đề án vị trí việc làm, nhiều nhân viên cịn kiêm nhiệm
nhiều vị trí nên áp lực cơng việc ảnh hưởng đến thực hiện báo cáo sự cố y
khoa.
Từ đó, chúng tơi khuyến nghị cần xây dựng các cơ chế chính sách động
viên để xóa bỏ các rào cản về thái độ lo ngại của nhân viên y tế. . Tăng cường
phản hồi trao đổi thơng tin từ phịng Kế hoạch tổng hợp. Triển khai các khóa
tập huấn định kỳ cho nhân viên y tế. Điều chỉnh lại quy trình báo cáo, làm rõ
trách nhiệm của người báo cáo và người tiếp nhận báo cáo.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cố y khoa (SCYK) là nguy cơ, rủi ro hoặc sai sót khơng mong muốn
xảy ra trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do tác động các yếu tố
khách quan, chủ quan, không do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh
gây ra, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh theo các mức tổn thương từ
nhẹ đến nặng [1]. Báo cáo sự cố y khoa là trách nhiệm của toàn bộ nhân viên
y tế làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quy trình báo cáo sự cố y
khoa bao gồm: Nhận diện SCYK, báo cáo và ghi nhận SCYK, phân loại sự
cố, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gốc và cuối cùng là đưa ra
khuyến cáo phòng ngừa sự cố [1].
Hiện nay, sự cố y khoa là một vấn đề rất được quan tâm, không chỉ ở
những nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo một nghiên cứu được khảo sát trên 780 bệnh án cho thấy 13,5% người
bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa, trong đó có 49% sự cố có thể phịng ngừa
được[13]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới ước tính hàng năm có tới
0,4% đến 0,8% trường hợp tử vong do sự cố y khoa [10]. Úc là một trong
những nước có hệ thống y tế phát triển, tuy nhiên hàng năm có tới 470000
người bệnh gặp sự cố y khoa làm tăng 8% ngày điều trị, 18000 người tử vong,
17000 người tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời
[22] [23] [28]. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn do
những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ
quản lý cịn hạn chế.
Ở nước ta, sự cố y khoa gây hậu quả nghiêm trọng được ghi nhận như
sự cố y khoa xảy ra tại đơn nguyên thận nhân tạo, Khoa điều trị tích cực tại
Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hịa Bình ngày 29/5/2017 đã làm 09 người tử vong
và 10 người bệnh phải đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Hay sự cố tại bệnh
viện Sản nhi Bắc Ninh ngày 20/11/2017 làm 04 trẻ tử vong. Những sự cố này
không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh mà còn



2
khiến cho nhiều nhân viên y tế rơi vào vòng lao lý, bệnh viện phải đối diện
với những khiếu kiện và làm mất uy tín, thương hiệu bệnh viện.
Sự cố y khoa là điều khó tránh khỏi đối với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc
gia nào, kể cả những quốc gia có nền y học tiên tiến. Các thống kê trên thế
giới cho thấy các sự cố y khoa thường gây hậu quả đối với bệnh nhân, nhẹ có
thể gây kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan,
nặng có thể gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong. Một sự cố y
khoa sẽ hữu ích nếu như được báo cáo, phân tích tìm ra ngun nhân gốc rễ, từ
đó rút ra kinh nghiệm để khơng lặp lại lần sau.
Bệnh viện Da liễu Trung ương (BVDLTW) là bệnh viện hạng I trực thuộc
Bộ Y tế; là đơn vị đầu ngành trong cả nước về khám chữa bệnh da liễu, bệnh
phong, bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị laser, phẫu thuật và chăm
sóc da thẩm mỹ. Hiện nay, bệnh viện đang áp dụng quy trình báo cáo sự cố y
khoa của Bộ y tế tại bệnh viện.Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận
khoảng 1.400 lượt người bệnh đến khám, khoảng 3.500 lượt xét nghiệm huyết
học và vi sinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với số lượng người bệnh
thăm khám và các xét nghiệm ngày càng tăng cao nhưng số sự cố y khoa
được báo cáo về phịng Kế hoạch tổng hợp lại khơng có nhiều sự biến đổi, cụ
thể số sự cố y khoa được báo cáo là 13 sự cố trong năm 2016 và 13 sự cố
trong năm 2017 [2]. Tuy nhiên số liệu này cịn q ít so với thực tế. Kiến
thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế có tác động như thế nào đến việc
báo cáo sự cố y khoa? Những yếu tố nào đã làm ảnh hưởng đến báo cáo sự cố
y khoa của nhân viên y tế tại bệnh viện? Để trả lời câu hỏi này và góp phần
xây dựng một mơi trường an tồn cho cơng tác khám chữa bệnh tại bệnh viện,
chủ động phòng ngừa những sự cố, sai sót lặp lại; xác định tầm quan trọng
của hệ thống báo cáo sự số tự nguyện tại bệnh viện, tôi tiến hành nghiên cứu:
“Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân
viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

năm 2019”


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành báo cáo sự cố y khoa của nhân
viên y tế tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành báo cáo sự cố y
khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về sự cố y khoa
Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống khơng mong muốn xảy
ra trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan,
chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác
động sức khỏe, tính mạng của người bệnh [1].
Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near-miss) là tình huống đã xảy ra
nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn
chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe của người bệnh[1].
Nguyên nhân gốc là nguyên nhân ban đầu có mối quan hệ nhân quả
trực tiếp dẫn đến việc xảy ra sự cố y khoa, ngun nhân gốc có thể khắc phục
được để phịng ngừa sự cố y khoa[1].
1.2. Một số quy định của BYT liên quan đến BCSC y khoa
1.2.1. Quy định của BYT
Bảng 1.1 Một số quy định hiện có của BYT liên quan đến BCSC y khoa
Tên quy định


STT
1

TT18/2009/TT-BYT (về Kiểm sốt nhiễm khuẩn)

2

TT07/2011/TT-BYT (Hướng dẫn cơng tác điều dưỡng
về chăm sóc NB trong bệnh viện)

3

TT19/2013/TT-BYT (Quản lý chất lượng dịch vụ
KCB)

Năm
10/2009
7/2011

7/2013

4

TT26/2013/TT-BYT (Hướng dẫn truyền máu)

9/2013

5

QĐ 4858/QĐ-BYT ( Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện)


12/2013

6

QĐ 6858/QĐ-BYT (Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện
Việt Nam)

7

TT 43/2018/TT-BYT (Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y
khoa trong các cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh)

11/2016

12/2018


5
1.2.2. Quy trình báo cáo sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo
TT43/2018/TT-BYT
a) Nhận diện sự cố y khoa
Khi phát hiện sự cố y khoa, nhân viên y tế có trách nhiệm nhận diện và
phân biệt sự cố y khoa theo các trường hợp mô tả, diễn biến tình huống, mức
độ tổn thương theo quy định
b) Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa
* Báo cáo sự cố y khoa bao gồm:
- Báo cáo tự nguyện đối với các sự cố y khoa từ mục 1 đến mục 6
(Bảng1.2)
- Báo cáo bắt buộc đối với các sự cố y khoa từ mục 7 đến mục 9 (Bảng

1.2) và các sự cố y khoa nghiêm trọng gồm: sự cố y khoa gây tử vong cho 01
người bệnh và nghi ngờ có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho người bệnh tiếp
theo hoặc sự cố y khoa gây tử vong cho 02 người bệnh trở lên trong cùng một
tình huống, hồn cảnh hoặc do cùng một nguyên nhân.
Bảng 1.2. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương
Phân nhóm

STT

Mơ tả sự cố y khoa

Theo diễn
biến tình
huống

1

Tình huống có nguy cơ

Theo mức độ tổn

Hình

thương đến sức khỏe,

thức báo

tính mạng người bệnh

cáo


(Cấp độ nguy cơ-NC)

A

Chưa xảy ra (NC0)

B

Tổn thương

gây ra sự cố (near miss)
2

Sự cố đã xảy ra, chưa tác
động trực tiếp đến người

nhẹ[1] (NC1)

bệnh
3

Sự cố đã xảy ra tác động

C


6
trực tiếp đến người bệnh,
chưa gây nguy hại.

4

Sự cố đã xảy ra tác động

D

Báo cáo

trực tiếp đến người bệnh,

tự

cần phải theo dõi hoặc đã

nguyện

can thiệp điều trị kịp thời
nên không gây nguy hại
5

6

Sự cố đã xảy ra gây nguy

E

Tổn thương trung

hại tạm thời và cần phải


bình[2]

can thiệp điều trị

(NC2)

Sự cố đã xảy ra, gây nguy

F

hại tạm thời, cần phải can
thiệp điều trị và kéo dài
thời gian nằm viện
7

Sự cố đã xảy ra gây nguy

G

hại kéo dài, để lại di

nặng[3] (NC3)

chứng
8

Sự cố đã xảy ra gây nguy

Tổn thương
Báo cáo

bắt buộc

H

hại cần phải hồi sức tích
cực
9

Sự cố đã xảy ra có ảnh

I

hưởng hoặc trực tiếp gây
tử vong
* Hình thức báo cáo:
- Báo cáo tự nguyện được thực hiện bằng văn bản hoặc báo cáo điện
tử. Trường hợp cần báo cáo khẩn cấp thì có thể báo cáo trực tiếp hoặc báo cáo
qua điện thoại nhưng sau đó vẫn phải thực hiện ghi nhận lại bằng văn bản.


7
- Báo cáo bắt buộc
Báo cáo bằng văn bản hỏa tốc hoặc báo cáo điện tử đối với sự cố y
khoa gây tổn thương nặng (NC3). Riêng đối với sự cố y khoa nghiêm trọng
quy định phải báo cáo trước bằng điện thoại trong thời hạn 01 giờ, kể từ khi
phát hiện sự cố.
* Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Báo cáo sự cố y khoa
+ Báo cáo tự nguyện: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người
phát hiện sự cố y khoa báo cáo cho bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa

của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung báo cáo tối thiểu cần có: Địa
điểm, thời điểm xảy ra và mơ tả, đánh giá sơ bộ về sự cố, tình trạng của người
bị ảnh hưởng, biện pháp xử lý ban đầu theo Mẫu Báo cáo sự cố y khoa
+ Báo cáo bắt buộc: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người
phát hiện sự cố y khoa phải báo cáo cho trưởng khoa, bộ phận tiếp nhận và
quản lý sự cố y khoa. Trưởng khoa chịu trách nhiệm báo cáo cho Lãnh đạo cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh. Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp
chịu trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan quản lý của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh. Nội dung báo cáo phải đầy đủ tất cả các thơng tin có trên Mẫu Báo
cáo sự cố y khoa quy định và ghi rõ họ tên người báo cáo.
- Ghi nhận sự cố y khoa:
+ Phòng quản lý chất lượng, Tổ quản lý chất lượng hoặc nhân viên
chuyên trách về quản lý chất lượng là bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y
khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện việc ghi nhận các báo cáo
trực tiếp, báo cáo qua điện thoại bằng Mẫu Báo cáo sự cố y khoa để lưu giữ.
+ Tất cả các sự cố y khoa được báo cáo phải được ghi nhận và lưu
giữ vào hồ sơ hoặc vào hệ thống báo cáo sự cố y khoa trực tuyến. Các sự cố y
khoa nghiêm trọng quy định được phải chia sẻ báo cáo đến cơ quan quản lý
trực tiếp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bộ Y tế.


8
1.2.3. Phân loại sự cố y khoa
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác
nhau. Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với
người bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm
chuyên môn.
1.2.3.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh
Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo
các cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Bao gồm phân loại theo

mức độ nguy hại của người bệnh, theo theo tính chất nghiêm trọng của sự cố
làm cơ sở để đo lường và đánh giá mức độ nguy hại cho người bệnh10.
Bảng 1.3. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
Mức

Mô tả

độ

Mức độ
nguy hại

A

Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót

B

Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB

Không nguy

C

Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại

hại cho NB

D


Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi

E

thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn
Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe

F

hoặc kéo dài ngày nằm viện

G
H
I

Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm

Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn

Nguy hại cho
NB

Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống
NB
Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong

Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and
Expended Index for categorizing Errors, June 12,2001.



9
1.2.3.2. Danh mục các sự cố y khoa cơ sở y tế phải báo cáo
Bảng 1.4. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo[17]
1) Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật
- Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh
- Phẫu thuật nhầm người bệnh
- Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh
- Sót gạc dụng cụ
- Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy
2) Sự cố do môi trường
- Bị shock do điện giật
- Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện
- Cháy nổ ơxy, bình ga, hóa chất độc hại..
3) Sự cố liên quan tới chăm sóc
- Dùng nhầm thuốc (sự cố liên quan 5 đúng)
- Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu
- Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ có nguy cơ thấp
- Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện
- Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện
- Thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng
- Khơng chỉ định xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh dẫn đến xử lý không
kịp thời
- Hạ đường huyết
- Vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu
- Tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống
4) Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh
- Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện
- Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế
- Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại
5) Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị

- Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học
- Sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc
- Đặt thiết bị gây tắc mạch do khơng khí
6) Sự cố liên quan tới tội phạm
- Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm
- Bắt cóc người bệnh
- Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế
Nguồn: NQF, Serious Reportable Event in Health Care 2006 update.


10
1.2.3.3. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chun mơn
Hiệp hội an tồn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6
nhóm sự cố gồm:
1) Nhầm tên người bệnh
2) Thông tin bàn giao không đầy đủ
3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao
5) Nhiễm trùng bệnh viện
6) Người bệnh ngã
1.3. Hậu quả của sự cố y khoa
Hậu quả về sức khỏe: hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn
làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều
trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối
với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ.
Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm
tăng chi phí bình qn cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262
US$ và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh [10]. Theo một nghiên cứu khác của
Viện Y học Mỹ chi phí tăng $2595 và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2
ngày/người bệnh [28].

Ở Australia hàng năm: 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng
8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử
vong, 17000 tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời
[24] [25] [28].
Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại
các bệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên
tới 2 tỷ bảng. Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các
khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh
để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị


11
nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên
tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với
lĩnh vực bệnh viện [15].
Tại Nhật Bản, theo số liệu của tịa án, bình qn mỗi ngày người dân
kiện và đưa bệnh viện ra tòa từ 2-3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cố y khoa
tại Nhật Bản trung bình 2 năm/vụ khiếu kiện [26].
1.4. Một số nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa
1.4.1. Nghiên cứu về sự cố y khoa
Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có
nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định
“Chăm sóc y tế tại Mỹ khơng an tồn như người dân mong đợi và như hệ
thống y tế có thể, ít nhất 44000 - 98000 người tử vong trong các bệnh viện
của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa [28]. Số người chết vì sự cố y khoa
trong các bệnh viện của Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, Ung thư
vú, tử vong do HIV/AIDS là ba vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm
hiện nay [15][11][12]. Tiếp theo nghiên cứu của Viện Y học Mỹ (Institute of
Medicine) các nước như Úc, Anh, Canada,.. đã tiến hành nghiên cứu sự cố y
khoa và đã công bố kết quả như sau:

Bảng 1.5. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển [22]
Nghiên cứu

Năm

Số NB

Số

Tỷ lệ

NC

sự cố

(%)

1. Mỹ (Harvard Medical Practice Study)

1989 30.195

1133

3,8

2. Mỹ (Utah-Colorado Study)

1992 14.565

475


3,2

3. Mỹ (Utah-Colorado Study)*

1992 14.565

787

5,4

4. Úc (Quaility in Australia Health Case Study)

1992 14.179

2353

16,6

5. Úc (Quaility in Australia Health Case Study)**

1992 14.179

1499

10,6

6. Anh

2000


1.014

119

11,7

7. Đan Mạch

1998

1.097

176

9,0

Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc;
** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ.


12
Bảng 1.6. Sự cố y khoa trong phẫu thuật tại Bang Minnesota – Mỹ[10]
Loại sự cố
Số lượng Tỷ lệ %
1. Để sót gạc dụng cụ
31
37,0
2. Phẫu thuật nhầm bộ phận cơ thể
27

32,0
3. Chỉ định phẫu thuật sai
26
31,0
4. Phẫu thuật nhầm người bệnh
0
0,0
5. Tử vong trong và ngay sau khi phẫu thuật
0
0,0
Tổng
84
100
Nguồn: Adverse Health Events in Minnesota: Ninth annual Public report,
January 2013.
Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230
triệu phẫu thuật. Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu
thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16% (Committee on
quality of health care in America, Institute of Medicine, Korn LT, Corrigan
JM, Donaldson MS 2000). Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50%
các sự cố y khoa khơng mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật
[17][19][20][22].
Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện: WHO công bố
NKBV từ 5-15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị tích
cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% [19]. Năm 2002, theo
ước tính của CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 417,946
người bệnh NKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) [27].
Bảng 1.7. Nhiễm trùng bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam [7]
Nghiên cứu
Năm

NKBV %
Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BVTW)
2005
5,8
Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam)
2005
5,6
Nguyễn Việt Hùng (36BV phía Bắc)
2006
7,8
Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 NB
2008
4,3
có phẫu thuật tại BVTW Huế.
Lê Thị Anh Thư. Giám sát VPBV liên quan thở
2011
39,4
máy của 170 NB tại BV Chợ Rẫy.
Nguồn: Báo cáo KSNK Bộ Y tế / Bệnh viện Bạch mai tổ chức năm 2005,
2008, 2012


13
Các nghiên cứu của các bệnh viện về nhiễm khuẩn bệnh viện được báo
cáo trong các hội nghị, hội thảo về KSNK cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện
hiện mắc từ 4,5%-8% người bệnh nội trú.
Theo một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ của nhân viên y tế đối với sự cố y khoa” của Ecem Yaprak (2015) trên
652 nhân viên cho thấy chỉ có 9% nhân viên đồng ý với nhận định "Người đã
thực hiện sai sót y khoa khơng có lỗi", trong khi 65,8% đồng ý với nhận định

"Kiến thức giúp nhận diện đúng sự cố y khoa", 42% đồng ý với nhận định
"Nếu sự cố y khoa bị ngăn chặn trước khi nó xảy ra thì khơng cần phải báo
cáo" và 8,2% đồng ý với nhận định "Tôi đã tránh báo cáo các sự cố y khoa mà
tôi đã phạm phải”. Trong tổng số 652 nhân viên 33,7% đồng ý với nhận định
"Sự cố y khoa xảy ra vì thiếu giao tiếp của nhân viên", 46,3% đã trả lời “tôi
không chắc chắn” về vấn đề này, “các sự cố không mong muốn nên được giải
thích cho người thân của người bệnh/ người bệnh” là mục nhận được nhiều
phản hồi không chắc chắn nhất trong số các mục [17].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ, hành vi báo cáo
sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ
Đức năm 2017 và một số yếu tố ảnh hưởng” cho thấy chỉ có 10,4% nhân viên
y tế có kiến thức đúng về báo cáo sự cố; 88,4% nhân viên ủng hộ việc báo cáo
sự cố. Bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều người lo sợ khi tham gia báo cáo
(30,5%); trong đó thiếu sự phản hồi thơng tin từ phịng Quản lý chất lượng là
nổi trội hơn cả và nhóm bác sỹ có kiến thức đúng, có thái độ tích cực trong
báo cáo cao hơn nhóm điều dưỡng nhưng lại có hành vi đúng về báo cáo sự
cố thấp hơn [5].
Một nghiên cứu tiến hành trên 468 nhân viên y tế tại Bệnh viện Hùng
Vương cho kết quả có 340 (72,6%) biết đến báo cáo sự cố, và những yếu tố
rào cản khiến NVYT không báo cáo sự cố là không tìm thấy phiếu báo cáo sự
cố tại khoa chiếm 4,1%; nghĩ rằng có báo cáo cũng khơng được xử lý chiếm


14
7,8%; phiếu báo cáo sự cố q dài, khơng có thời gian viết phiếu chiếm 9,7%;
phát hiện sự cố nhưng khơng có thời gian để báo cáo chiếm 22,9%; chưa hiểu
khi nào cần báo cáo chiếm 25,4%; báo cáo nhưng không được phản hồi chiếm
34,5%; tâm lý e ngại (sợ bị kỷ luật, sợ đồng nghiệp ghét, sợ Ban Chủ nhiệm
khoa…) chiếm 42,3% [4].
Một cuộc khảo sát 186 bác sĩ và 587 y tá ở Nam Úc cho thấy rào cản

của việc ít báo cáo là do thiếu thơng tin phản hồi chiếm tỷ lệ 57,7% ở nhóm y
tá và 61,8% ở nhóm bác sĩ (Kingston và cộng sự, 2004) [18].
1.4.2. Nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng
Theo nghiên cứu của Trần Thị Bích Bo (2017) thì hầu hết nhân viên
chưa có kiến thức đúng về báo cáo sự cố y khoa (89,6%), đa phần nhân viên
biết rằng có hệ thống báo cáo sự cố của bệnh viện, biết được mục đích báo
cáo và sẵn sàng tham gia báo cáo nhưng chỉ có 16,9% nhân viên hiểu đúng về
định nghĩa sự cố y khoa. Có 88,4% nhân viên có thái độ tích cực và 74,3%
nhân viên sẵn sàng báo cáo sự cố y khoa. Nhóm bác sĩ có kiến thức chung
đúng, thái độ tích cực cao hơn nhóm điều dưỡng nhưng lại có hành vi đúng về
báo cáo sự cố thấp hơn.
Trong nghiên cứu của Trần Minh Đức (2018), có 24,8% NVYT có
BCSC trong vịng 6 tháng. Nhóm NVYT có kiến thức tốt về BCSC: 97,8%
nhân viên biết về BCSC y khoa, 82,9% trả lời đúng mục đích BCSC, trên
91% biết về gánh nặng hậu quả sự cố y khoa và 94,5% nhân viên trả lời đúng
về phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại. Nhóm NVYT có kiến thức
chưa tốt: có 56,9% trả lời đúng về khái niệm, 52,9% đúng về đơn vị tiếp nhận
BCSC và 34,7% đúng về người chịu trách nhiệm BCSC. Về thái độ, có 79,9%
NVYT có thái độ tích cực về BCSC y khoa. Nhóm có thái độ chưa tích cực
do một số nguyên nhân: thái độ lo ngại sẽ bị đưa ra cuộc họp chiếm 20,8%, lo
ngại bị đổ lỗi 20,1% và lo ngại bị kỷ luật 18,6%.


×