Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Xây dựng mô hình tồn kho cho kho nguyên liệu của công ty cổ phần gạch men ý mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.58 KB, 68 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN NGUYỄN THẢO NGUN

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỒN KHO CHO KHO NGUYÊN
LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------------Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Họ tên: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng

Chữ ký: ...................................

Cán bộ chấm nhận xét 1:
Họ tên: ………………………………………...Chữ ký: ..................................
Cán bộ chấm nhận xét 2:
Họ tên:…………………………………………Chữ ký: ..................................

Khóa luận thạc sĩ được nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHÓA
LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . tháng . .. năm .


....
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……..
2. Thư ký: ………
3. Ủy viên: ……...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2013

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Trần Nguyễn Thảo Nguyên

Giới tính: Nam / Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 30 – 05 – 1985

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh


MSHV: 10170964

Khoá (Năm trúng tuyển): 2010
1- TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỒN KHO CHO KHO NGUYÊN
LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHĨA LUẬN:
-

Tìm hiểu về thực trạng quản lý tồn kho của kho nguyên liệu Công ty Cổ phần
Gạch men Ý Mỹ, phân tích những ưu nhược điểm của hệ thống tồn kho hiện tại.
Lập mơ hình tồn kho cho một nguyên liệu điển hình, xác định lượng đặt hàng
tối ưu và điểm tái đặt hàng.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tồn kho.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01 – 04 – 2013
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Nguyên Hùng, người đã
tận tình hướng dẫn và tạo động lực cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Quản lý Công nghiệp Trường Đại học Bách Tp.
Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong những năm học tại Trường.
Tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tận tình để tơi có thể hồn thành đề tài.
Sau cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người ln bên tơi trong suốt q
trình học tập và cơng tác, góp phần giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2012

Trần Nguyễn Thảo Nguyên


ii

TĨM TẮT
Cơng ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ là cơng ty chun sản xuất gạch men. Qua
tìm hiểu về thực tế quản lý tồn kho, tôi nhận thấy nhiều cơ hội tiết giảm chi phí từ
hoạt động này. Một trong những phương pháp này là xây dựng mơ hình tồn kho tối
ưu cho kho nguyên liệu của công ty. Việc xây dựng mơ hình sẽ giúp cơng ty chủ
động trong vấn đề quản lý tồn kho và tiết giảm được chi phí tồn kho.
Thơng qua việc quan sát và ghi nhận thực tế, phân tích các hoạt động và số
liệu (chủ yếu là số liệu thứ cấp) đã nêu ra được những vấn đề cịn tồn tại trong cơng
tác quản lý tồn kho tại Cơng ty. Từ đó nêu ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả
của công tác này. Các giải pháp đưa ra bao gồm:
- Phân loại các dạng nguyên liệu tồn kho.
- Xác định được các chi phí liên quan đến tồn kho.
- Đưa ra lượng đặt hàng tối ưu cho nguyên liệu.
- Xác định được lượng điểm tái đặt hàng và tồn kho tối thiểu.

- Hoạch định nguồn lực cho công tác quản lý tồn kho.
Giải pháp đưa ra nhằm mục đích tiết giảm chi phí tồn kho, tăng khả năng đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường gạch men.


iii

ABSTRACT
Ymy Ceramic Tiles Corporation is a company specializing in manufacturing
ceramic. After learning about stock management practice, I find many opportunities
to reduce costs from this. One of these methods is to build an optimization stock
model for the company's material store, which helping the company to initiative in
stock management and reduce stock costs.
Through observing and lesson learnt form practice, analizing operations and
data (mainly secondary data) points out current problems in stock management at
the company. From which outline many solutions to improve the work efficiency as
following:
- Clarify the kinds of stock materials.
- Identify the costs involing in stock.
- Provide optimal order quantity for materials.
- Determinate the amount of re-ordering quantity and minimum stock.
- Plan Resource for stock management.
The solutions aim to reduce stock costs, increase capacity to meet material
demand for production, thereby reducing product’s price and increasing the
competitiveness of the product in the ceramic market.


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

I

TĨM TẮT

II

ABSTRACT

III

MỤC LỤC

IV

DANH MỤC HÌNH VẼ

VII

DANH MỤC HÌNH VẼ

VII

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIII

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1

1.1.

Lý do hình thành đề tài ................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2

1.4.

Phương pháp và quy trình thực hiện khóa luận............................................. 2

1.5.

Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................... 3

1.6.

Bố cục khóa luận ......................................................................................... 3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4


2.1.

Chức năng và phân loại tồn kho. .................................................................. 4

2.2.

Kỹ thuật phân tích A-B-C trong phân loại hàng hóa tồn kho. ....................... 4

2.3.

Các mơ hình tồn kho. ................................................................................... 5

2.3.1. Mơ hình tồn kho....................................................................................... 5
2.3.2. Mơ hình tồn kho tất định. ......................................................................... 7
2.3.3. Mơ hình tồn kho xác xuất ....................................................................... 13
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CƠNG TY.

19

3.1.

Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ ........................................ 19

3.2.

Công tác quản lý tồn kho tại Công ty ......................................................... 21

3.2.1. Thực trạng xuất nhập hàng hóa của kho nguyên liệu. ............................. 21

3.2.2. Thực trạng quản lý tồn kho của công ty.................................................. 26


v

3.2.3. Đánh giá về nhà cung cấp nguyên liệu: .................................................. 28
3.2.4. Xác định mơ hình tồn kho cơng ty đang áp dụng. ................................... 28
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỒN KHO CHO KHO NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY.
4.1.

31

Xác định dạng tồn kho cho kho nguyên liệu và phân tích ABC. ................. 31

4.1.1. Xác định những loại nguyên liệu tồn kho độc lập và tồn kho phụ thuộc. 31
4.1.2. Phân tích ABC cho kho ngun liệu. ...................................................... 31
4.1.3. Xác định mơ hình tồn kho cho kho nguyên liệu...................................... 32
4.2.

Chọn loại nguyên liệu để lập mơ hình tính tốn. ........................................ 32

4.3.

Lập mơ hình tồn kho cho năm 2012. .......................................................... 33

4.3.1. Nhu cầu hàng năm của nguyên liệu Frit MJ 688 ..................................... 33
4.3.2. Chi phí tồn trữ. ....................................................................................... 33
4.3.3. Chi phí đặt hàng ..................................................................................... 34
4.3.4. Chi phí tồn kho ...................................................................................... 35

4.3.5. Xác định lượng đặt hàng tối ưu. ............................................................. 35
4.3.6. Xác định điểm tái đặt hàng. .................................................................... 36
4.4.

Lập kế hoạch tồn kho cho năm 2013. ......................................................... 38

4.4.1. Dự báo nhu cầu ...................................................................................... 39
4.4.2. Dự báo thay đổi của các biến chi phí. ..................................................... 39
4.4.3. Xác định lượng đặt hàng tối ưu .............................................................. 39
4.4.4. Hoạch định nguồn lực ............................................................................ 40
4.4.5. Triển khai mua hàng .............................................................................. 41
4.5.

Mở rộng cho những nguyên liệu khác thuộc nhóm A. ................................ 42

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44

5.1. Kết luận ......................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 45
5.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

PHỤ LỤC

48



vi

Phụ lục 1: Bảng thống kê leadtime của nhà cung cấp Joyful Trading Co. đối với
nguyên liệu Frit MJ688.......................................................................................... 48
Phụ lục 2: Đơn phối xương và đơn phối men ......................................................... 49
Phụ lục 3: Phân tích ABC cho kho nguyên liệu xương........................................... 50
Phụ lục 4: Phân tích ABC cho kho nguyên liệu men màu ...................................... 51
Phụ lục 5: Danh mục vật tư mua trong nước và nhu cầu năm 2012 ........................ 53
Phụ lục 6: Bảng phân phối xác suất ....................................................................... 56
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG………………………………………………………...57


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ phân loại hàng hóa theo phương pháp A-B-C ………………..5
Hình 2.2. Mơ hình tồn kho...................................................................................5
Hình 2.3. Mơ hình EOQ căn bản..........................................................................8
Hình 2.4. Mơ hình EOQ với thiếu hàng có kế hoạch...........................................9
Hình 2.5. Mơ hình POQ......................................................................................12
Hình 3.1. Cơng ty Cơng ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ........................................19
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí sản xuất của Cơng ty........................................................21
Hình 3.3. Quy trình nhập hàng.............................................................................22
Hình 3.4. Quy trình xuất hàng..............................................................................24
Hình 3.5. Biểu đồ tồn kho của nguyên liệu Frit MJ688.......................................30
Hình 3.6. Biểu đồ tồn kho của nguyên liệu Frit MJ689.......................................30
DANH MỤC HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Bảng so sánh giữa các mơ hình tồn kho...........................................17
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp chi phí tồn trữ..........................................................34

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp chi phí phí dặt hàng.................................................35
Bảng 4.3. Bảng thơng số mơ hình tồn kho năm 2012 ......................................35
Bảng 4.4. Bảng thơng số mơ hình tồn kho năm 2013.......................................39
Bảng 4.5. Bảng so sánh giữa mơ hình mới và mơ hình cũ cho năm 2013.........41


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PKTCN: Phịng Kỹ Thuật Cơng Nghệ
PQLSX: Phòng Quản Lý Sản Xuất
PKHVT: Phòng Kế Hoạch Vật Tư


1

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do hình thành đề tài
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc sử dụng một cách hiệu quả
nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp. Quản lý tồn kho hiệu quả là một trong những giải pháp để nâng cao khả
năng sử dụng vốn. Mặt khác, công tác quản lý tồn kho nếu được thực hiện tốt sẽ
giúp doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru, tránh được tình trạng sản xuất trì trệ
hay thiếu hụt hàng hóa, cắt giảm được chi phí.
Cơng ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ là một doanh nghiệp sản xuất gạch men có
năng lực sản xuất tương đối lớn ở khu vực phía Nam với sản lượng hơn 16.200.000
m2 một năm. Trong quy trình sản xuất của công ty sử dụng khoảng 75 loại nguyên
liệu và lượng tồn kho nguyên liệu chiếm khoảng 15% tài sản của cơng ty (nguồn từ
phịng kế tốn). Do đó cơng tác quản lý tồn kho nguyên liệu luôn luôn được chú
trọng. Để quản lý tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp phải trả lời được 2 câu hỏi:

- Lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu?
- Khi nào nên tiến hành đặt hàng?
Mặt khác việc quản lý tồn kho nguyên liệu hiệu quả còn giúp nâng cao năng
lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí thử nghiệm nguyên liệu, cắt giảm chi
phí tồn kho. Tuy đã có nhiều cố gắng, cơng tác quản lý nhưng cơng tác này vẫn cịn
tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đề tài “Xây dựng mơ hình tồn kho cho
kho ngun liệu của Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ” được nghiên cứu với
mục đích đưa ra một cái nhìn tổng qt và tìm một giải pháp tối ưu cho cơng tác
quản lý kho nguyên liệu tại Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu phân tích cơng tác quản lý tồn kho nguyên liệu của Công ty Cổ
phần Gạch men Ý Mỹ.
- Xác định khi nào cần đặt hàng và lượng đặt hàng tối ưu.


2

- Hoạch định mơ hình tồn kho cho năm 2013 và đưa ra các giải pháp để nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý tồn kho của công ty.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ chuyên sản xuất
gạch men.
- Phạm vi nghiên cứu là vấn đề liên quan đến công tác quản lý tồn kho ngun
liệu của Cơng ty.
1.4. Phương pháp và quy trình thực hiện khóa luận
Phương pháp nghiên cứu ở đây là nghiên cứu định tính dạng nghiên cứu tình
huống (Case study). Quy trình nghiên cứu trải qua những bước sau:
- Xác định tình huống nghiên cứu: là xác định ta sẽ nghiên cứu tình huống
nào, thời gian và những giới hạn của tình huống. Tình huống nghiên cứu ở đây là
vấn đề quản lý tồn kho nguyên liệu của Công ty, thời gian của tình huống nghiên

cứu là thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2013.
- Tìm hiểu các lý thuyết, nghiên cứu liên quan: là tìm hiểu những lý thuyết,
mơ hình, những nghiên cứu liên quan đến vấn đề tồn kho đã được thực hiện. Xác
định ưu nhược điểm của các mơ hình đang có.
- Xác định cách thức thực hiện case study: là việc xác định cách thức để tiến
hành nghiên cứu. Ở đây nghiên cứu được thực hiện qua ba bước là thu thập dữ liệu,
phân tích và suy luận logic, đưa ra giải pháp cho tình huống nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu: dữ liệu được thu thập bằng ba phương pháp là phỏng vấn
những cá nhân có liên quan đến công tác quản lý tồn kho, quan sát và ghi nhận hoạt
động tồn kho hiện tại, thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động tồn kho
nguyên liệu.
- Tổng kết dữ liệu: Bước này đi sâu vào việc phân tích các dữ liệu có được từ
bước trên qua đó đưa ra những nhận xét về vấn đề quản lý tồn kho nguyên liệu.


3

- Đưa ra giải pháp: từ dữ liệu đã được tổng kết, phân tích ta đưa ra mơ hình tồn
kho hợp lý cho kho nguyên liệu của công ty.
- Xác định tính khả thi của giải pháp: là xác định khả năng áp dụng vào thực tế
của giải pháp đưa ra, những vấn đề chưa giải quyết được và dự báo những vấn đề có
thể phát sinh khi áp dụng giải pháp.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Giúp áp dụng và kiểm chứng các lý thuyết vào thực tế công việc.
- Giúp nhà quản lý nhận ra được các vấn đề đang tồn tại trong công tác quản lý
tồn kho nguyên liệu nói riêng và quản lý tồn kho nói chung.
- Xây dựng được kế hoạch tồn kho cho kho nguyên liệu. Từ đó có thể áp dụng
vào thực tế để nâng cao khả năng quản lý tồn kho nguyên liệu.
- Có thể áp dụng mơ hình tồn kho ngun liệu cho các công ty gạch men khác
ở khu vực phía Nam.

1.6. Bố cục khóa luận
Bố cục khóa luận gồm 5 chương:
- Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
- Chương 2 trình bày về các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Chương 3 giới thiệu về Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ và thực trạng quản
lý tồn kho nguyên liệu tại Công ty.
- Chương 4 sẽ giải quyết 2 vấn đề là xác định lượng tồn kho an toàn và lượng
đặt hàng tối ưu cho các nguyên liệu trọng yếu.
- Chương 5 trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu và các kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tồn kho nguyên liệu.


4

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tiếp theo nội dung chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, chương 2 sẽ
trình bày các khái niện lý thuyết liên quan tới tồn kho, các mơ hình tồn kho, đó đưa
ra các phân tích làm cơ sở cho việc lựa chọn mơ hình tồn kho sau này.
2.1. Chức năng và phân loại tồn kho.
- Theo Jay Heizer and Barry Render (2006) tồn kho gồm có các chức năng
sau:
+ Để tách biệt các chức năng khác nhau của quá trình sản xuất.
+ Để cung cấp kho dự trữ hàng hóa mà từ đó khách hàng có thể có sự lựa
chọn.
+ Để được hưởng giảm giá theo số lượng mua hàng.
+ Để phòng ngừa lạm phát và sự tăng giá.
- Phân loại tồn kho: phụ thuộc vào chức năng, tồn kho được chia ra làm 4 loại
sau:
+ Tồn kho nguyên vật liệu
+ Tồn kho sản phẩm dở dang

+Tồn kho vật tư phụ vụ bảo trì, sản xuất, sửa chữa
+ Tồn kho thành phẩm
2.2. Kỹ thuật phân tích A-B-C trong phân loại hàng hóa tồn kho.
Trong rất nhiều loại hàng hóa tồn kho, khơng phải loại hàng hóa nào cũng có
vai trị như nhau trong việc bảo quản trong kho hàng. Để quản lý tồn kho hiệu quả
người ta phải phân loại hàng hóa dự trữ thành các nhóm theo mức độ quan
trọng của chúng trong dự trữ, bảo quản. Phương pháp được sử dụng để phân loại là
phương pháp A-B-C. Phương pháp này được phát triển dựa trên một nguyên lý do
một nhà kinh tế học Italia vào thế kỷ 19 là Pareto tìm ra. Ơng đã quan sát thấy rằng
trong một tập hợp có nhiều chủng loại khác nhau thì chỉ có một số nhỏ chủng loại
lại chiếm giá trị đáng kể trong cả tập hợp.


5

Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm
của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp
các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:
- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá
trị tồn kho, nhưng về chủng loại chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho.
- Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị
hàng tồn kho, nhưng về chủng loại chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho.
- Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ
chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về chủng loại chúng lại chiếm
khoảng 50 –55% tổng số hàng tồn kho.

Hình 2.1. Sơ đồ phân loại hàng hóa theo phương pháp A-B-C
2.3. Các mơ hình tồn kho.
2.3.1. Mơ hình tồn kho
Theo Paul A.Jensen & Jonathan F.Bard (2004), một kho thường được thể

hiện đơn giản như hình sau:


6

Hình 2.2. Mơ hình tồn kho
Vật thể vào hệ thống, được giữ lại một thời gian sau đó ra khỏi hệ thống. Tồn
kho xảy ra bất cứ khi nào thời điểm cá thể đi vào khác với thời điểm vật đó đi ra.
Mức tồn kho sự tương quan của tốc độ dòng vào và tốc độ dòng ra của hệ
thống. Gọi y(t) là tốc độ dòng vào tại thời điểm t, Y(t) số lượng vào tại thời điểm t.
z(t) là tốc độ dòng ra tại thời điểm t, và Z(t) là số lượng ra tại thời điểm t. I(t) là
mức tồn kho tại thời điểm t. Ta có:
I(t) = Y(t) – Z(t)=
Những yếu tố liên quan đến quyết định tồn kho (Paul A.Jensen & Jonathan

F.Bard, 2004):
- Chi phí đặt hàng (ordering cost) c(z). đây là chi phí để thiết lập một đơn hàng
từ nhà cung cấp bên ngoài. Số lượng đặt hàng là z và hàm c(z) thường khơng tuyến
tính.
- Chi phí thiết lập (setup cost) K: giả thiết rằng trong chi phí đặt hàng có một
thành phần là chi phí dùng cho việc mua hàng, thành phần này khơng phụ thuộc
vào giá của hàng hóa, thành phần này được gọi là chi phí thiết lập.
- Chi phí cho sản phẩm (product cost) c: đây là chi phí đơn vị. Nếu chi phí
này độc lập với độ lớn đơn hàng thì tổng chi phí của đơn hàng là c.z với c là chi phí
đơn vị và z là độ lớn của đơn hàng. Mặt khác chi phí cho sản phẩm có thể là một
hàm giảm với biến là số lượng đặt hàng.
- Chi phí tồn trữ (holding cost) h: đây là chi phí để giữ một đơn vị hàng hóa
trong kho trước khi đưa vào sản xuất hay bán. Chi phí này bao gồm chi phí sắp xếp
hàng hóa, chi phí bảo hiểm, thuê mặt bằng…
- Chi phí thiếu hụt (shortage cost) p: là chi phí phát sinh khi khả năng của kho

không thể đáp ứng ngay lập tức đơn hàng. Có hai trường hợp xảy ra là mất đơn


7

hàng hoặc đơn hàng được đáp ứng trễ. Trường hợp đầu công ty sẽ mất đi doanh thu
từ đơn hàng, mất các chi phí quản lý, vận hành để có được đơn hàng. Trường hợp
thứ 2 thì tổng chi phí thiếu hụt được giả định tương ứng với số lượng hàng thiếu
hụt và thời gian khách hàng phải chờ .
- Mức nhu cầu (demand rate) a: là nhu cầu của hàng hóa trong một đơn vị thời
gian.
- Số lượng đặt hàng (lot size) Q: là số lượng hàng để bổ sung vào kho khi số
lượng hàng trong kho mức tồn kho an toàn.
- Mức yêu cầu (order level) S: là khối lượng hàng trong kho khi đơn hàng Q
được bổ sung vào. Khi khơng cho phép thiếu hụt thì S=Q
- Thời gian chu kỳ (cycle time) τ: là thời gian giữa các lần đặt hàng
- Chi phí trên đơn vị thời gian (cost per time) T: là toàn bộ chi phí liên quan
đến hệ thống tồn kho tác động đến việc xem xét để đưa ra quyết định.
- Leadtime: thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng.
2.3.2. Mơ hình tồn kho tất định.
Các giả thiết của mơ hình
- Mức nhu cầu a là biết trước vào khơng đổi.
- Khi tồn kho giảm đến một mức S cố định nào đó thì sẽ được bổ xung ngay
lập tức bằng lượng hàng Q.
a. Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế căn bản (the Basic Economic Order
Quatity) EOQ.
Giả định của mơ hình được thể hiện như hình dưới đây


8


Hình 2.3. Mơ hình EOQ căn bản
Mức tồn kho dao động từ 0 đến Q, và khơng có sự thiếu hụt. Định kỳ một đơn
hàng với số lượng Q được đặt để bổ sung cho kho. Giả định rằng hàng được giao
ngay lập tức. Giữa các lần đặt hàng mức tồn kho giảm với tốc độ là a. Thời gian chu
kỳ τ=Q/a.
Chi phí đặt hàng (ordering cost) = K + c.Q
Chi phí tồn trữ đơn vị là h. Mức tồn kho trung bình trong thời gian chu kì là (Q
+ 0)/2=Q/2 => chi phí tồn trữ trong một chu kì là

. =

Ta có:
Cost per unit time =
T=

+ a.c +

Giá trị Q* làm cho Tmin là giá trị làm cho đạo hàm của hàm T(Q) bằng 0


9

Q* =

τ* = Q*/a =
T = a.c +
Nhận xét: Q*, τ* phụ thuộc vào a, K, h. Khi K tăng thì Q*, τ* tăng. Khi a tăng
thì Q* tăng, τ* giảm. Khi h tăng thì Q*, τ* giảm
b. Mơ hình EOQ căn bản với thiếu hàng có kế hoạch (EOQ model with Planed

shortages)
Khi chi tồn trữ lớn và khách hàng có thể đợi một thời gian thì việc chấp nhận
thiếu hàng là một quyết định kinh doanh tốt. Khi đó mức tồn kho tối đa là S xảy ra
khi đơn hàng được bổ sung, mức thiếu hụt tối đa là S-Q. Mơ hình được thể hiện
bằng hình sau:

Hình 2.4. Mơ hình EOQ với thiếu hàng có kế hoạch
- Mức tồn trữ trung bình = (S+0)/2=S/2, chi phí tồn trữ đơn vị trong một chu
kỳ là h. Do đó tổng chi phí tồn trữ trong một chu kì là:


10

- Chi phí thiếu hụt đơn vị là p, Mức thiếu hụt trung bình là (0-(S-Q))/2=(QS)/2. Thời gian thiếu hụt là (Q-S)/a. Do đó chi phí thiếu hụt trong một chu kì
là:
- Tổng chi phí trong một chu kì = K + cQ +

+

- Chi phí trên đơn vị thời gian
T=( K + cQ +

+

)/(Q/a)

T=
lấy đạo hàm theo Q và S giải ra ta được
S* =


x

Q* =

Chu kỳ tối ưu: τ* =

Lượng thiếu hụt tối đa Q* - S* =
c. Mơ hình EOQ với chiếu khấu theo số lượng (EOQ model with quantity
discount)
Trong mơ hình này ta tiến hành xem xét vấn đề giảm giá theo số lượng đơn
hàng. Giả thiết rằng khơng có sự thiếu hụt. Chiếc khấu theo số lượng sẽ làm thay
đổi lượng đặt hàng tối ưu. Giả sử có giá khác nhau là c1, c2, c3, …., cN, giá sẽ giảm


11

dần từ c1 đến cN. Mức giá ck bắt đầu được áp dụng khi khối lượng đơn hàng lớn hơn
qk. Như vậy q1=0, qN+1 là một vô cùng lớn.
Trong mô hình EOQ căn bản ta thấy lượng đặt hàng tối ưu Q* khơng phụ
thuộc vào c, do đó ta tìm lượng đặt hàng tối ưu sơ bộ bằng công thức:
Q* =

Sau đó tìm lượng đặt hàng tối ưu cho từng mức giá, tìm giá trị k cho Q*k bằng
cách
+ Nếu Q* > qk+1 thì Qk* =qk+1
+ Nếu Q* < qk thì Qk* = qk
+ Nếu qk ≤ Q* ≤ qk+1 thì Qk* = Q*
Tìm số lượng đặt hàng tối ưu Q** bằng cách:
i. Từ Q* đã tìm ở trên ta tính chi phí trên đơn vị thời gian Tn* ứng với mức giá
cn* tại mức n*:

Tn* =

+ a.cn* +

ii.

với k > n tính Tk với số lượng đặt hàng là Qk*

Tk =

+ a.ck +

iii.

So sánh Tn* và Tk để chọn lượng đặt hàng tối ưu Q** ứng với chi phí

trên đơn vị thời gian nhỏ hơn.
d. Mơ hình lượng đặt hàng theo sản xuất (production order quantity).


12

Trong mơ hình này ta tiến hành xem xét hệ thống tồn kho như sau: khi bắt đầu
sản xuất mức tồn kho bằng 0, hàng bắt đầu bổ sung vào kho với tốc độ là p, do nhu
cầu của sản xuất đối với hàng hóa nên lượng tồn kho giảm với tốc độ là a. Mơ hình
tồn kho được thể hiện như hình sau:

Hình 2.5. Mơ hình POQ
Ta tính các chi phí:
- Chi phí tồn trữ:

Ta có T = Q/a, T1 = Q/p => T2 = Q/a – Q/p = Q(p-a)/(a.p)
Lượng tồn kho tối đa = T1(p-a) = Q(p-a)/p
Mức trung bình tồn trữ =
chi phí tồn trữ = h

x =

- Chi phí đặt hàng = k + c.Q
-

Tổng chi phí trong một chu kỳ = chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng
= k+c.Q +

- Chi phí trên đơn vị thời gian
T= (k+c.Q +
T=

)/(Q/a)
+c+


13

Lấy đạo hàm theo Q ta tìm được:
Q* =
2.3.3. Mơ hình tồn kho xác xuất
Trong mơ hình tồn kho tất định ta giả định rằng nhu cầu là cố định và không
thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất điều hành thì nhu cầu là khơng ổn định và
thay đồi tùy thời điểm. Do đó lượng hàng tồn kho phải được tính tốn dựa vào phân
phối xác suất của nhu cầu. Mơ hình nhằm giải quyết vấn đề khi nào cần đặt hàng

(reorder point) R và lượng đặt hàng là bao nhiêu Q.
a. Mơ hình tồn kho một chu kỳ (single-period inventory model) (Paul A.Jensen

& Jonathan F.Bard, 2004).
Mơ hình này được xây dựng cho các sản phẩm mà việc tồn kho chỉ phục vụ
cho nhu cầu trong thời gian nhất định, hết thời gian này thì sản phẩm sẽ không bán
được hoặc chỉ để thanh lý. Báo, các sản phẩm thời trang theo mùa, bánh trung
thu…là các sản phẩm thuộc nhóm này.
Phương pháp phân tích lượng gia được sử dụng để tìm lượng đặt hàng tối ưu
trong trường hợp này.
co là chi phí đơn vị bị mất nếu sản phẩm khơng bán được
cu là chi phí đơn vị bị mất nếu nhu cầu có mà khơng có sản phẩm để bán
Giả định rằng xác xuất để nhu cầu tồn kho D lớn hơn mức nhập hàng Q là
P(D>Q), xác xuất để nhu cầu tồn kho D nhỏ hơn hoặc bằng mức nhập hàng Q là
P(D≤Q). Thì giá trị mất đi kì vọng (expected loss) EL là:
+ Nếu D ≤ Q thì EL(Q+1) = coP(D≤Q)
+ Nếu D>Q thì EL(Q) = cuP(D>Q)


14

Nếu Q* là giá trị tối ưu thì:
EL(Q+1) = EL(Q)
coP(D≤Q*) = cuP(D>Q*)
Mặt khác theo nguyên lý xác suất ta có: P(D>Q*) = 1- P(D≤Q*)
Do đó ta có:
coP(D≤Q*) = cu(1-P(D≤Q*))
P(D≤Q*) = cu/(cu+co)
Để xác định giá trị tối ưu Q* ta dựa vào phân phối xác xuất của D
Ví dụ: Một sạp báo nhập báo về với giá 2000VND/tờ và bán ra với giá là

4000VND/tờ, nếu khơng bán được ngày hơm đó thì báo sẽ được trả về nhà xuất bản
với giá là 200VND/tờ. Chủ sạp báo nhận thấy nhu cầu báo hàng ngày tuân theo
phân phối đều từ 250 đến đến 550 tờ một ngày (tức là mức kỳ vọng là 400 tờ). Tìm
lượng đặt hàng tối ưu cho ngày hơm sau.
Ta có: P(D≤Q*) =

=

Số báo đặt tối ưu là: Q*= 250 +

=
(550-250) = 355 tờ

b. Mơ hình tồn kho nhiều chu kỳ (multi-period inventory model).
Các giả thiết của mơ hình (Hillier – Lieberman, 2001):
i. Ứng dụng cho một sản phẩm đơn lẻ
ii. Mức tồn kho là dưới sự kiểm soát liên tục, giá trị tồn kho hiện tại luôn
được biết.


×