Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tỉnh bình dương và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
NGUY HẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ THÍCH HỢP

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý tài nguyên và mơi trường
60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: …………………………………………………….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ………………………………………………………….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
Ngày 19 tháng 7 năm 2014


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ học, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1………………………………………………………………..
2………………………………………………………………..
3………………………………………………………………..
4………………………………………………………………..
5………………………………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khỉ luận văn đã sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên:

Trần Ngọc Thanh Thủy

MSHV: 12260683


Ngày, tháng, năm sinh: 28/09/1989

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành:

Mã số: 60 85 10

Quản lý tài nguyên và môi trường

I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tỉnh Bình
Dương và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
− Tổng quan về tình hình quản lý CTRYT nguy hại ở Việt Nam và trên thế giới.
− Tìm hiểu hiện trạng CTRYT nguy hại, đánh cơng tác quản lý CTRYT nguy hại ở
tỉnh Bình Dương. Tính tốn và dự báo lượng CTRYT nguy hại phát sinh đến năm
2020.
− Đề xuất các giải pháp quản lý CTRYT nguy hại phù hợp.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20.1.2014
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20.6.2014
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng

Tp. HCM, ngày ……….tháng………..năm………...
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin gởi lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Kỳ
Phùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Giảng viên của trường Đại học Bách
Khoa TP.HCM, khoa Mơi trường đã hết lịng truyền đạt kiến thức trong q trình
tơi học tập, rèn luyện tại trường. Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn đến Thầy PGS.TS. Lê
Văn Khoa, người đã cho tôi những lời khuyên, lời góp ý q báu trong suốt q
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị thuộc Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi
trường và các Bệnh viện, Trung tâm y tế, cơ sở y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình tiếp cận điều tra, khảo sát hiện trạng tại các cơ sở y tế tỉnh Bình
Dương. Xin chân thành cảm ơn anh ThS. Bùi Minh Hiền – nhân viên phịng Nghiệp
vụ Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập thông tin, số
liệu.
Con xin cảm ơn Ba, Mẹ và những thành viên u thương trong gia đình đã
ln là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt hành trình của cuộc đời con.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn yêu quý của tôi đã luôn bên cạnh chia sẻ với
tôi mọi vui buồn, khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Trần Ngọc Thanh Thủy

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, trong bối cảnh số lượng các cơ sở y tế tăng nhanh ở các nước
đang phát triển đã dẫn đến việc tạo ra một khối lượng lớn chất thải y tế. Chất thải y
tế có tiềm năng nguy hiểm, dễ lây nhiễm do tính chất độc hại của nó. Việc quản lý
chất thải y tế nguy hại rất quan trọng do những vấn đề tiềm năng ô nhiễm môi

trường và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe công cộng.
Mặc dù với nhiều nỗ lực cho việc quản lý nhưng hệ thống quản lý chất thải y
tế nguy hại hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn đang được phát triển và cần
sự quan tâm, cải thiện. Cần thiết phải có một chính sách và thực hiện một kế hoạch
hành động toàn diện, cung cấp các giải pháp công nghệ thân thiện môi trường, cải
thiện hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế nguy hại. Mục đích của luận văn là đánh
giá, nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Hiện trạng ơ nhiễm môi trường từ hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh Bình
Dương được đánh giá qua: khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, gởi bảng câu hỏi khảo sát
đến các cơ sở y tế như bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám tư nhân; cơ
sở xử lý chất thải để thu thập thông tin liên quan đến các khía cạnh quản lý chất thải
y tế nguy hại như phát sinh, phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý. Uớc
tính khối lượng chất thải y tế nguy hại đến năm 2020 và tìm phương pháp quản lý
thích hợp để cải thiện mơi trường và y tế trong tương lai.
Luận văn đề xuất các giải pháp quản chất thải rắn y tế nguy hại từ các cơ sở
y tế: (1) Giải pháp pháp lý: quy định của Bộ y tế về thu thập, phân loại, lưu trữ, vận
chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; (2) Công tác thông tin và giáo dục để phổ
biến rộng rãi kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại, bảo vệ môi trường đến
tất cả mọi người; (3) Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải y tế nguy hại như: đốt,
nồi hấp khử khuẩn, cơng nghệ vi sóng. (4) Luận văn cũng đề xuất hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại từ các cơ sở y tế.

v


ABSTRACT
Nowadays, in the context of rapidly expanding health care facilities in
developing countries which has resulted in the generation of increased amounts of
medical wastes. Medical wastes are potentially hazardous, infectious and toxic, and

due to their harmful nature. The management of hazardous medical waste is of great
importance due to its potential environmental hazards and public health risks.
Despite the efforts for the management of wastes, the current system of
hazardous medical waste management in Binh Duong province of Viet Nam is
under development and is in dire need of attention and improvement. It is essential
to develop a policy and implement a comprehensive action plan for hazardous
medical waste management providing environmentally sound technological
measures to improve hazardous medical waste management. The purpose of the
essay is to assess increasing state management capacity, management and treatment
hazardous medical waste in Binh Duong province.
The state of environmental pollution from health activities in Binh Duong
province is evaluated by: visiting health facilities: hospitals, polyclinical department
and medical aid stations; interviews, and survey questionnaires were implemented
to collect information regarding different medical waste management aspects,
including medical waste generation, separation, collection, storage, transportation,
and disposal. Then we can estimate volume of hazardous medical waste to 2020 and
find method of hazardous medical waste management.
Proposing the management solution of collecting wastes from health
facilities: (1) Legal solution: regulation issued by Ministry of health. (2) In addition,
information and public education solutions are proposed to disseminate
environmental protection knowledge widely to everyone; (3) Proposing treatment
solutions: autoclave, microwave. (4) The essay also proposes the system of
collecting, transportation and treatment hazardous wastes from health facilities.

vi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là kết quả lao động của tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Các số liệu được
sử dụng trong luận văn để thực hiện cho việc nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát
thực tế của tôi và chưa từng được ai công bố trong bất cứ nghiên cứu nào trước đây.
Ngồi ra tơi cũng có sử dụng một số nhận xét, nhận định của các tác giả từ các
nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Học viên thực hiện
Trần Ngọc Thanh Thủy

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................... v
ABSTRACT........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xvi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2

1.2.2.

Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3

1.3.

Ý NGHĨA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 3

1.3.1.

Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3

1.3.2.

Tính mới của đề tài ................................................................................. 4

1.4.

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI........................................................ 4

1.4.1.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4

1.4.2.


Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 4

1.5.1.

Phương pháp luận ................................................................................... 4

1.5.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................... 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY
HẠI. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG Y TẾ CỦA
TỈNH BÌNH DƯƠNG. .......................................................................................... 10
2.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI........................... 10

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 10

2.1.2.

Phân loại chất thải rắn y tế nguy hại...................................................... 10


2.1.3.

Nguồn gốc chất thải rắn y tế nguy hại ................................................... 11

2.1.4.

Tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại................................................... 13

viii


2.1.5.
2.2.

Các phương pháp xử lý chất thải y tế .................................................... 16
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC......................... 18

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 25

2.3.

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH

DƯƠNG VÀ HỆ THỐNG Y TẾ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG. ............................. 36

2.3.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương .......................... 36

2.3.2.

Tổ chức hệ thống y tế tỉnh Bình Dương................................................. 40

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI VÀ ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG CHẤT
THẢI PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2020 .................................................................... 45
3.1.

HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI VÀ ƯỚC

TÍNH LƯỢNG PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG................................................................................................................ 45
3.1.1.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại ..................................... 45

3.1.2.

Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trong tương lai .............. 56

3.2.

HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU TRỮ, VẬN CHUYỂN VÀ

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI...................................................... 64

3.2.1.

Hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế nguy hại tại

nguồn phát sinh ..................................................................................................... 64
3.2.2.
3.3.

Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương79
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY

HẠI 86
3.3.1.

Cơng tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước .................................... 86

3.3.2.

Hệ thống pháp luật ................................................................................ 86

3.3.3.

Về các kế hoạch quản lý chung ............................................................. 88

3.4.

ÁP DỤNG CƠNG CỤ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN

TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG ..................................................................................................... 89

3.4.1.

Áp dụng phương pháp phân tích các bên liên quan................................ 89

ix


3.4.2.

Áp dụng phương pháp SWOT ............................................................... 97

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY
HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................... 102
4.1.

H Ệ THỐNG HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY

HẠI 103
4.1.1.

Tổ chức hành chính quản lý chất thải rắn y tế nguy hại ....................... 103

4.1.2.

Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại105

4.1.3.

Đề xuất một số sửa đổi về văn bản pháp luật....................................... 107


4.2.

CÁC CÔNG TÁC HỖ TRỢ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

NGUY HẠI ......................................................................................................... 107
4.2.1.

Phân cấp hệ thống quản lý chất thải rắn y tế nguy hại.......................... 107

4.2.2.

Công tác đào tạo nhân lực quản lý CTRYT ......................................... 112

4.3.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI115

4.3.1.

Phân loại, dụng cụ lưu trữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế ........... 115

4.3.2.

Thu gom, vận chuyển trong nội bộ cơ sở............................................. 116

4.3.3.

Lưu giữ trong nội bộ cơ sở .................................................................. 118

4.3.4.


Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ngoài

cơ sở

119

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 129
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 129
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 132
PHỤ LỤC............................................................................................................ 135

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Nguồn phát sinh chính của chất thải bệnh viện ................................... 11

Bảng 2.2

Nguồn phát sinh chất thải y tế nhỏ ...................................................... 11

Bảng 2.3

Phát sinh chất thải theo mức thu nhập quốc gia (kg / đầu người) ........ 17

Bảng 2.4


Chất thải y tế theo quy mô nguồn phát thải (kg / giường bệnh / ngày) . 17

Bảng 2.5

Khối lượng chất thải y tế phát sinh theo khu vực................................. 17

Bảng 2.6

Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế ..................... 26

Bảng 2.7

Khối lượng chất thải rắn y tế của một số địa phương năm 2009 ......... 27

Bảng 2.8

Khối lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ............... 27

Bảng 2.9

Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các
loại cơ sở y tế khác nhau (kg / giường bệnh / ngày) ............................ 28

Bảng 2.10

Dân số Bình Dương trong giai đoạn 2005 – 2012 ............................... 38

Bảng 2.11


GDP bình quân đầu người các năm .................................................... 38

Bảng 2.12

Hệ thống y tế cơng lập của tỉnh Bình Dương ...................................... 39

Bảng 2.13

Các loại hình cơ sở y tế tư nhân trong địa bàn tỉnh Bình Dương ........ 39

Bảng 2.14

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển ngành y tế tỉnh Bình Dương ............. 40

Bảng 2.15

Các dự án y tế đầu tư giai đoạn 2012 – 2015 ...................................... 41

Bảng 2.16

Các dự án y tế đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 ...................................... 42

Bảng 3.1

Tỷ lệ cơ sở y tế được khảo sát ............................................................ 44

Bảng 3.2

Khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ
sở y tế có giường bệnh được khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Dương .. 45


Bảng 3.3

Khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
tại 30 Trạm y tế được khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............. 48

Bảng 3.4

Khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
tại các Trung tâm y tế dự phòng và chuyên ngành tuyến tỉnh ............. 51

Bảng 3.5

Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các phòng khám
chuyên khoa tư nhân .......................................................................... 52

Bảng 3.6

Khối lượng CTRYT nguy hại tại phịng khám tư nhân theo loại hình
khám, chữa bệnh ................................................................................ 53

xi


Bảng 3.7

Tổng hợp hệ số phát thải chất thải rắn y tế nguy hại của các loại hình
y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................... 54

Bảng 3.8


Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Bình Dương đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 ........................................................ 57

Bảng 3.9

Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế có giường
bệnh ước tính đến năm 2015 và 2020 theo cơng thức 1 ...................... 59

Bảng 3.10

Khối lượng chất thải thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm ..... 60

Bảng 3.11

Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế có giường
bệnh ước tính đến năm 2015 và 2020 theo công thức 1 ....................... 60

Bảng 3.12

Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh
ước tính đến năm 2015 và 2020 theo công thức 2 .............................. 61

Bảng 3.13

Danh sách các khoa phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại .................... 63

Bảng 3.14

Tỷ lệ khoa phân loại riêng chất thải rắn y tế nguy hại của các Bệnh viện,

Trung tâm y tế................................................................................... 64

Bảng 3.15

Hiện trạng túi chứa chất thải y tế lây nhiễm nguy hại của các Bệnh viện,
Trung tâm y tế................................................................................... 65

Bảng 3.16

Hiện trạng dụng cụ lưu trữ vật thải sắc nhọn của các Bệnh viện, Trung
tâm y tế .............................................................................................. 67

Bảng 3.17

Hiện trạng dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế nguy hại của các
Bệnh viện, Trung tâm y tế .................................................................. 68

Bảng 3.18

Hiện trạng lưu trữ CTRYT nguy hại của 17 Bệnh viện, Trung tâm y tế
khảo sát theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT .................................. 69

Bảng 3.19

Tần suất thu gom ngoài cơ sở của các bệnh viện, trung tâm y tế .......... 73

Bảng 3.20

Hiện trạng dụng cụ chứa chất thải lây nhiễm của các Trạm y tế ......... 75


Bảng 3.21

Hiện trạng thùng chứa vật thải sắc nhọn của các Trạm y tế ................ 76

Bảng 3.22

Tần suất thu gom ngoài cơ sở của các Trạm y tế / Phòng khám đa
khoa khu vực...................................................................................... 77

Bảng 3.23

Thơng tin các lị đốt chất thải rắn y tế nguy hại tỉnh Bình Dương ....... 79

Bảng 3.24

Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của các Trạm y tế / phòng
khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................... 80
xii


Bảng 3.25

Phân tích liên hệ giữa dự án với các bên có liên quan ......................... 89

Bảng 3.26

Kế hoạch thực hiện chỉ thị số 29-CTR/TW về việc thực hiện “Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của ngành Y tế” và việc thực hiện kế hoạch của Bộ Y tế ........... 90


Bảng 3.27

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức đối với hệ thống quản
lý CTRYT nguy hại tỉnh Bình Dương ................................................ 96

Bảng 3.28

Chiến lược S – O, W – O, S – T, W – T ............................................. 99

Bảng 4.1

Ví dụ về các phương pháp khử trùng cho các thiết bị, dụng cụ tái sử
dụng…… .......................................................................................... 109

Bảng 4.2

Đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ......... 118

Bảng 4.3

Quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển tỉnh Bình Dương ............. 120

Bảng 4.4

Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương ................... 121

xiii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1

Khung định hướng nghiên cứu………………………………………5

Hình 2.1

Khối lượng CTRYT và CTRYT nguy hại tại một số nước trên thế giới
(kg/giường bệnh/ngày)………………………………………………18

Hình 2.2

Khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại một số nước
trên thế giới (kg/bệnh nhân/ngày)…………………………………...18

Hình 2.3

Sơ đồ quản lý chất thải rắn y tế ở Hàn Quốc...……………………...20

Hình 2.4

Tỷ lệ xử lý chất thải y tế nguy hại tại Hàn Quốc……………………21

Hình 2.5

Sơ đồ quản chất thải rắn y tế tại Croatia…………………………….24

Hình 2.6

Biểu đồ Sự phát triển cúa các điều kiện chăm sóc sức khỏe………..25


Hình 2.7

Biểu đồ Thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa……………...29

Hình 2.8

Biểu đồ Thành phần chất thải y tế nguy hại………………………...29

Hình 2.9

Tình hình phân loại và lưu trữ CTYTNH tại một số bệnh viện…… 30

Hình 2.10

Tình hình xử lý CTRYT nguy hại của hệ thống cơ sở y tế các cấp…31

Hình 2.11

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương………………………………..37

Hình 3.1

Khối lượng CTRYT nguy hại/GB/ngày (kg/GB/ngày)......................47

Hình 3.2

Khối lượng CTRYT nguy hại & Số lượng bệnh nhân/Trạm y
tế/ngày.................................................................................................51

Hình 3.3


Khối lượng CTRYT nguy hại tại các Phịng khám tư nhân/địa
bàn/ngày (kg/địa bàn/ngày)................................................................52

Hình 3.4

Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại các phòng khám tư nhân
theo loại hình khám/ chữa bệnh..........................................................54

Hình 3.5

Tỷ lệ khoa phân loại riêng chất thải rắn y tế nguy hại của các Bệnh
viện, Trung tâm y tế............................................................................64

Hình 3.6

Tỷ lệ thực hiện đúng quy định của túi/thùng chứa chất thải rắn y tế
nguy hại của các bệnh viện, trung tâm y tế.........................................66

Hình 3.7

Dụng cụ chứa CTR lây nhiễm tại Bệnh viện/ Trung tâm y tế………67

Hình 3.8

Tỷ lệ thực hiện đúng quy định dụng cụ lưu trữ vật thải sắc nhọn của
các bệnh viện, trung tâm y tế………………………………………..68

Hình 3.9


Tỷ lệ hiện trạng lưu trữ chất thải rắn y tế nguy hại tại 17 BV/TTYT.71

xiv


Hình 3.10

Hiện trạng nhà lưu trữ của Bệnh viện/Trung tâm y tế………………72

Hình 3.11

Tần suất thu gom ngồi cơ sở của các bệnh viện, trung tâm y tế…...74

Hình 3.12

Hiện trạng phân loại, lưu trữ CTRYTNH tại mơt số TYT / PKĐK...76

Hình 3.13

Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các BV, TTYT…………..78

Hình 3.14

Hình ảnh một số lị đốt tại các trung tâm y tế……………………….80

Hình 3.15

Tần suất thu gom ngồi cơ sở của các PKCN tư nhân……………...81

Hình 3.16


Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại của xý nghiệp xử lý chất thải BIWASE…………………...83

Hình 3.17

Nhà lưu trữ CTRYT nguy hại và hệ thống xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại của Xí nghiệp xử lý rác thải trực thuộc Cơng ty TNHH MTV
Cấp thốt nước mơi trường Bình Dương……………………………84

Hình 3.18

Sơ đồ tổ chức quản lý CTRYT nguy hại của tỉnh Bình Dương…….85

Hình 3.19

Các bên liên quan đến quản lý CTRYT nguy hại tỉnh Bình Dương...88

Hình 3.20

Ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan, cũng như
tác động tiềm tàng đến dự án ……………………………………….89

Hình 4.1

Các thành phần cơ bản và sự tương quan của các thành phần trong
một hệ thống quản lý chất thải rắn y tế nguy hại…………………..101

Hình 4.2


Mơ hình đề xuất về tổ chức hành chính quản lý CTRYT nguy hại tỉnh
Bình Dương………………………………………………………..102

Hình 4.3

Hệ thống phân cấp chất thải………………………………………..107

Hình 4.4

Sơ đồ phân loại chất thải y tế nguy hại…………………………….115

Hình 4.5

Đề xuất mạng lưới thu gom trung chuyển, vận chuyển, xử lý CTRYT
nguy hại tỉnh Bình Dương lộ trình đến năm 2015…………………123

Hình 4.6

Đề xuất mạng lưới thu gom trung chuyển, vận chuyển, xử lý CTRYT
nguy hại tỉnh Bình Dương lộ trình đến năm 2020…………………125

xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BV

: Bệnh viện

BYT


: Bộ Y tế

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

CTRYT

: Chất thải rắn y tế

CTYT

: Chất thải y tế

HSPT

: Hệ số phát thải

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ

PKCK

: Phịng khám chun khoa


PKĐK

: Phòng khám đa khoa

PKTN

: Phòng khám tư nhân

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TTYT

: Trung tâm y tế

TYT

: Trạm y tế

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UNEP


: The United Nations Environmet Programme

WHO

: World Health Organization

xvi


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, việc tạo ra chất thải y tế từ các ngành cơng nghiệp chăm sóc

sức khỏe đã nhanh chóng tăng lên trong thập kỷ qua. Đây là loại chất thải được thải
bỏ từ các kết quả điều trị, chẩn đoán, hoặc tiêm chủng của con người và động vật tại
các cơ sở y tế, trung tâm nghiên cứu y tế liên quan, và các phịng thí nghiệm y tế.
Mặc dù chất thải y tế đại diện cho một phần nhỏ trong tổng số dòng chất thải rắn tại
Việt Nam, nhưng “chất thải bệnh viện được xếp vào loại chất thải nguy hiểm vì gây
ra bệnh tật nếu ơ nhiễm vào nguồn nước và khơng khí. Với phương châm của
ngành y từ muôn đời nay là “PRIMO NO CERA” nghĩa là “đầu tiên là đừng làm
hại” và ngôn ngữ này là phịng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy bệnh viện cứu được
một người mà do những yếu tố khách quan và chủ quan lại từ các chất thải của
bệnh viện làm nguy hại đến trăm người là việc không thể chấp nhận được và xếp
vào việc cần làm ngay” (dẫn lời GS Phạm Song nguyên Bộ trưởng Y tế, phó trưởng
ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường phát biểu khai mạc tại Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện được
tổ chức ngày 17-7-1998). Quy chế “Quản lý chất thải y tế” đã được Bộ Y tế ban

hành năm 1999 và đã được điều chỉnh lại năm 2007 theo Quyết đinh 43/QĐ-BYT.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh viện cấp trung ương cũng như địa phương hiện chưa
được đầu tư giải quyết vấn đề chất thải y tế, do vậy chất thải y tế vẫn là thách thức.
Nhu cầu bức xúc này đã được chỉ rõ trong quyết định 64/2003/QĐ- TTg với trên 84
bệnh viện hiện đang là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý triệt để.
Hiện nay nước ta có 1602 bệnh viện chuyên khoa, đa khoa các tuyến, 11,810
trung tâm y tế các cấp; mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị tính chung trong cả nước
tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2005 là 17.7 giường bệnh/1 vạn dân,
đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân. Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế
do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y
tế cần phải xử lý (Báo cáo môi trường quốc gia 2011). Hiện nay tổng lượng chất

1


thải rắn y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày
là chất thải rắn y tế nguy hại. Lượng chất thải rắn trung bình là 0,86
kg/giường/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2
kg/giường/ngày (Báo cáo mơi trường quốc gia 2011)
Bình Dương, sau 38 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từ
tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hơm nay đã hồn tồn thay đổi. Từ một tỉnh
thuần nơng, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển
cơng nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Song hành với những phát triển đó, thì vấn đề an tồn sức khỏe cho người dân cũng
là một thách thức lớn. Hiện nay Bình Dương có 15 bệnh viện, 07 trung tâm y tế
huyện/thị/thành phố trực thuộc tỉnh, 91 trạm y tế, hơn 1,200 phòng khám tư nhân;
khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 0.81 tấn/ngày đêm. Hiện trạng lưu
giữ chưa đúng quy định và 76.47% chất thải y tế nguy hại được thu gom theo quy
định (Quyết định số 2474/QĐ-UBND, 2012). Theo Đề án “Xử lý chất thải y tế tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh

Bình Dương, mục tiêu của đề án đến năm 2015, 100% chất thải rắn nguy hại tại các
cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trên 90%
chất thải dạng rắn được xử lý theo đúng tiêu chuẩn về môi trường. Đến năm 2020,
100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, phân loại đảm bảo theo tiêu chuẩn
về mơi trường. Do đó những thách thức của việc quản lý chất thải rắn y tế nguy hại
đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong cơng tác bảo vệ mơi trường ở Bình
Dương hiện nay. Chính vì những lý do đó mà tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp
quản lý thích hợp”.
1.2.

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm quản lý và xử lý
CTRYT nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh
hưởng đến cộng đồng, bảo vệ mơi trường ở tỉnh Bình Dương.

2


1.2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ thực hiện
những vấn đề sau:
− Tổng quan về tình hình quản lý CTRYT nguy hại ở Việt Nam và trên thế
giới.
− Thu thập thông tin, số liệu về tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội và định
hướng phát triển ngành y tế của tỉnh Bình Dương.
− Tìm hiểu hiện trạng CTRYT nguy hại của tỉnh Bình Dương: điều tra khảo
sát, thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát sinh, cơ sở thu gom, vận

chuyển, xử lý CTRYT nguy hại.
− Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRYT nguy hại ở tỉnh Bình Dương.
− Tính tốn và dự báo lượng CTRYT nguy hại phát sinh đến năm 2020.
− Đề xuất các giải pháp quản lý CTRYT nguy hại phù hợp:
+ Giải pháp quản lý.
+ Giải pháp kỹ thuật.
+ Giải pháp đào tạo, tuyên truyền.
+ Sự cần thiết phải phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý
CTRYT nguy hại.
1.3.

Ý NGHĨA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.1.

Ý nghĩa khoa học

Đánh giá hiện trạng CTRYT nguy hại và quản lý CTRYT nguy hại dựa trên
các dữ liệu có cơ sở khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất trên địa bàn
tỉnh Bình Dương. Các phương pháp quản lý CTRYT nguy hại được đề xuất dựa
trên cơ sở lý thuýêt thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTRYT nguy hại trên thế
giới kết hợp với hiện trạng thực tế tỉnh. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cở sở khoa học
để các cơ sở y tế thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và định hướng xây
dựng hệ thống quản lý CTRYT nguy hại.

3


1.3.1.2.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Với tốc độ phát triển kinh tế dân số xã hội, dẫn đến áp lực về chăm sóc an
tồn sức khỏe cho người dân. Đã đặt ra vấn đề khó khăn trong cơng tác quản lý và
kiểm sốt, bảo vệ mơi trường tại tỉnh Bình Dương. Đề tài này sẽ điều tra đánh giá
hiện trạng quản lý CTRYT nguy hại từ đó đề xuất một hệ thống quản lý CTRYT
nguy hại của tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy sẽ góp phần giải quyết vấn đề ơ nhiễm
mơi trường, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.3.2. Tính mới của đề tài
Đề tài này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý CTRYT nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương
một cách thích hợp – trong tình hình quản lý và xử lý CTRYT nguy hại nước ta vẫn
cịn nhiều vấn đề, đang từng bước hồn thiện – mà tỉnh Bình Dương cũng khơng
phải ngoại lệ. Kết quả của đề tài sẽ góp phần nào cải thiện việc quản lý, nâng cao
nhận thức của các cơ sở y tế qua những giải pháp đề xuất mang tính thực tế về việc
quản lý CTRYT nguy hại bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
1.4.

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tỉnh Bình Dương
Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày được giao đề tài:
20.1.2014 đến ngày 20.6.2014.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
CTRYT nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh tỉnh Bình
Dương.
1.5.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu quản lý CTRYT nguy hại là nghiên cứu về thực trạng môi
trường và quản lý. Từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý CTRYT nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thực tế đã đặt ra một yêu
cầu hết sức cấp thiết là cần nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện những vấn đề
liên quan đến CTRYT nguy hại phát sinh từ hoạt động y tế trên địa bàn Bình

4


Dương, bao gồm: nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTRYT nguy hại, hệ
thống quản lý nhà nước và kỹ thuật xử lý CTRYT nguy hại, tình hình thực hiện các
quy chế quản lý CTRYT nguy hại.
- Tổng quan tài liệu về Quản lý

Phương pháp thu
thập và phân
tích tài liệu

Phương pháp thu
thập và phân tích
tài liệu
Phương pháp
điều tra, khảo sát
thực tế, phỏng
vấn trực tiếp

Phương pháp

phân tích, đánh
giá, so sánh

CTRYTNH
- Hoạt động quản lý CTRYTNH
thực tế ở thế giới và Việt Nam
- Các văn bản pháp lý liên quan

Phân tích đánh giá hệ thống kỹ
thuật và quản lý CTRYTNH ở
tỉnh Bình Dương
- Bên chịu trách nhiệm quản lý
CTRYTNH: các Bộ, Sở,
ngành liên quan.
- Bên phát sinh CTRYTNH: các
cơ sở y tế.
- Bên thu gom, vận chuyển, xử
lý CTTYTNH.

Phương pháp
SWOT

Phương pháp SA

Phương pháp xử
lý số liệu

Đề xuất các giải pháp:
- Giải pháp quản lý
- Giải pháp kỹ thuật

- Các giải pháp phụ trợ

Hình 1.1 Khung định hướng nghiên cứu
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.5.2.1.

Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan về:

-

Thu thập và thống kê các tài liệu, nghiên cứu đã cơng bố trong và ngồi nước
liên quan tới quản lý CTRYT nguy hại.

5


-

Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, định hướng phát triển ngành
y tế tỉnh Bình Dương.

-

Hiện trạng CTRYT nguy hại ở Bình Dương:
+ Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT nguy hại.
+ Tài liệu về những thông tin liên quan đến CTRYT nguy hại.
+ Định hướng, các chính sách về quản lý CTRYT nguy hại hiện tại và trong
tương lai của tỉnh Bình Dương.


1.5.2.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp

Với nội dung nghiên cứu đề ra thì cần có bảng câu hỏi để bổ sung thơng tin
chi tiết về hiện trạng quản lý CTRYT nguy hại tại Bình Dương, phát các phiếu điều
tra đến các đơn vị và cá nhân sau:
 Cơ sở y tế phát sinh CTRYT nguy hại:
-

Đơn vị cơ sở y tế: mỗi đơn vị 1 phiếu khảo sát (nội dung phiếu khảo sát trong
Phụ lục 1) thu thập thông tin chung về quản lý CTRYT nguy hại:
+ Thông tin chung về cơ sở y tế: số giường bệnh, số bệnh nhân năm 2013,
tổng số khoa phòng, số khoa phòng phát sinh CTRYT nguy hại…
+ Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh.
+ Tình hình thu gom, lưu trữ, xử lý CTRYT nguy hại.
Bao gồm 226 phiếu khảo sát, trong có:
+

Bệnh viện: 10/20 bệnh viện.

+

Trung tâm y tế: 10/10

+

Trạm y tế: 30/91


+

Phòng khám tư nhân: 176/1263 (áp dụng phương pháp lấy mẫu của
Keyman với sai số cho phép α = 7%)

-

Khoa phòng: phát phiếu khảo sát (Phụ lục 2) đến tất cả khoa, phòng phát sinh
CTRYT nguy hại của 2 bệnh viện (BV Y học cổ truyền, BV Điều dưỡng và
phục hồi chức năng), 5 trung tâm y tế tuyến thành phố trực thuộc tỉnh/huyện/thị.
Nội dung:

6


+ Thông tin về thiết bị thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế:
mã màu, biểu tượng, số lượng dụng cụ chứa.
+ Hoạt động thu gom CTRYT nguy hại: nơi đặt thùng chứa, tần suất thu
gom…

-

Cá nhân: 162 phiếu khảo sát (Phụ lục 3) đến 162/270 (áp dụng phương pháp lấy
mẫu của Keyman với sai số cho phép α=5%) cán bộ y tế trực tiếp phát sinh
CTRYT nguy hại trong 47 khoa của 2 bệnh viện và 5 TTYT trên. Nội dung đề
cập đến tình hình phát sinh và phân loại CTRYT nguy hại tại nguồn.
 Cơ sở xử lý CTRYT nguy hại:
Khảo sát Xý nghiệp xử lý CTR – thuộc tổng cơng ty Cấp thốt nước mơi trường

Bình Dương về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRYT nguy hại trên địa

bàn tỉnh Bình Dương (nội dung khảo sát trong Phụ lục 4).
 Cơ quan quản lý nhà nước:
Thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với các các bộ quản lý CTRYT
nguy hại của Sở Y tế và Sở Tài nguyên & Môi trường.
1.5.2.3.

Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp quan sát thực tế là một phương pháp thu thập dữ liệu về đối
tượng nghiên cứu bằng cách ghi chép trực tiếp lại những nhân tố có liên quan đến
đối tượng nghiên cứu tại hiện trường, khi sự việc đang diễn ra. Quan sát cho phép
phát hiện vấn đề, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn
và từ tài liệu thứ cấp. Việc quan sát cho phép đánh giá một cách tổng quan về hiện
trạng quản lý CTRYT nguy hại tại Bình Dương.
 Cơ sở y tế: quan sát quy trình phân loại, hiện trạng dụng cụ lưu trữ, hiện
trạng nhà lưu chứa CTRYT nguy hại, hiện trạng lò đốt CTRYT nguy hại.
 Cơ sở xử lý CTRYT nguy hại: quan sát hiện trạng dụng cụ lưu trữ, nhà lưu
chứa CTRYT nguy hại và lò đốt CTRYT nguy hại.
1.5.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu

7


Dùng phần mềm Microsoft Excel để thống kê, tính tốn khối lượng CTRYT
nguy hại phát sinh, lượng chất thải thu gom, xử lý và dự đoán khối lượng CTRYT
nguy hại phát sinh trong tương lai.

8



1.5.2.5.

Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh

Dựa trên những kết quả thu được từ hiện trạng quản lý và xử lý CTRYT
nguy hại ở Bình Dương, từ đó phân tích, đánh giá, so sánh với các phương pháp
quản lý, xử lý trong và ngồi nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng vào
công tác quản lý CTRYT nguy hại ở Bình Dương.
1.5.2.6.

Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis)

SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc
chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh
vực khác. Gồm các bước:
− Bước 1: Xác định mục tiêu dự án, phạm vi dự án
− Bước 2: Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ.
− Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan
cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan.
Qua đó ta có thể đánh giá ảnh hưởng và tác động của từng bên có liên quan
đến quản lý CTRYT nguy hại tỉnh Bình Dương và tìm ra sách lược phối hợp.
1.5.2.7.

Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là phương pháp phân tích một vấn đề theo 4 khía cạnh: điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức. Những điểm mạnh và điểm yếu là những vấn đề nội
bộ trong khi những cơ hội và nguy cơ thường là những vấn đề bên ngoài. Mục tiêu

của phân tích SWOT là phát triển dựa vào các điểm mạnh, loại bỏ các điểm yếu,
khai thác tốt các cơ hội và giảm thiểu tác động các nguy cơ. Từ đó đưa ra các mục
tiêu chính sách thích hợp.

9


×