Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu thực trạng và dự báo xói – bồi lòng sông tiền nhánh long khánh hồng ngự (tỉnh đồng tháp) và kiến nghị các giải pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.87 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐÀO THANH THIỆN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO XÓI – BỒI
LỊNG SƠNG TIỀN NHÁNH LONG KHÁNH - HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP
PHÒNG TRÁNH

Chuyên ngành: Xây Dựng Cơng Trình Thủy
Mã số: 60 – 58 – 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : ..................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................
5. ............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐÀO THANH THIỆN

MSHV: 11200369

Ngày, tháng, năm sinh: 10/09/1984

Nơi sinh: Đồng Tháp


Chun ngành: Xây Dựng Cơng Trình Thủy

Mã số: 60.58.40

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng và dự báo xói – bồi lịng sơng Tiền nhánh
Long Khánh - Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và kiến nghị các giải pháp phịng tránh.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
(1) Tìm hiểu tổng quan về đoạn Sông Tiền khu vực nghiên cứu, những thành
tựu ngồi nước và trong nước về chỉnh trị sơng, đặc biệt ở khu vực Đồng Bằng
Sơng Cửu Long
(2) Trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết của mơ hình Mike 21C (mô-đuyn thủy lực,
mô-đuyn vận chuyển bùn cát, mô-đuyn biến đổi hình thái lịng dẫn).
(3) Ứng dụng mơ hình Mike 21C vào đánh giá thực trạng xói-bồi và dự báo diễn
biến lịng dẫn Sơng Tiền nhánh Long Khánh – Hồng Ngự.
(4) Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng xói-bồi và ứng dụng mơ hình Mike
21C vào giải bài tốn ứng với giải pháp đề xuất đó.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: …………………………………………………….
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: …………………………………………
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. HUỲNH THANH SƠN
Tp. HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn

tháng

năm 2014

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KỸ THUẬT

TÀI NGUYÊN NƯỚC

PGS.TS. Nguyễn Thống

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực hiện, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả cũng nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cơ, đồng nghiệp, bạn bè,… Cho
đến nay luận văn “Nghiên cứu thực trạng và dự báo xói – bồi lịng sơng Tiền nhánh
Long Khánh - Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và kiến nghị các giải pháp phịng
tránh” đã được hồn thành.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến các phịng, ban cùng tập
thể q Thầy Cơ của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã không chỉ truyền thụ
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, mà còn động viên về tinh thần và truyền
cảm hứng trong suốt q trình tơi học tập và nghiên cứu tại trường. Bên cạnh đó,
nơi đây cũng đã rèn luyện tơi có được những kỹ năng, tác phong làm việc chuyên
nghiệp, điều sẽ giúp tôi tiếp tục phát triển sự nghiệp của bản thân trong tương lai.
Tiếp đến tác giả xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của PGS.TS. Hồng
Văn Hn cùng Trung tâm nghiên cứu cơng trình Biển - Viện Kỹ Thuật Biển. Tác
giả không chỉ được tạo điều kiện tiếp cận các số liệu thực đo, báo cáo của các cơng
trình nghiên cứu các dự án đã và đang thực hiện có liên quan đến luận văn, mà còn
được hỗ trợ về kinh nghiệm thực hiện công tác nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy giáo hướng dẫn
- PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn - người đã trực tiếp đi cùng tôi từ những ngày đầu xây
dựng ý tưởng, qua suốt quá trình thực hiện luận văn cho đến ngày hơm nay. Tơi đã

khơng thể hồn thành luận văn nếu thiếu sự chỉ bảo tận tụy và sáng suốt của Thầy.
Ơng sẽ ln là một trong những hình mẫu cho tôi tiếp tục phấn đấu phát triển trong
tương lai.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ thuộc Ban QLDA
cơng trình ngành Nơng nghiệp – Sở NN&PTNT Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi về thời gian cũng như vật chất trong suốt quá trình theo học và thời gian
làm luận văn.


iii

Cuối cùng là lời cám ơn gửi tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã
cổ vũ và động viên tơi trong suốt q trình theo học và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên

Đào Thanh Thiện

năm 2014


iv

TÓM TẮT
Luận văn này tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng và dự báo xói lở và bồi tụ
lịng sông Tiền nhánh Long Khánh - Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp và kiến nghị

các giải pháp phòng tránh.
Luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1 là chương giới thiệu chung, bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu, nội dung
và phương pháp nghiên cứu.
 Chương 2 trình bày tổng quan về sông Tiền, khu vực Long Khánh - huyện
Hồng Ngự, bao gồm phần những thành tựu nghiên cứu ngoài nước và trong
nước về chỉnh trị sông, đặt biệt ở đồng bằng sơng Cửu Long.
 Chương 3 trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết của mơ hình MIKE 21C, từ mơđuyn thủy lực đến mô-đuyn vận chuyển bùn cát rồi mô-đuyn biến đổi hình thái
lịng dẫn.
 Chương 4 trình bày việc nghiên cứu thực trạng và dự báo xói-bồi lịng sơng
Tiền tại khu vực nghiên cứu, trong đó tập trung vào việc ứng dụng mơ hình
MIKE 21C để tính tốn chế độ thủy lực, chuyển tải bùn cát và biến đổi hình
thái (xói-bồi) lịng dẫn của khu vực nghiên cứu trước khi có cơng trình kè mỏ
hàn. Thời gian mơ phỏng là 2 năm 2009-2010. Mọi vấn đề cơ bản của tính
tốn số như hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình đều đã được thực hiện đầy đủ để
bảo đảm độ tin cậy của mô phỏng sau này.
 Chương 5 của luận văn trình bày giải pháp làm kè mỏ hàn để chuyển hướng
dòng chảy ra xa bờ tại khu vực nghiên cứu. Mơ hình MIKE 21C lại được ứng
dụng để xác định trường lưu tốc khi có các kè giả định này.
Một số kết luận và kiến nghị được trình bày ở cuối luận văn.


v

ABSTRACT
This Master thesis studies the actual state and forecasts the erosion /
sedimentation for the Tien river at Long Khanh and Hong Ngu branches in the
Dong Thap province and proposes some prevention measures.
The thesis consists of 5 chapters:
 Chapter 1 presents an introduction, including problem position, aim, content

and research methods used in the thesis.
 Chapter 2 concerns a general study about the Tien river, especially on the bank
erosion areas at Long Khanh and Hong Ngu branches in the Dong Thap
province.
 Chapter 3 presents the basic theory of the MIKE 21C numerical model
including three parts: the hydraulic part, the sediment transport part and the
channel morphology part.
 Chapter 4 presents the application of the MIKE 21C model to study the actual
state and to forecast the erosion / sedimentation in the Tien river at Long
Khanh and Hong Ngu branches. The numerical simulation includes hydraulic,
sediment transport and morphology calculations for a period of two years
(2009-2010). All basics of numerical simulation as model adjustment and
verification have been completely realized in order to ensure the confidence of
simulation results.
 Chapter 5 shows a measure of river training with two groynes in order to
change the flow direction far from river bank. The MIKE 21C model has been
used again to calculate the flow velocities in this case.
Some conclusions and propositions are presented in the end of thesis.


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Đào Thanh Thiện


vii

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................... 6
1.2.1. Mục đích của luận văn ........................................................................................................ 6
1.2.2. Nội dung chính của luận văn .............................................................................................. 6
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................................................................. 6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SÔNG TIỀN KHU VỰC LONG KHÁNH,
HUYỆN HỒNG NGỰ

7

2.1. Giới thiệu chung về sông Tiền ............................................................................. 7
2.2. Những thành tựu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề chỉnh trị
sơng....................................................................................................................... 11
2.3. Các nghiên cứu ngồi nước về lĩnh vực chỉnh trị sông ...................................... 12
2.4. Các nghiên cứu trong nước về lĩnh vực chỉnh trị sông ...................................... 13
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MƠ HÌNH MIKE 21C


16

3.1. Tổng quan về bài tốn động lực học sơng ngịi ................................................. 16
3.2. Cơ sở lý thuyết của mơ hình MIKE 21C ........................................................... 18
3.3. Dịng chảy 2D trung bình theo chiều sâu ........................................................... 19
3.4. Dịng chảy vịng ................................................................................................. 21
3.5. Mơ hình khôi phục cấu trúc thẳng đứng của trường vận tốc ............................. 24
3.6. Mơ hình vận chuyển bùn cát .............................................................................. 25
3.7. Mơ hình hình thái lịng sơng trong MIKE 21C .................................................. 29
3.8. Phương pháp tốn số của mơ hình MIKE 21C .................................................. 30
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIKE 21C MƠ PHỎNG Q TRÌNH
THỦY LỰC ĐOẠN SƠNG CẦN NGHIÊN CỨU

32

4.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu ................................................................................ 32
4.2. Cơ chế xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua khu vực nghiên cứu ....................... 33


viii

4.3. Thiết lập mơ hình và chuẩn bị các thơng số đầu vào ......................................... 34
4.3.1. Điều kiện biên cứng ........................................................................................................... 34
4.3.2. Điều kiện biên lỏng, thủy văn, bùn cát ............................................................................. 40

4.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình ...................................................................... 43
4.4.1. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình thủy lực (HD) ............................................................ 43
4.4.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình hình thái (SD) ........................................................... 47

4.5. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình ......................................................... 48

4.5.1. Các thơng số mơ hình thủy lực (HD)................................................................................ 48
4.5.2. Các thơng số mơ hình vận chuyển bùn cát (SD) .............................................................. 48
4.5.3. Các thông số mô hình hình thái lịng sơng: ..................................................................... 49

4.6. Kết quả mơ phỏng thủy lực (HD) ...................................................................... 49
4.7. Kết quả mô phỏng diễn biến hình thái ............................................................... 62
4.7.1. Thay đổi địa hình đáy trong mơ hình tốn ....................................................................... 62
4.7.2. Kết quả tính tốn sạt lở bờ bằng mơ hình tốn ................................................................ 71
4.7.3. Đối chiếu với kết quả diễn biến hình thái thực tế quan trắc được .................................. 75
4.7.4. Diễn biến trên mặt cắt dọc ................................................................................................. 81

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ CHO ĐOẠN SÔNG

NGHIÊN CỨU

87

5.1. Giới thiệu hệ thống kè An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ............. 87
5.2. Đề xuất giải pháp chỉnh trị cho đoạn sông nghiên cứu ...................................... 92
5.2.1. Bố trí và quy mơ cơng trình ............................................................................... 92
5.2.2. Số hóa cơng trình vào mơ hình thủy lực .............................................................. 93
5.2.3. Thay đổi dịng chảy sau khi có cơng trình ........................................................... 94
5.2.4. Nhận xét sự thay đổi của dịng chảy trên mặt bằng ............................................. 102
5.2.5. Thay đổi lưu lượng dòng chảy trên mặt cắt ngang .............................................. 107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

111


1. Kết luận ............................................................................................................... 111
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO

113


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu của luận văn…………………………………………………………2
Hình 1.2 Sạt lở gây thiệt hại về tài sản và đe dọa tính mạng của người dân………………………..3
Hình 1.3 Sạt lở gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thơng trên đường…………………………...3
Hình 1.4 Sạt lở ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư……………………………………….4
Hình 1.5 Sạt lở ảnh hưởng đến các cơ quan hành chánh địa phương……………………………….4
Hình 1.6 Sạt lở làm mất đất đai và vườn cây ăn trái của người dân………………………………...5
Hình 3.1 Lưới cong trực giao (s, n) và vị trị xác định các đại lượng………………………………19
Hình 3.2 Sơ đồ kết hợp dịng chảy vịng và dịng chính …………………………………………...21
Hình 3.3 Góc lệch ứng suất đáy so với dịng chính do dịng chảy vịng ……………………..……23
Hình 4.1 Hình chụp vệ tinh đoạn sông Tiền chảy qua cù lao Long Khánh ……………………….32
Hình 4.2 Sơ đồ mơ phỏng q trình xói lở bờ ……………………………………………………..33
Hình 4.3 Lưới tính tốn của mơ hình……………………………………………………………....36
Hình 4.4 Lưới tính đoạn trước cù lao Long Khánh………………………………………………...37
Hình 4.5 Lưới tính tốn đoạn sau cù lao Long Khánh……………………………………………..37
Hình 4.6 Địa hình số hóa bằng mơ hình tốn………………………………………………………38
Hình 4.7 Phân bố hệ số nhám trên mặt bằng ………………………………………………………39
Hình 4.8 Mạng lưới tính tốn mơ hình một chiều MIKE 11 cho sơng Tiền đoạn từ biên giới Việt
Nam – Campuchia về đến Mỹ Thuận………………………………………………………………40
Hình 4.9 Chuỗi số liệu lưu lượng từ năm 2009-2011 tại biên lỏng thượng lưu…………………....41

Hình 4.10 Chuỗi số liệu mực nước từ năm 2009-2011 tại biên lỏng hạ lưu……………………….41
Hình 4.11 Lượng ngậm cát từ năm 2009-2010 tại biên thượng lưu………………………………..42
Hình 4.12 Lượng ngậm cát từ năm 2009-2010 tại biên hạ lưu……………………………………..42
Hình 4.13 Vị trí xuất kết quả kiểm định mơ hình…………………………………………………..43
Hình 4.14 So sánh lưu lượng trích xuất từ mơ hình MIKE 21C với lưu lượng thực đo tại MC1-1…
……………………………………………………………………………………………………...44
Hình 4.15 So sánh lưu lượng trích xuất từ mơ hình MIKE 21C với lưu lượng thực đo tại MC2-2…
……………………………………………………………………………………………………...44
Hình 4.16 So sánh lưu lượng trích xuất từ mơ hình MIKE 21C với lưu lượng thực đo tại MC3-3…
……………………………………………………………………………………………………...44
Hình 4.17 So sánh phân bố lưu tốc tại mặt cắt MC1- lúc 21h58’ ngày 26/12/2010………………45
Hình 4.18 So sánh phân bố lưu tốc tại mặt cắt MC2-2 lúc 16h30’ ngày 25/12/2010……………...46
Hình 4.19 So sánh phân bố lưu tốc tại mặt cắt MC3-3 lúc 16h20’ ngày 25/12/2010……………...46
Hình 4.20 So sánh kết quả mơ phỏng và tài liệu thực đo năm 2009 và 2010 tại khu vực thị trấn Tân
Châu (MC1)………………………………………………………………………………………...47
Hình 4.21 So sánh kết quả mô phỏng và tài liệu thực đo năm 2009 và 2010 tại khu vực nhánh
Hồng Ngự và Long Khánh (MC2&3)……………………………………………………………...47
Hình 4.22 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt năm 2009 [6h 4/4/2009]………………………...50
Hình 4.23 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt năm 2009 [18h 4/4/2009]……………………….50
Hình 4.24 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ năm 2009 [18h 10/10/2009]………………………51
Hình 4.25 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ năm 2009 [0h 11/10/2009]………………………..51
Hình 4.26 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt năm 2010 [0h 10/5/2010]………………………..52
Hình 4.27 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt năm 2010 [6h 10/5/2010]……………………….52
Hình 4.28 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ năm 2010 [0h 9/9/2010]…………………………...53
Hình 4.29 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ năm 2010 [6h 9/9/2010]…………………………..53
Hình 4.30 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt năm 2009 [6h 4/4/2009] - trước cù lao ………...54
Hình 4.31 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt năm 2009 [18h 4/4/2009] - trước cù lao………...54
Hình 4.32 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ 2009 [18h 10/10/2009] - trước cù lao …………….55
Hình 4.33 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ 2009 [0h 11/10/2009] - trước cù lao………………55
Hình 4.34 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt 2010 [0h 10/5/2010] - trước cù lao……………...56

Hình 4.35 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt năm 2010 [6h 10/5/2010] - trước cù lao………...56


x

Hình 4.36 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ 2010 [0h 9/9/2010] - trước cù lao ............................57
Hình 4.37 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ 2010 [6h 9/9/2010] - trước cù lao ...........................57
Hình 4.38 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt 2009 [6h 4/4/2009] - sau cù lao ..........................58
Hình 4.39 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt 2009 [18h 4/4/2009] - sau cù lao.......................58
Hình 4.40 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ 2009 [18h 10/10/2009] - sau cù lao ......................59
Hình 4.41 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ 2009 [0h 11/10/2009] - sau cù lao .......................59
Hình 4.42 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa kiệt 2010 [0h 10/5/2010] - sau cù lao .......................60
Hình 4.43 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa kiệt 2010 [6h 10/5/2010] - sau cù lao..........................60
Hình 4.44 Phân bố lưu tốc kỳ triều rút mùa lũ năm 2010 [0h 9/9/2010] - sau cù lao ....................61
Hình 4.45 Phân bố lưu tốc kỳ triều lên mùa lũ năm 2010 [6h 9/9/2010] - sau cù lao....................61
Hình 4.46 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 03 tháng mơ phỏng................................................63
Hình 4.47 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 06 tháng mơ phỏng................................................63
Hình 4.48 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 09 tháng mơ phỏng................................................64
Hình 4.49 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 12 tháng mơ phỏng................................................64
Hình 4.50 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 15 tháng mơ phỏng................................................64
Hình 4.51 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 18 tháng mơ phỏng................................................65
Hình 4.52 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 21 tháng mơ phỏng................................................65
Hình 4.53 Thay đổi địa hình (xói mịn) đáy sau 24 tháng mơ phỏng................................................66
Hình 4.54 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 03 tháng mơ phỏng....................................................66
Hình 4.55 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 06 tháng mơ phỏng....................................................66
Hình 4.56 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 09 tháng mơ phỏng....................................................67
Hình 4.57 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 12 tháng mơ phỏng....................................................67
Hình 4.58 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 15 tháng mơ phỏng....................................................67
Hình 4.59 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 18 tháng mơ phỏng....................................................68
Hình 4.60 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 21 tháng mơ phỏng....................................................68

Hình 4.61 Thay đổi địa hình (bồi tụ) đáy sau 24 tháng mơ phỏng....................................................68
Hình 4.62 Địa hình đáy trước khi mơ phỏng tính tốn diễn biến hình thái thời điểm đầu năm 2009
...........................................................................................................................................................69
Hình 4.63 Địa hình đáy thời điểm cuối năm 2011, những biến đổi địa hình trên mặt bằng sau q
trình tính tốn mơ phỏng ...................................................................................................................69
Hình 4.64 Địa hình khu vực đường bờ hạ lưu bến phà Tân Châu nâng lên qua các giai đoạn mơ
phỏng.................................................................................................................................................70
Hình 4.65 Địa hình mặt cắt ngang cuối bãi cạn nâng lên qua các giai đoạn mơ phỏng ....................70
Hình 4.66 Vị trí đường bờ tính sạt lở (banklines) .............................................................................72
Hình 4.67 Kết quả tính tốn sạt lở bờ sơng trên mơ hình tốn sau thời gian 2 năm .........................72
Hình 4.68 Kết quả sạt lở bờ khu vực thượng lưu kè Tân Châu, thị trấn Tân Châu, tỉnh An Giang ..73
Hình 4.69 Kết quả tính tốn sạt lở bờ đoạn nhánh Long Khánh .......................................................73
Hình 4.70 Kết quả tính tốn sạt lở bờ đoạn nhánh Hồng Ngự đoạn ngã ba nhánh Hồng Ngự và sơng
Sở Thượng.........................................................................................................................................74
Hình 4.71 Đường bờ cù lao Long Khánh và bãi cạn năm 2007 ........................................................76
Hình 4.72 Đường bờ cù lao Long Khánh và bãi cạn năm 2011 so sánh với năm 2007 ....................76
Hình 4.73 Đường bờ đoạn thượng lưu kè Tân Châu năm 2007 ........................................................77
Hình 4.74 Đường bờ đoạn thượng lưu kè Tân Châu năm 2011 so sánh với năm 2007. ...................77
Hình 4.75 Vị trí hai khu vực xói hạ lưu nhánh Long Khánh ............................................................78
Hình 4.76 Đường bờ KV xói 1 năm 2007 .........................................................................................78
Hình 4.77 Đường bờ KV xói 1 năm 2011 so sánh với năm 2007 .....................................................78
Hình 4.78 Đường bờ KV xói 2 năm 2007 .........................................................................................79
Hình 4.79 Đường bờ KV xói 2 năm 2011 so sánh với năm 2007 .....................................................79
Hình 4.80 Đường bờ khu vực hạ lưu phà Tân Châu huyện Hồng Ngự, 2007...................................80
Hình 4.81 Đường bờ khu vực hạ lưu phà Tân Châu năm 2011 so sánh với năm 2007 ....................80
Hình 4.82 Diễn biến tuyến lạch sâu sơng Tiền đoạn Tân Châu- Hồng Ngự .....................................82
Hình 4.83 Vị trí mặt cắt dọc địa hình tương ứng với hai nhánh........................................................83
Hình 4.84 Diễn biến hình trên mặt cắt dọc 01 qua các giai đoạn mơ phỏng bằng mơ hình tốn ......84



xi

Hình 4.85 Diễn biến hình thái trên mặt mặt cắt dọc trên nhánh Hồng Ngự......................................84
Hình 4.86 Diễn biến hình trên mặt cắt dọc 02 qua các giai đoạn mô phỏng bằng mơ hình tốn ......84
Hình 4.87 Diễn biến hình thái trên mặt mặt cắt dọc trên nhánh Long Khánh ..................................84
Hình 4.88 So sánh kết quả mô phỏng và tài liệu thực đo mặt cắt dọc địa hình nhánh Hồng Ngự ....85
Hình 4.89 So sánh kết quả mơ phỏng và tài liệu thực đo mặt cắt dọc địa hình nhánh Long Khánh.85
Hình 5.1 Sạt lở vườn cây ăn trái của nhân dân .................................................................................87
Hình 5.2 Sạt lở ăn sâu vào vào nhà dân, ảnh hưởng đến mồ mả.......................................................88
Hình 5.3 Sạt lở nghiêm trọng, nhân dân phải di dời nhà khẩn cấp ...................................................88
Hình 5.4 Sạt lở ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất trong khu vực...........................................................89
Hình 5.5 Kè mỏ hàn hồn thành đã đạt được hiệu quả như mong đợi ..............................................89
Hình 5.6 Phù sa bồi lắng ở thượng lưu kè mỏ hàn ............................................................................90
Hình 5.7 Phù sa bồi lắng ở hạ lưu kè mỏ hàn ...................................................................................90
Hình 5.8 Lớp phù sa bồi lắng ở hạ lưu ..............................................................................................91
Hình 5.9 Hình ảnh dịng chảy đã được đẩy ra xa bờ, thể hiện được hiệu quả của công trình kè mỏ
hàn .....................................................................................................................................................91
Hình 5.10 Mặt cắt ngang thiết kế mỏ hàn 1 ......................................................................................92
Hình 5.11 Mặt cắt ngang thiết kế mỏ hàn 2 ......................................................................................92
Hình 5.12 Số hóa cơng trình kè mỏ hàn vào số liệu địa hình............................................................93
Hình 5.13 Phân bố hệ số nhám sau khi bố trí cơng trình ..................................................................93
Hình 5.14 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều rút mùa kiệt năm 2009 ...................94
Hình 5.15 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều rút mùa kiệt năm 2009 ........................94
Hình 5.16 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều lên mùa kiệt năm 2009 ...................95
Hình 5.17 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều lên mùa kiệt năm 2009 ........................95
Hình 5.18 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều rút mùa lũ năm 2009 ......................96
Hình 5.19 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều rút mùa lũ năm 2009 ...........................96
Hình 5.20 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình kỳ triều lên mùa lũ năm 2009 ......................97
Hình 5.21 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều lên mùa lũ năm 2009 ...........................97
Hình 5.22 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều rút mùa kiệt năm 2010 ...................98

Hình 5.23 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều rút mùa kiệt năm 2010 ........................98
Hình 5.24 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều lên mùa kiệt năm 2010 ...................99
Hình 5.25 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều lên mùa kiệt năm 2010 ........................99
Hình 5.26 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều rút mùa lũ năm 2010 ....................100
Hình 5.27 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều rút mùa lũ năm 2010 .........................100
Hình 5.28 Phân bố lưu tốc, trường hợp có cơng trình, kỳ triều lên mùa lũ năm 2010 ....................101
Hình 5.29 Phân bố lưu tốc, trường hợp hiện trạng, kỳ triều lên mùa lũ năm 2010 .........................101
Hình 5.30 Phân bố lưu tốc dòng chảy trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 1 .........................................103
Hình 5.31 Phân bố lưu tốc dịng chảy trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 1 trong điều kiện hiện trạng
.........................................................................................................................................................103
Hình 5.32 Phân bố lưu tốc dòng chảy trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 2 .........................................104
Hình 5.33 Phân bố lưu tốc dịng chảy trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 2 trong điều kiện hiện trạng
.........................................................................................................................................................104
Hình 5.34 Phân bố lưu tốc dòng chảy mùa lũ trên mặt bằng, tại vị trí mỏ hàn 1 ............................105
Hình 5.35 Phân bố lưu tốc dịng chảy mùa lũ trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 1 trong điều kiện hiện
trạng ................................................................................................................................................105
Hình 5.36 Phân bố lưu tốc dòng chảy mùa lũ trên mặt bằng, tại vị trí mỏ hàn 2 ............................106
Hình 5.37 Phân bố lưu tốc dòng chảy mùa lũ trên mặt bằng tại vị trí mỏ hàn 2 .............................106
Hình 5.38 Vị trí mặt cắt trích lưu lượng tại hai nhánh Hồng Ngự và Long Khánh ........................107
Hình 5.39 So sánh lưu lượng nhánh Hồng Ngự trước và sau khi có cơng trình mùa lũ 2009 ........108
Hình 5.40 So sánh lưu lượng nhánh Long Khánh trước và sau khi có cơng trình mùa lũ 2009 .....108
Hình 5.41 So sánh lưu lượng nhánh Hồng Ngự trước và sau khi có cơng trình mùa lũ 2010 ........109
Hình 5.42 So sánh lưu lượng nhánh Long Khánh trước và sau khi có cơng trình mùa lũ 2010 .....109


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê các vị trí sạt lở bờ sông Tiền và các thông số cơ bản ..........................................9
Bảng 4.1 So sánh lưu lượng thực đo và tính toán trước và sau khi phân lưu tại cù lao Long Khánh

...........................................................................................................................................................45


1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề
Hiện tượng xói bồi là kết quả của tác động qua lại giữa dòng nước và lịng dẫn
được thực hiện qua q trình chuyển động bùn cát. Bùn cát bồi lắng, lịng sơng sẽ
nâng cao, bùn cát bị cuốn trơi, lịng sơng sẽ hạ thấp. Xói bồi lịng sơng thay đổi theo
thời gian và khơng gian, tạo nên sự vận động lịng sơng theo 2 hướng: hướng ngang
(trên mặt bằng) và hướng dọc (theo chiều sâu). Đó chính là q trình diễn biến lịng
sơng.
Hiện tượng sạt lở bờ sông đã và đang diễn ra khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt đối với các tỉnh thượng lưu như Đồng Tháp, An
Giang. Trong đó có rất nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, những điểm xung yếu nhất
có thể kể đến như là Thường Phước (giáp biên giới Việt Nam- Campuchia), Tân
Châu, Hồng Ngự, xã An Hiệp – huyện Châu Thành, Sa Đéc, Long Xuyên và Cần
Thơ. Hiện tượng xói lở bờ hiện nay đang là vấn đề cấp bách, đặc biệt khi sạt lở xảy
ra ở những khu vực đông dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và phát
triển kinh tế xã hội. Sạt lở bờ sông ở ĐBSCL nói chung và sơng Tiền nói riêng
thường diễn ra mạnh do ảnh hưởng của dòng lũ hàng năm. Với đặc điểm lũ của
sông Cửu Long phần lớn là dịng chảy tràn bờ, cường suất lũ trung bình lên từ 5-10
cm/ngày, có khi lên tới 30-40 cm/ngày; biên độ lũ khoảng 3.5-4.0 m, mực nước lũ
cao, thời gian lũ kéo dài ngày và đặc biệt là lưu tốc dòng chảy mùa lũ lớn lên đến
trên 2.7 m/s (1996). Với đặc thù đó, cộng với tác động do các dự án đê bao, tình
trạng khai thác cát sơng dẫn đến làm thay đổi dịng chảy sơng Tiền. Thêm vào đó là

sự gia tăng đáng kể của giao thông thủy và việc xây dựng nhà cửa trên bờ sông, đặc
biệt là những nơi có nguy cơ sạt lở càng làm cho bờ sông dễ mất ổn định.
Trong những năm 1994, 1995, 1997, 2002, 2006, 2008, 2010, 2012 dọc theo
sông Tiền từ khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia đến cù lao Long Khánh Long Thuận huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp có rất nhiều điểm bị sạt lở. Cụ thể là
trong tháng 02/2010 một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại cù lao Long Khánh -


2

Long Thuận của huyện Hồng Ngự với chiều dài sạt lở gần 300 m, ăn sâu vào đất
liền khoảng 30 m làm thiệt hại khơng ít tài sản của nhân dân như nhà cửa, đất đai,
hoa màu…và một số công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương. Sạt lở bờ sông
Tiền khu vực cù lao Long Khánh đã gây ra mất ổn định nghiêm trọng, có nguy cơ
xố cù lao, thay đổi hình thái đoạn sơng Tiền khu vực nghiên cứu, làm ảnh hưởng
đến tính ổn định khu dân cư, đô thị, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội
huyện Hồng Ngự nói riêng và đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và dự báo xói lở và bồi tụ lịng
sơng Tiền nhánh Long Khánh - Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp và kiến nghị
các giải pháp phòng tránh là cần thiết nhằm đảm bảo an tồn về tính mạng và tài
sản của người dân, giúp đời sống người dân được ổn định, góp phần phát triển kinh
tế xã hội trong khu vực.

Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu của luận văn
Dưới đây là một số hình ảnh xói lở bờ, đoạn sông phân lạch khu vực cù lao
Long Khánh.


3

Hình 1.2 Sạt lở gây thiệt hại về tài sản và đe dọa tính mạng của người dân


Hình 1.3 Sạt lở gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông trên đường


4

Hình 1.4

Hình 1.5

Sạt lở ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư

Sạt lở ảnh hưởng đến các cơ quan hành chánh địa phương


5

Hình 1.6 Sạt lở làm mất đất đai và vườn cây ăn trái của người dân


6

1.2. Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn
1.2.1. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu thực trạng và dự báo xói lở và bồi tụ lịng sông Tiền nhánh Long
Khánh - Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và kiến nghị các giải pháp phòng tránh.
1.2.2. Nội dung chính của luận văn
- Tìm hiểu đoạn sơng Tiền tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mơ hình MIKE 21C.
- Ứng dụng mơ hình MIKE 21C vào đánh giá thực trạng xói-bồi và dự báo diễn

biến lịng dẫn sơng Tiền nhánh Long Khánh - Hồng Ngự.
- Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng xói-bồi trên đoạn sơng nghiên cứu và
ứng dụng mơ hình MIKE 21C mô phỏng giải pháp chỉnh trị
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu thực đo.
- Phương pháp kế thừa: sử dụng các cơng trình đã nghiên cứu về xói lở và bồi
lắng lịng dẫn trong khu vực ĐBSCL.
- Phương pháp mơ hình tốn: ứng dụng mơ hình tốn số MIKE 21C phục vụ cho
việc nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SÔNG TIỀN
KHU VỰC LONG KHÁNH, HUYỆN HỒNG NGỰ
2.1. Giới thiệu chung về sông Tiền
Sông Cửu Long là tên gọi của phần sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt
Nam. Đây là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Với chiều dài khoảng 230 km tính
từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới biển Đông, sông Cửu Long bao gồm hai
nhánh chính là sơng Tiền và sơng Hậu. Dịng chảy sơng Tiền đổ ra biển Đơng qua
sáu cửa: Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Ba Lai, cửa Hàm Lng, cửa Cổ Chiên và cửa
Cung Hầu. Cịn sơng Hậu đổ ra biển Đông qua ba cửa: cửa Định An, cửa Trần Đề
và cửa Bassac (cửa Bassac nay đã bị bồi lấp).
Sông Tiền chuyển lưu lượng nguồn lớn hơn sơng Hậu rất nhiều ngay sau khi
phân lưu dịng chính tại Phnômpênh. Vào mùa lũ, sông Tiền nhận lưu lượng rất lớn
trên thượng nguồn và nhận thêm lưu lượng bổ sung không nhỏ từ vùng Đồng Tháp
Mười tràn vào phần hạ châu thổ. Sau Mỹ Thuận, sông Tiền lần lượt có các phân lưu
lớn kế tiếp nhau là sơng Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên

với 6 cửa đổ ra biển Đơng như đã nói ở phần trên, với tổng chiều rộng các cửa sông
đổ ra biển khoảng 9 km. Trong khi đó sơng Hậu đổ ra biển chỉ bằng hai cửa là Định
An và Trần Đề với tổng chiều rộng các cửa khoảng 5 km. Vì sơng Tiền có diện tích
cửa sơng rộng hơn, lại đổ ra biển Đơng tại vị trí có biên độ thủy triều lớn hơn sơng
Hậu, do đó chế độ thủy triều biển Đông ảnh hưởng đến sông Tiền sâu hơn, mãnh
liệt hơn. Mặt khác, các cửa sông Tiền đổ ra biển Đơng ở những vị trí cách xa nhau
nên triều truyền vào sơng Tiền từ các cửa sơng có sự lệch pha. Điều này dẫn đến
hiện tượng nhiễu động sóng triều trong sơng và có ảnh hưởng ít nhiều đến hiện
tượng xói lở bờ sơng.
Trắc diện dọc của sơng Tiền cho thấy rất nhiều sự biến đổi đột ngột về độ sâu
của đáy do có sự sắp xếp luân phiên của các vực sâu và bãi nông. Sự sắp xếp này rất
phù hợp với hình thái của sơng. Các vực sâu thường thấy ở các lịng sơng chính


8

đoạn uốn khúc, dịng nước ở đây mang tính chất chảy rối và đặc biệt vào lúc có lũ.
Độ sâu của sông ở các khu vực này nhiều nơi đạt đến 30-40 m và hơn 40 m, đây là
một nguyên nhân trực tiếp tạo nên sạt lở bờ tại nhiều vị trí ven sơng Tiền (Vĩnh
Xương, Vĩnh Hịa, Tứ Thường, Thường Phước, Tân Châu, Thường Thới Tiền,
Thường Lạc, Hồng Ngự, Phú Tân, Vàm Nao, Sa Đéc, An Hiệp, Mỹ Thuận, Cái Bè,
Vĩnh Long…).
Thực trạng xói lở bờ sơng Tiền cịn cho thấy vùng thượng châu thổ sông chịu
ảnh hưởng của chế độ dịng chảy thượng nguồn có lịng sơng sâu, bờ dốc. Hiện
tượng xói lở xảy ra nhiều, tốc độ xói lở nhanh, sạt lở thường xảy ra vào những ngày
mưa lớn trong thời kỳ lũ rút, mỗi lần sạt lở thường gây nên thiệt hại rất lớn về con
người và của cải vật chất.
Đoạn sông vùng hạ châu thổ (vùng cửa sông và vùng gần cửa sông) chịu ảnh
hưởng chính của chế độ thủy triều biển Đơng, sạt lở bờ ít, bồi tụ chiếm ưu thế, lịng
sơng khơng sâu, xói lở thường chỉ xảy ra trên lớp đất bề mặt bờ sơng, do đó khối sạt

lở mỗi đợt nhỏ, thiệt hai do sạt lở mỗi đợt không nhiều. Các đợt sạt lở ở những vùng
này thường xảy ra vào thời điểm triều rút của những ngày triều cường, sau mùa gió
Chướng và sau những cơn bão lớn.
Trên tồn tuyến sơng Tiền hiện nay có 37 điểm xói lở bờ sơng, cù lao, cồn cát
được trình bày trong Bảng 2.1 (Nguồn: Viện Kỹ Thuật biển).
Nếu căn cứ vào tốc độ xói lở bờ trung bình hàng năm có thể phân ra 7 điểm
xói lở mạnh, với tốc độ xói lở trung bình hàng năm trên 10 m/năm, 18 điểm xói lở
vừa với tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 5 đến 10 m/năm và 12 điểm xói lở yếu
với tốc độ xói lở trung bình hàng năm dưới 5 m/năm. Với cách phân loại này, mặc
dù đã đánh giá được một số thông số cơ bản của các điểm, các khu vực xói lở song
chưa thể đánh giá được mức độ thiệt hại do xói lở bờ gây ra, điều mà hiện nay
chúng ta rất quan tâm.


9

Bảng 2.1 Thống kê các vị trí sạt lở bờ sông Tiền và các thông số cơ bản

Tỉnh

Huyện, Thị

Đồng Tháp

Hồng Ngự

Tam Nơng
Thanh Bình
TP. Cao Lãnh
TP. Sa Đéc


An Giang

Châu Thành
Tân Châu

Phú Tân

Bến Tre

Vĩnh Long

Tiền Giang

Chợ Mới
Cái Bè
Gị Cơng Tây
TP. Mỹ Tho
TP
Vĩnh Long
Vũng Liêm
Mang Thít
Tam Bình
Mỏ Cày

Xã, Ấp

Vị trí cụ thể
bờ sơng


Chiều
dài
(m)

Tốc độ
(m/năm)

Xã Thường Phước
Xã Thường Lạc
Thị xã Hồng Ngự
Xã Long Hòa
Xã Long Khánh
Xã An Bình
Xã An Long
Xã Tân Hịa
Xã An Phong
Phường 6, An Hịa
Tân Thuận Đơng
Tân Thuận Tây
Phường 3
Phường 4
Xã An Hiệp
Châu Thành
Xã Vĩnh Xương
Xã Vĩnh Hòa
Tân Châu
Xã Phú An
Xã Phú Thọ
Xã Phú Mỹ
Xã Kiến An

Ấp An Mỹ
Mỹ Thuận
Cù lao Bà Nở
Cù lao Tào
Tân Hịa,
Tân Thuận
Đường
Phạm Hùng
TP. Vĩnh Long
Tam Bình
TT. Cái Nhum
TT. Tam Bình
Tân Thiềng
Mỏ Cày
Thành Lợi
Thạnh Phú

Bờ tả
Bờ tả
Bờ tả
Bờ tả
Đầu cù lao
Bờ tả
Bờ tả
Cù lao Tây
Bờ tả
Sông Cao Lãnh
Cù lao Chảy
Bờ tả
Bờ hữu

Bờ hữu
Bờ hữu
Bờ hữu
Bờ tả
CL Vĩnh Lạc
Bờ hữu
Bờ hữu
Bờ hữu
Sông Vàm Nao
Bờ tả Vàm Nao
Bờ tả
Bờ hữu
Cuối cù lao
Đầu cù lao
Bờ tả

3000
2000
700
1200
2000
1200
2500
1500
3000
2000
2900
2300
1000
2000

4000
1600
5000
5000
2000
4500
4000
5000
3000
3000
1500
4000
800
1000

30
10
8
6
6
5
5
3
3
3.5
4
3
9
20
30

8
15
21
10
7
9
7
8
8
2
1.5
7
8

Bờ hữu

3000

7

Bờ hữu
Cù lao An Bình
Sơng Măng Thít
Chợ Tam Bình
Sơng Cổ Chiên
Sơng Hàm Lng
Sơng Hàm Lng
Sơng Hàm Luông

3000

1500
1700
1500
2000
2500
1500
1000

6
4
9
5
4
4.5
4
4.5


10

Sự phân bố dân cư, phân bố khu đô thị, khu cơng nghiệp, cơng trình kiến trúc,
cơng trình văn hóa…ven sơng Tiền hiện có là hồn tồn khơng giống nhau, vì thế
có những điểm, những khu vực mặc dù tốc độ sạt lở hàng năm rất lớn, song mức độ
thiệt hại do sạt lở tại đó gây ra cho hiện tại và trong tương lai lại khơng nhiều. Đơi
khi xói lở ở những khu vực này cịn có khả năng ảnh hưởng tốt tới xu thế xói lở ở
những khu vực lân cận khác. Ngược lại ở một số vị trí, một số điểm, một số khu vực
mặc dù có tốc độ xói lở trung bình hàng năm rất nhỏ nhưng mỗi đợt lở là một tai
họa lớn cho nhà nước và người dân. Để khắc phục những thiếu sót trong cách phân
loại này, có thể bổ sung thêm một cách phân loại các điểm, các khu vực xói lở bờ
sông theo mức độ thiệt hại. Căn cứ của việc phân loại này và dựa trên mức độ thiệt

hại nhiều hay ít do hiện tượng xói lở gây ra cho chính khu vực xói lở đang xét và
cho cả vị trí lân cận, trong thời gian trước mắt và tương lai lâu dài.
Như vậy với cách phân loại này qua điều tra, phân tích, nghiên cứu tất cả các
điểm, các khu vực xói lở bờ sơng Tiền, cho thấy có 5 vị trí xói lở bờ được xem là
những khu vực sạt lở nghiêm trọng:
+ Khu vực xói lở bờ sông Tiền đoạn Thường Phước huyện Hồng Ngự;
+ Khu vực xói lở bờ sơng Tiền đoạn thị trấn Tân Châu;
+ Khu vực xói lở bờ sơng Tiền đoạn thị xã Hồng Ngự;
+ Khu vực xói lở bờ sơng Tiền đoạn Thành phố Sa Đéc.
+ Khu vực xói lở bờ sơng Tiền đoạn Xã An Hiệp.
Đây là những điểm sạt lở đã xảy ra nhiều năm với mức độ thiệt hại về người
và của hàng năm rất lớn. Mặc dù tốc độ sạt lở ở những khu vực này có mức độ
mạnh yếu khác nhau, nhưng mức độ thiệt hại sau mỗi đợt đều rất lớn. Có thể dẫn
chứng những đợt sạt lở nghiêm trọng trong những năm gần đây:
- Đợt sạt lở năm 1992 trên sông Tiền khu vực Hồng Ngự đã gây thiệt hại 10
người chết, 8 người bị thương, mất 3 nhà đúc 2 tầng (trụ sở Hội đồng nhân dân
(HĐND), nhà khách HĐND, kho bạc), nhấn chìm 5 ghe (5-10 tấn), 2 xuồng bo bo,
2 xe gắn máy, phá tan đường xá và đường dây điện dọc theo bờ sông, làm đổ mất 13


11

cơng sở (trong đó có Ủy ban nhân dân (UBND) thị trấn). Sạt lở bờ đã buộc 50 hộ
dân phải di dời. Tổng giá trị thiệt hại lên đến trên 20 tỷ đồng.
- Tháng 3/2000 đoạn bờ sông từ UBND huyện Tân Châu về phía hạ lưu một
khối đất lở chiều dài 50 m, chiều rộng 7-8 m đã sụp xuống sông, làm 2 căn nhà gỗ
nằm trong khu vực sạt lở bị đứt làm đơi, cịn 11 căn nhà trong đó có trụ sở Ủy ban
mật trận tổ Quốc huyện Tân Châu đang nằm trong tình trạng báo động.
- Trong tháng 02/2010, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại cù lao Long
Khánh-Long Thuận của huyện Hồng Ngự với chiều dài sạt lở gần 300 m, ăn sâu vào

đất liền khoảng 30 m làm thiệt hại không ít tài sản của nhân dân như nhà cửa, đất
đai, hoa màu; hay mới đây nhất là đợt sạt lở rất nghiêm trọng xảy ra sau mùa lũ năm
2011 tại Xã An Hiệp – huyện Châu Thành, đợt sạt lở mạnh ăn sâu vào đất liền 70
m, làm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân trong khu vực. Cho đến nay tại khu vực
này vẫn tiếp tục sạt lở, có đoạn đã sạt ăn sâu vào đất liền thêm 20 ÷ 30 m (hiện nay
nơi đây đang được Nhà nước đầu tư cơng trình khẩn cấp: khắc phục sạt lở bờ sông
Tiền thuộc địa phận xã An Hiệp và bước đầu đã phát huy hiệu quả, ngăn chặn được
xu thế tiếp tục sạt lở ở khu vực này).
2.2. Những thành tựu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề chỉnh trị sơng
Xói lở và bồi lắng lịng sơng xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Tùy theo trình độ
phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng khu vực, công tác nghiên cứu khoa
học và công nghệ chỉnh trị sơng có những phát minh và tiến bộ nhất định. Để chế
ngự được xói lở và bồi lắng của những dịng sơng cần phải có một q trình lâu dài
điều tra nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế, quy luật diễn biến lịng dẫn… trên cơ sở
đó đề xuất được giải pháp cơng trình, phi cơng trình nhằm uốn nắn, ổn định lịng
sơng. Những vấn đề nêu trên đây thuộc về chun ngành chỉnh trị sơng, được hình
thành từ các môn khoa học về chuyển động bùn cát, động lực học dịng sơng và
cơng trình bảo vệ bờ.


×