Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.56 KB, 19 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
TRUNG ƯƠNG 2
1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 lĩnh vực hoạt động, kinh doanh
chủ yếu là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tư vấn dịch vụ, khoa học kỹ thuật
và chuyển giao công nghệ.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 với diện tích khoảng 12.000m
2

phía đông của thủ đô Hà Nội. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty
Dược Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 tiền thân là xưởng dược quân
đội. Năm 1954 xưởng dược quân đội được xây dựng thành xí nghiệp Dược phẩm
6-1 (mùng sáu tháng một).
Ngày 30/12/1960 xí nghiệp đổi tên thành xí nghiệp Dược phẩm số 2 do Bộ
Y tế quản lý.
Theo Quyết định số 388/QĐ-HĐBT xí nghiệp Dược phẩm số 2 được công nhận
là doanh nghiệp Nhà nước và được pháp hạch toán độc lập và cũng trong thời gian này,
xí nghiệp được đổi tên thành xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2. Đó cũng là một mốc
đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của xí nghiệp.
Xí nghiệp luôn tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị, tiết
kiệm và tổ chức sản xuất để hạ giá thành sảm phẩm, từng bước nâng cao chất
lượng sản phẩm. Luôn chủ động tìm bạn hàng, khai thác thị trường để đưa hàng
của công ty tới nơi tiêu thụ, người tiêu dùng. Được sự đầu tư của nhà nước, năm
2003 công ty đã đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP
(Gooc pha marceutical manufacturing practie- cơ sở sản xuất thuốc tốt), từng bước
hoàn chỉnh đầu tư dây truyền viên Betalatam+ thuốc tiêm đạt tiêu chuẩn GMP và
viên bao bì trên dây truyền thiết bị mới.
Được sự cho phép của Bộ Y tế, tháng 3 năm 2005 xí nghiệp chuyển sang
hình thức Công ty cổ phần, sau khi sang hình thức cổ phần Công ty có 51% vốn
Nhà nước. Hiện nay, tên chính thức của xí nghiệp là Công ty cổ phần Dược phẩm


Trung ương 2.
Tên giao dịch quốc tế : DO PHARMA
Trụ sở chính đóng tại số 9 Trần Thánh Tông- Quận Hoàn kiếm – Hà Nội
Theo giấy phép kinh doanh số 0103006888 ngày 03/3/2005
Với diện tích khoảng 12.000 mét vuông, nằm ở phía đông của thủ đô Hà
Nội. Là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc tổng công ty dược Việt Nam trực thuộc
Bộ Y Tế.
Hiện nay Công ty có 2 địa điểm
1. Số 9 Trần Thánh Tông-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
Gồm các phân xưởng, kho sản xuất với số lượng khoảng 400 người lao động.
2. Số 43 Vĩnh Tuy
Gồm kho để chứa vật tư, máy móc phục vụ sản xuất của Công ty, khoảng 10
người để bảo vệ xuất nhập, trông coi.
Công ty lên kế hoạch cuối năm 2007, xây dựng nhà máy chế biến sản xuất
thuốc tại khu công nghiệp Quang Minh-Vĩnh Phúc.
Là một công ty dược phẩm, bên cạnh các mục tiêu về lợi nhuận công ty còn
hướng tới mục tiêu cao hơn đó là chăm sóc sức khoẻ con người.
Hiện nay công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và các loại
hoá phẩm như: Vitamin A
1
, B
1
, B
6
, B
12
, Ampicilin, thuốc cảm cúm, cao
xoa….được đóng trong các lọ thuỷ tinh, lọ nhựa hay các vỉ…. Ngoài ra Công ty
còn sản xuất một số loại thuốc gây nghiện có độc tính cao theo chương trình của

Nhà nước Codeinbazo, Nacotin, Hồng hoàng, Moophin….sản lượng hàng năm của
Công ty đạt gần 2 tỷ thuốc viên và 100 triệu thuốc tiêm và hàng tấn dung môi hoá
chất phục vụ thị trường thuốc trong và ngoài nước.
Công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều loại dược phẩm mới hiện
nay đã trở nên thông dụng như : Rotunda, Rutun c, …
Xuất nhập khẩu dược phẩm.
Tư vấn dịch vụ khoa học
Kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.2.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của công ty cổ phần Dược phẩm trung
ương 2 khá gọn nhẹ và hiệu quả. Hiện nay công ty áp dụng mô hình quản lý trực
tuyến và theo từng cấp, tập thể lãnh đạo, cấp dưới trực tiếp chụi sự quản lý của
cấp trên theo chế độ một thủ trưởng.
Hiện nay, công ty đã cổ phần hoá cơ quan có quyền hành cao nhất là Đại hội
đồng cổ đông để lãnh đạo công ty phát triển.
Bên cạnh hội đồng quản trị có Ban kiểm soát nhằm kiểm tra tính hợp pháp
trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sách, báo cáo
tài chính của công ty thông báo thường xuyên với Hội đồng quản trị về kết quả
kiểm tra.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phó giám đốc phụ trách sản xuất Trợ lý an toàn Phó giám đốc phụ trách KH-CN
PX thuốc tiêm PX thuốc viên PX chế phẩm PX cơ điện Phòng nghiên cứu PTPhòng kiểm tra c.lượng (KCS)Phòng đảm bảo chất lượng
Phòng Kế hoạch C. ứng Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Phòng Thị trường Phòng Bảo vệ
Sơ đồ 1: Mô hình cổ phần hoá bộ máy quản lý tại
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Ban giám đốc: Là những người phụ trách chung, chịu trách nhiệm điều

hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động của Công ty.
Trong Ban giám đốc gồm có một giám đốc, một phó giám đốc chuyên phụ
trách khu vực kinh doanh (phụ trách sản xuất) khu vực kinh doanh gồm có 4 phân
xưởng.
- Phân xưởng thuốc tiêm
- Phân xưởng thuốc viên
- Phân xưởng chế phẩm
- Phân xưởng cơ điện
Một phó giám đốc phụ trách khối kỹ thuật (phụ trách khoa học công nghệ)
khu vực này gồm có:
- Phòng nghiên cứu phát triển
- Phòng kiểm tra chất lượng (KCS)
- Phòng đảm bảo chất lượng
Và trợ lý an toàn của giám đốc có nhiệm vụ phòng cháy chống cháy.
* Tại các phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là quản đốc phân xưởng, có
nhiệm vụ đôn đốc công nhân làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất với
người quản lý cấp trên trực tiếp là phó giám đốc phụ trách khu vực sản xuất kinh
doanh. Khu vực này gồm có 4 phân xưởng: phân xưởng thuốc tiêm, phân xưởng
thuốc viên, phân xưởng chế phẩm, phân xưởng cơ điện.
* Tại các phòng ban: Các trưởng phòng có nhiệm vụ giúp giám đốc trong
lĩnh vực chuyên môn cụ thể và điều hành hoạt động của các phòng ban trong Công
ty theo tổ chức. Dưới trưởng phòng là phó phòng có trách nhiệm giúp trưởng
phòng đối với mọi công việc của phòng.
* Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu và nắm bắt sản phẩm mới, xem
xét các mặt hàng xí nghiệp đang sản xuất. Nghiên cứu tuổi thọ, mức độ sai hỏng
của các mặt hàng, nghiên cứu giác độ thí nghiệm để triển khai ứng dụng sản xuất.
* Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Kiểm tra đầu vào nguyên vật liệu, xem
nguyên vật liệu có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn
mới cho phép phòng kế hoạch cung ứng nhập kho. Ngoài ra phòng KCS còn có

nhiệm vụ kiểm tra các thành phẩm và thành phẩm bán ra.
* Phòng đảm bảo chất lượng: Cùng với phòng KCS kiểm tra chất lượng sản
phẩm, xem xét kế hoạch đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho công nhân viên trong
toàn Công ty. Phòng đảm bảo chất lượng do phòng đảm bảo chất lượng dược và
phòng đầu tư xây dựng cơ bản gộp thành.
* Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm cung cấp, thu mua và quản lý các loại
nguyên vật liệu, vật tư, bao bì cả về số lượng và chất lượng phục vụ đầu vào cho
quá trình sản xuất của Công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh
doanh, theo dõi chặt chẽ về mặt tài chính kế toán thống kê, cung cấp số liệu, thông
tin chính xác, kịp thời đầy đủ về sản xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời
điểm cho giám đốc và tất cả các bộ phận có liên quan.
* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự,
thực hiện đầy đủ chính sách của người lao động, đảm bảo đời sống văn hoá tinh
thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng tổ chức hành chính có 3
phòng gộp lại đó là: Phòng tổ chức lao động, phòng tổ chức văn thư và phòng y tế.
* Phòng thị trường: Có nhiệm vụ tìm đầu ra cho sản phẩm khai thác và phát
triển thị trường tiêu thụ, thực hiện chiến dịch quảng cáo nhằm thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm.
* Phòng bảo vệ: Phụ trách bảo vệ, kiểm tra mọi tài sản thuộc phạm vi quản
lý của Công ty. Kiểm tra vật tư hàng hoá xuất ra, mua vào có đầy đủ giấy tờ hợp lệ
theo quy định hay không?.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Thuốc là loại sản phẩm liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, tính
mạng con người nên quy trình công nghệ sản xuất thuốc phải đảm bảo khép kín và
tuyệt đối vô trùng, tổ chức sản xuất phải chặt chẽ, các khâu của quá trình sản xuất
phải được kiểm tra, xem xét cẩn thận, sản phẩm phải được kiểm tra bằng những
tiêu chuẩn chính xác.
Dựa trên một số đặc điểm chung của xí nghiệp, quá trình sản xuất được chia

làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn kiểm
nghiệm, kiểm tra nhập kho thành phẩm. Chủng loại sản phẩm rất đa dạng, phong
phú cho nên có nhiều quy trình sản xuất khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đều có
những tiêu chuẩn, định mức có định.
Công ty Dược phẩm Trung ương 2 có 3 dây truyền sản xuất.
Sau đây là đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty.
* Tại phân xưởng thuốc tiêm: Chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm, dịch
truyền, kháng sinh, thuốc bổ, giảm đau. Ngoài công việc pha chế dược liệu còn có
các công việc như cắt ống, kiểm tra, đóng gói được tiến hành theo hai dây truyền
và sẽ sản xuất ra hai loại sản phẩm thuốc tiêm trên các ống 1ml và ống 2ml; 5ml.

×