Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận - Bí quyết viết mở bài hay cho bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận</b>


Đối với học sinh, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận
là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần
khơng thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Nhiều em học sinh còn lúng túng, mất khá
nhiều thời gian cho phần này.


Bài viết này sẽ chia sẻ với các em một số “mẹo vặt” để viết mở bài. Bài viết có 2
phần: Phần 1 hướng dẫn chung, phần 2 là một số mẹo vặt dành cho học sinh yếu


<b>I. Hướng dẫn chung</b>


Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thơng thường có hai cách:


<i><b>– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu</b></i>
đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một
luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, khơng
nói thiếu nhưng cũng khơng nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một
phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh
gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài
viết.


Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả,
tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.


<i><b>– Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý</b></i>
có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới
bắt sang luận đề.Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết,
hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết.


Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất (không phải nghĩ nhiều, nhưng


không được điểm giỏi)


<b>* Ví dụ minh họa 1</b>


<b>Đề bài: Bàn về quan niệm sống.</b>
<i>– Mở bài trực tiếp:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hòa giữa danh vọng, tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên,
<i>không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình. (Bài viết của học sinh)</i>


<i>- Mở bài gián tiếp:</i>


Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm: “Nếu không có mục đích, anh khơng làm
được gì cả. Anh cũng khơng làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Đây là
quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta. Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí
tưởng sống riêng để tự vươn tới, tự hồn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự
tạo cho mình một lí tưởng và có lịng quyết tâm theo lí tưởng ấy. (Bài viết của học sinh)


<b>Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự</b>
<b>* Ví dụ minh họa 2</b>


Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân
<i>- Mở bài trực tiếp:</i>


“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một
truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng
giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc
Kim Lân đã xây dựng thành cơng tình huống truyện độc đáo.


<i>- Mở bài gián tiếp:</i>



Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật
nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm
là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung
quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.


<b>* Ví dụ minh họa 3</b>


+ Nói đến Chính Hữu khơng thể khơng nói đến bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ như một
điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ơng. (mở
bài trực tiếp)


<i>+ Đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy
đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa.
Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám
ảnh hình tượng đó


-> Cách dẫn nhập từ các hình tượng có liên quan
<b>II. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu</b>


Dưới đây là hướng dẫn các bạn học yếu cách mở bài an tồn, nhưng sẽ khơng được
điểm cao. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp vào phòng thi tâm lí hồi hộp, khơng
nghĩ ra được mở bài, vậy thì hãy bỏ ra 5 phút để học thuộc những “mẫu” có sẵn, vào
phịng thi chỉ việc thay tên tác phẩm, tên nhân vật, hoặc thay vấn đề nghị luận là được. Cụ
thể, ví dụ mở bài sau:


Nam Cao là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác
phẩm khai thác đề tài về những con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Một trong những tác


phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Chí phèo”. Tác phẩm khắc họa thành cơng chân
dung nhân vật Chí phèo, người nơng dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa.


Các em có thể dùng mở bài này cho rất nhiều tác phẩm liên quan: ví dụ


+ Kim Lân là một cây bút chun về truyện ngắn. Ơng đã rất thành cơng ở các tác
phẩm khai thác đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu
biểu của ông là truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân
vật Bà cụ Tứ, một bà mẹ nơng dân nghèo, có tấm lịng nhân hậu….


+ Nguyễn Tuân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các
tác phẩm khai thác đề tài về những con người tài hoa trong xã hội cũ. Một trong những
tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Tác phẩm khắc họa thành
công chân dung nhân vật Huấn Cao, một người tài hoa xuất chúng, có khí phách và thiên
lương trong sáng…


Các em có thể “chế” ra hàng loạt những mở bài tương tự, kể cả những đề thuộc lĩnh
vực khác, ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Tràng giang”. Bài thơ được gợi hứng từ cảnh sơng
hồng mênh mang sóng nước…


<b>Một số mẫu có sẵn, các em có thể học thuộc:</b>


1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động
và chiếm trọn trái tim người đọc cịn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm
được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ơng đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịng người đọc
về hình ảnh của một (tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái qt nhân vật đó)


2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một


lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ,
là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn cịn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm “ABC/XYZ”
của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.


Đặc biệt là trích đoạn….(nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)


3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang
vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề
tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành cơng góp phần làm
rạng rỡ nền văn học nước nhà.


”…….” của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.


Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất
nước/ nhân vật chính trong tác phẩm (tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng
người đọc


(Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví
dụ: Tây Tiến,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5. Chúng ta đã gặp khơng ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác
phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch,
một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những
người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong
những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..


</div>

<!--links-->

×