Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tải Các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa và cách phòng bệnh - Những bệnh trẻ thường gặp vào mùa mưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.12 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa và cách phòng bệnh</b>


<b>Sự thay đổi khí hậu, mùa mưa đã bắt đầu, khí hậu ẩm thấp tạo điều kiện cho siêu vi, vi khuẩn,</b>
<b>nấm,... phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt với hệ miễn dịch kém ở</b>
<b>trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... </b>


Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi và cũng là mùa phát triển của các siêu vi đường hơ hấp, đường
tiêu hóa. Có thể nói, trong mùa mưa các bệnh chủ yếu nhất hay gặp ở trẻ em là: Bệnh sốt xuất huyết,
các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây cũng là những
bệnh dễ gây tử vong hơn cả. Trong các siêu vi đường hô hấp, hay gặp hơn cả là siêu vi Influenzae, và
APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival).


 Siêu vi Influenzae gây bệnh
cúm, còn gọi là bệnh cảm
cúm.


 Siêu vi APC có thể gây


bệnh ở 3 nơi: Viêm hạch, viêm họng và viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ), trong đó chủ yếu nhất,
hay thấy nhất là viêm họng.


Thật ra, cả cảm cúm và viêm họng đều dẫn tới các biến chứng hô hấp, chủ yếu là viêm phế quản và
viêm phổi, gọi chung là nhiễm khuẩn đường hơ hấp. Ngồi ra, mùa mưa cũng là mùa phát triển của
các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là các vi khuẩn E.coli,
Campylobacter và siêu vi Rotavirus; Gây kiết lỵ là các vi khuẩn Shigella, ký sinh trùng Amibe; Cuối
cùng, các vi khuẩn Salmonella, thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn, cũng là một vi khuẩn thuộc
đường tiêu hóa, ln luôn gây bệnh trong mùa mưa. Các loại bệnh này (tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương
hàn) được gọi chung là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.


<i><b>Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa mưa</b></i>
<b>1. Tay chân miệng (TCM)</b>



Bệnh TCM là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch.
Bệnh do 2 virut gây nên là Enterovirus 71 và Coxsackievius.


Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay
nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của bảo mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hiện nay, bệnh TCM vẫn chưa có vắc-xin phịng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy, biện
pháp phịng bệnh tốt nhất thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và
sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Ăn
chín uống sơi và khử khuẩn mơi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh. Cách ly người bệnh
tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 - 10 ngày).


Khi trẻ phát bệnh, các bậc cha mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ và theo
dõi sát tình trạng bệnh để phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời khi có biến chứng bất
thường. Bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho khan, nổi ban,… giống như các
nhiễm virut thơng thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh.


<b>2. Viêm tiểu phế quản</b>


Tại TP.HCM, viêm tiểu phế quản thường gặp nhiều vào mùa mưa. Lúc đầu, trẻ chảy mũi trong và hắt
hơi. Những triệu chứng này kéo dài vài ngày, có thể đi kèm với biếng ăn và sốt nhẹ, ít khi sốt cao. Sau
đó trẻ ho, khị khè, khó thở. Trẻ bắt đầu bú khó vì việc thở nhanh cản trở việc mút và nuốt. Trong
những trường hợp nhẹ, triệu chứng biến mất trong vòng từ 1-3 ngày. Với những trường hợp nặng, diễn
tiến nhanh hơn và bệnh kéo dài. Biến chứng nặng thường gặp ở trẻ từ 2-3 tháng tuổi là suy hô hấp.


Riêng ở trẻ
nhỏ, đặc biệt là
trẻ sinh thiếu
tháng, thở


không đều và
có cơn ngưng
thở là dấu hiệu
thường gặp của
suy hô hấp.
Ngưng thở có
thể là nguyên
nhân gây đột tử


ở nhũ nhi. Tùy trường hợp, trẻ cần phải thở oxy, hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh thân nhiệt, bù dịch, dinh
dưỡng hợp lý và giảm tắc nghẽn bằng vật lý trị liệu hô hấp.


 <b>Biện pháp phòng bệnh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dinh dưỡng.


Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bữa ăn của trẻ cần đầy đủ bốn nhóm: Tinh bột, đạm, rau, dầu thực vật.
Thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Cần rửa tay trước và sau khi chăm
sóc trẻ.


<b>3. Sốt siêu vi</b>


Cho đến nay, bệnh sốt siêu vi chưa có thuốc điều trị. Khi trẻ bệnh, phụ huynh cần lau mát, hạ nhiệt,
cho trẻ uống paracetamol hạ sốt (liều lượng tính theo cân nặng). Cần nhớ, kháng sinh khơng có khả
năng loại trừ sốt siêu vi. Về ăn uống: Cần uống bù nước, ăn món ấm nóng, nhiều nước như xúp, cháo,


Sốt siêu vi là bệnh cấp tính, diễn tiến từ 3-7 ngày, nên cho bé nghỉ học vì bệnh lây lan nhanh. Khi
chăm sóc trẻ sốt siêu vi, cần lưu ý đưa bé nhập viện khi thấy các triệu chứng như lừ đừ, bỏ ăn,…
<b>4. Cảm cúm</b>



Thời tiết ẩm thấp, mưa gió như hiện nay khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, hay còn gọi là cảm mạo
phong hàn. Đây là những bệnh truyền nhiễm do một số virus khác nhau gây ra và thường xảy ra nhất
trên thế giới.


Cảm
lạnh
thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 <b>Biện pháp phòng bệnh </b>


Để phòng bệnh, bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng áo mưa khi ra đường, không nên dầm mưa và không
để cơ thể bị ướt quá lâu trong nước mưa.


Bạn cũng có thể tăng sức khỏe bằng việc bổ sung dinh dưỡng qua những thực phẩm tốt như hoa quả
giàu vitamin C, thịt cá, trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, nhất là nước gừng tươi,...


Khi bị cảm lạnh thông thường, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây tươi,...
Súc miệng bằng nước muối ấm, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm
lạnh.


<b>5. Sốt xuất huyết</b>


Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi. Do đó, các bệnh do muỗi truyền sẽ phát triển, và ở trẻ em thì
đáng chú ý hơn cả là bệnh sốt xuất huyết. Ngồi ra, cịn có các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và
các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.


Sốt xuất huyết nhẹ thì gây chảy máu cam, chảy máu răng, nặng thì nơn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, rồi
xuất huyết dưới da,… Nặng nữa thì bị một biến chứng gọi là sốc: Trẻ trở nên lừ đừ, không tỉnh, chân
tay lạnh ngắt, mạch yếu hẳn hoặc khơng cịn nữa. Và cứ thế, trẻ đi vào hôn mê rồi tử vong nếu việc


chữa trị để quá muộn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là chống muỗi, diệt muỗi. Hãy giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, thống
mát, khơ ráo, đậy kín các lu chứa nước, không cho muỗi tới sinh nở ở đó. Trẻ em ngủ đêm nằm mùng.
Nên dùng bơm xịt muỗi. Nếu con bạn bỗng nhiên bị sốt cao, nên cho trẻ đi bác sĩ khám bệnh ngay.
<b>6. Các bệnh về da</b>


Một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa, nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước, đó
là các bệnh ngoài da như nước ăn chân, viêm nang lông, mụn mủ trên da, viêm ké,...


<b>7. Bệnh đường hô hấp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Các siêu vi và vi khuẩn nói trên đều phát triển mạnh trong mùa mưa, trong thời tiết ẩm thấp, và rất dễ
lây truyền. Khi một người đã nhiễm chúng mà hắt hơi (nhảy mũi), ho, khạc,... thì các siêu vi, vi khuẩn
nói trên sẽ từ họng người đó bắn ra ngồi, tan thành bụi, và người hít thở phải các bụi đó sẽ nhiễm
bệnh nhanh chóng.


 <b>Biện pháp phòng bệnh </b>


Để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hơ hấp nói trên, cần lưu ý khơng cho trẻ đi chơi dưới trời
mưa, đi chơi tới khuya.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hoặc gần nhà có người ho thì khơng cho trẻ lại gần.


Nếu trẻ đã bị ho, bị sổ mũi, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, nhất là đối với các trẻ dưới 5 tuổi, vì ở tuổi
này, bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng.


Nhiều trường hợp trẻ chỉ bị ho, sổ mũi nhẹ, nhưng do chữa trị không đúng phương pháp, đã đột nhiên
biến chứng thành suy hơ hấp: Khó thở, cánh mũi phập phồng, mơi tím, người xanh tái,... đó là một
biến chứng hết sức nguy kịch, và khơng ít trẻ đã chết vì biến chứng này.



<b>8. Bệnh đường tiêu hóa</b>


<i><b>Tiêu chảy, kiết lị, sốt thương hàn. </b></i>


Tiêu chảy là đi tiêu trên 4 lần trong ngày, phân ra nước. Nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là gây ra cho
trẻ tình trạng mất nước và mất một số chất điện giải - những chất này rất cần cho cơ thể đào thải ra
theo nước. Tình trạng mất nước này làm cơ thể suy sụp rất nhanh và có thể làm trẻ chết nhanh chóng,
nếu không được chữa trị kịp thời.


Kiết lỵ là đi tiêu nhiều lần trong ngày nhưng phân ít, kèm theo đàm, máu. Người bệnh thường bị đau
bụng, mót rặn ln ln, vật vã, suy kiệt nhanh. Có những thể bệnh kiết lỵ được gọi là "kiết lỵ thể sấm
sét" có thể làm cho trẻ chết ngay trong vòng 24 giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Tại sao các siêu vi, vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa lại phát triển trong mùa mưa? </b></i>


Vì mùa này cũng là mùa phát triển của muỗi nhặng, chính chúng đã mang các siêu vi, vi khuẩn nói
trên từ các nơi dơ bẩn đi gieo rắc khắp nơi. Và cũng trong mùa mưa, tình trạng nước dâng cao tràn lan
truyền đi các chất dơ bẩn mang theo nhiều tác nhân gây bệnh.


Ngoài ra, cũng trong mùa này, do thời tiết nóng nực, một số trẻ nhỏ đã không giữ được vệ sinh ăn
uống: Nhiều trẻ nhỏ đã bị các bệnh đường tiêu hóa nói trên chỉ sau 1 lần do quá khát đã uống "bừa",
cả những nước khơng hợp vệ sinh, chưa được đun chín. Do vậy cần lưu ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho
tốt.


 <b>Biện pháp phòng bệnh </b>


Chỉ nên cho trẻ ăn các thức ăn đã đun chín. Các thực phẩm cần được bảo quản chu đáo, tránh ôi thiu,
tuyệt đối không để ruồi nhặng đậu vào. Trong nhà luôn để sẵn một vài chai nước đã đun chín, để khi
trẻ khát có thể dùng ngay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Cách chăm sóc và phịng bệnh mùa mưa cho trẻ</b></i>


Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu, tăng
thân nhiệt.


 Cung cấp
cho trẻ
dinh
dưỡng đầy
đủ, hợp
lý.


Khuyến
khích trẻ
lớn năng
tập thể
dục.


 Rửa tay giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lây qua đường phân miệng. Bạn cần phải rửa tay kĩ
cũng như tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ
sinh,…


 Giữ nhà ở ln khơ ráo, thống mát. Dọn dẹp bụi rậm, ao tù nước đọng, nuôi cá bảy màu diệt
lăng quăng,… Cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày.


 Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, khị khè, sốt, nơn ói, chảy máu mũi, bú kém…, bạn
nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


</div>


<!--links-->

×