Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

xây dựng lớp học tự quản ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.95 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tên sáng kiến: "Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học tự quản".</b>
<b>MƠ TẢ GIẢI PHÁP</b>


<b>1. Tình trạng giải pháp đã biết:</b>
<b> 1.1. Ưu điểm của giải pháp:</b>


<b> Xây dựng lớp học tự quản là nội dung quan trọng trong việc đổi mới công tác chủ</b>
nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay.


Đây là cơ hội để học sinh tự quản lí hoạt động của chính bản thân mình và người
khác. Nâng cao tính tự giác của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của tất cả học
sinh trong các hoạt động, phong trào của trường lớp, giáo dục kỹ năng cho học sinh.
Những giải pháp mà đề tài đề cập đến đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo
dục phổ thông, phù hợp với Điều lệ nhà trường về cách giáo dục học sinh, đáp ứng mục
tiêu giáo dục tiểu học.


Đề tài đưa ra một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản phù hợp với tâm sinh lí
của học sinh tiểu học. Nề nếp tự quản lớp tốt, chất lượng giảng dạy mới cao.


Một số kinh nghiệm để giáo viên xây dựng lớp học tự quản đạt hiệu quả cao nhất.
Nâng cao năng lực sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp trong giai đoạn
hiện nay, góp phần thực hiện thành cơng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực".


<b> 1.2. Khuyết điểm của giải pháp:</b>


Để áp dụng đề tài này thành cơng thì giáo viên cần có thời gian, tâm huyết với
nghề, ý thức trách nhiệm cao trong công tác chủ nhiệm lớp để giáo dục học sinh.


<b>2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:</b>
<b> 2.1. Mục đích nghiên cứu giải pháp: </b>



<b> Trong dư luận xã hội hiện nay, có ý kiến cho rằng ngành Giáo dục quá chú trọng</b>
việc truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng cơ
bản cho học sinh; giáo viên chưa quan tâm xây dựng nề nếp lớp ổn định, tự quản tốt. Có
nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất là GVCN thiếu kinh nghiệm, chưa quan tâm
nhiều đến công tác chủ nhiệm lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> 2.2. Tính mới và tính sáng tạo:</b>


Xây dựng và thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự lớp (Hội đồng tự quản lớp).
Hội đồng do học sinh tự bầu ra có nhiệm vụ điều hành, quản lí lớp, tư vấn cho bạn bè về
nhiệm vụ của người học sinh theo nội qui của nhà trường, lớp.


Phát huy được tính dân chủ trong học sinh. Học sinh trải nghiệm với công việc tự
quản, gieo vào ước mơ các em tính quản lí đối với một tập thể khi các em trưởng thành.
GVCN đóng vai trị vừa là đạo diễn vừa là cố vấn tác động tích cực trong giáo dục
hoàn thiện nhân cách cho học sinh.


Huấn luyện cho học sinh - những người điều hành, nhà quản lí giỏi khi các em còn
là học sinh dưới mái trường tiểu học.


<b> 2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: </b>


<b> 2.3.1. Những đặc điểm cần có ở một người GVCN lớp:</b>


<i><b> - GVCN là những người thầy đặc biệt: Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người</b></i>
thầy mà trong nhiều tình huống cịn phải là người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa
tinh thần của học sinh. Bởi họ không chỉ làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên
khác, mà cịn đóng vai trị làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình
học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh.



- <i><b>Phải có tâm và có tài:</b></i> Tâm của người GVCN là xem các em như con cháu để
không ngại tốn thời gian, cơng sức cho lớp mình phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo
đặc điểm, tình hình lớp mà có những biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp
mình. Nếu chúng ta khơng có cái tâm, có lẽ người GVCN khơng thể làm tốt nhiệm vụ
của mình. Thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp phải bảo đảm công tác chuyên môn lẫn
công tác chủ nhiệm thật tốt. Tình thương u dành cho học trị là động lực, là chất men
xúc tác giúp chúng ta cố gắng hoàn thiện từng ngày.


<i><b> - GVCN phải giàu lòng yêu thương, có trách nhiệm, tạo được niềm tin: </b></i>


<i><b> </b></i>GVCN phải thật sự có trách nhiệm đối với lớp mình chủ nhiệm, ln là tấm gương
<i><b>sáng để HS noi theo, phải tạo được niềm tin vững chắc ở HS. Bằng những việc làm thiết</b></i>
thực, HS cảm nhận được GVCN như người mẹ thứ hai của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

yên cuộc sống gia đình, mới tạo điều kiện cho những phẩm chất của các em như cây
non lớn lên lành mạnh.


<i><b> - Dành thời gian để theo dõi, giúp đỡ kịp thời những khó khăn của học sinh:</b></i>
Mỗi ngày đến lớp, giáo viên hãy nhín chút thời gian để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
tự quản của học sinh. Việc làm này khơng chỉ có tác dụng thúc đẩy sự tích cực hoạt
động của lớp mà cịn ngăn chặn tâm lí ỷ lại hoặc đối phó của học sinh. GVCN cần thiết
phải kiểm tra thường xuyên kết hợp kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình tự quản của
lớp mình.


<i><b> - Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác: GVCN cần phải biết phối</b></i>
hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và Phụ huynh học sinh để tạo nên thế chân kiềng của
một “tam giác giáo dục”. Đây cũng là cơ hội tốt cho GVCN giáo dục uốn nắn những
lệch lạc trong cách cư xử, trong lối sống sinh hoạt của học sinh đạt hiệu quả.



<b> 2.3.2. Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản tại lớp học:</b>


<i><b> 2.3.2.1. Tìm hiểu, điều tra thông tin:</b></i>


<b> Đầu năm học, GVCN điều tra, tìm hiểu từng đối tượng HS của lớp chủ nhiệm để</b>
<b>xây dựng các biện pháp giáo dục hợp lí. Cần chú ý những học sinh có hồn cảnh đặc</b>
biệt để có những biện pháp giáo dục hợp lí.


Từ những thơng tin tìm hiểu được, GVCN nên gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các
em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư
tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết, hướng các em vào xây dựng
nhóm tự quản đạt hiệu quả.


<i><b> 2.3.2.2. Xây dựng, bồi dưỡng Hội đồng tự quản:</b></i>


GVCN biết phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng lực học tập tốt để tuyển
chọn vào Hội đồng tự quản. Với vai trò là "cánh tay phải" của GVCN, việc xây dựng và
bồi dưỡng Hội đồng tự quản là điều cần thiết. GVCN phải nắm vững và phát huy được
tiềm năng của từng cá nhân, tập thể, tạo điều kiện cho các em thể hiện sự quan tâm lẫn
nhau.


Ngoài ra, GVCN cần tổ chức cho HS học nhóm, sắp xếp các em học khá - giỏi xen
kẻ với các em học yếu - kém để các em có điều kiện giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Những
thành viên trong hội đồng phải có ý thức trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức và có khả
năng vận động.


<b>Chủ tịch hội đồng </b>
<b>(Lớp trưởng)</b>
<b>Thành viên</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> Sơ đồ bố trí Hội đồng tự quản</i>


Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động
của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.


Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá
hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.


Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ
sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc cơng trình măng non, tổng hợp để đánh giá
vào tiết sinh hoạt cuối tuần.


Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục
giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.


Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân cơng của lớp trưởng, lớp
phó. Theo dõi điểm của các bạn qua sổ theo dõi.


Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ
trưởng vắng.


Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục Đội viên của bàn.
Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến bàn trưởng. Sau mỗi
lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm
cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh
nghiệm.


Để xây dựng lớp học tự quản đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
 Hướng dẫn học sinh cách tổ chức điều hành các buổi sinh hoạt, biết quản lí trật
tự trong thời gian chuyển tiết; tổ chức truy bài đầu giờ hay văn nghệ, quản lí lao động,


vệ sinh sân trường đầu buổi học, tự quản trật tự khi tham dự lễ,...


 Bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh, phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của
GVCN để các em biết cách giải quyết những công việc tự quản từ đơn giản đến phức


<b>Hội đồng tự quản</b>
<b>Thành viên</b>


<b>(Phó Văn thể mĩ)</b>


<b>Thành viên</b>
<b>(Phó Lao động)</b>


<b>Thành viên</b>
<b>(Phó học tập)</b>


<b>Thành viên</b>
<b>(Phó trật tự) </b>
<b>Thành viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tạp. Thường xuyên họp Hội đồng tự quản để rút kinh nghiệm, nhắc nhở và bồi dưỡng kĩ
hơn hoặc họp rút kinh nghiệm, sơ kết hoạt động tuần, tháng.


 Xây dựng Đơi bạn cùng tiến, nhóm tự quản, giúp đỡ kịp thời khi các em gặp
vướng mắc, khó khăn.


<b> Thực tế cho thấy một lớp học không tự quản tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kết</b>
quả học tập, phong trào thi đua, công tác giáo dục đạo đức cho HS.


<i><b> 2.3.2.3. Kích thích hoạt động tự quản:</b></i>



<i> Tính tự quản của học sinh được thực hiện vào những tiết sinh hoạt tập thể. Với</i>
từng nội dung, các thành viên trong hội đồng tự quản lớp học thay phiên nhau lên điều
hành và tổ chức cho cả lớp thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các thành viên theo dõi
và ghi chép lại những bạn học sinh không thực hiện nghiêm túc và đánh giá vào tiết sinh
hoạt cuối tuần.


Những buổi đầu chủ nhiệm, giáo viên có thể hướng dẫn cách tổ chức. Trong các
buổi sinh hoạt tiếp theo giáo viên cần đến sớm để theo dõi cách tổ chức sinh hoạt của
học sinh, giúp đỡ các em từ từ hồn thiện, có kỹ năng thành thạo hơn trong từng lần
sinh hoạt.


Động viên, an ủi, phê bình, khen thưởng đúng lúc. Đẩy mạnh cơng tác phê và tự
phê bình thẳng thắn trước tập thể trong giờ sinh hoạt lớp. Tạo khơng khí học mà chơi,
chơi mà học, hình thành được thái độ và niềm tin ở các em.


<i><b> 2.3.2.4. Thông cảm, phối hợp, giúp đỡ:</b></i>


<i><b> GVCN cần tạo được mối quan hệ gần gũi với phụ huynh HS (nhất là những HS cá</b></i>


<i><b>biệt) để phối hợp nhịp nhàng hơn. Tránh xúc phạm đến nhân cách HS, không được</b></i>
thương em này mà bỏ em khác…Phải thấu hiểu, thông cảm và chia sẻ những khó khăn,
thắc mắc của HS như một “chuyên gia tâm lí” tạo động lực thúc đẩy các em làm việc có
hiệu quả.


<i><b> 2.3.2.5. Theo dõi, kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản của lớp học:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b> Tóm lại, lớp học tự quản bắt đầu từ ý thức, thái độ của HS; dần dần các em sẽ hình</b></i>


thành hành vi tốt trong tập thể. Do vậy, GVCN phải xây dựng lớp học sao cho mỗi học


sinh là một hạt nhân “chủ lực” để cả lớp thể hiện tốt tính tự quản.


<i><b> </b><b>2.3.2.6.</b><b> Sổ tự cập nhật:</b></i>


GVCN có thể khuyến khích các em tự viết bảng đăng kí danh hiệu thi đua của cá
nhân trong năm, làm thêm sổ ghi nhật ký học tập, ghi nhật ký từng giờ về ý thức kỷ luật.
Vì thực tế, một số em hay quên chuẩn bị bài, soạn bài, phá hỏng giờ tự quản lớp học là
do không nhớ hết lời dặn của giáo viên.


Tác dụng của sổ này giúp phụ huynh cập nhật thơng tin hằng ngày, u cầu đột
xuất từ phía giáo viên. Giúp GV bộ mơn quản lí tốt HS trong tiết học của mình.


<b>SỔ TỰ CẬP NHẬT</b>
<b>Tuần:... (Từ...đến...)</b>


<i><b>Thứ 2</b></i> <i><b>Thứ 3</b></i> <i><b>Thứ 4</b></i> <i><b>Thứ 5</b></i> <i><b>Thứ 6</b></i>


1. Môn:...
...


1. Môn:...
...


1. Môn:...
...


1. Môn:...
...


1. Môn:...


...


Bước đầu thử nghiệm, tôi thu về ý kiến như sau:


* Ý kiến của HS: Mỗi lần ghi sổ là mỗi lần em ghi nhớ thêm trách nhiệm học tập và
tu dưỡng của mình./ Em rất vui mỗi khi ghi sổ cập nhật./ Sổ cập nhật đã giúp em hiểu
được chính em, đã dạy em phải làm gì mỗi giờ mới, ngày mới.


* Ý kiến của phụ huynh: Sổ tự cập nhật không chỉ giúp con tôi tự quản lý được
mình, mà cịn giúp tơi thường xun hiểu được con mình học như thế nào./ Từ ngày có
sổ cập nhật, chúng tơi khơng phải nhắc nhở gì, ý thức học tập của cháu tự giác hơn hẳn.
Cháu học hành tiến bộ.


Việc ghi sổ cập nhật thực sự đem lại nhiều tác dụng giáo dục rất tốt. Chính quyển
sổ cập nhật đã giúp GVCN quản lí lớp học một cách ngọt ngào, sâu lắng.


<b> 3. Khả năng áp dụng của giải pháp:</b>


Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi cho GV để xây dựng tính tự quản lớp cho học
sinh tiểu học, THCS, THPT. Áp dụng với tất cả các trường, không phân biệt vùng miền.
<b>4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Vai trò của Hội đồng tự quản rất tốt, học sinh phấn khởi, hứng thú hơn, có trách
nhiệm hơn với cơng việc vì ln nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân
trong các hoạt động của lớp. Tinh thần tự quản của lớp rất cao.


Nền nếp lớp học ngày càng có kỉ luật tốt hơn. Học sinh tự giác trong công tác vệ
sinh trường lớp, trình bày bài trong vở. Tất cả các thành viên trong lớp đều nghiêm túc
thực hiện giờ tự quản.



Học sinh biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các
hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng
làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn. Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát
hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập.


Chất lượng lớp đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có
một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm
cán sự lớp, có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu cũng tự tin với nhiệm vụ được giao.
Qua những năm làm công tác chủ nhiệm, lớp tôi được đồng nghiệp và Ban giám
hiệu đánh giá cao là lớp tự quản tốt.


- Chất lượng giáo dục HS năm học 2014 - 2015 như sau:
<i> * Môn học và hoạt động giáo dục:</i>


+ Hoàn thành: 25/25(100%)
+ Chưa hoàn thành: 0 (0%)
<i> * Năng lực:</i>


<i><b> + Đạt: 25/25 (100%)</b></i>


+ Chưa đạt: 0 (0%)
<i> * Phẩm chất:</i>


<i><b> + Đạt: 25/25 (100%)</b></i>


+ Chưa đạt: 0 (0%)


- HS tham gia cuộc thi cấp huyện, tỉnh:



+ Đạt 01 giải Ba cấp huyện thi Violympic Toán bằng Tiếng Việt;
+ Đạt 01 giải Khuyến khích cấp huyện thi giải Tốn bằng Tiếng Anh;
+ Đạt 01 giải Khuyến khích Olympic Tiếng Anh cấp huyện;


+ 01 HS đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh;


- Tơi ln tích cực phối hợp với TPT tuyển chọn, bồi dưỡng và tập luyện cho HS
tham gia tất cả các phong trào do các cấp tổ chức: Thi ATGT cấp huyện; thi làm Lồng
đèn Trung thu cấp tỉnh; Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ cấp huyện;


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Làm lồng đèn (1 giải Nhì);


+ Viết chữ đẹp (1 giải Nhất, 1 giải Ba);
+ Hát dân ca (1 giải Nhất, 1 giải Ba);
+ Vẽ tranh (1giải Nhì);


+ Kể chuyện (1 giải Nhất);


+ Thể thao (2 giải Nhất,1 giải Nhì);


+ Cuối năm học có 01 HS đạt thành tích nổi bật Nhất khối 4.


- Vận động PHHS lớp đóng góp được 1 450 000 đồng để phát thưởng HS cuối năm
và 200 quyển tập;


Những thành tích đạt được bước đầu của lớp chủ nhiệm đã khiến tôi cũng yên tâm
với những thử nghiệm của mình.


<b>5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: </b>



Đề tài đã được đưa vào chia sẻ kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
trong tổ khối 4.


<b>6. Tài liệu kèm theo:</b>


<b> Kế hoạch hoạt động tự quản tháng 8.</b>
<b> Giáo án Tiết Sinh hoạt lớp 4.</b>


</div>

<!--links-->

×