Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.25 KB, 32 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH SƠN CHINH
Việc tổ chức công tác kế toán và công tác ké toán tính giá thành nói riêng
phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất và đặc điểm về quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm. Do vậy, muốn đi sâu vào thực tế công tác tính giá thành
sản phẩm của công ty TNHH Sơn Chinh ta cần phải xem xét một số đặc điểm
chung của công ty có ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán đặc điểm là
công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH SƠN CHINH
* Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Sơn Chinh
* Tên giao dịch quốc tế: Sơn Chinh Company limited
* Trụ sở chính: Đồng Trì - Tứ Hiệp – Thanh Trì - Hà Nội.
* Điện thoại: 048615799
* Fax: 048615636
Công ty TNHH Sơn Chinh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được
hạch toán độc lập có tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngoại tệ) có tư cách pháp nhân
được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Sơn Chinh là một công ty TNHH được thành lập theo quyết
định số 695 của UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 24 tháng 4 năm 1996 công ty TNHH Sơn Chinh. Những ngày mở đầu
mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn thiếu thốn cũng như các doanh
nghiệp trong ngành may: Lực lượng công nhân may luôn luôn biến động, trình độ
hiểu biết dân chí thấp, tư tưởng không ổn định, thường xuyên lao động không gắn
bó với doanh nghiệp, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật yếu kém thể hiện thích làm
thì làm, không thích thì nghỉ, thậm chí nghỉ luôn, không báo cáo (có tư tưởng đứng
núi này trông núi kia). Công ty tuyên truyền vận động ký hợp đồng lao động ai
thích thì ký, ai không thích thì không ký. Thậm chí có người không muốn ký để
tiện chuyển đi nơi khác. Chất lượng đào tạo công nhân may ở các trung tâm bị hạn
chế nên không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Từ thực tế trên doanh


nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận công nhân mới vào làm việc tại doanh
nghiệp. Công nhân mới về doanh nghiệp được đào tạo miễn phí một tháng, lương
tháng đảm bảo không dưới 400.000 đ / tháng. Nếu công nhân nào đạt được dưới
400.000 đ / tháng thì được công ty đảm bảo hỗ trợ mức lương 400.000 đ / tháng.
Trước khó khăn đó công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm, nhập khẩu máy móc thiết bị
dây truyền xuất hiện đại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Với phương
châm: “khách hàng là thượng đế”, công ty luôn đáp ứng được yêu cầu chất lượng,
số lượng cũng như thời hạn hợp đồng của khách hàng.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của công ty may Việt Nam cùng
với công ty may Đức Giang, công ty TNHH Sơn Chinh, đã từng bước ổn định và
tạo được lòng tin cho khách hàng. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên.
Cụ thể năm 2005 doanh thu của công ty đạt được là 33.964.803.239 đ.
Từ khi thành lập cho đến nay công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra và
đạt được kết quả cụ thể như: được xây dựng với quy mô 5000 m
2
, công ty có các
nhà xưởng thoáng mát đảm bảo hoạt động có hiệu quả nhất.
Qua 10 năm vừa tổ chức, vừa sản xuất, vừa xây dựng và phát triển nhờ
đường lối đổi mới của đảng, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ
Công Nghiệp và Tổng công ty dệt may Việt Nam cùng với sự lãnh đạo của thường
vụ huyện uỷ, sự chỉ đạo giúp đỡ của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, cán bộ
công nhân viên công ty TNHH Sơn Chinh đã liên tục phấn đấu, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường đến nay công ty đã có 1350 máy
may công nghiệp và các loại máy chuyên dùng tiên tiến của Nhật Bản và Cộng
Hoà Liên Bang Đức, có phân xưởng thêu máy điện tử TAJIMA. 12 đầu và 20 đầu
9 chỉ của Nhật. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lớn mạnh từ 392 người may và
2000 người với trình độ của cán bộ văn phòng chủ yếu là đại học, công nhân trung
bình bậc 3/7 với tổng số vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay là
40 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty chú trọng tới việc liên doanh hợp tác với nước ngoài, sản

phẩm của công ty đã có uy tín trên thường quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu
của một số khách hàng như Hàn Quốc, Mỹ, khối EU…
2. Mục tiêu của doanh nghiệp:
Công ty phát triển ngày càng đứng vững trên thị trường, thông qua đó mà
công ty không ngừng xuất khẩu các hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là áo Jacket,
áo sơ mi, áo lông, quần âu… ngoài ra doanh nghiệp còn kinh doanh các mặt hàng
khác.
3.Đặc điểm chính của công ty:
3.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý công ty TNHH Sơn Chinh:
Phân XưởngCắt
Giám Đốc
Phó Giám ĐốcKế Hoạch
Phó Giám ĐốcĐiều Hành
PhòngKếHoạchPhòngKế ToánTàiChínhPhòngKếHoạchĐầu TưXNKPhòngChínhTrị PhòngKỹThuật
Th Kho ThànhPhẩmPhân XưởngSản Xuất-Bao Bì(Quản Đốc)Phân Xưởng-May(Quản Đốc)
Sơ đồ khối cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sơn Chinh
Chú ý:
- Phân xưởng may: từ tổ sản xuất 1 đến tổ sản xuất 14.
- Phân xưởng sản xuất bao bì: từ tổ sản xuất 1 đến tổ xuất 13.
- Khối phục vụ sản xuất: ban cơ điện, ban kĩ thuật.
Công ty TNHH Sơn Chinh là một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tổ chức
gọn nhẹ, linh hoạt. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân… có thể đảm bảo thực
hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của
mình.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý:
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc.
+ Phó giám đốc kế hoạch
+ Phó giám đốc điều hành
- Các phòng ban gồm:

+ Phòng kế hoạch.
+ Phòng kế toán tài chính.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu.
+ Phòng chính trị
+ Phòng kĩ thuật
* Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể:
+ Giám đốc công ty: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền điều
hành mọi hoạt động của công ty.
- Là người chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành mọi hoạt động của đơn
vị va sử dụng đúng mục đích có hiệu quả toàn bộ nguồn vốn và tài sản được giao
cho công ty.
- Giám đốc công ty còn là người quản lý, lãnh đạo các phòng ban, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả của công ty với ban hội đồng
và vạch ra quyết định đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Phó giám đốc công ty: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc
phân công theo dõi, chỉ đạo và tổ chức điều hành thực hiện các lĩnh vực và nội
dung cụ thể. Có quyền nghiên cứu, chỉ đạo điều hành, giải quyết các lĩnh vực công
tác đã được phân và thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của xí nghiệp khi
giám đốc đi vắng.
+ Phó giám đốc kế hoạch: có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên về xây dựng
kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mở rộng hoạt động và
quy mô của công ty.
+ Phó giám đốc điều hành: xây dựng và đề xuất với giám đốc về đinh mức sản
xuất hàng hoá, quản lý lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo định
kỳ về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về nguyên vật liệu, sản phẩm,
hàng hoá và những nguyên vật liệu còn tồn đọng.
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất cho
đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng kinh tế, đòi nợ, quyết toán nợ với khách hàng
trong các hợp đồng, làm báo cáo tài chính cho cấp trên theo quy định.
+ Phòng kế hoạch tài chính: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán trong công

ty, có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất,
quản lý sản xuất ở phân xưởng.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu: khai thác mở rộng thị trường trong
và ngoài nước, giao dịch với khách hàng, làm văn bản, hợp đồng, làm thủ tục hải
quan khi có hàng xuất khẩu, soạn thảo các văn bản, hợp đồng thông qua giám đốc
(hoặc phó giám đốc) khi được uỷ quyền, ký chịu trách nhiệm giải quyết phát sinh
những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo tổ chức, thiết kế mẫu mã các loại sản
phẩm theo ý tưởng của phòng kế hoạch, quản lý đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu,
định mức lao động của từng loại sản phẩm, nghiên cứu, cải tiến quá trình công
nghệ đảm bảo sản xuất có năng xuất cao.
+ Phòng chính trị: tổ chức sinh hoạt chính trị, các cuộc họp của công ty các
phòng ban này không theo dõi chỉ đạo đến từng phân xưởng nhưng có nhiệm vụ
NVL (Vải)
PX(Cắt theo đơn đặt hàng)Các bán thành phẩm (PX may)
PX may
PX lắp ráp (Các bán thành phẩm)Các bán thành phẩm may
Bộ phận KCS(Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
Nhập kho
theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra về việc thực hiện các quy trình công nghệ,
quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kĩ thuật… giúp ban giám đốc đề ra các
quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả.
3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Về sản phẩm: công ty đã sản xuất ra các sản phẩm chính như: áo sơ mi, áo
Jacket hai lớp… ngoài ra còn sản xuất số sản phẩm may mặc khác như: áo jilê,
quần soóc… tỷ trọng xuất khẩu trên tổng số sản phẩm của công ty đã đạt được
96% (chủ yếu theo đơn đặt hàng), thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU về quy
trình công nghệ: để hoàn thiện được sản phẩm thì phải trải qua nhiều giai đoạn,
nhiều bước trong một dây chuyền sản xuất. Sau mỗi công đoạn sản xuất, bán thành
phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ thuật, sau đó mới tiếp tục công đoạn sau.

Sơ đồ: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Sơn
Chinh:
3.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán:
3.3.1. Đặc điểm của công ty
Là chuyên gia sản xuất gia công các hàng may mặc nên để tổ chức quản lý phù
hợp với yêu cầu quản lý trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được
tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, áp dụng hình thức sổ sách kế toán “nhật ký
chứng từ”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “kê khai thường xuyên”, tính
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp giản đơn.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế
toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc thu nhập, kiểm tra các chứng từ, ghi
sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Việc hạch toán ban đầu ở các phân xưởng
đều bố trí các nhân viên thống kê, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên
vật liệu đến khâu xuất trả cho khách hàng. Các nhân viên thống kê có nhiệm vụ
theo dõi nhận nguyên vật liệu đến việc tính giá thành khi bán sản phẩm.
+ Hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty bao gồm 6 người đó là:
- Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán tiền lương.
- Kế toán tiền gửi, tiền mặt
- Kế toán thành phẩm tiêu thụ.
- Kế toán tài sản cố định.
- Thủ kho.
* Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán:
Kế Toán Trưởng
Kế toán tổng hợp và tính giá trị thành phẩm

KếToánTiềnLươngKếToánNguyênVậtLiệuKếToánTiềnGửiTiềnMặtKế ToánThànhPhẩmTiêuThụKế ToánTàiSảnCốĐịnhThủQuỹ
Các kế toán phân xưởng
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế
toán tài chính của doanh nghiệp, điều hành công việc chung của phòng kế toán,
tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán
viên cung cấp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, ghi sổ tổng hợp
làm căn cứ lập báo cáo tài chính của công ty.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất,
tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ, tính toán phân bổ chi phí
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tổng hợp năng xuất lao động của từng
công nhân và cán bộ quản lý do các nhân viên thống kê gửi lại để tính lương và các
khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH Sơn Chinh

Chứng từ gốc và các bảng phân bố
Bảng kế Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
3.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kế toán tài chính phù hợp với điều
kiện kinh doanh hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán “nhật ký chứng từ –
chứng từ” với hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo đầy đủ theo chế độ
quy định.
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức “Nhật kí chứng từ”.
Ghi chú:


: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng

: Quan hệ đối chiếu
* Các loại sổ trong hình thức “nhật ký chứng từ”:
- Các nhật ký chứng từ, các bảng kê, sổ cái và các sổ chi tiết.
* Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Các bảng phân bổ.
- Các bảng cân đối.
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CHINH:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sơn Chinh phong phú và
đa dạng. Để nghiên cứu tập trung và có chiều sâu trong khuôn khổ chuyên đề này.
Tôi chỉ đề cập đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối
với loại hình sản xuất gia công của công ty. Đây là một lĩnh vực phong phú và có
nhiều vấn đề cần giải quyết, hơn nữa sản xuất hàng gia công lại là loại hình sản
xuất đặc thù của ngành may. Hiện nay ở công ty TNHH Sơn Chinh ngành may
chiếm 70 – 80 % toàn bộ hoạt động của công ty. Loại hình này với hình thức là
khách hàng gửi nguyên vật liệu cho công ty chế biến thành sản phẩm rồi xuất khẩu
theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa công ty với khách hàng.
1. Đặc điểm, đối tượng chi phí sản xuất của công ty TNHH Sơn Chinh:
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất hàng gia công xuất khẩu:
Chi phí sản xuất tại công ty hiện nay được xác đinh là toàn bộ chi phí phát
sinh trong phạm vi các xí nghiệp, phân xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất
chế tạo sản phẩm.
Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu thì toàn bộ chi
phí sản xuất của công ty bao gồm các khoản chi phí sau.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí cho việc vận

chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu do khách hàng chuyển đến từ cảng về hko của công
ty.

×