THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ CAO BẰNG.
I. tìm hiểu chung về công tác tổ chức kế toán tại công ty
1. tổ chức bộ máy kế toán tại công ty môi trường đô thị cao bằng
Về phần nội dung của công tác tại công ty, ở phần thực tập tổng quan em đã
trình một số đặc điểm về hoạt động, công tác quản lý, bộ máy của công ty do đó tại
phần báo cáo nghiệp vụ này em chỉ trình bày về nội dụng công tác kế toán tại Công
ty môi trường đô thị Cao Bằng.
Công ty môi trường đô thị là một công ty nhà nước mọi hoạt động mang
tính chất công ích, mới thành lập năm 1997 nên mọi hoạt động mang tính chất đặc
thù, quy mô công ty còn nhỏ nên đối với công tác kế toán tại công ty sử dụng hình
thức kế toán tập trung một cấp với cơ cấu gọn nhẹ và hiệu quả, nhân viên kế toán
tập trung về phòng kế toán tài chính, có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực tình
hình sử dụng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính. Công ty đã phân
cấp quản lý xuống các đội, kế toán đội có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính dưới
cơ sở, đôn đốc nhắc nhở các đồng chí thống kê, nhân viên kinh tế trực thuộc đội
mình quản lý, kiểm tra sổ sách chứng từ của cấp đội, báo cáo tình hình thu chi tài
chính, hạch toán chi phí đội với kế toán công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty môi trường đô thị Cao Bằng
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán Kế toán tài sản công nợ Kho quỹ
Kế toán đội
Phòng kế toán công ty: có chức năng giám đốc mọi hoạt động kinh tế tài chính và
quản lý tập trung tình hình sản xuất kinh doanh diễn ra ở tất cả các đơn vị trực
thuộc thông qua báo cáo tổng hợp định kỳ được gửi lên từ các bộ phận kế toán dự
án, các đội. Phòng kế toán công ty sau khi nhận được báo cáo tổng hợp tiến hành
kiểm tra, phân loại chứng từ và vào sổ sách kế toán, phục vụ yêu cầu quản lý.
Đồng thời dựa trên báo cáo tài chính đã lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh
tế giúp lãnh đạo công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Kế toán trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về tổ chức công tác kế
toán và bộ máy kế toán cho phù hợp với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
theo yêu cầu đổi mới quản lý, không ngừng cải thiện bộ máy kế toán, đồng thời, kế
toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc cho các nhân viên
kế toán cấp dưới và các bộ phận kế toán dự án, xí nghiệp trực thuộc. Kế toán
trưởng đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về chế độ kế toán
thống kê và chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi mặt hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp về hành chính của giám đốc. Nhiệm
vụ cụ thể kế toán tài chính của công ty, ký và kiểm tra các chứng từ, có thể từ chối
không ký duyệt các tài liệu không phù hợp với chế độ quy định.
Kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành các sản xuất, hạng
mục công ty, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo
cáo kế toán.
Kế toán tiền lương: theo dõi thu chi và các khoản đóng góp của người lao
động và kết quả lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cũngnhư các khoản phụ cấp,
trợ cấp, phân bổ tiền lương và BHXH cho các đối tượng sử dụng. Lập các báo cáo
về lao động tiền lương cơ sở đó phân tích tình hình quản lý thời gian lao động, quỹ
tiền lương cững như năng xuất lao động. Lập các chứng từ thanh toán, sổ sách theo
dõi về công tác thanh toán, kiểm tra và lập chứng từ có liên quan đến thanh toán,
các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến ngân hàng, kho bạc viết phiếu thu, phiếu chi
về các khoản thanh toán phát sinh hàng ngày, cuối tháng đối chiếu với các kế toán
viên theo dõi các tài khoản có liên quan, căn cứ vào nội dung, nghiệp vụ kinh tế
phát sinh để định khoản, hạch toán vào sổ sách theo quy định hiện hành.
Kế toán tài sản công nợ: theo dõi tình hình tài sản của công ty, tổng hợp số
liệu về số lượng hiện trạng và giá trị tài sản hiện có. Theo dõi và thực hiện hạch
toán các nghiệp vụ phát sinh về tình hình TSCĐ, về khấu hao,và sửa chữa TSCĐ
của toàn Công ty. Theo dõi đôn đốc phần thu tiền gom rác tại các đợ vị khách
hàng…
Kho quỹ: theo dõi tình hình nhập xuất toàn bộ công cụ, dụng cụ,vật liệu quản
lý tiền mặt và thực hiện các công việc của một thủ quỹ công ty như: hàng ngày thu,
chi tiền cuối ngày có trách nhiệm đối chiếu số dư quỹ tiền mặt với kế toán thanh
toán.
Kế toán đội: có nhiệm vụ là thu thập chứng từ, hàng tháng lập báo cáo tổng
hợp trong đó phản ánh đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh, các hoạt động thu chi
kèm theo các chứng từ gốc lên phòng kế toán công ty để vào sổ và lập báo cáo tài
chính, phân tích hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo một cơ cấu hoạt động hiệu quả
và phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý của công ty.
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Tổ chức kế toán thực chất là việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, vận
dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, hệ thống báo cáo tài chính nhằm thu
thập thông tin phục vụ yêu cầu quản lý. Công ty sử dụng hình thức hạch toán kế
toán hiện hành do nhà nước quy định
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: công ty môi trường đô thị Cao Bằng trong
quá trình hoạt động của mình luôn luôn chấp hành các nguyên tắc về việc lập và
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ kế toán. Các mẫu chứng từ được công
ty sử dụng đều do Bộ tài chính ban hành. Việc bổ sung đều được công ty đăng ký
với Bộ tài chính trước khi đưa vào sử dụng
Tổ chức tài khoản kế toán: công ty hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản kế
toán gồm:
-tài khoản loại 1 9: TK thuộc bảng CĐKT
-tài khoản loại 0: TK thuộc ngoài bảng CĐKT
Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký
chung” được ghi chép trên phần mềm kế toán nhằm cung cấp đủ thông tin kinh tế
tài chính để lập báo cáo tài chính đáp ứng được các yêu cầu khác nhau về hoạt
động kinh doanh công ty.
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: hiện nay công ty sử dụng hình thức
chứng từ ghi sổ với các loại sổ sách như sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ quỹ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Ngoài ra công ty còn sử dụng các bảng tổng hợp chứng từ gốc, bảng tổng hợp
chứng từ chi tiết, bảng cấn đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán
lập chứng từ ghi sổ, thủ quỹ ghi vào sổ, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ để kế toán tổng
hợp số liệu, lập chứng từ ghi sổ về thu, chi, căn cứ vào chứng từ ghi sổ tiến hành
vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Căn cứ vào
chứng từ gốc để ghi vào thẻ, sổ kế toán chi tiết, cuối tháng căn cứ vào các số liệu
ở sổ chi tiết, sổ cái tài khoản để lập bảng chi tiết số phát sinh và bảng đối chiếu số
phát sinh,sau đó thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu chính xác để lập bảng cân đối
kế toán và báo cáo kế toán khác.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này thể hiện trên sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổSổ quỹ
Sổ đăng ký CTGSSổ cái
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: cuối niên độ kế toán công ty lập các báo
cáo tài chính và định kỳ gửi các cơ quan chức năng bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo thuyết minh tài chính
Các báo cáo tài chính đều được kế toán trưởng lập để trình và Giám Đốc ký
duyệt.
Hiện nay công ty sử dụng hình thức kế toán tay kết hợp với hình thức kế toán
máy KPMS của công ty điện tử công nghệ thuộc Tổng công ty Điện tử và tin học
việt nam: Số liệu được lưu trữ trong máy là những số liệu tương ứng với các
chương trình từ ban đầu phát sinh trong công tác hàng ngày của tất cả các phần
hành kế toán theo nguyên tắc lưu trữ một lần, nghĩă là chứng từ phát sinh bởi phần
hành nào thì kế toán phần hành đó nhập số liệu vào máy. Những kế toán phần h
ành khác liên quan sẽ sử dụng tiếp giống như việc luân chuyển chứng từ ban đầu
trong nội bộ phòng kế toán.
Tuy nhiên với thực trạng hoạt động của công ty, các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến TSCĐ là không nhiều với quy mô còn nhỏ nên quá trình hạch toán công
ty chi sử dụng 1 số loại sổ sách chứ không sử dụng hết tất cả các loại sổ sách của
hình thức chứng từ ghi sổ.
Mặt khác trong việc ghi chép phản ánh công ty cũng không tuân thủ theo từng
bước của trình tự ghi sổ theo hình thức này mà trên thực tế việc ghi chép được dựa
Bảng tổng hợp số
liệu chi tiết
Bảng đối chiếu phát
sinh
Bảng cân đối kế
toán BCTC
trên các chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, từ các chứng từ ghi sổ, để lập sổ cái
các tài khoản, cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
II. thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty môi trường đô thị
Cao Bằng.
1/ Đặc điểm và phân loại TSCĐ HH tại công ty:
Công ty môi trường đô thi cao bằng với đặc điểm nghành nghê kinh doanh chính
là phục vụ công tác vệ sinh môi trường nên TSCĐHH của công ty không có giá trị
lớn như các nghành khác. với khả năng tài chính của mình, công ty cũng đã tham
gia vào một số hoạt động khác như: xây lắp các công trình xây dựng dân dụng…,
nhưng với quy mô vẫn còn nho do vậy nếu so với các doanh nghiệp tham gia kinh
doanh khác thì giá trị tài sản cố định của công ty là không lớn tính đến ngày
30/12/2005 tổng nguyên giá tài sản của công ty là: 2.442.296.545 VNĐ.
Cụ thể tài sản của công ty bao gồm:
Số thứ tự Tên tài sản Nguyên giá
265.800.000 Tỷ trọng %
1 Nhà cửa 1.578.545.000 13.5%
2 Phương tiện vận chuyển 81.359.000 71.5 %
3 Nhà xưởng 81.359.000 4%
4 Máy móc thiết bị 80.000.000 11
5 Tổng cộng 2.442.296.545 100
Tài sản cố định của công ty được đầu tư và quản lý theo các nguồn sau:
Nguồn vốn cung cấp: 1.900.000 đ
Nguồn vốn tự bổ sung: 135.700.000
Do đặc thù như vậy nên việc hạch toán TSCĐ ở công ty môi trường đô thị Cao
Bằng cũng chỉ dừng ở các nghiệp vụ và phát sinh liên quan đến TSCĐ không lớn
lắm, các nghiệp vụ bao gồm:
+ Kế toán tăng TSCĐ
+ Kế toán giảm TSCĐ
+ Kế toán khấu hao TSCĐ
+ Kế toán sửa chữa TSCĐ
Lý do tăng giảm:
-Tiếp nhận trụ sở ước, bãi để xe.
-Tiếp nhận xe ca của đoàn nghệ thuật cao bằng
-Mua xe hút hầm cầu
-Mua xe ben, xe KIA.
-Thanh lý xe ô tô
2/ Đánh giá TSCĐ HH tại công ty:
Đánh giá giúp cho ta biết được năng lực sản xuất kinh doanh của TSCĐ cũng
như việc tính toán khấu hao. Tạii công ty, TSCĐ chủ yếu là do mua sắm mới để
đưa vào sử dụng. Nguồn vốn hình thành trong công ty là do nguồn vốn đầu tư phát
triển, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguyên giá, chính vì vậy, việc đánh giá
TSCĐ ở trong Công ty được tuân theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán. Đó là
việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và gía trị còn lại.
Đánh giá theo nguyên giá.
Nguyên giá TSCĐ HH tại công ty được tính theo công thức sau:
Nguyên giá giá mua thực tế chi phí thuế
TSCĐ = của TSCĐ không + vận chuyển + trước
Mua sắm bao gồm thuế GTGT chạy thử bạ
ví dụ:
Ngày 8/12/2003 công ty mua một máy tính của công ty TNHH thương mại và
điện tử tin học, giá mua ghi trên hoá đơn là 15.489.000 ( gồm cả thuế GTGT là
5%) chi phí lắp đặt công ty không phải chịu, lệ phí trước bạ là 350.000 công ty
thanh toán bằng tiền mặt, nguyên giá được xác định như sau:
Nguyên giá = 15.489.000 + 350.000 = 15.839.000đ
máy tính
Đánh giá theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ HH của công ty cũng được xác định theo công thức
chung:
Giá trị còn lại = nguyên giá - số khấu hao luỹ
Của TSCĐ HH Của TSCĐ HH kế của TSCĐ
ví dụ:
Ngày 25/6/2001 công ty có mua một xe hút hầm cầu nhãn COUTY 11K-
0035 nguyên giá là 635.000.000 VNĐ. Số năm đăng ký khấu hao là 5 năm.
Mức khấu hao một năm = nguyên giá TSCĐ
Số năm đăng ký KH
= 635.000.000 =105.833.333VNĐ
6
Mức khấu hao 1 tháng = mức KH 1 năm = 105.833.333 = 8.819.444
12 12
Như vậy giá trị còn lại = 635.000.000 -(8.819.444 x 6) = 582.083.336
Của xe COUNTY VNĐ
(31/12/2001)
Như vậy tất cả các TSCĐ HH hiện có của công ty đều được theo dõi đầy đủ
và chính xác theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại . chính vậy
công tác hạch toán TSCĐ HH ở công ty luôn đảm bảo tính nhất quán, chính xác
giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách chứng từ.
3/ tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh,TSCĐ của công ty luôn có sự biến
động. Biến động là tăng là do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành… Biến động
giẩm là do thanh lý. Và khi có sự tăng giảm TSCĐ kế toán tiến hành các thủ tục
giao nhận và căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán. tình hình biến
động chủ yếu của công ty vài năm lại đây là do mua sắm mới, còn những biến
động giảm là do thanh lý.
Hiện nay công ty không mở sổ “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng đơn
vị, bộ phận mà theo dõi chung tình hình tăng, giảm TSCĐ HH của công ty tại
phòng kế toán vì quy mô và phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ H H nhỏ
và không nhiều.
Việc hạch toán chi tiết TSCĐ HH tại phòng kế toán diễn ra như sau: Mọi
TSCD trong công ty đều có bộ hồ sơ riêng gồm: Hoá đơn GTGT, Biên bản giao
nhận TSCĐ, hợp đồng mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác. Để tiện cho
việc theo dõi quản lý và sử dụng TSCĐ HH ở công ty được phân thành từng loại,
thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi
TSCĐ và được theo dõi trong sổ theo dõi TSCĐ.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi
trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều được lập biên bản, tìm nguyên nhân và
có biện pháp xử lý.
4/ tài khoản và sổ kế toán sử dụng:
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 211: “TSCĐ HH” và các tài khoản cấp 2 như sau:
-TK 211.2: nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ hình thành sau quá trình đầu tư
xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, sân bãi, đường xá.
-TK 211.3: máy móc thiết bị: là các loại máy móc thiết bị dùng cho hoạt động
kinh doanh của công ty.
- TK 211.4: phương tiện vận tải: là các loại phương tiện vận tải như: ô tô, xe phun
nước mặt đương, ô tô xúc rác. ô tô chở rác phục vụ công tác vệ sinh môi trường.
-TK211.5 thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty như: máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị văn phòng….
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 211,214, 009.
5/ kế toán tổng hợp TSCĐ HH tại công ty:
5.1 kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH.
Kế toán tăng TSCĐ HH do mua sắm:
Để đảm bảo chính xác, thận trọng và đầy đủ trong việc quản lý TSCĐ việc
hạch toán TSCĐ ở công ty luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc liên quan đến
việc mua sắm lập thành bộ hồ sơ bao gồm:
-Hợp đồng mua sắm TSCĐ HH.
-Hoá đơn GTGT bán hàng của bên bán.
-Biên bản giao nhận TSCĐ HH.
Hầu hết TSCĐ HH của công ty đều được mua bằng nguồn vốn bổ sung và một
phần vốn tự có của công ty qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Căn sứ vào các chứng từmua TSCĐ HH trên, kế toán tiến hành và hạch toán
như sau:
Nợ TK 211.
Nợ TK 133.
Có TK liên quan (111, 112….)
Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 414.
Có TK 411.
ví dụ
Ngày 12/08/2004 công ty có hợp đồng mua xe ô tô ben HUYNDAI H070
trọng tải 3 tấn của chi nhánh công ty TNHH Trường Hải với tổng giá thanh toán là
330.000.000đ trong đó thuế GTGT 10 %, chi phí vận chuyển, lắp đặt theo hợp
đồng bên bán chịu toàn bộ.
Ngày20/9/2004 chi nhánh công ty TNHH Trường Hải đã bàn giao lại chiếc ô
tô trên cho công ty, đồng thời công ty đã thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ bằng
tiền mặt. được biết nguồn vốn tổng công ty sử dụng để bù đắp lấy từ quỹ đầu tư
phát triển là 200.000.000đ, lấy từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 100.000.000, còn
lại sử dụng vốn khấu hao cơ bản 30.000.000đ.
Kế toán ghi như sau:
BT1: phản ánh nguyên giá, thuế, tổng tiền thanh toán của TSCĐ đó.
Nợ TK 211: 29.700.000đ
Nợ TK 133: 3.300.000đ
Có TK 111: 330.000.000đ
BT2: kết chuyển nguồn vốn sử dụng về nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 414(4141) : 200.000.000đ
Nợ TK 441: 100.000.000đ
Có TK 411: 300.000.000đ
BT3: dùng vốn khấu hao để mua TSCĐ:
Có TK 009 : 30.000.000đ
Sau đó kế toán tiến hành vào sổ:
Nhật ký chung
Chứng từ TK
ghi
nợ
TK
ghi
có
Diễn giải Số tiền ghi
nợ
Số tiền ghi
có
SH NT
12/8/04 211
133
4141
441
111
411
009
Mua xe
HUYNDAI
Thanh toán
bằng tiền
mặt
29.700.000
3.300.000
200.000.000
100.000.000
330.000.000
300.000.000
30.000.000
Sổ cái tài khoản 211
Chứng từ Diễn giải Tài khoản
đối ứng
Số tiền ghi
nợ
Số tiền ghi
có
SH NT Mua xe
Huyndai
Thanh
toán tiền
133
111
29.700.00
0
3.300.000 330.000.00
0
12/8/04
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
số:
Ngày 20 tháng 8 năm 2004
Kế toán trưởng (ký, họ ,tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định số 256 ngày 12/8/2004
Tên, ký hiệu, quy cách, cấp hạng TSCĐ : xe ô tô
Mã số TSCĐ: 6251315
Nước sản xuất: Hàn Quốc năm sản xuất:2000
Bộ phận quản lý , sử dụng: đội vận chuyển rác. năm đưa vào sử dụng: 2004
Công suất dự tính thiết kế:……………………..
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày……tháng…….năm………..
Số
hiệu
chứng
từ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
tháng
năm
Diễn
giải
Nguyên
giá
Năm Giá trị
hao mòn
Cộng
dồn
BBG
N 178
12/8/04 Mua xe
ô tô
29.700.00
0
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG mẫu số: 01GTKT-3LL
Liên 2 (giao khách hàng) CB/2004B
Ngày 18 tháng 8 năm 2004
Đơn vị bán hàng: chi nhánh công ty TNHH ô tô Trường Hải
Địa chỉ: 2A Ngô Gia Tự –long Biên –Gia Lâm-Hà Nội
Tài khoản số: 11120001024016 tại Ngân Hàng Cổ Phần Kỹ Thương Việt
Nam
Điện thoại: 048773089-001
Họ và tên người mua hàng:
Đơn vị: công ty môi trường đô thị Cao Bằng- thị xã Cao Bằng
Địa chỉ: Đường 103 Phố Xuân Trường – Phường Hợp Giang – thị xã Cao
Bằng
Số tài khoản: 4311010034 tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng
hoá
đơn vị Số lượng đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
01 Xe ô tô
HUYNDAI
Trọng tải 3
tấn, xe mới
100% sản
xuất năm
2000
Chiếc 01 300.000.00
0
300.000.000
Cộng tiền hàng: 300.000.000
Thuế suất GTGT 10%
Tiền thuế: 30.000.000
Cộng tiền thanh toán: 330.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm ban mươi triệu đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Giám đốc công ty
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
UBND THỊ XÃ CAO BẰNG
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CAO BẰNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
Số 235/TT-MT
Cao Bằng, ngày 1 tháng 3 năm 2004