Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.97 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thàn sản phẩm
1.1 - Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
a) Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định, được
biểu hiện bằng tiền.
Để phục vụ cho việc quản lý và hạch toán, chi phí sản xuất phải được tính
toán, tập hợp theo từng thời kỳ nhất định như tháng, quý, năm. Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ chỉ bao gồm các chi phí bỏ ra trong kỳ đó, không bao gồm chi
phí từ kỳ trước chuyển sang. Chi phí sản xuất trong ngành xây lắp gồm nhiều loại,
để thuận tiện cho việc quản lý chi phí, cần phải phân loại chi phí theo những tiêu
thức nhất định.
b) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được
chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu khao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
c) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.
Dựa vào tiêu thức này, các chi phí có cùng mục đích và công dụng được tập
hợp thành một loại và bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí các loại vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển... cần thiết để tạo nên sản phẩm .
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương cơ bản, lương phụ có tính ổn
định, các khoản phụ cấp theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để
hoàn thành sản phẩm
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản


phẩm xây lắp bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thường xuyên máy
móc thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy và các chi phí khác của
máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý phát
sinh trong kỳ như: Chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ...
d) Các cách phân loại khác.
- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí. Theo cách
này, chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
+ Chi phí trực tiếp
+ Chi phí gián tiếp
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy
mô sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi:
+ Chi phí cố định
+ Chi phí biến đổi
1.2 - Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
1.2.1- Khái niệm giá thành sản phẩm
Để tiến hành hoàn thành một sản phẩm , doanh nghiệp phải đầu tư vào quá
trình thi công một lượng chi phí nhất định. Tuy nhiên chi phí chỉ thể hiện hao phí
lao động bỏ ra. Để đánh giá được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi
phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Mối quan
hệ đó hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một
đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất (gồm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây lắp
hoàn thành bàn giao và được chấp nhận thanh toán.
Như vậy, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh
được chất lượng công tác sản xuất, biểu thị hiệu quả sử dụng các nguồn lực vật tư,

lao động ... Việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trong công tác xây lắp là nguồn
chính tạo nên lợi nhuận cho các doanh nghiệp . Vì vậy, cần phải tổ chức công tác
tính giá thành thực tế của sản phẩm một cách khoa học, chính xác, kịp thời, đầy đủ
theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành như chế độ kế toán đã quy
định.
1.2.2 - Phân loại giá thành sản phẩm
Trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm được phân loại dựa vào
cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành sản
phẩm được chia thành: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
a) Giá thành dự toán sản phẩm .
Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng công
trình, hạng mục công trình.
Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và
đơn giá XDCB áp dụng cho từng vùng lãnh thổ, từng địa phương, do cấp có thẩm
quyền ban hành.
Giá thành dự toán
của từng công =
trình, hạng mục
công trình
Khối lượng dự
toán từng, công x
trình, hạng mục
công trình
Đơn giá dự toán
từng công tình, hạng +
mục công trình
Chi
phí
chung
Thông qua giá thành dự toán, người ta có thể đánh giá được thành tích của

đơn vị vì giá thành dự toán chính là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể
chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị phấn đấu hạ giá thành.
Căn cứ vào giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình,
người ta xác định giá trị dự toán:
Giá trị dự toán
công trình, hạng =
mục công trình
Giá thành dự toán
từng công trình +
hạng mục công trình
lãi
định
mức
Như vậy, giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình có thêm phần
lãi định mức - là số phần trăm giá thành do Nhà nước quy định đối với từng loại
hình khác nhau, từng loại sản phẩm cụ thể.
b) Giá thành kế hoạch sản phẩm.
Giá thành kế hoạch sản phẩm là giá thành được xây dựng trên cơ sở những
điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, biện pháp thi công ...... Giá
thành kế hoạch phản ánh được trình độ của doanh nghiệp và được xác định theo
công thức:
Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán Mức hạ
của công trình, hạng của từng công trình, hạng giá thành
mục công trình mục công trình kế hoạch
Giá thành kế hoạch giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được chính
xác những chi phí phát sinh trong giai đoạn lập kế hoạch cũng như hiệu quả của
các biện pháp hạ giá thành dự toán.
c) Giá thành thực tế sản phẩm .
Giá thành thực tế sản phẩm là biểu tượng bằng tiền của những chi phí thực
tế phát sinh để hoàn thành khối lượng . Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số

liệu kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng hoàn thành trong kỳ.
Giá thành thực tế sản phẩm không chỉ bao gồm những chi phí định mức
mà còn có cả các chi phí thực tế phát sinh như các khoản mất mát, hao hụt vật tư ,
lãng phí lao động, tiền vốn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của bản
thân doanh nghiệp.
Giữa ba loại giá thành nói trên có mối quan hệ với nhau về mặt lượng. Về
nguyên tắc: Giá thành thực tế ≤ Giá thành kế hoạch ≤ Giá thành dự toán
1.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xét về bản chất có cùng một nội
dung. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện việc thì xây lắp
công trình. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những đặc điểm khác biệt.

×