Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh rạch trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 71 trang )

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------

PHẠM THỊ KIM NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG VEN KÊNH
RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010


Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------

PHẠM THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG VEN KÊNH RẠCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Tấn Phong

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày 22 tháng 07 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

---------


---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Thị Kim Ngân

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 24 – 04 – 1983

Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản lý môi trường
MSHV: 02607637
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh rạch trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:


Cung cấp cái nhìn khái qt về ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh rạch trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.



Xác định các yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ mơi trường của người dân sống ven kênh.



Đưa ra một số định hướng đối với các chương trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.


3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/1/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/07/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TẤN PHONG

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. Nguyễn Tấn Phong

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của Luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đối với sự động viên, giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của các
thầy cô và các bạn của tôi. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Phong, người thầy hướng dẫn tận tình đã
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bản
luận văn này.

Trong q trình thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng ý
thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh rạch trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tơi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Ban Giám hiệu, Khoa Mơi
trường, Phịng đào tạo sau đại học, các thầy cô của Trường đại

học Bách khoa, Sở Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt là Tiến sĩ
Nguyễn Trung Việt – Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn và các
đồng nghiệp Phòng Quản lý Chất thải rắn.

Tuy đã rất nỗ lực để thực hiện nhưng do sự giới hạn về thời
gian, năng lực và kinh nghiệm cá nhân, bản luận văn này không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi vơ cùng cảm ơn và xin
chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, các
đồng nghiệp và các bạn.


i

ABSTRACT

Thesis analysis data of the survey of households living along the canal which
were collected from the " Database building for managing domestic solid waste at Hồ
Chí Minh City in 2008 Programe" of Department of Natural Resources and
Environment of Hồ Chí Minh city. The result from SPSS program showed that
awareness of environmental protection affected by living conditions. People that have
a good house, living in clean areas will get higher mark in awareness of environmental
protection. From here, based on the model of Maslow, thesis oriented raise awareness
of environmental protection propaganda programe focus on content that is practical
through the media.


ii

TĨM TẮT
Luận văn tiến hành phân tích số liệu khảo sát hộ gia đình sống ven kênh được

thu thập từ “Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chất thải rắn trên
địa bàn Thành phố.HCM năm 2008” của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố.
Kết quả phân tích bằng chương trình SPSS cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của
người dân bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống. Những người dân có nhà cửa ổn định,
sống tại khu vực trong lành có ý thức bảo vệ môi trường cao hơn. Từ đây, dựa trên mơ
hình tháp nhu cầu của Maslow, luận văn định hướng công tác tuyên truyền nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường nên tập trung vào các nội dung mang tính thiết thực với đời
sống của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dễ tiếp cận.


iii

MỤC LỤC
ABSTRACT

........................................................................................................................................ i

TÓM TẮT

....................................................................................................................................... ii

MỤC LỤC

...................................................................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ........................................................................................v
CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1


1.1

Tính cần thiết của đề tài ................................................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu .......................................................................................................................................... 2

1.3

Phạm vi, giới hạn của luận văn ...................................................................................................... 2
1.3.1
1.3.2
1.3.3

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
Thời gian tiến hành khảo sát: Trong năm 2009. ........................................................................... 2

1.4

Phương pháp luận ........................................................................................................................... 2

1.5

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 2

CHƯƠNG 2
2.1


TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐẶC BIỆT
LÀ KHU VỰC VEN KÊNH RẠCH ............................................................................4
Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................................................... 4

2.1.1
2.1.1.1
2.1.1.2
2.1.1.3
2.1.1.4
2.2

Khí hậu ........................................................................................................................................... 4
Nhiệt độ........................................................................................................................................... 4
Nắng................................................................................................................................................ 4
Lượng mưa...................................................................................................................................... 4
Độ ẩm tương đối ............................................................................................................................. 5
Đặc điểm Văn hóa – Xã hội ........................................................................................................... 5

2.2.1
2.2.2

Nguồn gốc tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ ........................................................................ 5
Các đặc trưng tính cách ................................................................................................................. 5

2.3

Hiện trạng phát triển kinh tế........................................................................................................... 7

2.4


Hiện trạng môi trường thành phố ................................................................................................... 8
2.4.1
2.4.2

Hiện trạng môi trường nước .......................................................................................................... 8
Hiện trạng mơi trường khơng khí................................................................................................... 9

2.5

Hiện trạng dân cư hai bên bờ kênh .............................................................................................. 10

2.6

Hoạt động đã triển khai của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường ................... 11
2.6.1
2.6.1.1
2.6.1.2
2.6.1.3
2.6.2
2.6.2.1
2.6.2.2

Hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ...................................................... 11
Tổ chức các lớp tập huấn về các vấn đề môi trường................................................................... 11
Phát tờ rơi, dán poster, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chứng ............................. 12
Tố chức các sự kiện ủng hộ hoạt động bảo vệ môi trường ......................................................... 12
Các dự án nâng cao môi trường sống, giảm ô nhiễm môi trường .............................................. 12
Nội dung các dự án đã và đang được triển khai tại thành phố ................................................... 12
Đánh giá những tác động gây ra do hoạt động của dự án.......................................................... 17


CHƯƠNG 3

TỐNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CỦA PHIẾU ĐIỀU TRA ......................19

3.1

Các giải thiết ban đầu của Luận văn và nhóm người dân được khảo sát .................................... 19
3.1.1
3.1.2

Các giả thiết ban đầu của Luận văn ............................................................................................ 19
Nhóm người dân được khảo sát ................................................................................................... 19


iv
3.2

Giả thiết về điểm số của từng câu hỏi .......................................................................................... 20
3.2.1
3.2.2

3.3

Các yếu tố phản ánh ý thức bảo vệ môi trường ........................................................................... 20
Các yếu tố cá nhân tác động đến ý thức bảo vệ môi trường ....................................................... 21
Áp dụng chương trình SPSS để phân tích số liệu đã khảo sát .................................................... 22

3.3.1
3.3.2
3.3.3

3.4

Giới thiệu về chương trình SPSS.................................................................................................. 22
Kiểm định giả thiết mối tương quan ............................................................................................ 23
Phân tích sơ bộ ý thức bảo vệ môi trường của người dân .......................................................... 23
Đánh giá và so sánh số liệu từ phiếu điều tra khảo sát ................................................................ 24

3.4.1
3.4.2

CHƯƠNG 4
4.1
dân
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.2
thành phố
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.3
rạch
4.3.1
4.3.2
4.3.2.1
4.3.2.2
4.3.2.3
4.3.3
4.3.3.1

4.3.3.2
4.3.3.3
4.3.4
4.3.5
4.3.5.1
4.3.5.2
4.4

CHƯƠNG 5

Đánh giá hiện trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân ................................................... 24
Đánh giá mối tương quan giữa ý thức bảo vệ môi trường và các yếu tố liên quan ................... 25

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................................28
Đánh giá, phân tích và tổng hợp các yếu tố tác động lên ý thức bảo vệ mơi trường của người
28
Các yếu tố kích thích liên quan đến điều kiện sống..................................................................... 28
Các yếu tố kích thích liên quan đến mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của mơi trường ................ 30
Các yếu tố kích thích liên quan đến mức độ tuyên truyền tại địa phương .................................. 31
Đánh giá chương trình tun truyền bảo vệ mơi trường hiện tại đã được thực hiện trên địa bàn
31
Nội dung chương trình ................................................................................................................. 31
Khối lượng thực hiện .................................................................................................................... 31
Khả năng tiếp cận của người dân ................................................................................................ 32
Định hướng chương trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh
32
Áp dụng phương tiện thông tin đại chúng, tờ bướm, áp phích.................................................... 32
Tổ chức các lớp tập huấn đối tượng nòng cốt ............................................................................. 36
Thành phần tham dự..................................................................................................................... 36
Nội dung ....................................................................................................................................... 37

Tần suất thực hiện ........................................................................................................................ 38
Đưa kiến thức mơi trường vào chương trình giáo dục trong nhà trường ................................... 38
Kiến thức....................................................................................................................................... 38
Thái độ - Tình cảm ....................................................................................................................... 38
Kĩ năng - Hành vi ......................................................................................................................... 38
Nâng cao môi trường sống, giảm ô nhiễm môi trường ............................................................... 39
Phát huy sự lãnh đạo của nhân dân trong các hoạt động quản lý môi trường .......................... 39
Hoạt động quản lý nhà nước cấp Thành phố .............................................................................. 39
Hoạt động quản lý nhà nước cấp Trung ương ............................................................................ 40
Dự báo diễn tiến phát triển ý thức bảo vệ môi trường của người dân......................................... 40

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ .........................................................................................42

5.1

Kết luận......................................................................................................................................... 42

5.2

Kiến nghị ...................................................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................44
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HỘ DÂN SỐNG VEN KÊNH – NĂM 2008 ...................46
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG .........49
PHỤ LỤC 3 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ 1200 HỘ DÂN ĐƯỢC KHẢO SÁT ...............................................61


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 3-1 Điểm số của câu hỏi phản ánh ý thức bảo vệ môi trường .............................20 
Bảng 3-2. Điểm số của câu hỏi đánh giá điều kiện sống...............................................21 
Bảng 3-3 Điểm số của câu hỏi phản ảnh mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của môi trường
.......................................................................................................................................21 
Bảng 3-4. Điểm số của câu hỏi phản ảnh mức độ tuyên truyền tại địa phương............22 
Bảng 3-5. Ý thức bảo vệ mơi trường của người dân sống ven kênh .............................23 
Hình 2-1. Hệ thống năm đặc trưng tính cách văn hố người Việt Nam Bộ ................................7
Hình 2-2. Nhà lụp xụp dọc theo kênh ....................................................................................... 11
Hình 4-1. Ý thức bảo vệ mơi trường của người dân sống ven kênh......................................... 24
Hình 5-1. Sơ đố Tháp nhu cầu của Maslow ............................................................................. 28


1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Kể từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng và
vượt bậc cả về kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật ở trên thế giới, các vấn đề về ô
nhiễm môi trường cũng đã nảy sinh và cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày nay, gần như mọi quốc gia trên hành tinh dù là giàu hay nghèo, là nước phát
triển, đang phát triển hay là kém phát triển thì cũng đều đã nhận thức rõ được vai trò
và tầm quan trọng của việc phịng ngừa ơ nhiễm và bảo vệ mơi trường. Việc giải quyết
các vấn đề môi trường ngày càng được nhận thức rõ rằng không phải là vấn đề của
riêng một quốc gia hay một nhóm hưởng lợi nào mà là vấn đề của tồn thể nhân loại
và địi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của từng cá nhân sinh sống trên hành tinh này.
Chính vì vậy mà công tác huy động sự tham gia của người dân trong mọi hoạt động
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng được nhiều chính phủ quan
tâm và tăng cường.

Bên cạnh đó, đối với một số chương trình, việc thành cơng của chương trình
được quyết định bằng sự tham gia của người dân như Chương trình phân loại rác tại
nguồn, Chương trình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng… Và mức độ tham gia
của người dân vào các chương trình quản lý mơi trường khác cũng mang tính chất
quan trọng, có vai trị quyết định đến sự thành công trong công tác bảo vệ môi trường
của một quốc gia, một khu vực.
Việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển ý thức bảo vệ môi trường để đề
ra được một mơ hình tun truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân là
một việc làm vô cùng cần thiết để các nhà quản lý mơi trường và hoạch định chính
sách có thể đưa ra chiến lược phù hợp để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động
bảo vệ môi trường.
Đề tài “Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven
kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện các khảo sát, tìm hiểu và
nghiên cứu thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến sự phát triển ý thức của người
dân Thành phố Hồ Chí Minh tại các quận 4, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình
Thạnh, Thủ Đức, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất một số
chương trình nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường có thể áp dụng tại Thành phố Hồ Chí
Minh với hiện trạng đã được nhận định.


2

1.2 Mục tiêu
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân
sống ven kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm các mục tiêu sau:
+ Đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ven kênh rạch.
+ Xác định các yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân
sống ven kênh rạch.
+ Đề xuất một số chương trình nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường có thể áp
dụng tại khu vực ven kênh nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

1.3 Phạm vi, giới hạn của luận văn
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn cao học là các hộ gia đình sống ven kênh
trên địa bàn Thành phố tại các quận 4, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh,
Thủ Đức, Bình Tân và huyện Bình Chánh là các quận huyện trên địa bàn Thành phố
có các khu dân cư sống ven kênh rạch.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Phân tích các số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát bằng chương trình SPSS
để kiểm chứng lại các giải thiết ban đầu về các yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ môi
trường của người dân.
Đề xuất một số nội dung định hướng cho chương trình nâng cao ý thức bảo vệ
mơi trường của người dân trên địa bàn Thành phố.
1.3.3 Thời gian tiến hành khảo sát: Trong năm 2009.
1.4 Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận văn là xác định ý thức bảo vệ môi trường của người
dân bằng cách tổng hợp và phân tích các số liệu về hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng
môi trường, công tác tuyên truyền, ý thức của người dân dựa trên thuyết hành vi và
thuyết đối lập của Marx để xác định các yếu tố tác động đến ý thức bảo vệ môi trường
của người dân, từ đó đề xuất một số chương trình nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường
phù hợp với hiện trạng.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Tổng hợp các số liệu về hiện trạng kinh tế xã hội
và xu hướng phát triển của xã hội, lối sống; thu thập các số liệu về hiện trạng mơi
trường, chương trình tun truyền hiện nay.
Phương pháp thống kê: phân tích và đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội, thu thập
nghiên cứu xác định xu hướng phát triển xã hội; thu thập và phân tích số liệu từ phiếu


3


điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá hiện trạng ý thức bảo vệ môi
trường của người dân.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu trước đây của các
chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ mơi trường, chương trình tun truyền nâng cao ý thức
bảo vệ mơi trường trong và ngồi nước.
Sau khi tổng hợp hiện trạng kinh tế xã hội, xu hướng phát triển, hiện trạng mơi
trường, có nội dung chương trình tun truyền hiện nay, tiến hành phân tích đánh giá
tác động của hiện trạng kinh tế xã hội, xu hướng phát triển, hiện trạng môi trường đến
ý thức bảo vệ môi trường của người dân ven kênh rạch.
Phân tích đánh giá hiện trạng ý thức bảo vệ môi trường của người dân so sánh
với các nước trong khu vực. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tích cực, yếu tố
tiêu cực dựa trên tác động của hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường đưa ra
các định hướng, lộ trình thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường.


4

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
ĐẶC BIỆT LÀ KHU VỰC VEN KÊNH RẠCH
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Khí hậu
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu TP.HCM tạo điều kiện các q trình hoạt động
sinh hóa xảy ra thuận lợi cho hoạt động sống của con người.
2.1.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 4 (29-30oC hoặc cao hơn) và thấp
nhất vào tháng 12 (26-27oC hoặc thấp hơn). Biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và

đêm chênh lệnh khá lớn từ 8 - 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng
nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát
triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ khơng khí trung bình ngày trong năm ở nội
thành thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam
1,0 ÷ 1,5oC.
Nguồn: Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh

Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho
việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật.
2.1.1.2 Nắng
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thành phố Hồ Chí Minh có số giờ
nắng trong năm khá cao. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (mùa
khơ). Tháng có số ngày nắng cao nhất vào tháng 3, 4, 5 và tháng có số ngày nắng thấp
nhất là vào tháng 10, 11 và 12.
Nguồn: Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1.1.3 Lượng mưa
Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa
trung bình năm từ 1.700 mm – 2.700 mm, tăng hoặc giảm theo hiện tượng El Nino
hoặc La Nina và lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm. Mưa lớn tập
trung từ tháng 5, đến tháng 10. Lượng mưa tháng cao nhất trong năm 2007 lên đến
495,4 mm (tháng 9/2007). Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại trạm Tân Sơn Hịa
được trình bày trong Bảng 2.3.
Nguồn: Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh


5

2.1.1.4 Độ ẩm tương đối
Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Độ ẩm trung bình vào các tháng mùa mưa

dao động trong khoảng 68-82%, cao nhất là các tháng 6, 7, 8 và 9 (trung bình 80%).
Các tháng mùa khơ có độ ẩm thấp hơn, thường vào khoảng 68 – 73%. Trong đó, tháng
có độ ẩm thấp nhất là tháng 1 (68%).
Nguồn: Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh

2.2 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội
2.2.1 Nguồn gốc tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ
Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ là sản phẩm tổng hợp của ba nhân tố
chính: truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam tiếp biến với văn hóa phương Tây trong
bối cảnh tự nhiên - xã hội Nam Bộ.
Ba nhân tố này tạo thành một hệ toạ độ, trong đó hình thành nên hệ thống năm
đặc trưng tính cách văn hố Nam Bộ: tính sơng nước, tính bao dung, tinh năng
động, tính trọng nghĩa, tính thiết thực.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008

2.2.2 Các đặc trưng tính cách
Tính sơng nước
+

Thứ nhất là ở Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây, giao thông đường thuỷ
rất phát triển.

+

Thứ hai là thuỷ sản và các loại động thực vật sông nước là thức ăn
chủ lực của người Nam Bộ.

+

Thứ ba là phương ngữ Nam Bộ rất giàu các từ ngữ chỉ các sự vật,

khái niệm liên quan đến nước mà trong tiếng Việt toàn dân khơng có.

+

Thứ tư là sơng nước trở thành cơ sở, hình ảnh để diễn đạt tính cách
con người.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008

Tính bao dung
+

Thứ nhất là vào thời khai phá, các tộc người ở xen lẫn nhau mà vẫn
thừa nhận và tôn trọng phong tục tập quán của nhau.

+

Thứ hai là các tôn giáo khác nhau vẫn tôn trọng nhau và cùng tồn tại
với mật độ cao nhất nước.

+

Thứ ba là người Nam Bộ dung nạp được những tính cách trái ngược
nhau với biên độ khá rộng. Hệ quả này làm cho tính cách Nam Bộ có
phần cực đoan.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008


6

Tính năng động

+
+
+
+

Hệ quả thứ nhất của tính năng động là khả năng dễ tiếp nhận cái mới.
Hệ quả thứ hai của tính năng động là tính sáng tạo.
Hệ quả thứ ba của tính năng động là sự phát triển của thương nghiệp.
Hệ quả thứ tư của tính năng động là khả năng dám làm ăn lớn.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008

Tính trọng nghĩa
+
+
+

Hệ quả thứ nhất của tính trọng nghĩa là tính hào hiệp, sống hết mình,
sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia.
Hệ quả thứ hai của tính trọng nghĩa là tính hiếu khách.
Hệ quả thứ ba của tính trọng nghĩa là tính thẳng thắn, bộc trực.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008

Tính thiết thực
+
+
+
+
+

Hệ quả thứ nhất của tính thiết thực là khuynh hướng đơn giản hóa

trong biểu trưng ước lệ nghệ thuật.
Hệ quả thứ hai của tính thiết thực là tinh thần trọng võ, trọng làm ăn
buôn bán hơn văn chương.
Hệ quả thứ ba của tính thiết thực là tính trọng hài hước nhẹ nhàng
hơn triết lý sâu xa.
Hệ quả thứ tư là tính vừa phải.
Tính vừa phải cùng mơi trường sống thuận tiện dẫn đến hệ quả thứ
năm là tâm lý tạm bợ.


7

Hình 2-1. Hệ thống năm đặc trưng tính cách văn hoá người Việt Nam Bộ
Nguồn: Trần Ngọc Thêm, 2008

2.3 Hiện trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng Thành phố đang tăng, năm 2001 tốc độ tăng GDP của Thành
phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng
trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của Thành
phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Bên cạnh đó, kinh tế Thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang hướng công
nghệ cao và dịch vụ. Năm 2005, năng suất lao động bình qn tồn nền kinh tế Thành
phố đạt 63,63 triệu đ/người/năm, năng suất lao động công nghiệp-xây dựng đạt 67,05
triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bình qn tồn nền kinh tế), năng suất lao
động dịch vụ đạt 66,12 triệu đ (bằng 103,12%), năng suất lao động nông nghiệp đạt
13,66 triệu đồng (bằng 21,5%).
Với lợi thế của mình, thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất
cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào Thành phố chiếm
khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp



8

của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép
với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145
dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư
kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước
ngồi có tổng vốn là 29,1 triệu USD.
Về thương mại, dịch vụ, Thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thơ, kim ngạch
xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu
loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng
cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu
mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ
tăng 12,2% so với năm 2004 . Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là
66,12 triệu đồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương
mại là 51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ).
Hoạt động du lịch của Thành phố vẫn đang phát triển. Lượng khách du lịch quốc
tế đến Thành phố trên 2 triệu lượt. Cơng suất sử dụng phịng của các khách sạn 3 đến 5
sao đạt 75%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷ đồng. Công tác xúc tiến, quảng bá
du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên
mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt
tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển
khai chương trình xét chọn và cơng nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến
nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740
phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh.

Trong tương lai Thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực tập trung phát
triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành
công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống
cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thơng như đường Xuyên Á,
đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Nguồn: Trang web Thành phố

2.4 Hiện trạng môi trường thành phố
2.4.1

Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng chất lượng môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện xuống
cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các vùng đô thị dân cư phát triển cả cũ lẫn mới, các khu
cơng nghiệp. Tình trạng ơ nhiễm này kéo dài mặc dù Thành phố đã đầu tư cho rất


9

nhiều dự án cải thiện môi trường. Những nguyên nhân chính tạo nên tình trạng này đã
được phân tích trong nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học như là:
+

Việc khai thác nguồn nước trên thượng lưu làm cho dòng chảy xuống hạ
lưu bé đi, kéo theo đó là sự thối hóa của mơi trường hạ du.

+

Sự giảm nhỏ lưu lượng trong sông trong mùa lũ làm yếu khả năng tự làm
sạch của các con sơng, do đó ơ nhiễm tích lũy tăng dần. Chế độ chảy 2

chiều do thủy triều biển một mặt tạo nên sự bổ sung nguồn nước sạch vào
kênh rạch làm giảm mức độ ô nhiễm, song mặt khác cũng tạo nên những
hạn chế: sự hình thành các giáp nước, những vùng giao hội, ở đó ơ nhiễm
tích lũy.

+

Những hoạt động của con người, đặc biệt là thu hẹp lấn chiếm lịng sơng,
san lấp vùng trũng đã làm cho nước tập trung vào lịng sơng, dẫn đến mức
nước đỉnh triều cao lên, chân triều thấp xuống, gây ngập lụt, sạt lở bờ sông
rạch.

+

Sự phát triển của hạ du luôn kèm theo sự gia tăng của khối lượng chất thải
mà nơi tiếp nhận chính là sơng rạch. Trong phạm vi Thành phố, trên sơng
Sài Gịn, chất lượng nước thuộc loại B. Trong các kênh rạch bao quanh
Thành phố mức độ ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi cao gấp hàng chục,
hàng trăm lần so với mức cho phép.

2.4.2

Hiện trạng mơi trường khơng khí

Qua kết quả quan trắc chất lượng mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh q
3/2009 cho thấy chất lượng môi trường của Thành phố như sau :
+

Kết quả quan trắc khơng khí từ các trạm quan trắc tự động: nồng độ O3 tại
khu vực dân cư và giao thơng có chiều hướng tăng, tuy nhiên nồng độ CO

lại có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2008 và quý 2 năm 2009.

+

Kết quả quan trắc khơng khí từ các trạm quan trắc bán tự động:
ƒ

Bụi tổng: 92% giá trị phân tích khơng đạt tiêu chuẩn (TCVN 5937 –
2005). Có những thời điểm nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn đến 4.5
lần và có xu hướng ngày càng tăng.

ƒ

NO2: 44% số liệu quan trắc không đạt tiêu chuẩn. (TCVN 5937 –
2005)

ƒ

Ồn: 98% giá trị Max và 77% giá trị Min không đạt tiêu chuẩn cho
phép. (TCVN 5949-1998)

ƒ

Chì: nồng độ tăng từ 1.27 – 2.66 trên cả 06 trạm.

ƒ

CO: 96% số liệu đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 2005),
tăng từ 1.02 – 1.53 lần trên cả 06 trạm.



10

Như vậy, nồng độ các các chất ô nhiễm quan trắc trong quý 3/2009 nhìn chung
đang gia tăng so với cùng kỳ năm 2008 và quý 2/2009.
Nguyên nhân được xác định là do lưu luợng các loại xe, nhất là xe tải lưu thông
qua khu vực này lên đến hàng chục ngàn lượt xe mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra
ngày càng thường xuyên, liên tục!
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp cũng góp phần gia
tăng lượng khói bụi đáng kể. Có tới 81/170 nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí
thải ra mơi trường nhưng chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, gây ảnh huởng trực
tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh.
Ngoài ra, tình trạng ơ nhiễm khơng khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, nồng
độ chì đo được tại các trạm quan trắc từ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở
ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, khu vực có nồng độ chì cao nhất là xung quanh ngã sáu Gị
Vấp.
Nồng độ NO2 tại các trạm quan trắc cũng vượt tiêu chuẩn (thường dao động ở
mức 0,19 - 0,34mg/m³ ) và đang có biểu hiện ngày càng gia tăng.
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường, 2009

2.5 Hiện trạng dân cư hai bên bờ kênh
Tình trạng lấn chiếm sơng rạch trên địa bàn Thành phố HCM được đánh giá là
nghiêm trọng. Theo số liệu của Khu đường sơng Thành phố HCM, có tới 40 trường
hợp (cả DN và người dân) xâm chiếm từ đầu năm 2007 tới nay. Đó là chưa kể hàng
chục nghìn hộ dân lấn chiếm kênh rạch xây nhà dọc các tuyến sông, rạch âm ỉ nhiều
năm qua. Kênh Tân Hóa – Lị Gốm nằm ở phía Tây Thành phố.HCM, một trong
những dịng kênh ơ nhiễm nặng nề nhất của Thành phố. Các dòng kênh của thành phố
mang các đặc trưng chung:
+


Các dịng sơng và kênh khơng chỉ có chức năng thốt nước mà cịn là
đường giao thơng thủy và cảnh quan đơ thị nói chung. Bờ sơng và bờ kênh
còn là nơi tập trung nhà lụp xụp và người nghèo đô thị cao nhất của Thành
phố.

+

Cùng với mạng lưới kênh rạch của Thành phố, bị ô nhiễm nặng nề bởi nước
thải của người dân, nước thải công nghiệp và rác thải. Kênh bị ô nhiễm trầm
trọng hơn do thiếu duy tu, thiếu hạ tầng môi trường phù hợp và thiếu nhận
thức môi trường của người dân.

+

Mang lưới kênh rạch của Thành phố bị ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều, một
số kênh còn bị ảnh hưởng từ nhiều hướng. Kết quả là các chất ơ nhiễm vẫn
cịn lại trong kênh. Phần lớn nước trong kênh tan loãng vào nước sông rất
chậm do tỉ trọng nước bị ô nhiễm cao hơn.


11

+

Sự thay đổi khí hậu theo mùa cũng ảnh hưởng đền mực nước và độ mặn của
nước. Nước chảy tràn từ kênh tạo ra ngập lụt tại một số khu vực, thêm vào
các khu bị ngập do nước mưa.
Nguồn: Đoàn Văn Khải, 2004

Hình 2-2. Nhà lụp xụp dọc theo kênh


2.6 Hoạt động đã triển khai của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi
trường
2.6.1 Hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Việc thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
không chỉ được cơ quan chuyên môn quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi
trường) quan tâm thực hiện mà còn được các cơ quan quản lý chuyên ngành khác (Sở
Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Sở Y tế,…) cùng các tổ chức chính trị (Ủy ban mặt
trận tổ quốc thành phố, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố, Liên đồn lao động thành phố,
Hội nơng dân thành phố,…) và cơ quan quản lý hành chính các cấp (Ủy ban nhân dân
quận/huyện) chung tay thực hiện. Hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường được thực hiện chủ yếu thơng qua ba hình thức:
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về các vấn đề môi trường
- Phát tờ rơi, dán poster, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các
vấn đề môi trường
- Tổ chức các sự kiện ủng hộ hoạt động bảo vệ môi trường thu hút đông người
tham gia.
2.6.1.1 Tổ chức các lớp tập huấn về các vấn đề môi trường
Trong năm 2009, các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội đã tổ chức
hơn 520 lớp tập huấn, cung cấp thông tin về bảo vệ mơi trường cho người dân, ước
tính có 18.783 người dân thành phố đã tham gia vào các lớp tập huấn này. Kết quả các


12

lớp tập huấn này chỉ có thể đem lại thơng tin bảo vệ môi trường cho khoảng 0,002%
người dân trên địa bàn thành phố (giả thiết là mỗi người dân chỉ tham gia một lớp
học), tức là cứ 400 người thì có một người tham gia lớp tập huấn này.
2.6.1.2 Phát tờ rơi, dán poster, thông tin trên các phương tiện thông tin
đại chứng

Hơn 300.000 tờ rơi đã được phát hành, 7000 áp phích và poster đã được dán,
và chương trình phát thanh “Mơi trường và cuộc sống” trên đài tiếng nói nhân dân
Thành phố được phát sóng hàng tuần. Như vậy, khoảng 4% dân số đã nhận được tờ rơi
(giải thiết là mỗi người dân chỉ nhận được 1 tờ rơi), tức là cứ 27 người thì có một
người nhận được tờ rơi này và cứ 1 áp phích hay poster có 1000 người đọc qua.
2.6.1.3 Tố chức các sự kiện ủng hộ hoạt động bảo vệ môi trường
Ngày hội Tái chế
Ngày hội Tái chế được Quỹ Tái chế - Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại
công viên Lê Văn Tám đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố. Hội
phụ nữ đã huy động gần 300 hội viên tham gia. Đoàn thanh niên đã tổ chức 104 điểm
thu gom chất thải tái chế tại 11 Quận nội thành trên địa bàn thành phố.
Giao lưu" Những người làm đẹp đường phố"
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện tâm lý và Giáo dục mơi trường
triển khai chương trình giao lưu “Những người làm đẹp đường phố” lần V nhằm động
viên tinh thần các cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác làm sạch đẹp đường
phố.
Hội thi sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm
Nhiều Hội thi sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường đã được thực hiện từ cấp thành phố như Sở Tài nguyên và Môi trường,
Hội Phụ nữ đến cấp Quận, cấp Phường. Các hội thi này là cách tiếp cận mới đối với
các vấn đề mơi trường có thể nói là gần gũi hơn với người dân.
Ngày Mơi trường thế giới 5/6
Nhân dịp này, các chính quyền địa phương từ cấp trung ương đến cấp phường
xã đều đồng loại có những hoạt động ý nghĩa như là tổ chức lễ Mít tinh, phát tờ bướm,
tổng vệ sinh, phát loa phóng thanh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Ngày chủ nhật xanh – tổng vệ sinh
Được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn thành phố, mang lại ý nghĩa thiết
thực cho người dân, thu gom được lượng chất thải tồn đọng trên địa bàn, trả lại môi
trường sống trong lành cho người dân, trồng được nhiều cây xanh cho thành phố.
2.6.2 Các dự án nâng cao môi trường sống, giảm ô nhiễm môi trường

2.6.2.1 Nội dung các dự án đã và đang được triển khai tại thành phố
a. Dự án Cải thiện môi trường thành phố
“Qui hoạch tổng thể chất thải nguy hại” và “Quan trắc chất lượng khơng khí” là
hai trong số 6 tiểu dự án thuộc dự án “Cải thiện môi trường TP.HCM VIE-1702” trong


13

đó dành phần lớn kinh phí (60,8%) để nghiên cứu đánh giá chi tiết về tác động đối với
kinh tế-xã hội và môi trường trong việc qui hoạch địa điểm chôn lấp chất thải nguy hại
phục vụ cho 4 tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu và TPHCM) cũng như việc xác định các thông số kỹ thuật của phương
pháp xử lý chất thải hữu cơ khó phân hủy.
Trên 35% kinh phí tài trợ bổ sung sẽ dành để trang bị phòng thí nghiệm chuẩn
và đào tạo chuyên viên quan trắc. Với sự trợ giúp của chính phủ Na Uy (giai đoạn 1:
từ năm 2002-2006) TPHCM đã được trang bị hệ thống quan trắc chất lượng khơng khí
hiện đại nhất Việt Nam.
b. Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực kênh
Bến Nghé - Tàu Hủ - kênh Đôi - kênh Tẻ)
Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm hai gói thầu
lớn: (i) Gói thầu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại Bình Chánh; (ii) và Gói thầu
xây dựng trạm bơm chuyển tiếp nước thải tại Phường 4, Quận 8.
Gói thầu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải (giai đoạn 1) tại Bình Chánh đã
hồn tất việc ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu Nhật Bản. Đây là nhà máy xử lý
nước thải lớn nhất thành phố, được xây dựng để xử lý nước thải (gồm cả nước mưa và
nước thải sinh hoạt) ở lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ. Công
suất của nhà máy xử lý nước thải là 140.000m3/ngày đêm.
Gói thầu xây dựng trạm bơm chuyển tiếp nước thải tại Phường 4, Quận 8 với
công suất 66,7 m3/phút làm nhiệm vụ chuyển tiếp nước thải từ kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé về nhà máy xử lý.

c. Dự án Vệ sinh môi trường Tp.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè)
Dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị
Nghè) nhằm cải thiện bền vững y tế cơng cộng và vì sức khoẻ của nguời dân thành phố
thông qua việc giảm ô nhiễm trong nước thải và các sự cố lũ lụt.
Dự án bao gồm hai hạng mục chính là:
(i). Xây dựng các hệ thống cống bao nước thải trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè
để chuyển các luồng chảy của nước thải trong mùa khơ tới các trạm bơm/kiểm sốt.
Thêm vào đó, các hố ga xả tràn thu gom nước thải sẽ chuyển các luồng chảy nước thải
vào các hệ thống cống bao trong mùa khô. Tuy nhiên để hạn chế các nguồn nước được
tích luỹ lại và có mùi hơi từ các kênh đào khi thuỷ triều lên, dự án sẽ lắp đặt một cơ
chế rửa kênh, dẫn nguồn nước trong kênh vào các cống bao nước thải, thơng qua các
khoang thốt nước nằm dọc bờ kênh, vận hành theo cơ chế tự động điều khiển của các
trạm bơm. Trạm bơm này có khả năng chạy bằng sức nước và được đặt tại ngã ba của
kênh đào và sơng Sài Gịn, và tháo nước ra sơng;
(ii). Các cơng trình thốt nước thay thế, mở rộng các cống rãnh kết hợp nhằm
làm giảm lưu lượng nước mưa và nước thải. Hạng mục này cũng bao gồm các công
việc nạo vét bùn cho việc vận chuyển chất thải nạo vét và các chất thải, kiểm tra nạo


14

vét của hệ thống cống rãnh cấp hai và xây dựng các hệ thống cống rãnh cấp ba. Dự án
sẽ có mua sắm thiết bị hỗ trợ tăng cường thể chế và các nhiệm vụ bảo dưỡng.
Khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao năm nay đang trong tình trạng ơ
nhiễm mơi trường rất nghiêm trọng, vì nước thải chưa được xử lý chảy vào hệ thống
thoát nước chung. Số liệu điều tra khảo sát thực tế cho biết, hệ thống thoát chất thải
hiện tại trong lưu vực dự án gồm: 34,6 km đường ống cấp 1; 87,3 km đường ống cấp
2; 120 km đường ống cấp 3 hiện đã cũ, không đủ khả năng chuyển tải chất thải cho
khu vực nội thành đã và đang phát triển như hiện nay. Do vậy, ô nhiễm vi sinh trong
hệ thống kênh đang ngày một gia tăng và có xuất hiện chỉ số tác nhân gây bệnh

(coliform) bình quân trên 800.000 đơn vị trong 100 ml. Vì thế, khi mưa xuống, các
khu vực trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè thường xuyên bị ngập lụt hỗn hợp trộn
lẫn nước mưa và nước thải. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh dịch tả, tiêu
chảy, kiết lỵ và thương hàn trong những năm qua tại lưu vực này tăng nhanh. Trước
thực trạng đó, Dự án vệ sinh mơi trường TP. Hồ Chí Minh được thực hiện với mong
muốn sẽ phục vụ cho lợi ích kinh tế của TP. Hồ Chí Minh nói chung, thơng qua việc
giảm úng lụt và nâng cao chất lượng nước ở vùng kênh. Nhưng quan trọng hơn cả là sẽ
nâng cao đời sống của 1,2 triệu dân trong khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đặc
biệt, dự án sẽ nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, là các đối tượng bị tổn hại
nhiều nhất bởi điều kiện thiếu vệ sinh môi trường gây ra.
d. Dự án nâng cấp đô thị - Tiểu dự án Tp.HCM
Với sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật..., Thành phố Hồ Chí Minh là đích đến chủ yếu của người dân nhập cư từ các
vùng phụ cận và cả nước. Mặc dù đã có chính sách hạn chế nhập cư từ sau năm 1975
và hiện vẫn còn áp dụng, thế nhưng thành phố vẫn tiếp tục tăng dân số, ước chừng có
khoảng trên 2 triệu người hiện đang tạm trú trong khoảng hơn 6 triệu dân với mật độ
dân số trung bình khoảng 1000 người/ha. Có rất nhiều người dân đang ở trong những
khu vực, mơi trường sống cịn thiếu thốn rất nhiều về hạ tầng kỹ thuật và môi trường
sống bị ô nhiễm trầm trọng. Với tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố đang ngày
càng tăng nhanh, trong khi đó hệ thống kết cấu hạ tầng đầu tư chưa tương ứng. Một bộ
phận dân cư đô thị, đặc biệt là tại các khu dân cư thu nhập thấp khó khăn hơn trong
việc tiếp cận với kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công cộng như giao thơng, cấp thốt
nước, cấp điện, chiếu sáng, giáo dục, y tế…
Mục tiêu của việc thực hiện dự án là: (i) Xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực đơ
thị; (ii) Cải thiện hạ tầng, điều kiện sống và môi trường của cộng đồng dân cư thu nhập
thấp, góp phần chỉnh trang đô thị; (iii) Xây dựng và phát triển quỹ nhà ở để tăng cung
cấp quỹ nhà ở có thể chi trả được cho người nghèo, tín dụng nhà ở cho người nghèo đô
thị; (iv) Hỗ trợ công tác quản lý nhà, đất cho chính quyền thành phố nhằm đẩy nhanh
quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Nhà và quyền sử dụng đất thông qua các
nội dung công việc sau:

* Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu vực dân cư thu nhập thấp
( LIA ), được gọi là Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cấp 3. Nội dung của Hạng mục 1 bao
gồm:
-

Nâng cấp, tôn nền hẻm

-

Xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước


15

-

Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước

-

Lắp đặt và nâng cấp hệ thống điện và điện chiếu sáng

-

Lắp đặt các họng cứu hoả

* Hạng mục 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1 và cấp 2
Trong Giai đoạn 1, Hạng mục 2 chỉ bao gồm việc nâng cấp hệ thống thoát nước
tại Khu vực ưu tiên 1 ở phía Đơng- Nam lưu vực kênh Tân hố- Lị Gốm. Việc nâng
cấp kênh và đường có liên quan do AFD tài trợ sẽ được bao gồm trong Giai đoạn 2 của

dự án, tương tự như vậy 6 khu vực ưu tiên còn lại và hệ thống cấp nước và thốt nước
khơng thuộc kênh Tân Hố - Lị Gốm.
* Hạng mục 3: Nhà ở tái định cư
Nội dung Hạng mục 3 bao gồm việc xây dựng nhà ở tái định cư cho những hộ
gia đình nghèo nhất bị ảnh hưởng bởi dự án. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1, để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án và tạo điều kiện thuận lợi tái định cư các hộ dân, Chính
quyền Thành Phố sử dụng phần lớn các căn hộ chung cư đã được xây dựng xong trên
địa bàn Quận 6 và Tân Bình. Dự án Vĩnh Lộc B Huyện Bình Chánh sẽ được chính
quyền Thành Phố mua lại một số nền đất có hạ tầng hoặc căn hộ chung cư theo nhu
cầu của các hộ di dời thay vì đầu tư trực tiếp như một hạng mục của dự án.
* Hạng mục 4: Tăng cường năng lực quản lý nhà, đất
Quá trình cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất phải được đẩy mạnh bằng
những trợ giúp kỹ thuật nhằm mục đích: Tăng cường tồn diện quản lý thơng tin, dữ
liệu và các quá trình giao dịch; Xây dựng hệ thống trao đổi thơng tin giữa chính quyền
các cấp thành phố và quận, huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Hạng mục 5: Chương trình tín dụng cải thiện nhà ở
* Hạng mục 6: Xây dựng năng lực quản lý
Dự án sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn, tối thiểu trong vòng 6 năm, bắt đầu
năm 2004. Giai đoạn I được thực hiện trong năm 2004-2008, Giai đoạn II trong năm
2005-2009.
e. Dự án Thoát nước lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm giai đoạn mở rộng
Kênh Tân Hố - Lị Gốm là một trong những kênh ơ nhiễm nhất của Thành phố
Hồ Chí Minh do bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp. Do q trình đơ
thị hố nhanh cộng với tình trạng ngập lụt và hệ thống thốt nước cũng như xử lý nước
thải không đầy đủ đã trở thành vấn đề chính của lưu vực. Các khu nhà ổ chuột chiếm
cứ hầu hết diện tích hai bờ kênh làm tăng nguyên nhân gây ô nhiễm bởi nước thải và
chất thải rắn được thải trực tiếp xuống kênh. Do đó, việc thực hiện di dời, giải quyết
các vấn đề xã hội và nâng cấp môi trường là vấn đề mấu chốt của dự án .



×