Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài 4 kỹ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC của cán bộ LÃNH đạo, QUẢN lý ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.51 KB, 20 trang )

Bài 4
KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CỦA CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ

1. KHÁI NIỆM TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC VÀ KỸ NĂNG
TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC
1.1. Khái niệm tuyên truyền
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về khái
niệm "tuyên truyền”. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động truyền bá
những kiến thức, giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa,
thuyết phục, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm
tin, thúc đẩy đối tượng hành động theo những định hướng và nhằm mục tiêu
nhất định.
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan
điểm lý luận và đường lối chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần
chúng thế giới quan, nhân sinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng
hành động phù họp với thế giới quan, nhân sinh quan ấy.
1.2. Khái niệm thuyết phục
Theo Từ điến Tiếng Việt Thuyết phục là làm cho bản thân người ta
thấy đúng, hay mà tin theo, làm theo. Với cách hiểu như vậy, thuyết phục là
một đặc trưng, một mục tiêu cần đạt tới của tuyên truyền. Tuyên truyền phải
đạt tới trình độ thuyết phục, phải có sức thuyết phục, cảm hóa, đúng, hay thì
người ta mới tin và làm theo.
Như vậy, thuật ngữ tuyên truyền, thuyết phục được dùng cùng
nghĩa với tuyên truyền, nhưng hàm ý nhấn mạnh tính thuyết phục, cảm hóa
đối tượng trong quá trình thực hiện.


1.3. Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục
Theo Từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Như vậy, kỹ năng tuyên


truyền, thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này
trong thực tiễn tuyên truyền Thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức,
hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền, thuyết phục quần chúng
bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau.
Tuyên truyền, thuyết phục quần chúng, nếu phân chia theo quy mơ
tác động có tuyên truyền, thuyêt phục cá nhân (đối tượng tác động là một cá
nhân); tuyên truyền, thuyết phục nhóm (đố tượng tác động là một nhóm
người, một tập thể) và tuyên truyền, thuyết phục đại chúng (đối tượng tác
động là công chúng rộn rãi trên quy mơ tồn xã hội). Ở cấp cơ sở, người lãnh
đạo, quì lý thường sử dụng loại hình tuyên truyền, thuyết phục cá nhân và
tuyên truyền, thuyết phục nhóm để tác động đến đối tượng là cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Trong nội dung của bài này, chúng tôi giới thiệu các kỹ năm tuyên
truyền, thuyết phục cá nhân và nhóm của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở.
2. TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN
2.1. Gặp gỡ trực tiếp
2.1.1. Khái niệm
Gặp gỡ trực tiếp là quá trình mà cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp
gặp mặt một đối tượng để tuyên truyền, vận động thuyết phục về một vấn đề
nào đó.
Gặp gỡ trực tiếp là một trong những phương thức có hiệu quả, có
tác động rất lớn trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục từng nprời dân
thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật.
2.1.2. Ưu thế và hạn chế


Là giao tiếp trực tiếp nên thông tin được trao đổi, bàn
bạc, tranh luận kỹ lưỡng để đi đến chấp nhận hay khơng chấp nhận, đồng tình
hay khơng đồng tình.
Có thể vận dụng các yếu tố kỹ thuật của loại hình giao tiếp này như

ngơn ngữ, cử chỉ, điệu bộ và các thủ thuật tâm lý để tạo ra hiệu quả tác động
lớn.
Thông tin phản hồi, kết quả gặp gỡ thể hiện ngay.
Do nội dung giao tiếp bộc lộ trực tiếp ngay nên mức độ
sâu sắc, mức độ chính xác, chín chắn của thơng tin có phần bị hạn chế.
Với những người mà khả năng tự kiềm chế kém, thiếu linh mức độ
phản úng đối với các tình huống giao tiếp thiếu llinnh nhạy, sức cảm hóa đối
tượng kém thì hiệu quả tuyên truyền, vận động thường không cao.
Kết quả không lưu lại thành văn bản.
2.1.3. Một số quy tắc trong gặp gỡ trực tiếp
Trước khi gặp gỡ cần chuẩn bị tốt nội dung, tài liệu, nắm
vững những thông tin cần thiết về đối tượng và lập kế hoạch tiếp cận, gặp gỡ.
Cần chọn thời điểm gặp gỡ thích hợp với đối tượng để cuộc trao đổi có hiệu
quả.
Bắt đầu q trình gặp gỡ khơng nên nêu ra những vấn đề
hóc búa, nhạy cảm. Một cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm, am hiểu về
tâm lý, có kỹ năng giao tiếp thường bắt đầu cuộc gặp gỡ với đối tượng từ
những vấn đề đơn giản, vấn đề mà đối tượng thích thú, dễ chấp nhận, dễ giải
quyết. Nếu như bắt đầu đã xoáy ngay vào những điểm đối lập thì sự ngăn
cách, bất đồng sẽ ngày càng lớn.
Khi xuất hiện các quan điểm đối lập phải phân ra mức độ và tính
chất khác nhau để có đối sách tương ứng. Phải biết họ phản đối hoàn toàn hay
chỉ phàn đối một khía cạnh, một phần, một vấn đề; phản đối quyết liệt, gay
gắt hay qua loa. Phải biết khai thác các quan điểm tương đồng và mở rộng


dần sự tương đồng đó, hạn chế đến mức tối đa sự phản đổi. Có thể chia
nhỏ vấn đề phản đổi thành những vấn đề nhỏ hơn để thuyết phục dần.
Khi dùng lý lẽ khó thuyết phục có thể thay đối cách tác động bằng
con đường tình cảm hoặc thơng qua các kênh khác. Chẳng hạn, đề nghị đối

tượng xem một băng phóng sự truyền hình ngắn hoặc đọc một cuốn sách nhỏ,
một tài liệu ngắn về vấn đề cần vận động, thuyết phục.
- Khi kết thúc cuộc gặp gỡ phải cảm ơn đối tượng đã nghe, đã trao
đổi và ủng hộ quan điểm của mình. Cũng có thể cảm ơn sự giúp đỡ của đối
tượng bằng một bức thư hoặc bằng cách gọi điện thoại vào thời điểm sau đó.
- Tài liệu dùng khi gặp gỡ: Khi gặp gỡ đổi tượng có thể sử dụng tờ
rơi, tờ phát, bản tin ngắn, các tài liệu trực quan đê đối tượng đọc, xem, nhờ đó
đối tượng thay đối quan điểm, thái độ nhanh chóng hơn.
2.2. Thăm tại nhà
2.2.1. Khái niệm
Thăm tại nhà là quá trình gặp gỡ, trao đối giữa cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở với đối tượng và có thể với cả các thành viên trong gia đình,
tại nhà của đổi tượng với mục đích tun tuyền, thuyết phục, cảm hóa đối
tượng, chấp nhận và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
hoặc một hành vi tích cực nào đó.
2.2.2. Tình huống thăm tại nhà
- Khi trong gia đình có đối tượng cá biệt.
- Khi đối tượng cần có sự giúp đỡ của những người khác
trong gia đình để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Khi gia đình đối tượng có hồn cảnh đặc biệt (đơng con, đời sống
khó khăn, có người ốm yếu, V.V.), có hành vi cá biệt (khơng chấp hành chủ
trương của cấp ủy hay chính quyền địa phương, vi phạm pháp luật, v.v.).
2.2.3. Những việc cần làm khi thăm tại nhà
Giải thích cho đối tượng biết hoặc cung cấp tài liệu (sách nhỏ, tờ
gấp) về vấn đề mà đối tượng đang quan tâm.


Trao đổi, thuyết phục các thành viên trong gia đình đối tượng để họ
ủng hộ đối tượng, chấp nhận thực hiện chủ trương, đường lối. chính sách,
pháp luật hoặc một hành vi tích cực nào đó.

2.2.4. Các bước thực hiện
- Chuẩn bị:
+ Tìm hiểu hồn cảnh gia đình.
+ Hẹn trước đến thăm gia đình vào thời gian thích hợp với họ.
+ Chuẩn bị tài liệu và các phương tiện hỗ trợ vận động, thuyết phục
(sách nhỏ, tờ tin, v.v.).
- Trong cuộc đến thăm:
+ Chào hỏi các thành viên trong gia đình.
+ Hỏi thăm tình hình sức khỏe, học tập, v.v. của các thành viên
trong gia đình nhưng tránh hỏi những vấn đề tế nhị, tránh đặt những câu hỏi
khó hiểu.
+ Nói rõ mục đích của việc đến thăm.
+ Trao đổi, thảo luận với đối tượng về những vấn đề mà họ quan
tâm.
+ Động viên, khen ngợi những hành vi tốt mà họ đã và đang thực
hiện. Đồng thời, tránh việc chỉ trích, phê phán gay gắt những hành vi chưa
thực hiện tốt.
+ Động viên các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ đối tượng
thực hiện những hành vi tốt.
+ Phát các tài liệu (tờ tin, sách nhỏ, v.v.) có liên quan đến vấn đề mà
đối tượng quan tâm để hỗ trợ họ thay đổi quan điểm, thái độ và hành động.
- Kết thúc cuộc đến thăm:
+ Chào tạm biệt gia đình và hẹn sẽ tới thăm lại vào một thời điểm
thích hợp.
+ Có thể mời đối tượng tham gia một cuộc thảo luận nhóm sẽ được
tổ chức cùng các đối tượng khác.


2.3. Vận động hành lang
2.3.1. Khái niệm

Vận động hành lang là nghệ thuật khai thác các khả năng, các cơ
may để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ lãnh đạo, quản
lý cấp trên, các đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội ủng hộ các
chương trình cơng tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đồng thời vận
động họ có sự tác động làm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho công
tác lãnh đạo, quản lý cẩp cơ sở.
Mục đích của vận động hành lang khơng phải là nhằm thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng thực hiện đường lối, chính sách,
pháp luật mà là tác động nhằm thay đổi các chính sách, các chương trình phát
triển.
Đối tượng của vận động hành lang là những người tham gia vào q
trình chuẩn bị và thơng qua các quyết định, các chính sách phát triển. Đó là
những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên (cấp ủy, ủy ban nhân dân, đại biểu
Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, v.v.).
2.3.2. Các quy tắc của vận động hành lang
- Xác định rõ ngay từ đầu mục đích vận động.
- Nắm vững đối tượng vận động hành lang: họ là ai? giữ chức vụ
gì? trong cơ quan nào? Đồng thời cần nắm vững những thông tin về quan
điểm, phong cách cơng tác về vai trị của họ trong tổ chức mà họ tham gia và
vai trò của họ trong việc tham gia soạn thảo, ban hành các quyết định, các vấn
đề cần vận động.
- Nắm vững thông tin về các tổ chức, các ủy ban và công việc của
tổ chức mà các nhà lãnh đạo, quản lý tham gia. Đó là các loại thơng tin:
+ Thơng tin về cơng việc, thời gian, lịch trình thơng qua các quyết
định.
+ Thông tin về các cuộc hội thảo, tranh luận xung quanh nội (lung
các quyết định.


+ Thông tin về quan hệ nội bộ của các tổ chức. Họ có thống nhất

quan điểm với nhau hay khơng, có thường bị chia rẽ thành các nhóm, các phe
phái hay không?
+ Thông tin về phong cách ứng xử chính trị của người đứng đầu các
tổ chức. Họ có tính quyết đốn hay thụ động, dè dặt; phong cách độc đốn
hay dân chủ; nóng vội, thích phê phán hay thích thỏa hiệp, ơn hịa; có khuynh
hướng độc lập hay dễ phục tàng, v.v..
Những thông tin trên đây là rất quan trọng. Bởi vì, nó cho phép xây
dựng lịch trình vận động đúng đắn, biết cách tác động vào giai đoạn nào,
bước nào, khuynh hướng nào trong quá trình đi đến quyết định, biết tác động
vào những ai đang tham gia vào việc thông qua quyết định ấy. Đồng thời có
thể tiếp cận và tác động cả đến những người đứng đằng sau, nhưng có ảnh
hưởng đến các quyết định ấy.
- Chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo, quản
lý cấp trên.
Các nhà hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên
có thể vẫn thiếu thơng tin về vấn đề sẽ ra quyết định hoặc có thơng tin, nhưng
chưa đầy đủ. Cho nên, trong khi vận động hành lang cần cung cấp đầy đủ
thêm thơng tin về các vấn đề có liên quan cho họ. Chú ý đến tính chính xác,
tính thời sự và cơ sở pháp lý của các tài liệu.
Sách nhỏ, tờ gấp, bản tin, tờ sổ liệu là những phương tiện có thể sử
dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả vận động hành lang.
- Chủ động tạo thời gian và thời cơ cho các cuộc tiếp xúc.
Thông thường các nhà hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp trên có rất ít thời gian rồi và khơng thích thú các cuộc gặp gỡ này.
Cho nên, khi vận động hành lang phải nắm được thời gian biểu hoạt động của
họ để lập kế hoạch về thời gian gặp gỡ. Giờ giải lao, trước và sau giờ làm
việc, bữa ăn trưa là những cơ may đặc biệt để gặp gỡ họ.


Cần chú ý rằng, các quan chức, các nhà lãnh đạo, quản lý cấp trên

thường thận trọng, kín đáo, ít tự bộc bạch về quan điểm, thái độ. Chính vì vậy,
khi vận động hành lang cán bộ quản lý cấp cơ sở sẽ khơng nhận được ý kiến
gì nếu khơng đặt câu hỏi đối với họ. Phải có nghệ thuật đặt câu hỏi và kích
thích họ trả lời cởi mở để tìm kiếm tin tức và sự ủng hộ.
Mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, khi thực hiện vận động
hành lang, chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn người với những mục đích
vận động khác nhau. Cho nên, vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
cơ sở - với tư cách là người vận động hành lang nêu ra chỉ là một trong hàng
chục vấn đề mà một cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên quan tâm đến hàng
ngày. Nghệ thuật vận động hành lang là làm thế nào đế đưa yêu cầu của mình
vào chương trình nghị sự một cách kịp thời và tất cả các cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp trên coi vấn đề đó là quan trọng đổi với họ ở một phương diện
nhất định và có thái độ ủng hộ nhiệt tình, vơ tư, triệt để.
3. TUN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHĨM
3.1. Thảo luận nhóm nhỏ
3.1.1. Khái niệm
Thảo luận nhóm nhỏ là phương pháp tuyên truyền, vận động trong
đó cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp nói chuyện, thuyết trình, chia sẻ, trao đổi
thơng tin với một nhóm nhỏ đối tượng có đặc điếm, hồn cảnh giống nhau
hoặc gần giong nhau.
3.1.2. Tình huống sử dụng thảo luận nhóm nhỏ
- Khi cần cung cấp ngay cho đối tượng những thông tin. kiến thức
mới.
-Khi một số đối tượng cùng có nhu cầu hiểu biết về một vấn đê nào
đó trong số các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v..
- Khi trong cộng đồng cịn một số đối tượng chưa thực hiện một
hoặc một số hành vi nào đó.


Một buổi thảo luận nhóm nhỏ có hiệu quả chỉ nên mời 10-15 người

tham gia.
3.1.3. Các bước thực hiện
3.1.3.1. Chuẩn bị
Chuẩn bị chủ đề, thời gian, địa điểm thảo luận và thông báo để đối
tượng biết.
Chuẩn bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ thảo luận như sách lật,
tranh vải, tờ gấp, băng video, cátsét và các phương tiện hỗ trợ thay đổi hành
vi để phát cho đối tượng khi họ có nhu cầu sử dụng.
3.1.3.2. Tiến hành thảo luận nhóm
- Bắt đầu buổi thảo luận bằng việc chào hỏi thân mật; sắp xếp đối
tượng ngồi sao cho mọi người đều nhìn rõ các phương tiện trực quan được sử
dụng trong quá trình thảo luận.
- Giới thiệu nội dung buổi thảo luận.
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục những thơng tin
cần thiết. Có thể sử dụng các phương tiện trục quan như tranh ảnh, hiện vật để
minh họa và lồng ghép các tiết mục văn nghệ, chiếu video, nghe băng cátsét
để buổi thảo luận sôi nổi, hấp dẫn, hiệu quá.
- Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, tích cực tham gia thảo luận
và gợi ý, hướng dẫn mọi người thảo luận đúng trụng tâm. Động viên những
người rụt rè phát biểu ý kiến, đồng thời tế nhị hạn chế những người nói quá
nhiều, lấn át người khác.
- Trả lời, giải đáp các câu hỏi, các thắc mắc của đối tượng. Chi trả
lời những vấn đề đã nắm vững. Đối với những vấn đề chưa hiểu rõ thì hẹn trả
lời sau để có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thêm.
- Tóm tắt nội dung chương trình của buổi thảo luận.
- Phát các tài liệu cần thiết như tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, bản lin hoặc
phương tiện hỗ trợ đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi.


Một buổi thảo luận nhóm khơng nên kéo dài q 2 giờ. Tránh nói

dài, nói nhiều; tránh chỉ trích, phê phán, tranh luận gay gắt khi có đối tượng
nói sai.
3.2. Diễn thuyết trước công chúng
3.2.1. Chuẩn bị diễn thuyết
3.2.1.1. Nghiên cứu đối tượng
- Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng.
Trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác
định nội dung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết. Đối với những đối tượng
khác nhau, nội dung, phương pháp phát biểu, Irỉnh bày phải khác nhau. Vì
vậy, nghiên cứu về đối tượng là công việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh đạo,
quản lý phải tiến hành trước khi diễn thuyết. Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên
căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà văn, nhà báo phải tự đặt câu hỏi “Nói cho ai
nghe? Viết cho ai xem” trước khi nói, viết một vấn đề nào đó.
- Nội dung nghiên cứu đối tượng:
+ Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu: các đặc điểm về
thành phần xã hội - giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác v.v. của
đối tượng.
+ Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: hệ thống
các quan điểm, chính kiến, động cơ, khn mẫu tư duy, tâm trạng và trạng
thái thể chất v.v. của họ.
+ Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe
đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thức thỏa mãn
nhu cầu thông tin của đoi tượng.
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này và xuất phát từ các đặc
điểm này, người cán bộ lãnh đạo, quản lý xác định mục đích, nội dung,
phương pháp diễn thuyết phù hợp.
3.2.1.2. Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết


Công tác tuyên truyền, thuyết phục của người lãnh đạo, quản lý có

mục đích là cung cấp cho đối tượng những thơng tin, kiến thức mới; hình
thành, củng cố niềm tin và cổ vũ, khơi dậy tính tích cực hành động của người
dân. Vì vậy, chủ đề bài diễn thuyết trước cơng chúng có thể được chọn từ
những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đổi
ngoại, v.v. của đất nước và của địa phương. Chủ đề của bài nói cũng có thể
được chọn từ những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối của Đảng hay chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, dù là chủ đề nào thì nội dung bài
diễn thuyết cũng phải đồng thời đạt tới các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, bài diễn thuyết phải mang đến cho đối tượng công chúng
những thông tin mới, hấp dẫn.
Hai là, nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực, đáp
ứng nhu cầu thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Ba là, chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính thời sự, tính cấp thiết
tức là nó phải đề cập đến những vấn đề đang tác động lớn đến dư luận xã hội,
những vấn đề mà công chúng đang quan tâm.
Bốn là, nội dung chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư
tưởng, tức là nó phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần
giúp người nghe hiểu đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực
hiện chúng.
3.2.1.3. Xây dựng để cương bài diễn thuyết
Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý
tiến hành buối diễn thuyết trước công chúng. Đề cương bài diễn thuyết cần
đạt tới các yêu cầu sau:
- Phải thể hiện mục đích tuyên truyền, thuyết phục. Đề cương là sự
cụ thể hóa mục đích tun truyền bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận
cứ, luận chứng.
- Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách lơgíc.


Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương

án tối ưu. Phương án tối ưu là phương án phù hợp với một đối tượng công
chúng cụ thể, xác định.
Q trình xây dựng đề cương có thể thay đổi, bổ sung,
hoàn thiện dần từ thấp lên cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết. Đối
với những vấn đề quan trọng, phát biểu trước những đối lượng có trình độ học
vấn, trình độ văn hóa cao, đề cương được chuẩn bị càng chi tiết càng tốt.
Đề cương bài diễn thuyết được kết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu,
Phần chính và Phần kết luận. Mỗi phần có chức năng riêng, yêu cầu riêng,
phương pháp riêng.
- Phần mở đầu:
+ Chức năng của phần mở đầu: là phần nhập đề cho chủ đề bài diễn
thuyết; là phương tiện giao tiếp ban đầu với người nghe, kích thích sự hứng
thít của người nghe đối với nội dung bài diễn thuyết. Phần này tuy ngắn,
nhưng rất quan trọng đối với các nội dung trừu tượng, đối với đối tượng mới
tiếp xúc lần đầu, đối tượng thanh niên, học sinh.
+ Yêu cầu đối với phần mở đầu: phải tự nhiên và gắn với các phần
khác trong bố cục toàn bài cả về nội dung và phong cách ngôn ngữ; ngắn gọn,
độc đáo và tạo hấp dẫn đối với người nghe.
- Phần chính của bài diễn thuyết:
Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài
diễn thuyết, là phần bao hàm, phát triển nội dung diễn thuyết một cách toàn
diện, sâu sắc.
Nếu như chức năng đặc trưng của phần mở đầu là thu hút sự chú ý
của người nghe ngay từ đầu thì chức năng đặc trưng của phần chính là lơi
cuốn ý nghĩ, kích thích tư duy của họ bằng sức thuyết phục của lơgíc trình
bày.
Việc chuẩn bị phần chính của bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu
cầu sau:



+ Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tấc,
phương pháp nhất định.
Phần chính được bố cục thành các luận điểm hay các mục (mục lớn
tương ứng với luận điểm cấp một, mục nhỏ tương ứng với luận điểm cấp hai).
Các luận điểm phải được làm sáng tỏ bởi các luận cứ. Giữa các luận điểm hay
các phần, các mục phải có đoạn chuyển tiếp làm cho bài nói có tính liên tục
và giúp người nghe chủ động chuyển sang tiếp thu những luận điểm tiếp theo.
Tư liệu, tài liệu dùng để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm cần
được sắp xếp một cách lơgíc theo phương pháp quy nạp, phương pháp diễn
dịch, phương pháp loại suy hoặc phương pháp nêu vấn đề. Mồi luận điểm,
mồi phần, mồi mục có thể trình bày theo một trong các phương pháp trên.
Việc chọn phương pháp ninh bày, sắp xếp tư liệu do nội dung bài diễn thuyết,
đặc điểm người nghe và hoàn cành cụ thể của buổi diễn thuyết quy định.
+ Tính xác định, tính nhất quán và tính có luận chứng.
Lơgíc là một thuộc tính đặc biệt của ý thức con người.
Trong quá trình hình thành ý thức con người thì trong ý thức mỗi cá
nhân cũng hình thành những mối quan hệ lơgíc nhất định. Nếu lơgíc
bài nói phù hợp với lơgíc trong tư duy, ý thức con người thì bài nói sẽ trở nên
dễ hiểu, dễ thuyết phục người nghe. Chính vì vậy, khi thiết lập đề cương bài
diễn thuyết, hình thành các luận điểm, các phần, các mục phải vận dụng các
quy luật lơgíc (quy luật đồng nhất, quy luật mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái
thứ ba, quy luật có lý do đầy đủ). Việc vận dụng các quy luật này trong khi
lập luận, trình bày, kết cấu đề cương sẽ đảm bảo cho bài diễn thuyết có tính rõ
ràng, chính xác (tính xác định), tính nhất qn và tính có luận chứng.
+ Tính tâm lý, tính sư phạm.
Khi xây dựng phần chính của bài diễn thuyết và thể hiện nội dung,
ngoài việc vận dụng các quy luật của lơgíc hình thức cần vận dụng các quy
luật của tâm lý học tuyên truyền như: quy luật hình thành và biến đổi của tâm
thế, quy luật đồng hóa và tương phản của ý thức, quy luật đứng đầu trong



niềm tin, quy luật về sự tác động của cái mới, v.v... Chẳng hạn, có thể vận
dụng quy luật đứng đầu trong niềm tin do nhà bác học Hêlanđơ tìm ra năm
1925 để sắp xếp thứ tự trình bày các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
việc hình thành tâm thế, niềm tin của đối tượng. Nội dung của quy luật này có
thể tóm tắt lại là: những tác động đầu và cuối của hiện thực khách quan đến
con người thường để lại những dấu ấn sâu sắc. Cho nên, khi xây dựng đề
cương phần chính bài diễn thuyết, các vấn đề quan trọng của nội dung cần kết
cấu ở phần đầu hoặc phần cuối của bài.
Đề cương phần chính bài nói cịn được sắp xếp theo u cầu của
phương pháp sư phạm: trình bày từ cái đơn giản, đã biết đến cái phức tạp, cái
chưa biết và nêu bật được những luận điểm quan trọng nhất của bài.
- Phần kết luận:
Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài diễn thuyết.
Nó làm cho bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối, lơgíc, có tác dụng khái
quát và nhấn mạnh điều đã nói. Phần kết luận có các chức năng đặc trưng sau:
+ Tổng kết những vấn đề đã nói.
+ Củng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài nói.
+ Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ
đi đến hành động.
Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự
nhiên, không giả tạo và được sử dụng để kết thúc bài diễn thuyết
3.2.2. Tiến hành diễn thuyết trước cơng chúng
Trong q trình diễn thuyết, người nói tác động đến người nghe chủ
yếu thông qua hai kênh: kênh ngôn ngữ và kênh phi ngơn ngữ (mối quan hệ
ngược người nghe - người nói cũng được thực hiện bằng hai kênh này).
Kênh ngôn ngữ (có tài liệu gọi là cận ngơn ngữ tức là những yếu tố
đi liền với ngôn ngữ).



Thuộc về kênh này có thể sử dụng các yếu tố như ngữ điệu, cường
độ, âm lượng, nhịp độ lời và sự ngừng giọng, v.v. để tạo ra sự hấp dẫn cho bài
nói.
Ngữ điệu của lời nói phải phong phú, biến hóa, có sự vận động của
âm thanh, tránh cách nói đều đều, đơn điệu, buồn tẻ.
Cường độ lời nói (nói to hay nói nhị) cần phù hợp với
khn khổ kích thước hội trường, số lượng và đặc điểm người nghe,
cần điều chỉnh cường độ lời nói đủ để người ngồi xa nhất có thể nghe được.
Nhịp độ lời nói (nói nhanh hay nói chậm) do nội dung bài
nói, tình huống và không gian giao tiếp, khá năng hoạt động của tư duy và sự
chú ý của người nghe quy định. Việc tăng nhịp độ lời nói làm cho quá trình
tiếp thu thơng tin diền ra nhanh, nhưng nếu tăng đến một giới hạn nào đó
lượng thơng tin cung cấp trong một đơn vị thời gian sẽ cao hơn khá năng của
trí nhớ, khả năng tri giác thơng tin của não giảm xuống. Cho nên, nhịp độ lời
nói cần vừa phải. Thơng thường khi trình bày bài diễn thuyết trước đối
tượng nhịp độ chậm hơn khi đọc khoảng 1,5 lần.
Ngừng giọng cũng là yếu tố của kỹ năng sử dụng kênh
ngôn trong diễn thuyết. Việc sử dụng kỹ năng ngừng giọng là để nhấn mạnh
tầm quan trọng, tạo ra sự tập trung chú ý của người nghe đối với một vấn đề
nào đó. Chính vì vậy mà thời điếm ngừng giọng được chọn là ở những chồ có
ý quan trọng, còn độ dài ngừng giọng phụ thuộc vào cảm xúc của người nói
và ý muốn tạo ra sự chú ý ở người nghe.
- Kênh phi ngơn ngữ (có tài liệu gọi là kênh tiếp xúc cơ học hay các
yếu tố về hành vi).
Thuộc về kênh này có các yếu tố như tư thế, vận động và cử chỉ
nét mặt, nụ cười, v.v. chúng là những yếu tố được quy định bởi phong cách và
thói quen cá nhân. Việc hình thành chúng địi hỏi phải có sự tập luyện cơng
phu, nghiêm túc.



Tư thế đứng trước công chúng phải tự nhiên, linh hoạt. Trong suốt
buổi nói chuyện diễn thuyết phải có vài lần thay đổi tư thế để người nghe
không cảm thấy mệt mỏi, nhưng cũng không nên thay đồi tư thế nhiều.
Cử chỉ và diện mạo phải phù họp với ngữ điệu của lời nói và cảm
xúc, với sự vận động của tư duy và tình cảm. Nét mặt, nụ cười, ánh mắt có thể
truyền đạt hàng loạt các cảm xúc: niềm vui hay nỗi buồn, sự kiên quyết hay
nhân nhượng, sự khẳng định hay nghi vấn, v.v. mà nhờ nó người nói gieo
được lịng tin, sự hào hứng vào tâm hồn, trí tuệ người nghe.
Các yếu tố trên đây tác động lên thị giác của người nghe và cỏ tác
dụng nâng cao hiệu quá tri giác thông tin của họ. Chúng cịn được kết hợp
phù hợp với tính chất nội dung thông tin và với các yếu tố ngôn ngữ để nâng
cao chất lượng bài phát biểu.
- Một số cách nói thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đối với người
nghe khi diễn thuyết.
Một bài diễn thuyết có khá năng thu hút sự chú ý của người nghe là
bài diễn thuyết có nội dung mới, thiết thực, mang tính thời sự, được trình bày
theo lơgíc chặt chẽ, ngơn ngữ chính xác, phổ thơng và có tính biểu cảm.
Trong q trình trình bày, có thể sứ dụng các thủ thuật sau để tạo ra sự chú ý
ở người nghe:
+ Tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng dư thừa của
ngôn ngữ diễn đạt.
+ Tăng sức hấp dẫn của thơng tin bằng cách sử dụng yếu tó bất ngờ,
cách trình bày độc đáo.
+ Sử dụng một số biện pháp ngôn ngừ như: dùng từ láy, ẩn dụ, câu
đảo đổi, câu đối chọi, v.v. và các biện pháp tu từ ngừ âm như biện pháp hòa
đối thanh điệu, biện pháp lặp số lượng âm tiết, lặp vần, biện pháp tạo nhịp
điệu, v.v.
+ Trình bày cái cụ thế xen kẽ cái trừu tượng, trình bày sự
kiện xen kẽ các khái niệm, phạm trù quy luật.



+ Nắm vừng nghệ thuật sử dụng các con số. Có thể sử dụng
kỹ năng để làm cho một số nhỏ thành số lớn hoặc ngược lại làm cho mọi số
lớn thành số nhỏ; hoặc so sánh số đó với số khác để làm bật ý nghĩa của con
số đang sử dụng.
+ Phát biểu theo kiểu ngẫu hứng, thoát ly đề cương.
- Thủ thuật tái lập sự chú ý.
Trong quá trình trình bày, do những ngun nhân nào đó, sự chú ý
của người nghe có thể bị giảm. Trong trường hợp đó, người nói phải biết phát
hiện nhờ việc quan sát thái độ và hành vi của người nghe và chủ động tìm
cách khắc phục.
Dựa trên những quy luật tâm - sinh lý, người ta đưa ra một
số kỹ xảo, thủ thuật sau mà người diễn thuyết có thể áp dụng để tái lập và
tăng cường sự chú ý:
+ Cử chỉ, vận động và sự kết hợp chúng với các thủ thuật khác.
Chẳng hạn, có thể rời bục giảng tiến gần về phía người nghe hoặc đi vào giữa
hội trường tiếp tục nói.
+ Thủ thuật âm thanh: nói to lên hoặc ngược lại nói nhở đi
gần như nói thầm.
+ Sử dụng các phương tiện trực quan như sơ đồ, bản đồ,
biểu bảng, băng ghi hình và kết hợp các phương tiện đó với phương tiện ngơn
ngữ.
+ Thay đối trạng thái giao tiếp từ độc thoại sang đối thoại bằng cách
đặt câu hỏi và đề nghị người nghe trả lời.
+ Hài hước: chuyển sang nói bằng giọng hài hước, sử dụng biện
pháp gây cười như: chơi chữ, nói lái, nói thiếu, nói tước bở ngữ cảnh, kỹ thuật
tương phản hoặc kề một câu chuyện cười phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng,
khôi phục trở lại sự chú ý.
- Kỹ năng trả lời câu hỏi khi thực hiện đối thoại.



Trong diễn thuyết trước công chúng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý
không chỉ thực hiện các phương pháp độc thoại, mà còn thực hiện các phương
pháp đối thoại như tọa đàm, trao đôi, thảo luận, hỏi - đáp. Trong các phương
pháp đối thoại thì hỏi - đáp (người nghe hỏi và cán bộ lãnh đạo, quản lý trả
lời) là phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả. Do đó, việc trả lời các câu
hói của người nghe là cơng việc bình thường của cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhất là trong điều kiện dân chủ hóa và tăng cường các phương pháp đối thoại
với quần chúng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thiết phải trả lời câu hỏi của
quần chúng và tạo điều kiện, dành thời gian trong mỗi lần nói chuyện để họ
được hỏi về những vấn đề mà họ quan tâm nhưng chưa được giải thích hoặc
giải thích chưa rõ.
Các kỹ năng cần thiết khi trả lời câu hởi:
+ Trả lời rõ ràng, đúng, trúng yêu cầu của câu hỏi.
+ Lập luận có cơ sở khoa học, có căn cứ xác đáng, trên cơ sở các
quy luật lơgíc và phương pháp chứng minh, lời nói nhã nhặn, khiêm tốn, phù
hợp với quan hệ vai giao tiếp.
+ Có thể đặt tiếp những câu hỏi gợi ý để người nghe tự trả lời câu
hỏi của mình thơng qua việc trả lời câu hỏi gợi ý của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Có thế trả lời ngay hoặc hẹn vào một thời điểm khác (cuối giờ,
cuối buổi, hoặc sang ngày khác nếu cịn tiếp tục nói chuyện) để có thêm thời
gian chuẩn bị trả lời. Nếu xét thấy khó trả lời thì tìm cách nói để người hỏi
thoải mái, thông cảm. Không nên trả lời những vấn đề mà mình chưa nắm
vững.
+ Nếu người nghe đưa ra nhiều câu hỏi q thì có thể tìm
cách hạn chế bớt phạm vi vấn đề của các câu hỏi.
+ Đối với những câu hỏi liên quan đến các lợi ích quốc gia, nếu
khơng có trách nhiệm trả lời thì có thể từ chối hoặc chỉ dẫn người hỏi tìm gặp
những người có trách nhiệm để nhận sự trả lời, khơng tự ý trả lời những vấn
đề này.



Trả lời câu hỏi thuộc loại này rất khó, phức tạp, cán bộ lãnh tlụo,
quản lý phải có phản ứng nhanh về cách trả lời. Do đó, phải thường xun
tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng. Kinh nghiệm hay nhất vẫn là vươn
tới sự hiểu biết rộng, sâu sắc về văn hóa chung, có trình độ cao về văn hóa đối
thoại.

Câu hỏi ơn tập
1. Phân tích các loại câu mở đầu và câu kết luận cho bài phát hiếu
trước công chúng của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Lấy vi dụ minh họa
cho mỗi loại câu đó?
2. Phân tích các thủ thuật nhằm tái lập và tăng cường sự chú ý của
công chúng đối với bài phát biếu của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở?
3. Phân tích những năng lực cần thiết của người cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở cơ sở khi thực hiện bài phát biếu trước công chúng?

Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.
2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
và Friendrich Ebert Stiftung: Các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, Nxb. ( hình trị Hành chính, H.2013.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.5.
Đăng bởi: Đoàn
Văn Hai


Đăng 19th October 2019 bởi Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính
K11 huyện Điện Biên
Nhãn: Bài giảng




×