Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.73 KB, 19 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG
TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ VIỆT NAM.
III.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện nguyên tắc
lấy thu bù chi và có lãi. Để quản lý tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, cấp lãnh đạo
phải nắm được các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty mình một cách
chính xác, kịp thời. Một bộ phận lớn các thông tin ấy có được là nhờ công tác kế
toán của đơn vị.
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng ngày càng
trở nên phức tạp, mang tính cạnh tranh cao, đăc biệt đối với các doanh nghiệp kinh
doanh hàng xuất nhập khẩu. Một sự thay đổi nhỏ trên thị trường trong và ngoài
nước cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để
tồn tại và phát triển, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý kinh doanh nói chung và
công tác kế toán nói riêng ngày càng phải được hoàn thiện mà trước hết là nâng
cao trình độ chuyên môn, đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác kế toán. Hoàn
thiện công tác kế toán nhằm đáp ứng kịp thời các thông tin phục vụ nhu cầu quản
trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hoàn thiện này phải tuân theo những nguyên tắc
nhất định.
Thứ nhất: Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán nói chung
và của kế toán bán hàng, xác định kết quả nói riêng. Cùng một lúc nó vừa phải
phản ánh, vừa phải giám đốc quá trình bán hàng, xác định kết quả. Vì vậy cần phải
hoàn thiện từ công tác kế toán đến công tác hạch toán để góp phần nâng cao hiệu
quả cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày càng có tính
cạnh tranh gay gắt hơn.
Thứ hai: Để đạt được mục tiêu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, công
tác kế toán của doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được thông tin cho các đối
tượng một cách kịp thời, chính xác, không ngừng nâng cao chất lượng thông tin
giúp ban quản lý công ty và các đối tượng khác có thể đưa ra các quyết định phù


hợp, lựa chọn được các phương án tối ưu.
Thứ ba: Để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng phải căn cứ vào các quy định chung do Bộ tài chính ban hành, và
thực tế tổ chức thực hiện các quy định đó tại công ty để tìm hiểu, đưa ra ý kiến đề
xuất hoàn thiện.. Đây là một quá trình từ nhận thức đến thực tế, và từ thực tế phát
hiện, bổ sung thêm cho nhận thức và lý luận.
Thứ tư: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo theo nguyên tắc
phục vụ kinh doanh. Hoàn thiện phải luôn bám sát mục tiêu hiệu quả của hoạt động
kinh doanh với các thông tin kế toán nhạy bén, thiết thực, phục vụ cho công việc
kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Bên cạnh những nghuyên tắc trên, để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng thì bản thân bộ phận công tác kế toán bán hàng phải
đạt được những điều kiện sau:
Phải có đội ngũ nhân viên kế toán am hiểu các chế độ tài chính, am hiểu các
nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, có khả năng giao dịch tốt các hợp
đồng ngoại thương. Đội ngũ nhân viên kế toán phải có bề dày kinh nghiệm, nhiệt
tình với công việc, hiểu biết vị trí, trách nhiệm của mình đối với công việc được
giao.
Ngoài ra, do đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán viên
phải thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, hiểu rõ nội dung của hợp đồng,
chứng từ để phản ánh chính xác, đầy đủ các thông tin kế toán.
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đạt được những
thành tựu đáng để, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng –
xác định kết quả bán hàng nói riêng phải theo hướng hiện đại hoá trong việc tính
toán, ghi chép và xử lý số liệu nhằm nâng cao năng xuất lao động kế toán, đáp ứng
được yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ cho lãnh đạo. Để
thực hiện theo hướng này, đòi hỏi đội ngũ kế toán không những giỏi về thao tác xử
lý trên máy mà còn phải xử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong phân tích,
phản ánh, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị và lập các báo cáo định
kỳ

III.2- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY VINAGIMEX.
Để đánh giá một cách toàn diện và chính xác tình hình tổ chức công tác kế
toán phải có quan điểm toàn diện, hệ thống, phải thấy được những ưu, nhược điểm.
Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh của các ưu điểm, hạn chế tối đa những nhược
điểm, từ đó, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán
hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng.
Qua thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế thực hiện kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty VINAGIMEX em có một số nhận
xét sau:
II.2.1.Ưu điểm.
Thứ nhất: Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và tổ chức hệ thống kinh doanh
của mình, công ty VINAGIMEX đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán
tập trung. Hình thức này đảm bảo sự thống nhất, tập trung cao đối với công tác kế
toán, hạn chế bớt khó khăn trong việc phân công lao động, chuyên môn hoá công
việc, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán. Đồng thời
làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hạch toán.
Thứ hai: Việc bố trí cán bộ kế toán và phân định trong bộ máy kế toán của
công ty tương đối tốt, phù hợp với khối lượng công việc, đáp ứng được yêu cầu
quản lý đặt ra. Đội ngũ kế toán của công ty có trình độ vững vàng, có trách nhiệm
trong công tác, giao tiếp tiếng Anh tốt. Đặc biệt kế toán trưởng là người có nhiều
kinh nghiệm trong nghề, hiểu biết sâu rộng về chế độ tài chính kế toán, có kinh
nghiệm trong nghiệp vụ ngoại thương.
Thứ ba: Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù
hợp với yêu cầu quản lý kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ phát sinh đúng với mẫu
do Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ hàng hoá, thu chi đều được kiểm tra, giám
sát chặt chẽ việc lập, luân chuyển chứng từ nói chung là khoa học, hợp lý. Các
chứng từ được lưu trữ cẩn thận theo từng hợp đồng, khách hàng giúp cho việc
kiểm tra đối chiếu được thuận lợi.
Thứ tư: Để theo dõi hàng hoá, công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song

song. Điều này giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và thực tế,
đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho
quản trị hàng tồn kho.
Thứ năm: Khi nhập hàng hoá hoặc xuất bán hàng hoá, công ty sử dụng giá
thực tế đích danh, hàng nhập với giá trị nào thì xuất với giá đó. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xác định giá vốn hàng bán ra. Công ty có thể linh động
trong việc xác định giá bán hàng xuất bán trong một số trường hợp nhất định.
Thứ sáu: VINAGIMEX là đơn vị kinh doanh thương mại, nên hệ thống tài
khoản sử dụng trong hạch toán các nghiệp vụ tương đối phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của công ty.Đặc biệt các TK131, 138, 331, 338 được mở chi tiết cho từng
khách hàng. TK 112 do mật độ giao dịch trong thanh toán lớn, số lượng ngân hàng
giao dịch nhiều nên TK 112 được mở chi tiết theo các ngân hàng có tham gia thanh
toán, giao dịch với công ty.
Do số lượng hàng nhập trong kỳ lớn, số thuế mà công ty phải nộp cho ngân
sách nhà nước nhiều và gồm nhiều loại thuế khác nhau nên công ty đã mở bảng kê
chi tiết thuế nhập khẩu - TK 3333 ; bảng kê thuế giá trị gia tăng đầu vào – TK 133
và bảng kê thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hoá, dịch vụ xuất bán – TK 3331.
Thứ bảy: Các bảng kê, sổ chi tiết được ghi chép số liệu theo từng ngày phát
sinh, vì vậy công việc kế toán của công ty được dàn đều trong tháng, giúp cho việc
nắm bắt thông tin và lập báo cáo của công ty được kịp thời.
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng tại công ty VINAGIMEX Vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi cần được khắc
phục để đạt hiệu quả cao hơn và đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
III.2.2.Tồn tại.
III.2.2.1. Đánh giá hàng hoá nhập kho.
Một là: Khi công ty nhập khẩu hàng hoá, thời gian lưu chuyển từ địa điểm
người bán tới kho của công ty thường mất một khoảng thời gian. Vì vậy khi hàng
hoá đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng hàng chưa về nhập kho, mặt khác
công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế
toán công ty phải hạch toán giá trị số hàng đó vào TK 151 – Hàng mua đang đi

đường. Trên thực tế khi nắm được quyền sở hữu số hàng đó công ty không hạch
toán vào TK 151 mà hạch toán luôn vàoTK 156 – Hàng hoá.
Nợ TK 156 Tổng giá trị lô hàng
Có TK331 Giá mua
Có TK3333 Thuế nhập khẩu (nếu có)
Cách hạch toán này dẫn đến “nhập khống” hàng hoá vào kho nên đôi khi
giữa hàng hoá trong kho và trong sổ kế toán không khớp nhau.
Hai là: Đối với hàng hoá bán ra không qua nhập kho của Công ty , Công ty
giao hàng ngay cho khách hàng tại sân bay, bến cảng hoặc chuyển ngay từ nơi mua
hàng đến nơi bán hàng Công ty cũng sử dụng TK156 – Hàng hoá như đối với hàng
hoá thực nhập kho. Cách hạch toán này không phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và cũng dẫn đến kết quả tương tự như trên.
III.2.2.2.Về chi phí thu mua hàng.
Một là: Đối với các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng, như: Chi
phí vận chuyển, bốc dỡ từ nơi bán về đến kho của công ty... Công ty không hạch
toán vào TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá mà hạch toán vào TK 642. Cách
hạch toán này dẫn đến việc tính giá vốn hàng bán ra không được đầy đủ ( còn thiếu
phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng về kho).
Hai là: Do chi phí mua hàng tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp,trong khi
đó Công ty lại kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh
trong tháng, do vậy, hàng hoá bán ra trong kỳ sẽ phải chịu toàn bộ chi phí thu mua
phát sinh trong tháng đó.
III.2.2.3.Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Một là: Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty phải chi ra các khoản chi
phí cho khâu lưu thông hàng hoá như chi phí bảo quản hàng hoá, bao gói, vận
chuyển, tiếp thị, chi phí bán hàng khác... Theo quy định của chế độ kế toán hiện
hành, tất cả các chi phí trên phải hạch toán vào TK 641 – Chi phí bán hàng với các
khoản mục chi phí tương ứng. Các chi phí phục vụ cho công tác quản lý toàn
doanh nghiệp, như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí
dịch vụ mua ngoài...doanh nghiệp phải hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý

doanh nghiệp với các khoản mục chi phí tương ứng.
Trên thực tế, công ty hạch toán toàn bộ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp vào TK 642 :
Nợ TK 642
Có TK 111, 112, 331...
Cách hạch toán này gây khó khăn cho việc xác định đâu là chi phí bán hàng,
đâu là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hai là: Hiện nay công ty công ty hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng vào TK-
642 theo định khoản:
Nợ TK 112 1.320.000
Có TK 642 1.320.000
Theo công ty thì khoản tiền gửi ngân hàng chỉ là khoản tiền gửi ngắn hạn,
hoặc tiền gửi với mục đích để thanh toán cho các thương vụ kinh tế, trong khi đó
chi phí dịch vụ ngân hàng mở L/C lại lớn, vì vậy công ty coi đó là một khoản giảm
phí. Cách hạch toán này không đúng với chế độ kế toán ban hành.
III.2.2.4. Về việc theo dõi các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Vấn đề giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại chưa được áp dụng tại công
ty. Trong cơ chế thị trường luôn biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thời gian lưu chuyển hàng hoá tương
đối dài, giá cả các mặt hàng phụ thuộc cả vào thị trường tronh nước và thị trường
thế giới, giảm giá trong những trường hợp cần thiết không những không ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của công ty mà còn tăng kết quả tiêu thụ, tăng vòng quay
của vốn, tăng sự hấp dẫn của công ty đối với khách hàng.
III.2.2.5. Về khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó
đòi.
Hiện nay, công ty chưa áp dụng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và
dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế

×