Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨMVÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP IN TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.06 KB, 9 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH
PHẨMVÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP IN TRUNG TÂM THÔNG TIN
THƯƠNG MẠI
3.1/. Một số nhận xét cơ bản về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành
phẩm tại XN In Trung tâm thông tin Thương mại
3.1.1/. Ưu, nhược điểm về công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở XN In
TTTTTM
3.1.1.1/. Ưu điểm
Trong hơn 17 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, XN đã trải qua những
bước thăng trầm nhưng cũng rất vẻ vang. Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
trang thiết bị đầu tư với giá trị thấp, lực lượng LĐ mỏng, đến nay XN lớn mạnh và
không ngừng phát triển với phương thức đóng gói hiện đại thị trường rộngkhắp
toàn quốc, SP có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của KH.
Cùng với sự phát triển đó XN đã tạo dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên
giàu nghị lực, trách nhiệm, hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trong tương lai.
Có được kết quả của sự phát triển lớn mạnh đó đều do bàn tay khối óc của mỗi
thành viên trong XN trong mỗi lĩnh vực, trong đó không thể không kể đến công tác
kế toán. Công tác kế toán được XN quan tâm thường xuyên và thực sự coi trọng là
công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý của XN, đặc biệt là công tác kế toán
TP và tiêu thụ TP
Về cơ bản bộ máy kế toán XN luôn chấp hành những quy định, chính sách của
chế độ kế toán hiện hành. Tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách về giá cả thuế và
nghĩa vụ đối với các đối tượng có liên quan. Chấp hành đầy đủ chế độ tài chính , tổ
chức sổ sách kế toán phù hợp để phản ánh và nắm bắt tình hình TP và tiêu thụ TP
đồng thời tiến hành ghi chép đầy đủ, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó
mà kế toán TP và tiêu thụ TP của XN đã góp phần
không nhỏ trong việc bảo vệ TS của XN trong lĩnh vực lưu thông, đảm bảo cho
khâu SX, tiêu thụ đạt kq cao. Cụ thể ưu điểm của công tác kế toán đạt được cần
duy trì như sau:
* Về tổ chức công tác KT: phòng KT XN được biên chế 3 người đảm bảo thực
hiện toàn bộ công tác KT của XN, đã áp dụng hệ thống sổ sách và TK KT phù hợp


đk sxkd của đơn vị.
* Về kế toán TP: XN đã theo dõi chi tiết được từng loại SP, ghi chép đơn giản
dễ kiểm tra, TP của công ty được kiểm tra chặt chẽ từ khâu NK đến khâu XK TP
đều được phản ánh trên các chứng từ, sổ sách theo qđ của XN và của pháp lệnh kế
toán hiện hành.
* Về kế toán tiêu thụ TP: TP của XN bao gồm nhiều loại khác nhau vì vậy việc
theo dõi t. thụ không phải dễ dàng. Song thực tế XN đã tổ chức khâu BH và hạch
toán một cách linh hoạt vừa đơn giản, vừa đáp ứng được một mức độ nhất định
yêu cầu QL. XN đã đưa ra hình thức thanh toán phù hợp, nhanh chóng đối với từng
KH đảm bảo có lợi nhất cho KH và XN.
Việc sd các sổ chi tiết để theo dõi chi tiết tình hình TP và tiêu thụ TP như sổ chi
tiết TP, sổ chi tiết BH,sổ chi tiết phải thu của KH,sổ chi tiết CPBH,sổ chi tiết cp
QLDN không những p.ánh,theo dõi tình hình biến động từng loại SP mà còn có
những phương án sxkd tối ưu.
Sổ cái các tài khoản tạo ra sự kiểm tra, giám sát đối chiếu giữa các bộ phận, có
thể thấy được sự vận động của 2 mặt hiện vật và giá trị.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được XN vẫn còn một số hạn chế cần được cải
tiến để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TP và tiêu thụ TP.
3.1.1.2/. Nhược điểm
a) Về vấn đề lập chứng từ ghi sỗ
XN đang thực hiện hình thức chứng từ ghi sổ. Việc lập chứng từ ghi sổ của các
kế toán viên đưa sang cho kế toán tổng hợp đều thực hiện vào cuối tháng và được
lập gộp rất nhiều phát sinh vào một chứng từ ghi sổ dẫn tới công việc cuối tháng
dồn vào kế toán tổng hợp rất nhiều, gây khó khăn cho công việc kiểm tra, ghi sổ
của kế toán tổng hợp làm chậm thời gian báo cáo quyết toán tháng của kế toán tổng
hợp và kế toán trưởng cho HĐQT và BGĐ XN.
b) Về việc viết hoá đơn GTGT
Qua thời gian thực tập tại XN, tìm hiểu về sổ sách và chứng từ hoá đơn, cụ thể
xem xét các hoá đơn kèm theo các chứng từ thanh toán, kể cả hoá đơn mua vào và
hoá đơn bán ra. Cán bộ trong XN khi mua hàng còn thiếu rất nhiều thông tin trên

hoá đơn, đặc biệt là hoá đơn mua vào hay thiếu mã số thuế ,XN và người mua hàng
không ký tên vào hoá đơn đó. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả sxkd của
XN vì khi cơ quan thuế vào kiểm tra thì các hoá đơn không hợp lệ cơ quan thuế sẽ
suất toán vầ lúc đó XN không được khấu trừ thuế GTGT của những khoản bị suất
toán đó
c) Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi
Qua số liệu cho thấy doanh số bán hàng của XN lớn nhưng số dư nợ KH ở mức
cao vì XN chủ yếu bán theo hình thức trả chậm. Tìm hiểu trên báo cáo tài chính
của năm 2004 tôi thấy XN chưa lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi.
Theo nguyên tắc thận trọng của KT thì cuối niên độ kế toán, kế toán phải lập dự
phòng phải thu khó đòi.
d) Về việc hạch toán khoản chiết khấu bán hàng
Hiện nay XN đang hạch toán các khoản chiết khấu thương mại cho người mua
vào TK 641- CPBH. Như vậy không đúng với nd kinh tế phát sinh của các khoản
chiết khấu bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại phải hạch toán trên TK 521-
CKTM
e) Việc hạch toán CP lãi vay ngân hàng, thưởng cho KH do TT trả tiền ngay
Các khoản lãi vay ngắn hạn và lãi vay dài hạn NH, khoản thưởng cho KH do
KH mua hàng thanh toán trả tiền ngay( CKTT) XN đều hạch toán vào TK 811,
Theo chuẩn mực KT mới áp dụng năm 2003 thì các khoản nàyphải được hạch toán
vào TK 635- chi phí tài chính.
f) Việc xác định kết quả kinh doanh
Việc tiêu thụ TP và XĐKQKD, phòng KT XN đã p. ánh kịp thời DT,CPvà chỉ
ra được KQKD, nhưng chưa chi tiết cho từng mặt hàng. Đây cũng là một trong
những hạn chế cho XN trong việc phân tích kq sxkd cho HĐQT, BGĐ XN để có
những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án sxkd, nên phát huy SP
nào có hiệu quả và hạn chế, loại bỏ những SP không đem lại hiệu quả cho XN.
g) Việc hạch toán khoản lãi tiền gửi Ngân hàng
XN đang hạch toán nd kinh tế phát sinh lãi tiền gửi Ngân hàng vào TK 711- thu
nhập khác. Theo luật kế toán mới thì hạch toán khoản này vào TK711 là chưa

đúng.
3.2/. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTTP vàTTTP ở XN
InTTTTTM
Bên cạnh những mặt hàng tích cực,công tác KTTP và TTTP ở XN In vẫn còn
những mặt hạn chế.Mặc dù trình độ chưa sâu nhưng với công tác KTTP và TTTP
khắc phục được những hạn chế nêu trên và ngày càng được củng cố hoàn thiện hơn
nữa,góp phần tăng cường công tác QL,nâng cao hiệu quả sxkd và sự phát triển của
XN. Em xin có một số ý kiến như sau:
* ý kiến thứ nhất: Việc lập chứng từ ghi sổ
Để công việc của kế toán tổng hợp không bị dồn nhiều về cuối tháng và có
nhiều thời gian kiểm tra đối chiếu ghi sổ các chứng từ của KTV đưa sang và thực
hiện chế độ lập và báo cáo quyết toán tháng cho HĐQT và BGĐ XN kịp thời thay
vì cuối tháng mới lập chứng từ ghi sổ XN nên thống nhất lại thời gian lập chứng từ
ghi sổ là định kỳ từ 5-7 ngày các KTV và kế toán tổng hợp đều được sắp xếp phù
hợp hơn và hiệu quả hơn.
* ý kiến thứ hai: Về việc sd hoá đơn GTGT
Như chúng ta đã biết theo luật thuế GTGT thì việc viết HĐ GTGT thì phải ghi
hết các thông tin cần thiết đã được thể hiện trên tờ HĐ GTGT, đó là: Tên địa chỉ,
số TK, điện thoại( nếu có), hình thức thanh toán, mã số thuế của người mua và
người bán. Nếu người mua mua hàng bằng Fax, hoặc qua điện thoại thì không cần
phải ký vào hoá đơn. Để chứng từ hoá đơn được đúng,đủ, hợp lệ theo qđ của luật
thuế, tránh tình trạng trong thời gian nhiều HĐ mua vào thiếu rất nhiều thông tin
như mã số thuế, địa chỉ của XN , chữ ký của người mua thì phòng tài chính nên có
hướng dẫn chi tiết đến các bộ phận có liên quan đến việc sd các hoá đơn GTGT
theo đúng luật thuế qđ.
* ý kiến thứ ba: Lập dự phòng phải thu khó đòi
Theo nguyên tắc thận trọng đòi hỏi cuối niên độ kế toán XN phải lập DP các
khoản phải thu khó đòi, lập DP phải thu khó đòi là việc XN tính trước vào CP của
XN một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài
chính của XN không bị ảnh hưởng. Để xđ các khoản phải thu khó đòi XN có thể

lập một trong hai cách sau:
1. Ước tính tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi trên doanh số bán hàng chưa thu tiền
hoặc trên tổng số các khoản thu đang lưu hành. Tỷ lệ ước tính được xác định trên
cơ sở kinh nghiệm thực tế của nhiều năm hoạt động hoặc phân tích tính chất của
các khoản thu
2. Ước tính các khoản khó đòi theo thời gian đã quá hạn của KH. Thời gian đã
quá hạn của KH càng nhiều thì tỷ lệ ước tính các khoản phải thu càng lớn.
Trên cơ sở tính toán dự phòng cho từng loại phải thu để tính ra tổng số tiền dự
phòng về các khoản thu khó đòi.
Việc lập các khoản phải thu khó đòi được thể hiện trên TK 139, tài khoản này
phản ánh số tiền dự phòng về các khoản phải thu khó đòi hoặc không đòi được.
VD: Đến cuối năm 2004, tổng số tiền KH nợ XN thể hiện trên số dư TK
131(tháng 12/2004) là 1.536.738.563đ, kế toán ước tính trong năm 2005 có thể có

×